[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,079
Động cơ
143,188 Mã lực
Em vào trễ, mới đọc 4 trang, cám ơn cụ Baoleo nhiều.
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,190
Động cơ
50,664 Mã lực
Lạy cụ, bản gốc đâu có liên can đến mình dến chiến tranh đến máy bay e nghe làm chi ??? Nói về máy bay, phi công về chiến tranh thì e nhớ bài ông cụ nhà e hay hát thôi, nó chế nhưng nó có ý nghĩa trào phúng không lực hoa kỳ. Dù sao cũng cám ơn cụ.
1 vơ dần khác em nghe được:
"Chiều hôm ấy tôi lao đao nhảy xuống sông Hồng
Đạn phòng không từ bốn phía bắn tôi rơi
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi cố hương
Cả cuộc đời người phi công lái máy bay trở về quê hương"
Nghe như giễu ông Kỳ râu kẽm quê Sơn Tây, xuất thân phi công vậy
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
702
Động cơ
145,542 Mã lực
Tuổi
45
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

Phần 2/3

2/ Không chiến Ngày 20/5/1967,


2.1/ Tài liệu của phía bên kia:

Biên đội F-4 MiGCAP mật danh Eglin thuộc KĐ 366 KQ Mỹ làm nhiệm vụ bay hộ tống cường kích vào đánh nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ. Khi tới khu vực, biên đội thấy 2 MiG-21 tấn công số máy bay cường kích đang rời mục tiêu. F-4 lập tức cơ động công kích.

Eglin 1 phát hiện 1 MiG-21 ở trên cao vị trí 9-10h và bắt đầu ngoặt phải hướng vào F-4. Eglin 1 hạ thấp mũi và bắt đầu ngoặt trái vào MiG trong khi MiG vòng sang phải và bắt đầu leo cao. Eglin 1 tiếp tục vòng thấp về bên trái để tiếp cận và bắt đầu leo cao. Eglin 1 bắt được tín hiệu mục tiêu tốt, bắn 1 AIM-9 cách MiG 4000ft. Tên lửa dẫn thẳng và nổ bên phải đuôi khoảng 10-15ft. Phi công phụ và Eglin 2 quan sát thấy sau đó MiG đâm xuống đất.

Trong lúc ấy Eglin 3 truy đuổi 2 chiếc MiG-21 vừa tiến vào khu vực. Trước khi Eglin 3 kịp bắn, Eglin 4 cảnh báo có MiG ở phía sau.Eglin 3 cơ động và ngừng tấn công, MiG bỏ đi. Eglin 3 và 4 quay trở về nhập với biên đội thì phát hiện thêm 1 MiG-21 thứ 3. Eglin 3 bắn 3 tên lửa, 2 quả đầu không dẫn được nhưng quả AIM-7 thứ 3 bắn trúng bên phải chiếc MiG. MiG bốc cháy, phi công nhảy dù. Eglin 3 và 4 còn tiếp tục đụng 1 MiG nữa nhưng sau đó ngừng chiến đấu vì Eglin 4 đã hết dầu.

Trong lúc đó, 2 biên đội F-4 mật danh Tampan và Ballot thuộc KĐ 8 làm nhiệm vụ bay hộ tống F-105 vào đánh ga Bắc Lệ thì gặp MiG. Trong khoảng 12-14 phút sau đó diễn ra không chiến giữa 8 F-4 và 12-14 MiG-17. MiG tổ chức 2 bánh xe, 1 ở dưới 1000ft, 1 ở khoảng 5000ft, chia thành các tốp 2-4 máy bay trên 1 vòng lượn rộng. Mỗi khi F-4 tìm cách tấn công 1 tốp, tốp ở phía đối diện của vòng tròn sẽ tăng tốc tiếp cận vào vị trí khai hỏa vào F-4.

MiG tỏ ra quyết liệt, 1 chiếc MiG-17 nhanh chóng tiếp cận Tampa 2 và khai hỏa cannon. F-4 bốc cháy, cánh phải và đuôi bị gãy, tổ lái phải nhảy dù. Tuy nhiên sau đó trận đánh diễn ra theo hướng thuận lợi cho phía Mỹ. Do không có SAM nên F-4 có thể leo cao phía trên rồi bổ nhào công kích. F-4 cũng thử chiến thuật mới khi 1 cặp F-4 ngừng chiến rồi sau đó vòng lại ở độ cao thấp phía dưới bánh xe.

Tampa 3 lái thấy 4 MiG-17 đang tấn công F-105. F-4 bắn 1 quả AIM-7 không dẫn được, sau đó bắn tiếp 1 quả AIM-9 trúng chiếc MiG bay thứ 4. Trong khi cơ động quần vòng với 1 MiG khác, tổ bay quan sát thấy chiếc MiG trúng đạn nằm bốc cháy trên mặt đất.

Tampa 1 tấn công 1 MiG-17 đang thực hiện 1 vòng lượn trái rộng cách đó 7000ft. F-4 bắn 2 AIM-7, 1 quả nổ gần MiG, MiG bốc cháy.

F-4 tiếp tục tìm cách phá tấn công vỡ đội hình MiG. Sau cùng, tổ bay hết dầu và rời khu vực. Trên đường tổ bay thấy 1 MiG-17 duy nhất vẫn đang vòng lượn, có vẻ là chỉ huy của bánh xe. Tampa 1 quay lại tấn công chiếc MiG này. MiG bay vào 1 thung lũng hẹp và tìm cách cơ động tới 1 dải đồi thấp. Khi MiG bốc lên để tránh ngọn đồi thì F-4 bắn 1 AIM-9 nổ bên phải đuôi 5-10ft.

Ballot 1 không chiến với MiG-17 nhiều lần không có kết quả. Sau đó tổ bay phát hiện 1 MiG-17 đang tấn công Tampa 1. Khi Tampa 1 ngoặt trái, MiG lao qua và bay về hướng sân bay Kép cách đó 8 dặm. F-4 cơ động vào phía sau và bắn 1 AIM-9 ở cự ly khoảng 1500ft đâm vào phần đuôi của MiG. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.

Theo USAF F-4 MiG Killers:

- F-4C 64-0748/AD mật danh Eglin 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do thiếu tá Robert D. Janca và trung úy William E. Roberts, Jr.

- F-4C 64-0777 mật danh Eglin 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer.

- F-4C 63-7623/FG mật danh Tampa 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá John R. Pardo và trung úy Stephen A. Wayne.

- F-4C 64-0829/FG mật danh Tampa 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do đại tá Robin Olds và trung úy Stephen B. Croker. Đến thời điểm này Olds claim 4 MiG, dẫn đầu thành tích của các phi công Mỹ.

- F-4C 64-0673/FG mật danh Ballot 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá Philip P. Combies và trung úy Daniel L. Lafferty

Như vậy Mỹ claim 2 MiG-21 và 4 MiG-17.

Theo VN Air Losses, F-4C mật danh Tampa 2 bị bắn rơi mang số 63-7669 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ do thiếu tá Jack VanLoan và trung úy Joseph Milligan lái, cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh. Phía Mỹ không công nhận tổn thất do MiG-21.


2.2/ Theo tài liệu của ta:

Các tài liệu của ta không đề cập cụ thể tới trận này, tuy nhiên xác nhận ngày 20/5/1967 thiếu úy Nghiêm Đình Hiếu, phi công MiG-21 thuộc e921 hy sinh trên vùng trời Bắc Kạn sau khi bắn rơi 1 F-4.
cảm ơn thông tin của cụ.
Em hóng tiếp ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)
BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN


(Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

(Phần 3/3)

6/ Ngày 20/11/1967:


6.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 20/11 liên lạc kém khiến KQ mất 1 F-105.

Nhóm cường kích F-105 với F-4 hộ tống đang trên đường vào đánh cầu Lang Lau khi Red Crown, 1 tàu GCI của HQ cảnh báo rằng 2 MiG-21 đang tấn công từ phía sau.

F-4 đang bay khoảng 1 dặm phía sau F-105 khi 2 MiG-21 xuất hiện trước mặt họ để tấn công cường kích, giúp F-4 có vị trí bắn tuyệt vời. F-4 không cảnh báo cường kích về MiG mà lại tiếp tục tiếp cận tới với hy vọng dễ dàng bắn hạ đối phương. Khi vào gần, phi công phụ của F-4 đi đầu gọi "Thoát ly trái" (break left) và tốp F-4 tưởng rằng có MiG khác phía sau họ đã tản ra (sau này mới rõ, viên phi công ý muốn nói "vòng trái" (turn left) để tiếp cận MiG), để những chiếc MiG họ đang truy đuổi tiếp tục tiếp cận những chiếc F-105 không hay biết gì.

MiG tấn công biên đội Dallas và khi F-105 thấy MiG thì tên lửa đã được phóng đi. Dallas 4 thấy Dallas 3 trúng 1 quả Atoll do chiếc MiG-21 sơn rằn ri phóng đi. Khi Dallas 3 nhảy dù, chiếc MiG thứ 2 tiếp cận và bắn 1 quả Atoll vào Dallas 4 nhưng trượt. Thêm nhiều MiG-21 bắn tên lửa và buộc toàn bộ số F-105 phải cắt bom, nhưng không quả nào bắn trúng.


Theo tài liệu ‘VN Air Losses’ thì chiếc máy bay F-105D 61-0124 thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat bị trúng tên lửa ở đông nam Yên Bái 20 dặm khi bay ở độ cao 17000ft. Đại úy William Wallace Butler nhảy dù và bị bắt làm tù binh.


6.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.


7/ Ngày 05/01/1968:

7.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 5/1/1968, máy bay F-105F 63-8356 thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli bay chỉ huy biên đội Wild Weasel vào đánh cầu đường sắt Dong Luc gần Kép thì bị MiG-17 tấn công.

Chiếc F-105F này bị trúng đạn cannon làm cháy cánh trái, máy bay xoáy tròn mất kiểm soát. Tổ lái gồm thiếu tá James Cuthbert Hartney và đại úy Samuel Fantle nhảy dù nhưng sau đó đều chết.


7.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.


8/ Ngày 18/01/1968:

8.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 18/1, 3 nhóm không kích lớn tiến hành đánh các mục tiêu ở Bắc VN.

+ Nhóm Alpha đánh nhà máy điện Bắc Giang gồm 1 biên đội F-105 Iron Hand, 1 biên đội F-4D chế áp cao xạ, 1 biên đội F-4D cường kích và 1 tốp thuộc biên đội F-4D MiGCAP - tốp kia quay về do trục trặc ECM. Alpha bị phối hợp tấn công bởi PK, SAM và MiG-17 và trong không chiến số 1 và 2 thuộc biên đội cường kích bị hạ, sau khi số 1 bắn hạ 1 MiG.

+ Nhóm Bravo gồm 4 biên đội F-105 cường kích, 1 biên đội F-105 Iron Hand và 1 biên đội F-4D MiGCAP đánh đường sắt Ha Gia nhưng bị 2 MiG-17 và 2 MiG-21 đánh chặn quyết liệt phải cắt bom trước khi tới mục tiêu 2 phút.

+ Nhóm Charlie đánh ga Đáp Cầu không gặp vấn đề.

+ Khi nhóm Alpha tiếp cận mục tiêu, số 4 thuộc biên đội cường kích phát hiện 2 MiG-17 ở hướng 1h và 2h đang vòng trái leo cao. Biên đội lúc này ở độ cao 12000ft, phía trên MiG và đang hạ độ cao để tiếp cận mục tiêu. Số 3 và 4 bắn tên lửa đối đất sớm rồi bắt đầu vòng phải gấp leo cao. Trong khi đó số 1 và 2 tiếp tục tiếp cận mục tiêu, thực hành không kích rồi vòng phải leo cao.

Lúc này số 4 nhìn thấy 2 MiG đang bám đuôi số 1 và 2. Số 2 thông báo bị bắn và vài phút sau máy bay bốc cháy, đâm xuống đất cách mục tiêu 1-2 dặm.

Trong khi đó số 1 vẫn đang vòng phải leo cao và quan sát thấy MiG thứ 3 ở vị trí 10h. Số 1 lập tức đảo trái, bật làm nguội AIM-4D và khai hỏa. Tên lửa đâm vào đuôi MiG và phát nổ. MiG bốc cháy và đâm xuống đất, không thấy có dù. Giữa lúc này chiếc MiG thứ 4 cơ động vào phía sau số 1 và khai hỏa cannon. Máy bay bốc cháy và phi công nhảy dù.

Theo tài liệu của VN Air Losses, thì máy bay F-4D 66-8270 mật danh Otter 1 do thiếu tá Kenneth Adrian Simonet và trung úy Wayne Ogden Smith lái và F-4D 66-7581 mật danh Otter 2 do đại úy Robert Bruce Hinckey và trung úy Robert Campbell Jones lái bị MiG bắn rơi.

Cả 2 tổ bay đều nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Cả 2 chiếc đều thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ Mỹ.

8.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.



9/ Ngày 12/02/1968:

9.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 12/2, 1 nhóm không kích vào đánh sân bay Kép nhưng sau đó do thời tiết xấu nên chuyển hướng sang đánh ga Cao Ngạn.

2 biên đội F-4 MiGCAP hộ tống cường kích rút lui đến bờ biển thì quay trở lại bay tuần khu vực mục tiêu. Khi rút lui lần thứ 2, mỗi biên đội phát hiện tín hiệu của 2 MiG-21 nhưng chỉ 1 biên đội nghênh chiến thành công.

Số 1 của biên đội này phát hiện 2 tín hiệu trên radar ở hướng 9h, độ cao 4000ft, cự ly 20 dặm ở khu vực phía đông Hà Nội 75 dặm. Biên đội chuyển thành đội hình bám đuôi để tiếp cận mục tiêu. Ở cự ly 6 dặm số 1 nhận diện được tín hiệu thứ 2 là 1 MiG-21 và khai hỏa 2 AIM-7 từ cự ly 4,5 dặm ở độ cao 34000ft. Quả thứ nhất nổ ở vị trí 7-8h và quả thứ 2 nổ ở vị trí 10h của MiG.




Khi lao qua điểm nổ MiG lật ngược rồi xoáy mất kiểm soát, phi công không nhảy dù. Số 1 sau đó quan sát thấy chiếc MiG đi đầu ở phía trước chiếc MiG bị bắn hạ khoảng 3 dặm và lock được mục tiêu từ phía sau, tuy nhiên khi tiếp cận tới 9-10 dặm thì số 4 hết dầu nên phải thoát ly và quay về.

Trong khi đó số 3 cũng bắn 2 AIM-7 vào MiG đi đầu. Theo số 3 báo cáo, quả thứ nhất có dẫn nổ gần MiG, quả thứ 2 có dẫn nổ ở góc 6-9h của MiG. MiG sau đó lao vọt hướng lên rồi sau đó rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát. Số 4 chứng kiến trận đánh, phi công chính cho rằng quả tên lửa thứ 2 của số 3 bắn trúng hoặc nổ sát MiG nhưng phi công phụ cho rằng quả đầu nổ phía sau MiG 4 thân và quả sau còn cách xa hơn. Cả 2 phi công đều chứng kiến MiG xoay tròn hướng xuống dưới.




9.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:


Theo phía ta, ngày 12/2/1968 phi công Kim Chi Hoan (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.


+++Hình minh họa:
-Hình số 4:

Đây là chiếc máy bay F-4D 66-8690 mật danh Buick 1 thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 do trung tá Alfred E. Lang, Jr. và trung úy Randy P. Moss lái được KQ Mỹ công nhận bắn rơi MiG-21.

Trong khi đó, chiếc máy bay F-4D mật danh Buick 3 do đại tá Robert V. Spencer và trung úy Richard W. Cahill lái thì không được công nhận.

04.jpg

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 3:
KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN
(Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)


(Phần 3/3)

10/ Ngày 14/02/1968:

10.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 14/2, lực lượng không kích gồm 2 biên đội F-105 Iron Hand, 1 biên đội F-4D cường kích vào đánh sân bay Phúc Yên. Lực lượng này được 2 biên đội F-4D MiGCAP hộ tống, trong đó 1 biên đội trang bị AIM-4, AIM-7 và cannon pod, 1 biên đội CAP nhanh trang bị AIM-9 và AIM-7.

Cảnh báo MiG của EC-121 khá tốt và biên đội MiGCAP thứ 2 cơ động tiếp cận 2 MiG-21. F-4 lock được mục tiêu bằng radar nhưng MiG rút lui mà không tham chiến nên biên đội lại quay về nhập với cường kích gần dãy Tam Đảo.
2 chiếc MiG tránh được F-4 nhưng sau đó tấn công 1 biên đội F-105 Iron Hand bay sau. Sau 1 trận không chiến ngắn, 1 tốp quay về căn cứ trong khi tốp còn lại đi tiếp.

Khi tiếp tục tới mục tiêu, F-4 phát hiện 4 MiG-17 ở hướng 11h cự ly 3 dặm và tiến tới đó. MiG đang tạo thành đội hình bánh xe ở 8000ft phía đông bắc Phúc Yên.
F-4 leo xoắn ốc về bên phải để tách ra tấn công. Số 1 và số 2 lao xuyên qua bánh xe. Số 1 định bắn AIM-4 nhưng không lock được mục tiêu. Số 1 và số 2 bổ nhào xuyên qua đội hình MiG, kéo cao lên 7000ft rồi tiếp tục lấy độ cao.

Lúc này số 3 quan sát thấy 1 MiG định tiếp cận phía sau số 1 và 2. Số 3 cơ động vào phía sau MiG và bắn 1 AIM-4 ở cự ly 2500ft. Tên lửa được dẫn nhưng phi công không chắc chắn nên chuyển sang cannon và khai hỏa. MiG trúng đạn bốc cháy với 1 cánh và phần đuôi bị gãy. Tên lửa đã phóng không thấy có kết quả.

Trong vòng 2-3 phút sau khi không chiến bắt đầu, biên đội F-4 kia cũng tham gia tấn công. Số 1 quan sát thấy 1 MiG ngoặt gấp về bên phải và tiến hành bổ nhào từ 24000ft tới vị trí 5-6h của MiG với vận tốc khoảng 1.2 Mach.


Số 1 lock được mục tiêu, bắn 1 AIM-7E ở cự ly khoảng 3/4 dặm nổ bên phải thân MiG. MiG bốc cháy và sau đó đâm xuống đất nổ tung. Phi công nhảy dù.

+ Đây là những chiếc MiG cuối cùng mà KQ Mỹ tuyên bố bắn hạ trong chiến dịch Rolling Thunder.


10.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.


+++++ Hình minh họa:

-Hình số 5:

Đây là chiếc F-4D 66-7554 mật danh Nash 3 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Rex D. Howerton và trung úy Ted L. Voigt, II lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng cannon.

05.jpg


-Hình số 6:

Đây là chiếc F-4D 66-7661 mật danh Killer 1 thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ do đại tá David 0. Williams, Jr. và trung úy Lt. James P. Feighny, Jr lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng AIM-7E.

06.jpg


-Hình số 7:

Tranh vẽ mô tả lại trận đánh của chiếc F-4D 66-7554 mật danh Nash 3 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Rex D. Howerton và trung úy Ted L. Voigt, II lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng cannon.

07.jpg

 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,286
Động cơ
172,889 Mã lực
-Hình số 7:

Tranh vẽ mô tả lại trận đánh của chiếc F-4D 66-7554 mật danh Nash 3 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Rex D. Howerton và trung úy Ted L. Voigt, II lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng cannon.

07.jpg
Cái tranh này chắc cụ anh kéo nhầm file. Trong tranh là F4 của phi đoàn 96 Hải Quân chứ không phải của KQ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 4:

KẾT THÚC CÁC TRẬN ĐÁNH TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM CỦA ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU.



1/ Ngày 31/3/1968, TT Johnson tuyên bố ngừng ném bom khu vực bắc vĩ tuyến 20 và sau đó hạ xuống vĩ tuyến 19, bao gồm toàn bộ Route Package V và VI, đồng nghĩa với việc chấm dứt vai trò của Không quân Mỹ trong tác chiến không đối không.

Hoạt động oanh kích khu vực còn lại thuộc Route Package II và III hoàn toàn do Hải quân Mỹ phụ trách.

2/ Ngày 1/11/1968, TT Mỹ Johnson tuyên bố hoàn toàn ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch không kích Rolling Thunder - giai đoạn 1 của cuộc đối đầu giữa Không quân nhân dân Việt Nam với Không quân và Hải quân Mỹ Mỹ đến đây chấm dứt.

3/ Theo dòng thời sự, các hoạt động không chiến trên bầu trời Việt Nam của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều cũng kết thúc.

Trong năm 1968, Đoàn Z và các bạn phi công Bắc Triều lên đường về nước.

Trước khi Đoàn Z và các bạn Bắc Triều về nước, ta đã tổ chức chiêu đãi và Tổng kết.

Việc này diễn ra vào ngày 4-6-1968 tại sân bay Kép. Cụ Phan Khắc Hy, lúc đó là Chính ủy Không quân Việt Nam đã tham dự và chụp ảnh lưu niệm.

Tấm hình này đã được đăng ở bài 1 đấy, các cụ trong Nhóm à.

cụ Hy.jpg


4/ Tổng kết lại, trong các trận đánh không chiến trên bầu trời Bắc Việt, cụ Hy công nhận:
4.1/ Thành tích:

-Đoàn Z và phi công Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc máy bay Mỹ.

4.2/ Sự hy sinh mất mát của Đoàn Z và phi công Bắc Triều:

-Đoàn Z có 14 phi công Bắc Triều đã hi sinh trên đất Việt Nam

Đây là con số chính xác và cuối cùng.

------ Baoleo bình luận ------

Việc công nhận phi công Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc máy bay Mỹ, là một kiểu ghi nhận thành tích trên tinh thần ‘Hữu nghị’.

Con số thực về máy bay Mỹ, bị Đoàn Z và phi công Triều Tiên bắn rơi, theo các số liệu khả tín của cả hai phía (Mỹ và VN), đạt được 2/5 (hai phần năm) con số 26 chiếc (khoảng 10 chiếc), đã là cả một sự châm trước ưu ái.

-Việc ghi nhận thành tích trên tinh thần ‘Hữu nghị’ đối với Đoàn Z và Phi công Bắc Triều, là do Việt Nam học tập từ Liên Xô.

-Thời gian từ 1965 đến 1975, rất nhiều sinh viên Việt Nam, mà học ở Liên Xô, đều được Liên Xô cho điểm thi theo tinh thần ‘Hữu nghị’.

Điểm số trong học bạ, qua 6 năm học ở Liên Xô của nhiều sinh viên VN, không phản ánh đúng thực chất của trình độ và thực lực của sinh viên VN, mà là kết quả được ‘tăng vống lên’, theo tinh thần ‘Hữu nghị’ anh em.

---- Hết bình luận của Baoleo ----




----- Hết loạt bài về ‘Không chiến theo thời gian’-----

Mời các Cụ đọc tiếp các bài sau về Đoàn Z.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,772
Động cơ
222,664 Mã lực
Ngày xưa ông cụ thân sinh ra em hay hát cái bài:
Ngồi trên chiếc f4h bay ra bắc việt
Bị dân quân miền bắc bắn rơi máy bay
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi cố hương
Cả cuộc đời làm phi công thôi hết rồi..

Có cụ nào biết hok ạ, cụ nhà e mê làm phi công lái tiêm kích sang liên xô học rồi lấy 1 bà vợ liên xô. Suốt ngày bảo là sao lại đẻ ra e đáng nhẽ e phải là trẻ con tây mắt xanh mũi lõ tóc vàng chứ =))
Ngày nhỏ tôi hay hát, nhưng giờ nhớ mỗi câu:"Nữ dân quân cởi truồng xông ra bắt tôi"! Gìa đâm đổ đốn thế đấy!
 

aquatichung

Xe buýt
Biển số
OF-99917
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
500
Động cơ
401,357 Mã lực
Đây là lời chế theo nhạc bài "Tuýt Sông Hồng" (Red River Twist) cụ ợ. Đọc tên "Tuýt Sông Hồng" chắc cụ nào cũng nghĩ là Sông Hồng VN, nhưng không phải. Đây là 1 bản nhạc trong bộ phim cao bồi "Red River" Mỹ làm năm 1948. Red River là tên 1 con sông ở Miền Nam nước Mỹ, không liên quan gì đến Sông Hồng VN.

Bản nhạc này rất thông dụng ở Miền Nam trước 1975 và sau đó lan ra Miền Bắc. Gửi cụ bản guitar điện nguyên gốc:
Vâng cụ, bản nhạc Red River Valley là Hit của Mỹ, Anh những năm 60-70 . Tác giả làm phim người Đức đã lấy giai điệu này để làm đoạn kết phim tài liệu về chiến tranh phá hoại Miền bắc Việt Nam. Sau đó giai điệu được gắn lời chế tiếng Việt : Từ trên cao tôi lao xuống Sông Hồng .. Chiếc xe trâu đưa anh về ...
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,264
Động cơ
897,064 Mã lực
-Việc ghi nhận thành tích trên tinh thần ‘Hữu nghị’ đối với Đoàn Z và Phi công Bắc Triều, là do Việt Nam học tập từ Liên Xô.

-Thời gian từ 1965 đến 1975, rất nhiều sinh viên Việt Nam, mà học ở Liên Xô, đều được Liên Xô cho điểm thi theo tinh thần ‘Hữu nghị’.

Điểm số trong học bạ, qua 6 năm học ở Liên Xô của nhiều sinh viên VN, không phản ánh đúng thực chất của trình độ và thực lực của sinh viên VN, mà là kết quả được ‘tăng vống lên’, theo tinh thần ‘Hữu nghị’ anh em.


Mời các Cụ đọc tiếp các bài sau về Đoàn Z.
Em cũng đi học ở nước ngoài, nhưng không học ở Liên Xô nên không dám viết về lưu học sinh ở Liên Xô.
Nhưng nước em học thì không có việc lưu học sinh Việt Nam được ưu tiên điểm nào cả. Tụi em không chỉ học sòng phẳng với sinh viên nước sở tại, mà cả với lưu học sinh của CHDC Đức. Chỉ có họ mới được tụi em coi là địch thủ (trong học tập).
Còn khi sang Đức (em sang Đức năm 1990) thì ở trường em các giáo sư vẫn nhắc tên những lưu học sinh Việt Nam nổi tiếng ở trường (do thành tích học tập).
Tại ĐH TN SV toàn thế giới Năm 1978 ở La Habana có mấy đoàn thành viên có cả sinh viên Việt Nam, khi sang tới La Habana họ mới nhập vào đoàn Việt Nam. Họ được tổ chức sinh viên ở các nước kia chọn do thành tích học tập.
(Chắc em cũng chẳng cần viết thêm ở trường em, năm em thì không có sinh viên nào bằng điểm em, và các bài thi em làm sòng phẳng. Bài kiểm tra hóa đầu tiên, ông giáo dậy nổi tiếng tiêu diệt sinh viên, khi biết em được 5, hội các năm trên mò tới xem mặt. Có ông giáo sư rất khắt khe về ý thức, đưa bài em viết không có lỗi chính tả để sinh viên nước họ xem - về cái lỗi chính tả này có thể mình là người nước ngoài, học từ nào biết từ ấy nên viết không sai thôi)!
Em quên 1 điều nữa là từ năm em, Bộ ĐH (và THCN) đã phổ biến cho lưu học sinh trước khi lên tầu qua biên giới là trừ học sinh miền Nam, còn lưu học sinh bị điểm trung bình học kỳ sẽ phải về nước học tiếp (không bị coi là bị kỷ luật). Cùng lớp em có 1 cậu phải về (mấy năm em học có thêm 3 người, nhưng bị lỗi kỷ luật khác). Thời tụi em đã hơi nới lỏng 1 chút, nhưng lưu học sinh bị quản lý gần như trong quân đội!
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
Em cũng đi học ở nước ngoài, nhưng không học ở Liên Xô nên không dám viết về lưu học sinh ở Liên Xô.
Nhưng nước em học thì không có việc lưu học sinh Việt Nam được ưu tiên điểm nào cả. Tụi em không chỉ học sòng phẳng với sinh viên nước sở tại, mà cả với lưu học sinh của CHDC Đức. Chỉ có họ mới được tụi em coi là địch thủ (trong học tập).
Còn khi sang Đức (em sang Đức năm 1990) thì ở trường em các giáo sư vẫn nhắc tên những lưu học sinh Việt Nam nổi tiếng ở trường (do thành tích học tập).
Tại ĐH TN SV toàn thế giới Năm 1978 ở La Habana có mấy đoàn thành viên có cả sinh viên Việt Nam, khi sang tới La Habana họ mới nhập vào đoàn Việt Nam. Họ được tổ chức sinh viên ở các nước kia chọn do thành tích học tập.
(Chắc em cũng chẳng cần viết thêm ở trường em, năm em thì không có sinh viên nào bằng điểm em, và các bài thi em làm sòng phẳng. Bài kiểm tra hóa đầu tiên, ông giáo dậy nổi tiếng tiêu diệt sinh viên, khi biết em được 5, hội các năm trên mò tới xem mặt. Có ông giáo sư rất khắt khe về ý thức, đưa bài em viết không có lỗi chính tả để sinh viên nước họ xem - về cái lỗi chính tả này có thể mình là người nước ngoài, học từ nào biết từ ấy nên viết không sai thôi)!
Kiểu 'bằng hữu nghị', hay 'điểm hữu nghị', nếu bạn hiền có dịp gập bất cứ một lưu học sinh Việt Nam nào, từng học ở Liên Xô, từ thời 1965 đến 1985, ở cấp học từ đại học đến phó tiến sỹ, sẽ rõ mà. :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 5:

NƠI AN NGHỈ CỦA PHI CÔNG BẮC TRIỀU – ĐOÀN Z

1/ Nơi an nghỉ của Phi công Bắc Triều, Đoàn Z – trên đất Việt:


Tháng 3/1967, khi xuất kích đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, một người lính Triều Tiên 19 tuổi đã anh dũng hy sinh.

Trong những trận không chiến ác liệt năm 1967, thêm 12 phi công Triều Tiên hy sinh.

Quân nhân Triều Tiên thứ 14 ngã xuống vào đầu năm 1968.

Người lớn tuổi nhất khi đó gần 40, chiến sỹ trẻ nhất mới 19 tuổi.

Lúc đó do điều kiện chiến tranh, quân đội Triều Tiên đã đề nghị chôn cất các sĩ quan, chiến sĩ hy sinh tại Việt Nam.

Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam sau khi tìm hiểu, từ Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và cuối cùng đã chọn mảnh đất ở khu đồi Hoàng, ở xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang làm nơi an táng các liệt sĩ.

Việc vì sao người Triều Tiên chọn nơi này đến giờ không một ai biết. Chỉ biết hiện nay cổng nghĩa trang (mới được xây dựng năm 2002) được quay về hướng đông (có nghĩa về phía đất nước Triều Tiên).

Trước đây các nấm mộ của 14 liệt sĩ nằm rải rác quanh đỉnh quả đồi, cả 14 nấm mộ nằm giữa bạt ngàn màu xanh của vườn cây hoa trái.

Sau khi phía Triều Tiên quyết định mang hài cốt chiến sĩ của họ về nước (năm 2002), tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 100 triệu đồng xây dựng nhà tưởng niệm, trong đó có lư hương và mô hình 14 tấm bia mộ liệt sĩ để ghi nhớ sự đóng góp của các chiến sĩ Triều Tiên cho mảnh đất này. Khu tưởng niệm được xây dựng trong hơn một năm và khánh thành vào giữa năm 2004.

Trong những năm mà các ngôi mộ của liệt sỹ phi công Bắc Triều còn ở trên đất Việt, người Triều Tiên đã đến đây thăm nghĩa trang rất nhiều lần, lần nào họ đến cũng đối xử với những người dân xung quanh đây rất thân thiết, khiến người dân địa phương rất cảm động.


Đến năm 2002, chính quyền Triều Tiên đã xin phép được chuyển hài cốt của những liệt sỹ về quê hương.

Khi chính quyền Triều Tiên tổ chức lễ đưa hài cốt các liệt sĩ trở về, nhiều người dân địa phương đã rớt nước mắt như sắp phải xa một người thân của mình.

Lúc tiến hành đưa hài cốt lên, những người đến xem không ai cầm được nước mắt khi thấy ngôi mộ thứ 13 là mộ trống vì người chiến sỹ này đã không tìm được xác, còn người thứ 14 thì thân thể vẫn chưa tan hết dù sau gần 40 năm nằm lại dưới lòng đất.

Bây giờ, khu tưởng niệm rộng khoảng 300 m2 tọa lạc trên đỉnh đồi rừng Hoàng với cổng quay về hướng Đông, và vẫn được ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh và vợ là bà Thiện, tình nguyện trông nom trong hơn 20 năm qua.

Trong khu tưởng niệm, hai hàng bia đá với dòng chữ tiếng Việt “Nơi an nghỉ của 14 đồng chí Triều Tiên” vẫn luôn được gìn giữ.

Kể từ khi các hài cốt được chuyển về nước, lượng khách đến thăm nơi này đã giảm. Nhưng ông Dậu nói rằng ông sẽ tiếp tục coi sóc bia đá tưởng nhớ những người đã ngã xuống.

Ở đó, giờ đây chỉ còn những tấm bia mộ ghi tên các chiến sỹ bằng tiếng Triều Tiên và Việt Nam, như để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng ấy của họ. Và dù không còn hài cốt, nhưng khu nghĩa trang này vẫn mang ý nghĩa tinh thần, tâm linh đối với những người dân địa phương.


2/ Phong tục an táng các phi công Bắc Triều, Đoàn Z:

Trong những năm 1967-1968, gia đình ông Dậu và dân làng ở đây đã được người Triều Tiên nhờ mua cá chép và chó đen để an táng theo các người lính Bắc Triều, vì đó là phong tục truyền thống của dân tộc Triều Tiên.

Bà Thiện cho biết:

-"Khi tiến hành chôn cất, bên cạnh mỗi chiếc áo quan còn được được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen.

Theo phong tục của người Triều Tiên, người mất được chôn cất cùng cá chép hồng bắt được ở sông và con sông đó phải chảy trực tiếp ra biển thì linh hồn họ sẽ được siêu thoát.

Những con cá đó đưa linh hồn người lính, theo dòng sông ra biển nước bao la xanh thẳm để trở về quê hương"
.

Vào thời điểm ấy, việc tìm được cá chép hồng theo đúng yêu cầu rất khó nhưng vẫn có một người dân làm nghề chài lưới tại đây cùng gia đình bỏ nhiều thời gian đi tìm những con cá chép hồng đúng theo nguyện vọng của người Triều Tiên. Điều đó thể hiện bản tính chân thực của người nông dân Việt Nam, và có lẽ điều đó đã làm vong linh của những liệt sỹ Triều Tiên phải cảm phục.

3/ Nơi an nghỉ của Phi công Bắc Triều, Đoàn Z – trên đất Bắc Triều Tiên:

Năm 2002, tất cả 27 chiến sĩ và sĩ quan Triều Tiên hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam, trong đó có 14 Phi công Bắc Triều, Đoàn Z, đã được vinh dự mai táng tại nghĩa trang quốc gia ở Bình Nhưỡng.


Những phi công này được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ của Quân đội Nhân dân Triều Tiên ở Mangyongdae tháng 9/2002.

Kỷ niệm 60 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 2013, Kim Jong-un cho di dời hài cốt các phi công tới Nghĩa trang liệt sĩ Giải phóng Tổ quốc ở Bình Nhưỡng.

HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Hình số 1:

Cổng vào khu an nghỉ của phi công Bắc Triều, Đoàn Z, - Hiện nay.

01.png


-Hình số 2 và 3:

Ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên.

02.png


03.png


-Hình số 4:

Bà Thiện, vợ ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên.
04.png
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,040
Động cơ
112,583 Mã lực
Tuổi
48
Không biết máy bay của Phi công Triều Tiên bay là máy bay của họ hay là máy bay viện trợ trực tiếp cho họ hay họ lấy máy bay của mình nhỉ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
Không biết máy bay của Phi công Triều Tiên bay là máy bay của họ hay là máy bay viện trợ trực tiếp cho họ hay họ lấy máy bay của mình nhỉ.
Tôi đã nói ở trong bài đầu tiên rồi mà:

Trích đăng lại:

Tài liệu Lưu trữ của Bộ Quốc phòng, Phông BQP, Hồ sơ 1119, về:
“Ký Nghị định thư về việc Triều Tiên cử một số phi công sang chiến đấu chống đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam”

-".....
Theo thỏa thuận về nguyên tắc giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo ngày 21 tháng 9 năm 1966 của Thường trực Quân ủy Trung ương, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1966 tại Hà Nội, Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu quân sự Triều Tiên do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Xuê Quang làm trưởng đoàn, tiến hành hội đàm trong bầu không khí chân thành và đã ký Nghị định thư gồm 6 vấn đề cụ thể sau:

1- Cuối tháng 10 hoặc trong tháng 11 năm 1966 phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 chiếc máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam. Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên đã chuẩn bị xong chuyên gia và phía Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam.

2- Để thuận tiện cho việc quản lý nội bộ và chỉ huy chiến đấu, các chuyên gia Triều Tiên sẽ tổ chức thành các đại đội và tiến tới một trung đoàn. Khi chưa tổ chức thành trung đoàn, các đại đội chuyên gia Triều Tiên sẽ biên chế vào một trung đoàn của không quân Việt Nam và sẽ bố trí ở cùng sân bay với trung đoàn đó. Khi phía Triều Tiên đã có đủ 3 đại đội sẽ tổ chức thành 1 trung đoàn và sẽ bố trí ở sân bay riêng.

3- Các đại đội chuyên gia nằm trong trung đoàn không quân Việt Nam sẽ do Ban chỉ huy trung đoàn đó chỉ huy và dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

4- Việc tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị không quân, giữa không quân và cao xạ, tên lửa sẽ tiến hành theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

5- Mọi vấn đề bảo đảm chỉ huy, bảo đảm kỹ thuật như: Bảo đảm thông tin, bảo đảm kỹ thuật cho máy bay, v.v... đều do phía Việt Nam phụ trách.

6- Phía Triều Tiên sẽ chuẩn bị về mặt huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cơ bản cho các chuyên gia tại Triều Tiên, khi sang Việt Nam chỉ tiến hành huấn luyện ứng dụng cho thích hợp với điều kiện chiến trường, thời tiết và đối tượng tác chiến.

Ngoài ra, Nghị định còn thống nhất các vấn đề về bảo đảm cho các chuyên gia Triều Tiên về nhà ở, sinh hoạt vật chất, phương tiện đi lại, phục vụ y tế, chế độ chính sách và khen thưởng......."


Toàn bộ máy bay và các cái cho đoàn Z, là Việt Nam mình cung cấp, bạn à.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,133
Động cơ
269,340 Mã lực
Em cũng thích nghe lịch sử, nhưng thích nhất nghe bộ đội mình chiến thắng
Chắc chắn rồi. Có trận thua, nhiều là khác. Nhưng cuối cùng là thắng.
Không thắng thì ông bà cha mẹ mình đã là thắng cố rồi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 6:

PHI CÔNG BẮC TRIỀU QUA NGÒI BÚT CỦA BÁO CHÍ



Trước khi đọc đến bài này, thì tất cả các cụ trong Nhóm, đã có cái nhìn ‘Toàn cảnh’ về:

-Lịch sử ra đời, trang bị và biên chế của Đoàn Z.

-Chi tiết các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều, với đầy đủ các chi tiết chân xác và hình ảnh minh họa.

Ấy thế nhưng,

Đúng như tên của tựa đề đã nói, nhiều phóng viên của báo chí, đã:

-Lợi dụng sự khao khát thông tin của người dân Việt.

-Không tìm hiểu thấu đáo các tài liệu.

= = => Một số phóng viên, đã sáng tác ra những câu chuyện hết sức ‘liêu trai’ và không đúng về Đoàn Z và phi công Bắc Triều.

Đơn cử:

1/ Báo Công an Nghệ An, có đường link như ở đây:

https://congannghean.vn/phong-su/201307/29595-chuyen-ve-14-ngoi-mo-cua-phi-cong-trieu-tien-tai-vn-404040/

Báo Công An này, ‘nổ’ kinh hoàng:

-“…..Tỏ lòng ngưỡng mộ trước những thành tích mà quân đội Việt Nam đạt được, ngay trong năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi tiếp nhận huấn luyện và truyền thụ kinh nghiệm cho 14 chiến sỹ phi công của CHDCND Triều Tiên là đơn vị không quân thuộc Cục Phòng không không quân, đang trú đóng và chiến đấu tại sân bay dã chiến Kép, thuộc Hà Bắc cũ, giờ thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại đây, 14 chiến sỹ Triều Tiên đã được những sĩ quan giàu kinh nghiệm nhất của không quân Việt Nam chỉ bảo tận tình, truyền đạt tỉ mỉ tất cả những kỹ thuật lái máy bay Mic 17, Mic 19 cùng các chiến thuật lái và chiến đấu….”

-“…. Chàng chiến sỹ phi công trẻ tuổi nhất trong số 14 người tên Ươn-Hông-Xang đã anh dũng hy sinh trong một cuộc tiêm kích. Đau thương lại tiếp nối, đến năm 1967, 12 chiến sỹ của phi đội Triều Tiên đã tử trận.

Trước cảnh các đồng đội đã hy sinh hết, người phi công cuối cùng của đội bay Triều Tiên là Kim-Chi-Hoan vẫn anh dũng chiến đấu cùng các phi công của không quân Việt Nam.

Vào ngày 12/2/1968, anh cũng đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tàn bạo. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 năm, 14 chiến sỹ Triều Tiên được cử sang học hỏi và chiến đấu ở Việt Nam ĐỀU đã hy sinh anh dũng…..”

=== >

Các cụ trong Nhóm thấy chưa, bạn phóng viên ở đây, dám bẩu là chỉ có vẻn vẹn 14 phi công Bắc Triều, họ sang từ năm 1965, trước khi có ‘Nghị định thư giữa 2 Đảng’, và họ đã…. chết tất cả.

Thật là cơ khổ.

Hình minh họa số 1, là báo Công An Nghệ An.
01.jpg



2/ Báo Tuổi Trẻ, có đường link như ở đây:

https://tuoitre.vn/14-chien-binh-trieu-tien-tren-bau-troi-viet-nam-273979.htm

2.1/ Báo Tuổi Trẻ đẩy câu chuyện đi xa hơn, đến hết mức có thể:

-“… Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên: đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay…..”


2.2/ Thậm trí, báo Tuổi Trẻ còn có phép thuật ‘xuyên không’, cho Quân đoàn 2 ra đời ngay từ năm 1967, và Mig 23 đã có mặt ở VN để không chiến:

-“…….. Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).

Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không …..” ???????

+++ Oài, Cơ khổ.

Hình minh họa số 2, là báo Tuổi Trẻ

02.jpg



3/ Không chịu thua kém, phóng viên báo Vietnamplus cũng dùng phép thuật ‘xuyên không’, cho phi công Bắc Triều tiên chết ngay từ năm 1965.

Trong khi đó, phải mãi đến 30 tháng 9 năm 1966, thì ‘Nghị định thư về việc Triều Tiên cử một số phi công sang chiến đấu chống đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam’, giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, mới được ký kết.

Báo Vietnamplus đưa tin thế này:

-“….. Tháng 9/1965, khi đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, một người lính Triều Tiên 19 tuổi đã anh dũng hy sinh. ……”

Đường link đây:

https://www.vietnamplus.vn/video-chuyen-ve-nhung-nguoi-linh-trieu-tien-hy-sinh-o-viet-nam/583734.vnp

+++ Oài, ‘Cơ khổ.

Hình minh họa số 3, là báo Vietnamplus.

03.jpg


+++ Còn bạt ngàn các tờ báo khác, như là: báo Thanh Niên, báo Tiền phong, báo Lao động, báo điện từ Vietnamnet, và bạt ngàn các tờ báo khác. Các phóng viên đã đưa các tin không chính xác, mà nhà cháu không muốn trích dẫn thêm, để cho các cụ trong Nhóm ta đỡ bẩn mắt.


3/ Thấy sự bất bình chẳng tha:

May quá, cũng còn có người không chịu được sự lộng hành của phóng viên, không đưa tin đúng sự thật.

Đó là cụ Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ tư lệnh không quân.

Hết chịu nổi sự bịa đặt, cụ Hy phải kêu lên và viết công thư cho các báo.

Nội dung thư của cụ Hy có đoạn:

-“…. Bộ tư lệnh không quân giao cho trung đoàn không quân 923 quản lý và chỉ huy đoàn không quân Triều Tiên. Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Kép. Lúc này chưa có Quân đoàn 2. Ngoài ra cũng không có chuyện phi công Triều Tiên không mang dù và tự khóa chân vào máy bay…..”

-“…..Sơ kết đợt chiến đấu từ 1966 đến đầu 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó bạn Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc…..”

Hình minh họa số 4, là thư của cụ Hy.

04.jpg


4/ Thế còn các cụ nhà ta trong Nhóm, các cụ có ‘nhời’ với các phóng viên – mà không chịu tìm hiểu sự thật - như thế nào, nhà cháu mong được nghe ý kiến của các Cụ ạ.


---- Hết loạt bài về Đoàn Z – Phi công Bắc Triều -----
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,182
Động cơ
580,532 Mã lực
Đọc hồi ký "Lính Bay" của trung tướng Phạm Phú Thái, nguyên Phó tư lệnh KQ, cựu phi công Mig-21 thời chtranh chống Mỹ phá hoại thì ổng nói bạn Z bay rất giỏi, trình độ phải nói là điêu luyện chứ không phải là không đâu.
Trong hàng ngũ phi công VN thì tướng Thái cũng nổi tiếng "bay như Thái" rồi, ổng mà khen thì ngoài việc khen ngoại giao, cũng phải có phần đúng đắn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top