[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Ngày xưa, trong lúc chờ về sân bay Cát Bi hoặc trong thời gian nghỉ ngơi chắc các cụ ấy được bố trí nghỉ ở ngay khu vực Vạn Hoa, gần bến tàu Không Số tại Đồ Sơn. Hồi đó khu này là quân sự cấm người lạ, em nghe kể có những trường hợp đi lạc vào, sau khi xác định là dân thường vẫn bị giữ lại cho đến hết chiến tranh để đảm bảo bí mật.
Khu bt này đẹp, sóng nhẹ và đến đêm thì thuỷ triều sẽ dâng lên đến bờ kè cạnh nhà, cụ nào từng đến “khu 3” Đồ Sơn nghỉ cách đây vài chục năm chắc biết chỗ này. Hồi đó còn một cái vòng xoay của phi công mà tận những năm 1995 em vẫn còn thấy trẻ con nghịch ở bãi cát. Cái đánh dấu màu đỏ trong ảnh em để trúng vào khu Vạn Hoa. Ở đó có thể thấy tàn tích của bến tàu Không Số đi tiếp viện miền Nam ngày nào.
Ngoài lề: bây giờ các bố ấy đổ đá kè đê rồi san lấp thành các cái bìu như trong ảnh. Sự tàn phá thật khủng khiếp.
IMG_6059.png
Cảm ơn thông tin của bạn nhé ~o)
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,618
Động cơ
293,911 Mã lực
Đó là nghĩa trang của lính tầu tham gia làm đường ở quanh khu Miếu môn, Lương Sơn.
Lúc họ làm cái nghĩa trang đó thì chưa có vụ oanh tạc nào của máy bay Mỹ quanh khu vực này. Hình như chết do tai nạn nổ mìn lấy đá hoặc đưa từ những nơi khác rất xa về.
Tụi em đứng xem khi họ đào những cái mộ đầu tiên (khoảng năm 1967). Lỗ huyệt nhỏ, nhưng rất sâu. Người ta bảo họ chôn đứng. Sau đó thì thấy mấy cái mộ được lấp và đắp lên. Chưa bao giờ được thấy họ hạ huyệt (sau đó, khi lính tầu đi hết thì khu vực Xuân mai - Lương Sơn bị đánh phá nhiều. Sang bên kia đường là Trường nghiệp vụ Xuân mai bị ném bom 2 lần. Lần sau, năm 1972 bị 180 quả bom trong diện tích nhỏ như vậy).
Vào trong Lương Sơn còn có 4 cái hầm cửa bê tông cửa rất kiên cố. Người ta bảo cửa cũng bị xây lấp từ lâu lắm rồi.
Em ngạc nhiên sao tai nạn do khai thác đá với họ lại nhiều như thế. Công nhân các xí nghiêp khai thác đá vẫn đánh mìn, tai nạn xẩy ra chủ yếu do đá rơi, nhưng cực kỳ hiếm, vài năm mới có 1 vụ. Có thuyết âm mưu là họ chôn vũ khí (với cả mấy cái hầm kia là họ đào kho báu bằng bản đồ do lịch sử họ có được)!
Cám ơn cụ cho biết. Hồi 2003, 2004 em hay đi qua XM. Nhận thấy NT đó hình như đc chăm sóc đặc biệt . Có vẻ nó đc xd và bảo trì cẩn thận.
Mà cụ là người XM ?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Cám ơn cụ cho biết. Hồi 2003, 2004 em hay đi qua XM. Nhận thấy NT đó hình như đc chăm sóc đặc biệt . Có vẻ nó đc xd và bảo trì cẩn thận.
Mà cụ là người XM ?
Em học lớp 3 ở trường Thủy Xuân Tiên.
Hồi đó Thủy Xuân Tiên bị 1 trận bom, lớp em cháy, thầy Mai bay mất không tìm thấy.
May hôm ấy tụi em chuyển sang học buổi sáng, đầu giờ chiều máy bay Mỹ mới ném bom.
Thời gian đó ông già em ở HN, bà già đang làm trong Trường NV XM (cổng vào bên kia đường, hết cái dốc, qua cầu). Hôm trường bị ném bom, cũng đầu giờ chiều và sáng hôm sau thì buổi sáng tụi em lại về HN (gần trưa mới đón được xe khách từ Lương Sơn về), nhà em bay sạch vách, nhưng không cháy!
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,618
Động cơ
293,911 Mã lực
Em học lớp 3 ở trường Thủy Xuân Tiên.
Hồi đó Thủy Xuân Tiên bị 1 trận bom, lớp em cháy, thầy Mai bay mất không tìm thấy.
May hôm ấy tụi em chuyển sang học buổi sáng, đầu giờ chiều máy bay Mỹ mới ném bom.
Thời gian đó ông già em ở HN, bà già đang làm trong Trường NV XM (cổng vào bên kia đường, hết cái dốc, qua cầu). Hôm trường bị ném bom, cũng đầu giờ chiều và sáng hôm sau thì buổi sáng tụi em lại về HN (gần trưa mới đón được xe khách từ Lương Sơn về), nhà em bay sạch vách, nhưng không cháy!
Thế là cụ hơn em nhiều tuổi lắm. Em lại tò mò chút.
XM và LS có gì mà Mỹ ném bom vậy cụ ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964
A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM)


--- ----

Tút 2

Toàn bộ các kíp bay bay đến phi trường Gia Lâm Hà Nội. Tại đây nhận nhiệm vụ: bay sang Lào, vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men từ sân bay Sầm Nưa tới thung lững Cánh Đồng Chum và chở thương bệnh binh ngược trở lại.

Hóa ra quân đội của đại úy Coong-Le người đã chuyển sang phe Hoàng thân Suvana Phuma đã bị các lực lượng thân Mỹ bên phía Vua Lào bao vây tại Cánh Đồng Chum. Tôi thì nghĩ: Hoàng tộc bất hòa, còn nhân dân thì chém giết lẫn nhau, như ở ta vẫn nói: "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết".

Nhiệm vụ này được hoàn thành thắng lợi nhưng một số kíp bay bị stress vì phải bay qua mặt trận nơi bị người ta thực sự nhắm bắn. Do đó khi cần một tổ bay thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, một bộ phận phi công "cảm thấy ốm mệt" vì thế họ từ chối thi hành nhiệm vụ, và chỉ muốn dồn hết nỗ lực dạy bảo các phi công Việt Nam.

Trong tổ bay của tôi không có người "khó ở" vì vậy trưởng nhóm là đại úy L.G.Karatchkov nhẹ nhõm ra mặt và ông hài lòng ra lệnh cho chúng tôi đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Ngoài tôi là người Ucraina, phi công phụ-hoa tiêu thượng úy Naghibovitch Alfred mang quốc tịch Belarus, còn kỹ thuật viên hàng không trên máy bay thượng úy Selitsev là người Nga.


Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị một cách cực kỳ kỹ lưỡng cho việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Kiểm tra máy bay trực thăng, lau rửa nó, gỡ tất cả các vật thừa ra khỏi khoang chở hàng. Có thể nó sẽ phải chở chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc ai đó trong chính phủ VNDCCH.

Trong những ngày cuối cùng của tháng 1 năm 1961, kíp lái chúng tôi bay từ Hải Phòng về sân bay Gia Lâm Hà Nội. Người ta dành cho chúng tôi một chiếc minibus, xếp chúng tôi ở một khách sạn trung tâm Hà Nội. Phòng ở nằm tại tầng trên cùng. Ở đó rất ngột ngạt, thậm chí có quạt cũng không hết nóng nực. Trước khi cất cánh ở Hải Phòng, người ta phát tiền cho chúng tôi và chúng tôi trở thành những con người khá giả: có thể thăm viếng hiệu ăn ở tầng 1 của khách sạn.

Khi chúng tôi ở trong phòng, có một người Nga không quen xuất hiện. Ông ta chúc chúng tôi nghỉ ngơi thoải mái và thông báo sáng mai người ta sẽ mời chúng tôi đến sứ quán Liên Xô tầm 10 giờ. Lái xe minibus sẽ chờ chúng tôi dưới bãi đỗ gần khách sạn lúc 9 giờ.

Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng nhiệm vụ này rất quan trọng.

Buổi tối chúng tôi quyết định ăn trong hiệu ăn của khách sạn. Chúng tôi tìm được một bàn nhỏ mặc dù khách rất đông. Đảo mắt nhìn xung quanh. Toàn là người Âu. Người Đức từ CHDC Đức, người Séc, người Ba Lan. Một người nam tiếp tân đến gần cất tiếng chào:

- Trào các đồm trí Liên Xô!

Tất nhiên chúng tôi vô cùng kinh ngạc, làm sao anh tiếp tân lại nhanh chóng nhận ra và xác định chính xác chúng tôi từ LBXV tới. Sau này, một phiên dịch viên (anh ta bay cùng chúng tôi, trước đó học ở Liên Xô về, bản thân cũng là phi công An-2) có giải thích nhưng vẫn khá tù mù:

- Tôi không biết tại sao, nhưng nhìn các bạn, những người Nga, thì không thể nhầm được. Ở các bạn có điều gì đó không thể giải thích được.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này, chúng tôi đã kết thân với người phiên dịch của mình. Tên anh ấy là Phan Như Cẩn. Còn anh giới thiệu theo tiếng Nga là Sê-ri-ô-gia.

(đây chính là anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn của chúng ta-chú thích của Baoleo)

Buổi sáng chúng tôi đi xe đến sứ quán. Chúng tôi vùa đi vừa quay đầu tứ phía. Muốn nhìn và ghi nhớ tất cả những gì diễn ra trên các đường phố của VNDCCH. Thật sửng sốt với một số lượng xe đạp kinh hoàng, đi trên toàn bộ chiều rộng dải lưu thông của đường phố, những người đạp xích-lô, chở khách trên những chiếc xe ba bánh. Những người bộ hành trên vai là chiếc đòn gánh, gánh những đôi sọt lớn chở hàng. Tất cả tạo nên một màu sắc đặc biệt cho thành phố, khác hẳn các thành phố của chúng ta.

Tại sứ quán người ta dẫn chúng tôi vào phòng làm việc của tùy viên quân sự Liên Xô tại VNDCCH tướng Antipov mà chúng tôi đã quen biết. Chúng tôi trình diện. Chào mừng chúng tôi, quan tâm xem chúng tôi ăn ở tại khách sạn thế nào rồi tướng Antipov giải thích tình hình tại Lào một cách ngắn gọn, nơi ấy đang diễn ra chiến sự ác liệt tại Cánh Đồng Chum. Quân đội đang bị bao vây của đại úy Coong-Le cần sự giúp đỡ. Khả năng duy nhất giúp lực lượng bị bao vây - đó là tiến hành đàm phán với chính quyền kiểm soát các tỉnh Bắc Lào, mà trước đó đã tách khỏi Nam Lào. Cần thuyết phục ban lãnh đạo của nó giúp đỡ các đồng bào của mình trong thời điểm khó khăn này. Đóng tại các tỉnh Bắc Lào có một sư đoàn bộ binh được vũ trang tốt. Qua điện báo đã đạt được thỏa thuận với chính quyền các tỉnh Bắc Lào về một cuộc gặp gỡ của các đoàn đại biểu. Cũng đã định được địa điểm gặp gỡ để tiến hành đàm phán. Nó nằm trên lãnh thổ Lào. Địa điểm này được giữ tuyệt mật. Nếu đối phương biết địa điểm gặp nhau của các đoàn đàm phán, họ có thể gây khó dễ cho cuộc gặp hoặc đổ quân đổ bộ đường không xuống khu vực trên.

Tiếp theo viên tướng nói rằng người ta đã tin tưởng giao phó cho chúng tôi một bí mật tầm cỡ quốc gia và chúng tôi sẽ chịu bản án nghiêm khắc nếu làm lộ bí mật này. Trên bản đồ viên cố vấn chỉ ra điểm mà chúng tôi cần phải đưa đoàn đại biểu đến. Đó là một vùng núi cao có thung lũng sâu và một con sông chảy qua. Trên bờ sông có một lô cốt của Pháp (một hỏa điểm kiên cố lâu dài) từ thời mà quân đội Pháp còn đóng ở đó. Chỗ có lô cốt đó chính là chỗ hạ cánh của chúng tôi.

Tín hiệu để hạ cánh là 3 đống lửa, sẽ được đốt khi chúng tôi xuất hiện trên điểm hẹn. Khi không thấy đốt lửa hoặc đốt không đủ số đống lửa thì không được hạ cánh mà phải bay về.

Sau đó viên tướng bảo chúng tôi đưa bản đồ bay ra, ngồi xuống xung quanh bàn chuẩn bị cho chuyến bay. Khi chuẩn bị xong ông ra lệnh trao lại cho ông bản đồ. Ông nói sẽ giữ bản đồ trong két sắt của mình, chúng tôi chỉ nhận lại nó trước khi cất cánh từ tay người trưởng đoàn đại biểu.


Hình minh hoạ có anh Phan Như Cẩn và tổ bay trực thăng Liên Xô

n3.jpg
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đó là nghĩa trang của lính tầu tham gia làm đường ở quanh khu Miếu môn, Lương Sơn.
Lúc họ làm cái nghĩa trang đó thì chưa có vụ oanh tạc nào của máy bay Mỹ quanh khu vực này. Hình như chết do tai nạn nổ mìn lấy đá hoặc đưa từ những nơi khác rất xa về.
Tụi em đứng xem khi họ đào những cái mộ đầu tiên (khoảng năm 1967). Lỗ huyệt nhỏ, nhưng rất sâu. Người ta bảo họ chôn đứng. Sau đó thì thấy mấy cái mộ được lấp và đắp lên. Chưa bao giờ được thấy họ hạ huyệt (sau đó, khi lính tầu đi hết thì khu vực Xuân mai - Lương Sơn bị đánh phá nhiều. Sang bên kia đường là Trường nghiệp vụ Xuân mai bị ném bom 2 lần. Lần sau, năm 1972 bị 180 quả bom trong diện tích nhỏ như vậy).
Vào trong Lương Sơn còn có 4 cái hầm cửa bê tông cửa rất kiên cố. Người ta bảo cửa cũng bị xây lấp từ lâu lắm rồi.
Em ngạc nhiên sao tai nạn do khai thác đá với họ lại nhiều như thế. Công nhân các xí nghiêp khai thác đá vẫn đánh mìn, tai nạn xẩy ra chủ yếu do đá rơi, nhưng cực kỳ hiếm, vài năm mới có 1 vụ. Có thuyết âm mưu là họ chôn vũ khí (với cả mấy cái hầm kia là họ đào kho báu bằng bản đồ do lịch sử họ có được)!
Như bác ruột em kể lại thì công binh Trung Quốc những năm đó sang giúp ta xây dựng các hầm ngầm lớn làm kho tàng. Các hầm kiên cố này ngày nay vẫn còn một số, ví dụ như ở Sóc Sơn trên đỉnh dốc Dây Diều có cái hầm ăn vào núi mà em đã được xem cánh cửa dày cả mét. Các hầm khác có lẽ vẫn còn nhưng là thuộc khu quân sự hoặc không thì cũng phải hủy hay đóng thế nào đó. Còn như nhân dân ta cứ đồn đại kho nọ báu kia cũng là do khi đó các việc này bí mật, cứ kín kín hở hở nên đồn đại nhiều chuyện.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Thế là cụ hơn em nhiều tuổi lắm. Em lại tò mò chút.
XM và LS có gì mà Mỹ ném bom vậy cụ ?
Xuân Mai bị lây thôi, nhưng sân bay dã chiến Miếu Môn thì khỏi phải bàn.
Còn gần Lương Sơn có sân bay dã chiến Hòa lạc, khu vực Đồng Gội là nơi bộ đội lấy làm bãi tập chuẩn bị chiến dịch Đg 9 - Nam Lào, điểm xuất phát của đg Hồ chí Minh, tuyến đường sang Lào,... và theo đường chim bay cũng cách sân bay Miếu môn rất gần. Thường xuyên vào lúc chiều tối đứng ở Lương Sơn thấy kích thước Mi 6 rất to cẩu Mig 21 đến sân bay Miếu Môn.
Trường NV XM 2 lần bị tàn phá nặng thì theo đài SG là trường đào tạo cán bộ đi B (vào Nam), nhưng đó là thông tin đểu của tụi gián điệp nằm vùng (cả 2 lần tổng cộng có 7 người bị thương nhẹ, 1 người chết)!
 
Chỉnh sửa cuối:

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,098 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964
A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM)


--- ----

Tút 2

Toàn bộ các kíp bay bay đến phi trường Gia Lâm Hà Nội. Tại đây nhận nhiệm vụ: bay sang Lào, vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men từ sân bay Sầm Nưa tới thung lững Cánh Đồng Chum và chở thương bệnh binh ngược trở lại.

Hóa ra quân đội của đại úy Coong-Le người đã chuyển sang phe Hoàng thân Suvana Phuma đã bị các lực lượng thân Mỹ bên phía Vua Lào bao vây tại Cánh Đồng Chum. Tôi thì nghĩ: Hoàng tộc bất hòa, còn nhân dân thì chém giết lẫn nhau, như ở ta vẫn nói: "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết".

Nhiệm vụ này được hoàn thành thắng lợi nhưng một số kíp bay bị stress vì phải bay qua mặt trận nơi bị người ta thực sự nhắm bắn. Do đó khi cần một tổ bay thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, một bộ phận phi công "cảm thấy ốm mệt" vì thế họ từ chối thi hành nhiệm vụ, và chỉ muốn dồn hết nỗ lực dạy bảo các phi công Việt Nam.

Trong tổ bay của tôi không có người "khó ở" vì vậy trưởng nhóm là đại úy L.G.Karatchkov nhẹ nhõm ra mặt và ông hài lòng ra lệnh cho chúng tôi đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Ngoài tôi là người Ucraina, phi công phụ-hoa tiêu thượng úy Naghibovitch Alfred mang quốc tịch Belarus, còn kỹ thuật viên hàng không trên máy bay thượng úy Selitsev là người Nga.


Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị một cách cực kỳ kỹ lưỡng cho việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Kiểm tra máy bay trực thăng, lau rửa nó, gỡ tất cả các vật thừa ra khỏi khoang chở hàng. Có thể nó sẽ phải chở chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc ai đó trong chính phủ VNDCCH.

Trong những ngày cuối cùng của tháng 1 năm 1961, kíp lái chúng tôi bay từ Hải Phòng về sân bay Gia Lâm Hà Nội. Người ta dành cho chúng tôi một chiếc minibus, xếp chúng tôi ở một khách sạn trung tâm Hà Nội. Phòng ở nằm tại tầng trên cùng. Ở đó rất ngột ngạt, thậm chí có quạt cũng không hết nóng nực. Trước khi cất cánh ở Hải Phòng, người ta phát tiền cho chúng tôi và chúng tôi trở thành những con người khá giả: có thể thăm viếng hiệu ăn ở tầng 1 của khách sạn.

Khi chúng tôi ở trong phòng, có một người Nga không quen xuất hiện. Ông ta chúc chúng tôi nghỉ ngơi thoải mái và thông báo sáng mai người ta sẽ mời chúng tôi đến sứ quán Liên Xô tầm 10 giờ. Lái xe minibus sẽ chờ chúng tôi dưới bãi đỗ gần khách sạn lúc 9 giờ.

Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng nhiệm vụ này rất quan trọng.

Buổi tối chúng tôi quyết định ăn trong hiệu ăn của khách sạn. Chúng tôi tìm được một bàn nhỏ mặc dù khách rất đông. Đảo mắt nhìn xung quanh. Toàn là người Âu. Người Đức từ CHDC Đức, người Séc, người Ba Lan. Một người nam tiếp tân đến gần cất tiếng chào:

- Trào các đồm trí Liên Xô!

Tất nhiên chúng tôi vô cùng kinh ngạc, làm sao anh tiếp tân lại nhanh chóng nhận ra và xác định chính xác chúng tôi từ LBXV tới. Sau này, một phiên dịch viên (anh ta bay cùng chúng tôi, trước đó học ở Liên Xô về, bản thân cũng là phi công An-2) có giải thích nhưng vẫn khá tù mù:

- Tôi không biết tại sao, nhưng nhìn các bạn, những người Nga, thì không thể nhầm được. Ở các bạn có điều gì đó không thể giải thích được.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này, chúng tôi đã kết thân với người phiên dịch của mình. Tên anh ấy là Phan Như Cẩn. Còn anh giới thiệu theo tiếng Nga là Sê-ri-ô-gia.

(đây chính là anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn của chúng ta-chú thích của Baoleo)

Buổi sáng chúng tôi đi xe đến sứ quán. Chúng tôi vùa đi vừa quay đầu tứ phía. Muốn nhìn và ghi nhớ tất cả những gì diễn ra trên các đường phố của VNDCCH. Thật sửng sốt với một số lượng xe đạp kinh hoàng, đi trên toàn bộ chiều rộng dải lưu thông của đường phố, những người đạp xích-lô, chở khách trên những chiếc xe ba bánh. Những người bộ hành trên vai là chiếc đòn gánh, gánh những đôi sọt lớn chở hàng. Tất cả tạo nên một màu sắc đặc biệt cho thành phố, khác hẳn các thành phố của chúng ta.

Tại sứ quán người ta dẫn chúng tôi vào phòng làm việc của tùy viên quân sự Liên Xô tại VNDCCH tướng Antipov mà chúng tôi đã quen biết. Chúng tôi trình diện. Chào mừng chúng tôi, quan tâm xem chúng tôi ăn ở tại khách sạn thế nào rồi tướng Antipov giải thích tình hình tại Lào một cách ngắn gọn, nơi ấy đang diễn ra chiến sự ác liệt tại Cánh Đồng Chum. Quân đội đang bị bao vây của đại úy Coong-Le cần sự giúp đỡ. Khả năng duy nhất giúp lực lượng bị bao vây - đó là tiến hành đàm phán với chính quyền kiểm soát các tỉnh Bắc Lào, mà trước đó đã tách khỏi Nam Lào. Cần thuyết phục ban lãnh đạo của nó giúp đỡ các đồng bào của mình trong thời điểm khó khăn này. Đóng tại các tỉnh Bắc Lào có một sư đoàn bộ binh được vũ trang tốt. Qua điện báo đã đạt được thỏa thuận với chính quyền các tỉnh Bắc Lào về một cuộc gặp gỡ của các đoàn đại biểu. Cũng đã định được địa điểm gặp gỡ để tiến hành đàm phán. Nó nằm trên lãnh thổ Lào. Địa điểm này được giữ tuyệt mật. Nếu đối phương biết địa điểm gặp nhau của các đoàn đàm phán, họ có thể gây khó dễ cho cuộc gặp hoặc đổ quân đổ bộ đường không xuống khu vực trên.

Tiếp theo viên tướng nói rằng người ta đã tin tưởng giao phó cho chúng tôi một bí mật tầm cỡ quốc gia và chúng tôi sẽ chịu bản án nghiêm khắc nếu làm lộ bí mật này. Trên bản đồ viên cố vấn chỉ ra điểm mà chúng tôi cần phải đưa đoàn đại biểu đến. Đó là một vùng núi cao có thung lũng sâu và một con sông chảy qua. Trên bờ sông có một lô cốt của Pháp (một hỏa điểm kiên cố lâu dài) từ thời mà quân đội Pháp còn đóng ở đó. Chỗ có lô cốt đó chính là chỗ hạ cánh của chúng tôi.

Tín hiệu để hạ cánh là 3 đống lửa, sẽ được đốt khi chúng tôi xuất hiện trên điểm hẹn. Khi không thấy đốt lửa hoặc đốt không đủ số đống lửa thì không được hạ cánh mà phải bay về.

Sau đó viên tướng bảo chúng tôi đưa bản đồ bay ra, ngồi xuống xung quanh bàn chuẩn bị cho chuyến bay. Khi chuẩn bị xong ông ra lệnh trao lại cho ông bản đồ. Ông nói sẽ giữ bản đồ trong két sắt của mình, chúng tôi chỉ nhận lại nó trước khi cất cánh từ tay người trưởng đoàn đại biểu.


Hình minh hoạ có anh Phan Như Cẩn và tổ bay trực thăng Liên Xô

n3.jpg
Nhieeu Thông tin hay quá! Cám ơn cụ.
Cho em hỏi 1 chi tiết nhỏ về thời điểm: cuối tháng Giêng 61’ thì lúc đó se lạnh hoặc khá lạnh, chứ sao lại nóng thế được hả cụ? Khách sạn khả năng là khách sạn Dân chủ cũ trên phố Tràng tiền.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,421
Động cơ
469,700 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em cũng đi học ở nước ngoài, nhưng không học ở Liên Xô nên không dám viết về lưu học sinh ở Liên Xô.
Nhưng nước em học thì không có việc lưu học sinh Việt Nam được ưu tiên điểm nào cả. Tụi em không chỉ học sòng phẳng với sinh viên nước sở tại, mà cả với lưu học sinh của CHDC Đức. Chỉ có họ mới được tụi em coi là địch thủ (trong học tập).
Còn khi sang Đức (em sang Đức năm 1990) thì ở trường em các giáo sư vẫn nhắc tên những lưu học sinh Việt Nam nổi tiếng ở trường (do thành tích học tập).
Tại ĐH TN SV toàn thế giới Năm 1978 ở La Habana có mấy đoàn thành viên có cả sinh viên Việt Nam, khi sang tới La Habana họ mới nhập vào đoàn Việt Nam. Họ được tổ chức sinh viên ở các nước kia chọn do thành tích học tập.
(Chắc em cũng chẳng cần viết thêm ở trường em, năm em thì không có sinh viên nào bằng điểm em, và các bài thi em làm sòng phẳng. Bài kiểm tra hóa đầu tiên, ông giáo dậy nổi tiếng tiêu diệt sinh viên, khi biết em được 5, hội các năm trên mò tới xem mặt. Có ông giáo sư rất khắt khe về ý thức, đưa bài em viết không có lỗi chính tả để sinh viên nước họ xem - về cái lỗi chính tả này có thể mình là người nước ngoài, học từ nào biết từ ấy nên viết không sai thôi)!
Em quên 1 điều nữa là từ năm em, Bộ ĐH (và THCN) đã phổ biến cho lưu học sinh trước khi lên tầu qua biên giới là trừ học sinh miền Nam, còn lưu học sinh bị điểm trung bình học kỳ sẽ phải về nước học tiếp (không bị coi là bị kỷ luật). Cùng lớp em có 1 cậu phải về (mấy năm em học có thêm 3 người, nhưng bị lỗi kỷ luật khác). Thời tụi em đã hơi nới lỏng 1 chút, nhưng lưu học sinh bị quản lý gần như trong quân đội!
Giờ em mới biết cụ học khủng thế.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
703
Động cơ
145,503 Mã lực
Tuổi
45
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 6:

PHI CÔNG BẮC TRIỀU QUA NGÒI BÚT CỦA BÁO CHÍ



Trước khi đọc đến bài này, thì tất cả các cụ trong Nhóm, đã có cái nhìn ‘Toàn cảnh’ về:

-Lịch sử ra đời, trang bị và biên chế của Đoàn Z.

-Chi tiết các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều, với đầy đủ các chi tiết chân xác và hình ảnh minh họa.

Ấy thế nhưng,

Đúng như tên của tựa đề đã nói, nhiều phóng viên của báo chí, đã:

-Lợi dụng sự khao khát thông tin của người dân Việt.

-Không tìm hiểu thấu đáo các tài liệu.

= = => Một số phóng viên, đã sáng tác ra những câu chuyện hết sức ‘liêu trai’ và không đúng về Đoàn Z và phi công Bắc Triều.

Đơn cử:

1/ Báo Công an Nghệ An, có đường link như ở đây:

https://congannghean.vn/phong-su/201307/29595-chuyen-ve-14-ngoi-mo-cua-phi-cong-trieu-tien-tai-vn-404040/

Báo Công An này, ‘nổ’ kinh hoàng:

-“…..Tỏ lòng ngưỡng mộ trước những thành tích mà quân đội Việt Nam đạt được, ngay trong năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi tiếp nhận huấn luyện và truyền thụ kinh nghiệm cho 14 chiến sỹ phi công của CHDCND Triều Tiên là đơn vị không quân thuộc Cục Phòng không không quân, đang trú đóng và chiến đấu tại sân bay dã chiến Kép, thuộc Hà Bắc cũ, giờ thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại đây, 14 chiến sỹ Triều Tiên đã được những sĩ quan giàu kinh nghiệm nhất của không quân Việt Nam chỉ bảo tận tình, truyền đạt tỉ mỉ tất cả những kỹ thuật lái máy bay Mic 17, Mic 19 cùng các chiến thuật lái và chiến đấu….”

-“…. Chàng chiến sỹ phi công trẻ tuổi nhất trong số 14 người tên Ươn-Hông-Xang đã anh dũng hy sinh trong một cuộc tiêm kích. Đau thương lại tiếp nối, đến năm 1967, 12 chiến sỹ của phi đội Triều Tiên đã tử trận.

Trước cảnh các đồng đội đã hy sinh hết, người phi công cuối cùng của đội bay Triều Tiên là Kim-Chi-Hoan vẫn anh dũng chiến đấu cùng các phi công của không quân Việt Nam.

Vào ngày 12/2/1968, anh cũng đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tàn bạo. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 năm, 14 chiến sỹ Triều Tiên được cử sang học hỏi và chiến đấu ở Việt Nam ĐỀU đã hy sinh anh dũng…..”

=== >

Các cụ trong Nhóm thấy chưa, bạn phóng viên ở đây, dám bẩu là chỉ có vẻn vẹn 14 phi công Bắc Triều, họ sang từ năm 1965, trước khi có ‘Nghị định thư giữa 2 Đảng’, và họ đã…. chết tất cả.

Thật là cơ khổ.

Hình minh họa số 1, là báo Công An Nghệ An.
01.jpg



2/ Báo Tuổi Trẻ, có đường link như ở đây:

https://tuoitre.vn/14-chien-binh-trieu-tien-tren-bau-troi-viet-nam-273979.htm

2.1/ Báo Tuổi Trẻ đẩy câu chuyện đi xa hơn, đến hết mức có thể:

-“… Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên: đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay…..”


2.2/ Thậm trí, báo Tuổi Trẻ còn có phép thuật ‘xuyên không’, cho Quân đoàn 2 ra đời ngay từ năm 1967, và Mig 23 đã có mặt ở VN để không chiến:

-“…….. Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).

Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không …..” ???????

+++ Oài, Cơ khổ.

Hình minh họa số 2, là báo Tuổi Trẻ

02.jpg



3/ Không chịu thua kém, phóng viên báo Vietnamplus cũng dùng phép thuật ‘xuyên không’, cho phi công Bắc Triều tiên chết ngay từ năm 1965.

Trong khi đó, phải mãi đến 30 tháng 9 năm 1966, thì ‘Nghị định thư về việc Triều Tiên cử một số phi công sang chiến đấu chống đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam’, giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, mới được ký kết.

Báo Vietnamplus đưa tin thế này:

-“….. Tháng 9/1965, khi đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, một người lính Triều Tiên 19 tuổi đã anh dũng hy sinh. ……”

Đường link đây:

https://www.vietnamplus.vn/video-chuyen-ve-nhung-nguoi-linh-trieu-tien-hy-sinh-o-viet-nam/583734.vnp

+++ Oài, ‘Cơ khổ.

Hình minh họa số 3, là báo Vietnamplus.

03.jpg


+++ Còn bạt ngàn các tờ báo khác, như là: báo Thanh Niên, báo Tiền phong, báo Lao động, báo điện từ Vietnamnet, và bạt ngàn các tờ báo khác. Các phóng viên đã đưa các tin không chính xác, mà nhà cháu không muốn trích dẫn thêm, để cho các cụ trong Nhóm ta đỡ bẩn mắt.


3/ Thấy sự bất bình chẳng tha:

May quá, cũng còn có người không chịu được sự lộng hành của phóng viên, không đưa tin đúng sự thật.

Đó là cụ Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ tư lệnh không quân.

Hết chịu nổi sự bịa đặt, cụ Hy phải kêu lên và viết công thư cho các báo.

Nội dung thư của cụ Hy có đoạn:

-“…. Bộ tư lệnh không quân giao cho trung đoàn không quân 923 quản lý và chỉ huy đoàn không quân Triều Tiên. Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Kép. Lúc này chưa có Quân đoàn 2. Ngoài ra cũng không có chuyện phi công Triều Tiên không mang dù và tự khóa chân vào máy bay…..”

-“…..Sơ kết đợt chiến đấu từ 1966 đến đầu 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó bạn Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc…..”

Hình minh họa số 4, là thư của cụ Hy.

04.jpg


4/ Thế còn các cụ nhà ta trong Nhóm, các cụ có ‘nhời’ với các phóng viên – mà không chịu tìm hiểu sự thật - như thế nào, nhà cháu mong được nghe ý kiến của các Cụ ạ.


---- Hết loạt bài về Đoàn Z – Phi công Bắc Triều -----
cám ơn thông tin của cụ. Đúng là nhà văn nói... nhà báo nói...
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Nhieeu Thông tin hay quá! Cám ơn cụ.
Cho em hỏi 1 chi tiết nhỏ về thời điểm: cuối tháng Giêng 61’ thì lúc đó se lạnh hoặc khá lạnh, chứ sao lại nóng thế được hả cụ? Khách sạn khả năng là khách sạn Dân chủ cũ trên phố Tràng tiền.
Thời tiết mùa đông Hà Nội cũng thất thưởng, có năm, Tết mà nóng như mùa hè cơ mà :D
 

gsm615

Xì hơi lốp
Biển số
OF-863932
Ngày cấp bằng
19/7/24
Số km
337
Động cơ
2,836 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 6:

PHI CÔNG BẮC TRIỀU QUA NGÒI BÚT CỦA BÁO CHÍ



Trước khi đọc đến bài này, thì tất cả các cụ trong Nhóm, đã có cái nhìn ‘Toàn cảnh’ về:

-Lịch sử ra đời, trang bị và biên chế của Đoàn Z.

-Chi tiết các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều, với đầy đủ các chi tiết chân xác và hình ảnh minh họa.

Ấy thế nhưng,

Đúng như tên của tựa đề đã nói, nhiều phóng viên của báo chí, đã:

-Lợi dụng sự khao khát thông tin của người dân Việt.

-Không tìm hiểu thấu đáo các tài liệu.

= = => Một số phóng viên, đã sáng tác ra những câu chuyện hết sức ‘liêu trai’ và không đúng về Đoàn Z và phi công Bắc Triều.

Đơn cử:

1/ Báo Công an Nghệ An, có đường link như ở đây:

https://congannghean.vn/phong-su/201307/29595-chuyen-ve-14-ngoi-mo-cua-phi-cong-trieu-tien-tai-vn-404040/

Báo Công An này, ‘nổ’ kinh hoàng:

-“…..Tỏ lòng ngưỡng mộ trước những thành tích mà quân đội Việt Nam đạt được, ngay trong năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi tiếp nhận huấn luyện và truyền thụ kinh nghiệm cho 14 chiến sỹ phi công của CHDCND Triều Tiên là đơn vị không quân thuộc Cục Phòng không không quân, đang trú đóng và chiến đấu tại sân bay dã chiến Kép, thuộc Hà Bắc cũ, giờ thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại đây, 14 chiến sỹ Triều Tiên đã được những sĩ quan giàu kinh nghiệm nhất của không quân Việt Nam chỉ bảo tận tình, truyền đạt tỉ mỉ tất cả những kỹ thuật lái máy bay Mic 17, Mic 19 cùng các chiến thuật lái và chiến đấu….”

-“…. Chàng chiến sỹ phi công trẻ tuổi nhất trong số 14 người tên Ươn-Hông-Xang đã anh dũng hy sinh trong một cuộc tiêm kích. Đau thương lại tiếp nối, đến năm 1967, 12 chiến sỹ của phi đội Triều Tiên đã tử trận.

Trước cảnh các đồng đội đã hy sinh hết, người phi công cuối cùng của đội bay Triều Tiên là Kim-Chi-Hoan vẫn anh dũng chiến đấu cùng các phi công của không quân Việt Nam.

Vào ngày 12/2/1968, anh cũng đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tàn bạo. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 năm, 14 chiến sỹ Triều Tiên được cử sang học hỏi và chiến đấu ở Việt Nam ĐỀU đã hy sinh anh dũng…..”

=== >

Các cụ trong Nhóm thấy chưa, bạn phóng viên ở đây, dám bẩu là chỉ có vẻn vẹn 14 phi công Bắc Triều, họ sang từ năm 1965, trước khi có ‘Nghị định thư giữa 2 Đảng’, và họ đã…. chết tất cả.

Thật là cơ khổ.

Hình minh họa số 1, là báo Công An Nghệ An.
01.jpg



2/ Báo Tuổi Trẻ, có đường link như ở đây:

https://tuoitre.vn/14-chien-binh-trieu-tien-tren-bau-troi-viet-nam-273979.htm

2.1/ Báo Tuổi Trẻ đẩy câu chuyện đi xa hơn, đến hết mức có thể:

-“… Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên: đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay…..”


2.2/ Thậm trí, báo Tuổi Trẻ còn có phép thuật ‘xuyên không’, cho Quân đoàn 2 ra đời ngay từ năm 1967, và Mig 23 đã có mặt ở VN để không chiến:

-“…….. Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).

Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không …..” ???????

+++ Oài, Cơ khổ.

Hình minh họa số 2, là báo Tuổi Trẻ

02.jpg



3/ Không chịu thua kém, phóng viên báo Vietnamplus cũng dùng phép thuật ‘xuyên không’, cho phi công Bắc Triều tiên chết ngay từ năm 1965.

Trong khi đó, phải mãi đến 30 tháng 9 năm 1966, thì ‘Nghị định thư về việc Triều Tiên cử một số phi công sang chiến đấu chống đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam’, giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, mới được ký kết.

Báo Vietnamplus đưa tin thế này:

-“….. Tháng 9/1965, khi đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, một người lính Triều Tiên 19 tuổi đã anh dũng hy sinh. ……”

Đường link đây:

https://www.vietnamplus.vn/video-chuyen-ve-nhung-nguoi-linh-trieu-tien-hy-sinh-o-viet-nam/583734.vnp

+++ Oài, ‘Cơ khổ.

Hình minh họa số 3, là báo Vietnamplus.

03.jpg


+++ Còn bạt ngàn các tờ báo khác, như là: báo Thanh Niên, báo Tiền phong, báo Lao động, báo điện từ Vietnamnet, và bạt ngàn các tờ báo khác. Các phóng viên đã đưa các tin không chính xác, mà nhà cháu không muốn trích dẫn thêm, để cho các cụ trong Nhóm ta đỡ bẩn mắt.


3/ Thấy sự bất bình chẳng tha:

May quá, cũng còn có người không chịu được sự lộng hành của phóng viên, không đưa tin đúng sự thật.

Đó là cụ Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ tư lệnh không quân.

Hết chịu nổi sự bịa đặt, cụ Hy phải kêu lên và viết công thư cho các báo.

Nội dung thư của cụ Hy có đoạn:

-“…. Bộ tư lệnh không quân giao cho trung đoàn không quân 923 quản lý và chỉ huy đoàn không quân Triều Tiên. Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Kép. Lúc này chưa có Quân đoàn 2. Ngoài ra cũng không có chuyện phi công Triều Tiên không mang dù và tự khóa chân vào máy bay…..”

-“…..Sơ kết đợt chiến đấu từ 1966 đến đầu 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó bạn Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc…..”

Hình minh họa số 4, là thư của cụ Hy.

04.jpg


4/ Thế còn các cụ nhà ta trong Nhóm, các cụ có ‘nhời’ với các phóng viên – mà không chịu tìm hiểu sự thật - như thế nào, nhà cháu mong được nghe ý kiến của các Cụ ạ.


---- Hết loạt bài về Đoàn Z – Phi công Bắc Triều -----
Chắc là có 1 nhà báo nghe kể lại, viết bài theo kiểu giai thoại, các vị khác chép lại bài.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,098 Mã lực
Thời tiết mùa đông Hà Nội cũng thất thưởng, có năm, Tết mà nóng như mùa hè cơ mà :D
He he tại em nhớ hồi mới đi “tây”, mình đã thấy lạnh sun mà các cụ tây bảo mát! =))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
He he tại em nhớ hồi mới đi “tây”, mình đã thấy lạnh sun mà các cụ tây bảo mát! =))
Thực ra bên ấy khô, trong nhà ở, các phương tiện giao thông đều có sưởi và thường họ đặt sưởi rất nóng nên nếu trời không gió quá, đi ngoài đường khoảng 5 - 6 độ C vẫn mặc áo cộc tay được.
Tụi mũi lõ sang Việt Nam hỏi nhiệt độ hôm nay mấy độ, bảo chúng 15oC chúng cười khì khì, đi ra ngoài 1 lúc kêu oai oái.
Bây giờ dự báo thời tiết đã đưa ra cái chữ "cảm giác tương đương" chứ không chỉ nhiệt độ!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964

A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM)


Tút 3


Chào tạm biệt, chúng tôi ra sân bay. Tại SCH tôi làm quen với người lãnh đạo chuyến bay, với ban đảm bảo khí tượng hàng không. Dự báo thời tiết không tốt. Bản thân tôi cũng thấy thời tiết giống như thời tiết xuân-hè ở Sakhalin. Đêm và sáng sương mù thấp và có sương giá. Ban ngày sương mù bốc lên cùng với rìa mây dưới đến độ cao 50-100 m. Mỗi ngày lại lặp lại như vậy. Thời tiết như thế tại Sakhalin thường kéo dài một tháng rưỡi cuối xuân - đầu hè. Ở đây thời tiết giống như vậy quan sát thấy vào mùa đông. Kinh nghiệm bay trong kiểu thời tiết này thì tôi đã có. Trong 5 năm bay ở Sakhalin mọi chuyện đã trải qua.

Bắt đầu đến sự chờ đợi mệt mỏi.

Buổi sáng chúng tôi ở trên sân bay, nổ máy, chuẩn lại các hệ thống của trực thăng, làm công tác kiểm tra. Tại trạm khí tượng chúng tôi phân tích tình trạng và dự báo các điều kiện khí tượng. Chúng tôi xác định lại chính xác quy trình liên lạc vô tuyến. Chúng tôi chờ đợi lệnh cho đến giữa trưa. Sau đó lại trở về khách sạn. Ăn trưa, nghỉ ngơi, ăn tối, ngủ đến sáng. Và luôn luôn sẵn sàng cất cánh theo tín hiệu.
Sang ngày thứ hai trình tự đó thay đổi một chút, một nhân viên sứ quán Liên Xô đã quen biết xuất hiện, đề nghị buổi tối đi xem hát. Tất nhiên chúng tôi rất vui mừng đồng ý, thâm chí còn chẳng quan tâm ai trình diễn và chương trình biểu diễn thế nào.

Tòa nhà hát rất đẹp. Chúng tôi thấy nó giống như Nhà hát Lớn ở Moskva. Tối hôm ấy các nghệ sĩ Đoàn ca múa quốc gia Việt Nam biểu diễn. Chúng tôi choáng ngợp với màu sắc rực rỡ và các loại quần áo trang phục dân tộc đa dạng. Các bài hát luôn kèm theo sự chuyển động của những diễn viên có lẽ để giải thích những gì mình đang hát. Nhưng thích hơn tất cả là những màn múa, đặc biệt điệu múa sạp với những cây tre. Giá bạn đã xem nó! Các vũ công thực hiện những xảo thuật xiếc chân chính giữa vài cặp sào tre dài gõ vào nhau theo nhịp điệu ở độ cao thấp trên sàn. Các nghệ sĩ nhảy múa giữa các sào tre, thực hiện điệu nhảy một cách điêu luyện theo nhịp phách, tránh đập chân vào các sào tre. Khán giả chủ yếu là các nhân viên của các đại sứ quán đặt tại Hà Nội, hoan nghênh nồng nhiệt các nghệ sĩ. Buổi đi xem biểu diễn nghệ thuật đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho chúng tôi.

NOTE:

Như vậy, những năm 1961-1963, tại Việt Nam, có 2 lực lượng trực thăng.

-Lực lượng thứ nhất là trực thăng của Không quân nhân dân VN,

-Lực lượng thứ hai là trực thăng trong Trung đoàn Không quân Liên Xô,

-Có 1 điều đặc biệt, có thể gọi là: “Lực lượng thứ ba”.

Đây chính là chiếc trực thăng MI-4 của Chính phủ Liên Xô, nằm trong Triển lãm Vân Hồ. Chiếc trực thăng này nằm ở đây, trong và sau cuộc Triển lãm về thành tựu của Liên Xô, nhân kỷ niệm 45 năm Cách mạng tháng Mười (năm 1962). Hàng ngày, có bán vé để người dân có nhu cầu, sẽ được phi công Liên Xô cho bay trên chiếc trực thăng MI-4 này, một vòng quanh Hà Nội, đâu như tầm 15 phút. Gía vé tôi không được biết, chắc vì quá đắt nên bố mẹ đã không thể mua cho tôi, được bay trải nghiệm.

Baoleo tôi còn nhớ, sáng sáng, tôi đi bộ từ nhà ra công viên Thống nhất, để ngắm chiếc trực thăng MI-4 cất cánh và hạ cánh ở trong Triển lãm Vân Hồ, phía bên kia bờ hồ Bẩy Mẫu.

Từ hồi đó, tôi đã có ước mong cháy bỏng là, cho đến lúc chết, nhất định, tôi phải có được, MỘT lần ngồi lên máy bay.


HÌNH ẢNH MINH HỌA

Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh (hàng thứ 2 ngồi giữa) cùng các chuyên gia quân sự Việt Nam và Xô viết tại sân bay thành phố Hải Phòng ngày 23 tháng 2 năm 1961.

n2.jpg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Nhà ông trẻ em ở đối diện với triển lãm Vân Hồ (nhà số 42 thời đó), sau chia đôi, 1 nửa cho 1 HTX tín dụng thuê. Bà em hay dắt em sang chùa.
Hồi chống Mỹ, trong khuôn viên triển lãm có mấy cái đèn pha để soi máy bay Mỹ cho bộ đội phòng không bắn!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Nhà ông trẻ em ở đối diện với triển lãm Vân Hồ (nhà số 42 thời đó), sau chia đôi, 1 nửa cho 1 HTX tín dụng thuê. Bà em hay dắt em sang chùa.
Hồi chống Mỹ, trong khuôn viên triển lãm có mấy cái đèn pha để soi máy bay Mỹ cho bộ đội phòng không bắn!
Số tôi luôn loanh quanh ở Vân Hồ.
Thơ ấu thì ở làng Kim Liên, ngắm máy bay trực thăng MI-4 bay lên từ Vân Hồ, từ phía bên kia của hồ Bẩy Mẫu.

Đi bộ đội về, thì làm ở Bộ XD, cũng lại là Vân Hồ.

Về già, làm cho NN, thì ngay lúc đang gõ phím, lúc 11h33 ngày 24/07/2024, đang ngồi trên tầng 7 của toà nhà Gelex, cũng vẫn là Vân Hồ.

Cơ khổ :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964
A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM)


Tút 4


Trong những ngày đầu tháng 2 sự chờ đợi của chúng tôi đã kết thúc.

Như thường lệ buổi sáng chúng tôi chuẩn bị trực thăng cho chuyến bay. Thời tiết may thay không còn sương mù, song trên sân bay mây thấp dày đặc vẫn còn.

Chúng tôi bắt đầu chờ đợi các vị khách của mình. Họ đi trên ba xe ô tô đến. Có bảy người tới.

Người trưởng đoàn trao cho tôi một chiếc hộp trong có bản đồ bay của chúng tôi. Họ giải thích qua phiên dịch. Chuyến bay cần thực hiện ngày hôm nay. Đoàn đại biểu vào chỗ trong cabin.

Phiên dịch có hai người: một dịch từ tiếng Lào và tiếng Pháp sang tiếng Việt, một dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga.

Trên máy bay có 7 vị khách và 1 thùng hàng. Rõ ràng người chỉ huy chuyến bay từ SCH quan sát những gì diễn ra xung quanh trực thăng. Bởi vậy ngay lập tức tôi mở máy và bật radio lắng nghe tín hiệu của mình.

Người ta gọi tôi liên lạc. Nhận lệnh cho phép cất cánh, tôi lấy độ cao, trên cao độ 50m chiếc trực thăng lẩn vào mây. Khi lái theo thiết bị, trên độ cao 600 m chúng tôi ra khỏi mây và lấy hướng theo hành trình.

Sau 5 phút tôi nhận thấy thiết bị chỉ độ thăng bằng trên không "đảo" sang chiều nghiêng, còn la bàn con quay từ tính chỉ hướng không xác định, Cố gắng thiết lập các tham số chỉ thị cần thiết của các thiết bị này, tôi và phi công-hoa tiêu khẳng định rằng các thiết bị trên bị hỏng. Sao đây? Quay về và hạ cánh mà không có chỉ thị của các thiết bị này khi mây thấp là không thể.

Trong tình huống đang xảy ra tôi phải giữ hướng theo theo la bàn từ tính còn độ nghiêng xác định theo thiết bị chỉ đường chân trời hàng không của phi công phụ. Tôi quyết định bay theo hành trình đến sân bay Điện Biên Phủ. Tại đó theo kế hoạch chung tôi sẽ đáp xuống tiếp dầu.

Sau vài phút qua radio tôi nghe thấy tín hiệu gọi của mình. Ai đó gọi tôi liên lạc. Đó là phi công máy bay Li-2, bay cạnh tôi cách 2 km về bên phải.

Tôi nảy ra ý nghĩ sử dụng máy điện báo có trên máy bay để liên lạc về SCH ở Hải Phòng báo cáo lãnh đạo nhóm phi công trực thăng về tình trạng các thiết bị hư hỏng vừa xảy ra. Tôi thông báo điều đó cho phi công Li-2, sau khi đã gọi tên các thiết bị hỏng hóc.

Phi công nhận thông tin, khẳng định thông báo trên ngay lập tức sẽ được gửi đi qua điện báo, anh ta yêu cầu liên lạc vì anh ta vẫn luôn bay bên cạnh phòng trường hợp chúng tôi cần giúp đỡ.

Hóa ra kíp bay này đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống chuyến bay của chúng tôi. Tôi nhẹ cả người vì cảm thấy mình không đơn độc trên bầu trời.

Chúng tôi bay đến Điện Biên Phủ một cách an toàn. Thời tiết trên đường bay tiếp đã sáng sủa. Chúng tôi định hướng theo các mốc đỉnh núi trên bản đồ và theo địa hình bằng mắt thường.

Hạ cánh, tiếp dầu xong, người ta quyết định bàn xem kíp bay làm gì.

Đợi chuyên gia đến sửa chữa thiết bị hư hại có nghĩa là sẽ mất ngày hôm đó. Chúng tôi đã nghiên cứu thời tiết từ khi bay trên cao. Xung quanh trời quang mây.

Bởi vậy, tôi đã quyết định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngày hôm nay, mặc dù thiết bị hư hỏng.


+++ Hình ảnh minh hoạ:

Tại Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1961. Đi tham quan cùng các bạn Việt Nam di tích lịch sử trận đánh Điện Biên Phủ.

n1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 2:
Câu chuyện về 02 Trung đoàn không quân Liên Xô ở Việt Nam, thời kỳ 1959 – 1964
A/ KHÔNG QUÂN TRỰC THĂNG LIÊN XÔ TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM)


Tút 6


Trùm bạt che trực thăng lại, chúng tôi đi vào đài không lưu đăng ký phép cho chuyến bay ngày mai. Tại đài không lưu có phiên dịch Seriozha của chúng tôi. Anh ta không bay cùng máy bay với đoàn đại biểu. Lãnh đạo Việt Nam để anh lại lo việc ăn ở của chúng tôi tại đây. Người ta tiếp nhận đề nghị cất cánh của chúng tôi, nhưng cất cánh thì ngày mai không, ngày kia không, 17 ngày nữa cũng không. Mỗi ngày ra đài không lưu chúng tôi đều nghe thấy:

- Đi Hà Nội lê-tai nhét!

Đó là Seriozha đã dạy người kiểm soát không lưu cách giải thích như vậy cho chúng tôi về việc chưa được phép cất cánh. Người kiểm soát viên không lưu vẽ ra một sơ đồ trên đó cho thấy rìa mây thấp - 50 đến 100 m.

Bắt đầu một quãng thời gian dài vô công rồi nghề. Phiên dịch Seriozha của chúng tôi bay đi 2-3 ngày sau, còn 3 chúng tôi ở lại đây chờ, trong miền rừng núi, "bên bờ biển thời tiết".

Người ta bố trí ăn ở trong khách sạn rất tốt. Món ăn rất ngon dù không có bánh mì và súp.

Đầu tháng 2 tại Việt nam bắt đầu lễ mừng Năm Mới theo lịch phương Đông. Người ta tổ chức những cuộc du xuân, tranh tài thể thao ở sân vận động. Nhảy vòng tròn, múa theo đủ điệu, các chàng trai và cô gái trang phục dân tộc sặc sỡ vui tươi trong các mặt nạ kỳ lạ. Mọ thứ có vẻ rất thú vị và bất thường. Người ta mời chúng tôi đi chơi xuân. Một bữa chúng tôi còn tham gia vào một điệu múa chiến đấu với rồng và đã có thể chiến thắng. Vì chiến thắng con rồng nên chúng tôi được thưởng một buồng chuối nặng đến 100 cân mà cả phi hành đoàn cũng không bê nổi. Khi đó các đồm trí (các bạn) Việt nam đã giúp chúng tôi đưa món quà lên xe ô tô chở về khách sạn.

Mọi lúc mọi nơi chúng tôi đều cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc hữu nghị và mong muốn làm cho chúng tôi vui vẻ thoải mái. Mọi người Việt Nam tốt bụng mến khách đều đón chúng tôi với nụ cười niềm nở. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi sự ấm áp và thân tình của những người bạn Việt Nam.

Sân bay Điện Biên Phủ và vùng phụ cận đã được tuyên bố và hình thành nên một khu bảo tàng-tưởng niệm sau chiến thắng trước người Pháp. Tại đây có 17 ngàn quân Pháp bị bao vây và bắt làm tù binh. Vũ khí trang bị người Pháp bỏ lại được trưng bày ngoài trời. Một số nơi vẫn còn mìn, chỉ được phép đi theo những con đường mòn nhỏ.

Đi cùng chúng tôi có một phiên dịch viên đã kể cho chúng tôi nghe rất hay về tất cả những chuyện đó.

Sau rồi chúng tôi bỏ lại phiên dịch viên mà giao tiếp với người Việt Nam bằng điệu bộ cử chỉ và hình vẽ. Mọi chuyện diễn ra tiếp tục như thế cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1961. Những ngày cuối chúng tôi nhận thấy dấu hiệu lạ lùng ở người kỹ thuật viên hàng không của chúng tôi. Anh thường lảng đi, tách riêng ra một chỗ, những chỗ mà chúng tôi rất khó tìm thấy anh. Ở anh bắt đầu có những biểu hiện của sự buồn bã, sầu nhớ (anh để lại ở nhà ba đứa trẻ còn nhỏ).

Tôi quyết định hàng ngày làm việc trên trực thăng: khởi động động cơ, chạy không tải toàn bộ hệ thống, vệ sinh sạch sẽ, lau rửa, để làm việc nhiều hơn nữa.

Ngày 20 tháng 2 một chiếc Li-2 bay đến đón chúng tôi. Bộ chỉ huy tập hợp mọi người nhân ngày kỷ niệm Quân đội Xô Viết. Khi chúng tôi vào trong máy bay bỗng thấy mùi hoại tử rất mạnh. Kỹ thuật viên hàng không kể rằng máy bay của họ chở xác các phi công máy bay Il-14 hy sinh ở Lào. Từ anh ấy chúng tôi biết chuyện chiếc máy bay An-12 bay tới Lào chở quan tài khi hạ cánh trong điều kiện mấy thấp cũng đã gặp nạn. Nó húc vào một cái đập được xây dựng để bảo vệ tránh nước tràn khi sông bị lũ. Con đê này nằm ở đầu đường băng cất cánh, Máy bay húc càng phải vào đê và càng bị phá hủy hoàn toàn. Phi công hạ máy bay bằng càng trái nhưng khi chạy xả đà ở vận tốc nhỏ đã quệt cánh phải vào mặt đất làm hư hại cánh.
----- --------------

CHÚ GIẢI CỦA Baoleo:

Đây là 1 trong 3 chiến dịch cầu hàng không lớn nhất, mà Liên Xô từng giúp Việt Nam trong lịch sử tồn tại của Liên Xô CCCP.

+ Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ nhất, như bài viết đang kể, là vào năm 1962. Khi đó, Liên Xô đưa toàn bộ 1 trung đoàn không quân vận tải, gồm Li-2 (tương tự Đa-kô-ta DC 3 của Mỹ), IL 14, AN 2, cả AN-12, và trực thăng MI 4 sang giúp Việt Nam ta, không vận toàn bộ sư 316 từ Điện Biên sang Lào, để đánh giải vây cho tiểu đoàn dù 2 của Coong-Le (chính thời điểm này, ca sỹ Tường Vi sang hát bài Lăm tơi cho Coong Le nghe, và Coong-Le bị tiếng sét ái tình, đã đòi lấy ca sỹ Tường Vy. Đ…ảng ta thì ủng hộ và khuyến khích, nhưng ca sỹ Tường Vy không đồng ý, thế là chuyện không thành.) và mở rộng vùng chiến khu Sầm Nưa.

Sau khi kết thúc chiến dịch cầu hàng không này, phía Liên Xô chỉ mang phi công về nước, còn toàn bộ máy bay, tặng lại cho không quân ta.

Ngoại trừ số máy bay AN-12, Liên Xô mang về nước.

+ Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ hai, là vào năm 1979. Khi đó Liên Xô lập cầu hàng không, vận chuyển vũ khí và trang thiết bị từ Liên Xô sang Việt Nam ta, trong bối cảnh của cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979.

+ Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ ba, cũng vào năm 1979. Khi đó Liên Xô lập cầu hàng không, vận chuyển Quân đoàn 2 từ Cam Pu Chia về miền Bắc Việt Nam. Cũng như giúp ta vận chuyển, lật cánh một số đơn vị từ Tây Biển Hồ Cam Pu Chia về Đông Biển Hồ Cam Pu Chia.

Tuy nhiên, không giống như Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ nhất. Hai chiến dịch cầu hàng không thứ hai và thứ ba này, sau khi kết thúc, Liên Xô đưa cả người và máy bay về, không cho ta. Hị hị.


+++ Hình ảnh minh hoạ:

-Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ ba, cũng vào năm 1979. Khi đó Liên Xô lập cầu hàng không, vận chuyển Quân đoàn 3 từ Cam Pu Chia về miền Bắc Việt Nam. Cũng như giúp ta vận chuyển, lật cánh một số đơn vị từ Tây Biển Hồ Cam Pu Chia về Đông Biển Hồ Cam Pu Chia.

Ảnh về máy bay Liên Xô trong chiến dịch ấy chưa tìm được, nhà cháu tạm thay bằng ảnh của máy bay VN, trong chiến dịch cầu hàng không thứ 3 này.

n3.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top