[Funland] GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học

tiqaqa

Xe đạp
Biển số
OF-785550
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
47
Động cơ
29,136 Mã lực
Định hướng XHCN cả hai ạ.
Cám ơn cụ về câu trả lời bất ngờ này ạ. Bây giờ kéo mấy trang xong cháu mới thấy đúng là cũng ít người mong muốn tự chủ DH.

Cho cháu hỏi cố thêm 1 câu. Nếu theo định hướng XHCN thì theo cụ ai là người định hướng nếu ko phải là những người na ná như ông Nhạ cựu bộ trưởng hoặc bao nhiêu ông GS làm chính trị khác, lâu lâu làm vài việc hay phát biểu vài câu ngu lộ quá thì cả làng vào chửi cho bõ còn bao nhiêu là cái ngu kín thì hậu quả cứ một vài thế hệ gánh chung, học trường nào cũng ko thoát.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,367
Động cơ
422,574 Mã lực
Nơi ở
83 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân,HN
Ủng hộ. Nên gạn bớt số lượng sinh viên đại học. Học đh rồi ra trường làm công nhân thì rất lãng phí thời gian của cá nhân đó và tiền bạc của nhà nước. Các nước phát triển, học phí trường công cho dân bản địa cũng cao phết chứ không kiểu gần như cho không như ở VN. Nghèo mà học giỏi thì có học bổng nên ko lo để mất nhân tài.
Cứ có 2 đứa một đứa học cấp 3 một đứa học đại học đi rồi ngồi đấy mà ủng hộ. Trường ĐH con tôi là một trong những trường có chất lượng tốt nhất Hà Nội nói riêng và VN nói chung nhưng học phí thì lại gần như thấp nhất HN đấy. Đúng là giá trị đảo lộn, mọi thứ chỉ muốn lấy tiền làm thước đo. Tiên sư vs chả giáo sĩ, chỉ chăm chăm bòn rút, hút máu hút mủ cần lao thôi.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,367
Động cơ
422,574 Mã lực
Nơi ở
83 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân,HN
Kính thưa với bác:

Bác có biết một năm cái cái đội đi tu nghiệp nn nó ngốn bao nhiêu không ạ?
Trong khi việc đó hoàn hoàn vô nghĩa với nền khkt nước nhà, giả sử các bố có thực tài đi nữa thì đi tu nghiệp chuyên môn về mà toàn để lấy oai ngoi lên quản lý thì "cho làm đí" gì. Dư cái đứa con quan ở khu nào giờ nn đang đòi bố nó giả ns mấy tỷ ý. Xèng ý để mà hạ giá đại học cho giống bển bác ạ. Còn mà tự học dư bác nói thì nên bỏ cmn cái bằng cấp trong tuyển dụng đê cho giống G7. :))

Nước giàu hay nghèo đều giống nhau ở một điểm:

- Giáo dục là một yếu tố đại diện cho sự phát triển của xã hội....sự tiến bộ của chính sách phúc lợi, phúc lợi càng tốt chi phí giáo dục càng tiệm cận 0 đối với dân bản xứ....sự quan tâm đến trình độ phát triển của thế hệ sau.
Đặc biệt lịch sử thế giới chưa từng chứng kiến một quốc gia nào toàn dựng Ha-vớt để vợt học phí Tinh hoa mà có kế hoạch 20 năm thành nước phát triển thành công cả bác ạ.

:))

Còn ngoài nước dư kiểu bộ lạc thì có nhẽ dư bác nói. :))
Rất đồng ý với ý kiến của cụ. Và theo em biết, hàng năm 2 cái ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP HCM ngốn ko biết bao nhiêu là NSNN, đều là từ tiến thuế con em cần lao chúng mình cả. E không hiểu cụ Q này là con cụ nào hay có phải ngoi lên từ dây của trường Thương Mại (bắt đầu từ thời Mdm Thịnh) hay ko, em chỉ biết từ niên khoá 91-94 bọn e trở về trc ĐH Thương Mại rất rất bình thường, điểm đầu vào cũng chỉ hơn ĐH Mỏ địa chất chút xíu. Thời bọn em, giỏi thì thường là chọn Ngoại Thương, Kinh tế, Tài chính. Cái thời đó cũng là cái thời lộn xộn nhất, Khoa KT ĐH Tổng hợp là cái dạng gần như hạng bét, sau đó nhập tứ lung tung mỗi nơi một tý vào thành ĐHKT - ĐHQG Hà Nội và cướp mất của trường em (SPNN) rất nhiều đất để làm trụ sở mới.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,367
Động cơ
422,574 Mã lực
Nơi ở
83 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân,HN
Em nghĩ lũ nhóc bây giờ nếu ko học đại học mà đi học nghề cũng chua chát lắm, vì trường nghề học phí ko rẻ mà chất lượng cũng đâu có ai quản lý. Trường kha khá tí như trường Cao Thắng ở Sài Gòn thì nghe nói thi vào khó hơn cả một số trường đại học, mà trường như Cao Thắng thì đâu có bao nhiêu.

Do đó ý kiến của ông giáo sư này em thấy cũng có cái đúng, nhưng chỉ là nhìn vấn đề mới có một chiều.
Có cụ nào đó đã nói ở trên. Ông Q ông ý nói như kiểu thầy bói xem voi ý. E cũng đoán ông ý đòi tự chủ TC nhưng trong khi, theo e nhớ, Trường của ông ý hàng năm ngốn một lượng NS bao cấp khổng lồ của NN, hình như là nhiều nhất trong tất cả các trường.
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
797
Động cơ
588,526 Mã lực
Tăng chất lượng giảng dạy trước.
Sau đó mới tăng học phí.

Nếu đòi tăng học phí trước, và hứa hẹn tăng chất lượng giảng dạy, thì không khác gì bán căn hộ chung cư trên giấy.
Cứ nên tăng học phí, chê chất lượng giảng dạy, thì đừng có vào. Mình là người mua mà, chỗ nào sản phẩm rẻ, chất lượng tốt thì mua, có ai bắt đâu cháu?
 

Binhkiet

Xe tăng
Biển số
OF-531182
Ngày cấp bằng
8/9/17
Số km
1,230
Động cơ
182,782 Mã lực
Trường thầy cụ dạy, sv học ra làm Shipper em nghĩ cũng chả ít đâu.
Hy vọng là lều báo nó cắt xén, chứ phát biểu chỉ đòi nâng học phí mà ko kèm điều kiện gì thì nhất thầy cụ rồi. :D
Cụ quá lời.
 

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,220
Động cơ
420,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề này em rất quan tâm nên em muốn chia sẻ chút.

Cá nhân em không hoạt động trong ngành giáo dục và không làm việc với các đối tác trong ngành này. Chia sẻ của em là thuần quan điểm cá nhân.

Giáo dục đại học không nên và không bao giờ là phổ thông.
Việc tăng học phí là cần thiết để đầu tư thiết bị và cải thiện nguồn nhân lực giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đồng lương bèo bọt của giảng viên, trang thiết bị sơ sài tồi tàn không thể cùng những giáo trình được xây dựng tốt, dù là copy y nguyên từ các nước tiên tiến tạo ra những sản phẩm tốt được. Những cái đó chỉ có thể tạo ra những sản phẩm què quặt, giỏi lý thuyết, kém thực hành, tư duy thực tế và giải quyết vấn đề kém.

Thực tế, đa số những tài năng thi Olympic của VN họ làm gì sau này, làm được gì cho bản thân, đóng góp thực tế gì cho xã hội mời các cụ Google.

Khi ra trường, những sản phẩm này lại tạo ra gánh nặng cho xã hội và doanh nghiệp do phải đào tạo lại từ đầu, bổ sung tư duy thực tế, hoặc chuyển hướng công việc không liên quan gì đến việc học ở trường đại học mà huyễn hoặc cho mình là thích ứng tốt với cuộc sống, như: học ngoại thương, ngoại giao, kinh tế quốc dân và bách khoa đi làm mc, btv truyền hình nhưng học báo chí, truyền hình ra lại đi bán kem trộn, quần áo tàu nhái.

Đó chính là một sự lãng phí tài nguyên giáo dục khủng khiếp chính bởi giáo dục đại học ở VN ta đang được phổ thông quá đà.

Nó tạo ra những thực thể què quặt về nhận thức và nông cạn về tư duy cá nhân rằng vào đại học để có cái kiến thức cơ bản, ra đời học sau.

Với các em học sinh không đủ điều kiện vật chất, các em cần một cơ chế rõ ràng và gọn ghẽ hơn để được cấp tín dụng cho suốt quá trình học đại học.

Em không đồng ý với ý kiến tăng học phí là chặn đường học với học sinh nghèo. Cần phải nhắc tới mục tiêu cuối cùng của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực cho quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội chứ không phải xóa đói, giảm nghèo.

"You get what you pay for!". Không có gì tốt đẹp, tử tế và chất lượng mà giá lại rẻ cả. Không bao giờ có!

Thực tế về mặt khoa học, những em nhà quá nghèo, từ học phổ thông còn khó khăn thì về mặt di truyền, bố mẹ cũng không phải những cá nhân có khả năng tồn tại và phát triển bản thân tốt trong xã hội. Con cái họ vì thế cũng không phải những cá nhân xuất sắc, có thể đóng góp cho xã hội sau này. "Cần cù bù thông minh" là chưa đủ. Số này trong xã hội ta là thiểu số, không phải đa số.
Nhóm các em, các cháu này thường rất kém về EQ, kém về cách giải quyết vấn đề cá nhân, cư xử, tư duy thực tế kém và hay bị cái lợi trước mắt làm cho vấp ngã.

Các em học sinh nghèo mà có chí thì nên vay ngân hàng để học đại học với cơ chế được nhà nước tính toán riêng cho các em. Ngoài ra các em có thể học nghề cơ mà, cao đẳng cũng là một lựa chọn tốt không quá nặng nề về tài chính.

Chính sách và chiến lược nên được tính toán lâu dài dựa trên số đông và nghĩ đến các phương án cho nhóm thiểu số.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopcoi01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709382
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
243
Động cơ
91,300 Mã lực
Cứ có 2 đứa một đứa học cấp 3 một đứa học đại học đi rồi ngồi đấy mà ủng hộ. Trường ĐH con tôi là một trong những trường có chất lượng tốt nhất Hà Nội nói riêng và VN nói chung nhưng học phí thì lại gần như thấp nhất HN đấy. Đúng là giá trị đảo lộn, mọi thứ chỉ muốn lấy tiền làm thước đo. Tiên sư vs chả giáo sĩ, chỉ chăm chăm bòn rút, hút máu hút mủ cần lao thôi.
Phải tăng học phí mới đào tạo có chất lượng!

Năm học 2021-2022, nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng cơ chế tự chủ sẽ có mức thu học phí tăng vọt so với năm học trước. Tương tự, gần như các trường còn lại cũng đều tiếp tục tăng học phí theo lộ trình.
Khi các trường tự chủ không còn được Nhà nước hỗ trợ ngân sách, ngưng cấp chi thường xuyên nên việc phải tăng học phí để bù vào các khoản hụt thu là tất yếu. Hiện nay các cơ sở giáo dục xây dựng học phí theo thông tư 14 của Bộ GD-ĐT quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.

Theo đó, các trường sử dụng ngân sách nhà nước sẽ áp theo định mức do Bộ GD-ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không được vượt quá mức trần. Còn các trường thực hiện tự chủ sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành.

Nghị định 86/2015 của Chính phủ đã quy định mức thu học phí, dịch vụ tuyển sinh, các khoản dịch vụ khác. Đối với các trường đại học tự chủ, Nhà nước quy định mức trần học phí cho mỗi trường.

Như vậy khi các trường áp dụng cơ chế tự chủ, Nhà nước không cấp chi thường xuyên, lúc đó học phí sẽ phải bù vào một phần. Vì vậy, việc tăng học phí là điều tất yếu, không thể khác được, để nhà trường tiếp tục tổ chức hoạt động đào tạo.

Theo lãnh đạo các trường, học phí mà sinh viên đóng hiện nay chưa phải là toàn bộ chi phí đào tạo mà chỉ là phần lớn, phần còn lại vẫn được đầu tư từ các nguồn khác.

Trường ĐH Y dược TP.HCM đã áp dụng mức học phí khóa 2020 tăng lên 30-70 triệu đồng/năm và mức học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo nhà trường, hiện trường đã không còn được Nhà nước cấp ngân sách nên mức học phí cũ sẽ không đủ để tổ chức đào tạo được.

Lãnh đạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết thực tế tổng chi phí đào tạo trung bình của trường khoảng 32 triệu đồng/sinh viên/năm, nên trường phải tăng học phí mới đào tạo có chất lượng được.

Thực tế cho thấy các trường tự chủ được thu mức học phí cao đã đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn trước, chất lượng dịch vụ của trường cũng cải thiện. Đặc biệt, với chương trình chất lượng cao có mức thu học phí cao hơn, sinh viên đã được hưởng lợi khác biệt về điều kiện học tập (sĩ số lớp ít, phòng học có máy lạnh, giảng viên giỏi...). Vì vậy, ngày càng có thêm nhiều sinh viên lựa chọn học chương trình chất lượng cao để được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Nhìn qua mức học phí của các trường đại học nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đều có mức thu học phí "khủng" như Trường ĐH RMIT học phí 2021 các chương trình cử nhân đều trên 300 triệu đồng/năm (tính trên trung bình 8 môn học/năm). Nếu tính toàn khóa học phí từ 901 triệu đồng đến hơn 1,2 tỉ đồng/sinh viên.

Chương trình cử nhân tại ĐH Fulbright kéo dài 4 năm với học phí 1 năm của năm học 2020-2021 hơn 467 triệu đồng. Dù mức học phí cao như vậy nhưng nhiều phụ huynh cho biết đang phải xếp hàng chờ xét vào học.

Như vậy, với điều kiện kinh tế của người dân hiện nay, dù học phí cao nhưng người học vẫn có thể chi trả được với mức tăng hợp lý. Theo Bộ GD-ĐT, với trường tự chủ, nhà trường phải chứng minh chi phí của mình bỏ ra, mức thu bao nhiêu nhằm bù lại chi phí bỏ ra và công bố toàn bộ chi tiết thông tin này.

Trong vấn đề tăng học phí, điều người học quan tâm hơn là các trường cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao trách nhiệm xã hội để đảm bảo chất lượng đào tạo và khả năng tiếp cận đại học của người học.

Không để sinh viên bỏ học vì học phí

Các trường tự chủ khi tăng học phí, ngay trong năm đầu tiên đều trích từ nguồn thu học phí để cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Như ĐH Y dược TP.HCM trích 15% tổng thu học phí để hỗ trợ học phí cho sinh viên thực sự khó khăn ngay trong năm đầu tiên.

Trong những năm tiếp theo, không phải tất cả sinh viên diện này hiển nhiên được trường hỗ trợ tiếp mà sẽ được xét trao học bổng khuyến khích học tập và các nguồn học bổng khác. Sinh viên phải chứng minh thuộc diện nghèo nhưng vượt khó học giỏi mới được nhà trường hỗ trợ. Năm qua không có sinh viên nào của trường này phải bỏ học do khó khăn về học phí.
 

haitotbung

Xe tải
Biển số
OF-77573
Ngày cấp bằng
11/11/10
Số km
410
Động cơ
444,744 Mã lực
1. Kiểu Mỹ: học phí rất đắt, chất lượng trường khủng. Lấy tiền thằng giàu để thành học bổng cho những cháu nghèo nhưng học rất giỏi. Cháu nghèo nhưng học dốt thì đi tìm cơ hội khác.

2. Kiểu Đức: Nhà nước tài trợ học phí. Nhưng nước Đức rất giàu nên chất lượng trường khủng. Số lượng tuyển sinh hạn chế; cháu nào học kém cho out luôn dành cơ hội cho các cháu giỏi hơn.

Hãy chấp nhận 1 thực tế đi: anh nghèo thì anh phải giỏi hơn người, giỏi hơn để kiếm được học bổng. Nhà trường sẽ đóng vai trò điều phối, lấy học phí khủng của nhà giàu trao cho những em nghèo thật sự xứng đáng.

Còn anh nhà nghèo mà học ko giỏi hơn hẳn người ta, thì anh chấp nhận đi tìm cơ hội khác. Thậm chí anh thật sự ham học thì vay tiền mà học (nếu có chương trình của Nhà nước), ham nữa thì đi làm tích đủ tiền rồi đi học.

Đại học nên là chốn học thuật cao cấp và thiêng liêng, ko nên là chốn bình dân học vụ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,100
Động cơ
557,774 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Được, nên làm, với điều kiện trường đh phải đảm bảo được chất lượng đầu ra, đảm bảo bằng cấp được công nhận cuốc tế, đảm bảo sv ra trường nhận việc đúng ngành nghề, thu nhập xông xênh thừa thãi nuôi bản thân và trả nợ học phí.

Cái gì cũng có 2 chiều của nó. Đến thuốc dốc két còn cam kết không cửng trả lại tiền kia kìa !

Em nhất trí với ý kiến của quý vị đại biểu cuốc hội.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nhưng thường là bậc cha mẹ gánh cụ ạ. Còn các em sinh viên thì vẫn vậy thôi, bao lâu nay rồi vẫn thế mà.
Đó là áp lực để họ cố gắng cụ ơi, còn nếu các em dửng dưng không quan tâm đến áp lực của gia đình thì cũng không thể coi trọng nhân tài kiểu đấy được.
 

tiqaqa

Xe đạp
Biển số
OF-785550
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
47
Động cơ
29,136 Mã lực
Có cụ nào đó đã nói ở trên. Ông Q ông ý nói như kiểu thầy bói xem voi ý. E cũng đoán ông ý đòi tự chủ TC nhưng trong khi, theo e nhớ, Trường của ông ý hàng năm ngốn một lượng NS bao cấp khổng lồ của NN, hình như là nhiều nhất trong tất cả các trường.
Đúng rùi cụ ạ. ĐHQG không ngốn tiền ngân sách thì ai ngốn nữa. Thế nên những người như ông Q đã mở lời thì phải cho tự quyết học phí luôn. Mà đã quyết học phí rồi thì phải tự chủ kinh phí ko trông chờ ngân sách. Còn cơ sở vật chất vẫn sử dụng của nhà nước thì phải nhận một số lượng sinh viên nhất định theo diện chình sách/hộ nghèo miễn hoặc học phí thấp.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,233
Động cơ
3,563,143 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Em oánh dấu để đọc dần.
Chủ đề hót nên tầng lên nhanh quá.
 

DONGVN

Xe tải
Biển số
OF-595178
Ngày cấp bằng
18/10/18
Số km
355
Động cơ
133,844 Mã lực
Tuổi
52
Chưa rõ đề xuất cụ thể thế nào nhưng đúng là cần phải có rào cản cho tâm lý cố vào đại học rất cảm tính và lãng phí như hiện nay. Ai cũng có điểm mạnh yếu của cá nhân và nói chung với đa số mọi người thì con đường học vấn không phải là duy nhất, thậm chí không phải tốt nhất. Dùng rào cản bằng tiền chính là một biện pháp dễ dàng và hiệu quả nhất nếu chưa thể có hệ thống gạn lọc phức tạp và nhân văn hơn. Những ai có khả năng và điều kiện kinh tế để cố theo sở đoản (học) của mình thì tùy họ thôi :). Còn những ai học tốt thì đó chính là sở trường cần khuyến khích và có thể tạo điều kiện cho họ bằng chính quỹ học bổng từ nguồn học phí cao kia.
Học ĐH tốn kém mấy năm ra làm lương 5tr. Thằng cháu e học dốt, bà chị alo hỏi e là cho học nghề gì, sẵn thằng e chủ xưởng inox ngồi cạnh nó bảo cho lên em, vừa học vừa làm em trả >5 triệu...giờ thành thợ rồi, hôm qua hỏi cháu lương bn? Nó bảo cháu làm chậm nên lương đc có 8 triệu.
Xã hội này giờ kiếm thợ khó lắm, kiếm ks thì đầy!!!
 

Ct.Thang

Xe tăng
Biển số
OF-644537
Ngày cấp bằng
29/4/19
Số km
1,159
Động cơ
120,469 Mã lực
Tuổi
54
Chung quy vẫn là chương trình, ND học ở ĐH. Giáo viên cũng quan trọng nữa.
 

langbaohacu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785492
Ngày cấp bằng
24/7/21
Số km
116
Động cơ
30,370 Mã lực
Tuổi
37
Vấn đề này em rất quan tâm nên em muốn chia sẻ chút.

Cá nhân em không hoạt động trong ngành giáo dục và không làm việc với các đối tác trong ngành này. Chia sẻ của em là thuần quan điểm cá nhân.

Giáo dục đại học không nên và không bao giờ là phổ thông.
Việc tăng học phí là cần thiết để đầu tư thiết bị và cải thiện nguồn nhân lực giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đồng lương bèo bọt của giảng viên, trang thiết bị sơ sài tồi tàn không thể cùng những giáo trình được xây dựng tốt, dù là copy y nguyên từ các nước tiên tiến tạo ra những sản phẩm tốt được. Những cái đó chỉ có thể tạo ra những sản phẩm què quặt, giỏi lý thuyết, kém thực hành, tư duy thực tế và giải quyết vấn đề kém.

Thực tế, đa số những tài năng thi Olympic của VN họ làm gì sau này, làm được gì cho bản thân, đóng góp thực tế gì cho xã hội mời các cụ Google.

Khi ra trường, những sản phẩm này lại tạo ra gánh nặng cho xã hội và doanh nghiệp do phải đào tạo lại từ đầu, bổ sung tư duy thực tế, hoặc chuyển hướng công việc không liên quan gì đến việc học ở trường đại học mà huyễn hoặc cho mình là thích ứng tốt với cuộc sống, như: học ngoại thương, ngoại giao, kinh tế quốc dân và bách khoa đi làm mc, btv truyền hình nhưng học báo chí, truyền hình ra lại đi bán kem trộn, quần áo tàu nhái.

Đó chính là một sự lãng phí tài nguyên giáo dục khủng khiếp chính bởi giáo dục ở VN ta đang được phổ thông quá đà.

Nó tạo ra những thực thể què quặt về nhận thức và nông cạn về tư duy cá nhân rằng vào đại học để có cái kiến thức cơ bản, ra đời học sau.

Với các em học sinh không đủ điều kiện vật chất, các em cần một cơ chế rõ ràng và gọn ghẽ hơn để được cấp tín dụng cho suốt quá trình học đại học.

Em không đồng ý với ý kiến tăng học phí là chặn đường học với học sinh nghèo. Cần phải nhắc tới mục tiêu cuối cùng của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực cho quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội chứ không phải xóa đói, giảm nghèo.

"You get what you pay for!". Không có gì tốt đẹp, tử tế và chất lượng mà giá lại rẻ cả. Không bao giờ có!

Thực tế về mặt khoa học, những em nhà quá nghèo, từ học phổ thông còn khó khăn thì về mặt di truyền, bố mẹ cũng không phải những cá nhân có khả năng tồn tại và phát triển bản thân tốt trong xã hội. Con cái họ vì thế cũng không phải những cá nhân xuất sắc, có thể đóng góp cho xã hội sau này. "Cần cù bù thông minh" là chưa đủ. Số này trong xã hội ta là thiểu số, không phải đa số.
Nhóm các em, các cháu này thường rất kém về EQ, kém về cách giải quyết vấn đề cá nhân, cư xử, tư duy thực tế kém và hay bị cái lợi trước mắt làm cho vấp ngã.

Các em học sinh nghèo mà có chí thì nên vay ngân hàng để học đại học với cơ chế được nhà nước tính toán riêng cho các em. Ngoài ra các em có thể học nghề cơ mà, cao đẳng cũng là một lựa chọn tốt không quá nặng nề về tài chính.

Chính sạch và chiến lược nên được tính toán lâu dài dựa trên số đông và nghĩ đến các phương án cho nhóm thiểu số.
Em dị ứng với kiểu giáo viên lương thấp.

thấp sao nó chạy chọt để đi dạy vậy cụ ?

nói cái gì nói cho đúng.
 

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,220
Động cơ
420,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em dị ứng với kiểu giáo viên lương thấp.

thấp sao nó chạy chọt để đi dạy vậy cụ ?

nói cái gì nói cho đúng.
Cụ nghĩ chưa chín.
Cụ nghe câu "nghề chọn người" chưa?!
Và em nói giảng viên, không phải giáo viên.
Phần đông giảng viên không chạy chọt như cụ nói đâu, nói cái đa số chứ đừng kể lể thiểu số rồi quy chụp như lũ trẻ trâu than trách đời nhé cụ.

Rất nhiều người bỏ nghề ra ngoài hoặc kinh doanh tự do đấy.
Giảng viên bây giờ cũng rất thiếu đấy, vì sao?
Chế độ kém quá chứ sao!
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
3,607
Động cơ
514,534 Mã lực
Chưa chuẩn lắm nhưng nên như thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top