[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,101
Động cơ
557,817 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Báng bổ quá :D :D :D
Dù sao, cũng mời bạn ly cà phê ~o)
Khổ, có thời, chúng ta đã nghĩ hơi đơn giản :D
😁😁😁😁😁
Thì em cứ chém ẩu thế, nhưng mà dù sao...nếu đứng trước bất cứ việc gì mà nhân dân chúng mình lại cứ bày đặt lý luận rành rẽ ngọn ngành trái phải phân minh lợi hại đo đạc thì giặc đến nhà ai ra bảo ét tăng để còn họp?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,926 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Trong mỗi cuộc chiến tranh thì cần nhiều gương anh hùng, dũng cảm ở đủ các tầng lớp nhân dân, từ người già, phụ nữ, thiếu nhi trở lên. Vì vậy nhiều gương anh hùng rất khiên cưỡng.
Chỉ duy nhất cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây nam là im lìm.
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc có một anh hùng là Trần Ngọc Sơn. Cậu này học cùng trường với em. Em học lớp 10 còn cậu ta học lớp 8. Nhà cậu ta cách nhà em 50 m. Hồi chưa đi lính thì anh em thỉnh thoảng có chơi với nhau. Sau này năm 1981 đc về phép thấy cậu ta đc phong anh hùng. Nhưng tìm hiểu trong anh em cùng đi lính với cậu ta thì sự thật lại khác hoàn toàn với báo chí... Đúng là thời thế tạo anh hùng 😂
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Trong mỗi cuộc chiến tranh thì cần nhiều gương anh hùng, dũng cảm ở đủ các tầng lớp nhân dân, từ người già, phụ nữ, thiếu nhi trở lên. Vì vậy nhiều gương anh hùng rất khiên cưỡng.
Chỉ duy nhất cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây nam là im lìm.
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc có một anh hùng là Trần Ngọc Sơn. Cậu này học cùng trường với em. Em học lớp 10 còn cậu ta học lớp 8. Nhà cậu ta cách nhà em 50 m. Hồi chưa đi lính thì anh em thỉnh thoảng có chơi với nhau. Sau này năm 1981 đc về phép thấy cậu ta đc phong anh hùng. Nhưng tìm hiểu trong anh em cùng đi lính với cậu ta thì sự thật lại khác hoàn toàn với báo chí... Đúng là thời thế tạo anh hùng 😂
Đúng là có nhiều trường hợp phong anh hùng, chưa được thuyết phục lắm.
Là nhà nghiên cứu quân sự, tôi biết có rất nhiều câu chuyện như vậy.
Nhưng đến bây giờ, cũng rất khó mà đưa ra, bởi, thời cuộc chưa chín muồi.
Hy vọng, đến một lúc nào đó, sẽ có thể đưa lên đây, trong nhóm ô-tô-phăn của chúng ta.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,850 Mã lực
Chuyện tank Polpot cán quân ta, mười mấy năm trước e đã nghe các cựu chiến binh trên Quân sử kể qua (và cãi nhau) về vụ này, nhưng đúng là có cụ à. Sự việc này xảy ra ở hướng Memot mặt trận đường 7 Quân đoàn 3 trong chiến dịch A88 (Chiến dịch phản công tháng 12/1978). (Nghe kể) Do ta luồn sâu đánh các cứ điểm sâu trong đất K và đánh cắt đường 7 nên xe tăng Polpot rút chạy, chạy ngang qua chốt của một đơn vị thuộc Sư 31, lính DKZ ngắm bắn thì chỉ huy không cho bắn bảo là mù à không thấy nó cắm cờ đỏ à, xe tăng của ta đó, dẫn đến có mấy chiếc tăng lọt qua chốt lại gặp tiếp một đơn vị khác của E28 đang nằm nghỉ trên đường nhựa cũng tưởng là tăng ta, nó cán trúng tử sĩ đang để trên đường chờ chính sách và thêm một số chiến sĩ nữa, E28 vác B41 bắn đuổi nhưng không được. Đến lúc gặp xe tăng của Lữ 273 đám tăng Polpot này mới bị bắn cháy và bắt sống hết...
Nội dung em đọc đc không giống thế cụ ạ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,926 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nội dung em đọc đc không giống thế cụ ạ.
Nó là " góc khuất chiến tranh" cụ ạ. Rất nhiều thông tin trên mạng không đúng như sự thật diễn ra. Chỉ khi gặp người thật, việc thật thì mới biết. Nhưng do thông tin trên mạng lại không như vậy nên khiến người nghe sinh nghi ngờ, băn khoăn...
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,926 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đúng là có nhiều trường hợp phong anh hùng, chưa được thuyết phục lắm.
Là nhà nghiên cứu quân sự, tôi biết có rất nhiều câu chuyện như vậy.
Nhưng đến bây giờ, cũng rất khó mà đưa ra, bởi, thời cuộc chưa chín muồi.
Hy vọng, đến một lúc nào đó, sẽ có thể đưa lên đây, trong nhóm ô-tô-phăn của chúng ta.
Đời anh em ta chắc không đưa ra được. Các anh hùng còn đang sống sờ sờ. Bóc phốt anh hùng là tội to đấy. Chỉ khi trà dư tửu hậu ngồi chém với nhau thì được 🤓
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,850 Mã lực
Nó là " góc khuất chiến tranh" cụ ạ. Rất nhiều thông tin trên mạng không đúng như sự thật diễn ra. Chỉ khi gặp người thật, việc thật thì mới biết. Nhưng do thông tin trên mạng lại không như vậy nên khiến người nghe sinh nghi ngờ, băn khoăn...
Em hiểu. Không phải mọi thứ kể cả trên trang chính thống đã đúng kể cả ở ngay thời điểm nó đc đưa ra . Nhưng cách viết của ông tá kia em cho là vấn đề ở chỗ khác . Ông ấy nâng lever , đổi giao diện của các chuyện kiểu Lê văn Tám, dùng ong đánh giặc, vật càng rụng trực thăng v v 😅 . Nhà văn mà cụ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,926 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
[QUOTE="Xe nội lước, post: 69848145, member:
Còn có vụ em đc nghe trên biên giới..ko biết có bôi bác không và em cũng không quan tâm tên nhân vật . 1 AH giữ chốt 1 mình khi cả đơn vị hy sinh vẫn bám chốt không lùi. Sau tự anh thật thà nói ra : tất cả hy sinh..anh là anh nuôi và anh nhỏ con nên chui vào trong cái chảo úp . Vì chảo quân dụng lớn lên bọn TQ khi kéo vào ko biết anh nằm trong chảo. Thế là anh đc tuyên dương , phong tặng v v...
[/QUOTE]
Chuyện này đúng đó, nhưng theo lời kể của anh em cùng đi đợt đó thì khác một chút.

Hắn vốn là con người nhút nhát, hiền lành. Chơi với bạn bè hay bị bắt nạt vì thể chất ốm yếu gày còm. Năm 1978 hắn nhập ngũ, dù sức khỏe không đạt nhưng do thiếu quân nên vẫn phải lấy hắn đi. Sau huấn luyện tân binh hắn được điều lên biên giới phía Bắc. Về đơn vị mới cũng do gày còm ốm yếu nên hắn được phân công làm anh nuôi ngày ngày gánh cơm lên chốt cho anh em. Khi TQ bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới. Những chốt quân ta bị tràn ngập do chiến thuật biển người. Trưa hôm đó hắn vẫn ung dung gánh cơm lên chốt. Lên tới nơi thấy tràn ngập quân TQ. Hoảng quá hắn nhặt được khẩu AK và bắn bừa về phía quân địch, ngay sau đó hắn bị TQ bắn hạ tại chỗ. Và vì sự dũng cảm chiến đấu với địch đến viên đạn cuối hắn được phong anh hùng.

Báo chí bắt đầu vào cuộc:
- Khi đi học anh học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thực sự hắn học dưới trung bình.
- Anh bị bệnh đau dạ dày nhưng tự nghiên cứu ra thuốc để chữa khỏi bệnh để đủ sức khỏe xung phong nhập ngũ. Cái này thì không biết hắn có điều chế ra thuốc chữa đau dạ dày không ?
- Anh rất yêu động vật,dù rất bận nhưng anh vẫn nuôi được một đàn chim bồ câu. Cái này sau khi được phong anh hùng bố mẹ hắn theo gợi ý mới nuôi. Và tất cả các trường học ở khu HBT đều phải đến xin giống chim bồ câu của nhà anh để nhân cuốn phong trào...
Túm lại báo chí của ta cũng khiếp thật.
😂😂😂
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,699 Mã lực
Hồi 79, trường em và một số trường khác được tập trung ở Nhà hát lớn, Hà Nội để mít tinh phản đối TQ đánh ta ở biên giới, đồng thời được nghe chiến công của một chiến sĩ quê Hà Nội kể dánh TQ , anh ấy là người bắn cháy xe tăng TQ, hình như tên là Ưng văn Minh thì phải, người lùn ... em nhớ mang máng như vậy. Hồi ấy nghe kể chuyện chiến đấu thích lắm, chưa thấy được sự khốc liệt của chiến tranh.
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,236
Động cơ
190,465 Mã lực
Về mặt kỹ thuật tuyên truyền người ta coi đối tượng như trẻ con để kéo đối tượng xuống tầm tiếp thu đơn giản không huy động tư duy. Quảng cáo thương mại cũng vậy, miễn bỏ vào sọ đối tượng cái thông điệp đơn giản " Đánh được và ai cũng đánh được!". Hiệu quả đã được kiểm chứng, tây tàu gì đều thế.
lão cứ đào sâu quá làm giề
biểu tưởng thời hs của e là AH Lê Văn Tám đấy
và sau này là các bô lão Bạch đầu quân dùng CKC bắn rơi B52 ở TH đấy
mặc dù cao xạ trên nóc cầu LB với nóc BĐ bờ hồ, rồi tên lửa từ Miếu Môn, Sơn Tây, Nội bài ... bắn đan nhau đỏ trời HN cũng chửa trúng B52 mấy ngày đầu :D
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,236
Động cơ
190,465 Mã lực
Đúng là có nhiều trường hợp phong anh hùng, chưa được thuyết phục lắm.
Là nhà nghiên cứu quân sự, tôi biết có rất nhiều câu chuyện như vậy.
Nhưng đến bây giờ, cũng rất khó mà đưa ra, bởi, thời cuộc chưa chín muồi.
Hy vọng, đến một lúc nào đó, sẽ có thể đưa lên đây, trong nhóm ô-tô-phăn của chúng ta.
cảm ơn cụ rất nhiều, qua đây em đọc được rất nhiều thông tin mà chỉ có người trong cuộc như cụ mới có ạ
chúc cụ luôn khỏe mạnh - phọt đều nhé :D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,282
Động cơ
173,034 Mã lực
Một số cụ đang soi lại chuyện ngày trước, thời đốt đèn dầu và cả làng có vài cái đài chạy pin, bằng tư duy và nhãn quan của thời vào internet trong toilet. Em hy vọng là các cụ này không đi xa quá :D

Cụ anh Baoleo, hôm nào em xin chém tiếp vụ F-111 do tự vệ hay cao xạ bắn rơi hay tự rơi nhé. Tại cụ bảo nghiên cứu quân sự nên em lại ngứa ngón tay và không đồng tình với các giả thuyết của cụ :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Một số cụ đang soi lại chuyện ngày trước, thời đốt đèn dầu và cả làng có vài cái đài chạy pin, bằng tư duy và nhãn quan của thời vào internet trong toilet. Em hy vọng là các cụ này không đi xa quá :D

Cụ anh Baoleo, hôm nào em xin chém tiếp vụ F-111 do tự vệ hay cao xạ bắn rơi hay tự rơi nhé. Tại cụ bảo nghiên cứu quân sự nên em lại ngứa ngón tay và không đồng tình với các giả thuyết của cụ :D
Nhất trí cao vụ F 111 nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 23:

KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN



Những năm 80 của thế kỷ trước, một Hải đội tàu ngầm Việt Nam đã được thành lập với sự đào tạo bài bản và được đánh giá rất cao. Vì những lý do khách quan, hải đội ấy chưa xuất hiện trên biển, nhưng những cán bộ chiến sĩ của đơn vị này đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của lực lượng tàu ngầm. Sau hơn 40 năm, những gì mà hải đội ngày đó để lại, vẫn là những bài học quý giá cho tàu ngầm hiện đại.

Trong những năm 1984 và 1985, cán bộ của Hải đội tầu ngầm đầu tiên này, đã tập trung ở Đoàn 22 – Hạ Long để làm công tác chuẩn bị trước khi bay sang Ri-ga (Liên xô cũ).

Thời gian đó, Baoleo là sỹ quan của Đoàn 22, nên có chân trong khung cán bộ của Hải đội Tầu ngầm, làm nhiệm vụ đảm bảo hậu cần, nên cũng biết được ít nhiều.

Sau đây là những ký ức về Hải đội tầu ngầm đầu tiên đó.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN



Tút 1/ Tư liệu Theo chính sử:


1/ Bước chuẩn bị đầu tiên:

Kế hoạch xây dựng lực lượng đặc nhiệm tàu ngầm Việt Nam hình thành từ những năm 1980. Tháng 1-1982, Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập đoàn tuyển chọn, cử người đến tất cả các đơn vị hải quân ở miền Bắc để chọn nhân sự cho việc thành lập lực lượng tàu ngầm.

Ngày 1-6-1982, Chuẩn Đô đốc Đoàn Bá Khánh ký quyết định thành lập đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên với mật danh là “Đoàn 682”, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân (tiền thân của Hải đội 182 sau này).

Tháng 6-1984 Chuẩn Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định thành lập Hải đội tầu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam với phiên hiệu là Hải đội 182 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân với ba thành phần: Cơ quan Hải đội, Khung tàu ngầm 1, Trạm nổi. Đồng chí Trần Quang Khuê (sau này là Trung tướng, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) là Hải đội trưởng. Đồng chí Nguyễn Thiện Toản là Hải đội phó Chính trị.

Tháng 5-1982, sau vòng sơ tuyển lần 2, chỉ còn 40 người được chọn từ đợt sơ tuyển tháng 1 được giữ lại. Họ phải liên tục rèn luyện thể lực, học tiếng Nga để sẵn sàng đi huấn luyện ở Liên Xô (cũ).

Sau 2 năm rèn luyện với kỷ luật thép, tháng 5-1984, đơn vị lại chuyển quân về Đoàn 22 Hạ Long (đây là đơn vị của Baoleo thời gian đó. Baoleo tham gia vào khung của đơn vị này) để kiểm tra sức khỏe đợt cuối, quân số được chốt lại.

Tháng 7-1984, tổng cộng có 55 sỹ quan, chiến sỹ của Khung tàu 1 lên đường sang Trung tâm Huấn luyện tàu ngầm Liên Xô (đóng tại Riga, Cộng hòa Latvia), bắt đầu 21 tháng đào tạo đầu tiên về tàu ngầm.

Bộ khung lực lượng tàu ngầm đầu tiên được hình thành gồm các đồng chí Thuyền trưởng Phạm Tân, Thuyền phó chiến đấu 1 Đinh Hải Huy, Thuyền phó chiến đấu 2 Trần Văn Thịnh… Khi đó trong nước, công cuộc tuyển chọn Khung tàu 2 vẫn tiếp tục.

Điều đáng tự hào là các chuyên gia tàu ngầm Liên Xô lúc ấy đánh giá Việt Nam là một trong các kíp tàu tốt nhất họ từng đào tạo, không hề thua kém các nước bạn, kể cả các nước đã sừng sỏ về tàu ngầm như CHDC Đức, Cuba, Syrie, Ấn Độ, Lybia.

Giảng viên môn Đấu tranh vì sự sống con tàu đã giành 2 điểm 5 hiếm hoi của mình cho các học viên Việt Nam. 55 thủy thủ đoàn khung tàu đầu tiên, sau một thời gian xuống tàu đã có thể tác chiến độc lập mà không cần các thủy thủ Liên Xô kèm cặp.

Tháng 3-1986, 55 thủy thủ Việt Nam chính thức trải qua nghi lễ uống nước biển trên biển Baltic. Đó là nghi thức truyền thống của thủy thủ tàu ngầm trên thế giới. Từ độ sâu 70m, mỗi thủy thủ đều mở van thông đáy lấy cho mình một ít nước biển để uống. Sau giây phút đó, họ chính thức được coi là thủy thủ tàu ngầm - thế hệ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.

Riêng Thuyền trưởng Phạm Tân, ông còn trải qua một nghi thức nữa, đó là cạn hết một ly Vodka đầy từ những đồng đội Liên Xô:

- “Họ thả phù hiệu binh chủng vào ly rượu và bảo, “lặn xuống được, thì phải nổi lên được”. Và tôi phải cạn ly như lời hứa luôn đảm bảo đưa các chuyến tàu đi về an toàn”.


+++ Những người lính tầu ngầm đời đầu – thời năm 1982 -1986

N 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:

KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 1/ Tư liệu Theo chính sử (tiếp theo):



2/ Tầm nhìn về một binh chủng tàu ngầm:

“Nếu chúng ta không có vũ khí đủ mạnh, chúng ta sẽ không thể bảo vệ được vùng biển Tổ quốc” - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương đã nói với Hải đội 182 trong ngày chuẩn bị lên đường sang Liên Xô.

Nghĩ đến tàu ngầm từ thời điểm nước nhà còn rất khó khăn, thậm chí còn định hướng tới một binh chủng tàu ngầm là tư duy táo bạo của vị Tư lệnh.
Đô đốc Giáp Văn Cương đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đưa kíp thủy thủ đi đào tạo trong điều kiện còn vô vàn khó khăn.

Thời điểm kíp tàu đầu tiên được thành lập, Đô đốc Giáp Văn Cương đã nói với những người lính, bằng giọng bông đùa nhưng cũng đầy nghiêm trang:
-“Từ giờ ai còn dám nói Việt Nam không có tàu ngầm là tôi cắt lưỡi”.

Ông đích thân đến thăm Hải đội ba lần, khi tập luyện ở Đoàn 22 Hạ Long, trước ngày sang Riga và khi Hải đội đang học tại Latvia. (Hai lần cụ Cương đến đơn vị Baoleo để thăm chiến binh tầu ngầm, đều có những chuyện cười ra nước mắt, Baoleo nhà cháu sẽ kể khi có dịp).

Các thành viên Hải đội vẫn nhớ ngày Đô đốc Cương chia tay kíp tàu lên đường sang Liên Xô. Vị chỉ huy nhắn nhủ:
-“Các đồng chí đi thực hiện nhiệm vụ, không đồng chí nào vì lý do này khác mà được để phí hoài”.

Ước mơ về một binh chủng tàu ngầm lớn mạnh và một lực lượng phát triển cũng được gửi gắm ở những gương mặt xuất sắc thế hệ đó.

Ông Trần Văn Thịnh nhớ lại ngày Đô đốc Giáp Văn Cương đích thân sang Riga thăm các thủy thủ Việt Nam. Tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Riga, thủy thủ đoàn Việt Nam được học trên tàu ngầm Diesel đề án 613 (gọi tắt là 613, NATO định danh bằng cái tên lãng mạn Romeo), được chế tạo trong những năm 1950 thế kỷ trước.

Theo thiết kế, tàu ngầm 613 có hai thân. Thân trong hàn hoàn toàn, khung ngoài được chia thành 7 khoang. Bãi tàu của trung tâm ngoài các con tàu 613 còn có tàu 641 thuộc thế hệ mới hơn. Chỉ những chiếc 641, Đô đốc Cương nói:
-“Bây giờ các đồng chí phải học và vận hành tốt 613, nhưng tương lai là phải nghĩ tới sử dụng cái kia”.

++++ Hình ảnh loại tầu ngầm, mà quân ta định nhận về, hồi những năm 8x đời cuối

N 1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 23:

KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN



Tút 2/ Bước đệm quan trọng cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam:


Cuối năm 1986, kíp tầu ngầm thứ nhất học xong và về nước.

Năm 1988, kíp tầu ngầm thứ 2 của ta, cũng đã học xong ở Liên Xô và về nước.

Năm 1987, Baoleo từng có mặt ở Bộ Tư lệnh Hải quân ở Hải Phòng, dự lễ tiễn kíp tầu ngầm đầu tiên lên đường vào Cam Ranh (nơi dự kiến đóng quân của tầu ngầm Việt Nam).

Hôm đưa tiến ấy, không có mặt tướng Giáp Văn Cương, mà có tướng Hoàng Hữu Thái.

Baoleo còn nhớ là kíp tầu ngầm đầu tiên ấy đi trên 1 con U-oát mới cứng chưa bóc tem, cùng 2 con xe ca Hải Âu mầu vàng, cũng chưa bóc tem, xuất phát để đi đường bộ từ Hải Phòng vào tận Cam Ranh. Ba chiếc xe ô tô mới cứng này, được coi là trang bị cố định cho đơn vị tầu ngầm.

Sau khi cả ba xe ô tô bấm còi inh ỏi và rú ga đi khuất qua cánh cổng của Bộ Tư lệnh, cụ đại tá Vũ Nghiễn – Chủ nhiệm chính trị Cục Hậu cần (khi đó đang bỏ chức danh Chính ủy) – là thủ trưởng cấp trên của Baoleo theo ngành dọc, đã ôm vai Baoleo và nói:

-“cậu thấy anh em lên đường có khí thế không”.

Cụ Nghiễn ôm vai Baoleo nói và Baoleo còn nhớ mắt cụ đỏ hoe vì cảm động.

Sau năm 1988, tình hình Liên Xô thay đổi, và Liên Xô cắt khoản viện trợ 2 con tầu ngầm đời ‘ơ kìa’ cho ta.

Cho dù chưa được hiện thực hóa ước mơ xuống tàu gần 50 năm trước, nhưng sự hình thành của Hải đội 182 là một bài học về sự chuẩn mực, là một bước đệm cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam sau này. Đại tá Trần Văn Thịnh nhớ lại: “Thời điểm đó, công tác tuyển chọn, đào tạo nhân lực cho ngành tàu ngầm là mẫu mực”.

Ngay trong thời điểm hiện tại, việc tuyển chọn, đào tạo cho Lữ đoàn tầu ngầm 189 hiện nay, cũng kế thừa từ những kinh nghiệm trước đây. Các bài kiểm tra đều do các chuyên gia quân sự Liên Xô tư vấn. Mỗi người đều qua 2 vòng sơ tuyển trước khi được chọn vào vòng huấn luyện chính thức. Người được chọn phải có tiền đình tốt, chịu áp luật tối thiểu là 4 Atmosphere - tương đương độ sâu 40m.

Những cuộc sàng lọc diễn ra liên tục để lựa chọn người không chỉ có thể lực mà còn cả ý chí, ý thức. Ngoài ra, những yêu cầu về trình độ văn hóa, ngoại ngữ, ý thức chính trị cũng được đề cao. Đa phần sỹ quan được lựa chọn đều đã có thời gian tham gia đào tạo tại Liên Xô trước đó.

Nói về vai trò của Hải đội 182, Trung tướng Trần Quang Khuê (nguyên Phó tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, nguyên Hải đội trưởng Hải đội 182) từng phát biểu:

-“Tuy thời gian tồn tại không nhiều, nhưng Hải đội 182 để lại những ấn tượng sâu sắc. Việc tổ chức khung tàu ngầm 182 đi học, tuy chưa được xuống tàu nhưng đã tích lũy những kinh nghiệm quý báu để sau này xây dựng đơn vị tàu ngầm hiện nay.

Chính từ kinh nghiệm tổ chức, xây dựng, huấn luyện Hải đội 182, khi xây dựng lực lượng hiện nay chúng ta có khả năng đồng bộ hơn”.


Đại tá Hoàng Ngọc Trác, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Hải quân, cũng là một trong những người được chọn đi Riga huấn luyện năm xưa nói rằng:

-“Cái rút kinh nghiệm nhất là khi ấy chúng ta chỉ có con người. Bây giờ, Việt Nam đang xây dựng lực lượng tàu ngầm toàn diện, từ cơ sở vật chất, kỹ thuật, các kíp cử đi học, và cả đội ngũ giáo viên huấn luyện trong tương lai”.

Ngày nay, Cùng với việc ký hoạt động mua tàu Kilo, Việt Nam đã tổ chức các khung đi nhận, khi sang học tập tại Nga (Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Saint Petersburg - Liên bang Nga) với kíp tàu bao gồm cả chỉ huy cơ quan lữ đoàn, cơ quan kỹ thuật cấp trên, trung tâm huấn luyện tàu ngầm.

-“Xây dựng đào tạo lực lượng quan trọng là con người. Phải là những người biết cống hiến cho sự nghiệp chung một cách vô tư, người ta mới có thể tiếp thu tốt nhất”

- Đại tá Đinh Hải Huy, Thuyền phó chiến đấu 1 của Hải đội 182 năm xưa nhận định. Chính nền tảng con người ngày ấy đã tạo nên một kíp tàu xuất sắc. Nhiều người trong số họ sau này đã và đang cống hiến tiếp tục cho sự phát triển của lịch sử tàu ngầm Việt Nam.

Đại tá Đinh Hải Huy từ vị trí Thuyền phó chiến đấu 1 đã trở thành Trung đoàn trưởng (đầu tiên) của Trung đoàn tàu ngầm 196. Năm 2001, ông là Trưởng bộ môn Chiến thuật tàu ngầm, Khoa Chiến dịch chiến thuật của Học viện Hải quân. Ông cũng tham gia biên soạn giáo trình Chiến thuật tàu ngầm hiện đang sử dụng tại Học viện. Đại tá Phạm Tân, Đại tá Trần Văn Thịnh tham gia khảo sát, tham mưu trong việc đặt mua tàu ngầm Kilo hiện tại.

Như một mối duyên, chiếc tàu ngầm đầu tiên về Việt Nam mang tên Hà Nội, có số hiệu HQ-182. Từ mật danh Đoàn 682 đến Hải đội tàu ngầm 182 rồi tới 196, 189, chúng ta đã đi một chặng đường dài. Đó là sự tiếp nối và lớn mạnh không ngừng của Hải quân nhân dân Việt Nam.

--- --- ----

(Hết chính sử - Phần tiếp theo là câu chuyện của những người trong cuộc)

---- -----

+++++ Những người lính tầu ngầm năm xưa, và cô giáo dạy tiếng Nga của họ.
Từ trái qua phải là ông Phạm Văn Đông - ngành rada, Nguyễn Văn Khương - trạm nổi, bà giáo Raitsa Ivanobna - quê ở Tasken, Vũ Hồng Hảo - Acoustic, Bùi Văn Quế - Hầm tàu.

N 4.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
394
Động cơ
70,670 Mã lực
Em mới vào xem thớt này, đúng là còn nhiều góc khuất thiệt, như có nhiều chuyện tưởng là bịa, nhưng thật ra là có thật, và có nhiều chuyện thì đúng là bịa thiệt.
Hồi nhỏ em có đọc 1 cuốn hồi ký của phòng không- không quân Việt Nam, có một số câu nói và câu chuyện khá ấn tượng với em. Như lời nói đầu có ghi "chiến đấu dưới mặt đất thì lòng dũng cảm có thể thay đổi cuộc chiến, còn chiến đấu trên không thì chỉ có trí tuệ", và về khoản trí tuệ thì Việt Nam ta không kém ai, và ngược lại người Mỹ cũng vậy, như 2 cao thủ đánh cờ vậy, gặp chiêu phá chiêu.
- Câu chuyện ấn tượng đầu tiên là về hội nghị "Diên Hồng" bàn về cách đánh của Mig17 cổ lỗ sĩ, tốc độ rùa bò trước dàn F4 hiện đại của Mỹ: cố vấn các nước LX,TQ,Triều Tiên đều chịu thua, không giải được bài toán này về mặt lý thuyết; Mỹ cũng tin là vậy.
- Câu chuyện giải bài toán về nhiễu Radar cũng hay: Mỹ phát minh ra 1 cách nhiễu thì bên ta tìm cách giải, rồi Mỹ lại sáng tạo ra cách mới, coi 2 ông đấu qua đấu lại vui phết
- Câu chuyện Mỹ sáng tạo ra tên lửa Shrike và cách giải
- Câu chuyện về cầu Hàm Rồng làm điên đầu các bộ óc của Mỹ, dù đã cho xây dựng nguyên cái mô hình tỷ lệ 1:1, huấn luyện phi công cũng hị
Ngoài ra sau này có 1 số chuyện mà mới đầu em tưởng bịa, như vụ một cụ anh hùng kể về gài lựu đạn lên ngọn cây tre nổ mấy chiếc trực thăng bay qua (sau này mới biết đó là mìn chống trực thăng), hoặc nghe nhiều nhất từ mấy anh Tân kể là VN tuyên truyền dùng súng lục bắn rớt B52, sau em gặp một cụ thì cụ bảo rớt B52 thì đúng là bịa, nhưng súng lục bắn rớt F-111 là có thiệt. Phiên bản mà em nghe kể là do biết đường bay cố định của F-111, nên trên đường bay đó ta bố trí đủ các loại vũ khí, chỉ cần nghe hiệu lệnh - tiếng súng lục, là đồng loạt nổ súng. F-111 với vận tốc siêu âm, chỉ cần trúng 1 viên đạn là đủ rớt, cho nên sau tiếng súng lục hiệu lệnh đó thì F-111 rớt nên mới có vụ bắn rớt F-111 bằng súng lục.
Còn câu chuyện tại sao biết đường bay F-111, là do F-111 có nhiệm vụ phá đường băng sân bay, ảnh phá xong về nhà báo cáo thành công, nhưng sáng hôm sau thằng check Var (vệ tinh Mỹ) nó bảo thằng này báo cáo láo (đường bay vẫn bình thường), nên hôm sau quay lại phá, lần này có chụp ảnh rõ ràng, nhưng sáng sau thằng Var vẫn bảo mày láo, thêm thằng bạn ném bom bảo tối qua có Mig phi lên từ đó, nên ảnh quay lại lần 3 thì bị hịt. Trong sách ghi là F-111 phá thì tối hôm đó công binh VN huy động dân chúng sửa trong 1 đêm là xong, còn Mig thì ban ngày được Mi cõng đi trốn, tới đêm cẩu về, trong phim 12 ngày đêm có cảnh dân đứng 2 bên thắp đuốc để Mig thấy đường xuất kích.
Và còn nhiều góc khuất nữa, như đụng độ 79 giữa không quân Việt Nam và Trung Quốc
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 3/ Đôi nét chấm phá về 3 cuộc đời thủy thủ tầu ngầm – ký ức người trong cuộc:


Chỉ đến gần đây, báo chí mới đề cập nhiều việc Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp Kilo của Nga. Việt Nam cũng cử nhiều học viên sang Nga, Ấn Độ để học hỏi kỹ thuật tàu ngầm. Thế nhưng: Thế giới dưới lòng đại dương và ông chủ của biển cả - tàu ngầm vẫn là bí ẩn thăm thẳm đối với đa số người Việt Nam.

Và cũng Có điều ít người biết, hơn 40 năm trước, Việt Nam đã có hải đội tàu ngầm phiên hiệu 182 được đào tạo rất bài bản mấy năm trời tại Liên Xô (cũ). Chuyện này ít được nhắc đến, bởi sau khi kết thúc khóa đào tạo, nhiều người trong hạm đội 182 chuyển đơn vị khác hoặc không còn phục vụ trong quân ngũ.

Cả vạn lính được lọc ra. Mà cả vạn lính ấy đều là những chiến sĩ cực kỳ thiện chiến, khả năng bơi lặn siêu đẳng và kỹ năng chiến đấu thuần thục. Vậy nhưng, cứ hơn một ngàn người mới tuyển chọn được một người. Hầu hết đều rất cao to, khỏe mạnh và phải trải qua sát hạch vô cùng khắt khe như tuyển phi công.

Những người lính tàu ngầm ngày đó hiểu rằng, họ đang đảm nhận nhiệm vụ hết sức đặc biệt. Họ đã được chọn để trở thành những người lính đầu tiên của Việt Nam bước xuống con tàu ngầm chiến đấu dưới đáy biển – khí tài quân sự tối tân, hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Họ đã có gần 2 năm trời rèn luyện thể lực cùng những kỹ năng chiến đấu, thích nghi mọi điều kiện trong môi trường nước.

Sau năm 1988, tình hình Liên Xô thay đổi, và Liên Xô cắt khoản viện trợ 2 con tầu ngầm cho ta. Những người lính tầu ngầm ‘đời đầu tiên’, được trên cho…giải tán về quê.

Mấy chục năm trôi qua, những người lính tầu ngầm đời đầu tiên ấy, tưởng như đã quên rằng mình từng đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm, những người lính tàu ngầm đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Đến hôm nay, kể về những năm tháng ấy, những người lính tầu ngầm đời đầu luôn giữ vẻ mặt trầm tư. Trong mỗi lời kể, họ đều luôn giữ thái độ thận trọng.

Lính tàu ngầm có rất nhiều bộ phận, gồm 5 ngành: vũ khí dưới nước, hàng hải, ra đa, thông tin và điện máy tàu.

Các câu chuyện sau đây là tổng hợp từ 3 người:

1/ Đại úy Lưu Phương Bình:

Ông Bình là người Hà Nội. Khi đi huấn luyện Tầu ngầm, Đại úy Lưu Phương Bình khi đó chính là ngành trưởng, chỉ huy ngành ra đa.

Ông Lưu Phương Bình tốt nghiệp Đại học Quân sự năm 1979 (cùng thời điểm với Baoleo) rồi tham gia Hải quân Việt Nam.

Sau khi Hải đội tầu ngầm 182 giải tán, ông Lưu Phương Bình (sĩ quan, ngành trưởng ngành ra đa) được ra quân, chuyển sang làm kinh tế tư nhân…

2/ Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm,

Ông Sâm cũng là người Hà Nội.

Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm làm việc trong bộ phận điện máy.

Ông Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm) sau khi được ra quân, đã về làm công việc hành chính ở khách sạn Kim Liên tại Hà Nội. (Khách sạn này gần làng Kim Liên của Baoleo đấy).


3/ Binh nhất Vũ Hồng Hảo (thuộc bộ phận của ông Bình).

Vũ Hồng Hảo sống trong môi trường sông nước từ bé. Ông Vũ Hồng Hảo có một khả năng trời phú đó là đôi tai nghe rất thính.

Sau này, sang Liên Xô học, ông đã đảm nhiệm một vị trí cực kỳ quan trọng của con tàu ngầm đi dưới đáy biển. Đó là bộ phận Acoustic – nghe âm thanh dưới nước.

Nhiều chuyên gia Liên Xô giảng dạy cho đội tàu ngầm Việt Nam ngày đó đánh giá rất cao khả năng nghe dưới nước của ông Hảo. Viên đội trưởng này có thể phân biệt được âm thanh các loại động cơ dưới nước xa hàng chục km.

Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.

+++++ Giấy phép ra ngoài đơn vị (Một kỷ vật ông Vũ Hồng Hảo còn giữ đến này nay)

N 3.jpg
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,293
Động cơ
46,098 Mã lực
Tuổi
24
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 23:
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN


Tút 3/ Đôi nét chấm phá về 3 cuộc đời thủy thủ tầu ngầm – ký ức người trong cuộc:


Chỉ đến gần đây, báo chí mới đề cập nhiều việc Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp Kilo của Nga. Việt Nam cũng cử nhiều học viên sang Nga, Ấn Độ để học hỏi kỹ thuật tàu ngầm. Thế nhưng: Thế giới dưới lòng đại dương và ông chủ của biển cả - tàu ngầm vẫn là bí ẩn thăm thẳm đối với đa số người Việt Nam.

Và cũng Có điều ít người biết, hơn 40 năm trước, Việt Nam đã có hải đội tàu ngầm phiên hiệu 182 được đào tạo rất bài bản mấy năm trời tại Liên Xô (cũ). Chuyện này ít được nhắc đến, bởi sau khi kết thúc khóa đào tạo, nhiều người trong hạm đội 182 chuyển đơn vị khác hoặc không còn phục vụ trong quân ngũ.

Cả vạn lính được lọc ra. Mà cả vạn lính ấy đều là những chiến sĩ cực kỳ thiện chiến, khả năng bơi lặn siêu đẳng và kỹ năng chiến đấu thuần thục. Vậy nhưng, cứ hơn một ngàn người mới tuyển chọn được một người. Hầu hết đều rất cao to, khỏe mạnh và phải trải qua sát hạch vô cùng khắt khe như tuyển phi công.

Những người lính tàu ngầm ngày đó hiểu rằng, họ đang đảm nhận nhiệm vụ hết sức đặc biệt. Họ đã được chọn để trở thành những người lính đầu tiên của Việt Nam bước xuống con tàu ngầm chiến đấu dưới đáy biển – khí tài quân sự tối tân, hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Họ đã có gần 2 năm trời rèn luyện thể lực cùng những kỹ năng chiến đấu, thích nghi mọi điều kiện trong môi trường nước.

Sau năm 1988, tình hình Liên Xô thay đổi, và Liên Xô cắt khoản viện trợ 2 con tầu ngầm cho ta. Những người lính tầu ngầm ‘đời đầu tiên’, được trên cho…giải tán về quê.

Mấy chục năm trôi qua, những người lính tầu ngầm đời đầu tiên ấy, tưởng như đã quên rằng mình từng đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm, những người lính tàu ngầm đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Đến hôm nay, kể về những năm tháng ấy, những người lính tầu ngầm đời đầu luôn giữ vẻ mặt trầm tư. Trong mỗi lời kể, họ đều luôn giữ thái độ thận trọng.

Lính tàu ngầm có rất nhiều bộ phận, gồm 5 ngành: vũ khí dưới nước, hàng hải, ra đa, thông tin và điện máy tàu.

Các câu chuyện sau đây là tổng hợp từ 3 người:

1/ Đại úy Lưu Phương Bình:

Ông Bình là người Hà Nội. Khi đi huấn luyện Tầu ngầm, Đại úy Lưu Phương Bình khi đó chính là ngành trưởng, chỉ huy ngành ra đa.

Ông Lưu Phương Bình tốt nghiệp Đại học Quân sự năm 1979 (cùng thời điểm với Baoleo) rồi tham gia Hải quân Việt Nam.

Sau khi Hải đội tầu ngầm 182 giải tán, ông Lưu Phương Bình (sĩ quan, ngành trưởng ngành ra đa) được ra quân, chuyển sang làm kinh tế tư nhân…

2/ Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm,

Ông Sâm cũng là người Hà Nội.

Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm làm việc trong bộ phận điện máy.

Ông Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm) sau khi được ra quân, đã về làm công việc hành chính ở khách sạn Kim Liên tại Hà Nội. (Khách sạn này gần làng Kim Liên của Baoleo đấy).


3/ Binh nhất Vũ Hồng Hảo (thuộc bộ phận của ông Bình).

Vũ Hồng Hảo sống trong môi trường sông nước từ bé. Ông Vũ Hồng Hảo có một khả năng trời phú đó là đôi tai nghe rất thính.

Sau này, sang Liên Xô học, ông đã đảm nhiệm một vị trí cực kỳ quan trọng của con tàu ngầm đi dưới đáy biển. Đó là bộ phận Acoustic – nghe âm thanh dưới nước.

Nhiều chuyên gia Liên Xô giảng dạy cho đội tàu ngầm Việt Nam ngày đó đánh giá rất cao khả năng nghe dưới nước của ông Hảo. Viên đội trưởng này có thể phân biệt được âm thanh các loại động cơ dưới nước xa hàng chục km.

Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.

+++++ Giấy phép ra ngoài đơn vị (Một kỷ vật ông Vũ Hồng Hảo còn giữ đến này nay)

N 3.jpg
Quả thực tôi không rõ, tại sao tuyển chọn lính tầu ngầm lại khắt khe như thế.
So với lính bộ binh, tàu ngầm chỉ thua thiệt việc Không gian sinh hoạt nhỏ và bí bách trong thời gian dài.
Một vấn đề về tam lý nhiều hơn.

Ngoài ra, có vẻ không có yêu cầu gì quá nặng về thể chất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top