[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
344
Động cơ
8,400 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA

‘Tiểu Thớt 24.1’: LÀNG KAMRANEVRA

Tác giả: Thiếu tá Yuri Tkachev.


Tút 3: Cảm nghĩ về con người và xã hội Việt Nam:


Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tại đấy những cấu trúc cơ sở hạ tầng dần dần bị những người cai quản phá hủy. Tháng Tư năm 1975, Bắc Việt Nam sau khi giải phóng Miền Nam, đã thay đổi đột ngột theo hướng Bolshevik, hình ảnh tư sản của cuộc sống của người dân. Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, các cô gái Việt Nam - làm nghề mại dâm bị đày ra đảo để khai thác đá, còn những người đàn ông - cựu công chức của chế độ tay sai đế quốc bị buộc phải làm việc trên cánh đồng. Người ta cày bừa để trồng lúa.

Đổi lại là những gì - từ Liên Xô chuyển đến Việt Nam một số lượng lớn xe máy trang bị kỹ thuật. Nhà hàng, siêu thị, sòng bạc bị đóng cửa. Đèn đỏ bị dập tắt tại các tụ điểm xa hoa của Sài Gòn. Công việc không có.

Cái nghèo của miền Bắc Việt Nam lây lan về phía nam của đất nước. Trong những tiệm tạp hóa nghèo nàn, người ta bán các đồ lưu niệm, chế tạo thủ công - mành mành với những vỏ trai, vỏ ốc, hoa quả.

Một bánh xà phòng có thể trao đổi lấy một nải chuối hoặc một cặp trái thơm khổng lồ. Ai đó trong chúng tôi đã dùng một từ tiếng lóng, và chúng tôi, những người Nga, đối với họ là các "korefan".

- Korefan! Kinem (đổi không)? - một người Việt Nam gầy còm hỏi. Và chúng tôi thì chúng tôi "kinemili" (trao đổi) là đương nhiên.

"Kinem" đã bị ban chỉ huy cấm, nhưng trên thực tế họ làm ngơ.

Để đổi lấy những trái cây kỳ lạ của Việt Nam, vỏ trai ốc và quà lưu niệm, phía chúng tôi dùng xà bông, thịt hộp, quân phục hải quân. Giày là loại hàng được đặc biệt đánh giá cao nhất là giày cỡ nhỏ và áo sơ mi hải quân màu kem cộc tay.

Nạn ăn cắp từ phía những người anh em chung vũ khí non trẻ của chúng tôi (VN) là hành vi bình thường. Trong khi tôi tắm trong nhà tắm có vòi hoa sen mùa hè, một người Việt Nam nào đó trong trung đội quản lý đã đánh cắp chiếc áo sơ mi mà tôi vô tình vắt trên bức tường phòng tắm . Và đại tá hải quân trưởng ngành hoa tiêu Zayko của chúng tôi đã hai lần từ bãi biển trở về trong độc một chiếc quần sịp.

Vợ ông, người mà ông đưa đến Cam Ranh (các sỹ quan bộ tham mưu được phép mang theo gia đình), đã lớn tiếng la mắng ông bằng đủ loại từ ngữ vì sự mất mát do thiếu cảnh giác này.

Phụ nữ gần như không có, nhưng các cô gái Việt thì thậm chí không muốn nhìn - họ gầy gò, nhỏ bé, ngực bé tí và phẳng. Ngay cả đàn ông Việt cũng thích những nữ đồng tộc béo tốt.

Dấu hiệu của một người Việt Nam giàu có là sự viên mãn của vợ ông ta. Vợ của người chỉ huy trung đội quản lý Việt Nam theo quan điểm Việt Nam là một người phụ nữ khá béo tốt.

- Người giàu ấy à! - ông ta nói với cấp dưới của mình một cách đố kỵ - vợ bao giờ cũng béo, họ nuôi vợ rất tốt.

Mà tại sao lại không nuôi tốt, bởi người Việt Nam tháo vát thường nuôi heo, và tất cả các đồ thải từ bộ phận phục vụ của chúng tôi ông ấy lấy đi hết. Những con heo vui vẻ ụt ịt trong bãi chăn. Và chăm chăm nhìn chúng tôi cũng như nhìn bà chủ tươi tắn béo tốt của chúng với vẻ thèm muốn là những người lính suốt đời đói khát thuộc trung đội quản lý Việt Nam. Người ta chuẩn bị bữa ăn trưa cho mười người bằng một nồi cơm với một số đồ biển.

Họ không có bữa sáng và bữa tối. Do đó người Việt Nam đánh bắt và ăn tất cả mọi thứ di chuyển được hoặc đơn giản là động đậy được. Một món ăn đặc biệt là loài thằn lằn lớn, chẳng hạn như kỳ giông. Lúc thủy triều xuống thấp, hàng trăm người Việt Nam ra bờ biển đào bới - họ kiếm đồ ăn.

Cần phải nói rằng người dân bản địa, dù gầy gò nhưng mạnh mẽ và dẻo dai. Cá nhân tôi đã có cơ hội để khẳng định điều đó. Ngày hôm đó tôi đổi phiên trực. Ba đến bốn lần một tháng, các sỹ quan PMTO làm nhiệm vụ trợ lý trực ban tác chiến và phụ trách các vấn đề đảm bảo hoạt động cho các tàu mặt nước và tàu ngầm ghé vào vịnh Cam Ranh.

- Này nhà hóa học! - Titenok gọi cho tôi, - tôi sẽ đưa cậu về nhà, hãy lên xe đi.

Khu nhà ở cách bến tàu quân sự những mười hai km. Sau phiên trực cần phải tìm một chiếc xe trên đường đi về.

- Cảm ơn! - Tôi ngồi thoải mái trên ghế sau chiếc UAZ của ông ấy.

- Trước tiên ta cứ đi, rồi ta đến xem công tác xây dựng bệnh viện tiến triển đến đâu - người chỉ huy của tôi báo trước cho tôi.

Động cơ gầm gừ một cách ấm cúng, chiếc xe lăn bánh đều đều trên con đường êm ả dọc theo bờ biển. Tôi bắt đầu thiếp đi sau một phiến trực đêm không ngủ trên chiếc tàu công binh xưởng bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt nung nóng bỏng, nơi đặt văn phòng trực ban tác chiến.

- Đứng lại! Đứng lại! - đột nhiên đại tá hét lên.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ xe và nhìn thấy một người Việt Nam đang chạy trốn cõng trên vai một bao xi măng đầy ự, đánh cắp từ công trường xây dựng. Xương sườn của anh ta nhô ra như những chiếc răng bừa cào cỏ, anh ta trông gầy nhỏ và yếu đuối. Món hàng của anh ta đè dúi dụi anh ta. Người thổ dân chỉ hơi trượt chân một chút trên bãi cát, rồi anh ta nhảy lên và chạy nhanh như một con sóc. Anh ta chạy thẳng vào hướng rừng, còn cách đó không quá năm trăm mét.

- Này các cậu lính thủy! Ê, mấy cậu lính thủy - Titenok hét lên - chạy lại đây! Hai cậu thủy thủ lính nghĩa vụ lười biếng chạy bộ đến chỗ chiếc xe, các cậu ấy được cử đến làm việc tại công trường xây dựng bệnh viện.

- Nhìn đi đâu thế, các cậu cả thộn! Người ta lấy xi măng trước mũi các cậu, mà các cậu có đủ cả tai lẫn mồm! Chạy ngay theo! Đuổi kịp và lấy lại! - Đại tá Titenok chỉ về phía tên trộm đang bỏ chạy.

Các cậu lính thủy lạch bạch chạy. Họ không thực sự chạy, bởi lẽ họ đã cam kết "kinem" với người Việt Nam: một bao xi măng lấy một chai rượu gạo giá rẻ. Nhưng đằng sau đại tá đang nổi giận - phải đuổi kịp và lấy lại.

Chắc chắn, người ta sẽ thì thầm với "korefan" hãy chờ đợi cho đến khi thủ trưởng bỏ đi. Phía sau hai thủy thủ cùng khênh một bao xi măng. Và nói cho cùng, hãy thử chạy nhảy trên bãi cát nóng rực với một khối nặng trên vai như vậy xem.

- Thế đấy, thưa đồng chí đại tá, người Việt Nam tự tay bê đồ về nhà của mình, còn với các cậu chiến sỹ này của chúng ta mớ xi-măng đó hoàn toàn vô dụng - Tôi nói với người chỉ huy. Titenok bực tức quá chỉ nhổ nước bọt, mà không tìm ra lời để nói.

Ghi chú:

*"korefan" - nói trại của từ "cố vấn".

**"kinem" - nói trại của từ "kỷ niệm".

HÌNH MINH HỌA:

-Dân Việt vác bao xi măng Nga chạy trốn, sau khi đổi được bằng 1 chai quốc lủi.

4.jpg


-Phụ nữ Việt Nam gầy gò, theo mắt của người Nga

6.jpg
1725185165624.png


Lạ thật, nhìn bức này chả hiểu sao em cứ nghĩ đến bức tranh của cụ NGUYÊNAQ trên báo Le Paria. :((
 

Rookies

Xe tăng
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,027
Động cơ
35,443 Mã lực
Nghe truyện F4 đẩy nhau cũng giống như Mig của ta tắt máy núp trong mây ý nhể.
Cả 2 đều là thật.
Nhưng tắt máy núp mây là sự dốt nát diễn đạt của lều báo đâm ra phản tuyên truyền.

Xuyên mây ở thời không chiến quần vòng (dog fight) - giao chiến trong tầm nhìn là 1 chiến thuật bình thường. Không quân thằng nào cũng tận dụng - không đánh được thì cắm vào mây mà trốn, thoát ly hay rình cắn trộm. Tăng/giảm vòng quay động cơ thì lều báo nhà mình cho thành tắt máy.
Nên ở món tuyên truyền thì còn phải học bọn tư bổn nhiều. Tuyên truyền không khéo thì lòi đuôi dốt + tô vẽ.
Mig17 ưu thế ở vận tốc góc trong vòng kín ở mặt phẳng ngang - mấy thằng F4, F105 sa đà vào dog fight là tự bỏ ưu thế tốc độ. Mig 21 thời kỳ đầu mắc đúng lỗi chiến thuật ấy nên không hiệu quả. Chứ sau này Mig21 thì cứ hit n run. F4 thì tận dụng ưu thế mang nhiều đạn tên lửa đối không - cứ spam hết đạn bật tăng lực chạy thì Mig17 với Mig19 tự khắc hết bài.
Minh hoạ tý: con F4 có Mig kill cuối trong VNW được trưng trên tàu Midway. Cuối tuần em cho các cụ nhà em đi tham quan. Cái ô kính trước màn hình HUD to gấp 2 lần cái móc hãm của F4
(Xưa cụ nhà em cũng 1 thời lính PKKQ nên cho đi thăm các bảo tàng KQ với airshow là cụ khoái lắm)
IMG_1624.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Cả 2 đều là thật.
Nhưng tắt máy núp mây là sự dốt nát diễn đạt của lều báo đâm ra phản tuyên truyền.

Xuyên mây ở thời không chiến quần vòng (dog fight) - giao chiến trong tầm nhìn là 1 chiến thuật bình thường. Không quân thằng nào cũng tận dụng - không đánh được thì cắm vào mây mà trốn, thoát ly hay rình cắn trộm. Tăng/giảm vòng quay động cơ thì lều báo nhà mình cho thành tắt máy.
Nên ở món tuyên truyền thì còn phải học bọn tư bổn nhiều. Tuyên truyền không khéo thì lòi đuôi dốt + tô vẽ.
Mig17 ưu thế ở vận tốc góc trong vòng kín ở mặt phẳng ngang - mấy thằng F4, F105 sa đà vào dog fight là tự bỏ ưu thế tốc độ. Mig 21 thời kỳ đầu mắc đúng lỗi chiến thuật ấy nên không hiệu quả. Chứ sau này Mig21 thì cứ hit n run. F4 thì tận dụng ưu thế mang nhiều đạn tên lửa đối không - cứ spam hết đạn bật tăng lực chạy thì Mig17 với Mig19 tự khắc hết bài
Cảm ơn còm đúng mực của bạn ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA



‘Tiểu Thớt 24.2’:
PTMO

Tác giả: Đại tá hải quân Nikolai Litkovets.



Tút 1/Dẫn chuyện:


Cam Ranh. Ở đây, trong một khu vực nhỏ trên đất Việt Nam tạm thời được nhà nước Nga sử dụng, bố trí một căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật (PMTO). Quanh năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng bức với độ ẩm cao, cách xa bờ biển quê nhà hơn 2.500 dặm, các quân nhân Nga đang tận tâm thực hiện nhiệm vụ của mình.


Nhóm đầu tiên trong biên chế PMTO quân số 50 người đến bán đảo Cam Ranh vào tháng 4 năm 1980, và chẳng bao lâu sau hợp đồng về việc xây dựng các công trình mà đất nước chúng ta viện trợ không hoàn lại cho CHXHCN Việt Nam đã được ký kết với phía Việt Nam. Trong giai đoạn 1984-1992, tất cả có khoảng 30 công trình được xây dựng. Vào đầu những năm 90 hầu hết các cầu tàu của hạm đội và các công trình bến cảng đã chuyển sang cho phía Việt Nam sử dụng thường xuyên.

++++ HÌNH ẢNH MINH HỌA:

-Những chiếc tàu đầu tiên vào Cam Ranh, tháng 3 năm 1979.

01.jpg


- Khu nhà của quân nhân Nga trong Cam Ranh

02.jpg



- Chiến hạm BPK "Chapaev" , thuộc đề án 1134A.
Cam Ranh tháng 4 năm 1979 (ảnh của Volodia Ilin).

1725232009479.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


Tiểu Thớt 24.2’:
PTMO

Tác giả: Đại tá hải quân Nikolai Litkovets.



Tút 2: Những ngày cuối cùng của PMTO - Nghển cổ chờ máy bay:



Thập kỷ cuối cùng tại PMTO, như ở đây người ta vẫn đùa, mọi người sống theo kiểu "mỏi mòn chờ giữa các chuyến máy bay". Người ta sống trong mong đợi thư từ, báo chí, những tờ báo được truyền tay nhau đọc đến rách nát. Cùng chiếc máy bay hiếm hoi bây giờ ở miền xa xôi này (trước kia thì 2 chuyến mỗi tháng) một ủy ban đang từ Đất Lớn bay đến. Còn các thành viên phục vụ tại PMTO vẫn tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Cùng chỉ huy trưởng căn cứ đại tá hải quân Yuri Eremin chúng tôi đi vòng quanh thị trấn quân sự. Một chi tiết thú vị đập ngay vào mắt - các tầng đầu tiên của hầu hết các ngôi nhà đều không có người ở. Người ít hơn, vậy nên các căn hộ cũng trống vắng. Cắc căn hộ không có chủ nhà bị lũ mối tấn công không thương tiếc. Gỗ không thể chống lại sự xâm nhập của loài côn trùng phàm ăn. Trong ba tháng nó chỉ còn là gỗ mục: các dầm và khung cửa đã bị phá hủy trơ xương.

- Chúng tôi đã quyết định bảo tồn không gian ở: cách ly đường dây dẫn, phá nốt các đoạn gỗ mà mối "ăn dở" chưa hết - Yuri Prokopievitch giải thích. - Dù lo sợ, nhưng chuyện "hỗn loạn" này sẽ không tiếp tục xảy ra. Chúng tôi có thể khôi phục các căn hộ một cách tự chủ không cần sự tham gia của các nhà xây dựng. Và chúng tôi chỉ cần một ít tiền và vật liệu để làm việc đó mà thôi.


Lối vào nhà được sơn cẩn thận. Trên các ngôi nhà đều có các biểu tượng: các phi công vẽ biểu tượng bay của mình, các bác sĩ - sơn biểu tượng của họ. Nhà trẻ không được dự kiến trong biên chế, vì vậy một trong những căn hộ này được người ta biến thành phòng giải trí "Bạch tuộc" cho trẻ em vui chơi. Phòng được trang bị theo đủ các kiểu, các bức tường trang trí bằng các bức tranh trong phim hoạt hình. Và những cuốn sách cùng những món đồ chơi thiếu thốn được phu nhân Đại sứ Nga tại Việt Nam Irina Ivanova thân ái gửi từ Hà Nội vào cho các cháu. Ở đây có 16 công dân Cam Ranh trẻ thơ đang giết thời gian.

Trong một khu "rỗng tuếch" khác người ta tổ chức một câu lạc bộ sĩ quan sang trọng theo tiêu chuẩn địa phương, bằng cách đó giải quyết vấn đề nhàn cư vi bất thiện vào buổi tối. Mọi người tụ tập ở đây đề nghe nhạc "sống", đọc thơ, hoặc đơn giản là ngồi sau một tách cà phê hoặc tách trà thơm phức. Vào các ngày lễ có tổ chức hòa nhạc. Trong tương lai - sẽ khai trương gian chơi bi-a và phòng đọc sách. Chủ tịch câu lạc bộ là thiếu tá hải quân Aleksei Riaguzov, vợ ông là Natalia và nữ trợ lý Veronica Bortnikova làm việc ở trung tâm nghỉ dưỡng độc đáo này trong thời gian riêng của mình.

Bằng nỗ lực chung người ta cải tạo lại các ô đất trống gần khu nhà. Đầu tiên là xây dựng một sân chơi trẻ em, trồng dừa, đặt mua tại các vườn ươm cây Việt Nam giống thông California để trồng dọc các lối đi. Nhưng thế chưa đủ. Người ta xây dựng một đài phun nước nhỏ, làm các quầy hàng xinh đẹp nhỏ nhắn, mắc điện chiếu sáng. Người ta chở cát đỏ từ mỏ về và rải chúng trên những con đường nhỏ. Khi tiếp xúc với nước nó sẽ trở nên đặc chắc, kết quả là ta có một lớp asphalt tạm thời. Bên mái đường sẽ trồng cây xanh, còn tại các ô trống khác người ta xây dựng sân thể thao và sân bóng đá.

Tuy nhiên, PMTO tự cảm thấy mình cô lập, thể hiện ở sự đói thông tin. Hai kênh truyền hình trung ương Nga và việc thiếu báo chí kịp thời không làm tình thế thay đổi. Vậy là người ta đi đến ý tưởng tạo ra một studio truyền hình. Những người tình nguyện có sở hữu máy quay video tiến hành quay phim theo các chủ đề, đạo diễn là vợ của chỉ huy trưởng căn cứ Tatiana Mukhailovna. Một trường quay được trang bị, và từ tháng Mười Hai năm ngoái, mỗi tháng một lần, trên màn hình xanh lam của máy thu hình đã xuất hiện một vi nhét đẹp: "studio truyền hình PMTO Cam Ranh giới thiệu". Ngoài tin tức về đời sống nội bộ đơn vị và các sự kiện liên quan đến Hạm đội Thái Bình Dương, người ta còn phát các phim video mà xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" có nhã ý cung cấp.

Phó Tổng Giám đốc xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí Việt-Nga Fanis Badikov không chỉ là một nhà chuyên môn dầu khí, có học vị tiến sĩ khoa học, ông còn là một con người tuyệt vời, một người đàn ông chân thành, một người yêu nước Nga. Nhờ những nỗ lực của ông mà tại trường phổ thông của PMTO đã khai trương được phòng máy tính trang bị các máy tính đời mới nhất, trường cũng mua được các sách giáo khoa mới.

Các hạng mục của căn cứ nằm rải rác trong toàn bán đảo trên những khoảng cách khá xa nhau, nếu không có phương tiện vận tải thì không thể đi thăm thú được. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị đang hỏng dần mà phụ tùng thay thế rất khó kiếm được, rồi sau đó thì đến vấn đề khó khăn về tiền. Trong các trường hợp khẩn cấp thế này người Việt Nam rất sẵn lòng đến giúp một tay - họ sẽ xúm vào đẩy giúp để khởi động chiếc xe Uaz con trông âu sầu cũ rích, họ đảm bảo với chúng tôi về điều đó.

++++ HÌNH ẢNH MINH HỌA:

-Quân nhân Nga trong Cam Ranh

03.jpg



-Kiểm tra điều lệnh ở Cam Ranh

04.jpg



- Chiến hạm BPK "Chapaev" thuộc đề án 1134A.
-Cam Ranh tháng 4 năm 1979 (ảnh của Druzhkov Vladimir Aleksandrovitch, thợ máy nồi hơi trên BPK "Chapaev" 77-79).


1725236261351.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:

CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


Tiểu Thớt 24.2’:
PTMO

Tác giả: Đại tá hải quân Nikolai Litkovets.

Tút 3/ PMTO và những ngày "làm việc" cuối cùng:


Tại đây người ta phải chống chội với những điều kiện khí hậu khó khăn, với rắn độc, các bệnh nhiệt đới và tình trạng máy móc thiết bị dần dần hư nát.

... Một cơn lốc mạnh đã phá hủy nhiều trụ kim loại mỏng manh dùng làm trụ tạm đỡ đường cung cấp điện cho thị trấn. Cùng một lúc tất cả các máy điều hòa không khí, các đồ điện gia dụng, bếp điện ngừng làm việc...

Người Việt Nam đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên, người Việt Nam yêu cầu giá của sự trợ giúp ấy là 25 ngàn đô la với thời hạn ít nhất là hai tuần.

Sự "xa xỉ" này thì đại tá hải quân Yuri Eremin không thể cho phép mình có được. Ông tập hợp cấp dưới và làm một cuộc tham khảo ý kiến. Cùng ngày, toàn bộ dân số nam (gồm cả các cháu trai-học sinh phổ thông), trang bị xẻng cuốc, hành quân đến nơi tai nạn. Họ phải đào trong đất cát một cái mương sâu một mét và chiều dài 2,5 km.

Mọi người làm việc vất vả từ sáng sớm đến chiều tối. Mưa nhiệt đới và ánh nắng thiêu đốt không bẻ gãy được tính cách Nga, không làm mọi người sợ hãi. Khi rãnh cáp đã được hoàn tất, nảy sinh một vấn đề mới: kiếm đâu ra loại cáp có đường kính cần thiết? Người ta đã tìm thấy nó ... cách nơi công việc đang diễn ra 5 cây số. Cáp được đào lên và vận chuyển vác vai đến nơi lắp đặt (sau này mới tính ra rằng mỗi m cáp nặng đến 60 kg). Tới ngày thứ chín bản anh hùng ca lao động kết thúc với sự kiện việc cung cấp điện đã được khôi phục lại.

Tư lệnh vùng Hải quân Việt Nam đã đích thân đến nơi và bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với hành động của các quân nhân Nga.

Theo các sỹ quan và nhân viên phục vụ tại PMTO, để thúc đẩy mọi người tham gia vào một nhiệm vụ lớn lao và khó khăn như vậy chỉ có thể là một người đàn ông tính cách rất mạnh mẽ và có uy tín cao, đó là người chỉ huy trưởng căn cứ, đại tá hải quân Yuri Eremin.

Kể từ khi ông được bổ nhiệm, tại đơn vị đã có thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữa mọi người, người ta cảm thấy có sự quan tâm thực sự đối với người lao động. Ông không bao giờ có kiểu xử sự đại khái, mà cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến của đa số, nhưng cũng không ngại đi ngược lại, nếu vấn đề trở nên tồi tệ. Ông vừa nghiêm khắc và vừa mềm dẻo, người ta có thể từ chỗ ông đi ra mà không được hài lòng, nhưng không bao giờ bị xúc phạm. Dựa vào các cấp phó của mình, dựa vào những người cùng chí hướng (mà những người như vậy là đa số), người chỉ huy trưởng căn cứ cố gắng biến cuộc sống cô lập của PMTO trở thành một cuộc sống thú vị và sôi động.

- Tôi đã có dịp làm việc dưới ba đời chỉ huy trưởng, nhưng sự quan tâm như hiện nay đối với các cư dân của thị trấn, đặc biệt đối với trường học thì chưa bao giờ tôi được thấy - hiệu trưởng trường trung học địa phương Lyudmila Surenovna Chilingaryan nhận xét. - Lũ trẻ cảm thấy sự quan tâm chăm sóc thực sự của bậc cha mẹ từ phía người chỉ huy trưởng.


Mà người chỉ huy căn cứ vẫn còn một giấc mơ - xây dựng trong thị trấn một nhà nguyện nhỏ. Đã có được sự "đồng ý" từ Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương và phía Việt Nam. Các đồng nghiệp ủng hộ ý tưởng. Đã gửi thư cho Giáo chủ Moskva và Giáo hội Chính giáo Toàn Nga Aleksey II, yêu cầu gửi đến đây một vị linh mục. Bây giờ mọi người đang chờ đợi trả lời.

Làm việc ở PMTO là một đội ngũ nhân viên dân sự, như người ta vẫn goi là các chuyên gia được tuyển dụng đặc biệt. Hầu hết trong số họ được phái đến từ các phòng quân vụ của các tỉnh Rostov, Lipetsk và Bryansk. Thật không may, trong số tình nguyện viên được chọn có nhiều người không nằm trong số tốt nhất xét trên cả phương diện phẩm chất đạo đức và chuyên môn. Có khá nhiều trường hợp do vi phạm kỷ luật lao động mà phải gửi trả về nước những vị "khách du lịch" kiểu như vậy. Và đó là những nguồn tài chính không nhỏ đã bị nhà nước ném qua cửa sổ. Bộ chỉ huy PMTO cho rằng việc xem xét lại các vấn đề bổ sung quân số và chuyển nó đến nơi có thẩm quyền ở khu vực Viễn Đông đã thực hiện quá muộn. Thay đổi lộ trình một vấn đề quan trọng như vậy sẽ làm giảm bớt chi phí cho việc đi lại của các chuyên gia từ các vùng phía tây của đất nước, cho phép lựa chọn con người một cách có chất lượng hơn và chịu trách nhiệm về những ứng cử viên được cử đi công tác nước ngoài.


Ngày hôm nay do sự tắc trách của các phòng quân vụ mà tại thị trấn thừa ra nhiều giáo viên tiểu học, nhưng lại thiếu giáo viên vật lý và một giáo viên toán. Tuy nhiên, nếu trẻ em sau khi đọc sách giáo khoa có thể tự mình nghiên cứu những điều sơ đẳng cơ bản về đối tượng, thì ở đây không có bác sĩ không thể làm được gì. Trong khi đó, tại bệnh viện địa phương chẳng có biên chế bác sĩ phụ khoa và bác sĩ nhi khoa, lại đang còn vấn đề cắt giảm chức trách bác sĩ phẫu thuật thứ hai ...


Những chuyến ghé thăm hiếm hoi của các tàu chiến Nga, các tàu hậu cần, các chuyến máy bay hãn hữu - tất cả những điều này từ lâu đã dẫn một số người đến ý nghĩ về cái chết sắp xảy ra. Tuy nhiên, năm nay, tình hình bắt đầu có thay đổi. Việc một biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương ghé vào cảng, trên đường trở về nhà từ chuyến thăm Ấn Độ, đã phá vỡ cảnh "trì trệ" này. Và, mặc dù đoàn tàu đậu lại một thời gian rất ngắn, chỉ một vài ngày, nhưng PMTO đã có thể chứng tỏ sự "làm việc" thoi thóp của mình.

HÌNH ẢNH MINH HỌA:

-Quân nhân Nga ở chợ Đầm – Cam Ranh
05.jpg



-Hình 6 và 7:

Máy bay Yak-38 bị tai nạn trên Biển Đông gần Côn Đảo, phi công hy sinh, sau khi đã từng nhảy dù thành công trong một vụ tai nạn khác trước đó 9 tháng ở vịnh Ussurisky. Các vụ tai nạn chỉ ra sự cần thiết cải tiến hệ thống tự động cho phi công thoát khỏi máy bay khi gặp sự cố.

Các hình là chi tiết cẩu xác máy bay lên tàu cứu hộ "Kilektor-23" đưa về Cam Ranh.


06.jpg


07.jpg



Ghi chú của Baoleo:

1/ Đại tá hải quân Nikolai Litkovets viết rằng:
Đến năm 2000, tất cả các phế liệu của PMTO Cam Ranh, được bán sắt vụn cho "Young Distribution" Nam Hàn. Bao gồm cả các máy bay hư hỏng và khí tài quân sự không đem về Nga.

2/Baoleo đính chính:
Thực ra, người Nga không bán hết cho Hàn quốc, mà phần lớn phế liệu vẫn được người Nga bỏ lại ở Cam Ranh.

Sau khi tất cả người Nga đã ra về, quân ta vào tiếp quản, và đã kiếm được mẻ lớn, nhờ bán với giá đồng nát tất cả trang thiết bị.

Trong đống phế liệu, có tầm 6 chiếc Mig 23 và 3 chiếc trực thăng tấn công MI-24 đời mới, bị hư hỏng nhẹ. Trong số đó, 3 con Mi-24 bị xẻ thịt ở Cam Ranh. Có trên 3 con Mig 23 bị đưa ra tận Quan Độ - Yên Phong – Bắc Ninh để xẻ thịt.

Đáng tiếc nhất, là Việt Nam chúng ta, đã không có ý kiến giữ lại đống vũ khí này để nghiên cứu và học tập. Điều này khác hẳn kẻ thù Trung Quốc và Mỹ. Có được vũ khí hiện đại của đối phương, là họ trân trọng giữ gìn để sao chép và học tập. Đây là thể hiện của tầm nhìn của những người có liên quan và có trách nhiệm.

+++ Cam Ranh, 1979. Một trận bóng đá. Bên trái: kỹ sư ngành 2 thượng úy hải quân Chizhov. người thứ 3 - hoa tiêu BPK "Chapaev"

1725245965928.png



++++ Cam Ranh, 1979.

1725246041818.png


Cam Ranh, 1986.

1725246126079.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA



‘Tiểu Thớt 24.3’:
CĂN CỨ CAM RANH RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC

Tác giả: Đại tá V.Pokhomchikov


Tút 1/Sơ lược lịch sử của GTU:


Đây chính là lúc để suy nghĩ về công việc của TCKT (GTU- ГТУ) với Việt Nam trong vấn đề xây dựng các công trình "chìa khóa trao tay".

Việt Nam không phải là nước đầu tiên tại đó GTU thực hiện loại hình hợp tác này. Xin lỗi các bạn. Đất nước đầu tiên như vậy là SDR (SDR - Cộng hòa Dân chủ Somali - СДР (Сомалийская Демократическая Республика)). Tại đây trên thực tế đã thành lập Liên hiệp xí nghiệp xây dựng Xô Viết và tất cả các công việc được các chuyên gia Liên Xô - các nhà xây dựng quân sự - thực hiện. Đồng Chủ nhiệm của LHXN này là một sĩ quan Somalia đã tốt nghiệp Học viện Công binh của chúng tôi hạng ưu tú, và cùng với anh ta, tất cả các vấn đề kỹ thuật đều dễ dàng được giải quyết.

Tại đó GTU đã làm chủ các nguyên tắc tổ chức công việc khi xây dựng công trình "chìa khóa trao tay". Tại đó người ta hiểu ra rằng cái nền giáo dục trung học phải là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại công nhân xây dựng. GTU thời đó đã đặt hàng tất cả các loại xe máy và máy móc cho việc xây dựng hai sân bay, đã gửi tới các trang bị kỹ thuật khai thác đá cùng các thợ máy, các chuyên gia nổ mìn xô viết, các máy nghiền đá của chúng tôi, các máy đào máy xúc, và tất nhiên, các xe tải chở nặng.


Nếu cất cánh, nhìn từ trên cao đường băng sân bay Xô Viết tại Berbera, Somalia, năm 2010. Chiều dài đường băng 4140 m, được Liên bang Xô Viết xây dựng cho lực lượng KQHQ đầu những năm 197x. Tại Berbera có căn cứ HQ của Liên Xô (1964-1978). Hiện Berbera thuộc Somaliland - nước cộng hòa tự xưng trên lãnh thổ Somalia.

Năm 1976, chúng tôi đã hoàn thành xây dựng sân bay ở Berbera. Đó là một sân bay xuất chúng với kích thước kỷ lục về chiều rộng và chiều dài của các đường băng CHC, tính cho việc sử dụng máy bay Tu-95, những chiếc máy bay cần phải tuần tra trên khắp hành tinh, đối trọng lại với kẻ thù tiềm năng chiến lược của chúng ta thời ấy (và ngay cả bây giờ đối với tôi). Tại đó cũng có bến cảng cho tàu mặt nước và tàu ngầm. Còn có hai công trình hoàn toàn mới so với kinh nghiệm xây dựng của tôi tại Berbera - trạm bunker không có cầu tàu và một trạm khử muối trên cơ sở các nguyên tố trao đổi ion - người ta bổ sung tổ hợp này. Tất cả cùng được gọi là trạm đảm bảo vật chất-kỹ thuật. Nhưng nó tồn tại không lâu với chúng tôi.


Trong năm 1977, chúng tôi, có nghĩa là các chuyên gia quân sự Liên Xô, do các mâu thuẫn chính trị giữa đất nước chúng tôi, Somalia và Ethiopia, đã bị buộc phải rút ngay lập tức khỏi SDR, sau khi đã kịp tháo dỡ và mang đi khỏi căn cứ các trang thiết bị đặc biệt.

Nhưng "nơi đất thánh không bao giờ hoang vắng". Thay vào đó, người Mỹ đến thế chân chúng ta, và tôi rất hài lòng, khi đọc trên tạp chí "Newsweek", thấy họ đánh giá cao kết cấu đường băng và chất lượng xây dựng tại Berbera. Tuy nhiên, hiện nay ở đó chẳng hề dành cho chúng tôi hoặc người Mỹ, hoặc Somalia.

++++ HÌNH MINH HỌA

- Tuần dương hạm mang tên "Đô đốc Oktiabrsky", neo tại cầu tàu Cam Ranh. Năm 1989.

02.jpg


- Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình К-48 tại PMTO Cam Ranh (СHXHCN Việt Nam). Năm 1986.

03.jpg




 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


‘Tiểu Thớt 24.3’: CĂN CỨ CAM RANH RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC

Tác giả: Đại tá V.Pokhomchikov

Tút 2/ GTU với Việt Nam: Căn cứ Cam Ranh – Sự ra đời:


Đó là một chút lịch sử GTU, để ta quay lại với Việt Nam. Vì xây dựng theo các điều kiện tổng thầu ("chìa khóa trao tay") thì GTU đã rất nổi tiếng ở Iraq và Libya. Nhưng ở Việt Nam, hai công trình rất mạnh - PMTO tại bán đảo Cam Ranh và Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Khoa học và Thử nghiệm Nhiệt đới - cũng được xây dựng theo các điều kiện tổng thầu, và công trình đầu tiên trong số đó đã được xây dựng thành công. Công trình thứ hai đã được hoàn thành phần còn lại dựa vào nguồn tài chính của Việt Nam và đến nay vẫn hoạt động bình thường.

Sau đó, vào năm 1978 tôi tham gia vào việc tái thiết ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam. Đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đứng về phía Việt Nam chống Mỹ không chỉ có chúng tôi (tức là Liên Xô). Còn có những quốc gia thân thiện khác của phe xã hội chủ nghĩa. Ví dụ, Đông Đức đã xây dựng ở phía Bắc Việt Nam một nhà máy sản xuất khí tài quang học quân sự (kính ngắm, kính thiên văn, ống nhòm, vv.). Nhà máy này ngay từ đầu đã tìm thấy nguồn cát thạch anh tuyệt đẹp để nấu thủy tinh quang học, và mọi việc còn lại là công việc của các kỹ thuật viên các nhà máy "Carl Zeiss", "Iena".

Nhưng không ai trong số các chuyên gia của chúng tôi, ít nhất là trong GTU GKES, không biết rằng Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất vũ khí bộ binh, đạn dược, các thành phần gây nổ, kíp nổ, ngòi nổ, dây dẫn nổ, súng cối, mìn, RPG và đạn lõm cho RPG. Tất cả đều là các mẫu của Liên Xô trước đây được Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc. Và công nghệ cũng là của chúng ta, nhưng rất cũ. Nhưng tất cả mọi thứ đã làm việc và sẽ làm việc nếu như không có mâu thuẫn lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc, dựa trên các tranh chấp từ xa xưa về lãnh thổ các vùng biên giới.

Sau khi đánh bại người Mỹ, tất cả trở về với các vấn đề trong nước, kết quả việc đó là đột nhiên nổ ra cuộc chiến tranh giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa tại khu vực biên giới phía bắc Việt Nam. Tất nhiên, Trung Quốc ngay lập tức ngừng cung cấp tài liệu và các thiết bị thành phần cho các nhà máy QP này.

Vậy ai là người sẽ giúp Việt Nam? Tất nhiên, chính là GTU, nhưng không phải tự bản thân nó, mà với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô và các Bộ, ngành công nghiệp quốc phòng.

Tất cả các nhà máy đã được kiểm tra và ở mỗi nơi sẽ có một biện pháp cụ thể được áp dụng. Các mẫu mã mô hình mới và các công nghệ mới đã được chuyển giao, các vật tư tiêu hao cần thiết được đặt hàng. Trong quá trình kiểm tra ban đầu các nhà máy kiểu "Trung Quốc", chúng tôi cũng đã có cơ hội xem xét một số nhà máy được người Mỹ xây dựng ở miền Nam Việt Nam phục vụ nhu cầu của quân đội của họ.

Tạo cho tôi ấn tượng mạnh là nhà máy sửa chữa ô tô và các mẫu trang bị thông thường của Mỹ. Người ta nhập vào nhà máy: các xác khí tài cũ, tháo dỡ nó thành các bộ phận và các chi tiết, hoặc được hoặc phục hồi, hoặc nấu chảy. Và sau đó diễn ra quá trình lắp ráp trên dây chuyền từ các chi tiết thông thường đã phục hồi thành chiếc xe ô tô mới. Kết quả ta có một chiếc xe gần như mới hoàn toàn.

Chúng tôi cũng đã đến thăm các nhà máy sửa chữa tàu biển cũ của Hoa Kỳ (sau này chúng tôi bổ sung trang bị cho nhà máy này để sửa chữa tàu phụ trợ và hậu cần của Hải quân Liên Xô), và nhà máy sửa chữa trang bị hàng không, cơ sở hạ tầng của chúng có ích cho công tác tổ chức sửa chữa các máy bay MiG của chúng tôi.

Trên đường từ Bắc vào Nam, nhóm của chúng tôi đã ghé vào bán đảo Cam Ranh. Đó không phải là chuyện ghé thăm cho vui, mà tất nhiên người ta có ý đưa chúng tôi vào đó để tìm hiểu khả năng sử dụng các công trình của căn cứ Mỹ phục vụ cho quân đội CHXHCN Việt Nam.

HÌNH MINH HỌA


-Máy bay ném bom chiến lược TU-95 trên sân bay Cam Ranh

04.jpg



- Tàu trinh sát cỡ lớn "Ural" tại CR

05.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:

CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


‘Tiểu Thớt 24.3’: CĂN CỨ CAM RANH RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC

Tác giả: Đại tá V.Pokhomchikov


Tút 3/ Căn cứ Cam Ranh – Sự ra đời:


Bây giờ ta đi chi tiết một chút về Cam Ranh.

Cam Ranh - là một bán đảo dài, một bờ (phía nam) của nó gần như tiếp giáp với đất liền. Một eo đất hẹp và một ngõ thắt đầm lầy để đi qua, bán đảo có thể được coi gần như một hòn đảo. Và nó được người Mỹ lựa chọn để xây dựng căn cứ của họ cùng kiểu như căn cứ chúng ta có ở Berbera. Trên một số phương diện tất nhiên nó trội hơn hẳn căn cứ của chúng ta, nhất là ở chỗ nó có hai đường băng.

Tuy nhiên, người Việt Nam từ miền Bắc tấn công vào miền Nam quá nhanh làm cho họ chưa hoàn thành đường băng thứ hai. Nhưng tất cả mọi thứ còn lại đều được thực hiện với quy mô của người Mỹ. Đường ô tô bằng bê tông, các dãy nhà ở nhỏ cho sỹ quan, doanh trại cho quân lính và thủy thủ, đường cấp nước mà họ đã tháo dỡ và kịp mang đi theo, cũng như các nhà máy điện. Khá ngang nhiên, ở trung tâm của hòn đảo trên bờ một cái hồ nội đảo họ xây dựng một công trình gọi là "nhà nghỉ của Johnson". Đây là một biệt thự sang trọng, có một tháp nhảy cầu năm mét để lặn và nhào lộn, sân tennis, sân golf, v.v. Nghĩa là, họ nghĩ rằng họ sẽ ở đó mãi mãi.

Chúng tôi xem xét các con đường thường xuyên phủ cát do những cơn gió liên tục thổi mang đến, phần gốc của cầu tàu nổi đã bị phá hủy một phần, dãy nhà của sỹ quan đã bị cướp phá hết đồ mộc và mái lợp, phần còn lại của đường cấp nước và cấp nhiên liệu đã bị tháo dỡ. Sân bay chưa hoàn thành. Một đường băng, thực tế vẫn hoạt động, người ta vẫn cất cánh và hạ cánh trên đó. Nhưng người Mỹ đã đem đi tất cả các thiết bị mặt đất của sân bay, và đường băng chỉ phục vụ để hạ cánh bằng mắt thường các máy bay hạng nhẹ, mà những khí tài bay như vậy thì người Việt Nam không có, và bây giờ vẫn chưa có. Cái mà có thể làm việc được đó là những bãi biển tuyệt đẹp. Chúng tôi có thể đánh giá nó trên thực tế trong vài giờ ngắn ngủi ở trên bán đảo. Rất dễ dàng để đến với nó và cũng rất dễ dàng bỏ đi một cách nhanh chóng và nghĩ để mà không nghĩ rằng mình sẽ phải đến bán đảo này tham gia vào xây dựng một công trình rất quan trọng.

Các quyết định của các cơ quan cấp trên của chúng tôi là ngắn gọn và mạnh mẽ. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Liên Xô đã ký một thỏa thuận với Việt Nam về việc sử dụng Cam Ranh vào việc triển khai tạm thời các tàu chiến và máy bay của Hải quân Liên Xô. Còn Tổng cục Kỹ thuật UBHTKT với NN cùng với Bộ Quốc phòng Liên Xô:

a) xác định tập các công trình cần thiết, và do đó, xác định khối lượng công việc và chi phí trang bị bổ sung cho bán đảo với mục đích đã nêu ở trên, và

b) tiến hành nghiên cứu dự án kinh tế-kỹ thuật khả thi, tức là, nói theo ngôn ngũ hiện nay, làm kế hoạch kinh doanh, và

c) kiến nghị với Chính phủ Liên Xô về phương pháp xây dựng, chi phí, các tính toán với phía Việt Nam, và sau khi nhận quyết định thì tiến hành đàm phán và ký một thỏa thuận kỹ thuật với phía Việt Nam về việc xây dựng trên bán đảo Cam Ranh. Cuộc tranh luận kéo dài về việc sẽ đặt tên đối tượng này thế nào, đối tượng mà cần phải bao gồm hàng chục hạng mục có chức năng riêng biệt, cuối cùng thì họ quyết định - căn cứ đảm bảo vật chất-kỹ thuật (PMTO).

HÌNH MINH HỌA

- Căn nhà giành cho Tổng thốn Giôn –xơn, sau này là Biệt thự hồ Bạch Hổ của Chỉ huy trưởng căn cứ Cam Ranh thời Mỹ.

01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


‘Tiểu Thớt 24.3’: CĂN CỨ CAM RANH RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC

Tác giả: Đại tá V.Pokhomchikov

Tút 4/
Căn cứ Cam Ranh hình thành:


GTU khốn khổ thay, còn những nhiệm vụ nào mà tập thể của nó chưa phải giải quyết: lúc thì là việc xây dựng các lăng mộ (lăng Chủ tich Hồ Chí Minh- Chú thích của Baoleo) , lúc thì là việc tổ chức giao thông trên đường phố và áp dụng đèn giao thông cho đàn kiến xe đạp trên đường phố Hà Nội, bây giờ thì lại là một kế hoạch kinh doanh về Cam Ranh.


Tập hợp những cái đầu "có sỏi" từ các phòng ban chuyên môn, cục quản lý giá và cục quản lý hợp đồng xây dựng tổng thầu, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ.

PMTO này cần để làm gì? Để neo đậu tạm thời, để nạp liệu cho bunker, để các thủy thủ đến nghỉ ngơi, đặc biệt là các thủy thủ tầu ngầm nguyên tử, để bảo dưỡng vũ khí, để sửa chữa. Và để cho ai? Để phục vụ cho binh đoàn Ấn Độ Dương của Hạm đội Thái Bình Dương, đang đóng quân tại Ấn Độ Dương song song với Hạm đội 7 của Mỹ. Nhưng người Mỹ có các căn cứ hải quân và không quân ở xung quanh, còn binh đoàn của chúng tôi - một vị khách không mong muốn tại các cảng nước ngoài, và nếu được phép ghé vào, ví dụ, để sửa chữa khẩn cấp, thì giá cả, nói một cách nhẹ nhàng, cũng là trên mức bình thường. Để chất liệu phải mua nhiên liệu tại các cảng của các nước tư bản hay phái từ Vladivostok đến các tàu chở dầu để bơm nhiên liệu giữa đại dương. Đối với các kíp thủy thủ việc nghỉ mát tại đất nước Singapore "chanh chuối", không chỉ là tốn kém, mà cũng đầy cạm bẫy khiêu khích chính trị chống lại con người Liên Xô chất phác của chúng ta.

Còn vì các loại vũ khí theo quy định cần phải lang thang hết nửa vòng trái đất về căn cứ ruột tại nước Nga, sau đó lại quay về trực chiến. Và ở đây bạn có hẳn một căn cứ để tính toán làm các việc như vậy.

Còn cả tính đóng kín của thị trường trong nước của chúng ta so với thị trường tiền tệ thế giới. Giá của chúng tôi bằng đồng rúp thấp hơn nhiều giá của họ tính bằng những "tờ xanh lục". Đó là tính toán, được xác nhận qua những con số rõ ràng dễ hiểu tính chất có lợi trong việc trang bị một PMTO tại Cam Ranh, gần khu vực làm nhiệm vụ trực chiến.

Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Bạn có thể bắt đầu đàm phán về việc ký kết Hiệp định với CHXHCN Việt Nam. Đoàn đại biểu được tập hợp từ tất cả các tổ chức có liên quan, mỗi thành viên của phái đoàn đều mang theo các chỉ dẫn về lợi ích mà chính tổ chức ấy quan tâm, những lợi ích đó không phải luôn luôn trùng hợp, và trên một số khía cạnh nhắc ta nhớ đến con thiên nga, con tôm và con chó. Nhưng trách nhiệm về việc ký kết vô điều kiện được giao cho GTU. Và trong việc này không được quên lợi ích của bên chủ chốt thứ hai - CHXHCN Việt Nam.

Hoàn toàn không công bằng với Cam Ranh khi mà người ta giao trách nhiệm cho GTU đàm phán và ký kết Hiệp định liên chính phủ, còn tại GTU người ta ra lệnh dẫn đầu phái đoàn cho tôi, có cấp hàm đại tá.

Bởi vì trước kia, tất cả các công trình hợp tác được xây dựng cho quốc gia khách hàng tại đất nước họ và tất cả mọi thứ rất đơn giản: hai bên, hai nhóm quyền lợi, mà có thể dễ dàng điều hòa. Còn ở đây là lợi ích của chúng tôi trên lãnh thổ của quốc gia khác, mặc dù là quốc gia thân thiện, đã trao lãnh thổ mà họ giành được bằng xương máu cho một quốc gia nước ngoài, mặc dù là một đồng minh. Và đồng minh này trong bản thân nó cũng có sự không hoàn toàn trùng lặp lợi ích giữa các mục tiêu quân sự và các khả năng kinh tế.

Tóm lại, chúng tôi làm thành một phái đoàn lớn đến CHXHCN Việt Nam, thăm Cam Ranh, một lần nữa tất cả xem xét cẩn thận, làm kế hoạch triển khai các hạng mục và cơ sở công nghiệp cơ bản (tôi sẽ giải thích: đó là căn cứ của các nhà xây dựng, có nó bạn có thể xây dựng bất cứ điều gì mà trái tim của bạn mong muốn, tức là, cần các nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm và vữa, chế tạo các sản phẩm BTCT - dầm, vì kèo, cầu dầm, cột, v.v., nhà máy sản xuất đồ gỗ và kết cấu kim loại).



Sau đó, chúng tôi quay trở lại Hà Nội, ngồi vào bàn đàm phán. Trong các cuộc đàm phán, chúng tôi được biết vì căn cứ Cam Ranh mà người Mỹ hàng năm trả tiền cho chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam 20 triệu USD chỉ để có quyền xây dựng ở đó tất cả những gì người Mỹ muốn. Chúng tôi sẽ trả bao nhiêu? Không có gì cả, bởi vì chúng tôi là đồng minh của nhau. Vâng, chúng tôi là đồng minh, nhưng chính người Việt Nam đã đánh bại người Mỹ, dùng xương máu của mình để giành lại đất đai của mình, và giờ đây chúng tôi cho rằng họ không thể trao nó cho một quốc gia khác như vậy được. Với các quan điểm như thế, cuộc đàm phán đã bắt đầu.

Điều kiện hợp đồng tổng thầu xây dựng tại Cam Ranh và bản thân cuộc đàm phán về việc xây dựng và sử dụng trong tương lai của các công trình được xây dựng lên cho thấy trình độ cao trong cái nhìn dài hạn của các nhà đàm phán Việt Nam. Ngày nay, khi nước Nga bỏ rơi căn cứ Cam Ranh ta có thể thán phục trí tuệ của người Việt Nam và quan điểm của họ trong các cuộc đàm phán. Thời đó nhiệm vụ rất cấp bách của chúng tôi là ký kết Hiệp định này và bắt đầu xây dựng cơ sở quan trọng trong vấn đề đối đầu quân sự với chủ nghĩa đế quốc. Tính khả thi kinh tế, mà GTU đã tính toán cùng với các thủy thủ của chúng ta, dựa trên một sơ đồ có giá rẻ hơn trong công tác đảm bảo cho một binh đoàn của Hạm đội Thái Bình Dương.

Tất nhiên, chúng tôi đã đồng ý và ký kết Hiệp định. Bao nhiêu đêm chúng tôi ngồi tại trung tâm thông tin của Trưởng Cố vấn Quân sự, báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu tình hình và các chi tiết đã thỏa thuận, không đi đến bất cứ so sánh nào về số lượng các tế bào thần kinh của chúng tôi đã mất. Tuy nhiên, đã đạt được thỏa thuận về đặc quyền ngoại giao trên bán đảo đối với PMTO của chúng tôi, có nghĩa là quy tắc và giá cả hoạt động tại đó sẽ như ở Liên Xô. Đã thống nhất một danh sách các hạng mục được xây dựng ở đó, hoàn toàn được soạn thảo và được tăng cường bằng luật hóa trong điều khoản Hiệp định và các thủ tục và phương pháp xây dựng của tổng thầu và phương thức thanh toán cho lực lượng lao động địa phương. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp hoặc chuyển giao cho Việt Nam các trang thiết bị xây dựng, các xe máy và máy móc đã giải phóng, tương đương theo giá trị của số lượng thuộc loại hàng trao đổi. Nhưng về điểm này, chúng tôi phải giải quyết vì quyền lợi của Việt Nam - đó là tất cả các công trình xây dựng sẽ là sở hữu của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Phùng Thế Tài, như mọi khi, vẫn mỉm cười trong quá trình đánh giá các điều kiện xây dựng và khai thác các hạng mục, nhưng ông rất kiên định và thậm chí có một chút cứng rắn trong việc bảo vệ quan điểm của mình. Sự thật của ông vẫn là sự thật. Quyền sở hữu này được coi là đã chuyển giao cho chúng ta sử dụng miễn phí trong vòng đời của PMTO. Lẽ tự nhiên, điều đó không áp dụng đối với các thiết bị nhập khẩu - thuộc thể loại này có các thiết bị sân bay để đảm bảo cho các chuyến bay trong mọi thời tiết, một số cầu tàu nổi cho tàu mặt nước và tàu ngầm, dok nổi, thiết bị TECH cho máy bay MiG và các phân xưởng chuẩn bị vũ khí và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này đã được sơ tán thành công ra khỏi Kam Ranh ngay sau khi nước Nga tư sản (xin lỗi, "dân chủ" chứ), từ chối địa điểm tuyệt vời này.

Sau cuộc di tản các thiết bị đảm bảo sân bay đã dẫn đến tai nạn hàng không của một số máy bay của chúng ta thuộc phi đội "Tráng sĩ Nga" trở về từ Salon quốc tế tại Kuala Lumpur và cố gắng hạ cánh xuống Kam Ranh trong điều kiện tầm nhìn rất kém, mây thấp và đang có mưa nhiệt đới.

Hầu như chẳng có ý nghĩa gì việc nhớ lại các hạng mục được xây dựng trên bán đảo, bây giờ điều đó không còn nằm trong chủ đề bàn luận. Tại đó, tất cả những gì cần thiết cho hoạt động của hạm đội đều có. Cho các thủy thủ tàu ngầm nguyên tử nghỉ ngơi (nói chính xác hơn - các nhà hàng hải, còn cho các sỹ quan thì có hẳn khách sạn kiểu căn hộ đã được xây dựng), cho Tu-95 và các kíp bay. Thậm chí đã xây dựng lần đầu tiên trong thực tế công tác của tôi, chúng tôi bắt đầu từ việc xây dựng cho mình những ngôi nhà ở bình thường, dù là loại tạm thời, nhưng là nhà ở, chứ không phải những ngôi lều hoặc những túp nhà rách. Và nếu bạn thêm vào đó những bãi biển đẹp và tiện nghi, sân quần vợt với lớp phủ nhân tạo, khi đó bức tranh về PMTO sẽ còn rõ ràng hơn.

Bây giờ tôi cần phải phản đối những người luôn luôn tính toán đến tiền và thể hiện mình như một chiến sỹ đấu tranh cho công cuộc tiết kiệm tiền của nhân dân. Tính khả thi kinh tế của PMTO tại Kam Ranh là không còn nghi ngờ gì nữa, mà phải nói rằng, đã trình bày rõ ràng ở trên.

Tất cả các nhà khoa học và phi hành gia của chúng tôi cảm thấy thế nào, khi người ta nhận chìm trạm không gian "Mir" của Liên Xô, thì bản thân chúng tôi, các CCB của cục quản lý hợp đồng tổng thầu GTU cũng cảm thấy như vậy khi người ta "nhận chìm" Cam Ranh.

HÌNH MINH HỌA


Giao lưu Nga – Việt trên căn cứ Cam Ranh.

06.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 24:
CĂN CỨ CAM RANH DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGA


‘Tiểu Thớt 24.3’: CĂN CỨ CAM RANH RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC

Tác giả: Đại tá V.Pokhomchikov


Tút 5/ Khúc vĩ thanh:


Trong những năm 1960, Hoa Kỳ xây dựng tại Việt Nam trên bán đảo Cam Ranh một căn cứ hải quân và không quân cho các tàu chiến của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, bao gồm cả các tàu sân bay và tàu ngầm, cũng như cho các máy bay ném bom, máy bay vận tải quân sự, máy bay cường kích và tiêm kích, trong đó có "pháo đài bay" B-52. Căn cứ này cũng được sử dụng phục vụ cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Lào, Campuchia và các khu vực khác tại Đông Nam Á.

Căn cứ được trang bị tất cả những gì cần thiết cho các trang bị kỹ thuật cũng như cho đội ngũ quân nhân.

Sau chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và việc trục xuất người Mỹ ra khỏi Kam Ranh, trên thực tế căn cứ hầu như ở trong cảnh đổ nát, toàn bộ cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy (cả người Mỹ và các chiến sỹ quân giải phóng đều cố gắng làm như vậy). Căn cứ quân sự đã hầu như được Liên Xô xây dựng lại trong các điều kiện tổng thầu thông qua GTU GKES và được phía Việt Nam chuyển giao cho lực lượng hải quân và không quân thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô mượn dài hạn, đảm bảo sự hiện diện đáng tin cậy và liên tục của chúng ta trong khu vực Ấn Độ Dương và Đông Nam Á.

Khi nước Nga đơn phương cắt đứt hợp đồng thuê mượn vào cuối những năm 1990 và tiếp sau rời khỏi Kam Ranh, điều đó gợi nên sự hoài nghi của phía Việt Nam về mới quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong các thời gian sau.

(Cụ thể là khi Chiến dịch CQ-88 diễn ra – Chú thích của Baoleo)

Tại nước Nga, Cam Ranh đã mang lại tin buồn vào giữa những năm 1990, trong lúc tiếp cận để hạ cánh, nhóm thuật lái cao cấp danh tiếng "Tráng sĩ Nga" của chúng ta đã gặp phải tai nạn bi thảm (Bộ phận dịch vụ mặt đất của chúng ta đã rời khỏi sân bay, còn phía Việt Nam thì chưa có đủ kỹ năng).

HÌNH MINH HỌA

-Người Nga ở Cam Ranh

1725430334869.png


1725430365465.png


1725430385960.png


1725430429275.png


1725430458934.png


1725430484765.png
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
850
Động cơ
222,053 Mã lực
Bộ phận dịch vụ mặt đất của chúng ta đã rời khỏi sân bay, còn phía Việt Nam thì chưa có đủ kỹ năng. Điều này không chính xác!

Đến năm 2000, hàng tháng vẫn có chuyến bay tiếp tế của Nga hạ cánh xuống CR; đài chỉ huy k4 và k6 của họ vẫn hoạt động bình thường.
Đội Su của Nga bay về CR có một chiếc chỉ huy và dẫn đường trên không đi kèm.

Dẫn đường trên không và mặt đất là của họ; lỗi là của họ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Bộ phận dịch vụ mặt đất của chúng ta đã rời khỏi sân bay, còn phía Việt Nam thì chưa có đủ kỹ năng. Điều này không chính xác!

Đến năm 2000, hàng tháng vẫn có chuyến bay tiếp tế của Nga hạ cánh xuống CR; đài chỉ huy k4 và k6 của họ vẫn hoạt động bình thường.
Đội Su của Nga bay về CR có một chiếc chỉ huy và dẫn đường trên không đi kèm.

Dẫn đường trên không và mặt đất là của họ; lỗi là của họ.
Hi hi.
Để tôi viết báo cáo gửi Bộ Quốc phòng Nga, phản ảnh sự việc trên :D
Mời bác ly cà phê nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 25:
LIÊN XÔ THU HỒI VŨ KHÍ MỸ Ở VIỆT NAM (1975)

Câu chuyện của Đại tá Viktor Kuznetsov

Tút 1: Chuyên gia không quân Liên Xô ở Việt Nam.


Đầu năm 1975, tôi phục vụ với cấp bậc thượng úy tại trung đoàn tiêm kích Mukatchevskii. Trung đoàn này, được trang bị vào thời điểm đó các máy bay MiG-21SMT (kiểu "50"-1971), là một trong những loại máy bay chủ lực của Lực lượng Không quân Xô viết. Biên chế tổ chức đội ngũ của nó dự kiến có bộ phận thứ hai - các phi công và chuyên viên kỹ thuật, được đào tạo, như hồi đó người ta nói, "để thực hiện nhiệm vụ quốc tế ngoài biên giới quốc gia Liên Xô". Tôi thuộc biên chế bộ phận thứ hai với tư cách một chuyên gia thiết bị hàng không của máy bay MiG-21 và nóng lòng trông đợi chuyến công tác đặc biệt đầu tiên của mình ở một trong các quốc gia nước ngoài. Vòng quay số phận của tôi cho tôi cơ hội tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đến Bắc Việt Nam vào tháng Hai, tôi thuộc nhóm các chuyên gia Liên Xô về MiG-21. Vào thời điểm đó mẫu máy bay tiên tiến nhất của loại máy bay này của Bắc Việt Nam là MiG-21 PFM. Những chiếc "Hai mươi mốt" đầu tiên được trang bị cho hai trung đoàn, đóng căn cứ tại các sân bay: Nội Bài gần Hà Nội và Kép cách thủ đô 80 km.

Nhóm của chúng tôi khoảng 18-22 người. Số lượng có thay đổi, tăng lên khi Việt Nam yêu cầu phi công bổ sung, hoặc giảm khi một người nào đó đã hoàn thành thời hạn làm việc quy định theo hợp đồng và bay về Liên bang. Ngoài các phi công, nhóm bao gồm bốn kỹ sư (về máy bay và động cơ (SD-СД), về vũ khí, về thiết bị hàng không (AO-AO), về thiết bị vô tuyến và vô tuyến điện tử (радио- и радиоэлектронному оборудованию), 4 nhóm trưởng công tác bảo trì thường xuyên, và bốn đến năm chuyên gia của nhà máy "Ngọn cờ Lao động", những người làm công tác hoàn thiện các chiếc MiG theo các chỉ thị gửi đến. Lãnh đạo nhóm trực tiếp là trung tá Tsvetkov (Phó trung đoàn trưởng về huấn luyện bay từ Tiraspol tới). Lãnh đạo chung các chuyên gia hàng không Liên Xô tại Việt Nam là thiếu tướng Obmelyukhin - Cố vấn Tư lệnh Không quân VNDCCH.

Chúng tôi đảm bảo cho các chuyến bay của MiG-21 từ cả hai sân bay. Chúng tôi sống trực tiếp tại các căn cứ không quân trong các căn nhà cấu trúc nhẹ, gợi nhớ đến các bungalow.

Phía Việt Nam hạn chế sự đi lại của chúng tôi trên lãnh địa căn cứ - đi lại có tổ chức và người đi kèm. "Các chủ nhà mến khách" đã phải quan tâm đặc biệt đến nhóm: hầu như tất cả mọi người mà chúng tôi giao tiếp (các phiên dịch, nhân viên phục vụ, nhân viên kỹ thuật, v.v.), đều phải báo cáo bằng văn bản về hoạt động của chúng tôi.

Ngoài chúng tôi, tại Việt Nam còn có các nhóm chuyên gia Liên Xô khác. Nhưng chúng tôi chỉ thấy họ ở Hà Nội, khi đến đại sứ quán báo cáo hàng tháng. Để công bằng phải nói rằng chúng tôi chịu trách nhiệm không chỉ về công việc.

Không quân Việt Nam cũng được trang bị tiêm kích MiG-19 (J-6), chế tạo tại Trung Quốc và MiG-17 chế tạo tại Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở các đơn vị trang bị các máy bay này chỉ có các chuyên gia Trung Quốc làm việc. Mặc dù thái độ đối với chúng ta là hoàn toàn bình thường, nhưng lập tức ta cảm thấy VNDCCH trong thời kỳ đó còn dựa nhiều vào người láng giềng phương bắc của mình. Khoa học Quân sự của Trung Quốc được đánh giá cao hơn của Liên Xô. Ưu tiên được trao cho các phi công và kỹ sư được Trung Quốc giáo dục.

Nhiệm vụ của nhóm chúng tôi là đào tạo việc khai thác hoạt động đúng đắn và sửa chữa bảo trì MiG-21. Đồng thời chúng tôi không có quyền yêu cầu tiến hành bất kỳ công việc nào mà chỉ đưa ra các khuyến nghị, còn họ có tính đến nó hay không đó là quyết định của người Việt Nam.


Tại Liên bang, tôi có thể cấm máy bay cất cánh, nếu chiếc máy bay đó không thực hiện các công việc bảo trì theo quy định. Ở đây tôi không thể làm điều đó. Việc chuẩn bị cho máy bay cất cánh không bao gồm trong trách nhiệm của chúng tôi, nhưng những người Việt Nam tổ chức học tập theo cách trực tiếp trong quá trình chuẩn bị. Đồng thời, họ tìm cách sao cho số máy bay qua tay các chuyên gia Liên Xô là lớn nhất, nói một cách công bằng, nếu chúng ta chuẩn bị máy bay, chúng ta sẽ là những người làm cho nó tốt nhất. Phi công của chúng tôi cũng được trao thêm trách nhiệm - bay thử máy bay (облет самолетов) sau khi sửa chữa và bảo trì. Hầu hết các sĩ quan Việt Nam, những người phục vụ trên MiG-21, đều tốt nghiệp trường kỹ thuật bay Krasnodar và nói tốt tiếng Nga. Các hạ sỹ quan kỹ thuật biết tiếng Nga tồi, và chúng tôi phải làm việc với họ thông qua phiên dịch. Điều này tạo ra thêm khó khăn, bởi vì người Việt Nam khi dịch ra tiếng Việt thường xuyên tạc ý nghĩa của thông tin nhằm tiện lợi cho việc hình dung của họ.

Ở Việt Nam, tôi đã thấy các phi công xuất sắc, nhưng mức độ tổng thể của các phi công không quá mức trung bình. Họ được đào tạo không tồi, nhưng họ bay đều đặn như nhau, "như mong đợi", khi không tỏ ra có mong muốn thể hiện tài nghệ. Trong số các nhân viên kỹ thuật cũng có những chuyên gia xuất sắc, một số người trong số họ đã tốt nghiệp hai trường đại học quân sự: tại cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng họ không thể hiện khao khát đặc biệt được phục vụ. Phạm vi các công việc mà người Việt Nam thực hiện là tích cực, nhưng làm một công tác bảo trì không định trước thì họ không muốn ngay cả dựa trên cơ sở các kinh nghiệm riêng của mình. Họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội "ngồi-nằm". Nghĩa vụ quân sự tại VNDCCH là bắt buộc: nam giới từ 15 tuổi, bắt đầu "học quân sự".

Dường như tất cả quân nhân đều ở trong hàng ngũ Đ…ảng C…ộng s….ản, nhưng về đa số cơ bản thì đối với những ý tưởng cách mạng họ không có sự nhiệt tình và họ là những người C….ộng sả….n "chỉ bởi vì đó là điều cần thiết". Cuộc hội nghị Đả….ng trong trung đoàn có thể diễn ra cả một tuần. Trong thời gian này người ta không đưa chúng tôi sang sân bay, họ nói tránh rằng hiện ở đó đang tổ chức họp Đả….ng.

Chính phủ VNDCCH, khéo léo sử dụng việc Liên Xô đã sẵn sàng cung cấp cho "tiền đồn chiến đấu của phe xã hội chủ nghĩa ở vùng Đông Nam Á" lượng vũ khí trên thực tế có số lượng hầu như không giới hạn, họ tìm cách tích lũy các máy bay, xe tăng và các loại thiết bị quân sự khác. Khi số lượng máy bay vượt quá số lượng các tổ bay, số máy bay nhận được trước đây bắt đầu được chuyển vào kho cất trữ.


Vào năm 1972, khi người Mỹ tiến hành những chiến dịch ném bom lớn xuống Bắc Việt Nam, người Việt Nam đã biết cách phân tán và giữ gìn rất nhiều thiết bị quân sự. Một trong những kho cất trữ đó nằm cách sân bay Nội Bài 4 km và nối với nó bằng một con đường trải asphalt mà nếu cần máy bay có thể sự dụng chạy đà thẳng để xuất phát. Tại bãi đậu ngoài trời đó là hai chục máy bay MiG-21 PF và các máy phiên bản trước đó. Ở một trong những ngọn đồi gần đó người ta đã đào một hangar ngầm khổng lồ làm nơi trú ẩn, cho phép bảo dưỡng theo phương pháp dòng chảy (di chuyển máy bay từ một công đoạn này sang công đoạn tiếp theo) 20 máy bay chiến đấu cùng một lúc.

Trong quá trình chuẩn bị cho Lực lượng Không quân Bắc Việt Nam tham gia chiến sự quy mô lớn ở Miền Nam, người ta quyết định kiểm tra khả năng chiến đấu của các máy bay đang được niêm cất. Đánh giá tình trạng của máy bay tại căn cứ Nội Bài thực hiện bởi một Ủy ban hỗn hợp Việt-Xô, trong đó phía chúng tôi có: Cố vấn Kỹ sư trưởng của Lực lượng Không quân, các chuyên gia máy bay và động cơ (SD- СД), chuyên gia trang bị vũ khí, thiết bị vô tuyến điện tử (REO - РЭО) và tôi - kỹ sư về thiết bị hàng không (АО).

Sự kiểm tra của chúng tôi cho thấy máy bay không bị hư hỏng trong chiến đấu, nhưng sau một năm rưỡi đến hai năm ở trong điều kiện khí hậu ẩm và trong tình trạng không được bảo dưỡng (chỉ bọc đèn pha và đặt đai ốc), máy bay đã không còn sử dụng được. Ngay cả vỏ máy cũng mất độ trơn và trở nên thô ráp. Ủy ban đã kết luận về việc không thể tiếp tục sử dụng các máy bay MiG này, sau khi chỉ ra sự không hợp lý của việc gửi chúng đến các nhà máy sửa chữa ở Liên Xô.

Trong các kho, người Việt Nam thu thập được một số rất lớn các bộ phận phụ tùng và thiết bị, bao gồm cả những thứ trong thời gian máy bay khai thác còn chưa được lắp đặt. Việc tính toán của họ được sắp đặt điều chỉnh tốt, nhưng các điều kiện bảo quản - thật kinh khủng.

+++ Hình minh hoạ:

Phi công Liên Xô ở Việt Nam

pc 2.jpg


pc 3.jpg
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
850
Động cơ
222,053 Mã lực
Hi hi.
Để tôi viết báo cáo gửi Bộ Quốc phòng Nga, phản ảnh sự việc trên :D
Mời bác ly cà phê nhé ~o)
Cụ đại tá đấy chắc cũng già lắm rồi. Ông ấy viết như vậy để cho nhẹ nhàng với tất cả; dù gì cũng là sự vụ của đội bay tinh hoa của một cường quốc quân sự.
Chúc cụ khỏe và phọt bài đều tay nhé!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 25:
LIÊN XÔ THU HỒI VŨ KHÍ MỸ Ở VIỆT NAM (1975)
Câu chuyện của Đại tá Viktor Kuznetsov


Tút 2: Tháng 4 năm 1975.


Vào đầu tháng ba năm 1975 các đơn vị vũ trang của V…C ở Nam Việt Nam đã bắt đầu cuộc tổng tấn công, kéo theo lực lượng không quân Bắc Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ nó. Tình hình tại căn cứ của chúng tôi vẫn yên tĩnh. Việc tham gia của các máy bay vào chiến sự ở miền Nam được giữ bí mật cẩn thận. Chính thức mà nói, ở trong đó đang diễn ra cuộc nội chiến, và quân đội chính quy Bắc Việt Nam không tham gia. Tất nhiên, che giấu chúng tôi đặc điểm chiến đấu của các chuyến bay là không thể: máy bay thực sự treo vũ khí, còn những chiếc máy bay MiG bay đến thì không còn chúng.

Chẳng bao lâu chúng tôi đã bị cuốn vào việc sửa chữa trực tiếp những chiếc MiG ngay trên sân bay dã chiến. Tùy thuộc vào tính chất của các hư hỏng người ta đã thành lập một nhóm chuyên gia từ 4-5 người, bay bằng trực thăng tới khu vực giới tuyến. Ở đó, chúng tôi chỉ có thể hoạt động không chính thức. Hạ cánh xuống sân bay đất nện khá tốt, ở đó đã có một hoặc hai chiếc MiG-21 bị hư hỏng. Chúng tôi đi đâu, không ai thông báo, người Việt Nam ở địa phương không tham gia vào cuộc trò chuyện, các chuyến bay không diễn ra khi có mặt chúng tôi. Về những điểm này, các chuyên gia của chúng tôi đôi khi rơi vào vòng hỏa lực và các vụ tấn công của máy bay Nam Việt Nam.

Đầu tháng Năm rõ ràng là chiến sự đã kết thúc: giảm cường độ xuất kích các chuyến bay, chúng được thực hiện với các vũ khí tập luyện. Chẳng bao lâu khi xem tổng diễn tập diễu binh trên không mừng chiến thắng tại căn cứ không quân Nội Bài, tôi đã chứng kiến sự va chạm của 2 MiG-19, diễn ra ngay trên đường cất hạ cánh. Thật ngạc nhiên, nhưng tai nạn bi thảm này không gây ra bất kỳ sự kích động nào: đường băng được dọn sạch và các chuyến bay vẫn tiếp tục.

Hai tháng sau chiến tranh, các tổ bay của trung đoàn chúng tôi đã có nhiều thay đổi - các thanh niên thay cho nhiều phi công có kinh nghiệm chuyển về phục vụ ở miền Nam. Ở đó đã hình thành các trung đoàn mới trên cơ sở các trang bị kỹ thuật chiến lợi phẩm. Sáu tháng sau đến lượt tôi đã có dịp làm quen cụ thể với một số máy bay của Mỹ.

+++ Hình minh hoạ:

Phi công Liên Xô ở Việt Nam

pc 4.jpg


pc 5.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 25:

LIÊN XÔ THU HỒI VŨ KHÍ MỸ Ở VIỆT NAM (1975)

Câu chuyện của Đại tá Viktor Kuznetsov


Tút 3: Thu hồi F-5.


Tối 12 Tháng Mười Một, trung tá Mitin cố vấn kỹ sư trưởng KQ VNDCCH đến chỗ chúng tôi. Không đặt ra nhiệm vụ cụ thể, ông chọn hai người: trưởng nhóm SD và tôi, sau khi bị thuyết phục từ trước bởi kiến thức của tôi về thiết bị vô tuyến điện. Ba chúng tôi cùng đến Hà Nội và một ngày sau cùng tùy viên quân sự bay trên chiếc "Douglas" (DC-3) đến Đà Nẵng, nơi đóng căn cứ không quân lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có hai đường băng riêng biệt, hướng về phía biển. Dọc theo mỗi đường băng - có đường lăn chiều rộng khoảng 30 m. Ở trung tâm căn cứ là một đài kiểm soát không lưu rất mạnh. Có hai tháp điều không, một đang được bảo vệ. Lớp phủ chủ yếu là asphalt, chỉ có trên những vị trí xả khí thì mới là tấm bê tông. Tại căn cứ có hơn 150 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất. Thiết bị kỹ thuật ở trong điều kiện tuyệt vời. Bảo dưỡng nó là các tù binh chuyên gia kỹ thuật Nam Việt Nam.

Tại Đà Nẵng, chúng tôi được giao nhiệm vụ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy bay chiến lợi phẩm chuyển giao cho Liên Xô, tiếp theo - chuẩn bị cho việc vận chuyển nó bằng đường biển và bốc xếp chúng xuống tàu chở hàng. Những loại khí tài bay nào và những cấu hình nào sẽ được chuyển giao, sẽ do tùy viên quân sự quyết định cùng các sỹ quan Bộ Tổng tham mưu sau khi đến căn cứ không quân.

Ban đầu, chúng tôi phải chọn một trong các tiêm kích F-5. Người Việt Nam trình diễn trên không ba máy bay: đầu tiên một cặp máy bay MiG-21 cất cánh, sau đó từng chiếc F-5 lần lượt bay lên, thực hiện một vòng lượn và hạ cánh bởi các phi công tù binh. Để khẳng định chắc chắn rằng những chiếc máy bay này đủ điều kiện bay, chúng tôi bắt tay vào kiểm tra chi tiết. Điều kiện làm việc thật tuyệt vời. Thiết bị kỹ thuật luân phiên được kéo vào một hangar chứa máy bay trong đó trang bị đầy đủ, và trong vài ngày chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ. Chiếc F-5 đầu tiên bị từ chối: rò rỉ dầu làm mát và đài radio liên lạc không làm việc. Chúng tôi chọn chiếc sau, chiếc ở trong tình trạng kỹ thuật hoàn hảo. Chiếc máy bay này được chúng tôi niêm phong để ngăn chặn việc thay thế thiết bị.

F-5 gây ấn tượng rất tốt, khi so sánh với MiG-21. Các đặc điểm gabarit-tổng quát của thiết bị tốt hơn đáng kể. Ví dụ, máy phát điện nhỏ hơn so với chúng ta 2-3 lần. Chúng sử dụng các ắc quy rất nhỏ và sử dụng một lần tiện lợi hơn nhiều. Tính công nghệ trong bảo dưỡng là lý tưởng: máy bay dễ sử dụng đến nỗi chúng tôi hầu như không sử dụng đến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Để tiếp dầu cho các hệ thống thủy lực họ sử dụng một chiếc xe tự hành đặc biệt chạy động cơ diesel. Khởi động động cơ - bằng không khí nhờ xe chuyên dụng tự hành trang bị máy phát diesel khởi động (PGD- ПГД). Theo thành phần, thiết bị, buồng lái của nó tương tự buồng lái MiG-21, nhưng các thiết bị kích cỡ nhỏ hơn, nhiều thiết bị trong số đó có đèn chỉ thị dạng dải. Giắc chuyển đổi của máy tiếp dầu tự động bọc cao su hồi đó với chúng ta là không bình thường. Màu sơn cabin - màu xanh ngọc mềm mại, (cũng màu này, nhưng sắc thái gắt hơn về sau này là màu sơn buồng lái MiG-23).

Cùng với máy bay tiêm kích, chúng tôi nhận được một số lượng đáng kể các phụ tùng thay thế và hầu như đầy đủ một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Không có tài liệu hướng dẫn khai thác bay F-5 nào, mà không qua tay chúng tôi. Tài liệu được biên soạn là có sẵn và người chuyên gia hiểu biết có thể dễ dàng nắm vững quy trình khai thác máy bay này. Ngoài ra, người Việt Nam cũng chuyển giao rất nhiều thiết bị mặt đất: một bộ thiết bị kỹ thuật hoàn chỉnh cần thiết cho việc duy trì hoạt động của một máy bay, một bộ đầy đủ (bao gồm cả thiết bị kiểm tra-theo dõi) cho bốn máy bay và một số đồ từ bộ dụng cụ cho 10 máy bay.

+++ Hình minh hoạ

-F-5 trong không quân Liên Xô

01.jpg


-Tu-154M trên đuôi đứng có gắn buồng lái của 1 chiếc tiêm kích F-5 có lẽ đây là chuyến bay thử nghiệm cấu hình khí động, hoặc kiểm tra chức năng của ghế phóng, nhằm rút kinh nghiệm trong thiết kế buồng lái cũng như ghế lái trong những thiết kế tiêm kích của Liên Xô về sau này.

F-5-2.jpg
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 25:
LIÊN XÔ THU HỒI VŨ KHÍ MỸ Ở VIỆT NAM (1975)
Câu chuyện của Đại tá Viktor Kuznetsov


Tút 4: Thu hồi A-37.



Cũng như vậy, chúng tôi đã lựa chọn cẩn thận một bản mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 và các phụ tùng cần thiết cho nó cùng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Máy bay này thậm chí còn điều khiển dễ dàng hơn hơn so với F-5. Ấn tượng đặc biệt đối với tôi là sự bố trí vị trí của các phi công. Cabin nhỏ gọn nhưng thoải mái, các thành phần của thiết bị giống như trên máy bay trực thăng. Làm việc với loại máy bay cũng thích thú y như với loại máy bay trước.

Đối với F-5 và A-37 người Việt Nam còn chuyển giao hai động cơ bổ sung, được đóng gói trong container kín lấp đầy bằng khí trơ. Phương pháp bảo quản này loại bỏ các tác động có hại của khí hậu và không đòi hỏi phải tái bảo dưỡng kích hoạt trước khi bạn lắp đặt động cơ lên máy bay. Khi mở container, chúng tôi kiểm tra động cơ và kiểm tra sự sẵn có của các tài liệu, sau đó lại đặt chúng vào trong container rồi bơm khí trơ vào.

++++ Một con A-37

02.jpg
 

chanthat123

Xì hơi lốp
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,028
Động cơ
538,491 Mã lực
Cả 2 đều là thật.
Nhưng tắt máy núp mây là sự dốt nát diễn đạt của lều báo đâm ra phản tuyên truyền.

Xuyên mây ở thời không chiến quần vòng (dog fight) - giao chiến trong tầm nhìn là 1 chiến thuật bình thường. Không quân thằng nào cũng tận dụng - không đánh được thì cắm vào mây mà trốn, thoát ly hay rình cắn trộm. Tăng/giảm vòng quay động cơ thì lều báo nhà mình cho thành tắt máy.
Nên ở món tuyên truyền thì còn phải học bọn tư bổn nhiều. Tuyên truyền không khéo thì lòi đuôi dốt + tô vẽ.
Mig17 ưu thế ở vận tốc góc trong vòng kín ở mặt phẳng ngang - mấy thằng F4, F105 sa đà vào dog fight là tự bỏ ưu thế tốc độ. Mig 21 thời kỳ đầu mắc đúng lỗi chiến thuật ấy nên không hiệu quả. Chứ sau này Mig21 thì cứ hit n run. F4 thì tận dụng ưu thế mang nhiều đạn tên lửa đối không - cứ spam hết đạn bật tăng lực chạy thì Mig17 với Mig19 tự khắc hết bài.
Minh hoạ tý: con F4 có Mig kill cuối trong VNW được trưng trên tàu Midway. Cuối tuần em cho các cụ nhà em đi tham quan. Cái ô kính trước màn hình HUD to gấp 2 lần cái móc hãm của F4
(Xưa cụ nhà em cũng 1 thời lính PKKQ nên cho đi thăm các bảo tàng KQ với airshow là cụ khoái lắm)
IMG_1624.jpeg
Mỹ đế là trùm truyền thông rồi, họ đưa được người lên mặt trăng mà không ai chứng minh được họ chém gió cơ mà
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
10,483
Động cơ
610,310 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
LỜI NÓI ĐẦU

Với tư cách là một người nghiên cứu quân sự, Baoleo nhà cháu, sẽ tập hợp các bài viết về chủ đề này, ở trong một ‘thớt’ duy nhất này, để các cụ tiện theo dõi.

Về chuyên đề “Góc khuất của chiến tranh’, trước đây, nhà cháu đã đăng 2 bài, đó là

1/ Nhìn lại Chiến dịch MB-84.

Đường linhk đây:

https://www.otofun.net/threads/nhin-lai-chien-dich-mb-84.1908552/#post-69569121

2/ AN-2 và Trận Pa Thí.

Đường linhk đây:

https://www.otofun.net/threads/an-2-va-tran-pa-thi.1909003/


Còn Thớt mới, sẽ gồm các bài:

3/ Đoàn Z và phi công Bắc Triều

4/ 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964

5/ Không chiến Mỹ - Trung trong chiến tranh Việt Nam

6/ Lữ đoàn nhẩy dù 305 của Việt Nam

7/ Các trận đánh của Hải quân vận tải Việt Nam (Đoàn tầu không số) thời kỳ 1964-1968

8/ Trận đánh cuối cùng của Hải quân Việt Nam với hạm đội 7 của Mỹ

9/ Trận bắn rơi F-111 năm 1972

10/ Vụ nổ ở Văn Phú và B-52 năm 1972


Trước mắt thế đã.
Nếu các cụ ọp-phơ có nhã hứng, nhà cháu sẽ nối dài thớt này.



Kính các cụ ạ.
Mong cụ anh tiếp tục đăng bài ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top