[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Quả thực tôi không rõ, tại sao tuyển chọn lính tầu ngầm lại khắt khe như thế.
So với lính bộ binh, tàu ngầm chỉ thua thiệt việc Không gian sinh hoạt nhỏ và bí bách trong thời gian dài.
Một vấn đề về tam lý nhiều hơn.

Ngoài ra, có vẻ không có yêu cầu gì quá nặng về thể chất.
Mời bác tiếp tục đọc các tút về cuộc sống trên tầu ngầm ở các phần sau nhé ạ ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 4/ Hải đội tàu ngầm 182 Việt Nam khổ luyện dưới biển thế nào


1/ Áp lực nước ở độ sâu 70m:

Ông Sâm nhớ, ngày đi khám tuyển, cán bộ giám khảo yêu cầu ông ngồi lên một chiếc ghế quay tít, khóa chặt tay chân. Ngồi lên chiếc ghế này, có người to khỏe nhưng mới quay vài vòng đã nôn thốc, nôn tháo. Nhiều người, khi cán bộ kiểm tra vừa dừng ghế, tháo dây ra thì lập tức đổ ập xuống sàn không đứng dậy nổi.
Người đạt yêu cầu phải ngồi trên ghế quay ít nhất 10 phút. Chiếc ghế quay tít mù, đảo chiều liên tục. Lúc đó, ông Sâm chẳng còn nhìn thấy gì, chỉ nghe tiếng vù vù bên tai. Rỗi bỗng nhiên ghế khựng lại. Người ta bảo ông tháo dây khóa tay nơi thành ghế và tự đứng dậy.

Theo mệnh lệnh, ông bước về phía trước. Họ hỏi ông một số câu. Có nhìn thấy gì phía trước không? - Có. Đây là chữ gì? - Chữ "tàu ngầm". Đồng chí tên là gì? - Người lính trẻ đáp dõng dạc: Phạm Hồng Sâm. Cấp bậc? - Thượng sĩ... Lúc này ông biết, mình đã vượt qua môn thi.
Ông được dẫn vào một phòng kín tròn như cái thùng phuy vỏ dày. Ông đứng trong, ở ngoài người ta ghé mắt theo dõi qua một tấm kính. Ông cảm thấy không khí trong thùng bỗng nhiên ùa vào, đặc lại. Một chốc, khí trong bình càng đặc dần, đặc dần rồi quánh lại.

Lính tàu ngầm phải xuống sâu dưới nước, áp suất lớn. Ngày đó, Việt Nam chỉ mới có duy nhất một chiếc máy thử áp suất loại này. Khí sẽ được bơm vào tương đương ấp suất nước ở độ sâu 70m. Ai không chịu nổi có thể bấm nút xin ra ngoài. Có người quyết tâm gia nhập đội tàu ngầm, cố chịu đựng quá sức, đến khi ra ngoài chảy cả máu tai. Nghĩ đến đó, viên lính trẻ hơi rúng động.

Rồi viên thượng sĩ thấy cơ thể mình bỗng nhiên mất trọng lượng. Ông cố thở đều. Lúc này không khí như biến thành chất lỏng. Thay vì hít thở như bình thường, anh lại uống từng dòng không khí vào cổ họng, không khác nào uống nước. Ở ngoài, người ta vẫn nhìn theo, dò xét từng của chỉ của chàng tân binh. Van bỗng được mở, khí thoát ra dần và trở lại như cũ. Ông thấy người mình hơi lâng lâng, nhưng vẫn đủ tỉnh táo. Viên sĩ quan kiểm tra sức khỏe nhìn ông cười, vỗ vai.

Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm chính thức gia nhập Hải đội tàu ngầm từ ngày đó.

2/ Khổ luyện:

Tháng 8/1982, Đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên Đoàn 682, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân chuyển vị trí đóng quân về Hải Phòng để huấn luyện. Đây là doanh trại của Đoàn 681 Đặc công Hải quân. Họ vẫn quen gọi đó là đặc công nước.

Lính tàu ngầm về đây phải tập luyện theo chế độ như đặc công nước. Đặc công nước vốn được coi là lực lượng cực kỳ tinh nhuệ. Chương trình huấn luyện thể lực rất nặng. Hàng ngày, họ phải tập đủ các môn bơi lội, chạy, nhảy, luyện võ nghệ với cường độ cao. Những cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên diễn ra. Đội vừa tiếp tục tuyển thêm quân, vừa có những người sau một thời gian tập luyện không chịu đựng nổi bị loại.

Ông Sâm nhớ có lần đội của ông tập đánh mục tiêu, bơi ra hòn đảo cách xa gần 20km. Đã vậy không được bơi nổi. Đặc công nước nổi tiếng với chiêu ngậm ống thông hơi vào miệng, bơi ngửa cách mặt nước 15cm. Cứ 3 người một tốp. Để đi hết chặng đường, họ bắt đầu từ sáng sớm nhưng mãi tận chiều mới tới nơi.

Một trong những môn tập luyện đặc trưng của lính hải quân là “đứng cầu sóng”. Một tấm ván dài gần 2m được buộc dây ở 2 đầu rồi treo lên cao. Người lính phải đứng trên tấm ván, tay không được vịn vào bất kỳ thứ gì và bắt đầu nhún để tấm ván đung đưa. Cứ thế tấm ván đung đưa qua lại, cao dần. Ông Sâm nhớ hồi đầu mới bước lên, ván chỉ đung đưa hai lượt là ông bị bắn ra ngoài.

Người đứng cầu sóng giống như diễn viên xiếc. Nhún cho ván cao sang bên trái, người lại cố chạy lên phía đó như leo dốc. Rồi ván hạ xuống lắc sang bên phải, người lại quay đầu chạy theo. Cứ thế, lâu dần rồi quen.

Ông Sâm vẫn nể một đồng đội quê ở Nghệ An. Người này có thể nói là có sức khỏe vô địch môn “đu quay”. Vẫn là chiếc đu bình thường. Người ta chôn 2 cọc cao khoảng 5 - 6m. Chiếc đu treo ở giữa. Lính tàu ngầm không tập đu nhún lên nhún xuống. Họ phải nhún mạnh, rồi lấy hết sức hất chiếc đu quay thành vòng tròn. Trụ của chiếc đu cũng không nằm cố định, có thể đảo chiều liên tục. Anh ta có thể lộn hàng trăm vòng trên chiếc đu quay mà không hề hấn gì.

3/ Điều xa lạ:

Đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm quả là một vinh dự ít người có được. Từ nhỏ, ông Sâm vẫn luôn ngưỡng mộ trước hình ảnh người lính hải quân mặc chiếc áo cổ vuông màu xanh nước biển mỗi khi họ diễu hành trên đường phố Hà Nội. Ông đã từng ước ao có một ngày mình được khoác lên mình bộ quần áo đó.

Bây giờ bỗng ước mơ trở thành sự thật. Đã vậy, chàng tân binh Phạm Hồng Sâm đang là lính tàu ngầm - một bộ phận đặc biệt trong binh chủng hải quân. Những lần về thăm nhà, ông không khỏi cảm thấy đôi chút tự hào.

Tuy vậy, viên Thượng sĩ vẫn khá mơ hồ. Khái niệm về lính tàu ngầm từ trước đến lúc đó vẫn quá xa lạ với người Việt. Dù đã có 2 năm trời tập luyện, Hải đội đã thành lập, đã được người ta gọi là lính tàu ngầm. Nhưng ông vẫn không biết mình có thực sự trở thành lính tàu ngầm hay không.

Ngày ông cùng đồng đội lên máy bay sang Liên Xô du học, gia đình, anh chị em kéo nhau ra tiễn. Họ chỉ biết duy nhất một điều, con em mình là lính tàu ngầm. Nhưng họ vẫn không hiểu lính tàu ngầm là như thế nào.

Những lần nói chuyện, đôi khi chúng tôi gọi ông Sâm và những người lính tàu ngầm là “phi thường”. Nhưng ông xua tay và chỉ thừa nhận, mình hơn nhiều người khác vì có thể do cơ địa, tiền đình bẩm sinh của mỗi người sinh ra có khả năng chịu tác động môi trường không giống nhau. Một phần là do tập luyện lâu dần thành quen.

Ông Sâm vẫn tự hào mình là người kéo đu xà đơn thuộc hạng khỏe nhất đội. Trong một cuộc thử sức, ông đã lên xuống một trăm mấy chục lượt. Nhưng ông biết, đã là lính tàu ngầm, chẳng có ai mà không phải rèn luyện sức khỏe dẻo dai.

Hải đội tàu ngầm vẫn tập luyện miệt mài. Từ tháng 8/1982 đến giữa năm 1984, đội của họ đã di chuyển qua nhiều căn cứ đóng quân để huấn luyện, từ Hải Phòng đến Quảng Ninh.

Tháng 6/1984, Tư lệnh Hải quân chính thức ký quyết định thành lập Hải đội tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam với phiên hiệu Hải đội 182. Rồi một tháng sau đó, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm cùng đồng đội lên đường đi Liên Xô.

Sang đến Liên Xô, họ vẫn phải duy trì chế độ tập luyện như ở trong nước mặc dù khí hậu bên đó rất lạnh. Ngoài những bài huấn luyện thể lực, họ bắt đầu bước vào học kỹ thuật tàu ngầm.

Ông Sâm và Hải đội tàu ngầm đã có 2 năm trời huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện tàu ngầm ở Riga thuộc nước Cộng hòa Latvia. Đó là quãng thời gian ông và đồng đội có những chuyến đi dài ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt biển Baltic trong cỗ “quan tài sắt”.

Rèn luyện thể lực mới chỉ là một trong những khả năng cơ bản để có thể xuống nước trong con tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét. Kỳ thực những gì đang chờ đợi họ dưới lòng đại dương? Họ sẽ phải làm gì trong con tàu ngầm bí ẩn? Đó là điều mà sau 2 năm gia nhập Hải đội tàu ngầm, họ chưa hề biết.

++++ Hình minh hoạ:

-Ngành 3 ra đa chụp tại phòng học rada-sonar, gồm ông Lưu Phương Bình (ngành trưởng ra đa), Phạm Văn Đông và Phạm Văn Sơn (ra đa mặt nước), Lê Văn Toàn, và Vũ Hồng Hảo (rada-sonar), Vũ Việt Thắng đội trưởng thông tin.

N 5.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 4/ Thủy thủ tàu ngầm VN và những ngày trong 'quan tài sắt':


Sau gần nửa năm sang Liên Xô học lý thuyết kỹ thuật tàu ngầm, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm mới chính thức đặt chân xuống con tàu thật. Con tàu đen trùi trũi đỗ ở cảng biển Ri Ga (Latvia) to hơn chiếc máy bay Boeing hiện đại.

1/ Nghi lễ nhập môn:

Cái cảm giác tanh tanh, nồng nồng khiến chàng lính trẻ hơi lợm trong cổ họng. Tàu ngầm vốn kín như bưng. Hơi người luôn đọng lại trong khoang không thoát ra được.

Những hành lang bằng sắt nối dài giữa các khoang. Xuống đến khoang dưới cùng, ngẩng đầu lên, ông chợt rùng mình trước dãy đồ người nhái treo thẳng tắp theo thứ tự trên chiếc giá dài ngoằng.

Máy móc, động cơ hàng trăm chi tiết đang nổ ran để nạp điện cho động cơ. Không khí trong khoang vốn nóng nực, ngột ngạt mà ông vẫn thấy hơi lành lạnh.

Ông Sâm biết, rồi đây, mình sẽ có những ngày dài sống trong “cỗ quan tài sắt” này. Ông là lính bộ phận ngành điện máy. Những cỗ máy với hàng ngàn chi tiết kia sẽ do ông và một vài người trong đội điều khiển, nắm giữ.

Một trong những nghi lễ nhập môn của lính tàu ngầm là nâng ly dưới khoang tàu. Nhưng không phải ly rượu mà là ly nước biển mặn chát. Luật bất thành văn. Mỗi người tự mở vòi chắt ít nước biển vào ly của mình rồi cùng nhau uống cạn.

Đó là ly nước muối duy nhất trong đời mà ông Sâm không thấy mặn. Cái cảm giác thiêng liêng, trang trọng làm ông quên đi mọi cảm giác trực quan. Từ nay, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm và hơn 50 cán bộ chiến sĩ của khung tàu 1 đã chính thức là lính tàu ngầm.

2/ Người giữ trái tim tàu ngầm:

Có nhiều bộ phận làm các nhiệm vụ khác nhau bên trong tàu ngầm gồm các ngành: vũ khí dưới nước, ra đa, điện máy, thông tin và hàng hải... Hồi đầu, nhóm cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam xuống tàu, mỗi bộ phận đều có ít nhất một cán bộ người Nga kèm cặp, sẵn sàng xử lý những tình huống khó. Nhưng sau nhiều chuyến, dần dần, họ rút hết. Cuối cùng họ chỉ để lại một, hai chuyên gia trong tàu để giám sát. Để đội ngũ sĩ quan, thủy thủ Việt Nam thực hiện mọi thao tác.

Ông Sâm đã trải qua những ngày dài sống trong tiếng ồn ào của buồng máy. Đến nỗi mỗi lần trở lại bờ, tiếng bùng nhùng bên tai vẫn ám ảnh không dứt. Ngành điện máy của ông Sâm chịu trách nhiệm về mọi vận hành chìm nổi, động cơ máy móc của tàu. Tàu vũ trụ thì ông chưa biết, nhưng tàu ngầm có lẽ là loại phương tiện phức tạp nhất mà ông Sâm từng biết cho đến nay.

Làm trong tổ điện máy tàu ngầm, mỗi người phải phụ trách một máy và thao tác chính xác từng chi tiết một. Ông Sâm phải nhớ tới cả ngàn chi tiết động cơ, trong đó có khoảng 100 chi tiết phải thuộc nằm lòng. Đến nỗi nhắm mắt, ông cũng phải sờ thấy đúng vị trí từng chi tiết đó. Mắt ông luôn phải cố căng ra để theo dõi đồng hồ đo nhiên liệu, điện máy, nồng độ khí, tỷ lệ nước trong khoang…

Chỉ cần sai một thao tác, giá phải trả là cực kỳ đắt. Tàu ngầm luôn có hai lớp vỏ bọc. Giữa hai lớp vỏ là các khoang để hút và xả nước. Khí được lệnh chìm xuống, bộ phận điện máy sẽ mở van nạp nước vào. Tất cả phải cùng thực hiện một lúc.

Nếu hai bên thân tàu chưa có nước mà phía đầu tàu nước đã đầy, ngay lập tức mũi tàu sẽ đâm thẳng xuống dưới như bị một quả tạ ngàn cân lôi xuống. Lúc đó, tàu sẽ không thể lấy thăng bằng trở lại được nữa. Hoặc bên trái có nước mà bên phải chưa kịp bơm vào, tàu cũng sẽ bị lật mà không có cách nào cứu vãn nổi.

Bởi vậy, lắng nghe và làm theo mệnh lệnh tức khắc dưới tàu ngầm là phản xạ thường trực của tổ điện máy.

Tàu ngầm của Liên Xô mà Hải đội tàu ngầm 182 học tập ngày đó vẫn còn thô sơ hơn nhiều so với loại tàu lớp Kilo Việt Nam đang mua về. Hầu như mọi thứ vẫn được thao tác thủ công.

Tàu ngầm hiện đại có thể ở dưới nước liên tục 6-7 tháng trời không cần nổi lên. Tàu ngầm của Liên Xô ngày đó cũng có thể lặn liên tục hàng chục ngày. Nhưng ông Sâm nhớ, thường khoảng 48 tiếng đồng hồ, tàu lại trồi lên mặt nước để lấy khí tươi. Những khi đó, máy móc lại nổ râm ran để nạp điện cho máy.

Ắc quy chính là trái tim của tàu ngầm. Dù động cơ máy móc chạy bằng bất kỳ nhiên liệu gì diesel hay tàu ngầm nguyên tử thì mục đích vẫn là để nạp điện cho ắc quy. Bất cứ tàu ngầm nào cũng chạy bằng điện. Ắc quy hết điện thì máy diesel phải nạp.

Tàu ngầm phải luôn luôn chạy chứ không bao giờ đứng im một chỗ. Nếu muốn đứng, buộc phải tháo nước khỏi lớp vỏ, bơm khí vào để trồi lên. Tàu ngầm càng hiện đại, tiêu tốn càng ít nhiên liệu để hoạt động. Có những tàu bây giờ có thể ở dưới nước hàng tháng trời không cần nổi lên.

Nhiên liệu là yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Tàu ngầm hết nhiên liệu thì ắc quy không có điện để chạy động cơ. Điều đó đồng nghĩa với cái chết.

Máy bay hết nhiên liệu vẫn có thể bay theo quán tính rồi lượn tìm chỗ bằng phẳng đáp xuống. Riêng tàu ngầm, hết nhiên liệu, không thể bơm khí vào khoang giữa hai lớp vỏ để trồi lên. Cũng không thể đứng một chỗ vì không còn lực nâng. Buộc tàu phải chìm dần xuống. Chìm xuống một độ sâu nào đó không còn chịu được áp suất, tàu sẽ bị bóp nát vụn.

Trên thực tế, từng có những tàu ngầm của Đức gặp sự cố này và đã bị vỡ nát, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương. Bởi vậy, tổ điện máy của ông Sâm luôn phải biết được điều đó.

Sau những chuyến đi dài ở lâu dưới nước, đôi khi ông Sâm cũng cảm thấy mệt mỏi, ức chế thần kinh. Mắt ông đờ đẫn. Người lính tàu ngầm đôi khi cũng như chính con tàu của họ. Cứ âm thầm làm việc miệt mài. Những lúc đó, ông dễ sinh cáu bẳn. Khi tàu vừa trồi lên mặt nước cập cảng, ông bước từng bước uể oải về phòng nằm vật ra giường. Ông nhớ, mình đã chìm vào giấc ngủ hơn 1 ngày mà không ăn uống gì.

3/ Những cái tai của tàu ngầm:

Một bộ phận cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của tàu ngầm chiến đấu chính là Acoustic. Những người trong tổ Acoustic được ví như cái tai của tàu ngầm.

Người ta thường nói đến các loại sóng ra đa của tàu ngầm có khả năng phát hiện mục tiêu dưới nước. Nhưng kỳ thực khi xuống nước, mọi thiết bị trên tàu cũng như các loại máy phát sóng thăm dò đều phải tắt. Chỉ có 2 thứ hoạt động là chân vịt và cái tai của tàu.

Đơn giản một lẽ, sóng âm dưới lòng đại dương là loại sóng cực kỳ dễ nhận biết. Cho nên, tàu ngầm luôn hoạt động âm thầm lặng lẽ dưới đáy biển. Tiếng chân vịt vẫy nước cho tàu chạy cũng phải phát âm thanh cực nhỏ.

Theo lý thuyết truyền âm, âm thanh "sục sục" của chân vịt phát ra ở bên Nam Phi thì bên Úc châu có khi cũng phát hiện được. Nếu để đối phương nghe được sóng âm từ tàu mình phát ra sẽ không có cơ hội sống sót.

Những cựu thủy thủ tàu ngầm đánh giá, tàu ngầm lớp kilo của Nga (Việt Nam đã mua) được gọi là "hố đen đại dương" chính vì điều này. Chân vịt của loại tàu này hoạt động cực êm, lúc chạy cũng như đứng yên. Nếu nó không phát sóng sona thì rất khó thiết bị nào có thể phát hiện ra.

Chính vì vậy, ở dưới độ sâu hàng trăm mét đại dương, rất cần những cái tai như của tổ trưởng Acoustic Vũ Hồng Hảo. Đến giờ, ông Hảo vẫn thừa nhận được trời phú cho đôi tai cực thính.

Khi con tàu lầm lũi bước đi dưới bóng tối của đại dương, mọi thứ trở nên lặng lẽ với người trên tàu. Chỉ duy nhất bộ phận Acoustic phải nghe đủ thứ âm thanh dưới đáy biển đập vào tai. Tiếng cá lội, tiếng máy tàu hàng, tiếng chân vịt của một chiếc tàu ngầm dò thám nào đó cách xa hàng chục cây số.

Ông Hảo đã được học về lý thuyết sóng của từng loại âm thanh dưới đáy biển. Nhưng có nghe và phân tích được chính xác hay không lại là chuyện khác. Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh. Không có những cuộc chiến đấu, rượt đuổi nhau. Nhưng đi dưới độ sâu hàng trăm mét của biển Baltic tối tăm, mọi bất trắc đều có thể xảy ra.

Ông Hảo phải nhuần nhuyễn mọi thứ âm thanh đó. Nếu xảy ra chiến sự, Thuyền trưởng ra quyết định bắn hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích âm thanh của những người như ông Hảo.

Khi tàu ngầm quyết định phóng ngư lôi, bộ phận Acoustic luôn phải xác định loại tàu to lớn cỡ nào, tương ứng với loại đạn có sức công phá bao nhiêu, hướng đi, tọa độ thế nào. Khi đã xác định đúng mục tiêu, tọa độ, chắc chắn không bao giờ bắn trượt. Dù tàu địch có chạy quả lôi vẫn sẽ đuổi theo mục tiêu đến cùng.

Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.

+++++ Hình minh hoạ:

-Nhà bếp và phòng ăn trên tàu ngầm sê-ri 613 mà Hải đội 182 dự kiến nhận về.

N 6.jpg


N 7.jpg


- Phòng tắm trên tàu ngầm sê-ri 613, vô cùng thiếu thốn tiện nghi.

N 8.jpg


-Phòng ngủ của thủy thủ trong tàu ngầm.

N 9.jpg
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,914
Động cơ
438,123 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 4/ Thủy thủ tàu ngầm VN và những ngày trong 'quan tài sắt':


Sau gần nửa năm sang Liên Xô học lý thuyết kỹ thuật tàu ngầm, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm mới chính thức đặt chân xuống con tàu thật. Con tàu đen trùi trũi đỗ ở cảng biển Ri Ga (Latvia) to hơn chiếc máy bay Boeing hiện đại.

1/ Nghi lễ nhập môn:

Cái cảm giác tanh tanh, nồng nồng khiến chàng lính trẻ hơi lợm trong cổ họng. Tàu ngầm vốn kín như bưng. Hơi người luôn đọng lại trong khoang không thoát ra được.

Những hành lang bằng sắt nối dài giữa các khoang. Xuống đến khoang dưới cùng, ngẩng đầu lên, ông chợt rùng mình trước dãy đồ người nhái treo thẳng tắp theo thứ tự trên chiếc giá dài ngoằng.

Máy móc, động cơ hàng trăm chi tiết đang nổ ran để nạp điện cho động cơ. Không khí trong khoang vốn nóng nực, ngột ngạt mà ông vẫn thấy hơi lành lạnh.

Ông Sâm biết, rồi đây, mình sẽ có những ngày dài sống trong “cỗ quan tài sắt” này. Ông là lính bộ phận ngành điện máy. Những cỗ máy với hàng ngàn chi tiết kia sẽ do ông và một vài người trong đội điều khiển, nắm giữ.

Một trong những nghi lễ nhập môn của lính tàu ngầm là nâng ly dưới khoang tàu. Nhưng không phải ly rượu mà là ly nước biển mặn chát. Luật bất thành văn. Mỗi người tự mở vòi chắt ít nước biển vào ly của mình rồi cùng nhau uống cạn.

Đó là ly nước muối duy nhất trong đời mà ông Sâm không thấy mặn. Cái cảm giác thiêng liêng, trang trọng làm ông quên đi mọi cảm giác trực quan. Từ nay, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm và hơn 50 cán bộ chiến sĩ của khung tàu 1 đã chính thức là lính tàu ngầm.

2/ Người giữ trái tim tàu ngầm:

Có nhiều bộ phận làm các nhiệm vụ khác nhau bên trong tàu ngầm gồm các ngành: vũ khí dưới nước, ra đa, điện máy, thông tin và hàng hải... Hồi đầu, nhóm cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam xuống tàu, mỗi bộ phận đều có ít nhất một cán bộ người Nga kèm cặp, sẵn sàng xử lý những tình huống khó. Nhưng sau nhiều chuyến, dần dần, họ rút hết. Cuối cùng họ chỉ để lại một, hai chuyên gia trong tàu để giám sát. Để đội ngũ sĩ quan, thủy thủ Việt Nam thực hiện mọi thao tác.

Ông Sâm đã trải qua những ngày dài sống trong tiếng ồn ào của buồng máy. Đến nỗi mỗi lần trở lại bờ, tiếng bùng nhùng bên tai vẫn ám ảnh không dứt. Ngành điện máy của ông Sâm chịu trách nhiệm về mọi vận hành chìm nổi, động cơ máy móc của tàu. Tàu vũ trụ thì ông chưa biết, nhưng tàu ngầm có lẽ là loại phương tiện phức tạp nhất mà ông Sâm từng biết cho đến nay.

Làm trong tổ điện máy tàu ngầm, mỗi người phải phụ trách một máy và thao tác chính xác từng chi tiết một. Ông Sâm phải nhớ tới cả ngàn chi tiết động cơ, trong đó có khoảng 100 chi tiết phải thuộc nằm lòng. Đến nỗi nhắm mắt, ông cũng phải sờ thấy đúng vị trí từng chi tiết đó. Mắt ông luôn phải cố căng ra để theo dõi đồng hồ đo nhiên liệu, điện máy, nồng độ khí, tỷ lệ nước trong khoang…

Chỉ cần sai một thao tác, giá phải trả là cực kỳ đắt. Tàu ngầm luôn có hai lớp vỏ bọc. Giữa hai lớp vỏ là các khoang để hút và xả nước. Khí được lệnh chìm xuống, bộ phận điện máy sẽ mở van nạp nước vào. Tất cả phải cùng thực hiện một lúc.

Nếu hai bên thân tàu chưa có nước mà phía đầu tàu nước đã đầy, ngay lập tức mũi tàu sẽ đâm thẳng xuống dưới như bị một quả tạ ngàn cân lôi xuống. Lúc đó, tàu sẽ không thể lấy thăng bằng trở lại được nữa. Hoặc bên trái có nước mà bên phải chưa kịp bơm vào, tàu cũng sẽ bị lật mà không có cách nào cứu vãn nổi.

Bởi vậy, lắng nghe và làm theo mệnh lệnh tức khắc dưới tàu ngầm là phản xạ thường trực của tổ điện máy.

Tàu ngầm của Liên Xô mà Hải đội tàu ngầm 182 học tập ngày đó vẫn còn thô sơ hơn nhiều so với loại tàu lớp Kilo Việt Nam đang mua về. Hầu như mọi thứ vẫn được thao tác thủ công.

Tàu ngầm hiện đại có thể ở dưới nước liên tục 6-7 tháng trời không cần nổi lên. Tàu ngầm của Liên Xô ngày đó cũng có thể lặn liên tục hàng chục ngày. Nhưng ông Sâm nhớ, thường khoảng 48 tiếng đồng hồ, tàu lại trồi lên mặt nước để lấy khí tươi. Những khi đó, máy móc lại nổ râm ran để nạp điện cho máy.

Ắc quy chính là trái tim của tàu ngầm. Dù động cơ máy móc chạy bằng bất kỳ nhiên liệu gì diesel hay tàu ngầm nguyên tử thì mục đích vẫn là để nạp điện cho ắc quy. Bất cứ tàu ngầm nào cũng chạy bằng điện. Ắc quy hết điện thì máy diesel phải nạp.

Tàu ngầm phải luôn luôn chạy chứ không bao giờ đứng im một chỗ. Nếu muốn đứng, buộc phải tháo nước khỏi lớp vỏ, bơm khí vào để trồi lên. Tàu ngầm càng hiện đại, tiêu tốn càng ít nhiên liệu để hoạt động. Có những tàu bây giờ có thể ở dưới nước hàng tháng trời không cần nổi lên.

Nhiên liệu là yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Tàu ngầm hết nhiên liệu thì ắc quy không có điện để chạy động cơ. Điều đó đồng nghĩa với cái chết.

Máy bay hết nhiên liệu vẫn có thể bay theo quán tính rồi lượn tìm chỗ bằng phẳng đáp xuống. Riêng tàu ngầm, hết nhiên liệu, không thể bơm khí vào khoang giữa hai lớp vỏ để trồi lên. Cũng không thể đứng một chỗ vì không còn lực nâng. Buộc tàu phải chìm dần xuống. Chìm xuống một độ sâu nào đó không còn chịu được áp suất, tàu sẽ bị bóp nát vụn.

Trên thực tế, từng có những tàu ngầm của Đức gặp sự cố này và đã bị vỡ nát, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương. Bởi vậy, tổ điện máy của ông Sâm luôn phải biết được điều đó.

Sau những chuyến đi dài ở lâu dưới nước, đôi khi ông Sâm cũng cảm thấy mệt mỏi, ức chế thần kinh. Mắt ông đờ đẫn. Người lính tàu ngầm đôi khi cũng như chính con tàu của họ. Cứ âm thầm làm việc miệt mài. Những lúc đó, ông dễ sinh cáu bẳn. Khi tàu vừa trồi lên mặt nước cập cảng, ông bước từng bước uể oải về phòng nằm vật ra giường. Ông nhớ, mình đã chìm vào giấc ngủ hơn 1 ngày mà không ăn uống gì.

3/ Những cái tai của tàu ngầm:

Một bộ phận cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của tàu ngầm chiến đấu chính là Acoustic. Những người trong tổ Acoustic được ví như cái tai của tàu ngầm.

Người ta thường nói đến các loại sóng ra đa của tàu ngầm có khả năng phát hiện mục tiêu dưới nước. Nhưng kỳ thực khi xuống nước, mọi thiết bị trên tàu cũng như các loại máy phát sóng thăm dò đều phải tắt. Chỉ có 2 thứ hoạt động là chân vịt và cái tai của tàu.

Đơn giản một lẽ, sóng âm dưới lòng đại dương là loại sóng cực kỳ dễ nhận biết. Cho nên, tàu ngầm luôn hoạt động âm thầm lặng lẽ dưới đáy biển. Tiếng chân vịt vẫy nước cho tàu chạy cũng phải phát âm thanh cực nhỏ.

Theo lý thuyết truyền âm, âm thanh "sục sục" của chân vịt phát ra ở bên Nam Phi thì bên Úc châu có khi cũng phát hiện được. Nếu để đối phương nghe được sóng âm từ tàu mình phát ra sẽ không có cơ hội sống sót.

Những cựu thủy thủ tàu ngầm đánh giá, tàu ngầm lớp kilo của Nga (Việt Nam đã mua) được gọi là "hố đen đại dương" chính vì điều này. Chân vịt của loại tàu này hoạt động cực êm, lúc chạy cũng như đứng yên. Nếu nó không phát sóng sona thì rất khó thiết bị nào có thể phát hiện ra.

Chính vì vậy, ở dưới độ sâu hàng trăm mét đại dương, rất cần những cái tai như của tổ trưởng Acoustic Vũ Hồng Hảo. Đến giờ, ông Hảo vẫn thừa nhận được trời phú cho đôi tai cực thính.

Khi con tàu lầm lũi bước đi dưới bóng tối của đại dương, mọi thứ trở nên lặng lẽ với người trên tàu. Chỉ duy nhất bộ phận Acoustic phải nghe đủ thứ âm thanh dưới đáy biển đập vào tai. Tiếng cá lội, tiếng máy tàu hàng, tiếng chân vịt của một chiếc tàu ngầm dò thám nào đó cách xa hàng chục cây số.

Ông Hảo đã được học về lý thuyết sóng của từng loại âm thanh dưới đáy biển. Nhưng có nghe và phân tích được chính xác hay không lại là chuyện khác. Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh. Không có những cuộc chiến đấu, rượt đuổi nhau. Nhưng đi dưới độ sâu hàng trăm mét của biển Baltic tối tăm, mọi bất trắc đều có thể xảy ra.

Ông Hảo phải nhuần nhuyễn mọi thứ âm thanh đó. Nếu xảy ra chiến sự, Thuyền trưởng ra quyết định bắn hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích âm thanh của những người như ông Hảo.

Khi tàu ngầm quyết định phóng ngư lôi, bộ phận Acoustic luôn phải xác định loại tàu to lớn cỡ nào, tương ứng với loại đạn có sức công phá bao nhiêu, hướng đi, tọa độ thế nào. Khi đã xác định đúng mục tiêu, tọa độ, chắc chắn không bao giờ bắn trượt. Dù tàu địch có chạy quả lôi vẫn sẽ đuổi theo mục tiêu đến cùng.

Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.

+++++ Hình minh hoạ:

-Nhà bếp và phòng ăn trên tàu ngầm sê-ri 613 mà Hải đội 182 dự kiến nhận về.

N 6.jpg


N 7.jpg


- Phòng tắm trên tàu ngầm sê-ri 613, vô cùng thiếu thốn tiện nghi.

N 8.jpg


-Phòng ngủ của thủy thủ trong tàu ngầm.

N 9.jpg
Hay quá cụ Baoleo , cám ơn cụ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN



Tút 5/ Khúc vĩ thanh
:

1/Người quen cũ:


Khi tìm tư liệu, để viết bài về ‘Lính tầu ngầm đời đầu’, đã có người nhận ra Baoleo tôi.

Người đó tên là Đỗ Xuân Lâm, người Thanh Hóa, sinh năm 1962.

Khi đi Ri-ga, bạn này học tầu ngầm về điện máy khoang cuối, cùng nhóm với anh Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm).

Sau khi 2 khung tầu ngầm giải tán, bạn Lâm chuyển vào Nha Trang, sau đấy về Viện Kỹ thuật Hải quân.

Bạn Lâm về nghỉ hưu với quân hàm thượng tá.

Sau khi nghỉ hưu, bạn Lâm hiện đang làm bảo vệ cho 1 công ty tư nhân ở TP. HCM.

Oài.

Trong cuộc đời, sướng nhất là còn có người nhận ra và biết mình, dẫu cho giù đã xa cách từ vài chục năm trước.

+++++Sau đây là hình ảnh của bạn Lâm, ở trong mọi giai đoạn cuộc đời.

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg



2/ Khúc vĩ thanh 1:

Tháng 02/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước.

Sau đó, đến năm 1988, Hải đội tầu ngầ thứ 2 cũng học xong và về nước. Sau đó - Hải đội tầu ngầm giải tán.

Vậy nhưng, dù thành viên Hải đội tàu ngầm đang làm gì, ở đâu, ông Nguyễn Anh Tuấn (trưởng khoang 2) thừa nhận: "Tôi đã đi nhiều nơi, biết nhiều người. Nhưng quả thật, đối với chúng tôi, tình anh em lính tàu ngầm vẫn là điều gì đó thiêng liêng nhất."

+++++ HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Khoang chứa vũ khí trong tàu ngầm model 613.

N 10.jpg


-Phòng điện máy, nơi ông Sâm làm việc

N 11.jpg


- Ảnh chụp tại phòng học Acoustic, thiết bị là hệ thống sonal GAX 100 và GAX 200 của model 613 và 877

N 12.jpg


3/ Khúc vĩ thanh 2:

Những năm đầu 9x, sau khi Việt Nam và Bắc Triều nối lại quan hệ, sau một thời gian dài lạnh nhạt bởi cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam, Việt Nam đã mua của Bắc Triều 02 tầu ngầm mi-ni.

Tiền mua 02 con tầu ngầm mi-ni này, được ta trả cho bạn bằng ..gạo.

Và 02 con tầu ngầm này, ta mua về, cốt chỉ để nghiên cứu và để ôn lại bài học về tầm ngầm.

Cả 02 con tầu này, đều không nhận được một nhiệm vụ trực chiến nào.


Tầu ngầm Bắc Triều.jpg
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
418
Động cơ
73,117 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN



Tút 5/ Khúc vĩ thanh
:

1/Người quen cũ:


Khi tìm tư liệu, để viết bài về ‘Lính tầu ngầm đời đầu’, đã có người nhận ra Baoleo tôi.

Người đó tên là Đỗ Xuân Lâm, người Thanh Hóa, sinh năm 1962.

Khi đi Ri-ga, bạn này học tầu ngầm về điện máy khoang cuối, cùng nhóm với anh Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm).

Sau khi 2 khung tầu ngầm giải tán, bạn Lâm chuyển vào Nha Trang, sau đấy về Viện Kỹ thuật Hải quân.

Bạn Lâm về nghỉ hưu với quân hàm thượng tá.

Sau khi nghỉ hưu, bạn Lâm hiện đang làm bảo vệ cho 1 công ty tư nhân ở TP. HCM.

Oài.

Trong cuộc đời, sướng nhất là còn có người nhận ra và biết mình, dẫu cho giù đã xa cách từ vài chục năm trước.

+++++Sau đây là hình ảnh của bạn Lâm, ở trong mọi giai đoạn cuộc đời.

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg



2/ Khúc vĩ thanh 1:

Tháng 02/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước.

Sau đó, đến năm 1988, Hải đội tầu ngầ thứ 2 cũng học xong và về nước. Sau đó - Hải đội tầu ngầm giải tán.

Vậy nhưng, dù thành viên Hải đội tàu ngầm đang làm gì, ở đâu, ông Nguyễn Anh Tuấn (trưởng khoang 2) thừa nhận: "Tôi đã đi nhiều nơi, biết nhiều người. Nhưng quả thật, đối với chúng tôi, tình anh em lính tàu ngầm vẫn là điều gì đó thiêng liêng nhất."

+++++ HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Khoang chứa vũ khí trong tàu ngầm model 613.

N 10.jpg


-Phòng điện máy, nơi ông Sâm làm việc

N 11.jpg


- Ảnh chụp tại phòng học Acoustic, thiết bị là hệ thống sonal GAX 100 và GAX 200 của model 613 và 877

N 12.jpg


3/ Khúc vĩ thanh 2:

Những năm đầu 9x, sau khi Việt Nam và Bắc Triều nối lại quan hệ, sau một thời gian dài lạnh nhạt bởi cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam, Việt Nam đã mua của Bắc Triều 02 tầu ngầm mi-ni.

Tiền mua 02 con tầu ngầm mi-ni này, được ta trả cho bạn bằng ..gạo.

Và 02 con tầu ngầm này, ta mua về, cốt chỉ để nghiên cứu và để ôn lại bài học về tầm ngầm.

Cả 02 con tầu này, đều không nhận được một nhiệm vụ trực chiến nào.


Tầu ngầm Bắc Triều.jpg
Hồi xưa cũng nổi đình nổi đám 1 vụ chế tạo tàu ngầm Made In Vietnam với công nghệ AIP (hệ thống tuần hoàn khí độc lập), sau bị dừng lại theo ý của tác giả là do không thể chạy thử vì mang ra biển sẽ bị CSGT hốt vì vi phạm an toàn giao thông + độ chế phương tiện giao thông (em cười sặc khi đọc tin này). Sau đó mới biết được là Việt Nam mình đã có cụ Phan Bội Trân xuất bán tàu ngầm mini cho nước ngoài rồi: https://thitruong.nld.com.vn/chuyen-lam-an/ong-phan-boi-tran-xuat-300-tau-ngam-mini-sang-thai-20150718111320167.htm
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Hồi xưa cũng nổi đình nổi đám 1 vụ chế tạo tàu ngầm Made In Vietnam với công nghệ AIP (hệ thống tuần hoàn khí độc lập), sau bị dừng lại theo ý của tác giả là do không thể chạy thử vì mang ra biển sẽ bị CSGT hốt vì vi phạm an toàn giao thông + độ chế phương tiện giao thông (em cười sặc khi đọc tin này). Sau đó mới biết được là Việt Nam mình đã có cụ Phan Bội Trân xuất bán tàu ngầm mini cho nước ngoài rồi: https://thitruong.nld.com.vn/chuyen-lam-an/ong-phan-boi-tran-xuat-300-tau-ngam-mini-sang-thai-20150718111320167.htm
Cái tầu ngầm của cụ Phan Bội Trân và con Ki-lo, là khác nhau như con ô tô 'lơ-gô' và con mẹc trắng có cửa sổ trời :D

Nhưng, như thế cũng là tự hào ..dồi ạ :D
mời bác ly cà phê nhé~o)
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
883
Động cơ
63,903 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Em mới vào xem thớt này, đúng là còn nhiều góc khuất thiệt, như có nhiều chuyện tưởng là bịa, nhưng thật ra là có thật, và có nhiều chuyện thì đúng là bịa thiệt.
Hồi nhỏ em có đọc 1 cuốn hồi ký của phòng không- không quân Việt Nam, có một số câu nói và câu chuyện khá ấn tượng với em. Như lời nói đầu có ghi "chiến đấu dưới mặt đất thì lòng dũng cảm có thể thay đổi cuộc chiến, còn chiến đấu trên không thì chỉ có trí tuệ", và về khoản trí tuệ thì Việt Nam ta không kém ai, và ngược lại người Mỹ cũng vậy, như 2 cao thủ đánh cờ vậy, gặp chiêu phá chiêu.
- Câu chuyện ấn tượng đầu tiên là về hội nghị "Diên Hồng" bàn về cách đánh của Mig17 cổ lỗ sĩ, tốc độ rùa bò trước dàn F4 hiện đại của Mỹ: cố vấn các nước LX,TQ,Triều Tiên đều chịu thua, không giải được bài toán này về mặt lý thuyết; Mỹ cũng tin là vậy.
- Câu chuyện giải bài toán về nhiễu Radar cũng hay: Mỹ phát minh ra 1 cách nhiễu thì bên ta tìm cách giải, rồi Mỹ lại sáng tạo ra cách mới, coi 2 ông đấu qua đấu lại vui phết
- Câu chuyện Mỹ sáng tạo ra tên lửa Shrike và cách giải
- Câu chuyện về cầu Hàm Rồng làm điên đầu các bộ óc của Mỹ, dù đã cho xây dựng nguyên cái mô hình tỷ lệ 1:1, huấn luyện phi công cũng hị
Ngoài ra sau này có 1 số chuyện mà mới đầu em tưởng bịa, như vụ một cụ anh hùng kể về gài lựu đạn lên ngọn cây tre nổ mấy chiếc trực thăng bay qua (sau này mới biết đó là mìn chống trực thăng), hoặc nghe nhiều nhất từ mấy anh Tân kể là VN tuyên truyền dùng súng lục bắn rớt B52, sau em gặp một cụ thì cụ bảo rớt B52 thì đúng là bịa, nhưng súng lục bắn rớt F-111 là có thiệt. Phiên bản mà em nghe kể là do biết đường bay cố định của F-111, nên trên đường bay đó ta bố trí đủ các loại vũ khí, chỉ cần nghe hiệu lệnh - tiếng súng lục, là đồng loạt nổ súng. F-111 với vận tốc siêu âm, chỉ cần trúng 1 viên đạn là đủ rớt, cho nên sau tiếng súng lục hiệu lệnh đó thì F-111 rớt nên mới có vụ bắn rớt F-111 bằng súng lục.
Còn câu chuyện tại sao biết đường bay F-111, là do F-111 có nhiệm vụ phá đường băng sân bay, ảnh phá xong về nhà báo cáo thành công, nhưng sáng hôm sau thằng check Var (vệ tinh Mỹ) nó bảo thằng này báo cáo láo (đường bay vẫn bình thường), nên hôm sau quay lại phá, lần này có chụp ảnh rõ ràng, nhưng sáng sau thằng Var vẫn bảo mày láo, thêm thằng bạn ném bom bảo tối qua có Mig phi lên từ đó, nên ảnh quay lại lần 3 thì bị hịt. Trong sách ghi là F-111 phá thì tối hôm đó công binh VN huy động dân chúng sửa trong 1 đêm là xong, còn Mig thì ban ngày được Mi cõng đi trốn, tới đêm cẩu về, trong phim 12 ngày đêm có cảnh dân đứng 2 bên thắp đuốc để Mig thấy đường xuất kích.
Và còn nhiều góc khuất nữa, như đụng độ 79 giữa không quân Việt Nam và Trung Quốc


Phi công Mỹ báo cáo, thành cổ Quảng Trị đã hoàn thành nhiệm vụ, bom cày nát toàn bộ thành cổ, không còn dấu hiệu sự sống, các tướng chỉ cần 1 đám lính dù đến cắm cờ chụp ảnh gửi về CNN là xong.

Phóng viên chiến trường thì cãi : đếch đâu, dân quân tự vệ vẫn ngồi trong thành uống trà rít thuốc lào cười hềnh hệch

luong-bom-nhieu-ky-luc-ma-my-da-nem-xuong-thanh-co-quang-tri-hinh-8.jpg
thanh-co.jpg


Thực tế là VNCH chết hơn 4000 lính dù mà không có một tấm ảnh cờ ba sọc nào trên thành cổ Quảng Trị
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,924
Động cơ
219,691 Mã lực
Quả thực tôi không rõ, tại sao tuyển chọn lính tầu ngầm lại khắt khe như thế.
So với lính bộ binh, tàu ngầm chỉ thua thiệt việc Không gian sinh hoạt nhỏ và bí bách trong thời gian dài.
Một vấn đề về tam lý nhiều hơn.

Ngoài ra, có vẻ không có yêu cầu gì quá nặng về thể chất.
1 tàu 9.000 tỉ 52 người, quy ra mỗi người được giao 175 tỉ. Chưa kể chi phí du học trường top ở Nga. Kể cả bên phi công chiến đấu tiêu chuẩn tuyển VN cũng hơn Mỹ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,153
Động cơ
269,357 Mã lực
Em có thắc mắc nhỏ? Sao hồi đó (1979) "vua" ta không dùng một "Ngô Thì Nhậm" để kết thúc cái "hậu" của CTBGPB mà để lê lết 10 năm, từ chiến thắng thành thua thiệt nhỉ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.


Tút Bổ xung (ngày 01/09/2024):


Ngày nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Baoleo có thời gian dài, và kiếm được thêm thông tin về cuộc đời sau chiến tranh của Mr. Prado – người phi công lái con F-4 đẩy, và Mr. Aman - người phi công lái con F-4 được đẩy.

Chuyện kể rằng:

Prado và Aman đều tiếp tục phục vụ tới khi về hưu.

Nhiều năm sau, Prado nghe tin Aman bị mắc bệnh bại liệt và bị câm, Prado tiếp tục lập quỹ kêu gọi hỗ trợ để mua sắm xe lăn và thiết bị hỗ trợ giao tiếp.

Quỹ này cũng góp tiền mua cho Aman một chiếc xe van mà Aman dùng để đi lại cho đến cuối đời.

Nói một cách khác, Prado không bao giờ bỏ rơi đồng đội kể cả sau khi đã về hưu.

Prado cũng đã qua đời cách đây vài tháng, cuối năm 2023.


+++Hình ảnh bổ xung:

-Tranh vẽ quá trình 2 con F-4 cứu nhao.

Con F-4 đẩy có số hiệu 839 là của Mr. Prado:

1725146428411.png


Con F-4 được đẩy, có số hiệu 653 là của Mr. Aman:

1725146458585.png


Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967

1725146484742.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA

‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA

Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.

Tút 1: ‘Đặc ân’ nếu được phục vụ tại Cam Ranh


Đã có một thời gian mà tôi, một thiếu tá hải quân, có cơ hội phục vụ tại Việt Nam. Ở đó, trong thời kỳ Xô viết (và hậu Xô Viết, cho đến năm 2002), có một căn cứ đảm bảo vật chất-kỹ thuật của chúng ta phục vụ cho các tàu mặt nước và tàu ngầm của binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương.

Căn cứ hậu cần này nằm trong vịnh Cam Ranh trên bờ biển đông nam Việt Nam. Chúng tôi, những thủy binh Hạm đội Thái Bình Dương, gọi nơi phục vụ của mình theo phong cách Nga - Kamranevka. Phục vụ tại đây trước chúng ta có người Mỹ, và thậm chí sớm hơn nữa là người Pháp. Nam Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp.

Khí hậu ở đó thật là khủng khiếp - nóng bức và độ ẩm cao. Khi tôi bay đến Kamranevka và bước chân xuống đường, cảm giác đầu tiên dường như tôi đã mắc kẹt trong một lò nung. Và đang tháng Mười cơ đấy! Tóm lại để có thể sống được ở đây - mà không buồn nản, chỉ là vì phục vụ trung thành cho Tổ quốc phải không ạ?

Người ta nói rằng người Mỹ phục vụ ở đây theo cách luân phiên - hai tuần rồi về nhà hưởng khí hậu quê hương. Còn chúng tôi được phái đến Kamranevka những hai năm. Tùy theo nguyện vọng ta có thể phục vụ lâu hơn. Bộ chỉ huy hạm đội luôn chào mừng chuyện đó.

Chỉ huy PMTO, người Ukraina ông Titenok, cũng như tất cả các sĩ quan ngành hậu cần hải quân của hạm đội, mang quân hàm lục quân - đại tá và ông phục vụ ở Kamranevka đã được 5 năm khi tôi đến. Có điều gì đó không kéo ông về Liên Xô mà để ông bén rễ ở bờ biển Việt Nam. Đại loại là gia đình ông đang ở đâu đó tại Sevastopol, mà không chuyển đến đây. Ở đây ông là ông chủ của một mẩu nước ngoài, còn ở đó, ở Sevastopol, ông sẽ chỉ là một đại tá bình thường, có vô số trên đất Nga.

Và phụ cấp bằng tiền cũng giữ chân người ta trong ngôi làng nóng nực Kamranevka. Mức lương rất tốt tại thời điểm ấy.

Còn khi đi về nghỉ phép hoặc nghỉ hẳn, lấy tổng lũy kế những đồng séc mà cơ quan Ngoại thương ban hành có thể "luộc" được trong các "cửa hàng đặc biệt" các trang thiết bị khan hiếm và các loại quần áo thời trang hợp mốt.

Còn ở Liên Xô, khi Các bà vợ của chúng tôi, khi bước vào một cửa hàng như vậy vào buổi sáng, sẽ dạo chơi ở đó với một vẻ say mê quyến rũ giống như đi bảo tàng, cho đến tận lúc của hàng đóng cửa.

Còn ở trong các cửa hàng thông thường của Liên Xô, tại các quầy, hàng hóa còn nghèo nàn hơn cả so với chỗ ông tiên có bà lão ngồi trong cái thùng trong nhà kho. Ngắm hay không ngắm cũng vậy thôi - đến bánh tiểu mạch cũng chẳng đủ.

Vậy nên, được mua sắm trong những "cửa hàng đặc biệt" tại Nga, chính là 1 đặc ân, được dành cho những người Nga đã có thời gian công tác ở nước ngoài, trong đó có căn cứ Cam Ranh.

HÌNH MINH HỌA:

-Hình 1:
Đồng séc mà cơ quan Ngoại thương Nga ban hành, dành cho chuyên gia Nga sau khi phục vụ ở nước ngoài, trở về mua ở của hàng Anh-téc-xốp Nga.

1.jpg


-Hình 2:
Cửa hàng Anh-téc-xốp ở Nga. Tương đương với cửa hàng Anh-téc-xốp Giảng Võ.

2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:

CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA

Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.



Tút 2: Làm quen với Cam Ranh:


Lúc đầu, tôi hầu như không thể hít thở được thứ không khí bị đốt nóng này, nó thiêu cháy ta từ bên trong, và sau này khi đã quen, ta dần dần sạm đen bởi mặt trời và khô xác như một con sứa trên bờ biển. Mỡ nhểu ra khỏi cái bụng Hải quân và nhỏ giọt xuống cát. Thức ăn không trôi được qua cổ họng - trời quá nóng. Cũng nhờ vậy mà - giảm cân.

Sau một thời gian, khi đã quen với khí hậu nóng nực, tôi bắt đầu nhận thấy thiên nhiên tuyệt đẹp của vịnh Cam Ranh - những hàng dừa, những bãi biển cát trắng tinh khiết, biển Đông xanh biếc như màu ngọc.

Tôi đến Kamranevka thay phiên nhà hóa học-đồng nghiệp Ghena Romanov. Ghena ốm đau trầm trọng và một tuần trước khi tôi đến, anh đã trở về Liên bang.

- Yura - Viktor Khozov, phó chủ nhiệm ngành hóa học hạm đội nói một cách bí ẩn trước chuyến đi của tôi đến Việt Nam – Cậ cứ ‘phịa’ với Titenok rằng: kho hóa học đang thiếu 24 kí-lô rượu.! Lão Titenok không biết chuyện đó.

- Tôi hiểu ý anh! - Tôi đáp, - Chúng tôi sẽ hành động dứt khoát và mạnh mẽ.

Ra nước ngoài khi đó được phép mang theo hai chai vodka "Moskva". Và, đương nhiên, rượu ở Việt Nam cũng là loại hàng khan hiếm.

Hai chai "Moskva" tôi mang theo được hải quan Liên Xô phê "duyệt", được các bạn chiến đấu mới của chúng tôi ở VN, thưởng thức không lâu - chừng năm phút.

Trước cuộc gặp gỡ các đồng nghiệp, tôi đến trình diện chỉ huy của mình - đại tá Titenok. Ông sống trên tầng hai một ngôi nhà gỗ hai tầng mà thực dân Pháp xây dựng cuối những năm bốn mươi - đầu những năm năm mươi.


Các căn biệt thự sau ba mươi lăm năm mối không ăn nổi, bởi tất cả các súc gỗ đã được tẩm một loại chất độc nào đó của miền nhiệt đới nhiều tai ương này.

- Tôi đã tiếp nhận công việc - tôi vui vẻ báo cáo - giấy tờ các loại theo quy định, tài sản hiện có trong kho, ngoại trừ hai mươi bốn kí-lô rượu.

- Rượu nào vậy? - người Ucraina ranh mãnh Titenok có vẻ mặt rất sửng sốt.

- Của phòng thí nghiệm hóa học quân sự di động, thưa đồng chí đại tá: Tất cả ba thùng chứa đều rỗng không.

Titenok hiểu ra rằng dắt mũi tôi rất khó. Trên thực tế, tôi sẽ chịu trách nhiệm về sự mất mát tài sản, nếu duyệt ký biên bản bàn giao của người chỉ huy mà không đề cập đến sự thiếu hụt này.

- Được rồi, nhà hóa học, cứ đi đi, hãy viết phiếu, cậu sẽ nhận được món đồ của cậu, tôi chỉ có ba lít thôi, tôi còn phải làm việc. Rồi tôi sẽ ký chúng giúp cậu - Người chỉ huy mới của tôi nói.

Và khi các sỹ quan của PMTO đã nốc cạn chai "Moskva" mừng tôi đến, tôi hỏi họ ai là người chịu trách nhiệm món ‘rượu’.

- À, đây, Volodia Babaev! - họ chỉ cho tôi một đại úy hải quân da ngăm đen.

- À, à, Volodya ibn Ali Babaevitch, vậy xin anh hướng dẫn cho tôi vào được kho châu báu của mình! - Tôi long trọng tuyên bố - Lễ hội vẫn tiếp tục nhé! Tôi chìa cho anh ấy xem phiếu xuất rượu, có chữ ký của người chỉ huy PMTO. Trên phiếu ghi rõ ngày - ngày 17 tháng 10 năm 1985. Ngày tôi đến vịnh Cam Ranh.

- Trời, cậu đã kịp làm việc với Titenok khi nào vậy? - Mọi người đều vui vẻ ngạc nhiên trước tính khẩn trương của tôi, - thật là nhanh như phản ứng hóa học!



Chủ nhiệm quân lương, Mishka Smykov - một viên thượng úy to lớn, vụng về, ra lệnh chuẩn bị một bữa ăn tối đặc biệt để mừng dịp tôi đến, và anh nhanh nhẹn chạy đi, lo bữa ăn buổi tối thật ngon cho chúng tôi. Còn tôi và Volodya lấy hẳn ấm trà bằng nhôm 5 lít của hải quân và để không gây sự chú ý không lành mạnh, chúng tôi cứ chậm rãi lang thang trong cái nóng, đi lấy đồ uống.

Khi bóng đêm dày đặc miền nhiệt đới hoang dại, giống như chiếc lều thổ dân Bắc Mỹ, buông xuống căn nhà gỗ 2 tầng của chúng tôi một cách đột ngột bất thường, chẳng hề có dấu hiệu báo trước của hoàng hôn, khi đó trời mới mát mẻ được một chút, bầu trời bắt đầu sáng lên bởi những ngôi sao lớn rậm rịt, tiếng bọn ve sầu kêu như rang trong các bụi cây mộc lan, anh em sĩ quan ngồi vào bàn và mở màn lễ "nhập trạch" vào Kamranevka của tôi.


Tại hạm đội, cũng như ở lục quân, hay không quân, bất cứ ngành phục vụ nào cũng bắt đầu với một lễ "nhập trạch". Nó là đạo luật quân sự "nghiêm túc". Và không phải một bữa tiệc rượu theo nghĩa hiểu thông thường của từ này. Đơn giản là sau này, trong cảnh hối hả và nhộn nhịp của công việc hàng ngày, ta sẽ không có thời gian để làm quen. Một người mới cần phải được tìm hiểu xem anh ta là ai, anh ta thở kiểu gì, anh ta từ đâu đến. Và ngoài ra, anh ta có thể là đồng hương của bạn hay không? Ở đó, ở vùng Viễn Đông, người ta coi là đồng hương nếu ta cùng tỉnh hay cùng một vùng của đất nước với nhau.

Sau bàn nhậu, dưới âm thanh du dương của những tiếng chạm cốc thủy tinh chứa thứ rượu đã pha loảng bớt, dưới khẩu vị những món ăn đơn giản của hải quân, chúng tôi giao tiếp với nhau và tìm được bạn cho mình, những người bạn mà ta sẽ không bao giờ phản bội và sống chết có nhau kể cả trong lúc khó khăn.


HÌNH MINH HỌA:

Khu căng tin bán nhu yếu phẩm của Nga tại Cam Ranh

3.jpg
 

Otozin

Xe hơi
Biển số
OF-28293
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
115
Động cơ
485,614 Mã lực
Tàu ngầm Dự án 613 (theo phân loại của NATO: “Whiskey”) là loạt tàu ngầm diesel-điện cỡ trung bình của Hải quân Liên Xô, được chế tạo vào năm 1951-1957. Loạt tàu n: 215 tàu ngầm đã được chế tạo. 43 chiếc thuyền sau đó đã được chuyển đến nhiều nước khác nhau, 21 chiếc thuyền khác được đóng ở Trung Quốc theo bản vẽ của Liên Xô và sử dụng linh kiện của Liên Xô.

Trong thời gian phục vụ trong Hải quân Liên Xô các tàu ngầm Đề án 613 và các sửa đổi của chúng trong thời bình, 2 tàu đã bị mất:

S-80 - chết năm 1961 ở Biển Barents, rất có thể do lỗi quản lý;
S-178 - chết năm 1981 ở biển Nhật Bản do va chạm với tàu động cơ Tủ lạnh-13.

Project 613 có thiết kế hai thân. Thân tàu chắc chắn được hàn toàn bộ với các khung bố trí bên trong được chia bằng vách ngăn chống thấm thành 7 ngăn:

1Ngư lôi. Khoang trú ẩn.
2Pin và khu dân cư.
3 trung tâm. Khoang trú ẩn.
4Nhóm pin thứ hai, nơi ở của các quản đốc.
5Diesel.
6Động cơ điện.
7Ngư lôi. Khoang trú ẩn.


613.png





Tàu ngầm Project 641 là loạt tàu ngầm diesel-điện (DEPL) của Liên Xô - theo phân loại của NATO - Foxtrot. Dự án được coi là thành công. 75 tàu đã được đóng, trong đó có 17 chiếc để xuất khẩu cho hải quân Ba Lan, Ấn Độ, Libya và Cuba. Trên cơ sở Dự án 641, Dự án 641B “Som” được tạo ra với động cơ diesel 4 thì 2D42M và các điểm khác biệt khác.
Thuyền được chia vách ngăn thành 7 khoang:

1 ngăn - ngư lôi.
Ngăn 2 - ngăn sinh hoạt, có tủ quần áo. Bên dưới boong là pin.
3 ngăn - trung tâm.
4 ngăn - ngăn sinh hoạt, có bếp. Bên dưới boong là pin.
Khoang thứ 5 - động cơ diesel.
Ngăn thứ 6 - động cơ điện.
Khoang thứ 7 - khoang ngư lôi.
Khung
Khi thiết kế các đường viền của thân tàu, tầm quan trọng lớn được đặt ra ở khả năng đi biển trên bề mặt, dẫn đến sự hiện diện của một thân nhọn và độ dốc ở phần giữa. Bộ định hướng sonar và tiếng ồn, nằm ở mũi tàu, được bao phủ bởi các tấm chắn.

614.jpg
 

Otozin

Xe hơi
Biển số
OF-28293
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
115
Động cơ
485,614 Mã lực
Liên xô có hệ thống cửa hàng từ năm 1961 dành cho người nưóc ngoài và người Liên xô công tác ở nước ngoài tên gọi bạch dương Brezka.
berezka.jpg

Dân Liên xô rẩt thích mua đồ ở đây vì có rượu ngoại đồ, điện tử, Nhưng chỉ ai đi công tác nưóc ngoài, và có check mới có thể mua được. Intershop VN có lẽ là học của ông anh cả

check
check.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Liên xô có hệ thống cửa hàng từ năm 1961 dành cho người nưóc ngoài và người Liên xô công tác ở nước ngoài tên gọi bạch dương Brezka.
Dân Liên xô rẩt thích mua đồ ở đây vì có rượu ngoại đồ, điện tử, Nhưng chỉ ai đi công tác nưóc ngoài, và có check mới có thể mua được. Intershop VN có lẽ là học của ông anh cả
Cảm ơn các thông tin bổ xung của bạn về tầu ngầm sê-ri 613 - sê-ri 641, cũng như thông tin về các cửa hàng 'Anh-téc-xốp' :D ờ Nga.
Mời bạn ly cà phê nóng ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA

‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA

Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.


Tút 3: Cảm nghĩ về con người và xã hội Việt Nam:


Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tại đấy những cấu trúc cơ sở hạ tầng dần dần bị những người cai quản phá hủy. Tháng Tư năm 1975, Bắc Việt Nam sau khi giải phóng Miền Nam, đã thay đổi đột ngột theo hướng Bolshevik, hình ảnh tư sản của cuộc sống của người dân. Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, các cô gái Việt Nam - làm nghề mại dâm bị đày ra đảo để khai thác đá, còn những người đàn ông - cựu công chức của chế độ tay sai đế quốc bị buộc phải làm việc trên cánh đồng. Người ta cày bừa để trồng lúa.

Đổi lại là những gì - từ Liên Xô chuyển đến Việt Nam một số lượng lớn xe máy trang bị kỹ thuật. Nhà hàng, siêu thị, sòng bạc bị đóng cửa. Đèn đỏ bị dập tắt tại các tụ điểm xa hoa của Sài Gòn. Công việc không có.

Cái nghèo của miền Bắc Việt Nam lây lan về phía nam của đất nước. Trong những tiệm tạp hóa nghèo nàn, người ta bán các đồ lưu niệm, chế tạo thủ công - mành mành với những vỏ trai, vỏ ốc, hoa quả.

Một bánh xà phòng có thể trao đổi lấy một nải chuối hoặc một cặp trái thơm khổng lồ. Ai đó trong chúng tôi đã dùng một từ tiếng lóng, và chúng tôi, những người Nga, đối với họ là các "korefan".

- Korefan! Kinem (đổi không)? - một người Việt Nam gầy còm hỏi. Và chúng tôi thì chúng tôi "kinemili" (trao đổi) là đương nhiên.

"Kinem" đã bị ban chỉ huy cấm, nhưng trên thực tế họ làm ngơ.

Để đổi lấy những trái cây kỳ lạ của Việt Nam, vỏ trai ốc và quà lưu niệm, phía chúng tôi dùng xà bông, thịt hộp, quân phục hải quân. Giày là loại hàng được đặc biệt đánh giá cao nhất là giày cỡ nhỏ và áo sơ mi hải quân màu kem cộc tay.

Nạn ăn cắp từ phía những người anh em chung vũ khí non trẻ của chúng tôi (VN) là hành vi bình thường. Trong khi tôi tắm trong nhà tắm có vòi hoa sen mùa hè, một người Việt Nam nào đó trong trung đội quản lý đã đánh cắp chiếc áo sơ mi mà tôi vô tình vắt trên bức tường phòng tắm . Và đại tá hải quân trưởng ngành hoa tiêu Zayko của chúng tôi đã hai lần từ bãi biển trở về trong độc một chiếc quần sịp.

Vợ ông, người mà ông đưa đến Cam Ranh (các sỹ quan bộ tham mưu được phép mang theo gia đình), đã lớn tiếng la mắng ông bằng đủ loại từ ngữ vì sự mất mát do thiếu cảnh giác này.

Phụ nữ gần như không có, nhưng các cô gái Việt thì thậm chí không muốn nhìn - họ gầy gò, nhỏ bé, ngực bé tí và phẳng. Ngay cả đàn ông Việt cũng thích những nữ đồng tộc béo tốt.

Dấu hiệu của một người Việt Nam giàu có là sự viên mãn của vợ ông ta. Vợ của người chỉ huy trung đội quản lý Việt Nam theo quan điểm Việt Nam là một người phụ nữ khá béo tốt.

- Người giàu ấy à! - ông ta nói với cấp dưới của mình một cách đố kỵ - vợ bao giờ cũng béo, họ nuôi vợ rất tốt.

Mà tại sao lại không nuôi tốt, bởi người Việt Nam tháo vát thường nuôi heo, và tất cả các đồ thải từ bộ phận phục vụ của chúng tôi ông ấy lấy đi hết. Những con heo vui vẻ ụt ịt trong bãi chăn. Và chăm chăm nhìn chúng tôi cũng như nhìn bà chủ tươi tắn béo tốt của chúng với vẻ thèm muốn là những người lính suốt đời đói khát thuộc trung đội quản lý Việt Nam. Người ta chuẩn bị bữa ăn trưa cho mười người bằng một nồi cơm với một số đồ biển.

Họ không có bữa sáng và bữa tối. Do đó người Việt Nam đánh bắt và ăn tất cả mọi thứ di chuyển được hoặc đơn giản là động đậy được. Một món ăn đặc biệt là loài thằn lằn lớn, chẳng hạn như kỳ giông. Lúc thủy triều xuống thấp, hàng trăm người Việt Nam ra bờ biển đào bới - họ kiếm đồ ăn.

Cần phải nói rằng người dân bản địa, dù gầy gò nhưng mạnh mẽ và dẻo dai. Cá nhân tôi đã có cơ hội để khẳng định điều đó. Ngày hôm đó tôi đổi phiên trực. Ba đến bốn lần một tháng, các sỹ quan PMTO làm nhiệm vụ trợ lý trực ban tác chiến và phụ trách các vấn đề đảm bảo hoạt động cho các tàu mặt nước và tàu ngầm ghé vào vịnh Cam Ranh.

- Này nhà hóa học! - Titenok gọi cho tôi, - tôi sẽ đưa cậu về nhà, hãy lên xe đi.

Khu nhà ở cách bến tàu quân sự những mười hai km. Sau phiên trực cần phải tìm một chiếc xe trên đường đi về.

- Cảm ơn! - Tôi ngồi thoải mái trên ghế sau chiếc UAZ của ông ấy.

- Trước tiên ta cứ đi, rồi ta đến xem công tác xây dựng bệnh viện tiến triển đến đâu - người chỉ huy của tôi báo trước cho tôi.

Động cơ gầm gừ một cách ấm cúng, chiếc xe lăn bánh đều đều trên con đường êm ả dọc theo bờ biển. Tôi bắt đầu thiếp đi sau một phiến trực đêm không ngủ trên chiếc tàu công binh xưởng bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt nung nóng bỏng, nơi đặt văn phòng trực ban tác chiến.

- Đứng lại! Đứng lại! - đột nhiên đại tá hét lên.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ xe và nhìn thấy một người Việt Nam đang chạy trốn cõng trên vai một bao xi măng đầy ự, đánh cắp từ công trường xây dựng. Xương sườn của anh ta nhô ra như những chiếc răng bừa cào cỏ, anh ta trông gầy nhỏ và yếu đuối. Món hàng của anh ta đè dúi dụi anh ta. Người thổ dân chỉ hơi trượt chân một chút trên bãi cát, rồi anh ta nhảy lên và chạy nhanh như một con sóc. Anh ta chạy thẳng vào hướng rừng, còn cách đó không quá năm trăm mét.

- Này các cậu lính thủy! Ê, mấy cậu lính thủy - Titenok hét lên - chạy lại đây! Hai cậu thủy thủ lính nghĩa vụ lười biếng chạy bộ đến chỗ chiếc xe, các cậu ấy được cử đến làm việc tại công trường xây dựng bệnh viện.

- Nhìn đi đâu thế, các cậu cả thộn! Người ta lấy xi măng trước mũi các cậu, mà các cậu có đủ cả tai lẫn mồm! Chạy ngay theo! Đuổi kịp và lấy lại! - Đại tá Titenok chỉ về phía tên trộm đang bỏ chạy.

Các cậu lính thủy lạch bạch chạy. Họ không thực sự chạy, bởi lẽ họ đã cam kết "kinem" với người Việt Nam: một bao xi măng lấy một chai rượu gạo giá rẻ. Nhưng đằng sau đại tá đang nổi giận - phải đuổi kịp và lấy lại.

Chắc chắn, người ta sẽ thì thầm với "korefan" hãy chờ đợi cho đến khi thủ trưởng bỏ đi. Phía sau hai thủy thủ cùng khênh một bao xi măng. Và nói cho cùng, hãy thử chạy nhảy trên bãi cát nóng rực với một khối nặng trên vai như vậy xem.

- Thế đấy, thưa đồng chí đại tá, người Việt Nam tự tay bê đồ về nhà của mình, còn với các cậu chiến sỹ này của chúng ta mớ xi-măng đó hoàn toàn vô dụng - Tôi nói với người chỉ huy. Titenok bực tức quá chỉ nhổ nước bọt, mà không tìm ra lời để nói.

Ghi chú:

*"korefan" - nói trại của từ "cố vấn".

**"kinem" - nói trại của từ "kỷ niệm".

HÌNH MINH HỌA:

-Dân Việt vác bao xi măng Nga chạy trốn, sau khi đổi được bằng 1 chai quốc lủi.

4.jpg


-Phụ nữ Việt Nam gầy gò, theo mắt của người Nga

6.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA

‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA
Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.


Tút 4: Công việc ở Cam Ranh


Toàn bộ công việc quân sự bắt đầu từ sáu giờ sáng và kết thúc chỉ sau khi ăn trưa. Tiếp đến là giấc ngủ trưa. Tất cả chỉ sống lại vào buổi tối, khi nhiệt độ giảm xuống một chút. Trong giờ nghỉ trưa dài, chúng tôi có thể ngủ trong ngôi biệt thự gỗ, và có thể đi đến bãi biển "Mỹ" để bơi và tắm nắng. Tôi thích lặn ngụp trong làn nước ấm áp của Biển Đông, còn cát trên bãi biển thì nhỏ và trắng như thể tinh bột. Để tránh mặt trời nóng bỏng, người ta thường trú ẩn dưới những bóng dừa hiếm hoi.

Rồi đến buổi tối - món bài bạc preferans muôn thưở của sỹ quan kiểu nửa kô-pếch cho bài "twist" hoặc bi-a.

Điều thú vị - đó không phải là những người bạn thường xuyên của thủy thủ - những con gián có biệt danh "stasik". Trong thời đại của chúng ta, tôi đã thôi không quan sát thấy chúng, - có lẽ lý do dẫn tới điều đó - là bức xạ điện từ. Bây giờ, mọi người đều có điện thoại di động, toàn bộ đất nước đã computer hóa. Tôi nghĩ rằng stasik đã rời khỏi nước Nga. Vâng, người ta có thể sống ở những nơi mà nền văn minh chưa từng đặt chân tới. Nhưng ở đó, tại Kamranevka, lý do lại nằm ở chỗ khác. Tất cả stasik có mặt trên các tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác đều bị lũ gián Việt Nam màu đen khổng lồ nuốt hết. Nhìn thấy một trong những con gián ấy tóc trên đầu bạn có lẽ cũng phải dựng đứng.

- Khr ... khr...khr ...... - Tôi thức dậy lúc nửa đêm trong bungalow của mình, tôi bật điện sáng và nhìn thấy cạnh mình, trên bức tường dán giấy bồi, những con gián khổng lồ to như lòng bàn tay đang gặm giấy. Có khoảng một chục con. Mắt chúng lóe lên những ánh đói khát. Chúng đi kiếm ăn đêm bằng lớp hồ dán đã khô, mà trước đây được người ta dùng dán giấy bồi. Đôi hàm mạnh mẽ của chúng nghiến ngấu không chỉ những chú stasik gầy gò khốn khổ. Có vẻ như nếu tôi ngủ thiếp đi, khi đó những con vật này sẽ bò lên người và xử lý luôn cả tôi.

- Còn ở trên trần ngay trên đầu, với những ngón chân nhỏ xíu nhưng bám cực chắc để treo mình là "Masha" - con thằn lằn màu hồng trong suốt. Trong ánh đèn chiếu sáng thấy rõ cả cột sống và các cơ quan nội tạng của nó. Nó cũng chưa là gì.

Tầng đầu tiên ngôi biệt thự của chúng tôi nhiều khi còn được những con rắn, rết, và bọ cạp đến thăm. Đó là những kỳ trùng dị vật của miền nhiệt đới. Và cho đến nay Cam Ranh vẫn luôn ở trong tâm trí tôi. Một trong những mốc quan trọng của đời phục vụ hải quân của tôi có độ dài hơn một phần tư thế kỷ. Và bây giờ là một tài liệu tham khảo từ internet.

"Cam Ranh là căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Diện tích của nó khoảng 100 km vuông. Hầu như tất cả các cầu cảng, đường giao thông, các tòa nhà đều được các nhà xây dựng của Liên Xô (Nga) xây dựng.

Tàu mặt nước và tàu ngầm quân sự của Liên Xô (Nga), khi thực hiện các chuyến đi biển xuyên đại dương (bao gồm cả vào Ấn Độ Dương và vùng Vịnh Ba Tư), đều được tiếp tế tại căn cứ các loại nhiên liệu, bổ sung hàng hóa dự trữ, tiến hành sửa chữa.

Tại căn cứ bố trí một trung đoàn không quân hỗn hợp (OSAP) bao gồm - 4 Tu-95, 4 - Tu-142, phi đội Tu-16 các kiểu khác nhau có 20 chiếc, một phi đội MiG-23 (khoảng 15 chiếc), 2 máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay trực thăng Mi-8 (số liệu 1986)....

Ngoài ra trực thuộc trung đoàn còn có một căn cứ vũ khí chống ngầm và vũ khí tên lửa và bộ phận TECH (ban bảo dường khai thác kỹ thuật).

Nhưng ... ngày 24 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov cho biết, Nga sẽ rút khỏi Cam Ranh".... Và chúng tôi đã đi.

Đáng tiếc thay. Nếu không có các căn cứ hải quân được trang bị tốt - nói chung sẽ không có hải quân, và không có căn cứ hải quân đóng quân tiền tiêu như Kamranevka của chúng ta - không thể có Hạm đội Đại Dương của một cường quốc vĩ đại.

Và các chàng trai của hạm đội chúng ta sẽ không phục vụ tại một đất nước nhiệt đới xinh đẹp nữa - đất nước Việt Nam.

HÌNH MINH HỌA:

- Một trong các khu nhà của Nga ở Cam Ranh

5.jpg



-Các sỹ quan Việt và Nga ở Cam Ranh.

Ông sỹ quan người Việt, tên là Công, sau này, có thời làm Tư lệnh Hải quân.

7.jpg
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
418
Động cơ
73,117 Mã lực
Cái tầu ngầm của cụ Phan Bội Trân và con Ki-lo, là khác nhau như con ô tô 'lơ-gô' và con mẹc trắng có cửa sổ trời :D

Nhưng, như thế cũng là tự hào ..dồi ạ :D
mời bác ly cà phê nhé~o)
Kilo thì bác phải đi so cái tàu ngầm Made In Vietnam với công nghệ AIP (hệ thống tuần hoàn khí độc lập) đó bác. Lúc mới ra thông tin về một cá nhân có thể chế tạo tàu ngầm với công nghệ AIP thì ai cũng sửng sốt
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA

‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA
Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.


Tút 4: Công việc ở Cam Ranh


Toàn bộ công việc quân sự bắt đầu từ sáu giờ sáng và kết thúc chỉ sau khi ăn trưa. Tiếp đến là giấc ngủ trưa. Tất cả chỉ sống lại vào buổi tối, khi nhiệt độ giảm xuống một chút. Trong giờ nghỉ trưa dài, chúng tôi có thể ngủ trong ngôi biệt thự gỗ, và có thể đi đến bãi biển "Mỹ" để bơi và tắm nắng. Tôi thích lặn ngụp trong làn nước ấm áp của Biển Đông, còn cát trên bãi biển thì nhỏ và trắng như thể tinh bột. Để tránh mặt trời nóng bỏng, người ta thường trú ẩn dưới những bóng dừa hiếm hoi.

Rồi đến buổi tối - món bài bạc preferans muôn thưở của sỹ quan kiểu nửa kô-pếch cho bài "twist" hoặc bi-a.

Điều thú vị - đó không phải là những người bạn thường xuyên của thủy thủ - những con gián có biệt danh "stasik". Trong thời đại của chúng ta, tôi đã thôi không quan sát thấy chúng, - có lẽ lý do dẫn tới điều đó - là bức xạ điện từ. Bây giờ, mọi người đều có điện thoại di động, toàn bộ đất nước đã computer hóa. Tôi nghĩ rằng stasik đã rời khỏi nước Nga. Vâng, người ta có thể sống ở những nơi mà nền văn minh chưa từng đặt chân tới. Nhưng ở đó, tại Kamranevka, lý do lại nằm ở chỗ khác. Tất cả stasik có mặt trên các tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác đều bị lũ gián Việt Nam màu đen khổng lồ nuốt hết. Nhìn thấy một trong những con gián ấy tóc trên đầu bạn có lẽ cũng phải dựng đứng.

- Khr ... khr...khr ...... - Tôi thức dậy lúc nửa đêm trong bungalow của mình, tôi bật điện sáng và nhìn thấy cạnh mình, trên bức tường dán giấy bồi, những con gián khổng lồ to như lòng bàn tay đang gặm giấy. Có khoảng một chục con. Mắt chúng lóe lên những ánh đói khát. Chúng đi kiếm ăn đêm bằng lớp hồ dán đã khô, mà trước đây được người ta dùng dán giấy bồi. Đôi hàm mạnh mẽ của chúng nghiến ngấu không chỉ những chú stasik gầy gò khốn khổ. Có vẻ như nếu tôi ngủ thiếp đi, khi đó những con vật này sẽ bò lên người và xử lý luôn cả tôi.

- Còn ở trên trần ngay trên đầu, với những ngón chân nhỏ xíu nhưng bám cực chắc để treo mình là "Masha" - con thằn lằn màu hồng trong suốt. Trong ánh đèn chiếu sáng thấy rõ cả cột sống và các cơ quan nội tạng của nó. Nó cũng chưa là gì.

Tầng đầu tiên ngôi biệt thự của chúng tôi nhiều khi còn được những con rắn, rết, và bọ cạp đến thăm. Đó là những kỳ trùng dị vật của miền nhiệt đới. Và cho đến nay Cam Ranh vẫn luôn ở trong tâm trí tôi. Một trong những mốc quan trọng của đời phục vụ hải quân của tôi có độ dài hơn một phần tư thế kỷ. Và bây giờ là một tài liệu tham khảo từ internet.

"Cam Ranh là căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Diện tích của nó khoảng 100 km vuông. Hầu như tất cả các cầu cảng, đường giao thông, các tòa nhà đều được các nhà xây dựng của Liên Xô (Nga) xây dựng.

Tàu mặt nước và tàu ngầm quân sự của Liên Xô (Nga), khi thực hiện các chuyến đi biển xuyên đại dương (bao gồm cả vào Ấn Độ Dương và vùng Vịnh Ba Tư), đều được tiếp tế tại căn cứ các loại nhiên liệu, bổ sung hàng hóa dự trữ, tiến hành sửa chữa.

Tại căn cứ bố trí một trung đoàn không quân hỗn hợp (OSAP) bao gồm - 4 Tu-95, 4 - Tu-142, phi đội Tu-16 các kiểu khác nhau có 20 chiếc, một phi đội MiG-23 (khoảng 15 chiếc), 2 máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay trực thăng Mi-8 (số liệu 1986)....

Ngoài ra trực thuộc trung đoàn còn có một căn cứ vũ khí chống ngầm và vũ khí tên lửa và bộ phận TECH (ban bảo dường khai thác kỹ thuật).

Nhưng ... ngày 24 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov cho biết, Nga sẽ rút khỏi Cam Ranh".... Và chúng tôi đã đi.

Đáng tiếc thay. Nếu không có các căn cứ hải quân được trang bị tốt - nói chung sẽ không có hải quân, và không có căn cứ hải quân đóng quân tiền tiêu như Kamranevka của chúng ta - không thể có Hạm đội Đại Dương của một cường quốc vĩ đại.

Và các chàng trai của hạm đội chúng ta sẽ không phục vụ tại một đất nước nhiệt đới xinh đẹp nữa - đất nước Việt Nam.

HÌNH MINH HỌA:

- Một trong các khu nhà của Nga ở Cam Ranh

5.jpg



-Các sỹ quan Việt và Nga ở Cam Ranh.

Ông sỹ quan người Việt, tên là Công, sau này, có thời làm Tư lệnh Hải quân.

7.jpg
Khi Nga rút đi có ý định bán nguyên dàn máy bay ở căn cứ cho ta nhưng ta lại không có tiền mua, giờ thì thấy hơi tiếc khi Mig21 đã nằm đắp chiếu mà chưa có máy bay thay thế chính thức, giờ tận dụng họ Su và L39-NG
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,584
Động cơ
458,076 Mã lực
Nơi ở
HN
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.


Tút Bổ xung (ngày 01/09/2024):


Ngày nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Baoleo có thời gian dài, và kiếm được thêm thông tin về cuộc đời sau chiến tranh của Mr. Prado – người phi công lái con F-4 đẩy, và Mr. Aman - người phi công lái con F-4 được đẩy.

Chuyện kể rằng:

Prado và Aman đều tiếp tục phục vụ tới khi về hưu.

Nhiều năm sau, Prado nghe tin Aman bị mắc bệnh bại liệt và bị câm, Prado tiếp tục lập quỹ kêu gọi hỗ trợ để mua sắm xe lăn và thiết bị hỗ trợ giao tiếp.

Quỹ này cũng góp tiền mua cho Aman một chiếc xe van mà Aman dùng để đi lại cho đến cuối đời.

Nói một cách khác, Prado không bao giờ bỏ rơi đồng đội kể cả sau khi đã về hưu.

Prado cũng đã qua đời cách đây vài tháng, cuối năm 2023.


+++Hình ảnh bổ xung:

-Tranh vẽ quá trình 2 con F-4 cứu nhao.

Con F-4 đẩy có số hiệu 839 là của Mr. Prado:

View attachment 8715871

Con F-4 được đẩy, có số hiệu 653 là của Mr. Aman:

View attachment 8715872

Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967

View attachment 8715873
Nghe truyện F4 đẩy nhau cũng giống như Mig của ta tắt máy núp trong mây ý nhể.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top