[Funland] Giáo dục phổ thông và 8 con gà

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
4,023
Động cơ
307,842 Mã lực
Em không chắc lắm về cái gì "luôn đúng" ở đây. Có mỗi bài toán chuồng và gà mà cãi nhau ỏm tỏi trên các báo. Em nghĩ đưa vào đây để fun thui không ngờ lại đụng chạm đến nhiều cụ mợ và cũng có người tỏ ra cay cú. Em xin lỗi các cụ mợ nếu có gì quá đáng, nhưng em cũng muốn các cụ mợ trao đổi mọi chuyện, giống như tính chính xác của toán học.
Trở lại bài toán con gà, nếu người lớn còn tranh cãi như vậy thì các cháu tiểu học có hiểu được bản chất của bài toán không hay là lại chỉ máy móc? Em thấy F1 nhà em cũng đã có nhiều lần máy móc trong làm bài tập rồi nhóe.
Đành rằng toán học phải cần có cơ sở, nhưng lý thuyết cao siêu thì để khi các bậc học sau cũng không muộn. Mấy cái bài toán tiểu học đa phần nó là từ thực tế mợ ạ, lý thuyết của bài toán trên là bảng cửu chương. Giáo dục VN thường dạy sa đà vào chi tiết mà không giúp HS phát triển tư duy, đa phần là thấy cây mà không thấy rừng.
Các cụ mợ tham khảo thêm SGK của Singapore xem họ dạy HS thế nào http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/196131/hoc-sinh-my--singapore-giai-toan-4x8-hay-8x4-nhu-the-nao-.html
Khi trình bày một cái gì đó, người ta thường đi từ tổng thể đến chi tiết để đa số người đọc/nghe hiểu là họ đang được nghe về lĩnh vực gì, rồi mới đến vấn đề gì và các chi tiết như thế nào. Áp dụng cho bài toán 4 cái chuồng và 8 con gà trong mỗi chuồng, thì khi phát biểu bài toán họ bắt đầu bằng 4 cái chuồng rồi mới đến 8 con gà trong mỗi chuồng. Cụ mợ cứ thử đảo ngược lại thứ tự của 2 dữ liệu này và phát biểu lại bài toán xem nó có dài hơn và hay hơn không nhé. Nếu theo thứ tự của bài toán gốc thì đơn giản và nhẹ đầu nhất là khi gặp dữ liệu 1 (4 [chuồng]), ta sẽ đặt bút viết luôn số 4, đọc tiếp đến dữ liệu 2 (8 [con gà]/[chuồng]) và yêu cầu của bài toán thì ta viết nhân 8 và tính luôn kết quả là cách thông thường. Cách này trong bài toán lớn thì sẽ giúp xử lý từng phần tránh bỏ qua dữ liệu và đỡ phải học thuộc cả bài toán. Còn viết theo kiểu 8x4 thì ta đã dùng dữ liệu 2 trước, đi qua và phải nhớ dữ liệu 1, hay nói cách khác là phải nhớ trong đầu cả bài toán và dễ gây ra sai sót.
Chuẩn !
nguyên lý trình bày cái tổng thể trước mới đến cái chi tiết là quá phổ biến trong giáo dục rồi sao giờ các Cụ còn cãi nhau nhỉ
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,704
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Em thấy giải thích theo kiểu đặt ra đơn vị "gà/chuồng", rồi nhân với đơn vị "chuồng", rồi bảo triệt tiêu "chuồng" là nhảm nhí.

Về cơ bản, phép nhân trong toán đố là gấp một số lượng nào đó (ở đây là 8 con gà) lên một số lần nào đó (ở đây là 4 lần của 1 chuồng) - số "lần" không coi là đơn vị của đại lượng cần tính. Nếu xét tuần tự, phép tính phải làm bước thứ nhất là "số lần gà trong 4 chuồng lớn hơn gà trong một chuồng là 4 chuồng : 1 chuồng = 4 (lần); sau đó mới đến bước đem gà trong một chuồng gấp lên số lần tìm được này để ra đáp số cuối cùng.

Nói về việc viết cái nào trước. Nếu theo thói quen thuở em đi học ngày trước, nếu viết 4 x 8 sẽ đọc là "4 lần 8", có nghĩa là ra số gấp 4 lần của 8. Song với trẻ em, trình tự suy nghĩ hợp lý có lẽ là đem cái con số cơ sở có đơn vị của phép nhân đặt lên trước (thừa số thứ nhất), số lần cần nhân đặt sau (thừa số thứ hai). Hoặc tốt nhất, nên ghi rõ đơn vị sau mỗi thừa số của phép tính thì chẳng sợ sai gì: 8 (con gà) x 4 (lần) = 4 (lần) x 8 (con gà) = 32 (con gà).

Việc viết cái gì trước như vụ này, em thấy chẳng có đúng/sai nên chẳng có gì để tranh cãi - thuần túy chỉ là quy ước. Quy ước này cũng tương tự như VN ta vô-lăng đặt bên trái là thuận, còn ở Ăng-lê vô-lăng đặt bên phải là thuận. Mình gọi họ là tay lái ngược, chắc họ cũng chẳng bảo mình là tay lái thuận đâu. Các cô giáo và cả cô tiến sỹ không sai vì thấy học sinh làm không đúng quy ước, sợ rằng cháu hiểu bài không kỹ. Các ông bảo vệ cách viết của cháu cũng không sai, vì các ông đã qua cái thời phải nghe lời giảng của thầy cô và quên mất mình được dạy cần làm theo quy ước chung. Tuy nhiên, em cho rằng nên khuyến khích các cháu làm theo quy ước chung để đảm bảo là cháu hiểu bài chắc chắn đúng sẽ có lợi cho cả phụ huynh, thầy cô và các cháu.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ở đây cô giáo sai. Mọi người cứ lấy lý luận cao siêu ra bảo vệ làm gì.
Trên thực tế cái lớn, cái tổng thể luôn được đề cập trước, cái chi tiết luôn đề cập sau.
Ví dụ: Cụ HuyArt đặt nhà cháu vận chuyển bốn thùng hàng mỗi thùng có 8 ông tượng thì nhà cháu phải nhận đủ 4 thùng trước rồi mới kiểm xem từng thùng có đủ 8 tượng ko?
Làm ngược lại là vỡ mồm vì đền.
Vậy nên cái kết quả 8x4 kia nó ko được áp dụng trong thực tế cho dù nó vẫn đưa ra kết quả đúng.
 

dothanhvantnut

Xe máy
Biển số
OF-321885
Ngày cấp bằng
1/6/14
Số km
88
Động cơ
290,280 Mã lực
Trong phép nhân thì có quy tắc hoán vị nên 8x4 hay 4x8 theo em thì vẫn như nhau, mấy ông bà học TS hay GS gì ngồi đó cãi nhau loàng nhoằng quá.
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Em thấy có mỗi 4 cái chuồng gà và 8 con gà mà cãi chày cãi cối mâi.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/196106/giang-vien-tieu-hoc-phan-bac-chuyen-gia-dai-so.html

Em đồng tình với ý kiến của vị chuyên gia đại số này. Cũng chẳng cần phải chuyên gia đại số mà người có chút kiến thức toán cũng thấy được. Còn mấy cô TS tiểu học thì cãi chày cãi cối mà em cũng chẳng hiểu nói gì. Thật đáng lo ngại về cách dạy toán phổ thông và những cái tiến, cải lùi của Bộ GD&ĐT.

Theo em thì cần phải hiểu bài toán như sau:
Có 4 chuồng gà và có 8 con gà trong mỗi chuồng. Tính tổng số gà.
Như vậy thì cách giải có thể là

Cần phải hiểu là có 2 đại lượng có đơn vi nhân với nhau: 4 (chuồng) và 8 (con gà/1 chuồng). Do vậy

(4 chuồng)x(8 (con gà)/chuồng) = 4x8x(chuồng)*(con gà)/(chuồng)=32 (con gà)

Tương đương với
(8 (con gà)/chuồng)x(4 chuồng) = 8x4x(con gà)/(chuồng)*(chuồng)=32 (con gà)

Vậy 4x8 hay 8x4 đều đúng.

Làm sao lại diễn giải như TS Hương:


Vấn đề ở đây là TS Hương nhầm lẫn giữa "lần" và "chuồng" và "con gà/chuồng" nên diễn giải lung tung. Ý của các cụ thế nào ạ?

Chấp làm gì với bọn học giả đó, học thật còn chả ăn ai nữa là. Nhà cháu đã từng làm việc với bọn làm chương trình dạng này rồi. Thực chất chúng nó có kiến thức gì đâu chỉ nhăm nhăm tìm cách tiêu tiền của các DA được ngân sách cấp thôi. Còn nói về vụ này thì muốn chuẩn các cụ cứ áp luôn bảng cửu chương mà các cụ phải học thuộc lòng khi vào lớp 1 là chuẩn khỏi chỉnh. Nó sẽ là 3 lần 8 = 24; 4 lần 8 = 32...cứ như vậy mà tính. Do đó cách viết và cách hiểu sẽ phải là 4 x 8 chứ không phải là 8x4 cho dù về lý thuyết giá trị của nó không đổi mà chỉ là qui ước chung.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Cô giáo mà giảng giải cho các cháu lớp 2 như thế này liệu các cháu có hiểu được không?

Quy tắc toán học khác với luật mợ nhé. Luật quy định khác nhau tùy từng quốc gia hoặc tùy từng bang. Vận chuyển ma túy thì tử hình ở Singapore nhưng được nghỉ dưỡng sinh trong nhà tù ở Anh. Còn toán học là cũng là một dạng ngôn ngữ chung của cả thế giới.

Việc từng quốc gia đặt ra qui ước riêng cho toán học sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ trong hợp đồng của nước A mua của nước B ghi 10 cái tàu thủy. Khi giao hàng nước A sử dụng hệ đếm thập lục phân đòi nước B 16 cái có được không? Hay khi nước A bán cho nước C 10 cái tàu nhưng chỉ giao 2 cái với lý lẻ là tôi sử dụng hệ nhị phân?

Em thấy giải thích theo kiểu đặt ra đơn vị "gà/chuồng", rồi nhân với đơn vị "chuồng", rồi bảo triệt tiêu "chuồng" là nhảm nhí.

Về cơ bản, phép nhân trong toán đố là gấp một số lượng nào đó (ở đây là 8 con gà) lên một số lần nào đó (ở đây là 4 lần của 1 chuồng) - số "lần" không coi là đơn vị của đại lượng cần tính. Nếu xét tuần tự, phép tính phải làm bước thứ nhất là "số lần gà trong 4 chuồng lớn hơn gà trong một chuồng là 4 chuồng : 1 chuồng = 4 (lần); sau đó mới đến bước đem gà trong một chuồng gấp lên số lần tìm được này để ra đáp số cuối cùng.

Nói về việc viết cái nào trước. Nếu theo thói quen thuở em đi học ngày trước, nếu viết 4 x 8 sẽ đọc là "4 lần 8", có nghĩa là ra số gấp 4 lần của 8. Song với trẻ em, trình tự suy nghĩ hợp lý có lẽ là đem cái con số cơ sở có đơn vị của phép nhân đặt lên trước (thừa số thứ nhất), số lần cần nhân đặt sau (thừa số thứ hai). Hoặc tốt nhất, nên ghi rõ đơn vị sau mỗi thừa số của phép tính thì chẳng sợ sai gì: 8 (con gà) x 4 (lần) = 4 (lần) x 8 (con gà) = 32 (con gà).

Việc viết cái gì trước như vụ này, em thấy chẳng có đúng/sai nên chẳng có gì để tranh cãi - thuần túy chỉ là quy ước. Quy ước này cũng tương tự như VN ta vô-lăng đặt bên trái là thuận, còn ở Ăng-lê vô-lăng đặt bên phải là thuận. Mình gọi họ là tay lái ngược, chắc họ cũng chẳng bảo mình là tay lái thuận đâu. Các cô giáo và cả cô tiến sỹ không sai vì thấy học sinh làm không đúng quy ước, sợ rằng cháu hiểu bài không kỹ. Các ông bảo vệ cách viết của cháu cũng không sai, vì các ông đã qua cái thời phải nghe lời giảng của thầy cô và quên mất mình được dạy cần làm theo quy ước chung. Tuy nhiên, em cho rằng nên khuyến khích các cháu làm theo quy ước chung để đảm bảo là cháu hiểu bài chắc chắn đúng sẽ có lợi cho cả phụ huynh, thầy cô và các cháu.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Vâng, mợ không thể tranh luận thì có thể im lặng theo dõi rồi lắc đầu hoặc mỉm cười, cũng là một hình thức giải trí.
Thực ra cái vấn đề của bài toán A là nhỏ, nhưng nó như một giọt nước tràn ly cho những bất cập của ngành GD&ĐT (vấn đề B). Mấy ngày trước em cũng chưa từng đọc mấy bài báo cho đến tận hôm qua mới đọc và đưa nên đây cho các cụ chém. Không ngờ là trên các báo nó cũng đang hot và các cụ mợ cũng chuyển lửa nóng ran vào OF :)
Em cũng kém Văn lắm. Nhưng vì đây là diễn đàn bàn luận về một vấn đề của xã hội nên em cố diễn nôm cho dễ hiểu.
Chuyện tranh luận toán, lý, cơ, tin bằng Tiếng Anh thì chắc em cũng hầu mợ được. Chúc mợ khỏe.

:)), thế này cụ ạ, cụ mở topic về 1 bài Toán để phản biện, thì cụ cần có cách chứng minh nó.
Cụ đang nói vấn đề A (Toán), và dẫn đến B (ngành GD) thì đối với vấn đề A đối em cụ đã diễn nôm vấn đề, giải thích kiểu rất văn vở, ko có 1 lý luận Toán nào cả.
Cụ nói em ko đưa ra đc chứng minh cho những nhận định của em, bởi vì thứ 1 em ko phản biện bài Toán này ( đơn giản hiểu biết về Toán học của em chưa đầy đủ, kiến thức em có chỉ đủ để có nhận định đáp án nào đúng hay đáp án nào chấp nhận được. Những khái niệm về Toán đối với em đều nên là các khái niệm bằng tiếng Anh hết). Thứ 2 em đang phản biện lại lý lẽ của cụ trong topic. Em cho rằng với cách giải Toán diễn nôm thế kia cụ cũng ko đủ kiến thức và trình độ để xử lý nó ( hehe đoạn này hơi to tát quá :)))

Đối với vấn đề B (ngành GD), B một cách tổng thể em ko có ý kiến, nhưng B đối với riêng bài Toán này thì các cmmt auto chởi rất là này và nọ.

Tiếp đến, em nói đến những thứ "luôn đúng" là vì đối với em trong Toán học cơ bản và Khoa học luôn có những thứ như vậy, em ko thể tranh luận nên ko tranh luận tiếp (hơi lằng nhằng nên em đã tự sửa bài đấy). Em ko trong ngành GD nhưng em rất thích Toán và cho rằng đã liên quan đến các ngành khoa học cơ bản thì cần tranh luận 1 cách Toán học, Lý học...chứ ko diễn giải Văn học như cụ được, cái gì nó ra cái nấy chứ.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Chưa xong ạ:))
Em lại vừa hỏi thằng cháu em, nó bảo:
Sao không đổi đề thành "có 8 con gà trong một chuồng, tất cả có bốn chuồng...." xong đổ cho thằng đánh máy có hơn không. Với lại bọn tiểu yêu lớp 2 thì lừa chúng nó làm giề. Vãi ông cháu =))

Xong nó lại thắc mắc, "Cháu thấy bây giờ gọi là "số nhân" với "số bị nhân" sao không đổi nốt "số cộng" với "số bị cộng" đi cho nhanh. Cháu cứ tưởng phân biệt số trong phép tính để cho rõ về vai trò của các số ấy trong phép tính số học, ví như đổi vai trò thì phép tính thay đổi bản chất, chứ vai trò giống nhau thì quan trọng gì tên ạ. =))

Xong nó tần ngần thế nào lại bảo em "cháu nghe nói ở nước Nhật....." . Thật đến nước này em phải mắng nó ngay "Cháu đã hiểu rõ nước Nhật chưa mà nói".

Xong cuối cùng em đành phải gọi cô gia sư vào dạy nó đấy ạ. =))
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
4,023
Động cơ
307,842 Mã lực
Vâng, mợ không thể tranh luận thì có thể im lặng theo dõi rồi lắc đầu hoặc mỉm cười, cũng là một hình thức giải trí.
Thực ra cái vấn đề của bài toán A là nhỏ, nhưng nó như một giọt nước tràn ly cho những bất cập của ngành GD&ĐT (vấn đề B). Mấy ngày trước em cũng chưa từng đọc mấy bài báo cho đến tận hôm qua mới đọc và đưa nên đây cho các cụ chém. Không ngờ là trên các báo nó cũng đang hot và các cụ mợ cũng chuyển lửa nóng ran vào OF :)
Em cũng kém Văn lắm. Nhưng vì đây là diễn đàn bàn luận về một vấn đề của xã hội nên em cố diễn nôm cho dễ hiểu.
Chuyện tranh luận toán, lý, cơ, tin bằng Tiếng Anh thì chắc em cũng hầu mợ được. Chúc mợ khỏe.
hihi ,tôi bắt đầu thấy yêu mợ rồi đấy !
 

hicuti

Xe hơi
Biển số
OF-14700
Ngày cấp bằng
11/4/08
Số km
136
Động cơ
515,000 Mã lực
Úi, em lúc đầu cũng ủng hộ cô giáo. Search tý thì nó ra như ở duo các cụ ợ. Tiếng Việt với tiếng Anh hóa ra ngược nhau. Thế này còn cãi nhau dài dài
Multiplication (often denoted by the cross symbol "×", or by the absence of symbol) is the third basic mathematical operation of arithmetic, the others being addition, subtraction and division (the division is the fourth one, because it requires multiplication to be defined).

The multiplication of two whole numbers is equivalent to the addition of one of them with itself as many times as the value of the other one; for example, 3 multiplied by 4 (often said as "3 times 4") can be calculated by adding 3 copies of 4 together:

3 \times 4 = 4 + 4 + 4 = 12
Here 3 and 4 are the "factors" and 12 is the "product".

One of the main properties of multiplication is that the result does not depend on the place of the factor that is repeatedly added to itself (commutative property). 3 multiplied by 4 can also be calculated by adding 4 copies of 3 together:

3 \times 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
Tiếng Việt
Phép nhân là phép tính toán học của dãn số bởi số khác. Nó là một trong 4 phép tính cơ bản của số học (cộng, trừ, chia). Phép này tác động tới hai hay nhiều đối tượng toán học (thừa số, còn gọi là nhân tử) để tạo ra một đối tượng toán học mới. Ký hiệu của phép nhân là "×" (ngắn gọn hơn là "."). Vì nó là kết quả của dịch vị của toàn bộ số nên có thể nghĩ như nó chứa một vài bản của gốc, toàn bộ số sẽ sản sinh ra số lớn hơn một có thể tính tổng của một vòng lặp; ví dụ, ta lấy một số cộng với nhiêu số như 3+3+3+3 thì ra được 12. Khi ta sử dụng nhân thì nó sẽ nhanh hơn: 3 X 4
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Dạy dư lày nên mới sản sinh ra cái tư duy cứng nhắc, nói gì nghe nấy của XH ta. Tư duy mà chỉ nhìn vào hiệu quả thì 4x8 với 8x4 cái nào chả là 32...
Nản quá
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Kính thưa cụ Huyart, các cụ nhà ta nói không biết thì dựa cột mà nghe, cấm có sai.
Cụ nói thử cho em tính đúng sai của việc " bốn lần tám" phải viết là 8*4 chứ không phải 4*8 đi ạ, cơ sở khoa học của việc này là ở đâu? Hay ngày xưa cụ ĐƯỢC DẠY là PHẢI VIẾT như thế? Cũng như phải gọi quả dứa là quả dứa chứ không được gọi là trái thơm?
Cụ giải thích sao trong trường hợp này: Nếu con em học bên Sing được cô giáo dạy phép nhân như thế này, về VN cháu nó cũng giải toán y như vậy mà cô giáo VN nói cháu nó giải sai, thì là cớ làm sao???
May các ông (bà) Tiên Sư ấy không được mời tham gia chấm bài các giải thi toán quốc tế. Chấm xong rồi tranh luận loạn cào cào toàn thế giới thì thế nào các cụ nhỉ :))

Sợ thật đấy, 1 thằng buôn thúng bán mẹt kiêm nghề kẻ vẽ cứ phải giảng toán cho mấy ông miệng gang miệng thép, tiêu tiền đô, cỡi xe sang, nguyên khí hiền tài quốc gia nó cứ éo le ngang trái thế chóa nào í.
Hết dùng thuật toán cao cấp tích phân bài toán con gà giờ mang cả bài toán bên Sing về cho nó khẳm đòn đây. Bài toán của nước ngoài này hoàn toàn đúng về bản chất phép tính nhân chính là phép tính cộng rút gọn. Toán học trên toàn thế giới nói chung đều cùng 1 ngôn ngữ đó là sự chính xác. Miễn bàn chuyện nài, cái đáng bàn ở đây là cách trình bày phép tính tại Việt Nam mấy chục năm vẫn được dạy như thế, và về cơ bản nó cũng rất khoa học, không vênh gì với kiến thức toán toàn cầu, việc đó nó có máy móc hay hình thức hóa hay không xin trình bày ở thớt khác, thời điểm khác cụ nhóe.
Vậy vấn đề trình bày phép tính cả bài con gà và bài tính chu vi nó phải theo quy tắc nào mới coi là chuẩn theo giáo trình đặt ra cho giai đoạn giảng dạy đối tượng học sinh như em bé trên?
Bài con gà, giáo trình đưa ra muốn học sinh trình bày theo quy ước có sẵn, lấy đơn vị mà câu hỏi yêu cầu đưa ra trước làm cơ sở thống nhất cho mọi đối tượng học sinh để dễ chấm bài đánh giá. Việc này tránh tình trạng 1 câu hỏi có nhiều cách trình bày khác nhau lộn xộn( Trình bày khác với cách giải toán nhóe)nó không ảnh hưởng gì tới kết quả mà lại khoa học, cụ nào làm về mã hóa, lập trình chắc hiểu rõ các cái lợi của việc này. Cần khuyến khích học sinh có nhiều cách giải toán mà vẫn đưa ra kết quả đúng nhưng nó vẫn phải trình bày đúng các quy tắc tối thiểu giáo trình yêu cầu. Ngay trong phần câu hỏi trong series các bài trên thì ở trên họ đã dùng từ"đáp án đúng" và"phép tính đúng" để phân biệt rõ đâu là con tính nhân cơ học đơn thuần và đâu là "phép tính" nhân rồi đấy(Em đã khoanh trong vòng tròn đỏ).
Ở bài tính chu vi, quy tắc xưa nay là viết từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ, như vậy đáp án chuẩn phải là: 17 + 13 + 17 +19 = 66. Tất cả các biến thể thay đổi thứ tự con số trong chuỗi tham số này nếu thay đổi thì kết quả không đổi nhưng là sai quy tắc trình bày. Ở trình độ các lớp kế tiếp, các cháu sẽ phải ghi rõ tên các đoạn thẳng tương ứng phải là AB + BC + CD + DA= 66(Tên các điểm ABCD là em cho vào để minh họa thôi nhóe).
Cả 2 bài trong series các bài trên nhằm mục đích giúp học sinh có cách đặt phép tính chuẩn theo yêu cầu, không thể cho rằng vài cháu vì lý do lơ đễnh nào đó có tính sáng tạo hơn tất cả các cháu đã làm đúng đáp án như bazem. Việc sáng tạo xin nhường cho các bộ môn khác, như vẽ để làm thợ sơn như em chẳng hạn. Toán học cơ bản, nâng cao hay khỉ gió gì đó sau này vẫn cần phải khoa học và lo gic.
Nhiều cụ trên nài có khi còn không biết con số 1 triệu nó nhiều ít định lượng thế nào. Ở bển, để dạy học sinh cảm nhận con số 1 triệu, giáo viên cho các cháu cầm bút chì chấm vào tờ giấy trắng. Chấm đến khi nào kín hết mặt tờ giấy thì chấm sang tờ khác. Bao giờ chấm kín 6 mặt giấy A4 thì nó tương đương với 1 triệu cái chấm. Đấy, các cụ toán sỹ nên học các cháu cách thể hiện 1 triệu cái chấm hơn là thảy ra 1 triệu đồng ăn nhậu mà đến lúc chết vẫn không hình dung ra 1 triệu nó nhiều ít cỡ nào
Dòng đỏ: Em không tranh luận thêm với cụ nữa vì em cũng đã có còm rồi. Cụ làm em nghĩ đến cụm từ: "BA REM" :'(:'(

Dòng xanh: Tính định lượng em hoàn toàn đồng ý với cụ. F1 nhà em đã có lần hỏi "mười mét dài khoảng bao nhiêu, một ki lô mét dài khoảng bao nhiêu"... Và đôi khi có người nhắc đến con số 20 tỷ $, em cũng phải nghĩ một lúc mới đánh giá được nó nhiều tầm nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,252
Động cơ
434,205 Mã lực
TS Hương nói chưa chuẩn thôi. Chứ vị chuyên gia đại số nói không đúng cụ ạ. Mục đích dạy cho học sinh tiểu học là hiểu bản chất, còn đại số và toán cao cấp là ra kết quả còn tính thế nào thì kệ. Mà chuyên gia gì mà lại không dám khai tên, em đây còn là chuyên gia chém gió cơ, chuyên gia đại số đã là gì =P~
Em nghĩ là cụ nói hơi ngược, với trẻ con thì nên dạy hiện tượng trước, bản chất sau, học sinh tiểu học mà học bản chất thì lên tiến sĩ chắc chỉ nêu hiện tượng là đủ cái luận văn.
Em không dám bàn luận cái đúng sai vì nói thật là toán lớp 2 của F1 nhà em em cũng chịu không giải được.
Cách đây gần 10 năm em đi học ở HV Quản lý giáo dục, hồi đấy có được học về cái việc ra đề theo kiểu trắc nghiệm nên cũng muốn chửi cái thằng ra đề kiểu này lắm ạ.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,917
Động cơ
284,620 Mã lực
Bài toán tính gà: Chân lý khoa học không phụ thuộc vào bậc học

(Dân trí) - "Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8".

Mấy ngày qua, bài toán tính gà đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Từ Australia, bạn đọc Nguyễn Nguyên Ngọc chia sẻ ý kiến dưới đây, xin trân trọng giới thiệu:

Tôi không thuộc thẩm quyền để đưa ra một kết luận nhằm kết thúc cuộc tranh luận này, nhưng tôi viết bài này với mong muốn chúng ta có thể chấm dứt cuộc tranh luận về “bài toán tính gà” tại đây. Trên quan điểm khoa học, người ra đề bài toán đã sai khi đưa ra hai đáp án cùng đúng trong một câu hỏi. Điều sai lầm trong tư duy ở đây là người ra đề và chấm bài đã cho rằng một chân lý khoa học sẽ sai ở bậc tiểu học, và sẽ đúng ở các bậc cao hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Cùng một chân lý khoa học, nhưng ở bậc học tiểu học, các em sẽ được tiếp cận bằng con đường đơn giản nhất, trực quan nhất, và khi tư duy và kiến thức của học sinh phát triển lên, người ta sẽ tiếp cận chân lý đó bằng con đường trừu tượng hơn, phổ quát hơn, nhưng cái kiến thức trừu tượng đó không phủ nhận lại kiến thức ban đầu.​

Tôi lấy ví dụ, khi các em mới học tính cộng, các em sẽ dùng những que tính và đếm số que trong tổng để đưa ra kết quả. Chẳng hạn thực hiện phép tính 4 + 4 + 4 + 4, các em sẽ chia các que tính ra thành 4 phần, mỗi phần 4 que rồi gộp chúng lại và đếm, nó sẽ ra 16. Vậy 4 + 4 + 4 + 4 =16. Nhưng khi các em học cao hơn, các em sẽ thực hiện phép nhân, 4 + 4 + 4 + 4 = 4x4 = 16. Và cao hơn nữa, các em có thể dùng phép lũy thừa, sẽ là 4x4 = 42 = 16.
Vậy về mặt khoa học, không thể ra một bài toán cho học sinh lớp 2 kiểu như: Trong các phép tính sau, phép tính nào đúng:
A/ 4 + 4 + 4 + 4 = 16
B/ 4x4 = 16
C/ 42 = 16​

Và rồi cho đáp án đúng là A/ với lý do các em chưa học phép nhân và phép lũy thừa. Xét về mặt khoa học, tất cả các đáp án đều đúng.

Quay trở lại bài toán tính gà, cả hai phương án A va B đều đúng. Nếu phương án A có áp dụng phép giao hoán mà các em chưa được học, thì người ra đề không được phép đưa ra ở đây, còn nếu đã đưa ra ở đây, thì hiển nhiên nó là một phương án đúng.​

Quan trọng hơn cả, phải hiểu rằng giáo dục là phải dạy cho học sinh lối tư duy và tiếp cận vấn đề trên nhiều khía cạnh. Không thể áp đặt các em theo kiểu 8x4 thì đúng còn 4x8 thì sai. Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8. Với những tư duy non trẻ được hình thành theo lối mòn đó thì lên cao hơn làm sao các em có những suy nghĩ, phát kiến táo bạo để khám phá và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, trong khoa học?​
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Bài toán tính gà: Chân lý khoa học không phụ thuộc vào bậc học

(Dân trí) - "Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8".

Mấy ngày qua, bài toán tính gà đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Từ Australia, bạn đọc Nguyễn Nguyên Ngọc chia sẻ ý kiến dưới đây, xin trân trọng giới thiệu:

Tôi không thuộc thẩm quyền để đưa ra một kết luận nhằm kết thúc cuộc tranh luận này, nhưng tôi viết bài này với mong muốn chúng ta có thể chấm dứt cuộc tranh luận về “bài toán tính gà” tại đây. Trên quan điểm khoa học, người ra đề bài toán đã sai khi đưa ra hai đáp án cùng đúng trong một câu hỏi. Điều sai lầm trong tư duy ở đây là người ra đề và chấm bài đã cho rằng một chân lý khoa học sẽ sai ở bậc tiểu học, và sẽ đúng ở các bậc cao hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Cùng một chân lý khoa học, nhưng ở bậc học tiểu học, các em sẽ được tiếp cận bằng con đường đơn giản nhất, trực quan nhất, và khi tư duy và kiến thức của học sinh phát triển lên, người ta sẽ tiếp cận chân lý đó bằng con đường trừu tượng hơn, phổ quát hơn, nhưng cái kiến thức trừu tượng đó không phủ nhận lại kiến thức ban đầu.​

Tôi lấy ví dụ, khi các em mới học tính cộng, các em sẽ dùng những que tính và đếm số que trong tổng để đưa ra kết quả. Chẳng hạn thực hiện phép tính 4 + 4 + 4 + 4, các em sẽ chia các que tính ra thành 4 phần, mỗi phần 4 que rồi gộp chúng lại và đếm, nó sẽ ra 16. Vậy 4 + 4 + 4 + 4 =16. Nhưng khi các em học cao hơn, các em sẽ thực hiện phép nhân, 4 + 4 + 4 + 4 = 4x4 = 16. Và cao hơn nữa, các em có thể dùng phép lũy thừa, sẽ là 4x4 = 42 = 16.
Vậy về mặt khoa học, không thể ra một bài toán cho học sinh lớp 2 kiểu như: Trong các phép tính sau, phép tính nào đúng:
A/ 4 + 4 + 4 + 4 = 16
B/ 4x4 = 16
C/ 42 = 16​

Và rồi cho đáp án đúng là A/ với lý do các em chưa học phép nhân và phép lũy thừa. Xét về mặt khoa học, tất cả các đáp án đều đúng.

Quay trở lại bài toán tính gà, cả hai phương án A va B đều đúng. Nếu phương án A có áp dụng phép giao hoán mà các em chưa được học, thì người ra đề không được phép đưa ra ở đây, còn nếu đã đưa ra ở đây, thì hiển nhiên nó là một phương án đúng.​

Quan trọng hơn cả, phải hiểu rằng giáo dục là phải dạy cho học sinh lối tư duy và tiếp cận vấn đề trên nhiều khía cạnh. Không thể áp đặt các em theo kiểu 8x4 thì đúng còn 4x8 thì sai. Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8. Với những tư duy non trẻ được hình thành theo lối mòn đó thì lên cao hơn làm sao các em có những suy nghĩ, phát kiến táo bạo để khám phá và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, trong khoa học?​
Dâm trí mà đã đăng đàn và có du học sinh bên Úc Đại Lợi bảo kê thì nó là chân lý cmnr...
Dùng tư duy đơn giản của học sinh tiểu học không thừa thiếu nhiễm sắc thể, được giáo dục tử tế, trí nhớ bình thường bóc tách 2 phép tính nhân(là số cộng rút gọn) ta thấy:
- 8 x 4 chính là 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) + 8(con gà) = 32(đương nhiên vẫn là con gà)
- 4 x 8 chính là 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) + 4(cởi truồng) = 32(cái lề gì thốn)
Dạy sao để các con hiểu được bản chất phép tính, cao hơn vừa dục vừa giáo cho chúng biết tuân thủ quy tắc và tư duy toán học mạch lạc hợp chuẩn. Khó đến vậy sao?????????????
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Đan mạch cái bọn giáo dục, nó đang sản sinh ra những cái máy chỉ đi theo barem, nó triệt tiêu sự sáng tạo của XH từ tấm bé, nó chơi trò đánh đố ngay với đám trẻ non
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Tích là tổng số những lẫn cộng giống nhau mà cụ (Số lần cộng bằng số nhân)?
Vấn đề là ở chỗ này đó cụ.
Nếu đề bài cuả bài toán là tính TỔNG số gà thì ở đây sẽ đơn thuần là bài toán sô học đơn giản, từ phép cộng ta chuyển thành phép nhân cho nó đơn giản và 8 còn gà gấp 4 lần lên thi giải như cô không sai, và lúc đó các TS này kia nói có thể chấp nhận được và không có già để bàn


Nhưng ở đây là hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? ( hàm ý là làm thế nào cũng được + - * / không quan trọng miễn là cho đáp sô đúng) nên em mới không chấp nhận các sự giải thích trên

cụ tham khảo 3 đề này khác nhau ở điểm nào? đáp sô là bao nhiêu và phép tính đặt thế nào mới đúng? ( 8x4 hay 4x8)?
1/ Nhà em có 8 con gà sau đó chúng nó đẻ ra sô gà gấp 4 lần sô gà trước đó, hỏi nhà em có bao nhiêu gà?
2/ Có 4 chuồng gà , mỗi chuồng có 8 con hỏi tất cả có bao nhiều gà?
3/ Có 4 chuồng gà mỗi chuồng có 8 con gà, hỏi tổng số có bao nhiêu gà?
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Chưa xong ạ:))
Em lại vừa hỏi thằng cháu em, nó bảo:
Sao không đổi đề thành "có 8 con gà trong một chuồng, tất cả có bốn chuồng...." xong đổ cho thằng đánh máy có hơn không. Với lại bọn tiểu yêu lớp 2 thì lừa chúng nó làm giề. Vãi ông cháu =))

Xong nó lại thắc mắc, "Cháu thấy bây giờ gọi là "số nhân" với "số bị nhân" sao không đổi nốt "số cộng" với "số bị cộng" đi cho nhanh. Cháu cứ tưởng phân biệt số trong phép tính để cho rõ về vai trò của các số ấy trong phép tính số học, ví như đổi vai trò thì phép tính thay đổi bản chất, chứ vai trò giống nhau thì quan trọng gì tên ạ. =))

Xong nó tần ngần thế nào lại bảo em "cháu nghe nói ở nước Nhật....." . Thật đến nước này em phải mắng nó ngay "Cháu đã hiểu rõ nước Nhật chưa mà nói".

Xong cuối cùng em đành phải gọi cô gia sư vào dạy nó đấy ạ. =))
Đây là minh chứng cho nhận định người nhớn dùng các thuật ngữ cao siêu và các tiểu xảo nho nhỏ để lòe người, dối mình
Dám cá với cụ là chẳng có thằng cháu lớp 2 nào nhà cụ có cách dùng từ uyên bác học thuật như cụ trích xuất như thế đâu nhóe. Cách làm của cụ khá giống đứa bồi bút trên báo dâm trí lấy ý kiến comment của 1 độc giả tận Úc để làm bài báo đưa ra quan điểm của mình, cách làm vừa đóe vừa run của bồi bút đó không đáng mặt anh hào tung hứng con chữ kiếm tiền mua sữa cho con. Đã tham luận thì nếu cần đội mũ bảo hiểm ngồi trong thùng phi cũng chơi chứ sao phải soắn, kekeke...
 

dac

Xe tăng
Biển số
OF-510
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,771
Động cơ
593,777 Mã lực
Nơi ở
Cali
Truyện cười cũ mà vẫn mới:

Con trai đi học về tấm tức nói với bố: "Hôm nay con bị 0 điểm toán".
Bố hỏi "Tại sao?", thằng con trả lời "Cô hỏi 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con, thì tổng số có bao nhiêu con gà. Con trả lời là 32 con".
Ông bố "Ơ thế có sai đâu?!". Thằng con: "Nhưng sau đấy cô lại hỏi mỗi chuồng có 8 con gà, có tất cả 4 chuồng thì tổng số là bao nhiêu con?"
Ống bố: "Thế thì khác đíu gì nhau!". Thằng con: "Vâng con cũng trả lời thế nên bị 0 điểm..."
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top