[Funland] Giáo dục phổ thông và 8 con gà

Cuoihn

Xe điện
Biển số
OF-67953
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,407
Động cơ
449,302 Mã lực
Cứ úp ảnh bài toán đã được oánh dấu mấy điểm lưu ý, các cụ thẩm trước em chém sau nhóe

Vậy cụ cho em hỏi, giờ em đổi thành 4 Gà và 4 Chuồng thì phép tính nào đúng 4x4; 4x4
 

7663A18

Xe điện
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
2,047
Động cơ
526,482 Mã lực
em chả hiểu nếu bài toán đưa ra là 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 tá gà , tính xem có bao nhiêu con gà?
thì giáo sư VNC sẽ đưa ra con tính thế nào nhỉ?
12 x 8 x 4 phải không nhỉ?
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trên các báo điện tử, các bố TIên Sư đang tranh luận loạn cào cào lên kia kìa... Ôi em lo cho F1 nhà em có những ông (bà) giáo kiểu này quá. Các lão ông lão bà ấy có người còn nguỵ biện đây là bài toán cho HS lớp 2 nên chưa dạy về tính giao hoan, em nhầm giao hoán ạ, vì giao hoan các cháu chưa được dạy :))

Em đến lạy các lão ông lão bà ấy thôi. Bảng cửu chương HS được học từ lớp 2 đã có:

Bảng 4: 4 x 8 = 32

Bảng 8: 8 x 4 = 32. SGK năm 2000 sửa BCC ví dụ như bảng 8 là 1x8, 2x8, 3x8..., giờ đã bỏ.

Bài toán gà trên theo em có mấy cách trình bày để ra kq 32: (Tìm số gà?)

8 con gà x 4 chuông = 32 còn gà

4 chuồng x 8 con gà = 32 con gà

8 x 4 = 32 (con gà)

4 x 8 = 32 (con gà)
 
Chỉnh sửa cuối:

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Cứ úp ảnh bài toán đã được oánh dấu mấy điểm lưu ý, các cụ thẩm trước em chém sau nhóe

Em chém luôn bài gà ạ.
Đề bài là nhà có 4 chuồng gà mỗi chuồng 8 con - ngay bên dưới có phép tính 4 x 8, thông thường theo logic thì câu hỏi nó nói 4 chuồng trước, 8 gà sau thì mình dập khuôn câu hỏi là chọn phép tính 4 x 8 là câu trả lời đúng.
Vấn đề ở đây là dạng toán trắc nghiệm, chỉ việc oánh dấu là xong, chứ toán thường thì HS có cơ hội diễn giải...để gà trước, chuồng sau. Nhưng dù sao câu hỏi cũng khá rõ ràng là nói 4 chuồng trước, 8 gà sau thì cái ý của người ra đề muốn hướng đến việc logic trong câu trả lời là tao nói chuồng trước, gà sau nên mày phải chọn vào số chuồng x với số gà. Thực ra người ra đề cũng có cái lý của họ nhưng nó mang tính nhân tạo nhiều hơn tính chất tự nhiên của toán học :D
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
edited

edited,....
 
Chỉnh sửa cuối:

Lumia

Xe tăng
Biển số
OF-153295
Ngày cấp bằng
20/8/12
Số km
1,564
Động cơ
366,840 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm - Hà Nội
Website
www.5959.vn
Có bài toán của thằng cháu mà giải xong vẫn lo ngáy ngáy cụ ợ.
Đề bài : Lớp có 40 học sinh, thu nhập gia đình học sinh trong lớp thấp nhất là 10 triệu/ tháng, cao nhất là 150 triệu/ tháng. Hỏi : Sau trung thu cô giáo bao nhiêu KG ??
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Càng đọc càng kinh ngạc về tư duy của nhiều cụ. Thế nài mà cầm lái vi vu khắp miền tổ quốc có khác gì cầm lưỡi hái rong ruổi trên đường tìm kiếm nạn nhân???
Quy tắc trình bày phép tính nhân này em đã được học cách đây 30 năm chứng tỏ nó ko phải là kiến thức mới bổ sung sau nài. Ví dụ như bài trên sẽ phải trình bày: 8(gà) x 4(chuồng)= 32(gà), có thể không cho các đơn vị tính vào trong ngoặc đơn nhưng dứt khoát phải ghi như vậy mới đúng quy tắc. Tại sao lại phải như vậy thì quá lâu rồi em không nhớ nhưng cách để đưa ra đáp số theo đơn vị tính của câu hỏi là phải đặt tham số đầu là đơn vị tính đó. Nếu kết quả là mét, con, kg, chiếc... thì phải đặt tham số đầu tiên có đơn vị tương ứng như vậy mới ăn điểm về đặt phép tính dạng giải toán. Có ai nghi ngờ về trí nhớ của em thì em đưa ra ví dụ công thức xà phòng đã học cách đây 20 năm: C17H35COONa. Xà phòng bột thì đuôi K thì phải. Có những thứ phải thuộc như 7 Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ thì em quên gần hết nhưng cái công thức kia thì lại nhớ. Kekeke
Tý rảnh chém tiếp về thói tùy văn tiện của người Việt trưởng thành đã ảnh hưởng thế nào tới con trẻ...
Kính thưa cụ Huyart, các cụ nhà ta nói không biết thì dựa cột mà nghe, cấm có sai.
Cụ nói thử cho em tính đúng sai của việc " bốn lần tám" phải viết là 8*4 chứ không phải 4*8 đi ạ, cơ sở khoa học của việc này là ở đâu? Hay ngày xưa cụ ĐƯỢC DẠY là PHẢI VIẾT như thế? Cũng như phải gọi quả dứa là quả dứa chứ không được gọi là trái thơm?
Cụ giải thích sao trong trường hợp này: Nếu con em học bên Sing được cô giáo dạy phép nhân như thế này, về VN cháu nó cũng giải toán y như vậy mà cô giáo VN nói cháu nó giải sai, thì là cớ làm sao???
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
Phép tính nhân có tính giao hoán
Tính giao hoán chỉ áp dụng cho không thứ nguyên và cùng thứ nguyên thôi cụ ạ, còn khác thứ nguyên nếu giao hoán sẽ sai về bản chất.
Trẻ con lớp 2 mới làm quen với phép nhân bằng cách cộng n lần các số bằng nhau, và quy ước đơn vị được hỏi đặt lên trước.
Cụ thể, bài toán có 2 giá trị: chuồng = 4, gà = 8, hỏi số lượng gà:
Vậy 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 8 gà gấp lên 4 lần = 32 gà
Còn nếu 4 chuồng + 4 chuồng +.... + 4 chuồng = 4 chuồng gấp lên 8 lần = 32 chuồng
Trẻ con được học vậy, mà làm ngược lại là không hiểu bài. Nếu cụ nào có con học lớp 2, nắm chắc kiến thức được học, nó sẽ chọn ngay 8 X 4.
Các cụ đừng lấy tư duy của người lớn đã học qua nhiều bậc toán để áp cho các cháu mới làm quen.
 

TDI

Xe tăng
Biển số
OF-1818
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
1,018
Động cơ
-52,482 Mã lực
Với bài toán của cô giáo, 4 (chuồng) x 8 (gà) hay 8 (gà) x 4 (chuồng) thì đều bằng 32 (gà).
Còn 4 (chuồng) x 8 thì = 32 (chuồng) vì 8 được hiểu là 8 lần cái 4 chuồng
Vậy nên, đề của cô giáo viết mỗi là 8x4 hay 4x8 theo em đều sai vì ko có đơn vị, chả biết 4 cái gì và 8 cái gì.

Em thấy các cụ đang cho rằng:
- 8 (gà) x 4 (chuồng) = 32 (gà)
- 4 (chuồng) x 8 (gà) = 32 (gà)

Vậy tại sao gà x chuồng và chuồng x gà đều ra đơn vị là gà chứ ko ra 32 cái chuồng trong khi phép giao hoán là do bình đẳng về thừa số nên vai trò gà và chuồng như nhau?

vậy lên, thừa số thứ 2 ngày xưa các thầy dạy bọn em phải quy về 1 đơn vị duy nhất, đó là số lần. Khi đó, đơn vị của thừa số thứ nhất là đơn vị của kết quả. Khi đó 8 (gà) x 4 = 32 (gà) vì 4 là số lần.

Lời giải đầy đủ phải là:
- 8 gà 1 chuồng, vậy 4 chuồng thì số lần gấp lên là 4:1 = 4 lần.
- Số gà là: 8 gà x 4 lần = 32 gà.
Tư duy một chút sẽ thấy nếu họ cho 8 gà ở 2 chuồng chứ ko phải 1 chuồng thì 4 chuồng làm thế nào sẽ hiểu vai trò số 1 đang bị các vị cãi nhau bỏ quên để ra đc 4 là số lần.


Tóm lại, 8x4 hay 4x8 đều sai vì ko có đơn vị.
Theo em thì cụ có nhầm lẫn một tí : theo bảng cửu chương đã học từ bé thi số lần đứng trước .
Ngoài ra bài này diễn giải đơn giản
Một chuồng có 8 con gà => 1x8 con = 8 con
Bốn chuồng sẽ có : 4x8 con = 32 con
Làm ngược lại sẽ thành lủng củng và không đúng với trình tự của đề bài .
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Vậy cụ cho em hỏi, giờ em đổi thành 4 Gà và 4 Chuồng thì phép tính nào đúng 4x4; 4x4
Kể cả cụ đưa ra ví dụ đăc biệt này nó cũng ko thay đổi bản chất phép tính, chính xác theo yêu cầu của giáo trình phải là: 4(gà) x 4(chuồng)= 16(gà). Thế bây giờ cụ đã hiểu vì sao phải ghi rõ đơn vị tính đằng sau và cho vào ngoặc đơn chưa? Nếu vẫn chưa hiểu hãy hỏi cả lớp cháu bé làm đúng phép tính trên đi nhóe, đừng vì 1 chút ẩu tả của vài cháu mà chửi cả nền giáo dục dốt nát, máy móc rất khiên cưỡng đấy ạ.
Các cụ cứ lẫn lộn giữa phép tính và đáp số con tính là cớ làm thao? phép tính thì phải có quy tắc, còn con tính thì ghi thế đóe nào chẳng đúng.
Túm cái váy lại, cả bài con gà và bài tính chu vi đều liền mạch trong ý đồ giáo trình giúp trẻ viết đúng và khoa học theo quy tắc đã đặt ra. Nó theo đúng đáp án trong bazem điểm có sẵn chứ không hề ngẫu hứng. Cô giáo chỉ có 1 lỗi duy nhất là viết sai con số trong bài toán chu vi
 
Chỉnh sửa cuối:

elegant

Xe tải
Biển số
OF-20546
Ngày cấp bằng
29/8/08
Số km
264
Động cơ
502,566 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cô giáo bắt học sinh làm bài văn mẫu tả về chú thương binh. Đại khái trong giàn bài có câu hướng dẫn "chú thương binh là người phải thiếu ít nhất một bộ phận trên cơ thể để dễ nhận biết". Hôm sau làm bài kiểm tra một học sinh tả: Ở gần nhà em có một chú thương binh, ngày nào chú ấy cũng đi qua nhà em. "Chú ấy bị cụt mất cái đầu"...
Pó tay với giáo dục Việt Nam
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Kính thưa cụ Huyart, các cụ nhà ta nói không biết thì dựa cột mà nghe, cấm có sai.
Cụ nói thử cho em tính đúng sai của việc " bốn lần tám" phải viết là 8*4 chứ không phải 4*8 đi ạ, cơ sở khoa học của việc này là ở đâu? Hay ngày xưa cụ ĐƯỢC DẠY là PHẢI VIẾT như thế? Cũng như phải gọi quả dứa là quả dứa chứ không được gọi là trái thơm?
Cụ giải thích sao trong trường hợp này: Nếu con em học bên Sing được cô giáo dạy phép nhân như thế này, về VN cháu nó cũng giải toán y như vậy mà cô giáo VN nói cháu nó giải sai, thì là cớ làm sao???
Sợ thật đấy, 1 thằng buôn thúng bán mẹt kiêm nghề kẻ vẽ cứ phải giảng toán cho mấy ông miệng gang miệng thép, tiêu tiền đô, cỡi xe sang, nguyên khí hiền tài quốc gia nó cứ éo le ngang trái thế chóa nào í.
Hết dùng thuật toán cao cấp tích phân bài toán con gà giờ mang cả bài toán bên Sing về cho nó khẳm đòn đây. Bài toán của nước ngoài này hoàn toàn đúng về bản chất phép tính nhân chính là phép tính cộng rút gọn. Toán học trên toàn thế giới nói chung đều cùng 1 ngôn ngữ đó là sự chính xác. Miễn bàn chuyện nài, cái đáng bàn ở đây là cách trình bày phép tính tại Việt Nam mấy chục năm vẫn được dạy như thế, và về cơ bản nó cũng rất khoa học, không vênh gì với kiến thức toán toàn cầu, việc đó nó có máy móc hay hình thức hóa hay không xin trình bày ở thớt khác, thời điểm khác cụ nhóe.
Vậy vấn đề trình bày phép tính cả bài con gà và bài tính chu vi nó phải theo quy tắc nào mới coi là chuẩn theo giáo trình đặt ra cho giai đoạn giảng dạy đối tượng học sinh như em bé trên?
Bài con gà, giáo trình đưa ra muốn học sinh trình bày theo quy ước có sẵn, lấy đơn vị mà câu hỏi yêu cầu đưa ra trước làm cơ sở thống nhất cho mọi đối tượng học sinh để dễ chấm bài đánh giá. Việc này tránh tình trạng 1 câu hỏi có nhiều cách trình bày khác nhau lộn xộn( Trình bày khác với cách giải toán nhóe)nó không ảnh hưởng gì tới kết quả mà lại khoa học, cụ nào làm về mã hóa, lập trình chắc hiểu rõ các cái lợi của việc này. Cần khuyến khích học sinh có nhiều cách giải toán mà vẫn đưa ra kết quả đúng nhưng nó vẫn phải trình bày đúng các quy tắc tối thiểu giáo trình yêu cầu. Ngay trong phần câu hỏi trong series các bài trên thì ở trên họ đã dùng từ"đáp án đúng" và"phép tính đúng" để phân biệt rõ đâu là con tính nhân cơ học đơn thuần và đâu là "phép tính" nhân rồi đấy(Em đã khoanh trong vòng tròn đỏ).
Ở bài tính chu vi, quy tắc xưa nay là viết từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ, như vậy đáp án chuẩn phải là: 17 + 13 + 17 +19 = 66. Tất cả các biến thể thay đổi thứ tự con số trong chuỗi tham số này nếu thay đổi thì kết quả không đổi nhưng là sai quy tắc trình bày. Ở trình độ các lớp kế tiếp, các cháu sẽ phải ghi rõ tên các đoạn thẳng tương ứng phải là AB + BC + CD + DA= 66(Tên các điểm ABCD là em cho vào để minh họa thôi nhóe).
Cả 2 bài trong series các bài trên nhằm mục đích giúp học sinh có cách đặt phép tính chuẩn theo yêu cầu, không thể cho rằng vài cháu vì lý do lơ đễnh nào đó có tính sáng tạo hơn tất cả các cháu đã làm đúng đáp án như bazem. Việc sáng tạo xin nhường cho các bộ môn khác, như vẽ để làm thợ sơn như em chẳng hạn. Toán học cơ bản, nâng cao hay khỉ gió gì đó sau này vẫn cần phải khoa học và lo gic.
Nhiều cụ trên nài có khi còn không biết con số 1 triệu nó nhiều ít định lượng thế nào. Ở bển, để dạy học sinh cảm nhận con số 1 triệu, giáo viên cho các cháu cầm bút chì chấm vào tờ giấy trắng. Chấm đến khi nào kín hết mặt tờ giấy thì chấm sang tờ khác. Bao giờ chấm kín 6 mặt giấy A4 thì nó tương đương với 1 triệu cái chấm. Đấy, các cụ toán sỹ nên học các cháu cách thể hiện 1 triệu cái chấm hơn là thảy ra 1 triệu đồng ăn nhậu mà đến lúc chết vẫn không hình dung ra 1 triệu nó nhiều ít cỡ nào
 
Chỉnh sửa cuối:

binhclubman

Xe buýt
Biển số
OF-315952
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
541
Động cơ
298,590 Mã lực
Ý của nó em hiểu là thế này ạ
số lượng gà/chuồng là 8 (gà)/(chuồng)
nhà Lan có 4 cái chuồng
=> số lượng gà là 4 (chuồng) * 8 (gà)/(chuồng)= 32 gà.
Câu đố mang tính bắt bẻ + máy móc.
Mà đã máy móc thế sao không đố những cái nó bất di bất dịch luôn.
Ví dụ: mỗi ngày có 24 giờ vậy 4 ngày bao nhiêu giờ
4 cái chuồng chắc gì đã nhốt đủ 32 con, cứ phải đếm lại cho nó chắc
 
Chỉnh sửa cuối:

mxm

Xe tải
Biển số
OF-23162
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
238
Động cơ
494,576 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Thế giới người ta chế tạo máy bay tên lửa ầm ầm mà mấy ông việt nam cứ mô phạm lơ ngơ từ trên xuống dưới thế này đây.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Đúng là tính gà còn không xong, cãi nhau mãi thì làm ăn được giề. Cái ông chủ biên ý nói hôm nay dạy thế này thì nó là sai, mai dạy thế khác thì nó là đúng. Ô hô, trước sau không nhất quán thế thì các cháu biết làm sao? Thế nên sau này ra cuộc sống tuy hoàn cảnh, lúc gọi ngã ba, lúc gọi ngã tam mà không phải ngã ba ..., áp dụng một cách rộng rãi.

Thế giới người ta chế tạo máy bay tên lửa ầm ầm mà mấy ông việt nam cứ mô phạm lơ ngơ từ trên xuống dưới thế này đây.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,733
Động cơ
268,740 Mã lực
Cô giáo bắt học sinh làm bài văn mẫu tả về chú thương binh. Đại khái trong giàn bài có câu hướng dẫn "chú thương binh là người phải thiếu ít nhất một bộ phận trên cơ thể để dễ nhận biết". Hôm sau làm bài kiểm tra một học sinh tả: Ở gần nhà em có một chú thương binh, ngày nào chú ấy cũng đi qua nhà em. "Chú ấy bị cụt mất cái đầu"...
Pó tay với giáo dục Việt Nam


Tôi phê bình bạn này vì đã trích dẫn sai, bóp méo sự vật hiện tượng. Nguyên văn trong bài của học sinh ấy viết là:

"Chú ấy bị cụt mất cái đầu ..."

Chỉ là dấu ngoặc kép thôi, nhưng đánh sai vị trí là nó làm hỏng cả bài văn.
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
4,023
Động cơ
307,842 Mã lực
Vấn đề là ở chỗ PGS Văn Như Cương cũng lú lẫn cmnr.
8x4 = tám lần bốn = 4+4+4+4+4+4+4+4=32
4x8 = bốn lần tám = 8+8+8+8=32

Bốn chuồng mỗi chuồng tám con gà thì lời giải phải là:
Bốn lần tám con gà = 4×8 = 32

Nguồn gốc của số học nó phải là như vậy, các cụ ngày xưa học bảng cửu chương sẽ hiểu ngay.
Cụ chuẩn : luôn luôn đại lượng bao hàm phải đứng trước ( số chuồng gà ) rồi nhân với số lượng cụ thể của đại lượng đó ( số gà trong một chuồng )
mặt khác đề bài dạng này thường bắt đầu bằng : cho biết số chuồng gà ,rồi cho biết số lượng gà / chuồng , hỏi tổng số gà là cách ra đề kinh điển về phép nhân
nếu bây giờ ra đề : cho số gà trong một chuồng là 8 , biết có 4 chuồng gà , hỏi tổng số nghe ko ổn , nội dung ko sai nhưng về cấu trúc ko ổn
và một cái kinh điển khác trong dạy học nói chung hay truyền đạt thông tin nói riêng thì người ta luôn nói về cái tổng thể trước rồi mới nói đến cái chi tiết thì người nghe mới dễ hình dung.
ví dụ bây giờ tôi mô tả một con voi , nhưng mở đầu tôi ko dẫn truyện đại loại như quê em có một con voi to lắm , v.v. mà tôi đi luôn vào mô tả cái da nó dày kinh khủng, lông nó dài và cứng , ..vv. rồi cuối cùng mới nói đó là con voi quê em thì các cụ đọc từ đầu chả hiểu tôi đang định nói cái gì
rảnh rỗi sinh nông nổi cùng các cụ tí .
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,710
Động cơ
591,173 Mã lực
Sợ thật đấy, 1 thằng buôn thúng bán mẹt kiêm nghề kẻ vẽ cứ phải giảng toán cho mấy ông miệng gang miệng thép, tiêu tiền đô, cỡi xe sang, nguyên khí hiền tài quốc gia nó cứ éo le ngang trái thế chóa nào í.
Hết dùng thuật toán cao cấp tích phân bài toán con gà giờ mang cả bài toán bên Sing về cho nó khẳm đòn đây. Bài toán của nước ngoài này hoàn toàn đúng về bản chất phép tính nhân chính là phép tính cộng rút gọn. Toán học trên toàn thế giới nói chung đều cùng 1 ngôn ngữ đó là sự chính xác. Miễn bàn chuyện nài, cái đáng bàn ở đây là cách trình bày phép tính tại Việt Nam mấy chục năm vẫn được dạy như thế, và về cơ bản nó cũng rất khoa học, không vênh gì với kiến thức toán toàn cầu, việc đó nó có máy móc hay hình thức hóa hay không xin trình bày ở thớt khác, thời điểm khác cụ nhóe.
Vậy vấn đề trình bày phép tính cả bài con gà và bài tính chu vi nó phải theo quy tắc nào mới coi là chuẩn theo giáo trình đặt ra cho giai đoạn giảng dạy đối tượng học sinh như em bé trên?
Bài con gà, giáo trình đưa ra muốn học sinh trình bày theo quy ước có sẵn, lấy đơn vị mà câu hỏi yêu cầu đưa ra trước làm cơ sở thống nhất cho mọi đối tượng học sinh để dễ chấm bài đánh giá. Việc này tránh tình trạng 1 câu hỏi có nhiều cách trình bày khác nhau lộn xộn( Trình bày khác với cách giải toán nhóe)nó không ảnh hưởng gì tới kết quả mà lại khoa học, cụ nào làm về mã hóa, lập trình chắc hiểu rõ các cái lợi của việc này. Cần khuyến khích học sinh có nhiều cách giải toán mà vẫn đưa ra kết quả đúng nhưng nó vẫn phải trình bày đúng các quy tắc tối thiểu giáo trình yêu cầu. Ngay trong phần câu hỏi trong series các bài trên thì ở trên họ đã dùng từ"đáp án đúng" và"phép tính đúng" để phân biệt rõ đâu là con tính nhân cơ học đơn thuần và đâu là "phép tính" nhân rồi đấy(Em đã khoanh trong vòng tròn đỏ).
Ở bài tính chu vi, quy tắc xưa nay là viết từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ, như vậy đáp án chuẩn phải là: 17 + 13 + 17 +19 = 66. Tất cả các biến thể thay đổi thứ tự con số trong chuỗi tham số này nếu thay đổi thì kết quả không đổi nhưng là sai quy tắc trình bày. Ở trình độ các lớp kế tiếp, các cháu sẽ phải ghi rõ tên các đoạn thẳng tương ứng phải là AB + BC + CD + DA= 66(Tên các điểm ABCD là em cho vào để minh họa thôi nhóe).
Cả 2 bài trong series các bài trên nhằm mục đích giúp học sinh có cách đặt phép tính chuẩn theo yêu cầu, không thể cho rằng vài cháu vì lý do lơ đễnh nào đó có tính sáng tạo hơn tất cả các cháu đã làm đúng đáp án như bazem. Việc sáng tạo xin nhường cho các bộ môn khác, như vẽ để làm thợ sơn như em chẳng hạn. Toán học cơ bản, nâng cao hay khỉ gió gì đó sau này vẫn cần phải khoa học và lo gic.
Nhiều cụ trên nài có khi còn không biết con số 1 triệu nó nhiều ít định lượng thế nào. Ở bển, để dạy học sinh cảm nhận con số 1 triệu, giáo viên cho các cháu cầm bút chì chấm vào tờ giấy trắng. Chấm đến khi nào kín hết mặt tờ giấy thì chấm sang tờ khác. Bao giờ chấm kín 6 mặt giấy A4 thì nó tương đương với 1 triệu cái chấm. Đấy, các cụ toán sỹ nên học các cháu cách thể hiện 1 triệu cái chấm hơn là thảy ra 1 triệu đồng ăn nhậu mà đến lúc chết vẫn không hình dung ra 1 triệu nó nhiều ít cỡ nào
Cũng vì cứ phải theo qui tắc cho nên mình cứ phải đi bên lề phải, ko dám sang đường dù biết bên kia nó có đồ ăn ngon lắm. He he he
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Em chưa thấy mợ đưa ra được chứng minh nào cho những nhận định của mợ cả. Còn mợ cứ chứng minh những luận điểm diễn nôm của em là sai đi.
Em không phải dân toán nhưng ứng dụng toán hơi nhiều mợ ạ. Chắc mợ ở trong ngành giáo dục?
Có lẽ cần phải gặp mợ để thỉnh giáo cho việc làm toán và làm khoa học mới được :)>-

Cụ diễn nôm quá :)), diễn nôm ko phải là phương pháp làm Toán hay làm Khoa học đâu cụ nhé, tất cả đều phải đc chứng minh.
Em diễn nôm bài này với cụ là Đề bài hỏi gì thì đặt cái cần hỏi đứng trc mới đỡ bị nhầm. Trong trường hợp này hỏi con gà thì cho gà lên trc, hỏi chuồng thì cho chuồng lên trc.
Em nói thật là cụ phản biện chả có tí Toán học gì cả, cụ muốn phản biện vấn đề gì thì phải có kiến thức về nó. Dạy cho các bé có khái niệm cơ bản để hiểu đúng bản chất vấn đề thì ko phải là máy móc gì cả. Bộ GD có nhiều bất cập, nhưng ko phải cái gì cũng chửi theo phong trào đc cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top