Hay quá, giờ em mới để ý thớt này
Số liệu có vẻ không hợp lý nhỉ. Vì xe tăng không có bộ binh đi kèm sao ta diệt được 150 tên địch. vì mỗi xe tăng chỉ có cùng lắm 5 người. thế thì bắn cháy 10 xe cùng lắm là giết được 50 người chứ, bác Baoleo?GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 20:
TRƯỢT ‘ANH HÙNG’ TRUNG QUỐC
Tút 2/ Trận Bản Sẩy:
Đến ngày hôm nay, đã có hàng chục ngàn bài viết của cư dân mạng, cũng như hàng ngàn bài viết trên các tạp chí truyền thông điện tử, kể về Trận Bản Sẩy.
Trong số các bài viết trên, có bạt ngàn các bài viết được tô vẽ thêm, với đủ các thể loại ‘vẽ rắn thêm chân’ cho trận Bản Sẩy.
Vì thế, Baoleo sẽ không đi vào chi tiết của trận Bản Sẩy này. Mà chỉ tóm tắt tích chuyện này như sau.
1/Tóm tắt trận đánh:
-Bản Sẩy thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng ở về phía đông bắc đường 166 (thị xã Cao Bằng đi Hà Quảng), cách thị xã Cao Bằng 12km về phía tây bắc, cách biên giới Việt-Trung và mốc 113 khoảng 30km về phía đông nam.
-Ngày 18/02/1979, sau khi chiếm Thông Nông, Thạch An, để phối hợp với các hướng Trà Lĩnh, Trùng Khánh, quân Trung Quốc điều 1 sư đoàn tăng cường có 1 phân đội xe tăng phái đi trước, từ Thông Nông tiến theo đường 166 tấn công về thị xã Cao Bằng.
-Tại đây, đoàn xe tăng Trung Quốc không có bộ binh đi cùng, đã bị Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 851, Sư đoàn 346, Quân khu 1 phục kích tiêu diệt.
-Kết quả là: Chúng ta diệt 150 tên địch, bắn cháy 12 xe tăng, thu 1 đại liên, 3 AK cùng một số đạn, khí tài khác.
2/ Hình ảnh minh họa:
Hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Bản Sẩy, của phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường, là các tầm hình số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, và số 6.
View attachment 8700226
View attachment 8700227
View attachment 8700230
Tài liệu của ta ghi thế. Baoleo tôi không dám sửaSố liệu có vẻ không hợp lý nhỉ. Vì xe tăng không có bộ binh đi kèm sao ta diệt được 150 tên địch. vì mỗi xe tăng chỉ có cùng lắm 5 người. thế thì bắn cháy 10 xe cùng lắm là giết được 50 người chứ, bác Baoleo?
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 21:
TRUNG QUỐC KHOE BẮT ĐƯỢC TÙ BINH CÓ CẤP CHỨC CAO NHẤT .
Tút 1/ Tích chuyện:
Chiều 19-2-1979, trong khi càn quét khu vực mới chiếm được ở Đôn Chương (bây giờ Xóm Đôn Chương nằm trong thị trấn Xuân Hòa, trung tâm của huyện Hà Quảng-TB), Hà Quảng, Cao Bằng, 1 đơn vị của Sư đoàn 122 Trung Quốc đã bắt được 1 người đàn ông trung niên mặc thường phục cao 1m75, to khỏe vạm vỡ và biết võ, lính Trung Quốc phải khá vất vả mới khống chế được.
Ông này nói tiếng Hoa rất trôi chảy, nhận mình là người ở Nam Ninh, Quảng Tây rồi hát "Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông..." . Đương nhiên là bằng tiếng Trung Quốc.
Khi bị hỏi cung, tù nhân lại khai là giáo viên ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi lính Trung Quốc lục soát nhà, thì đã phát hiện ra ảnh: ông này mặc quân phục chụp cùng với 1 lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Lúc này thì thái độ ông ta thay đổi hẳn. Ông này chuyển sang trạng thái ‘bố đời’, tuyên bố lính Trung Quốc ở đây ‘không có tuổi’ thẩm vấn mình. Tay tiểu đoàn phó Trung Quốc phụ trách đơn vị lục soát nhà, đành cho lính áp giải ông ‘bố đời’ này lên trung đoàn, sau đó là sư đoàn.
Sau nhiều cuộc thẩm vấn, đồng chí ‘bố đời’ nhận mình là Nông Tùng, từng nhập ngũ năm 19 tuổi và đã ở 10 năm trong lực lượng đặc công, hiện là trung tá, tham mưu trưởng Sư đoàn 346 QĐNDVN.
Điều này khiến cho Sư đoàn 122 Trung Quốc hết sức phấn khởi, vì đã tóm được con cá to nhất kể từ ngày đầu chiến dịch và trong toàn bộ các hướng tiến công của quân Trung Quốc xâm lược vào Việt Nam.
Ngày 22-2-1979, Tân Hoa xã phát hành bản "thông báo tình hình phản kích tự vệ" số 10 tuyên bố đã bắt làm tù binh "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" và tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.
Mặc dù vậy, phía Trung Quốc vẫn thấy có gì đó sai sai về Nông Tùng, qua việc ông này có lời khai thay đổi liên tục và mâu thuẫn.
Khi xem ảnh chụp và bản cung về tình hình quân đội Việt Nam, thì quân báo Trung Quốc thấy chiều chỗ có vẻ như có lý; nhưng nhiều chỗ lại như nghe thấy '‘gió chém' hơi nhiều.
Sau mấy ngày, Sư đoàn 122 Trung Quốc vẫn không thể khẳng định được danh tính thật sự. Cuối cùng Quân khu Quảng Châu đành phải đưa trực thăng đến chở Nông Tùng về Nam Ninh để tình báo quân khu trực tiếp thẩm tra.
Sau nhiều vất vả, cuối cùng tình báo Trung Quốc cũng xác định được: Nông Tùng đúng chỉ là 1 giáo viên tiểu học bình thường.
Ảnh mặc quân phục chụp với lãnh đạo, là ông anh trai của ‘ông bố đời’.
Ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này khi bị bắt, đã sợ bị lính Trung Quốc giết, nên đã bịa ra chuyện mình là sĩ quan cấp cao và trong quá trình bị hỏi cung đã khai khá loạn xị.
Ví dụ: ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này đã khai:
-sư trưởng sư 346 là Nông Quốc Long, chính ủy Vương Mị, sư phó Vương Khiết;
-Sư đoàn 346 biên chế 3 trung đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn độc lập, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cao xạ...
Còn trong thực tế thì:
-sư trưởng là Hoàng Biền Sơn, chính ủy Phương Ích Tráng, sư phó Lê Văn Khôi,
-Biên chế sư đoàn 346 chỉ có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh....
Sau này, khi đã kết thúc chiến tranh, tổng kết lại, phía Trung Quốc thừa nhận:
-tù binh Việt Nam cao nhất mà Trung Quốc bắt được: chỉ là 1 đại úy ở Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 123 của tỉnh đội Lạng Sơn.
--- --- ---
Hị Hị.
Thành ra: Trung Quốc “Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Đã bị Ăn quả lừa to nhất”.
Với tích chuyện này, Cao Bằng đã giữ kỷ lục: bị Trung Quốc ‘bắt được sỹ quan VN cao cấp nhất’ trong toàn cuộc chiến. Hị hị.
Và đương nhiên, trong chính sử, Cao Bằng đương kim giữ kỷ lục về: bắt được tù binh Trung Quốc cao cấp nhất trong toàn cuộc chiến, đó là 2 sỹ quan cấp trung đoàn Trung Quốc-ra hàng cùng đại đội thám báo.
Số phận cụ giáo viên sau này thế nào ạ, có được trao trả khôngGÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 21:
TRUNG QUỐC KHOE BẮT ĐƯỢC TÙ BINH CÓ CẤP CHỨC CAO NHẤT .
Tút 2/ Ảnh sự kiện:
Xin đưa 2 tấm hình được lưu trữ trong hồ sơ của quân thù Trung Quốc, để minh họa.
Hình 1 là hình ảnh quân Trung Quốc bắt giữ "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" ở giữa trận tiền.
Các bác có thể thấy, ông ‘bố đời’ này vẫn giữ được ‘khí phách hiên ngang’ trên đường bị dẫn giải lên cấp cao hơn của quân Trung Quốc.
View attachment 8705184
Hình 2 là đặc tả chân dung ‘trung tá Nông Tùng’.
View attachment 8705192
Cụ 'trung tá' được trao trả bình thường, và sau chiến tranh lại có cuộc sống bình thường, bạn àSố phận cụ giáo viên sau này thế nào ạ, có được trao trả không
Cách đây vài năm có 1 cụ cựu đồn trưởng biên phòng đã cao tuổi phát biểu về việc đơn vị cụ đc phong thưởng gì đó trong ctranh biên giới. Em đánh giá rất cao về sự khiêm tốn và trung thực của cụ ấy . Câu chuyện nôm na là đồn cụ đã trụ vững, đánh trả vvv.Số liệu có vẻ không hợp lý nhỉ. Vì xe tăng không có bộ binh đi kèm sao ta diệt được 150 tên địch. vì mỗi xe tăng chỉ có cùng lắm 5 người. thế thì bắn cháy 10 xe cùng lắm là giết được 50 người chứ, bác Baoleo?
Trong các cuộc chiến thì tuyên truyền là một công tác quan trọng để kích động lòng quân. Nhiều lúc việc tuyên truyền đc thổi phồng quá mức đến ngớ ngẩnGÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 22:
DÙNG DAO PHAY – THIẾU NHI TOAN HẠ CHIẾN XA
Việc tuyên truyền, thổi phồng qúa mức của địch quân Trung Quốc, đã gây ra nhiều trò cười cho thiên hạ.
Thiết nghĩ, cũng nên biên. Một câu chuyện của ta, xem sao.
1/ Tích chuyện:
Thứ ba, ngày 27/2/1979, báo Nhân dân số 9029, viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, có đoạn viết thế này:
-“…. Một em tên là Đàm Văn Đức, 14 tuổi, ở xã Hoàng Tung, huyện Hòa An thấy xe tăng địch xuất hiện, bèn cầm dao nhảy lên xe tăng, định mở nắp xe chém tên lái. Bọn địch quay nắp xe định gạt em. Đức vội lao xuống, vừa lúc đó một chiến sĩ ta vác khẩu B.40 đến, nhưng anh bị thương không bắn được, anh chiến sĩ chỉ cho Đức bắn cháy ngay chiếc đó….”
2/ Chính sử:
Bấy lâu nay, nhà cháu có ý tìm xem, trong tài liệu của Bộ Tổng tham mưu có đề cập đến vấn đề này không, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2024, vẫn chưa tìm thấy.
Nhà cháu cũng có ý, dò tìm trong các tài liệu tổng kết chiến tranh, thì trong danh sách các chiến sỹ được tặng Huân chương Chiến công, cũng như danh sách các chiến sỹ được tặng Bằng khen về Chiến công -> thời kỳ chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2024, cũng không thấy tên em Đàm Văn Đức cùng chiến công lẫy lừng kia.
Vậy nên, nhà cháu chỉ dám …rụt rè, đăng tích chuyện ‘dân gian’ và ‘liêu trai’ này lên, để các bác ‘nghe thế - biết thế’ mà thôi.
Có thể, ngày 27/02/1979, trong không khí ra sức cổ động phong chào thi đua giết giặc, câu chuyện ‘liêu trai’ kiểu như ‘cầm dao phay để chém xe tăng’ này, thì có thể …. “châm trước’. Nhưng nay đã có độ lùi về thời gian, thì nhà cháu chỉ muốn đăng những thông tin có kiểm chứng xác thực thôi ạ.
3/ Ảnh minh họa:
-Hình 1 là áp phích cổ động về tích chuyện trên,
View attachment 8709063
-Hình 2 là bài trên báo Nhân dân số 9029, ra thứ ba, ngày 27/02/1979, nói về tích chuyện trên.
View attachment 8709064
-Hình 3 là: trích Tài liệu ‘Ngọt’ của Bộ Tổng tham mưu, để cho thấy, quân thù Trung Quốc có phải là lũ ‘gà rù’, chỉ chờ ta dội nước sôi, rồi tụi ‘gà rù’ tự vặt lông hay không.
View attachment 8709065
Bắt sống xong có giải lên cấp trên hay làm lễ tế cờ hết cụ nhỉ.Chuyện tank Polpot cán quân ta, mười mấy năm trước e đã nghe các cựu chiến binh trên Quân sử kể qua (và cãi nhau) về vụ này, nhưng đúng là có cụ à. Sự việc này xảy ra ở hướng Memot mặt trận đường 7 Quân đoàn 3 trong chiến dịch A88 (Chiến dịch phản công tháng 12/1978). (Nghe kể) Do ta luồn sâu đánh các cứ điểm sâu trong đất K và đánh cắt đường 7 nên xe tăng Polpot rút chạy, chạy ngang qua chốt của một đơn vị thuộc Sư 31, lính DKZ ngắm bắn thì chỉ huy không cho bắn bảo là mù à không thấy nó cắm cờ đỏ à, xe tăng của ta đó, dẫn đến có mấy chiếc tăng lọt qua chốt lại gặp tiếp một đơn vị khác của E28 đang nằm nghỉ trên đường nhựa cũng tưởng là tăng ta, nó cán mất gần 5x mạng không kịp trở tay, E28 vác B41 bắn đuổi nhưng không được. Đến lúc gặp xe tăng của Lữ 273 đám tăng Polpot này mới bị bắn cháy và bắt sống hết...
Chuyện tank Polpot cán quân ta, mười mấy năm trước e đã nghe các cựu chiến binh trên Quân sử kể qua (và cãi nhau) về vụ này, nhưng đúng là có cụ à. Sự việc này xảy ra ở hướng Memot mặt trận đường 7 Quân đoàn 3 trong chiến dịch A88 (Chiến dịch phản công tháng 12/1978). (Nghe kể) Do ta luồn sâu đánh các cứ điểm sâu trong đất K và đánh cắt đường 7 nên xe tăng Polpot rút chạy, chạy ngang qua chốt của một đơn vị thuộc Sư 31, lính DKZ ngắm bắn thì chỉ huy không cho bắn bảo là mù à không thấy nó cắm cờ đỏ à, xe tăng của ta đó, dẫn đến có mấy chiếc tăng lọt qua chốt lại gặp tiếp một đơn vị khác của E28 đang nằm nghỉ trên đường nhựa cũng tưởng là tăng ta, nó cán trúng tử sĩ đang để trên đường chờ chính sách và thêm một số chiến sĩ nữa, E28 vác B41 bắn đuổi nhưng không được. Đến lúc gặp xe tăng của Lữ 273 đám tăng Polpot này mới bị bắn cháy và bắt sống hết...Cách đây vài năm có 1 cụ cựu đồn trưởng biên phòng đã cao tuổi phát biểu về việc đơn vị cụ đc phong thưởng gì đó trong ctranh biên giới. Em đánh giá rất cao về sự khiêm tốn và trung thực của cụ ấy . Câu chuyện nôm na là đồn cụ đã trụ vững, đánh trả vvv.
Còn cụ thì lại kể đại loại khác hẳn :
Khi biết TQ sẽ đánh . Đồn nằm trên đồi và quân số chỉ có ít nên cụ chủ động cho hạ cờ , thu giấu ts và khóa cửa đồn, khóa cổng cẩn thận. Đôi 3 chục chiến sĩ chia làm 2 tốp. 1 tốp lên vách núi dựng đứng có hang đá và nằm ngay con đường đi qua.
1 tốp kết hợp và chỉ dẫn dân quân các bản quanh đó cơ động rút lui bảo toàn ll .
hôm sau trời còn tối TQ cho tấn công..6 7 trăm lính TQ vây bắn như vãi đạn vào cái đồn không người và 1 tổ xông vào phá rào mở cửa chiếm đồn. Chiếm đc chúng lập tức kéo cờ TQ vào cái cột cờ cao giữa sân .
Sáng hơn 1 chút ..lờ mờ trong sương , trinh sát pháo binh TQ thấy đồn vẫn cờ đỏ , tưởng cờ VN và quân VN còn đó nên gọi pháo. Pháo TQ giã chính xác và làm chết xấp xỉ 2 trăm lính TQ , xác khắp sân và quanh đồi .
Cụ thật thà kể. Chúng tôi không phải bắn 1 viên đạn nào . Quan sát thấy hết và nghe đc cả tiếng nói chuyện vô tổ chức của lính TQ hành quân bộ ngay ở con đường chân núi .
Kể cả 1 cụ cựu D trưởng pháo binh đánh với TQ cũng từng nói với em . Lính pháo khó khăn không kém gì đánh với mỹ . Không có chuyện đánh như thơ đâu ạ. Bộ binh hy sinh cũng rất nhiều. Thi hài ls đc xe tải QS kiểu thùng có phủ bạt chở về tuyến sau trong đêm lặng lẽ. Đoàn lên thay trong đêm gặp và ko cần nói .các chiến sĩ lên thay đều biết. Không khí khá nặng nề.
Gần đây có ông tá hay kể chuyện trên báo . Em nhớ có chuyện ông nói lính tank polpot phóng xe Tank TQ sản xuất lao vào đội hình quân vn nghỉ ngơi. Lính tank vn phóng tank ra chắn. Tank pot đâm tank ta mạnh quá làm mấy thằng lính tank pot ngất xỉu luôn trong xe ( chắc ko có túi khí )..ta chỉ việc lôi ra tóm sống và tịch thu tank. Xl là nó sặc mùi phét lác của kẻ trí đoản..coi thường độc giả. Chắc ông nghĩ cả độc giả và lính pot là từ trường mầm non hết . Hình như ông đó tên Nga hay Nguyên gì đó..
Ở chiến trường K, không có khái niệm tù binh chiến tranh. Bên ta thì có nhưng ít, còn bên địch thì không. Trong mỗi trận đánh khi bị dồn vào thế thập tử nhất sinh thì lính ta thường sẽ sẵn sàng đổi mạng đến phút cuối cùng để đừng rơi vào tay Polpot.Bắt sống xong có giải lên cấp trên hay làm lễ tế cờ hết cụ nhỉ.
Bắt sống là bắt sống xe tăng cụ àBắt sống xong có giải lên cấp trên hay làm lễ tế cờ hết cụ nhỉ.
Cũng như anh hùng Lê Văn Tám mà bác.GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 22:
DÙNG DAO PHAY – THIẾU NHI TOAN HẠ CHIẾN XA
Việc tuyên truyền, thổi phồng qúa mức của địch quân Trung Quốc, đã gây ra nhiều trò cười cho thiên hạ.
Thiết nghĩ, cũng nên biên. Một câu chuyện của ta, xem sao.
1/ Tích chuyện:
Thứ ba, ngày 27/2/1979, báo Nhân dân số 9029, viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, có đoạn viết thế này:
-“…. Một em tên là Đàm Văn Đức, 14 tuổi, ở xã Hoàng Tung, huyện Hòa An thấy xe tăng địch xuất hiện, bèn cầm dao nhảy lên xe tăng, định mở nắp xe chém tên lái. Bọn địch quay nắp xe định gạt em. Đức vội lao xuống, vừa lúc đó một chiến sĩ ta vác khẩu B.40 đến, nhưng anh bị thương không bắn được, anh chiến sĩ chỉ cho Đức bắn cháy ngay chiếc đó….”
2/ Chính sử:
Bấy lâu nay, nhà cháu có ý tìm xem, trong tài liệu của Bộ Tổng tham mưu có đề cập đến vấn đề này không, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2024, vẫn chưa tìm thấy.
Nhà cháu cũng có ý, dò tìm trong các tài liệu tổng kết chiến tranh, thì trong danh sách các chiến sỹ được tặng Huân chương Chiến công, cũng như danh sách các chiến sỹ được tặng Bằng khen về Chiến công -> thời kỳ chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2024, cũng không thấy tên em Đàm Văn Đức cùng chiến công lẫy lừng kia.
Vậy nên, nhà cháu chỉ dám …rụt rè, đăng tích chuyện ‘dân gian’ và ‘liêu trai’ này lên, để các bác ‘nghe thế - biết thế’ mà thôi.
Có thể, ngày 27/02/1979, trong không khí ra sức cổ động phong chào thi đua giết giặc, câu chuyện ‘liêu trai’ kiểu như ‘cầm dao phay để chém xe tăng’ này, thì có thể …. “châm trước’. Nhưng nay đã có độ lùi về thời gian, thì nhà cháu chỉ muốn đăng những thông tin có kiểm chứng xác thực thôi ạ.
3/ Ảnh minh họa:
-Hình 1 là áp phích cổ động về tích chuyện trên,
View attachment 8709063
-Hình 2 là bài trên báo Nhân dân số 9029, ra thứ ba, ngày 27/02/1979, nói về tích chuyện trên.
View attachment 8709064
-Hình 3 là: trích Tài liệu ‘Ngọt’ của Bộ Tổng tham mưu, để cho thấy, quân thù Trung Quốc có phải là lũ ‘gà rù’, chỉ chờ ta dội nước sôi, rồi tụi ‘gà rù’ tự vặt lông hay không.
View attachment 8709065
Thì tôi có dám nói gì đâuTrong các cuộc chiến thì tuyên truyền là một công tác quan trọng để kích động lòng quân. Nhiều lúc việc tuyên truyền đc thổi phồng quá mức đến ngớ ngẩn
Báng bổ quáVề mặt kỹ thuật tuyên truyền người ta coi đối tượng như trẻ con để kéo đối tượng xuống tầm tiếp thu đơn giản không huy động tư duy. Quảng cáo thương mại cũng vậy, miễn bỏ vào sọ đối tượng cái thông điệp đơn giản " Đánh được và ai cũng đánh được!". Hiệu quả đã được kiểm chứng, tây tàu gì đều thế.
Tôi đồng ý với nhận định này của angkorwat :Ở chiến trường K, không có khái niệm tù binh chiến tranh. Bên ta thì có nhưng ít, còn bên địch thì không. Trong mỗi trận đánh khi bị dồn vào thế thập tử nhất sinh thì lính ta thường sẽ sẵn sàng đổi mạng đến phút cuối cùng để đừng rơi vào tay Polpot.