[Funland] Giáo dục phổ thông và 8 con gà

congtiger

Xe tải
Biển số
OF-53755
Ngày cấp bằng
28/12/09
Số km
292
Động cơ
451,308 Mã lực
Hôm nay, ngồi cafe hóng được chuyện 4 với 8 chả hiểu mô tê gì, về lên cafe of cũng thấy đang chém

Con cháu học "rỏi" môn toán lắm, cháu đang đi luyện gà " lòi", tý nữa cháu nó về em hỏi nó đáp áp bài này rồi thông báo cho các cụ xem sao ạ.

Mà con cháu thích ăn thịt gà lắm các cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Em không chửi giáo viên mợ nhé. Em chỉ không phục cách giải thích của mấy PGS, TS ở ĐH Sư phạm. Còn mấy vị tiêu tốn nhiều tiền của dân để cải cách chương trình và sách giáo khoa làm khổ giáo viên và học sinh. Hồi xưa học sinh có học khổ như bây giờ đâu.

Em cũng ngạc nhiên là đã học phép nhân sao không dạy luôn tính chất giao hoán mà phải năm sau mới học? Chỉ cần giải thích cho các cháu 8x4 = 4x8 =32 mà phải định ra một quy ước là kết quả dùng đơn vị của số đứng trước?

Em dự là sắp tới ở Sầm Sơn sẽ có trò bán 8 trái dừa với giá 20 ngàn đồng một trái nhưng ghi vào hóa đơn là 8x20. Sau đó áp dụng quy ước phép nhân, không đòi khách trả 160 ngàn đồng mà đòi khách trả 160 trái dừa :)) Các cụ mợ chú ý nhé.

Đại đa số những người chủ động (không kể đám a dua) chửi giáo viên, hay thậm chí cả nền giáo dục, em đảm bảo đều là người không còn nhớ gì (hay không/chưa có gì để nhớ) về quá trình học tiểu học của mình, của F1. Ngay cả những người vỗ ngực xưng là Tây học cũng chẳng hơn gì.

Trong môn Toán tiểu học ở ta, lớp 3 học nhân, lớp 4 mới học tính chất giao hoán của phép nhân. Ở Tây, 2nd grade học multiplicaiton (bắt đầu từ dạng hình ảnh như ta: N groups of M pics), 3rd grade mới học the cummutative property of multiplication. Chẳng qua Tây nó khác ta ở chỗ quy ước trình tự đặt thừa số ngược lại. Như bài 8 gà x 4 chuồng này, của nó sẽ là 4 groups (chicken coops) of 8 chickens, và phép tính đặt đúng yêu cầu là 4 x 8 = 32. Quy ước như vậy, nếu bài toán đó mà đặt tính là 8 x 4 Tây nó cũng bảo sai như thường. Phải tuân thủ quy ước một cách chặt chẽ, sau dạy về tính giao hoán mới có hiệu quả. Chưa học bò đã học chạy thì đúng là toàn thần đồng.

Vừa thấy Dâm trí đưa bài phỏng vấn Chuyên gia đại số dấu tên. CMN, chuyên với chả gia.
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cụ Cương bẩu chữ e đơn giản nhất, dễ viết nhất nên phải dạy đầu tiên làm em phun *** cơm canh da bàn phím. Bẩm cụ Cương, chữ e đương nhiên không thể dễ viết bằng chữ ...chữ.. XÊ cụ ạ! May cái bàn phím không sao chứ có sao là em đến tận trường cụ em đòi bồi thường.
Em thấy cụ Trần Phương này có lý hơn cụ "chữ e dễ nhất"
"Bản chất phép nhân là cách viết gọn của phép cộng lặp lại và người ta thường viết số lần đứng trước đại lượng lặp lại", thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm phát triển tài năng chia sẻ với VnExpress.
Bài toán con gà: 8x4 khác 4x8
VnExpress giới thiệu phân tích và lý giải của thầy Trần Phương cho bài toán con gà (đề bài) :

1. Tất cả chúng ta đều thống nhất việc viết 4x8 hay 8x4 là muốn diễn đạt kết quả cuối cùng là 32 con gà. Và vấn đề tranh luận là hệ thống quy ước. Việc một số người cho rằng viết 4x8 sẽ bị hiểu thành đáp số 32 chuồng chứ không phải 32 gà, là suy diễn không xác đáng.

Để làm rõ nhận định này, tôi đưa cơ sở nguyên gốc của phép nhân khi điền đầy đủ đơn vị. Trước hết, ta cần làm rõ một chuồng có 8 con gà có thể viết đầy đủ thành 8 (gà/chuồng). Như thế, nếu ta viết đầy đủ đơn vị trong cả hai phép nhân sau đây thì khi rút gọn phần đơn vị chúng ta vẫn có đáp số 32 con gà:

Phép nhân kiểu 4x8 là:

4 (chuồng) x 8 (gà/chuồng) = 32 (chuồng x gà/chuồng) = 32 (gà).

Phép nhân kiểu 8x4 là:

8 (gà/chuồng) x 4 (chuồng) = 32 (gà/chuồng x chuồng) = 32 (gà).

2. Dẫn chứng trên minh chứng rằng không thể quy kết việc viết 4x8 là bị hiểu thành đáp số 32 chuồng. Bây giờ, ta sẽ bàn thêm về quy ước cách viết thế nào cho hợp lý. Bản chất phép nhân là cách viết gọn của phép cộng lặp lại và người ta thường viết số lần đứng trước đại lượng lặp lại, chẳng hạn:

a + a + a + a + a = 5xa, chứ không viết là ax5.

Vì thế, nếu viết 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 4 x 8 gà = 32 gà thì hợp lý hơn cách viết 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 8 gà x 4 = 32 gà.
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bai-toan-con-ga-viet-4x8-moi-hop-ly-3076720.html
 
Chỉnh sửa cuối:

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Em xin post bài của đ/c Bùi Việt Hà, nguyên giáo viên dạy toán HVKTQS, hiện đang làm GĐ Công ty Tin học Nhà trường về bài toán này

Vừa rồi tôi có đọc khá nhiều các góp ý và tranh luận xung quanh bài toán này, kể cả ý kiến của Chủ biên bộ SGK Toán Tiểu học, tuy nhiên tôi không thấy ý kiến nào thực sự thuyết phục. Một điểm quan trọng nhất mà báo chí bỏ qua là phải xét cụ thể bài kiểm tra này nằm trong bài học nào, phần kiến thức nào trong chương trình môn Toán Tiểu học. Cũng không thấy các nhà báo hoặc chuyên gia nào tìm hiểu kỹ hơn về chương trình dạy phần kiến thức phép nhân trực tiếp ở bậc Tiểu học để xem đề bài đó, lời giải đó có hợp lý hay không. Không thể dùng suy nghĩ và kiến thức của người lớn để đánh giá chủ quan về cách dạy, cách kiểm tra dành cho HS ở lứa tuổi Tiểu học được. Việc đưa kiến thức cho HS nhỏ tuổi là 1 quá trình rất tỉ mỉ, cần thận và tuân thủ các qui định nghiêm ngặt. Tôi xin có số ý kiến sau:
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÉP NHÂN
- Phép nhân bắt đầu được đưa vào chương trình Toán lớp 2, học kỳ 2. Lúc này các em mới 7 tuổi. Những bài học đầu tiên là cách hiểu và cách viết, đặt phép nhân. Nên nhớ rằng lúc đó các em mới được học xong phép +, – trong phạm vi 100 (không nhớ và có nhớ).
- Phép nhân ban đầu được dạy cho HS lớp 2 là bài toán cộng nhiều số hạng giống nhau, ví dụ:
3 + 3 + 3 + 3 (4 lần). Như vậy cộng 4 lần số 3 sẽ được viết là 3 x 4, hiểu ngầm là “số 3 nhân với 4 lần”.
- Để minh họa phép nhân, SGK và GV thường dùng hình ảnh để minh họa cho HS hiểu hơn. Ví dụ có thể sử dụng 1 trong các minh họa sau cho phép nhân 3 x 4.

Như vậy từ hình 2, 3 chúng ta thấy có thể dùng cả 2 hình để cùng minh họa cho phép nhân 3 x 4.
- Trong suốt học kỳ 2 của lớp 2, các em HS chỉ học phép nhân các số 2, 3, 4, 5 của bảng cửu chương và tất cả các phép nhân đều được minh họa thêm như các hình trên để các em làm bài tập và hiểu rõ phép nhân. Đến cuối lớp 2, các em mới chỉ biết ½ bảng cửu chương. Như vậy trong suốt học kỳ 2 lớp 2, các em được học nhuần nhuyễn về cách đặt, viết phép nhân và có rất nhiều bài tập thực tế, hình minh họa (ví dụ bài đếm gà).
- Sang lớp 3, các em bắt đầu học tiếp bảng nhân của 6, 7, 8, 9, 10 tức ½ bảng cửu chương còn lại. Lên lớp 3, các em ko cần hình để minh họa nữa. Lúc này các em đã hiểu nhiều hơn, đã học đến +, – các số có 3 chữ số có nhớ, học phép nhân không nhớ của 1 số có 2, 3 chữ số với 2, 3, 4. Đến giữa lớp 3, 8 tuổi, các em học thuộc bảng cửu chương, và khi đó phép nhân đã khá thạo, khi đó việc minh họa không cần thiết nữa và cách đặt phép nhân cũng không cần học lại nữa đối với các em.
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐẾM GÀ
Quay trở lại đề bài kiểm tra đã đưa lên mạng.
- Nếu theo đúng câu hỏi:
Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
Với các phương án:
A. 4×8=32
B. 8×4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
thì rõ ràng đây là câu hỏi của phần kiến thức đầu tiên với phép nhân: cách đặt phép nhân sao cho đúng nhất. Phần kiến thữ này ở lớp 2.
- Với câu hỏi này và phần kiến thức đã học (từ lớp 2) các em có thể “giải” bài này như sau:

- Như vậy với bài này: Nếu HS đọc đề bài, hình dung các con gà và chuồng gà như 2 hình trên thì phép tính đúng là 8 x 4, còn nếu hình dung như hình 3 thì đáp án có thể là 4 x 8 (vẫn đúng).
- Nhìn vào đề kiểm tra chúng ta thầy rõ ràng đây là đề kiếm tra cho HS lớp 3 (bài 2 có phép cộng, trừ có nhớ đến 1000). Vào thời gian này, các em HS đã quen hoàn toàn với phép nhân rồi thì lúc này các câu hỏi về cách đặt phép tính là không thích hợp nữa. Nếu có câu hỏi đúng như trên và GV muốn kiểm tra lại kiến thức từ lớp 2 thì vẫn có thể có 2 cách suy luận để đưa đến phép nhân đúng là 8 x 4 và 4 x 8.
Như vậy kết luận lại chúng ta thấy:
1. Nếu đây là câu hỏi cho HS lớp 2 thì phù hợp hơn với kiến thức mà các em được học, và đáp số đúng có thể là cả 8 x 4 và 4 x 8. Đa số các em bình thường sẽ chọn phương án 8 x 4. Một số em thông minh hoặc có tư duy khác thường sẽ chọn 4 x 8. Nhiều em sẽ chọn cả 2 phương án.
2. Nếu là câu hỏi cho HS lớp 3 thì đương nhiên các em sẽ chọn cả 2 hoặc 1 trong 2 phương án trên, và phương án nào cũng đúng. Nếu thực sự đây là đề kiểm tra cho HS lớp 3 thì không cần thiết có câu hỏi này.


Tác giả: Bùi Việt Hà Facebook
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em xin post bài của đ/c Bùi Việt Hà, nguyên giáo viên dạy toán HVKTQS, hiện đang làm GĐ Công ty Tin học Nhà trường về bài toán này

Vừa rồi tôi có đọc khá nhiều các góp ý và tranh luận xung quanh bài toán này, kể cả ý kiến của Chủ biên bộ SGK Toán Tiểu học, tuy nhiên tôi không thấy ý kiến nào thực sự thuyết phục. Một điểm quan trọng nhất mà báo chí bỏ qua là phải xét cụ thể bài kiểm tra này nằm trong bài học nào, phần kiến thức nào trong chương trình môn Toán Tiểu học. Cũng không thấy các nhà báo hoặc chuyên gia nào tìm hiểu kỹ hơn về chương trình dạy phần kiến thức phép nhân trực tiếp ở bậc Tiểu học để xem đề bài đó, lời giải đó có hợp lý hay không. Không thể dùng suy nghĩ và kiến thức của người lớn để đánh giá chủ quan về cách dạy, cách kiểm tra dành cho HS ở lứa tuổi Tiểu học được. Việc đưa kiến thức cho HS nhỏ tuổi là 1 quá trình rất tỉ mỉ, cần thận và tuân thủ các qui định nghiêm ngặt. Tôi xin có số ý kiến sau:
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÉP NHÂN
- Phép nhân bắt đầu được đưa vào chương trình Toán lớp 2, học kỳ 2. Lúc này các em mới 7 tuổi. Những bài học đầu tiên là cách hiểu và cách viết, đặt phép nhân. Nên nhớ rằng lúc đó các em mới được học xong phép +, – trong phạm vi 100 (không nhớ và có nhớ).
- Phép nhân ban đầu được dạy cho HS lớp 2 là bài toán cộng nhiều số hạng giống nhau, ví dụ:
3 + 3 + 3 + 3 (4 lần). Như vậy cộng 4 lần số 3 sẽ được viết là 3 x 4, hiểu ngầm là “số 3 nhân với 4 lần”.
- Để minh họa phép nhân, SGK và GV thường dùng hình ảnh để minh họa cho HS hiểu hơn. Ví dụ có thể sử dụng 1 trong các minh họa sau cho phép nhân 3 x 4.

Như vậy từ hình 2, 3 chúng ta thấy có thể dùng cả 2 hình để cùng minh họa cho phép nhân 3 x 4.
- Trong suốt học kỳ 2 của lớp 2, các em HS chỉ học phép nhân các số 2, 3, 4, 5 của bảng cửu chương và tất cả các phép nhân đều được minh họa thêm như các hình trên để các em làm bài tập và hiểu rõ phép nhân. Đến cuối lớp 2, các em mới chỉ biết ½ bảng cửu chương. Như vậy trong suốt học kỳ 2 lớp 2, các em được học nhuần nhuyễn về cách đặt, viết phép nhân và có rất nhiều bài tập thực tế, hình minh họa (ví dụ bài đếm gà).
- Sang lớp 3, các em bắt đầu học tiếp bảng nhân của 6, 7, 8, 9, 10 tức ½ bảng cửu chương còn lại. Lên lớp 3, các em ko cần hình để minh họa nữa. Lúc này các em đã hiểu nhiều hơn, đã học đến +, – các số có 3 chữ số có nhớ, học phép nhân không nhớ của 1 số có 2, 3 chữ số với 2, 3, 4. Đến giữa lớp 3, 8 tuổi, các em học thuộc bảng cửu chương, và khi đó phép nhân đã khá thạo, khi đó việc minh họa không cần thiết nữa và cách đặt phép nhân cũng không cần học lại nữa đối với các em.
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐẾM GÀ
Quay trở lại đề bài kiểm tra đã đưa lên mạng.
- Nếu theo đúng câu hỏi:
Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
Với các phương án:
A. 4×8=32
B. 8×4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
thì rõ ràng đây là câu hỏi của phần kiến thức đầu tiên với phép nhân: cách đặt phép nhân sao cho đúng nhất. Phần kiến thữ này ở lớp 2.
- Với câu hỏi này và phần kiến thức đã học (từ lớp 2) các em có thể “giải” bài này như sau:

- Như vậy với bài này: Nếu HS đọc đề bài, hình dung các con gà và chuồng gà như 2 hình trên thì phép tính đúng là 8 x 4, còn nếu hình dung như hình 3 thì đáp án có thể là 4 x 8 (vẫn đúng).
- Nhìn vào đề kiểm tra chúng ta thầy rõ ràng đây là đề kiếm tra cho HS lớp 3 (bài 2 có phép cộng, trừ có nhớ đến 1000). Vào thời gian này, các em HS đã quen hoàn toàn với phép nhân rồi thì lúc này các câu hỏi về cách đặt phép tính là không thích hợp nữa. Nếu có câu hỏi đúng như trên và GV muốn kiểm tra lại kiến thức từ lớp 2 thì vẫn có thể có 2 cách suy luận để đưa đến phép nhân đúng là 8 x 4 và 4 x 8.
Như vậy kết luận lại chúng ta thấy:
1. Nếu đây là câu hỏi cho HS lớp 2 thì phù hợp hơn với kiến thức mà các em được học, và đáp số đúng có thể là cả 8 x 4 và 4 x 8. Đa số các em bình thường sẽ chọn phương án 8 x 4. Một số em thông minh hoặc có tư duy khác thường sẽ chọn 4 x 8. Nhiều em sẽ chọn cả 2 phương án.
2. Nếu là câu hỏi cho HS lớp 3 thì đương nhiên các em sẽ chọn cả 2 hoặc 1 trong 2 phương án trên, và phương án nào cũng đúng. Nếu thực sự đây là đề kiểm tra cho HS lớp 3 thì không cần thiết có câu hỏi này.


Tác giả: Bùi Việt Hà Facebook
Like cụ. Vấn đề tranh cãi ở đay không phải tìm ai đúng ai sai như một sô cụ ra sức bày tỏ, mà đơn giản chỉ vì chúng ta đang lo lắng cho con em chúng ta liệu có được giạy dỗ một cách khoa học nhất hay không mà thôi?.
Đúng sai thì em không bàn thêm nữa nhưng em thích cánh tư duy như cụ trình bày
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
689
Động cơ
600,183 Mã lực
cụ Cương bẩu chữ e đơn giản nhất, dễ viết nhất nên phải dạy đầu tiên làm em phun *** cơm canh da bàn phím. Bẩm cụ Cương, chữ e đương nhiên không thể dễ viết bằng chữ ...chữ.. XÊ cụ ạ! May cái bàn phím không sao chứ có sao là em đến tận trường cụ em đòi bồi thường.
Em thấy cụ Trần Phương này có lý hơn cụ "chữ e dễ nhất"
"Bản chất phép nhân là cách viết gọn của phép cộng lặp lại và người ta thường viết số lần đứng trước đại lượng lặp lại", thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm phát triển tài năng chia sẻ với VnExpress.
Bài toán con gà: 8x4 khác 4x8
VnExpress giới thiệu phân tích và lý giải của thầy Trần Phương cho bài toán con gà (đề bài) :

1. Tất cả chúng ta đều thống nhất việc viết 4x8 hay 8x4 là muốn diễn đạt kết quả cuối cùng là 32 con gà. Và vấn đề tranh luận là hệ thống quy ước. Việc một số người cho rằng viết 4x8 sẽ bị hiểu thành đáp số 32 chuồng chứ không phải 32 gà, là suy diễn không xác đáng.

Để làm rõ nhận định này, tôi đưa cơ sở nguyên gốc của phép nhân khi điền đầy đủ đơn vị. Trước hết, ta cần làm rõ một chuồng có 8 con gà có thể viết đầy đủ thành 8 (gà/chuồng). Như thế, nếu ta viết đầy đủ đơn vị trong cả hai phép nhân sau đây thì khi rút gọn phần đơn vị chúng ta vẫn có đáp số 32 con gà:

Phép nhân kiểu 4x8 là:

4 (chuồng) x 8 (gà/chuồng) = 32 (chuồng x gà/chuồng) = 32 (gà).

Phép nhân kiểu 8x4 là:

8 (gà/chuồng) x 4 (chuồng) = 32 (gà/chuồng x chuồng) = 32 (gà).

2. Dẫn chứng trên minh chứng rằng không thể quy kết việc viết 4x8 là bị hiểu thành đáp số 32 chuồng. Bây giờ, ta sẽ bàn thêm về quy ước cách viết thế nào cho hợp lý. Bản chất phép nhân là cách viết gọn của phép cộng lặp lại và người ta thường viết số lần đứng trước đại lượng lặp lại, chẳng hạn:

a + a + a + a + a = 5xa, chứ không viết là ax5.

Vì thế, nếu viết 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 4 x 8 gà = 32 gà thì hợp lý hơn cách viết 8 gà + 8 gà + 8 gà + 8 gà = 8 gà x 4 = 32 gà.
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bai-toan-con-ga-viet-4x8-moi-hop-ly-3076720.html
Theo em mình đọc tin tức trên báo thì cũng nên phân tích một chút trước khi đánh giá người khác vì có thể nhà báo chưa chuyển tải được đầy đủ ý của người nói. Cũng như vừa rồi Putin trong cuộc điện đàm mật với 1 vị lãnh đạo châu Âu có nói về việc chiếm Ukraina trong 1 tuần, nếu trích mỗi câu đó ra thì nó nặng nề nhưng nếu đưa toàn bộ nguyên văn cuộc điện đàm ra thì nó lại bình thường. Vì vậy ở đây cũng có thể GS Cương phát biểu rằng, chữ e vừa dễ viết, vừa dễ đọc nhất nhưng khi lên báo thì bị lược đi đoạn sau, thế là thành chưa hợp lý. Em thấy từ trước đến giờ, những phát biểu của GS Cương rất chính xác đúng như danh hiệu GS Toán học của ông và em rất kính trọng ông ở cái tâm và cái tài.
Về đơn vị tính thì theo em 4x8 hay 8x4 khi ghép đơn vị vào thì cũng đều ra đơn vị là gà, 2 phép tính này kết quả hoàn toàn giống nhau nhưng ở đây cái người ta muốn quan tâm là tính logic trong suy nghĩ, 8 con gà gấp lên 4 lần thì là 8 con gà x 4 chứ không phải là 4 x 8 con gà (số bị nhân và số nhân).
Còn về trật tự trong phép nhân, có lẽ cụ và thầy giáo Trần Phương hay đọc tài liệu tiếng Anh nên suy nghĩ hơi ngược. Từ trước đến giờ em được học thì đều là 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 4, tiếng Anh là 4 times 8.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Có vẻ tìm mỏi mắt mới tìm được nhà sư phạm đúng nghĩa.

Em xin post bài của đ/c Bùi Việt Hà, nguyên giáo viên dạy toán HVKTQS, hiện đang làm GĐ Công ty Tin học Nhà trường về bài toán này

Vừa rồi tôi có đọc khá nhiều các góp ý và tranh luận xung quanh bài toán này, kể cả ý kiến của Chủ biên bộ SGK Toán Tiểu học, tuy nhiên tôi không thấy ý kiến nào thực sự thuyết phục. Một điểm quan trọng nhất mà báo chí bỏ qua là phải xét cụ thể bài kiểm tra này nằm trong bài học nào, phần kiến thức nào trong chương trình môn Toán Tiểu học. Cũng không thấy các nhà báo hoặc chuyên gia nào tìm hiểu kỹ hơn về chương trình dạy phần kiến thức phép nhân trực tiếp ở bậc Tiểu học để xem đề bài đó, lời giải đó có hợp lý hay không. Không thể dùng suy nghĩ và kiến thức của người lớn để đánh giá chủ quan về cách dạy, cách kiểm tra dành cho HS ở lứa tuổi Tiểu học được. Việc đưa kiến thức cho HS nhỏ tuổi là 1 quá trình rất tỉ mỉ, cần thận và tuân thủ các qui định nghiêm ngặt. Tôi xin có số ý kiến sau:
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÉP NHÂN
- Phép nhân bắt đầu được đưa vào chương trình Toán lớp 2, học kỳ 2. Lúc này các em mới 7 tuổi. Những bài học đầu tiên là cách hiểu và cách viết, đặt phép nhân. Nên nhớ rằng lúc đó các em mới được học xong phép +, – trong phạm vi 100 (không nhớ và có nhớ).
- Phép nhân ban đầu được dạy cho HS lớp 2 là bài toán cộng nhiều số hạng giống nhau, ví dụ:
3 + 3 + 3 + 3 (4 lần). Như vậy cộng 4 lần số 3 sẽ được viết là 3 x 4, hiểu ngầm là “số 3 nhân với 4 lần”.
- Để minh họa phép nhân, SGK và GV thường dùng hình ảnh để minh họa cho HS hiểu hơn. Ví dụ có thể sử dụng 1 trong các minh họa sau cho phép nhân 3 x 4.

Như vậy từ hình 2, 3 chúng ta thấy có thể dùng cả 2 hình để cùng minh họa cho phép nhân 3 x 4.
- Trong suốt học kỳ 2 của lớp 2, các em HS chỉ học phép nhân các số 2, 3, 4, 5 của bảng cửu chương và tất cả các phép nhân đều được minh họa thêm như các hình trên để các em làm bài tập và hiểu rõ phép nhân. Đến cuối lớp 2, các em mới chỉ biết ½ bảng cửu chương. Như vậy trong suốt học kỳ 2 lớp 2, các em được học nhuần nhuyễn về cách đặt, viết phép nhân và có rất nhiều bài tập thực tế, hình minh họa (ví dụ bài đếm gà).
- Sang lớp 3, các em bắt đầu học tiếp bảng nhân của 6, 7, 8, 9, 10 tức ½ bảng cửu chương còn lại. Lên lớp 3, các em ko cần hình để minh họa nữa. Lúc này các em đã hiểu nhiều hơn, đã học đến +, – các số có 3 chữ số có nhớ, học phép nhân không nhớ của 1 số có 2, 3 chữ số với 2, 3, 4. Đến giữa lớp 3, 8 tuổi, các em học thuộc bảng cửu chương, và khi đó phép nhân đã khá thạo, khi đó việc minh họa không cần thiết nữa và cách đặt phép nhân cũng không cần học lại nữa đối với các em.
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐẾM GÀ
Quay trở lại đề bài kiểm tra đã đưa lên mạng.
- Nếu theo đúng câu hỏi:
Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
Với các phương án:
A. 4×8=32
B. 8×4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
thì rõ ràng đây là câu hỏi của phần kiến thức đầu tiên với phép nhân: cách đặt phép nhân sao cho đúng nhất. Phần kiến thữ này ở lớp 2.
- Với câu hỏi này và phần kiến thức đã học (từ lớp 2) các em có thể “giải” bài này như sau:

- Như vậy với bài này: Nếu HS đọc đề bài, hình dung các con gà và chuồng gà như 2 hình trên thì phép tính đúng là 8 x 4, còn nếu hình dung như hình 3 thì đáp án có thể là 4 x 8 (vẫn đúng).
- Nhìn vào đề kiểm tra chúng ta thầy rõ ràng đây là đề kiếm tra cho HS lớp 3 (bài 2 có phép cộng, trừ có nhớ đến 1000). Vào thời gian này, các em HS đã quen hoàn toàn với phép nhân rồi thì lúc này các câu hỏi về cách đặt phép tính là không thích hợp nữa. Nếu có câu hỏi đúng như trên và GV muốn kiểm tra lại kiến thức từ lớp 2 thì vẫn có thể có 2 cách suy luận để đưa đến phép nhân đúng là 8 x 4 và 4 x 8.
Như vậy kết luận lại chúng ta thấy:
1. Nếu đây là câu hỏi cho HS lớp 2 thì phù hợp hơn với kiến thức mà các em được học, và đáp số đúng có thể là cả 8 x 4 và 4 x 8. Đa số các em bình thường sẽ chọn phương án 8 x 4. Một số em thông minh hoặc có tư duy khác thường sẽ chọn 4 x 8. Nhiều em sẽ chọn cả 2 phương án.
2. Nếu là câu hỏi cho HS lớp 3 thì đương nhiên các em sẽ chọn cả 2 hoặc 1 trong 2 phương án trên, và phương án nào cũng đúng. Nếu thực sự đây là đề kiểm tra cho HS lớp 3 thì không cần thiết có câu hỏi này.


Tác giả: Bùi Việt Hà Facebook
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
689
Động cơ
600,183 Mã lực
Em xin post bài của đ/c Bùi Việt Hà, nguyên giáo viên dạy toán HVKTQS, hiện đang làm GĐ Công ty Tin học Nhà trường về bài toán này

Vừa rồi tôi có đọc khá nhiều các góp ý và tranh luận xung quanh bài toán này, kể cả ý kiến của Chủ biên bộ SGK Toán Tiểu học, tuy nhiên tôi không thấy ý kiến nào thực sự thuyết phục. Một điểm quan trọng nhất mà báo chí bỏ qua là phải xét cụ thể bài kiểm tra này nằm trong bài học nào, phần kiến thức nào trong chương trình môn Toán Tiểu học. Cũng không thấy các nhà báo hoặc chuyên gia nào tìm hiểu kỹ hơn về chương trình dạy phần kiến thức phép nhân trực tiếp ở bậc Tiểu học để xem đề bài đó, lời giải đó có hợp lý hay không. Không thể dùng suy nghĩ và kiến thức của người lớn để đánh giá chủ quan về cách dạy, cách kiểm tra dành cho HS ở lứa tuổi Tiểu học được. Việc đưa kiến thức cho HS nhỏ tuổi là 1 quá trình rất tỉ mỉ, cần thận và tuân thủ các qui định nghiêm ngặt. Tôi xin có số ý kiến sau:
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÉP NHÂN
- Phép nhân bắt đầu được đưa vào chương trình Toán lớp 2, học kỳ 2. Lúc này các em mới 7 tuổi. Những bài học đầu tiên là cách hiểu và cách viết, đặt phép nhân. Nên nhớ rằng lúc đó các em mới được học xong phép +, – trong phạm vi 100 (không nhớ và có nhớ).
- Phép nhân ban đầu được dạy cho HS lớp 2 là bài toán cộng nhiều số hạng giống nhau, ví dụ:
3 + 3 + 3 + 3 (4 lần). Như vậy cộng 4 lần số 3 sẽ được viết là 3 x 4, hiểu ngầm là “số 3 nhân với 4 lần”.
- Để minh họa phép nhân, SGK và GV thường dùng hình ảnh để minh họa cho HS hiểu hơn. Ví dụ có thể sử dụng 1 trong các minh họa sau cho phép nhân 3 x 4.

Như vậy từ hình 2, 3 chúng ta thấy có thể dùng cả 2 hình để cùng minh họa cho phép nhân 3 x 4.
- Trong suốt học kỳ 2 của lớp 2, các em HS chỉ học phép nhân các số 2, 3, 4, 5 của bảng cửu chương và tất cả các phép nhân đều được minh họa thêm như các hình trên để các em làm bài tập và hiểu rõ phép nhân. Đến cuối lớp 2, các em mới chỉ biết ½ bảng cửu chương. Như vậy trong suốt học kỳ 2 lớp 2, các em được học nhuần nhuyễn về cách đặt, viết phép nhân và có rất nhiều bài tập thực tế, hình minh họa (ví dụ bài đếm gà).
- Sang lớp 3, các em bắt đầu học tiếp bảng nhân của 6, 7, 8, 9, 10 tức ½ bảng cửu chương còn lại. Lên lớp 3, các em ko cần hình để minh họa nữa. Lúc này các em đã hiểu nhiều hơn, đã học đến +, – các số có 3 chữ số có nhớ, học phép nhân không nhớ của 1 số có 2, 3 chữ số với 2, 3, 4. Đến giữa lớp 3, 8 tuổi, các em học thuộc bảng cửu chương, và khi đó phép nhân đã khá thạo, khi đó việc minh họa không cần thiết nữa và cách đặt phép nhân cũng không cần học lại nữa đối với các em.
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐẾM GÀ
Quay trở lại đề bài kiểm tra đã đưa lên mạng.
- Nếu theo đúng câu hỏi:
Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
Với các phương án:
A. 4×8=32
B. 8×4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
thì rõ ràng đây là câu hỏi của phần kiến thức đầu tiên với phép nhân: cách đặt phép nhân sao cho đúng nhất. Phần kiến thữ này ở lớp 2.
- Với câu hỏi này và phần kiến thức đã học (từ lớp 2) các em có thể “giải” bài này như sau:

- Như vậy với bài này: Nếu HS đọc đề bài, hình dung các con gà và chuồng gà như 2 hình trên thì phép tính đúng là 8 x 4, còn nếu hình dung như hình 3 thì đáp án có thể là 4 x 8 (vẫn đúng).
- Nhìn vào đề kiểm tra chúng ta thầy rõ ràng đây là đề kiếm tra cho HS lớp 3 (bài 2 có phép cộng, trừ có nhớ đến 1000). Vào thời gian này, các em HS đã quen hoàn toàn với phép nhân rồi thì lúc này các câu hỏi về cách đặt phép tính là không thích hợp nữa. Nếu có câu hỏi đúng như trên và GV muốn kiểm tra lại kiến thức từ lớp 2 thì vẫn có thể có 2 cách suy luận để đưa đến phép nhân đúng là 8 x 4 và 4 x 8.
Như vậy kết luận lại chúng ta thấy:
1. Nếu đây là câu hỏi cho HS lớp 2 thì phù hợp hơn với kiến thức mà các em được học, và đáp số đúng có thể là cả 8 x 4 và 4 x 8. Đa số các em bình thường sẽ chọn phương án 8 x 4. Một số em thông minh hoặc có tư duy khác thường sẽ chọn 4 x 8. Nhiều em sẽ chọn cả 2 phương án.
2. Nếu là câu hỏi cho HS lớp 3 thì đương nhiên các em sẽ chọn cả 2 hoặc 1 trong 2 phương án trên, và phương án nào cũng đúng. Nếu thực sự đây là đề kiểm tra cho HS lớp 3 thì không cần thiết có câu hỏi này.


Tác giả: Bùi Việt Hà Facebook
Nếu chú ý phần bôi đỏ ở trên, các cụ sẽ thấy khi đếm gà sẽ ra kết quả là 8 + 8 + 8 + 8 = 8x4 chứ chả ai dại đi đếm theo cách 4+4+4+4+4+4+4+4 = 4x8 mặc dù sẽ cho cùng kết quả. Vấn đề ở đây không tập trung vào kết quả mà là vào trình tự thực hiện một phép tính cũng như một công việc thực tế. Còn hình minh họa 2 và 3 là chủ yếu phản ánh về mặt kết quả.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Theo em mình đọc tin tức trên báo thì cũng nên phân tích một chút trước khi đánh giá người khác vì có thể nhà báo chưa chuyển tải được đầy đủ ý của người nói. Cũng như vừa rồi Putin trong cuộc điện đàm mật với 1 vị lãnh đạo châu Âu có nói về việc chiếm Ukraina trong 1 tuần, nếu trích mỗi câu đó ra thì nó nặng nề nhưng nếu đưa toàn bộ nguyên văn cuộc điện đàm ra thì nó lại bình thường. Vì vậy ở đây cũng có thể GS Cương phát biểu rằng, chữ e vừa dễ viết, vừa dễ đọc nhất nhưng khi lên báo thì bị lược đi đoạn sau, thế là thành chưa hợp lý. Em thấy từ trước đến giờ, những phát biểu của GS Cương rất chính xác đúng như danh hiệu GS Toán học của ông và em rất kính trọng ông ở cái tâm và cái tài.
Về đơn vị tính thì theo em 4x8 hay 8x4 khi ghép đơn vị vào thì cũng đều ra đơn vị là gà, 2 phép tính này kết quả hoàn toàn giống nhau nhưng ở đây cái người ta muốn quan tâm là tính logic trong suy nghĩ, 8 con gà gấp lên 4 lần thì là 8 con gà x 4 chứ không phải là 4 x 8 con gà (số bị nhân và số nhân).
Còn về trật tự trong phép nhân, có lẽ cụ và thầy giáo Trần Phương hay đọc tài liệu tiếng Anh nên suy nghĩ hơi ngược. Từ trước đến giờ em được học thì đều là 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 4, tiếng Anh là 4 times 8.
Bác Cương đưa ra ví dụ chữ e là chuẩn xác, ở lớp 1 tập viết, thực chất là tô lại chữ thì chữ e là chữ dễ viết nhất trong các nguyên âm, trong giáo trình dạy bé tập viết, lần lượt thứ tự là các nguyên âm dễ viết đến khó viết. Sau đó là các phụ âm đầu, và cuối cùng là các phụ âm ghép.
e là nguyên âm dễ viết nhất, c là phụ âm viết dễ nhất.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Kiến thức nài em nhớ được học cách đây hơn 30 năm tưởng đã kinh, vậy mà giáo già Cương bảo bài toán gà có từ thời ông đi học nó mới khiếp chứ.
Hầu như kiến thức trong sách giáo khoa đều tham khảo SGK nước ngoài, thế nên, về cơ bản không quá khác biệt với bển đâu các cụ nhóe.
Bản cửu chương đã từng có vài lần thay đổi thứ tự phép nhân đảo chiều rồi đấy nhé, trước dịch từ sách Nga theo chuẩn, rồi lại đổi ngược đọc cho nó vần, dễ nhớ. Rồi lại đổi về như cũ nên cũng gây ra rất nhiều hiểu lầm. Nhưng dù thế nào thì bản cửu chương cũng chỉ là phép nhân con số, không có đơn vị kèm theo nên ít bị vặn vẹo
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác Cương đưa ra ví dụ chữ e là chuẩn xác, ở lớp 1 tập viết, thực chất là tô lại chữ thì chữ e là chữ dễ viết nhất trong các nguyên âm, trong giáo trình dạy bé tập viết, lần lượt thứ tự là các nguyên âm dễ viết đến khó viết. Sau đó là các phụ âm đầu, và cuối cùng là các phụ âm ghép.
e là nguyên âm dễ viết nhất, c là phụ âm viết dễ nhất.
Cụ Cương là 1 ông giáo Toán, phát biểu thế là vào hùa cái SGK cái cách niên 2000 mà cụ cũng có tý phần. Muốn biết chữ nào dễ phát âm nhất và chữ nào dễ viết nhất trong các nguyên âm thì phải tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về ngữ âm( về đọc) và các...họa sĩ ( về viết). Trong các nguyên âm thì chữ a là dễ đọc nhất, và chữ viết dễ nhất là chữ i( Cũng là chữ dễ tô lại nhất)! Chữ e về nguyên tắc là 1 chữ khó viết !
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Em lại thấy các cháu trước khi đi học hay tập vẽ chữ o méo ;)
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em mình đọc tin tức trên báo thì cũng nên phân tích một chút trước khi đánh giá người khác vì có thể nhà báo chưa chuyển tải được đầy đủ ý của người nói. Cũng như vừa rồi Putin trong cuộc điện đàm mật với 1 vị lãnh đạo châu Âu có nói về việc chiếm Ukraina trong 1 tuần, nếu trích mỗi câu đó ra thì nó nặng nề nhưng nếu đưa toàn bộ nguyên văn cuộc điện đàm ra thì nó lại bình thường. Vì vậy ở đây cũng có thể GS Cương phát biểu rằng, chữ e vừa dễ viết, vừa dễ đọc nhất nhưng khi lên báo thì bị lược đi đoạn sau, thế là thành chưa hợp lý. Em thấy từ trước đến giờ, những phát biểu của GS Cương rất chính xác đúng như danh hiệu GS Toán học của ông và em rất kính trọng ông ở cái tâm và cái tài.
Về đơn vị tính thì theo em 4x8 hay 8x4 khi ghép đơn vị vào thì cũng đều ra đơn vị là gà, 2 phép tính này kết quả hoàn toàn giống nhau nhưng ở đây cái người ta muốn quan tâm là tính logic trong suy nghĩ, 8 con gà gấp lên 4 lần thì là 8 con gà x 4 chứ không phải là 4 x 8 con gà (số bị nhân và số nhân).
Còn về trật tự trong phép nhân, có lẽ cụ và thầy giáo Trần Phương hay đọc tài liệu tiếng Anh nên suy nghĩ hơi ngược. Từ trước đến giờ em được học thì đều là 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 4, tiếng Anh là 4 times 8.
Vấn đề là các cụ PGS TS đang lấy cái quy ước hẹp ( chả hiểu từ đâu) ở cấp 1 để phán cái rộng hơn, tổng quát hơn cấp 2( hoặc lớp trên) là sai!
Không thể cấp 1 bảo sai cấp 2 bảo đúng!
Nếu đồng ý với quy ước hẹp của cấp 1, tạm thời không dùng các cách tính khác thì phải huy động các ngành các cấp điều tra làm rõ..để nói với trẻ rằng tạm thời ta sẽ dùng cách tính dư lày dư lày, các phép tính khác hiện h các trẻ chưa cần quan tâm, chứ không phải là bẩu cái ngoài quy ước là sai, là không thể dư cụ giáo Cương, người mà cụ vẫn hằng kính trọng( Em nghĩ cụ cũng hết sức kính trọng anh Pu Tin ở nước Nga). Nhiều người nói khác cụ Cương đấy thây, và họ nói rõ ràng là có sức thuyết phục hơn cụ giáo Cương!
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Kiến thức nài em nhớ được học cách đây hơn 30 năm tưởng đã kinh, vậy mà giáo già Cương bảo bài toán gà có từ thời ông đi học nó mới khiếp chứ.
Hầu như kiến thức trong sách giáo khoa đều tham khảo SGK nước ngoài, thế nên, về cơ bản không quá khác biệt với bển đâu các cụ nhóe.
Bản cửu chương đã từng có vài lần thay đổi thứ tự phép nhân đảo chiều rồi đấy nhé, trước dịch từ sách Nga theo chuẩn, rồi lại đổi ngược đọc cho nó vần, dễ nhớ. Rồi lại đổi về như cũ nên cũng gây ra rất nhiều hiểu lầm. Nhưng dù thế nào thì bản cửu chương cũng chỉ là phép nhân con số, không có đơn vị kèm theo nên ít bị vặn vẹo
Từ thời mình đi học đúng là dạy như vậy. Nhưng khi làm bài ko có chuyện hỏi cách 1,2 là đúng/sai kiểu như bây giờ. và cũng chẳng có ai đặt vấn đề 4x8 có đúng ko. Nói chung chỉ có 1 cách dạy nên cũng chẳng có đứa nào dám thắc mắc.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,305
Động cơ
493,526 Mã lực
E tán thành ý kiến này, sao cứ dạy theo kiểu lối mòn làm mất tính sáng tạo, dần không phát huy sáng tạo mà chỉ chăm chăm xem ngừoi ra đề muốn thế nào! :(

Bài toán tính gà: Chân lý khoa học không phụ thuộc vào bậc học

(Dân trí) - "Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8".

Mấy ngày qua, bài toán tính gà đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Từ Australia, bạn đọc Nguyễn Nguyên Ngọc chia sẻ ý kiến dưới đây, xin trân trọng giới thiệu:

Tôi không thuộc thẩm quyền để đưa ra một kết luận nhằm kết thúc cuộc tranh luận này, nhưng tôi viết bài này với mong muốn chúng ta có thể chấm dứt cuộc tranh luận về “bài toán tính gà” tại đây. Trên quan điểm khoa học, người ra đề bài toán đã sai khi đưa ra hai đáp án cùng đúng trong một câu hỏi. Điều sai lầm trong tư duy ở đây là người ra đề và chấm bài đã cho rằng một chân lý khoa học sẽ sai ở bậc tiểu học, và sẽ đúng ở các bậc cao hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Cùng một chân lý khoa học, nhưng ở bậc học tiểu học, các em sẽ được tiếp cận bằng con đường đơn giản nhất, trực quan nhất, và khi tư duy và kiến thức của học sinh phát triển lên, người ta sẽ tiếp cận chân lý đó bằng con đường trừu tượng hơn, phổ quát hơn, nhưng cái kiến thức trừu tượng đó không phủ nhận lại kiến thức ban đầu.​

Tôi lấy ví dụ, khi các em mới học tính cộng, các em sẽ dùng những que tính và đếm số que trong tổng để đưa ra kết quả. Chẳng hạn thực hiện phép tính 4 + 4 + 4 + 4, các em sẽ chia các que tính ra thành 4 phần, mỗi phần 4 que rồi gộp chúng lại và đếm, nó sẽ ra 16. Vậy 4 + 4 + 4 + 4 =16. Nhưng khi các em học cao hơn, các em sẽ thực hiện phép nhân, 4 + 4 + 4 + 4 = 4x4 = 16. Và cao hơn nữa, các em có thể dùng phép lũy thừa, sẽ là 4x4 = 42 = 16.
Vậy về mặt khoa học, không thể ra một bài toán cho học sinh lớp 2 kiểu như: Trong các phép tính sau, phép tính nào đúng:
A/ 4 + 4 + 4 + 4 = 16
B/ 4x4 = 16
C/ 42 = 16​

Và rồi cho đáp án đúng là A/ với lý do các em chưa học phép nhân và phép lũy thừa. Xét về mặt khoa học, tất cả các đáp án đều đúng.

Quay trở lại bài toán tính gà, cả hai phương án A va B đều đúng. Nếu phương án A có áp dụng phép giao hoán mà các em chưa được học, thì người ra đề không được phép đưa ra ở đây, còn nếu đã đưa ra ở đây, thì hiển nhiên nó là một phương án đúng.​

Quan trọng hơn cả, phải hiểu rằng giáo dục là phải dạy cho học sinh lối tư duy và tiếp cận vấn đề trên nhiều khía cạnh. Không thể áp đặt các em theo kiểu 8x4 thì đúng còn 4x8 thì sai. Nếu ở nước ngoài, người ta chú trọng trau dồi tư duy phản biện (critical thinking) thì ở ta lại hay có khái niệm “luyện” như luyện thi, luyện viết chữ. Những cái luyện đó đưa học sinh đi đến một tư duy lối mòn, không có sáng tạo, kiểu như số gà phải là 8x4 chứ không thể là 4x8. Với những tư duy non trẻ được hình thành theo lối mòn đó thì lên cao hơn làm sao các em có những suy nghĩ, phát kiến táo bạo để khám phá và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, trong khoa học?​
 

one way

Xe hơi
Biển số
OF-147459
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
154
Động cơ
360,940 Mã lực
quan trọng là kết quả thôi...theo em tức là muốn giáo dục để học sinh xác định chủ thể chính là con gà chứ ko phải cái chuồng..nên 8x4 nghe hợp lý ấy mà
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Ô thế cụ TrongNghia là PV đang đưa tin từ nước Nga đây à?

Vấn đề là các cụ PGS TS đang lấy cái quy ước hẹp ( chả hiểu từ đâu) ở cấp 1 để phán cái rộng hơn, tổng quát hơn cấp 2( hoặc lớp trên) là sai!
Không thể cấp 1 bảo sai cấp 2 bảo đúng!
Nếu đồng ý với quy ước hẹp của cấp 1, tạm thời không dùng các cách tính khác thì phải huy động các ngành các cấp điều tra làm rõ..để nói với trẻ rằng tạm thời ta sẽ dùng cách tính dư lày dư lày, các phép tính khác hiện h các trẻ chưa cần quan tâm, chứ không phải là bẩu cái ngoài quy ước là sai, là không thể dư cụ giáo Cương, người mà cụ vẫn hằng kính trọng( Em nghĩ cụ cũng hết sức kính trọng anh Pu Tin ở nước Nga). Nhiều người nói khác cụ Cương đấy thây, và họ nói rõ ràng là có sức thuyết phục hơn cụ giáo Cương!
 

vinatrans

Xe tăng
Biển số
OF-158435
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,166
Động cơ
358,030 Mã lực
Nơi ở
Làng 8
Bài này chắc PV phải hỏi anh Châu thì mới hết cãi nhau.
 

vinatrans

Xe tăng
Biển số
OF-158435
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,166
Động cơ
358,030 Mã lực
Nơi ở
Làng 8
Mà con em đang học lớp 2 chỉ học đến bảng nhân 5. Bài toán nếu đúng như chủ biên là phải là 8x4. Các cháu chưa học nhá. Bố các cháu biết đc.. Hazzzz
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
689
Động cơ
600,183 Mã lực
Vấn đề là các cụ PGS TS đang lấy cái quy ước hẹp ( chả hiểu từ đâu) ở cấp 1 để phán cái rộng hơn, tổng quát hơn cấp 2( hoặc lớp trên) là sai!
Không thể cấp 1 bảo sai cấp 2 bảo đúng!
Nếu đồng ý với quy ước hẹp của cấp 1, tạm thời không dùng các cách tính khác thì phải huy động các ngành các cấp điều tra làm rõ..để nói với trẻ rằng tạm thời ta sẽ dùng cách tính dư lày dư lày, các phép tính khác hiện h các trẻ chưa cần quan tâm, chứ không phải là bẩu cái ngoài quy ước là sai, là không thể dư cụ giáo Cương, người mà cụ vẫn hằng kính trọng( Em nghĩ cụ cũng hết sức kính trọng anh Pu Tin ở nước Nga). Nhiều người nói khác cụ Cương đấy thây, và họ nói rõ ràng là có sức thuyết phục hơn cụ giáo Cương!
Không phải là cứ nhiều người thì ý kiến là đúng, em thì thấy phần đông đều suy nghĩ theo kiểu tùy tiện kiểu như tôi thích làm thế nào thì làm, miễn ra được kết quả đúng là được mà không quan tâm đến tính hiệu quả, logic của phương án. Bây giờ cụ bảo con cụ ăn hết 2 bát cơm, 1 đĩa thịt, 1 bát nước chấm nó bê bát nước chấm lên làm ực phát rồi xơi đĩa thịt, sau đó ngồi nhai cơm nhạt thì cụ có chửi nó ngu không? Ngay như cách suy luận của cụ em đã thấy tùy tiện rồi, em đưa ví dụ về Putin cũng vì mới đọc tin tức về vụ đó mà cụ lại suy ra là em kính trọng Putin. Thực ra, em cũng nể Putin nhưng để kính trọng thì ngoài cái Tài còn phải cần cái Tâm. Còn như GS Cương, cả nước này cũng chả có mấy người suy nghĩ được như ông ấy và những người đó cũng chưa thấy nói gì, những ý kiến của những người như cụ thì đối với em có cả tỷ cũng chẳng bằng một ý kiến của GS Cương, thế nên em xin phép miễn tranh luận với cụ vì em cũng "không bằng" cụ.
Ô thế cụ TrongNghia là PV đang đưa tin từ nước Nga đây à?
Cụ cũng đoán tùy tiện quá! Mời cụ vào box về Ukraina nghe các cụ ấy đưa tin!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top