GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN
Tút 3/ Đôi nét chấm phá về 3 cuộc đời thủy thủ tầu ngầm – ký ức người trong cuộc:
Chỉ đến gần đây, báo chí mới đề cập nhiều việc Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp Kilo của Nga. Việt Nam cũng cử nhiều học viên sang Nga, Ấn Độ để học hỏi kỹ thuật tàu ngầm. Thế nhưng: Thế giới dưới lòng đại dương và ông chủ của biển cả - tàu ngầm vẫn là bí ẩn thăm thẳm đối với đa số người Việt Nam.
Và cũng Có điều ít người biết, hơn 40 năm trước, Việt Nam đã có hải đội tàu ngầm phiên hiệu 182 được đào tạo rất bài bản mấy năm trời tại Liên Xô (cũ). Chuyện này ít được nhắc đến, bởi sau khi kết thúc khóa đào tạo, nhiều người trong hạm đội 182 chuyển đơn vị khác hoặc không còn phục vụ trong quân ngũ.
Cả vạn lính được lọc ra. Mà cả vạn lính ấy đều là những chiến sĩ cực kỳ thiện chiến, khả năng bơi lặn siêu đẳng và kỹ năng chiến đấu thuần thục. Vậy nhưng, cứ hơn một ngàn người mới tuyển chọn được một người. Hầu hết đều rất cao to, khỏe mạnh và phải trải qua sát hạch vô cùng khắt khe như tuyển phi công.
Những người lính tàu ngầm ngày đó hiểu rằng, họ đang đảm nhận nhiệm vụ hết sức đặc biệt. Họ đã được chọn để trở thành những người lính đầu tiên của Việt Nam bước xuống con tàu ngầm chiến đấu dưới đáy biển – khí tài quân sự tối tân, hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.
Họ đã có gần 2 năm trời rèn luyện thể lực cùng những kỹ năng chiến đấu, thích nghi mọi điều kiện trong môi trường nước.
Sau năm 1988, tình hình Liên Xô thay đổi, và Liên Xô cắt khoản viện trợ 2 con tầu ngầm cho ta. Những người lính tầu ngầm ‘đời đầu tiên’, được trên cho…giải tán về quê.
Mấy chục năm trôi qua, những người lính tầu ngầm đời đầu tiên ấy, tưởng như đã quên rằng mình từng đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm, những người lính tàu ngầm đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Đến hôm nay, kể về những năm tháng ấy, những người lính tầu ngầm đời đầu luôn giữ vẻ mặt trầm tư. Trong mỗi lời kể, họ đều luôn giữ thái độ thận trọng.
Lính tàu ngầm có rất nhiều bộ phận, gồm 5 ngành: vũ khí dưới nước, hàng hải, ra đa, thông tin và điện máy tàu.
Các câu chuyện sau đây là tổng hợp từ 3 người:
1/ Đại úy Lưu Phương Bình:
Ông Bình là người Hà Nội. Khi đi huấn luyện Tầu ngầm, Đại úy Lưu Phương Bình khi đó chính là ngành trưởng, chỉ huy ngành ra đa.
Ông Lưu Phương Bình tốt nghiệp Đại học Quân sự năm 1979 (cùng thời điểm với Baoleo) rồi tham gia Hải quân Việt Nam.
Sau khi Hải đội tầu ngầm 182 giải tán, ông Lưu Phương Bình (sĩ quan, ngành trưởng ngành ra đa) được ra quân, chuyển sang làm kinh tế tư nhân…
2/ Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm,
Ông Sâm cũng là người Hà Nội.
Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm làm việc trong bộ phận điện máy.
Ông Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm) sau khi được ra quân, đã về làm công việc hành chính ở khách sạn Kim Liên tại Hà Nội. (Khách sạn này gần làng Kim Liên của Baoleo đấy).
3/ Binh nhất Vũ Hồng Hảo (thuộc bộ phận của ông Bình).
Vũ Hồng Hảo sống trong môi trường sông nước từ bé. Ông Vũ Hồng Hảo có một khả năng trời phú đó là đôi tai nghe rất thính.
Sau này, sang Liên Xô học, ông đã đảm nhiệm một vị trí cực kỳ quan trọng của con tàu ngầm đi dưới đáy biển. Đó là bộ phận Acoustic – nghe âm thanh dưới nước.
Nhiều chuyên gia Liên Xô giảng dạy cho đội tàu ngầm Việt Nam ngày đó đánh giá rất cao khả năng nghe dưới nước của ông Hảo. Viên đội trưởng này có thể phân biệt được âm thanh các loại động cơ dưới nước xa hàng chục km.
Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.
+++++ Giấy phép ra ngoài đơn vị (Một kỷ vật ông Vũ Hồng Hảo còn giữ đến này nay)