- Biển số
- OF-207902
- Ngày cấp bằng
- 27/8/13
- Số km
- 1,433
- Động cơ
- 11,715 Mã lực
Đi sâu vào tiểu tiết của những điều đã biết, các con người này chẳng thể sáng tạo ra cái gì
Viết xuống chỉ là quy ước, bản chất chả khác nhau.Tính giao hoán chỉ áp dụng cho không thứ nguyên và cùng thứ nguyên thôi cụ ạ, còn khác thứ nguyên nếu giao hoán sẽ sai về bản chất.
Trẻ con lớp 2 mới làm quen với phép nhân bằng cách cộng n lần các số bằng nhau, và quy ước đơn vị được hỏi đặt lên trước.
Cụ thể, bài toán có 2 giá trị: chuồng = 4, gà = 8, hỏi số lượng gà:
Vậy 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 8 gà gấp lên 4 lần = 32 gà
Còn nếu 4 chuồng + 4 chuồng +.... + 4 chuồng = 4 chuồng gấp lên 8 lần = 32 chuồng
Trẻ con được học vậy, mà làm ngược lại là không hiểu bài. Nếu cụ nào có con học lớp 2, nắm chắc kiến thức được học, nó sẽ chọn ngay 8 X 4.
Các cụ đừng lấy tư duy của người lớn đã học qua nhiều bậc toán để áp cho các cháu mới làm quen.
Bill Gates thì có thể đào tạo ra được bằng cách dạy cho bằng hiểu bài toán con gà này từ lúc học tiểu học...Câu hỏi đê: Nếu cứ quanh quẩn với bài toán con gà cồ ăn quẩn cối xay này thì bao giờ chúng ta mới đào tạo ra những Bill gates, facebook???
Cách đây gân 30 năm, em vẫn nhớ mình không được điểm bài toán tương tự như thế này vì viết phép nhân sai thứ tự của cô - chính vì cô không giải thích tại sao sai nên em nhớ lắm, không biết tại sao 4x8 lại khác 8x4.Dâm trí mà đã đăng đàn và có du học sinh bên Úc Đại Lợi bảo kê thì nó là chân lý cmnr...
Dùng tư duy đơn giản của học sinh tiểu học không thừa thiếu nhiễm sắc thể, được giáo dục tử tế, trí nhớ bình thường bóc tách 2 phép tính nhân(là số cộng rút gọn) ta thấy:
- 8 x 4 chính là 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) = 32(đương nhiên vẫn là con gà)
- 4 x 8 chính là 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) = 32(cái lề gì thốn)
Dạy sao để các con hiểu được bản chất phép tính, cao hơn vừa dục vừa giáo cho chúng biết tuân thủ quy tắc và tư duy toán học mạch lạc hợp chuẩn. Khó đến vậy sao?????????????
Cách đây gân 30 năm, em vẫn nhớ mình không được điểm bài toán tương tự như thế này vì viết phép nhân sai thứ tự của cô - chính vì cô không giải thích tại sao sai nên em nhớ lắm, không biết tại sao 4x8 lại khác 8x4.
Giờ thì với diễn giải của cụ Huy và các cụ khác, em đã hiểu. Sự khác biệt được giải thích đơn giản là số nhân và số bị nhân trong hai công thức này là khác nhau.
Vậy vấn đề là khác nhau về số nhân hay số bị nhân có quan trọng không, đều ra kết quả 32 vậy sao cứ phải viết 4x8 mà không phải 8x4 ( hoặc ngược lại). Và tiếp theo là giải thích cho trẻ con thế nào về chuyện này. Tranh thủ lúc mất ngủ, em xin chém thế này:
1. Phép nhân trong chương trình phổ thông là một phép tính với hai toán hạng có ý nghĩa khác nhau. Toán hạng thứ nhất là số bị nhân tuy là một số thực nhưng sẽ có ý nghĩa thuộc một tập hợp nào đó, ví dụ như người, gà hay chó … có thứ nguyên và tồn tại trong thực tế (do toán học cũng là từ mô phỏng thực tế mà ra) – còn gọi là vector hay đại loại gì như thế (em vừa google ra). Toán hạng thứ 2 là số nhân lại thuần túy là số thực, không có thứ nguyên và gọi là đại lượng vô hướng. Phép nhân khi đó sẽ thực hiện một ánh xạ từ một phần từ trong tập ban đầu đến phần tử khác trong cùng tập đó. Ví dụ theo cụ Huy đã viết như trên, nếu coi 8 là số bị nhân với 8 là một số trong tập Gà khi thực hiện phép nhân với 4 ( số vô hướng) thì ta được một số có ý nghĩa là 32 – đương nhiên là số có ý nghĩa và cũng thuộc tập Gà. Theo cụ Huy thì khi thực hiện ánh xạ này ta phải đọc thần chú là “Tám(8) nhân (x) Bốn ” viết là 8x4. Cũng theo cụ Huy, nếu viết là 4x8, có nghĩa chọn Chuồng là thứ nguyên, là Tập thực tế, 8 là số vô hướng, khi nhân lên sẽ thành 32 nhưng 32 này sẽ không phải 32 Gà, mà cũng không biết “cái lề gì thốn” luôn vì đề ra không thế.
2. Chuyện về quy ước cách viết; nếu từ phép cộng 8+8+8+8: cụ Huy viết là 8x4, đọc chuẩn luôn là Tám Nhân Bốn, là 8 Gà nhân với 4 ra 32 Gà > Kết quả đúng. Ấy nhưng cụ khác lại nói: Nếu cộng 4 lần số 8, 8+8+8+8 : đọc là Bốn Lần Tám thì phải viết là 4x8 thế mới chuẩn; Vậy viết thế nào 4x8 hay 8x4 cho phép cộng 8+8+8+8; chỗ này lại là cớ để chém nhau được. Thấy chém nhau lung tung quá, có cụ sẽ phán; thôi cái đó chỉ là quy ước, tốt nhất đến nhà hỏi cô thích kiểu gì để cháu nó làm theo. Thấy thế có cụ cũng lại sẽ nói; không lung tung tùy hứng thế được; toán học là chuẩn mực quốc tế, không phải cô cứ thích rồi mập mờ trừ điểm cháu là không xong với ông đâu. Cụ khác ở tây úc lại nói nếu chỉ 4x8 hoặc 8x4 thôi mới được thì đó là lối mòn, là không sáng tạo….
3. Nếu con nhà em học đến bài này, nếu cô giáo cho điểm kém thì em sẽ khuyên con không nên cố cãi cô lấy điểm làm gì (hay để thể hiện tư duy sáng tạo với đột phá thì cũng không cần nốt). Em muốn con mình hiểu rằng đó là những nguyên tắc về sự chính xác trong trình bày, và ý nghĩa thực sự trong cuộc sống mà toán học khô khan đã đem lại cho con người. Xa hơn nữa là bài học về niềm tin với cô giáo, với kiến thức mình được học, nếu có những phần cô giáo chưa nói đến, thì bố mẹ sẽ giúp con hiểu ra. Với môn toán và chương trình toán học các cấp cơ sở thì cần phải được học và được dạy một cách nhất quán, chặt chẽ và logic, khi kiến thức đã vào đầu học sinh được hiểu về ý nghĩa, bản chất thì đó mới là cơ sở nền tảng và cho việc vận dụng sáng tạo sau này.
Em đồng ý với hầu hết các ý kiến của cụ.Cách đây gân 30 năm, em vẫn nhớ mình không được điểm bài toán tương tự như thế này vì viết phép nhân sai thứ tự của cô - chính vì cô không giải thích tại sao sai nên em nhớ lắm, không biết tại sao 4x8 lại khác 8x4.
Giờ thì với diễn giải của cụ Huy và các cụ khác, em đã hiểu. Sự khác biệt được giải thích đơn giản là số nhân và số bị nhân trong hai công thức này là khác nhau.
Vậy vấn đề là khác nhau về số nhân hay số bị nhân có quan trọng không, đều ra kết quả 32 vậy sao cứ phải viết 4x8 mà không phải 8x4 ( hoặc ngược lại). Và tiếp theo là giải thích cho trẻ con thế nào về chuyện này. Tranh thủ lúc mất ngủ, em xin chém thế này:
1. Phép nhân trong chương trình phổ thông là một phép tính với hai toán hạng có ý nghĩa khác nhau. Toán hạng thứ nhất là số bị nhân tuy là một số thực nhưng sẽ có ý nghĩa thuộc một tập hợp nào đó, ví dụ như người, gà hay chó … có thứ nguyên và tồn tại trong thực tế (do toán học cũng là từ mô phỏng thực tế mà ra) – còn gọi là vector hay đại loại gì như thế (em vừa google ra). Toán hạng thứ 2 là số nhân lại thuần túy là số thực, không có thứ nguyên và gọi là đại lượng vô hướng. Phép nhân khi đó sẽ thực hiện một ánh xạ từ một phần từ trong tập ban đầu đến phần tử khác trong cùng tập đó. Ví dụ theo cụ Huy đã viết như trên, nếu coi 8 là số bị nhân với 8 là một số trong tập Gà khi thực hiện phép nhân với 4 ( số vô hướng) thì ta được một số có ý nghĩa là 32 – đương nhiên là số có ý nghĩa và cũng thuộc tập Gà. Theo cụ Huy thì khi thực hiện ánh xạ này ta phải đọc thần chú là “Tám(8) nhân (x) Bốn ” viết là 8x4. Cũng theo cụ Huy, nếu viết là 4x8, có nghĩa chọn Chuồng là thứ nguyên, là Tập thực tế, 8 là số vô hướng, khi nhân lên sẽ thành 32 nhưng 32 này sẽ không phải 32 Gà, mà cũng không biết “cái lề gì thốn” luôn vì đề ra không thế.
2. Chuyện về quy ước cách viết; nếu từ phép cộng 8+8+8+8: cụ Huy viết là 8x4, đọc chuẩn luôn là Tám Nhân Bốn, là 8 Gà nhân với 4 ra 32 Gà > Kết quả đúng. Ấy nhưng cụ khác lại nói: Nếu cộng 4 lần số 8, 8+8+8+8 : đọc là Bốn Lần Tám thì phải viết là 4x8 thế mới chuẩn; Vậy viết thế nào 4x8 hay 8x4 cho phép cộng 8+8+8+8; chỗ này lại là cớ để chém nhau được. Thấy chém nhau lung tung quá, có cụ sẽ phán; thôi cái đó chỉ là quy ước, tốt nhất đến nhà hỏi cô thích kiểu gì để cháu nó làm theo. Thấy thế có cụ cũng lại sẽ nói; không lung tung tùy hứng thế được; toán học là chuẩn mực quốc tế, không phải cô cứ thích rồi mập mờ trừ điểm cháu là không xong với ông đâu. Cụ khác ở tây úc lại nói nếu chỉ 4x8 hoặc 8x4 thôi mới được thì đó là lối mòn, là không sáng tạo….
3. Nếu con nhà em học đến bài này, nếu cô giáo cho điểm kém thì em sẽ khuyên con không nên cố cãi cô lấy điểm làm gì (hay để thể hiện tư duy sáng tạo với đột phá thì cũng không cần nốt). Em muốn con mình hiểu rằng đó là những nguyên tắc về sự chính xác trong trình bày, và ý nghĩa thực sự trong cuộc sống mà toán học khô khan đã đem lại cho con người. Xa hơn nữa là bài học về niềm tin với cô giáo, với kiến thức mình được học, nếu có những phần cô giáo chưa nói đến, thì bố mẹ sẽ giúp con hiểu ra. Với môn toán và chương trình toán học các cấp cơ sở thì cần phải được học và được dạy một cách nhất quán, chặt chẽ và logic, khi kiến thức đã vào đầu học sinh được hiểu về ý nghĩa, bản chất thì đó mới là cơ sở nền tảng và cho việc vận dụng sáng tạo sau này.
Bản chất của toán là khả năng trừu tượng hóa tư duy.
1 con gà hay 1 cái xe đạp thì còn có ý nghĩa.Nhưng 1/2 con gà hay 1/2 cái xe đạp lại trở thành vô nghĩa.
Trẻ con tư duy tượng hình nên cảm thụ mọi thứ 1 cách hết sức trực quan.Khi lớn lên cái trực quan này sẽ biến mất do trải nghiệm sống của đứa sẻ phong phú hơn.
Khi đó chúng tư duy theo lối trừu tượng.Chẳng hạn thay vì gà,thì ta gọi gà là x.vưn vưn.
Việc người lớn đánh đố trẻ con bằng những bài toán vô thưởng vô phạt như này là 1 dạng đầu độc tinh thần hết sức thô bỉ.
Hồi còn bé,em oánh 3 cây còn phải đếm hoa bỏ mợ ra ấy chứ.Sau này nhớn nhớn tí thì mới gọi là biết om,gom tổng 10.v.v.
Toán học phải là trò chơi và là phần thưởng dành cho trí não thì hay biết mấy.
truyện đơn giản mà Cụ - mất thời gian làm gìHô hô, lạy mấy bố. Mang mấy cái loằng tà ngoằng vào biện minh cho toán lớp hai.
Kiến thức toán nó phải dễ hiểu trong độ tuổi nhưng ko được ngược với kiến thức bậc cao hơn. Tránh việc cấp 1 đọc là A bờ cờ lên cấp 2 lại là A bê cê.
Mấy phép tính này chả có giề cao siêu. Nó chỉ nhấn mạnh sự rõ ràng và ngắn gọn Hãy so sánh:
- 4x8: Có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con.
- 8x4: Có 8 con gà trong mỗi chuồng. Có tất cả là 4 chuồng gà.
Mời các cụ tính hộ.
Đại đa số những người chủ động (không kể đám a dua) chửi giáo viên, hay thậm chí cả nền giáo dục, em đảm bảo đều là người không còn nhớ gì (hay không/chưa có gì để nhớ) về quá trình học tiểu học của mình, của F1. Ngay cả những người vỗ ngực xưng là Tây học cũng chẳng hơn gì.
Trong môn Toán tiểu học ở ta, lớp 3 học nhân, lớp 4 mới học tính chất giao hoán của phép nhân. Ở Tây, 2nd grade học multiplicaiton (bắt đầu từ dạng hình ảnh như ta: N groups of M pics), 3rd grade mới học the cummutative property of multiplication. Chẳng qua Tây nó khác ta ở chỗ quy ước trình tự đặt thừa số ngược lại. Như bài 8 gà x 4 chuồng này, của nó sẽ là 4 groups (chicken coops) of 8 chickens, và phép tính đặt đúng yêu cầu là 4 x 8 = 32. Quy ước như vậy, nếu bài toán đó mà đặt tính là 8 x 4 Tây nó cũng bảo sai như thường. Phải tuân thủ quy ước một cách chặt chẽ, sau dạy về tính giao hoán mới có hiệu quả. Chưa học bò đã học chạy thì đúng là toàn thần đồng.
...
Người có tài kinh bang tế thế dư cụ nên chém ở các thớt vĩ mô Úc Kiên với biển Đông, hạ đao ở thớt nài hơi phí, kekekeHô hô, lạy mấy bố. Mang mấy cái loằng tà ngoằng vào biện minh cho toán lớp hai.
Kiến thức toán nó phải dễ hiểu trong độ tuổi nhưng ko được ngược với kiến thức bậc cao hơn. Tránh việc cấp 1 đọc là A bờ cờ lên cấp 2 lại là A bê cê.
Mấy phép tính này chả có giề cao siêu. Nó chỉ nhấn mạnh sự rõ ràng và ngắn gọn Hãy so sánh:
- 4x8: Có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con.
- 8x4: Có 8 con gà trong mỗi chuồng. Có tất cả là 4 chuồng gà.
Mời các cụ tính hộ.
Người có tài kinh bang tế thế dư cụ nên chém ở các thớt vĩ mô Úc Kiên với biển Đông, hạ đao ở thớt nài hơi phí, kekeke
Tôn trọng cụ cũng là người hiểu cao biết rộng em xin giơ tay trình bày kỹ hơn, và diễn nôm bằng ngôn ngữ chợ người cho nó dễ hiểu(và nó chỉ phù hợp cho các PHÉP TÍNH chứ không phải CON TÍNH nhóe):
Phép cộng hoặc trừ thì đơn vị tính thường đồng nhất, không ai cộng chuồng với gà để thành đơn vị CHUỒNG GÀ cả, phép trừ cũng thế và dĩ nhiên không thể đảo thứ tự giữa số bị trừ và số trừ. Riêng số cộng có thể đảo thứ tự nhưng theo quy ước thì nên viết số cho sẵn ở trước số được thêm vào thì nó thuận với quy luật và kỹ năng trình bày trong phép tính hơn.
Số chia(bản chất cũng là số trừ) cũng không đảo ngược thứ tự số bị chia và số chia. Đơn vị tính thì đương nhiên phải theo số bị chia, tức số đứng đầu
Số nhân thì sao? vì số nhân chính là số cộng rút gọn, trong trường hợp chỉ là con tính không cần xác định đơn vị tính thì thứ tự có thể thay đổi, nhưng nếu ở phép tính có đơn vị tính kèm theo thì bắt buộc phải là con số đơn vị của yêu cầu được hỏi. Diễn nôm nó thế nài:
Phép nhân 8 x 4 chính là 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) = 32(đương nhiên vẫn là con gà)
Phép nhân 4 x 8 chính là 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) = 32(cái lề gì thốn)
Nhưng với trình độ nhận thức trẻ lớp 2, việc hướng dẫn các cháu đặt tham số có đơn vị theo câu hỏi lên trước sẽ dễ và nhanh hơn phải giải thích kiểu diễn giải thế này. Và đây là mẹo em đã được học cách đây 30 năm có lẻ, nhấn mạnh là thời đó đóe có trò dạy thêm nào hết nhóe
Lý luận kiểu vật lý và quy tắc cây thư mục kiểu của cụ rằng cái chuồng nó to, thì nên ghi số chuồng trước nghe khá hạp lý nhưng sai về bản chất phép nhân. Nếu không phải đơn vị chuồng mà là: khoảng sân, ngọn đồi, cánh đồng...có chứa con gà trong đó nó cũng chẳng ảnh hưởng tới kết quả và có thể đáp ứng được đơn vị tính của đáp số con gà cần tìm cụ ạ.
Phần đỏ: chỉ khi kết quả của cụ là 8 nháy/giờ thì em á khẩu không nói được gì. Chứ số bị chia là Km thương số có đơn vị tính cũng Km là bình thường. Việc tính đơn vị trung bình có thêm tham số Giờ, phút, giây, mét, cm2, m3 thì nó là kiến thức sau này các cháu sẽ được học dần cụ nhóe. Hà Nội không vội được đâu...Cái chỗ đo đỏ của cụ không chuẩn nhá. Cụ đi xe đạp 32 km trong thời gian 4 giờ, hỏi vận tốc đạp xe trung bình của cụ là bao nhiêu? Kết quả không phải là 8 km nhá, mà phải là 8 km/giờ.
Nói túm lại thì ngày xưa em cũng không được dạy phải là 8x4 chứ không phải 4x8 như trong bài toán con gà mà có ảnh hưởng gì đâu? Từ cấp 1 lên cấp 4 em không có vấn đề gì về toán cả nhé. ĐH em còn được 10 calculus. Nên em cho rằng cách diễn giải phải là 8x4 chứ không phải là 4x8 là hơi máy móc, áp đặt và không phát huy tư duy của trẻ. Nhiều cụ trong này cũng nói là F1 cũng chẳng hiểu vì sau 4x8 sai lại mà 8x4 lại đúng.
Nếu thử diễn giải như thế này xem có dễ hiểu không nhé.
- Mỗi chuồng có 8 con gà = 1 chuồng có 8 con gà, biểu diễn phép tính 1 x 8 con gà = 8 con gà
Vậy thì:
- 2 chuồng có: (8 con gà) + (8 con gà) = 2 x (8 con gà) = 16 con gà, tương tự
- 3 chuồng có: (8 con gà) + (8 con gà) + (8 con gà) = 3 x (8 con gà) = 24 con gà
- 4 chuồng có: (8 con gà) + (8 con gà) + (8 con gà) + (8 con gà) = 4 x (8 con gà) = 32 con gà
Nếu không xét về cái quy ước mang tính máy móc kia thì các cụ có thấy sai gì ở đây không? Liệu thế có dễ hiểu hơn cho các cháu lớp 2 không?
Phần đỏ: chỉ khi kết quả của cụ là 8 nháy/giờ thì em á khẩu không nói được gì. Chứ số bị chia là Km thương số có đơn vị tính cũng Km là bình thường. Việc tính đơn vị trung bình có thêm tham số Giờ, phút, giây, mét, cm2, m3 thì nó là kiến thức sau này các cháu sẽ được học dần cụ nhóe. Hà Nội không vội được đâu...
Còn phần diễn giải bài toán như của cụ sẽ dễ hiểu với học sinh thật, nhưng nó không đúng quy tắc mang tính phổ quát cho 1 phép tính nhân