- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 11,355
- Động cơ
- 459,337 Mã lực
'Tam Quốc diễn nghĩa' – Lật tẩy 99 tình tiết ...bịa đặt (mời các cụ thẩm định)
https://www.baomoi.com/tam-quoc-dien-nghia-lat-tay-99-tinh-tiet-bia-dat/c/19840052.epi
Cùng với Thủy Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu mộng, “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung là một cuốn tiểu thuyết lịch sử xuất hiện cuối Nguyên đầu Minh, thế kỷ XV viết về “Tam Quốc”, tức ba nước Ngụy, Thục, Ngô cùng tồn tại trong “thế chân vạc” trong khoảng 60 năm – đã khiến bao thế hệ độc giả say mê. Tuy nhiên...
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã chỉ ra rằng, có lẽ để tạo nên sự hấp dẫn của bộ tiểu thuyết nên La Quán Trung đã hư cấu và bịa đặt nhiều tình tiết hoặc “đem râu ông nọ cắm cằm bà kia” khiến nhiều người hiểu sai về lịch sử, thậm chí gây nên những rắc rối, như việc hậu duệ của một số nhân vật lịch sử còn đề nghị nhà nước Trung Quốc cần minh oan, bình phản cho cha ông họ…Dưới đây là 99 tình tiết hư cấu, bịa đặt đó.
Chém ai, ai chém?
“Tam Quốc diễn nghĩa” có tích Quan Công chém Nhan Lương, Văn Sú tuy đúng là Quan Công chém Nhan Lương, nhưng Văn Sú lại là do một tướng của Tào Tháo giết chứ không phải Quan Công. Cũng không phải Trương Phi đánh Đốc bưu, người đánh Đốc bưu là Lưu Bị.
Truyện nói ở Từ Châu, Quan Vũ chém Xa Trụ, Cổ Thành giết Thái Dương nhưng thực tế trong lịch sử, đó là chiến tích của Lưu Bị. Bạn đọc cũng mê mẩn đoạn “Qua 5 ải chém 6 tướng” nhưng thực tế, 5 cửa quan này cách nhau rất xa và chả liên quan gì đến nhau, hoàn toàn là tình tiết được La Quán Trung... bịa ra.
Quan Vũ sau khi bỏ Tào Tháo đi, trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị, không hề có chuyện qua 5 cửa ải chém 6 tướng. Mà 6 tướng bị chém cũng không có thật. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, 6 tướng bị Quan Vũ chém là Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỉ, Vương Thực, Tần Kỳ; nhưng những cái tên này đều không có ghi trong sách sử.
Tên họ đều được hư cấu, xuất hiện trong “Tam Quốc diễn nghĩa” với “nhiệm vụ” duy nhất là “nhận” lưỡi đao của Quan Vũ.
“Chém Hoa Hùng rượu còn nóng” cũng là tích hay nhưng thực ra Hoa Hùng bị chết bởi tay Tôn Kiên. “Tam Quốc diễn nghĩa” cho Tôn Kiên bị Hoa Hùng đánh bại rồi Quan Vũ lên ngựa ra chém Hoa Hùng, chạy về chén rượu uống dở vẫn còn nóng...là sự đề cao Quan Vũ nhưng... thật bất công đối với Tôn Kiên.
Sự thật “Tam anh chiến Lã Bố”
Lã Bố thực ra là bị Tôn Kiên đánh lui, Công Tôn Toản không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác nên Lưu, Quan, Trương cũng không tham gia, tức là không hề có chuyện “Hổ Lâu quan, tam anh chiến Lã Bố” trong lịch sử.
Theo chính sử ghi chép, sau khi Lưu Bị tới Từ Châu, đóng quân ở thành Tiểu Bái chứ không ở Hạ Bì. Khi quân Tào đánh Tiểu Bái, Lưu Bị bại trận bỏ chạy, phu nhân bị bắt ở đây, chứ không phải theo Quan Vũ đầu hàng ở Hạ Bì. Cũng tức là, khi Quan Vũ đầu hàng không hề có “nhị tẩu” ở bên.
Trong chính sử không hề ghi chép chuyện “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào” và xem nhau như anh em. Thực tế thì Quan Vũ nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi.
Mấy người “hỏi tội Đổng tặc”?
“Tam Quốc diễn nghĩa” nói, 18 lộ chư hầu hỏi tội Đổng Trác nhưng thực tế chỉ có 13 người là Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Bưu, Lưu Đại, Vương Khuông, Viên Thiệu, Trương Mạc, Kiều Mạo, Viên Di, Bão Tín, Trương Siêu, Tôn Kiên và Tào Tháo.
Còn Khổng Dung khi đó đang bận đối phó giặc Khăn Vàng không thể phân thân đi “thảo Đổng”; Đào Khiêm khi đó cũng chỉ góp một ít vàng bạc chứ không tham gia chiến dịch; Mã Đằng khi ấy chưa chiêu an, sao có thể tham gia hàng ngũ liên minh?
Công Tôn Toàn thì phải đối phó Ô Hoàn cũng không thể tham gia. Còn Trương Dương khi ấy giống như Lưu Bị, chưa là một thế lực, Lưu Bị cũng chỉ tham gia trong đội quân của người khác.
Chu Du cũng chẳng mưu trí lừa được Tưởng Cán. Thực tế Tưởng Cán du thuyết Chu Du không thành, trở về ca ngợi Chu Du thông minh rộng lượng, không có chuyện trúng kế. Vả lại chuyện này xảy ra mấy năm trước khi diễn ra trận Xích Bích, chỉ là được La Quán Trung ghép vào cho thêm hấp dẫn.
Đặc biệt, sử ghi việc ghép thuyền liên hoàn là quyết sách của Tào Tháo, Bàng Thống không có liên quan gì đến trận Xích Bích cả. Còn về Từ Thứ, trong chính sử ghi chép rất ít. Ông chỉ là khách vô danh, không phải là nhân vật thông minh quan trọng, thậm chí cũng không có chuyện Tào Tháo Nam chinh; Lưu Bị, Gia Cát Lượng và Từ Thứ chạy về phía Nam, mẹ Từ Thứ bị bắt trong đám loạn quân, thế là Từ Thứ cáo biệt Lưu Bị vào Tào doanh như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Ai “hỏa thiêu gò Bác Vọng”?
Thực ra, trận thắng quân Tào này hoàn toàn là chiến công của Lưu Bị, chả liên quan gì đến Gia Cát Lượng bởi trận này xảy ra năm Kiến An thứ 7, trong khi năm Kiến An thứ 12 Gia Cát Lượng mới “xuất sơn” theo Lưu Bị. “Dốc Trường Bản Triệu Vân bảy lần vào bảy lần ra” cũng là một...tích bịa. Chuyện Triệu Vân hộ tống già trẻ rút lui rất bình thường. Ông chỉ là một trong 5 hổ tướng thời Tam Quốc, công trạng không có gì nổi bật.
Trương Phi thét làm Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết ở cầu Trường Bản hoàn toàn là tình tiết viết theo kiểu khoa trương, không có trong thực tế. Cũng không hề có chuyện “Khổng Minh thiệt chiến quần nho”. Đúng là có chuyện Gia Cát Lượng gặp Tôn Quyền, còn các chuyện “Thiệt chiến quần nho”, “Quần anh hội”, “Khổ nhục kế”, “Liên hoàn kế” đều là... hư cấu.
Chính sử ghi chép: Cam Phu nhân và My phu nhân đều an toàn không hề hấn gì ở Đương Dương, cho nên không hề có chuyện Triệu Vân đạp tường lấp giếng như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
https://www.baomoi.com/tam-quoc-dien-nghia-lat-tay-99-tinh-tiet-bia-dat/c/19840052.epi
Cùng với Thủy Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu mộng, “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung là một cuốn tiểu thuyết lịch sử xuất hiện cuối Nguyên đầu Minh, thế kỷ XV viết về “Tam Quốc”, tức ba nước Ngụy, Thục, Ngô cùng tồn tại trong “thế chân vạc” trong khoảng 60 năm – đã khiến bao thế hệ độc giả say mê. Tuy nhiên...
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã chỉ ra rằng, có lẽ để tạo nên sự hấp dẫn của bộ tiểu thuyết nên La Quán Trung đã hư cấu và bịa đặt nhiều tình tiết hoặc “đem râu ông nọ cắm cằm bà kia” khiến nhiều người hiểu sai về lịch sử, thậm chí gây nên những rắc rối, như việc hậu duệ của một số nhân vật lịch sử còn đề nghị nhà nước Trung Quốc cần minh oan, bình phản cho cha ông họ…Dưới đây là 99 tình tiết hư cấu, bịa đặt đó.
Chém ai, ai chém?
“Tam Quốc diễn nghĩa” có tích Quan Công chém Nhan Lương, Văn Sú tuy đúng là Quan Công chém Nhan Lương, nhưng Văn Sú lại là do một tướng của Tào Tháo giết chứ không phải Quan Công. Cũng không phải Trương Phi đánh Đốc bưu, người đánh Đốc bưu là Lưu Bị.
Truyện nói ở Từ Châu, Quan Vũ chém Xa Trụ, Cổ Thành giết Thái Dương nhưng thực tế trong lịch sử, đó là chiến tích của Lưu Bị. Bạn đọc cũng mê mẩn đoạn “Qua 5 ải chém 6 tướng” nhưng thực tế, 5 cửa quan này cách nhau rất xa và chả liên quan gì đến nhau, hoàn toàn là tình tiết được La Quán Trung... bịa ra.
Quan Vũ sau khi bỏ Tào Tháo đi, trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị, không hề có chuyện qua 5 cửa ải chém 6 tướng. Mà 6 tướng bị chém cũng không có thật. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, 6 tướng bị Quan Vũ chém là Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỉ, Vương Thực, Tần Kỳ; nhưng những cái tên này đều không có ghi trong sách sử.
Tên họ đều được hư cấu, xuất hiện trong “Tam Quốc diễn nghĩa” với “nhiệm vụ” duy nhất là “nhận” lưỡi đao của Quan Vũ.
“Chém Hoa Hùng rượu còn nóng” cũng là tích hay nhưng thực ra Hoa Hùng bị chết bởi tay Tôn Kiên. “Tam Quốc diễn nghĩa” cho Tôn Kiên bị Hoa Hùng đánh bại rồi Quan Vũ lên ngựa ra chém Hoa Hùng, chạy về chén rượu uống dở vẫn còn nóng...là sự đề cao Quan Vũ nhưng... thật bất công đối với Tôn Kiên.
Sự thật “Tam anh chiến Lã Bố”
Lã Bố thực ra là bị Tôn Kiên đánh lui, Công Tôn Toản không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác nên Lưu, Quan, Trương cũng không tham gia, tức là không hề có chuyện “Hổ Lâu quan, tam anh chiến Lã Bố” trong lịch sử.
Theo chính sử ghi chép, sau khi Lưu Bị tới Từ Châu, đóng quân ở thành Tiểu Bái chứ không ở Hạ Bì. Khi quân Tào đánh Tiểu Bái, Lưu Bị bại trận bỏ chạy, phu nhân bị bắt ở đây, chứ không phải theo Quan Vũ đầu hàng ở Hạ Bì. Cũng tức là, khi Quan Vũ đầu hàng không hề có “nhị tẩu” ở bên.
Trong chính sử không hề ghi chép chuyện “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào” và xem nhau như anh em. Thực tế thì Quan Vũ nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi.
Mấy người “hỏi tội Đổng tặc”?
“Tam Quốc diễn nghĩa” nói, 18 lộ chư hầu hỏi tội Đổng Trác nhưng thực tế chỉ có 13 người là Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Bưu, Lưu Đại, Vương Khuông, Viên Thiệu, Trương Mạc, Kiều Mạo, Viên Di, Bão Tín, Trương Siêu, Tôn Kiên và Tào Tháo.
Còn Khổng Dung khi đó đang bận đối phó giặc Khăn Vàng không thể phân thân đi “thảo Đổng”; Đào Khiêm khi đó cũng chỉ góp một ít vàng bạc chứ không tham gia chiến dịch; Mã Đằng khi ấy chưa chiêu an, sao có thể tham gia hàng ngũ liên minh?
Công Tôn Toàn thì phải đối phó Ô Hoàn cũng không thể tham gia. Còn Trương Dương khi ấy giống như Lưu Bị, chưa là một thế lực, Lưu Bị cũng chỉ tham gia trong đội quân của người khác.
Chu Du cũng chẳng mưu trí lừa được Tưởng Cán. Thực tế Tưởng Cán du thuyết Chu Du không thành, trở về ca ngợi Chu Du thông minh rộng lượng, không có chuyện trúng kế. Vả lại chuyện này xảy ra mấy năm trước khi diễn ra trận Xích Bích, chỉ là được La Quán Trung ghép vào cho thêm hấp dẫn.
Đặc biệt, sử ghi việc ghép thuyền liên hoàn là quyết sách của Tào Tháo, Bàng Thống không có liên quan gì đến trận Xích Bích cả. Còn về Từ Thứ, trong chính sử ghi chép rất ít. Ông chỉ là khách vô danh, không phải là nhân vật thông minh quan trọng, thậm chí cũng không có chuyện Tào Tháo Nam chinh; Lưu Bị, Gia Cát Lượng và Từ Thứ chạy về phía Nam, mẹ Từ Thứ bị bắt trong đám loạn quân, thế là Từ Thứ cáo biệt Lưu Bị vào Tào doanh như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Ai “hỏa thiêu gò Bác Vọng”?
Thực ra, trận thắng quân Tào này hoàn toàn là chiến công của Lưu Bị, chả liên quan gì đến Gia Cát Lượng bởi trận này xảy ra năm Kiến An thứ 7, trong khi năm Kiến An thứ 12 Gia Cát Lượng mới “xuất sơn” theo Lưu Bị. “Dốc Trường Bản Triệu Vân bảy lần vào bảy lần ra” cũng là một...tích bịa. Chuyện Triệu Vân hộ tống già trẻ rút lui rất bình thường. Ông chỉ là một trong 5 hổ tướng thời Tam Quốc, công trạng không có gì nổi bật.
Trương Phi thét làm Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết ở cầu Trường Bản hoàn toàn là tình tiết viết theo kiểu khoa trương, không có trong thực tế. Cũng không hề có chuyện “Khổng Minh thiệt chiến quần nho”. Đúng là có chuyện Gia Cát Lượng gặp Tôn Quyền, còn các chuyện “Thiệt chiến quần nho”, “Quần anh hội”, “Khổ nhục kế”, “Liên hoàn kế” đều là... hư cấu.
Chính sử ghi chép: Cam Phu nhân và My phu nhân đều an toàn không hề hấn gì ở Đương Dương, cho nên không hề có chuyện Triệu Vân đạp tường lấp giếng như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.