Thật ra e thấy cụ đang mong muốn kiểu đưa châu Phi lên tầm châu Âu. Vô vọng.
Em thì trước kia khác, bây giờ em thấy khác. Nếu muốn hoà đồng như Tây thì ít nhất cần có mặt bằng. Mặt bằng không cần thực sự quá cao, nhưng nói chung phải ngang nhau ở một số tiêu chuẩn.
Cái quan trọng em thay đổi là cách em nhìn về khái niệm Khai Phóng, ở VN mình hay nói là tại sao không còn nhớ kiến thức đại học sau khi ra trường cơ mà trong tuyển dụng thì cần phải có bằng đại học. Giờ em cũng nhìn sự việc theo hướng ấy.
Đại học thực dụng và đại học hàn lâm là một ý tưởng hay, ngoài ra còn có một món cứu cánh cho xã hội đó là đại học cộng đồng. Từ đó sẽ có một mặt bằng khá tốt để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Như hiện tại thì cụ đúng cụ ạ. Tiền làm xáo trộn cả rồi.
Chả có giai cấp nào ở đây.
Nếu có nền giáo dục tốt thì phải có tự chủ đại học, tức là tự quyết học phí. Nhà nước chỉ kiểm tra chặt chất lượng đầu ra.
Còn vấn đề giàu nghèo: Đại học là nơi đào tạo người giỏi chứ ko phải nơi xoá mù chữ, giàu thì đóng học phí, nghèo thì có học bổng miễn là rất giỏi, chưa đủ giỏi mà nghèo thì vay ngân hàng nếu quyết tâm. Còn vừa nghèo vừa dốt thì giai cấp nào cũng ko thể học đại học.
Cứ loay hoay nhà nước can thiệp mọi thứ, nhưng cái quan trọng nhất là chất lượng đầu ra lại thả lỏng, nên nó mới tệ hại như này.
Theo quan điểm hiện tại của em, và kể cả chính sách hiện nay thì đại học đang là mốc xoá mù mới đấy cụ ạ. Người nghèo, họ nhìn mốc đại học như cứu cánh cho sự chuyển đổi. Tuy nó chỉ là một trong những cứu cánh chứ không phải là duy nhất, nhưng nếu con đường đó khả thi thì mức mặt bằng chung của xã hội sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn cho việc xây dựng xã hội tri thức tiến bộ.
Nhà nước đúng là đang can thiệp. Nhưng nếu thả ra thì vẫn sẽ có những bên thứ ba họ sẵn sàng nhảy vào. Cái quan trọng là nhà nước không tạo điều kiện đủ để họ có thể hoạt động tốt. Còn nếu thả ra thì có khi thị trường bên phía khai phóng nó còn nhiều hơn phía hàn lâm cụ ạ.