Cháu có biết trường lởm do đâu mà ra không? Và cháu có kế sách gì để các trường lởm đó bị đào thải khỏi xã hội này?1. Trường top ~ 50 triệu/năm.
2. Trường thường ~ 20 triệu/năm.
3. Trường lởm ~ 10 triệu/năm.
Mấy cái loại trường lởm thì có tăng học phí gấp 10, chất lượng giảng dạy vẫn lởm.
Cháu cũng đã từng du học nên chắc biết rõ học phí bên bển nó ở mức như thế nào? Đồng thời cháu nhận đc học bổng du học thì cũng đã hiểu các trường thường và trường top cạnh tranh nhau khốc liệt trong việc đào tạo, thu hút người học như thế nào?
Quay lại hiện trạng VN, mức thu nhập trung bình thì khó đáp ứng mức học phí cao. Nhưng mức học phí thấp thì chỉ khiến các trường lởm chạy đua vũ trang bất chấp chất lượng đào tạo miễn là tuyển sinh càng nhiều càng tốt. Các gia đình đang dần nhận thức không bắt buộc con em phải có bằng đại học, thay vào đó là bằng nghề chất lượng cao. Quá trình này diễn ra khá chậm chạp, lý do văn hoá trọng sĩ ngàn đời, kiểu gì cũng muốn con mình có tấm bằng đại học lận lưng. Một rào cản sặc mùi tiền được dựng lên cũng là một ý tốt.
Nhiều cụ chê anh GS không đề cập chất lượng. Ở góc nhìn khác, e nghĩ anh GS vẫn đúng. Học phí cao, không bị ràng buộc quy định của nhà nước, rõ ràng đã vận hành theo cơ chế thị trường. Học phí cao thì người học dĩ nhiên ít đi, và họ sẽ lựa chọn nơi cung cấp sản phẩm giáo dục tốt nhất. Lúc đấy các trường lởm sẽ chêt, các trường thường sẽ phải vật lộn giữ + nâng cao chất lượng đào tạo để còn tuyển sinh. Các trường top sẽ phải lao vào vòng xoáy đầu tư khủng nhằm giữ vị thế không là xuống hạng.
Như vậy, đối với cá nhân em thì anh GS không sai về tư duy, nhưng sai về thời điểm và vị trí.