[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
Tướng Thái không cùng thời với các phi công của Đoàn Z.
Khi các bạn Đoàn Z kết thúc nhiệm vụ ở Việt Nam rồi, tướng Thái mới về nước để bay.

Việc khen trình độ bay của các bạn Đoàn Z, tướng Thái chắc chỉ là nghe kể thôi, bạn à.
Bác lại nói liều. =))

Cụ PPT viết hẳn một chương tựa đề Phi công Triều Tiên trong hồi ký.

1721755886612.png

1721755921143.png

1721755990603.png

1721756029248.png
 

newbieshn

Xe tăng
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,480
Động cơ
211,788 Mã lực
Không chỉ tụi bạn em rất nhiều đứa được đi học ở Liên Xô, mà công việc trước đây của em tiếp xúc rất nhiều với họ. Trong khoa lưu học sinh, đội đi Liên Xô không phải là đội có điểm trung bình cao nhất, nhưng các bạn ở các lớp A (1,2,3) là các bạn học chuyên toán của Tổng hợp, Sư phạm và sư phạm Vinh. Trừ nhóm học sinh miền Nam, còn lại tất cả sinh viên của khoa lưu học sinh (không chỉ Liên Xô) toàn những người đạt điểm cao nhất của các kỳ thi vào đại học thời đó.
Với hội phó tiến sỹ hồi đó nói thật ai biết về họ sẽ thấy, có được cái bằng ấy là họ còn có thêm 1 cái bằng nữa về cuộc sống (ra quân chỉ sau 2 năm đi làm em đã đăng ký thi NCS nên cũng có thể hiểu).
Có mấy ông Viện trưởng sau này làm cùng em phải ghi nhận họ là những sư phụ của mình về cuộc sống.
Câu nói "con bò đi qua Mát cũng thành phó tiến sỹ" là của những người thi trượt hoặc không dám tham gia thi làm NCS. Đó là cuộc thi "Hại tiền, hại của, hại thanh danh" nếu thi trượt!
Thi đại học và đạt điểm đi nước ngoài thời đó thì đúng như cụ nói. Còn đội đi Liên Xô tính điểm bình quân thì không phải đội có số điểm cao nhất, do đi Liên Xô là đông nhất . Nhưng đội đi Liên xô lại có nhóm giỏi nhất, đạt điểm cao nhất trong những người đủ điểm đi nước ngoài (đa số dân chuyên toán). Nhóm đó vào Loomnosop ở Mát, sau toàn thành đại gia.
Còn đội làng nhàng hơn thì đi các nơi khác của Liên Xô
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Thi đại học và đạt điểm đi nước ngoài thời đó thì đúng như cụ nói. Còn đội đi Liên Xô tính điểm bình quân thì không phải đội có số điểm cao nhất, do đi Liên Xô là đông nhất . Nhưng đội đi Liên xô lại có nhóm giỏi nhất, đạt điểm cao nhất trong những người đủ điểm đi nước ngoài (đa số dân chuyên toán). Nhóm đó vào Loomnosop ở Mát, sau toàn thành đại gia.
Còn đội làng nhàng hơn thì đi các nơi khác của Liên Xô
Em không biết có chuyện tính điểm bình quân ra thì lại thành thấp. Cái này em đoán là suy luận từ việc số sinh viên đi LX nhiều hơn. Nhưng chuyện học hành từ 1985 hay từ trước thời perestroika đổi mới gì đấy trở về trước thì nên nghe cụ coolpix8700 . Chuyện ncs tiến sĩ thuê người làm luận án để có tgian đi buôn... Là chuyện sau này.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Nói cả cuộc chiến 20 năm nhưng chỉ tập trung cao điểm trong khoảng 5 năm. Có những ngày bên ta mất gần như phần lớn máy bay trực chiến. Ngày đó Trung Quốc cho ta mượn sân bay Tường Vân ở Vân Nam làm căn cứ hậu cần, máy bay ta để ở đó bổ sung cho trong nước. Những dòng như Mig19 hay Mig21 của ta phần lớn là hàng Trung Quốc sản xuất và viện trợ từ Thẩm Dương.
Mặc dù không có số liệu chính xác nhưng máy bay ta bị phòng không ta bắn nhầm cũng khá nhiều. Như ông cụ nhà em phải nói rằng, công tác tổ chức chỉ huy của ta kém, trang bị thiết bị mặt đất thiếu và cũ kỹ. Mặc dù không chiến trên vùng trời của ta nhưng trang thiết bị tổ chức chỉ huy và trình độ phi công Mỹ hoàn toàn vượt trội. Bên ta nhờ có việc thay đổi cách đánh và lòng dũng cảm phi thường của phi công mới có thể có những trận ngang ngửa với phía Mỹ.
1 chú là cậu của bạn em kể với bọn em . Vì làng ông ven sông và cách hồ gươm không xa. Thời chống M trên bờ sông có lập 1 tổ phòng không tầm thấp 12ly7. Khi đó ông còn nhỏ học lớp mấy. Cứ báo độing là cô giáo hô đội mũ rơm và cho hs xuống hết hầm A.. nhưng hs thì hiếu kỳ cứ toài lên xem..chạy cả ra bờ sông xem mb Mỹ và ta . 1 hôm tan trận sao đó tự dưng Mic 21 từ đâu thò ra bay thấp dọc theo sông . Các dân quân thấy mb thấp liền bắn ( từ ngày có ổ súng hôm ấy mới đc bắn ). Mb chao ngửa 1 phát cho nhận diện..bác tiểu trưởng vội hô : mb sao đỏ .
Xạ thủ đang hăng hét to : .sao đỏ tao cũng bắn .và ông cứ bắn.nhưng ko làm gì đc Mic.😆
 

newbieshn

Xe tăng
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,480
Động cơ
211,788 Mã lực
Em không biết có chuyện tính điểm bình quân ra thì lại thành thấp. Cái này em đoán là suy luận từ việc số sinh viên đi LX nhiều hơn. Nhưng chuyện học hành từ 1985 hay từ trước thời perestroika đổi mới gì đấy trở về trước thì nên nghe cụ coolpix8700 . Chuyện ncs tiến sĩ thuê người làm luận án để có tgian đi buôn... Là chuyện sau này.
cụ coolpix8700 nói chuẩn mà.
Còn thì đúng là sau perestroika thì xã hội Liên Xô xuống cấp về nhiều giá trị trong đó có giáo dục ... ncs tiến sĩ thuê người làm luận adn đi buôn như cụ nói; và có cả việc hối lộ đâu đó để đạt điểm vv
Nhưng ai giỏi thì vẫn giỏi thôi ... tinh hoa đi học nươdc ngoài của VN đa số là ở Liên xô

còn điểm bình quân thành thấp thì ý em nói là: do số lượng sinh viên đi LX là rất đông, mà 10 người thì chỉ có 1 or 2 người giỏi vv nên nhìn số lượng người làng nhàng cứ tưởng đi Liên Xô toàn kém. Nhưng thực ra những người giỏi nhất xuất sắc nhất điểm thi đại học cao nhất toàn là đội đi Liên Xô ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Ông cụ nhà em kể là thời giặc Mỹ đánh phá, mỗi khi có chuyên cơ khách cuốc tế hay chuyên cơ Nhà nước thì phải quán triệt trước mấy ngày cho phòng không và dân quân tự vệ, thế mà máy bay về đầu đường hạ cánh vẫn có súng cạc bin súng máy dưới đất phang lên cả loạt mà chả biết của làng nào thôn nào. Phi công chửi vào đài chỉ huy như hàng cá chửi nhau ngoài chợ, réo cả tên ông tư lệnh lên chửi. Nhiều chuyến về đến Gia Lâm không xuống được vì hoả lực dưới đất phải quay lại. Các ông phản lực thì ít kinh nhưng những tàu cánh bằng bay chậm thì dính đạn như bỡn.
Thật đấy cụ ạ. 1 cựu pilot Mic21 nói chuyện với bọn em.
Pk báo tin 1 mb bị hạ 2 phút trước ở xx.
2 phút sau mặt đất báo tin mất tín hiệu 1 mb vận tải cùng tọa độ..
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Thật đấy cụ ạ. 1 cựu pilot Mic21 nói chuyện với bọn em.
Pk báo tin 1 mb bị hạ 2 phút trước ở xx.
2 phút sau mặt đất báo tin mất tín hiệu 1 mb vận tải cùng tọa độ..
Vụ này chắc vụ tên lửa xơi 1 em IL14
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
Bác lại nói liều. =))

Cụ PPT viết hẳn một chương tựa đề Phi công Triều Tiên trong hồi ký.

View attachment 8646463
View attachment 8646464
View attachment 8646465
View attachment 8646466
Wiki thì nói thế này:
1721777676650.png


Theo sử liệu về Đoàn Z thì thế này
1721777774386.png


Tướng Thái có thể có khoảng 4 tháng, là thời gian để có thể có tiếp xúc với Đoàn Z.
Kỹ thuật bay biểu diễn của những phi công Đoàn Z, những người còn lại ở VN đầu năm 1968, có thể là những phi công giỏi nhất của họ.

Có thể hình dung thế này:
-Ta đi xem cuộc thi ọp-rốt của diễn đàn ô-tô-phăn có 1 lần,
-Sau đó ta kết luận rằng: Trình độ lái xe ô tô của các cụ trong Diễn đàn ô-tô-phăn: là siêu việt.

Thì cá nhân tôi cho rằng: nhận xét đó chưa được thoả đáng lắm.

Cảm ơn bác Tuankhoi001 đã đưa ra tư liệu để so sánh.
 
Chỉnh sửa cuối:

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,366 Mã lực
Vậy theo tư liệu cụ Baoleo, em suy luận số máy bay 4000 chiếc bị bắn rơi trong CT chống Mỹ chắc cũng chỉ là con số đẹp, thực tế có được 1/2 chăng? ( chiếc thứ 4000 rơi gần nhà e vẫn có địa danh cụ thể là xã Tiền Châu)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
Vậy theo tư liệu cụ Baoleo, em suy luận số máy bay 4000 chiếc bị bắn rơi trong CT chống Mỹ chắc cũng chỉ là con số đẹp, thực tế có được 1/2 chăng? ( chiếc thứ 4000 rơi gần nhà e vẫn có địa danh cụ thể là xã Tiền Châu)
Số liệu 4 ngàn chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi, cũng như số liệu 34 chiếc B-52 bị bắn rơi cuối năm 1972, đã có hàng trăm bài thảo luận rồi.
Trong thớt này, tôi sẽ không sa đà vào các tranh luận đó.
Xin chúc bạn buổi sáng tốt lành nhé ~o)
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,346
Động cơ
899,784 Mã lực
Thi đại học và đạt điểm đi nước ngoài thời đó thì đúng như cụ nói. Còn đội đi Liên Xô tính điểm bình quân thì không phải đội có số điểm cao nhất, do đi Liên Xô là đông nhất . Nhưng đội đi Liên xô lại có nhóm giỏi nhất, đạt điểm cao nhất trong những người đủ điểm đi nước ngoài (đa số dân chuyên toán). Nhóm đó vào Loomnosop ở Mát, sau toàn thành đại gia.
Còn đội làng nhàng hơn thì đi các nơi khác của Liên Xô
Đi học điểm cao nhất là 2 nhóm Lô mô nô sốp và học quân sự ở Liên Xô và Hung ga ri (ngoài ra còn có hội học toán ở Hung ga ri nữa).
Hồi đó có vẻ mấy ông ở Bộ ĐH & THCN rất tự hào về lưu học sinh do họ cử đi. Câu họ thường xuyên yêu cầu tui em "Mỗi lưu học sinh phải là 1 nhà ngoại giao!"!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964



A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM
(Các câu chuyện về Trung đoàn Không quân Liên Xô thứ nhất - Giai đoạn 1961-1963)


+++ Chú dẫn +++

Đây là hồi ức của Trung tá Bobukh Anatoli Vladimirovitch.

Ông Sinh ngày 4 tháng 6 năm 1933 tại làng Sviatogorovka huyện Dobropolsky tỉnh Donetsk. Người Ucraina.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1952 vào học trường phi công quân sự Pugachev, tốt nghiệp năm 1956.

Sau tốt nghiệp bay, được phái đi phục vụ ở Viễn Đông. Đã phục vụ tại Kamchatka, ở đảo Sakhalin, phục vụ tại biên khu Primorskoie tại thành phố Khabarovsk. Kết thúc đời phục vụ tại Ekaterinburg năm 1980 do ốm đau bệnh tật.

Đã phục vụ trên các cương vị: phi công-hoa tiêu trực thăng, cơ trưởng trực thăng, biên đội trưởng trực thăng, phi đội phó trực thăng, phi đội trưởng, trung đoàn phó phụ trách huấn luyện bay, trung đoàn phó thứ nhất trung đoàn trực thăng vũ trang độc lập. Từ 1974 đến 1980 giữ chức chánh thanh tra an toàn bay tập đoàn quân không quân.

Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 5 năm 1961 tham gia chiến đấu tại Việt Nam trên cương vị cơ trưởng trực thăng.
Được tặng thưởng các huân chương Sao Đỏ, "Phục vụ Tổ quốc trong LLVT Liên Xô", và 12 huy chương trong đó có huy chương Hữu Nghị của chính phủ VNDCCH.

Sau đây là hồi ức của ông, về những tháng ngày bay Trực thăng trên bầu trời Việt Nam.

--- ---- ----
1/Tút 1:

Các sự kiện mà tôi tham gia diễn ra đã nửa thế kỷ trước, song ký ức về nó chưa bao giờ phai nhạt.

Đầu năm 1960 N.S.Khrusev tuyên bố cắt giảm quân số LLVT Liên Xô xuống 1 triệu 200 ngàn người. Tôi lúc đó đang phục vụ tại một phi đội trực thăng cứu hộ độc lập trên cương vị cơ trưởng trực thăng Mi-4 tại đảo Sakhalin. Theo lệnh Bộ trưởng QP thì phi đội bị giải tán. Các kíp bay được biệt phái đi phục vụ tiếp tại biên khu Primorie, nơi đã thành lập một trung đoàn trực thăng độc lập. Chúng tôi thực hiện chuyến bay xa từ Sakhalin đến sân bay Chernigovka vào tháng 5 năm 1960.

Tới lúc đó, các tổ bay từ các đơn vị KQ tiêm kích và KQ ném bom bị giải tán đã đến trung đoàn. Các phi công cần được đào tạo lại để bay trên trực thăng. Tại trung đoàn bắt đầu công việc thiết lập căn cứ huấn luyện, nghiên cứu các bộ phận của trực thăng, các cơ cấu nguyên tắc khí động học, để sang năm mới có thể bắt đầu huấn luyện bay cho các chuyên gia chuyển loại.

Một buổi tối thứ bảy trước năm mới, người lính quân bưu chạy tới thông báo lệnh báo động tại trung đoàn và cần nhanh chóng có mặt tại đơn vị. Trung đoàn trưởng P.S.Anokhin ra lệnh tập hợp toàn bộ các kíp bay trực thăng tại lớp huấn luyện. Nhiệm vụ đặt ra: 5 kíp bay dưới sự chỉ huy của hoa tiêu trung đoàn bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến bay theo hành trình, có hạ cánh tiếp dầu tại các sân bay của CHND Trung Hoa, điểm hạ cánh cuối cùng là tại sân bay Hải Phòng của VNDCCH. Đã có lệnh nhận bản đồ bay tại ban bảo mật của đơn vị. Thời hạn chuẩn bị - đêm từ ngày thứ bảy sang ngày chủ nhật và ngày chủ nhật. Cất cánh vào sáng thứ hai. Nhiệm vụ của chuyến bay - bay không tải trực thăng và chuyển giao chúng cho phía Việt Nam.

Trung đoàn trưởng nói rằng tại Hải Phòng sẽ có máy bay chờ chúng tôi để đưa chúng tôi về nhà.

Đồng thời viên kỹ sư của trung đoàn cùng nhân viên kỹ thuật sơn phủ số và sao trên thân máy bay, bổ sung dầu mỡ nhiên liệu, phụ tùng để đảm bảo cho một chuyến bay dài.

Lời trung đoàn trưởng rằng chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi chuyển giao máy bay cho người Việt Nam vang lên một cách đáng hoài nghi. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến bay, các phi công thảo luận các vấn đề nảy sinh. Ai ở Việt Nam sẽ bay trên các trực thăng của chúng tôi ? Chắc chắn các phi công trực thăng của mình ở đấy là không có. Trong thời gian này chúng tôi biết ở Nam Việt Nam người Mỹ đang bắt đầu các hoạt động quân sự chống các lực lượng du kích. Các cuộc ném bom các điểm dân cư do phía yêu nước Nam Việt Nam chiếm giữ đang gia tăng. Dễ nhạn thấy chiến tranh ở Nam Việt Nam đang ngày càng ác liệt, mở rộng về mặt lãnh thổ, nảy sinh nguy cơ chiến tranh lan rộng ra Miền Bắc Việt Nam.

Đúng thời điểm quy định chúng tôi đã chuẩn bị xong: kiểm tra các tài liệu bay, kiểm tra sự sẵn sàng kỹ thuật của các trực thăng. Buổi sáng thứ hai chúng tôi cất cánh. Tốp dẫn đầu bay phía trước, sau đó là các kíp bay khác theo trình tự giãn cách 15 giây bay trong tầm nhìn trực quan. Toàn bộ các kíp bay cất cánh theo thứ tự như vậy.

Chuyến hạ cánh đầu tiên tại CHND Trung Hoa để tiếp dầu là tại sân bay Mudanszian. Đoạn hành trình này chúng tôi bay khi nhiệt độ không khí bên ngoài là - 27 độ. Tháng 12 cho biết nó là thế nào. Máy sưởi chạy xăng thổi vào cabin không khí lạnh. Dù chúng tôi mặc áo bay da, đi ủng lông nhưng cái lanh vẫn thấu tận xương. Tay và chân đặc biệt lạnh cóng. Khi rẽ về phía nam từ Mudanszian đến Mukden, phi công phụ của tôi Alfred Naghibovitch, dù bị cóng vẫn luôn đùa cợt, nhìn về phía trước từ dưới bao tay:

- Nào, cuối cùng thì đường chí tuyến đâu nào?

Trời chỉ ấm hơn sau Mukden khi bay tới Bắc Kinh. Chuyến bay diễn ra không có sự chậm trễ nào trên suốt hành trình: bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn trưa, và lại bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn tối, ngủ, - rồi bay tiếp.

Các bạn Trung quốc đón chúng tôi trên mỗi sân bay rất hữu hảo, nhanh chóng bảo dưỡng, nạp bổ sung mọi thứ cần thiết. Đồ ăn rất ngon miệng và dồi dào. Chỗ nghỉ ngơi rất tiện nghi. Có cảm giác là ban lãnh đạo Trung quốc chăm lo sao cho việc bảo dưỡng và đón tiếp chúng tôi diễn ra ở mức độ cao.

Khi phải chậm lại do thời tiết, họ cố gắng giải khuây cho chúng tôi. Họ tổ chức các chuyến tham quan. Ví dụ họ cho chúng tôi xem chỗ Mao bơi vượt sông Hoàng Hà, họ chở chúng tôi đến nơi Mao sinh ra và chúng tôi được thấy căn nhà tồi tàn nơi lãnh tụ Trung quốc ra đời.

Chúng tôi đón năm mới tại thành phố Trường Sa, tại đây Tư lệnh cụm quân đội Trung quốc phía nam tổ chức bữa tiệc tối thết đãi nhóm chúng tôi. Trong bữa ăn ông ấy chúc mừng Năm Mới chúng tôi mong chúng tôi bay đến nơi an toàn và trở về thắng lợi. Lúc bấy giờ chúng tôi đã nghi ngờ chuyện có máy bay ở Hải Phòng chờ cúng tôi để chở về nhà. Nhiều người cho rằng ở đó chúng tôi sẽ có nhiệm vụ khác.

Nhiệm vụ thực sự của chuyến công tác của chúng tôi thì chúng tôi được biết, sau chuyến bay một tuần lễ qua Trung quốc và tiếp đất ở sân bay Cát-Bi Hải Phòng, từ tùy viên quân sự tướng Antipov. ông ngay lập tức tập trung chúng tôi để nói chuyện. Ông chúc mừng tất cả vì chuyến bay trót lọt và thông báo tình hình đã thay đổi. Chúng tôi phải ở lại đây một thời hạn không xác định. Nhiệm vụ thế này: đào tạo các học viên trường bay người Việt (chọn từ các lái xe Việt Nam). Một nhóm - đào tạo phi công lái trực thăng. nhóm kia - đào tạo thành các nhân viên kỹ thuật máy bay trực thăng, công việc phải hoàn thành trong thời hạn ngắn nhất.

Tiếp đó tướng Antipov giải thích rằng chúng tôi sẽ sống tạm thời tại các nhà nghỉ vẫn gọi là Hồ Chí Minh trên bờ vịnh. Người ta sẽ dùng ô-tô buyt chở chúng tôi đến đó. Các thợ may cũng sẽ đến đo số đo và may cho chúng tôi các bộ trang phục dân sự, còn quân phục phải được chuẩn bị đóng gói cho vào hòm gửi trả về đơn vị.

Và rồi chúng tôi đã ở khu nhà nghỉ. Có lẽ nó được xây dựng thời Pháp thuộc. Chúng là các biệt thự nghỉ ngơi mùa hè, vì vậy các lỗ của sổ không có kính mà chỉ có nan chớp. Ngoài phố là tháng 1 nhưng nhiệt độ là +18 và +19 độ C rất dễ chịu cho chúng tôi. Mỗi phi hành đoàn ở một biệt thự riêng. từ hàng hiên mở ra vịnh một quang cảnh tuyệt đẹp, trên mặt nước phẳng lì của nó thỉường xuyên thấy bóng thuyền buồm của ngư dân. Khi hoàng hôn buông cảnh tượng đẹp tuyệt trần.



Nhưng chúng tôi rất buồn và lo lắng. Chiều tối khi mặt trời đã lặn, đêm sập xuống luôn, những ngôi sao phương Nam sáng rực, trăng lên rồi thủy triều dâng. Nước lan đến tận hàng hiên. Mọi người ngồi yên lặng. Mỗi người một suy nghĩ về người thân của mình. Mà còn nghĩ gì được nữa. Bản thân tôi, ở nhà trong căn hộ chưa bài trí xonng sau khi từ Sakhalin chuyển về còn lại người vợ trẻ và đứa con mới tròn năm. Ngôi nhà có bếp sưởi và "tiện nghi" nằm trong sân. Chúng tôi lo vì đã để gia đình lại không quan tâm chăm sóc vì tưởng chỉ bay đi một thời gian ngắn, nay than ôi, xem ra sẽ phải ở lâu. Ngày hôm sau những người thợ may đến đo và hai ngày sau trang phục dân sự cho chúng tôi đã chuẩn bị xong. Tiếp đó chúng tôi chuyển sang sân bay ở Hải Phòng.

Cạnh sân bay có trường đào tạo phi công và các dẫy nhà ở. Chúng tôi được sắp xếp ở tại đó. Trước hết cần kiểm tra phát hiện và sửa chữa những chỗ hỏng hóc trên các máy bay trực thăng, cũng như sơn lại dấu hiệu nhận dạng: "Liên bang Xô Viết. Hãng Aeroflot". Các kỹ thuật viên và các học viên người Việt đảm nhiệm việc đó. Các phi công có nhiệm vụ: nghiên cứu khu vực sắp bay. Để làm việc này người ta đưa cho chúng tôi bản đồ bay. Tất cả đều được ghi chú, ghi tên các điểm dân cư, sông ngòi, núi non bằng tiếng Pháp, trên bản đồ có nhiều vết trắng, đặc biệt trong khu vực rừng núi, Cần phải có phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Việt và họ được đưa tới.

Đồng thời trong lúc đang lên kế hoạch bay thử khu vực sẽ diễn ra các chuyến bay, mây thấp từ phía vịnh tràn vào, thời tiết trở thành không thể bay được. Phải rút lại chuyện bay thử kiểm tra và chuyển sang dạy lý thuyết cho học viên. Tuy nhiên chẳng mấy chốc các giờ học bị gián đoạn vì có lệnh bay thử kết hợp làm nhiệm vụ chiến đấu luôn.

Đây là chân dung của cụ Trung tá Bobukh Anatoli Vladimirovitch


n1.jpg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Nói tới NT quân Triều Tiên . Em thấy ở Xuân Mai có 1 nghĩa trang trên mặt đường QL6 . Ng ta gọi là nghĩa trang TQ .có cụ nào biết vì sao có cái NT này ko ? Tại sao có NT khi mà ở đó ko có cộng đồng hoa kiều.
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,061
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48
Nói tới NT quân Triều Tiên . Em thấy ở Xuân Mai có 1 nghĩa trang trên mặt đường QL6 . Ng ta gọi là nghĩa trang TQ .có cụ nào biết vì sao có cái NT này ko ? Tại sao có NT khi mà ở đó ko có cộng đồng hoa kiều.
Công binh Trung Quốc làm đường quốc lộ 6.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,346
Động cơ
899,784 Mã lực
Nói tới NT quân Triều Tiên . Em thấy ở Xuân Mai có 1 nghĩa trang trên mặt đường QL6 . Ng ta gọi là nghĩa trang TQ .có cụ nào biết vì sao có cái NT này ko ? Tại sao có NT khi mà ở đó ko có cộng đồng hoa kiều.
Đó là nghĩa trang của lính tầu tham gia làm đường ở quanh khu Miếu môn, Lương Sơn.
Lúc họ làm cái nghĩa trang đó thì chưa có vụ oanh tạc nào của máy bay Mỹ quanh khu vực này. Hình như chết do tai nạn nổ mìn lấy đá hoặc đưa từ những nơi khác rất xa về.
Tụi em đứng xem khi họ đào những cái mộ đầu tiên (khoảng năm 1967). Lỗ huyệt nhỏ, nhưng rất sâu. Người ta bảo họ chôn đứng. Sau đó thì thấy mấy cái mộ được lấp và đắp lên. Chưa bao giờ được thấy họ hạ huyệt (sau đó, khi lính tầu đi hết thì khu vực Xuân mai - Lương Sơn bị đánh phá nhiều. Sang bên kia đường là Trường nghiệp vụ Xuân mai bị ném bom 2 lần. Lần sau, năm 1972 bị 180 quả bom trong diện tích nhỏ như vậy).
Vào trong Lương Sơn còn có 4 cái hầm cửa bê tông cửa rất kiên cố. Người ta bảo cửa cũng bị xây lấp từ lâu lắm rồi.
Em ngạc nhiên sao tai nạn do khai thác đá với họ lại nhiều như thế. Công nhân các xí nghiêp khai thác đá vẫn đánh mìn, tai nạn xẩy ra chủ yếu do đá rơi, nhưng cực kỳ hiếm, vài năm mới có 1 vụ. Có thuyết âm mưu là họ chôn vũ khí (với cả mấy cái hầm kia là họ đào kho báu bằng bản đồ do lịch sử họ có được)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mrlinhebhp

Xe hơi
Biển số
OF-843333
Ngày cấp bằng
11/11/23
Số km
166
Động cơ
28,169 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964



A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM
(Các câu chuyện về Trung đoàn Không quân Liên Xô thứ nhất - Giai đoạn 1961-1963)



+++ Chú dẫn +++

Đây là hồi ức của Trung tá Bobukh Anatoli Vladimirovitch.

Ông Sinh ngày 4 tháng 6 năm 1933 tại làng Sviatogorovka huyện Dobropolsky tỉnh Donetsk. Người Ucraina.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1952 vào học trường phi công quân sự Pugachev, tốt nghiệp năm 1956.

Sau tốt nghiệp bay, được phái đi phục vụ ở Viễn Đông. Đã phục vụ tại Kamchatka, ở đảo Sakhalin, phục vụ tại biên khu Primorskoie tại thành phố Khabarovsk. Kết thúc đời phục vụ tại Ekaterinburg năm 1980 do ốm đau bệnh tật.

Đã phục vụ trên các cương vị: phi công-hoa tiêu trực thăng, cơ trưởng trực thăng, biên đội trưởng trực thăng, phi đội phó trực thăng, phi đội trưởng, trung đoàn phó phụ trách huấn luyện bay, trung đoàn phó thứ nhất trung đoàn trực thăng vũ trang độc lập. Từ 1974 đến 1980 giữ chức chánh thanh tra an toàn bay tập đoàn quân không quân.

Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 5 năm 1961 tham gia chiến đấu tại Việt Nam trên cương vị cơ trưởng trực thăng.
Được tặng thưởng các huân chương Sao Đỏ, "Phục vụ Tổ quốc trong LLVT Liên Xô", và 12 huy chương trong đó có huy chương Hữu Nghị của chính phủ VNDCCH.

Sau đây là hồi ức của ông, về những tháng ngày bay Trực thăng trên bầu trời Việt Nam.

--- ---- ----
1/Tút 1:

Các sự kiện mà tôi tham gia diễn ra đã nửa thế kỷ trước, song ký ức về nó chưa bao giờ phai nhạt.

Đầu năm 1960 N.S.Khrusev tuyên bố cắt giảm quân số LLVT Liên Xô xuống 1 triệu 200 ngàn người. Tôi lúc đó đang phục vụ tại một phi đội trực thăng cứu hộ độc lập trên cương vị cơ trưởng trực thăng Mi-4 tại đảo Sakhalin. Theo lệnh Bộ trưởng QP thì phi đội bị giải tán. Các kíp bay được biệt phái đi phục vụ tiếp tại biên khu Primorie, nơi đã thành lập một trung đoàn trực thăng độc lập. Chúng tôi thực hiện chuyến bay xa từ Sakhalin đến sân bay Chernigovka vào tháng 5 năm 1960.

Tới lúc đó, các tổ bay từ các đơn vị KQ tiêm kích và KQ ném bom bị giải tán đã đến trung đoàn. Các phi công cần được đào tạo lại để bay trên trực thăng. Tại trung đoàn bắt đầu công việc thiết lập căn cứ huấn luyện, nghiên cứu các bộ phận của trực thăng, các cơ cấu nguyên tắc khí động học, để sang năm mới có thể bắt đầu huấn luyện bay cho các chuyên gia chuyển loại.

Một buổi tối thứ bảy trước năm mới, người lính quân bưu chạy tới thông báo lệnh báo động tại trung đoàn và cần nhanh chóng có mặt tại đơn vị. Trung đoàn trưởng P.S.Anokhin ra lệnh tập hợp toàn bộ các kíp bay trực thăng tại lớp huấn luyện. Nhiệm vụ đặt ra: 5 kíp bay dưới sự chỉ huy của hoa tiêu trung đoàn bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến bay theo hành trình, có hạ cánh tiếp dầu tại các sân bay của CHND Trung Hoa, điểm hạ cánh cuối cùng là tại sân bay Hải Phòng của VNDCCH. Đã có lệnh nhận bản đồ bay tại ban bảo mật của đơn vị. Thời hạn chuẩn bị - đêm từ ngày thứ bảy sang ngày chủ nhật và ngày chủ nhật. Cất cánh vào sáng thứ hai. Nhiệm vụ của chuyến bay - bay không tải trực thăng và chuyển giao chúng cho phía Việt Nam.

Trung đoàn trưởng nói rằng tại Hải Phòng sẽ có máy bay chờ chúng tôi để đưa chúng tôi về nhà.

Đồng thời viên kỹ sư của trung đoàn cùng nhân viên kỹ thuật sơn phủ số và sao trên thân máy bay, bổ sung dầu mỡ nhiên liệu, phụ tùng để đảm bảo cho một chuyến bay dài.

Lời trung đoàn trưởng rằng chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi chuyển giao máy bay cho người Việt Nam vang lên một cách đáng hoài nghi. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến bay, các phi công thảo luận các vấn đề nảy sinh. Ai ở Việt Nam sẽ bay trên các trực thăng của chúng tôi ? Chắc chắn các phi công trực thăng của mình ở đấy là không có. Trong thời gian này chúng tôi biết ở Nam Việt Nam người Mỹ đang bắt đầu các hoạt động quân sự chống các lực lượng du kích. Các cuộc ném bom các điểm dân cư do phía yêu nước Nam Việt Nam chiếm giữ đang gia tăng. Dễ nhạn thấy chiến tranh ở Nam Việt Nam đang ngày càng ác liệt, mở rộng về mặt lãnh thổ, nảy sinh nguy cơ chiến tranh lan rộng ra Miền Bắc Việt Nam.

Đúng thời điểm quy định chúng tôi đã chuẩn bị xong: kiểm tra các tài liệu bay, kiểm tra sự sẵn sàng kỹ thuật của các trực thăng. Buổi sáng thứ hai chúng tôi cất cánh. Tốp dẫn đầu bay phía trước, sau đó là các kíp bay khác theo trình tự giãn cách 15 giây bay trong tầm nhìn trực quan. Toàn bộ các kíp bay cất cánh theo thứ tự như vậy.

Chuyến hạ cánh đầu tiên tại CHND Trung Hoa để tiếp dầu là tại sân bay Mudanszian. Đoạn hành trình này chúng tôi bay khi nhiệt độ không khí bên ngoài là - 27 độ. Tháng 12 cho biết nó là thế nào. Máy sưởi chạy xăng thổi vào cabin không khí lạnh. Dù chúng tôi mặc áo bay da, đi ủng lông nhưng cái lanh vẫn thấu tận xương. Tay và chân đặc biệt lạnh cóng. Khi rẽ về phía nam từ Mudanszian đến Mukden, phi công phụ của tôi Alfred Naghibovitch, dù bị cóng vẫn luôn đùa cợt, nhìn về phía trước từ dưới bao tay:

- Nào, cuối cùng thì đường chí tuyến đâu nào?

Trời chỉ ấm hơn sau Mukden khi bay tới Bắc Kinh. Chuyến bay diễn ra không có sự chậm trễ nào trên suốt hành trình: bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn trưa, và lại bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn tối, ngủ, - rồi bay tiếp.

Các bạn Trung quốc đón chúng tôi trên mỗi sân bay rất hữu hảo, nhanh chóng bảo dưỡng, nạp bổ sung mọi thứ cần thiết. Đồ ăn rất ngon miệng và dồi dào. Chỗ nghỉ ngơi rất tiện nghi. Có cảm giác là ban lãnh đạo Trung quốc chăm lo sao cho việc bảo dưỡng và đón tiếp chúng tôi diễn ra ở mức độ cao.

Khi phải chậm lại do thời tiết, họ cố gắng giải khuây cho chúng tôi. Họ tổ chức các chuyến tham quan. Ví dụ họ cho chúng tôi xem chỗ Mao bơi vượt sông Hoàng Hà, họ chở chúng tôi đến nơi Mao sinh ra và chúng tôi được thấy căn nhà tồi tàn nơi lãnh tụ Trung quốc ra đời.

Chúng tôi đón năm mới tại thành phố Trường Sa, tại đây Tư lệnh cụm quân đội Trung quốc phía nam tổ chức bữa tiệc tối thết đãi nhóm chúng tôi. Trong bữa ăn ông ấy chúc mừng Năm Mới chúng tôi mong chúng tôi bay đến nơi an toàn và trở về thắng lợi. Lúc bấy giờ chúng tôi đã nghi ngờ chuyện có máy bay ở Hải Phòng chờ cúng tôi để chở về nhà. Nhiều người cho rằng ở đó chúng tôi sẽ có nhiệm vụ khác.

Nhiệm vụ thực sự của chuyến công tác của chúng tôi thì chúng tôi được biết, sau chuyến bay một tuần lễ qua Trung quốc và tiếp đất ở sân bay Cát-Bi Hải Phòng, từ tùy viên quân sự tướng Antipov. ông ngay lập tức tập trung chúng tôi để nói chuyện. Ông chúc mừng tất cả vì chuyến bay trót lọt và thông báo tình hình đã thay đổi. Chúng tôi phải ở lại đây một thời hạn không xác định. Nhiệm vụ thế này: đào tạo các học viên trường bay người Việt (chọn từ các lái xe Việt Nam). Một nhóm - đào tạo phi công lái trực thăng. nhóm kia - đào tạo thành các nhân viên kỹ thuật máy bay trực thăng, công việc phải hoàn thành trong thời hạn ngắn nhất.

Tiếp đó tướng Antipov giải thích rằng chúng tôi sẽ sống tạm thời tại các nhà nghỉ vẫn gọi là Hồ Chí Minh trên bờ vịnh. Người ta sẽ dùng ô-tô buyt chở chúng tôi đến đó. Các thợ may cũng sẽ đến đo số đo và may cho chúng tôi các bộ trang phục dân sự, còn quân phục phải được chuẩn bị đóng gói cho vào hòm gửi trả về đơn vị.

Và rồi chúng tôi đã ở khu nhà nghỉ. Có lẽ nó được xây dựng thời Pháp thuộc. Chúng là các biệt thự nghỉ ngơi mùa hè, vì vậy các lỗ của sổ không có kính mà chỉ có nan chớp. Ngoài phố là tháng 1 nhưng nhiệt độ là +18 và +19 độ C rất dễ chịu cho chúng tôi. Mỗi phi hành đoàn ở một biệt thự riêng. từ hàng hiên mở ra vịnh một quang cảnh tuyệt đẹp, trên mặt nước phẳng lì của nó thỉường xuyên thấy bóng thuyền buồm của ngư dân. Khi hoàng hôn buông cảnh tượng đẹp tuyệt trần.



Nhưng chúng tôi rất buồn và lo lắng. Chiều tối khi mặt trời đã lặn, đêm sập xuống luôn, những ngôi sao phương Nam sáng rực, trăng lên rồi thủy triều dâng. Nước lan đến tận hàng hiên. Mọi người ngồi yên lặng. Mỗi người một suy nghĩ về người thân của mình. Mà còn nghĩ gì được nữa. Bản thân tôi, ở nhà trong căn hộ chưa bài trí xonng sau khi từ Sakhalin chuyển về còn lại người vợ trẻ và đứa con mới tròn năm. Ngôi nhà có bếp sưởi và "tiện nghi" nằm trong sân. Chúng tôi lo vì đã để gia đình lại không quan tâm chăm sóc vì tưởng chỉ bay đi một thời gian ngắn, nay than ôi, xem ra sẽ phải ở lâu. Ngày hôm sau những người thợ may đến đo và hai ngày sau trang phục dân sự cho chúng tôi đã chuẩn bị xong. Tiếp đó chúng tôi chuyển sang sân bay ở Hải Phòng.

Cạnh sân bay có trường đào tạo phi công và các dẫy nhà ở. Chúng tôi được sắp xếp ở tại đó. Trước hết cần kiểm tra phát hiện và sửa chữa những chỗ hỏng hóc trên các máy bay trực thăng, cũng như sơn lại dấu hiệu nhận dạng: "Liên bang Xô Viết. Hãng Aeroflot". Các kỹ thuật viên và các học viên người Việt đảm nhiệm việc đó. Các phi công có nhiệm vụ: nghiên cứu khu vực sắp bay. Để làm việc này người ta đưa cho chúng tôi bản đồ bay. Tất cả đều được ghi chú, ghi tên các điểm dân cư, sông ngòi, núi non bằng tiếng Pháp, trên bản đồ có nhiều vết trắng, đặc biệt trong khu vực rừng núi, Cần phải có phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Việt và họ được đưa tới.

Đồng thời trong lúc đang lên kế hoạch bay thử khu vực sẽ diễn ra các chuyến bay, mây thấp từ phía vịnh tràn vào, thời tiết trở thành không thể bay được. Phải rút lại chuyện bay thử kiểm tra và chuyển sang dạy lý thuyết cho học viên. Tuy nhiên chẳng mấy chốc các giờ học bị gián đoạn vì có lệnh bay thử kết hợp làm nhiệm vụ chiến đấu luôn.

Đây là chân dung của cụ Trung tá Bobukh Anatoli Vladimirovitch


n1.jpg
Ngày xưa, trong lúc chờ về sân bay Cát Bi hoặc trong thời gian nghỉ ngơi chắc các cụ ấy được bố trí nghỉ ở ngay khu vực Vạn Hoa, gần bến tàu Không Số tại Đồ Sơn. Hồi đó khu này là quân sự cấm người lạ, em nghe kể có những trường hợp đi lạc vào, sau khi xác định là dân thường vẫn bị giữ lại cho đến hết chiến tranh để đảm bảo bí mật.
Khu bt này đẹp, sóng nhẹ và đến đêm thì thuỷ triều sẽ dâng lên đến bờ kè cạnh nhà, cụ nào từng đến “khu 3” Đồ Sơn nghỉ cách đây vài chục năm chắc biết chỗ này. Hồi đó còn một cái vòng xoay của phi công mà tận những năm 1995 em vẫn còn thấy trẻ con nghịch ở bãi cát. Cái đánh dấu màu đỏ trong ảnh em để trúng vào khu Vạn Hoa. Ở đó có thể thấy tàn tích của bến tàu Không Số đi tiếp viện miền Nam ngày nào.
Ngoài lề: bây giờ các bố ấy đổ đá kè đê rồi san lấp thành các cái bìu như trong ảnh. Sự tàn phá thật khủng khiếp.
IMG_6059.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top