Với tư cách, uy danh nổi tiếng như Gia Cát Lượng, nhưng thử hỏi ông Lượng ông đã làm được gì ? Đối với chủ là Lưu Bị, ông không phải là nhân vật tối quan trọng, đối với tư cách 1 vị tướng, ông cũng không đánh 1 trận nào lớn cả, để đánh bại quân chủ lực của đối phương hay chiếm vùng đất nào lớn. Đối với vai trò quân sư, ông cũng không thể hiện được gì. Về quân sự, ông ta 6 lần ra Kì Sơn mà chả nên cơm cháo gì. Rồi chính trị trong nước, sau khi ông ta chết, lại dặn tay học trò lại đánh nhiều lần nữa, hệ quả là nước Thục kiệt quệ, kiệt quệ về nhân lực, vật lực, và thiếu cả nhân tài.
Người như thế, làm thừa tướng 1 nước, dĩ nhiên là giỏi, không phải bàn cãi, nhưng tới mức huyền thoại, kiểu Gia Cát Lượng đánh đâu thắng đó, rồi tính toán như thần là sai lầm hoàn toàn.
Theo tôi, ngày xưa việc học chữ ở châu Á chỉ có 1 số ít người biết thì phải. Hệ quả là dân gian Tàu và Việt chỉ biết những chuyện này qua lời kể. Và việc họ huyền thoại những nhân vật này là đúng. Vì có được đọc sách nào khác đâu, được phân tích, đươc giảng giải đâu. Việc phân tích, giảng giải về chiến thuật, chiến lược hình như chỉ dành riêng cho vua chúa và quí tộc.
Những quân sư hàng đầu Tam Quốc phải là Quách Gia, Giả Hủ, nhất là tay Giả Hủ này rất ít người biết, nhưng thấy ông ta là mưu thần đạt tới tầm rất cao.
-Giả Hủ đã phục vụ Đổng Trác, nhờ thế mà Trác mới bá đạo như vậy. Có lần Viên Thiệu đình cầm quân đánh Trác, Trác sợ, Hủ mới bày kế cho quân đi đi lại lại, Thiệu tưởng Trác đông quân sợ không dám đánh.
-Giả Hủ bày mưu cho Lý Thôi chiếm Trường An.
-Giả Hủ bày mưu cho Trương Tú, suýt giết, nghĩa là Tào may mắn mới thoát, được Tào Tháo. (việc mà ít nhân vật làm đc,)
-Giả Hủ theo Tào, hiến kế cho Tào đánh bại Viên Thiệu, Mã Siêu,..
người như thế mới là quân sư bá đạo, đâu phải như Gia Cát lượng.