[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mang con JH-7A này lên tàu rồi chất đầy vũ khí cho nó, nó có cất cánh được không mới là điều quan trọng.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nếu em nhớ không nhầm thì hiên nay máy bay trên liêu ninh vẫn đang cất cánh không có vũ khí hay sao ý các cụ nhỉ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
[Tìm Hiểu ] Mig-29K - Đôi cánh hải quân Nga và Ấn Độ​

Phần 1
1.Giới thiệu chung :
Trong cuộc đối đầu của 2 nhà phát triển máy bay hàng đầu Nga là Sukhoi và MiG ( Mikoyan ) nhằm chọn ra máy bay chiến đấu hải quân được thiết kế cho tàu sân bay ( air carrier ) Kuznetsov và các tàu sân bay tương lai , xuất hiện 2 loại máy bay chiến đấu chính là Mig-29K và Su-33
Máy bay tiêm kích một chỗ ngồi Mig-29K được phát triển là máy bay tiêm kích thế hệ 4++ , có khả năng phòng không cho các đơn vị hải quân , tiêu diệt các mục tiêu mặt đất , mặt nước bằng vũ khí chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết ( all-weather )
Tham gia chương trình Mig-29K/KUB là các hãng công nghiệp hàng không hàng đầu của Nga: ОАО Klimov (phát triển và sản xuất lô động cơ thử nghiệm RD 33МК), ОАО MMP V.V Chernyshev (sản xuất lô động cơ sản xuất loạt RD 33МК), ОАО Korporatsia Fazotron-NIIR (phát triển và sản xuất radar Zhuk-ME), Trung tâm khoa học sản xuất liên bang RPKB (tích hợp hệ thống avionics, phát triển các bộ phận của hệ thống avionics).

2. Lịch sử phát triển :

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 877x436.
Loại MiG-29K đầu tiên (ký hiệu nhà máy là izdelie 9-31) được OKB A.I. Mikoyan (nay là Trung tâm kỹ thuật OKB A.I. Mikoyan) bắt đầu phát triển máy bay tiêm kích-bom hạng nhẹ trên cơ sở MiG-29M năm 1984 để trang bị cho tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Projekt 1143.5 Tbilisi (nay là tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Đô đốc Kuztnetsov) và sử dụng song song với loại tiêm kích hạng nặng, đắt tiền hơn là Su-27К (Su-33). Đây sẽ là máy bay tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay theo cách thông thường, tức là có chạy đà cất/hạ cánh. Trước đó, Hải quân Liên Xô/Nga không có loại máy bay tương tự lẫn các tàu sân bay có thể chở chúng.
Mẫu chế thử MiG-29K thực hiện chuyến bay đầu ngày 23.7.1988, bắt đầu được thử nghiệm quốc gia năm 1991, song không hoàn thành và được nhận vào trang bị vào năm 1993. 2 mẫu chế thử MiG-29К (izdelie 9-31) đã thực hiện tổng cộng hơn 420 chuyến bay, trong đó có gần 100 chuyến bay trên tàu.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 882x393.

Mẫu thử nghiệm Mig-29K 1988 ( Phù hiệu : 311 Đen )

Mẫu thử nghiệm Mig-29K ( Phù hiệu : 312 Xanh ) được giới thiệu công khai ở MASK 1992

Phiên bản Mig-29K ver1 ( 1988 ) được xây dựng trên khung sườn mẫu Mig-29M với 1 số điều chỉnh lớn :
1. Sải cánh ( wingspan ) được thiết kế tăng lên 12m , diện tích cánh cũng tăng lên 42m3 nhằm đảm bảo khả năng tăng tốc trong quãng đường ngắn
Cánh có khả năng xếp gọn ( lúc xếp đạt 7m ) và khung sườn thu nhỏ lại ( từ 17.25m -15.1m ) đủ khả năng xếp gọn trong hangar
Khác biệt so với Su-33 là chỉ có cánh xếp gọn ( wing fold ) tương tự F-18 trong khi đó Su-33 phải xếp cả cánh lẫn cánh đuôi ( wing and tail fold )
So sánh trong các Navy Fighter : Su-33 , F-18 , Mirage , Hawk và Super Éterdand thì Mig-29 có khả năng xếp cánh gọn nhất (7m)
2. Hệ thống hãm phanh ( langding gear ) được gia cố có thể chịu dc áp lực sàn đạt 285psi , ngoài ra bánh đà máy bay có thể quay ngang 90 độ nhằm giúp pilot có thể quan sát dễ dàng dưới sự chỉ huy của không lưu viên ( LSO – landing signal officer )
Điểm đáng chú ý là máy bay thiết kế thêm thùng nhiên liệu khí động học trên phần lường cánh ( LEXRes – phần tiếp giáp thân và đầu máy bay ) , internal fuel ( nhiên liệu bên trong ) đạt 5.720 lít ~ 4.460kg
Phiên bản Mig-29SMT có thể thừa hưởng tính năng này
Máy bay có thể mang 3 drop-tank ( thùng nhiên liệu rời ) đạt 6.500kg ( 14.000lbs ) , thậm chí Mig-29K còn được trang bị 1 thiết bị tiếp nhiên liệu rời ( UPAZ-1A pod ) có khả năng giúp 2 Mig-29K tiếp nhiên liệu lẫn nhau
Bán kính chiến đấu (combat radius ) của Mig-29K nếu sử dụng nhiên liệu thân ( internal fuel ) đạt 850km , 1 drop-tank đạt 1050km và 3 drop-tank đạt 1300km
Khả năng tuần tiễu kiêm hộ tống ( CAP – combat air patrol ) của Mig-29K trong phạm vi 250km tính tâm từ tàu sân bay có thể đạt 3 tiếng trên không
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 876x541.

Vòi tiếp liệu của Mig-29
3. Hệ thống điện tử và cảm biến :
Nhằm có thể đáp chính xác trên tàu sân bay , Mig-29K được thiết kế 1 hệ thống định vị tọa độ ( navigation system ) SN-K Oozel (Knot ) tích hợp với hệ thống đáp của tàu Lunar-3 và cáp hãm S-2
Radar : Mig-29K vẫn sử dụng lại radar RTPK-29 ( NATO : Slot Back ) pulse Doppler có khả năng lock down/shoot down , khả năng quét 1 mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ( tracking ) đạt 87km và khóa mục tiêu ( lock-down ) ở 37km , bám được 10 mục tiêu trên băng tần L ( 54nm ) , có khả năng chống jamming và quét mặt đất ( ground-mapping )
Ngoài ra Mig-29K còn được trang bị thiết bị cảm biến quang học và hồng ngoại ( IRST ) :OLS-29 có khả năng bám tín hiệu nhiệt của máy bay địch , hệ thống RWR Sirena-3 và IFF radio SRZO-2
4. Động cơ :
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 875x416.
Mig-29K được trang bị 2 động cơ RD-33K turbofan có khả năng đẩy 19.400lbs x2 , tỉ lệ thrust to weight đạt 1.1 điều khiển bằng thủy lực
Khả năng chịu tải lý thuyết đạt 9 G-Load ( hệ số chịu tải ) , góc ngẩng 26 độ AoA , nếu chiến đấu đạt 6 G-Load , góc ngẩng 20 độ AoA
5. Vũ khí và khả năng chiến đấu:
Mig-29K có khả năng bắn 26 loại vũ khí khác nhau của Liên Xô thiết kế từ tên lửa đối không như R-23 , R-27 , R-60 đến R-73 cho đến tên lửa đối hạm Kh-31 và đối đất Kh-22 chia đều trên 7 mấu cánh ( hard-point )
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x681.

So sánh với 12 mấu cứng của Su-33 ( Flanker-D )

( còn tiếp )
Tham khảo :
Mig-29 Fulcrum - Yefim Gordon
Mig-29 Fulcrum vol 41 - WarbirdTech -Yefim Gord and Peter Davison
Air International Magazine July


Phần 2
Sự hồi sinh của Mig-29K​


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x682.

Giới thiệu chung :
Chương trình Mig-29K/KUB phiên bản mới được khởi động lại từ 2004 với hợp đồng bán 16 chiếc Mig-29K cho Ấn Độ , tiếp tục bán 29 chiếc Mig-29K/KUB vào năm 2010 để trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya được trang bị thành phi đội Mig-29K “ Black Panther – báo đen “
Cùng lúc đó Nga quyết định thay thế phi đội Su-33 già cỗi bằng chương trình sắm mới 20 chiếc Mig-29K và 4 chiếc Mig-29KUB nhằm tái lập trung đoàn phi cơ hải quân 279 ( 279th Carrier-borne Fighter Regiment (KIAP) . Đơn vị này sẽ tác chiến bằng Mig-29 trên tàu sân bay Kuznetsov , 4 chiếc đầu tiên sẽ được giao đầu năm 2013 và thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm bay 929 ở Akhtubinsk và hoàn tất hợp đồng vào 2015 . RAC MiG khẳng định Mig-29K thế hệ mới sẽ vượt trội Su-33

Quote:
Có sự nhầm lẫn tai hại hoặc bãi rác wiki vẫn chưa cập nhật kịp thời khiến 1 số con giời húp cám , cái ảnh Mig-29K sơn xanh của wiki là bản đầu tiên của Mig-29K ver2 , Mig-29KUB 941 được thử nghiệm cấp độ nhà máy của RAC MiG , do phi công Mikhail Diorditsa ( phong tặng danh hiệu Anh Hùng Nga - Hero Russia ) và 1 bản nữa là Mig-29KUB 947 do phi công Oleg Mutovin cũng là anh hùng Nga ( bản này đã bị rớt ở Akhtubinsk vào tháng 6/2011 )
Các thông số trên wiki đều là bản pre-product đầu khác biệt hoàn toàn với các bản Mig-29Kver2 thế hệ sau và nhất là các bản Mig-29K đang thử nghiệm trên tàu INS Vikramaditya , nên ai thắc mắc sao thông số kỹ thuật khác thế thì đọc dòng này nhá
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x680.

Những nâng cấp mới :
Về phần khí động học :
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 706x520.

Mig-29K phiên bản mới tiếp tục làm gọn hơn nữa : wingspan chỉ còn 11m , diện tích cánh còn 38m2 để phù hợp với các tàu sân bay STOBAR cỡ trung bình
Điểm đáng chú ý ở phiên bản Mig-29K ver2 là sự xuất hiện tấm Krueger (Krueger flap ) ở cánh đuôi , điều này giúp máy bay cải thiện ổn định ở tốc độ thấp và giúp giảm dao động khi trượt xuống đường băng tàu sân bay


Cơ cấu Krueger flap

Tail-hook ( thanh móc ) được thiết kế mới để gắn vào hệ thống thủy lực nằm ở phần đuôi máy bay (beaver tail ) . Phiên bản Mig-29K bắt đầu chú trọng việc chống ăn mòn và các cấu kiện kim loại bằng cách sơn 1 loại sơn đặc biệt để chống ăn mòn trong môi trường biển , ngoài ra air-frame được thiết kế khoảng 15% chi tiết từ composit
Mig-29K tăng lên đáng kể việc mang nhiên liệu với 11.463lbs ( 5200kg ) so với phiên bản cũ chỉ 4600kg nhiên liệu . Tăng thêm 950l nhiên liêu nhờ gắn thêm một thùng nhiên liêu khí động học trên sống lưng ngay sau cookpit giúp tầm bay với chỉ nhiên liệu bên trong tăng từ 850km lên 1700km
Drop-tank 2150l nhiên liệu thế hệ mới cũng được giới thiệu bên canh drop-tank thế hệ cũ 1.150l , máy bay có thể mang dc 4 drop-tank 1.150l với tầm bay đạt 3000km

Động cơ :

Mig-29K trang bị 2 động cơ thế hệ mới Klimov RD-33MK Sea Wasp với lực đẩy tổng lực ( max after-burner ) đạt 88.3kN (20,160lb) và 52.97kN (11,900lb) ở chế độ thông thường
RD-33MK SeaWasp là phiên bản cải tiến của dòng động cơ RD-33 series 3 , đây là phiên bản động cơ cực kì tiên tiến với hệ thống điều khiển kỹ thuật số FADEC (fully-automatic digital engine control ) và thiết kế lại hoàn toàn cánh quạt , máy nén áp suất cao , buồng đốt , turbin áp suất thấp ... để tăng lực đẩy và giảm khói ( no-smoke ) . Tuổi đời động cơ và thời gian khoảng cách 2 lần đại tu - time between overhauls (TBO) đến 4000h tương đương với dòng động cơ Saturn thế hệ mới như AL-41F
Hộp số KSA-33M được thiết kế lại với 2 module hoạt động độc lập ( 1 module gắn gần mạn phải động cơ và 1 cái bên dưới thân ) giúp nguồn điện APU của máy bay và hệ thống máy nén động cơ hoạt động tách rồi hoàn toàn . Turbine VK-100 được thiết kế để ống xả được nâng cao so với mặt sàn giúp sàn tránh nhiệt độ cao và cùng lúc xuất kích nhiều Mig-29K vẫn ko ảnh hưởng đến độ an toàn mặt sàn đường băng

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 733x539.

Sergei Korotkov , CEO của MiG trên vị trí WSO Mig-29KUB chuẩn bị xuất kích

Các cửa hút ( air-inlet ) của động cơ được trang bị lưới cảnh nhằm tránh ngoại vật tác động
MiG-29K/KUB còn được trang bị hệ thống điều khiển dây FBW ( fly by wire ) 4 kênh KSU-9.41 , hệ thống kiểm soát bay tự động và hệ thống đáp sàn thế hệ mới
Nói thêm về hệ thống đáp sàn mới của Mig-29K/KUB là Resistor-E , kỹ năng của pilot chỉ quyết định khoảng 50-60% khả năng rà trúng cáp còn lại cần phải hỗ trợ cao của thiết bị điện tử , với Resistor-E tăng cường thêm hệ thống đáp có sẵn trên boong là Luna-3 thì trong 2 năm có đến 218 vụ hạ cánh thành công ở tàu sân bay INS Vikramaditya . Điều này khó có thể đạt được với J-15 và Shilang




Hệ thống điện tử :

Bên trong canopy của Mig-29K

(còn tiếp )
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
F-35B có thể khiến đường băng "tan chảy" nếu hạ cánh thẳng đứng

(Soha.vn) - Siêu tiêm kích F-35B nhiều khả năng sẽ không thể trình diễn khả năng hạ cánh thẳng đứng tại triển lãm quốc phòng tổ chức tại Anh vào mùa hè năm nay.

Sắp tới sẽ có nhiều triển lãm hàng không lớn được tổ chức tại Anh trong mùa hè này. Trong đó, mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-35B, biến thể có thể cất và hạ cánh thẳng đứng trong dòng tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35, sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, khán giả có lẽ phải thất vọng khi biết rằng F-35B nhiều khả năng sẽ không thực hiện động tác hạ cánh thẳng đứng, điều mà chiến đấu cơ Harrier đã thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Người đứng đầu lực lượng Không quân thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, tướng Matthew Glavy cho biết nguyên nhân là do chương trình chưa thử nghiệm xong vật liệu dùng để bảo vệ đường băng khỏi nguy cơ bị "tan chảy" do luồng khí nóng hướng thẳng xuống dưới từ động cơ máy bay. Tuy nhiên, theo tờ Daily Beast (Mỹ), lời giải thích có phần đơn giản này không che giấu được 2 vấn đề lớn: mức độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chương trình F-35, và tính hữu dụng của khả năng hạ cánh thẳng đứng.

Tiêm kích F-35B​​
F-35B được thiết kế cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, và Anh dự kiến cũng sẽ mua mẫu này. Nó có thể cất cánh chỉ với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Những người ủng hộ chương trình cho rằng F-35B sẽ cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng những đường băng ngắn trên khắp thế giới, tăng khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng viễn chinh. Tuy nhiên, trong quá trình hạ cánh thẳng đứng, luồng phản lực từ động cơ hướng thẳng xuống mặt đất với nhiệt độ hơn 900 độ C.
Theo dữ liệu thử nghiệm của hải quân Mỹ, có 50% khả năng luồng phản lực này có thể gây bong, nứt lớp bê tông của đường băng chỉ với 1 lần hạ cánh, do nhiệt độ cao khiến độ ẩm trong bê tông bị hóa hơi và giãn nở cực nhanh. Trong khi đó, hãng Lockheed Martin, nhà thầu chính của F-35B, cho rằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa luồng phản lực của F-35B và Harrier là không đáng kể. Tuy vậy, Hải quân Mỹ vẫn quyết định dùng loại bê tông chịu nhiệt ở những địa điểm thử nghiệm, đồng thời đặt thêm 1 tấm nhôm bên trên để bảo vệ đường băng.

Trong quá trình hạ cánh thẳng đứng, luồng phản lực từ động cơ của F-35B hướng thẳng xuống mặt đất với nhiệt độ hơn 900 độ C.​​
Đó không phải là lần đầu tiên Lockheed Martin có vấn đề với thông tin do mình cung cấp. Năm ngoái, RAND, một công ty nghiên cứu quốc phòng tư nhân, đã kết luận rằng việc kết hợp 3 mẫu chiến đấu cơ của 3 quân chủng, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến, vào 1 chương trình chung Joint Strike Fighter (JSF) khiến chi phí tăng cao hơn nếu từng quân chủng phát triển máy bay riêng biệt. Đáp lại, Lockheed Martin cho rằng RAND sử dụng một số dữ liệu đã lạc hậu, mặc dù những dữ liệu này lại không được đưa vào bản báo cáo.
BÀI LIÊN QUAN

Một báo cáo hồi năm 2011 cho thấy chi phí vận hành của F-35A, phiên bản dùng cho không quân, cao hơn 40% so với F-16. Một quan chức cấp cao của chương trình khi đó cho rằng Lầu Năm Góc đã tính toán sai. Nhưng sau 3 năm, con số trên vẫn không thay đổi.​
F-35B được thiết kế để hoạt động từ những tàu hỗ trợ đổ bộ và những sân bay dã chiến. Một tàu hỗ trợ đổ bộ chỉ có thể chứa tối đa 6 chiếc F-35B, do đó khả năng hoạt động từ những sân bay dã chiến là rất cần thiết. Nhưng nếu vấn đề liên quan đến luồng khí nóng phản lực không được giải quyết thì khả năng này rất khó khả thi.​
Một giải pháp là dùng những tấm che bằng nhôm như trong quá trình thử nghiệm nhưng việc chuyên chở và lắp đặt chúng không hề dễ dàng. Mỗi tấm có kích thước 30m x 30m, nặng 30 tấn, gồm 400 bộ phận khác nhau và cần 2 người để lắp ráp.
Việc phải thêm vào những tấm chắn này sẽ làm tăng thêm gánh nặng hậu cần khi vận hành chiến đấu cơ nặng 25 tấn này, gấp đôi chiếc Harrier. Đặc biệt là trong điều kiện thời chiến, việc tiếp tế cho những sân bay dã chiến như vậy có thể rất nguy hiểm.

F-35B cất cánh trong đêm​​
Có thể hạn chế phần nào vấn đề trên nếu cho máy bay di chuyển với tốc độ chậm về phía trước cùng lúc với việc hạ cánh. Như vậy lượng nhiệt sẽ được phân tán ra một diện tích lớn hơn. Tuy vậy vẫn còn những vấn đề khác, như việc những mảnh vụn từ đường băng sân bay có thể bị luồng phản lực thổi tung lên và va đập vào lớp vỏ của máy bay, gây ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của nó.
Cho đến nay, Lầu Năm Góc vẫn chưa có kế hoạch thử nghiệm cho các trường hợp trên, và điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá khả năng thực sự của F-35B trong thực tế, nhất là khi mà phiên bản này tiêu tốn ít nhất 21 tỷ USD trong tổng số 55 tỷ USD ngân sách phát triển cho cả 3 phiên bản A, B và C. Chi phí sản xuất trung bình của một chiếc F-35B hiện cũng cao hơn mọi chiến đấu cơ đang được sản xuất hiện nay.​

Siêu tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ đáng bị đánh tụt hạng xuống “Thế hệ thứ 4”

Chủ nhật 01/06/2014 18:33
ANTĐ - Tạp chí “The Daily Beast” của Mỹ có bài phân tích về khiếm khuyết của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 “Lightning-2” của Mỹ, và cho rằng nó chỉ xứng đáng xếp vào “thế hệ thứ 4”.​
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, F-35 đã gặp phải một số lỗi kỹ thuật ngay trong giai đoạn thiết kế, trong đó lỗi nặng nhất chính là để cho một số radar của Nga và Trung Quốc phát hiện ra, hơn nữa 2 nước này đang ngày càng gia tăng số lượng các loại radar kỹ thuật cao.​
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, hệ thống áp chế radar đối phương lắp đặt trên máy bay tàng hình F-35 không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nó, hậu quả là rất có khả năng Mỹ phải nghiên cứu một loại máy bay chuyên dựng chế áp radar đối phương, để bảo đảm khả năng tàng hình cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.​
Cho nên, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đang hoài nghi việc Mỹ đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ để chế tạo một loại máy bay được đánh giá là “siêu hiện đại, siêu tối tân” như F-35, mà vẫn phải kè kè bên cạnh một loại máy bay gây nhiễu và chế áp điện tử, liệu có đáng tiền hay không?​
Thực tế, vấn đề khiếm khuyết tàng hình của F-35 đã bị chỉ ra từ rất lâu. Được biết, máy bay tiêm kích F-35 thế hệ mới dễ dàng bị radar siêu cao tần, bước sóng rất ngắn phát hiện ra.​
​​
Thiết bị đối phó với sự thăm dò của radar đối phương trên F-35 chủ yếu dùng chế áp các loại radar có bước sóng trong phạm vi 3cm, tính năng tàng hình của nó chỉ phát huy tác dụng mạnh nhất ở dải X-band và dải tần mà radar mạng pha điện tử APG-81 có thể bao trùm.​
Các chuyên gia tin rằng, khiếm khuyết chết người này không phải là lỗi thiết kế máy bay, mà là hậu quả của việc xây dựng tiêu chí kỹ thuật chưa phù hợp của Lầu Năm Góc.​
Radar băng VHF có khả năng thăm dò ra các thiết bị bay tàng hình điều này là hiển nhiên và Mỹ cũng biết điều đó ngay từ khi bắt đầu phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình F-35.​
Năm 1983, Phòng thí nghiệm Lincoln thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) từng đặt mua một trạm radar có bước sóng 45m dùng để mô phỏng trạm radar VHF 2D P-14 của Nga. Trạm radar P-14 bao gồm 3 biến thể là 1RL113 "Lena" (NATO định danh “Tall King A”) và 44Zh6 "Furgon" (Tall King B) và 5N84A “Oborona-14” của Nga.​
Chi nhánh công ty Lockheed Martin nằm ở FortWorth bang Texas đã đặc biệt lưu ý lắp ráp và nghiên cứu kỹ lưỡng biến thể cơ động 5N84A “Oborona-14”. Nhưng điều khiến cho các chuyên gia kinh ngạc chính là khi thiết kế tiêm kích tàng hình F-35, công ty Lockheed Martin lại không hề tham khảo những kinh nghiệm họ đã rút ra trước đây.​

​​
Chuyên gia kỹ thuật đã chỉ ra rằng, để đảm bảo tính năng tàng hình của máy bay ở dải sóng siêu cao tần, trước tiên phải loại bỏ phần cánh đuôi đứng, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, yêu cầu này và các tiêu chí kỹ thuật mà Nhà Trắng đặt ra cho F-35 rất khó có thể thực hiện toàn vẹn.​
Tổng chi phí dự án nghiên cứu máy bay tàng hình F-35 mà Lầu Năm Góc đặt mua của công ty Lockheed Martin vào khoảng trên 1,3 nghìn tỷ USD, là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất, nghiên cứu phức tạp nhất mà hiệu quả chưa chắc đã cao nhất trong lịch sử phát triển của không quân Mỹ.​
F-35 gồm tất cả 3 phiên bản để phục vụ cho Không quân, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, bước đầu dự kiến năm 2016 sẽ đi vào hoạt động. Giá khởi đầu cho chiếc F-35 là 75 triệu USD, nhưng đến nay nó đã lên tới hơn 100 triệu USD/chiếc và chưa có dấu hiệu ngừng leo thang về giá.​
Tờ “Взгляд” Nga đã bình luận, F-35 vốn phải “mất hết dấu vết” khi hoạt động ở không phận của đối phương, nhưng hiện nay xem ra, nó vẫn còn khuyết điểm rất lớn, để lộ hình dạng “rõ mồn một” trên màn hình radar đối phương. Điều này có thể hơi quá lời, nhưng quả thực, các hệ thống radar Nga và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng phát hiện ra F-35.​
​​
Ban đầu loại tiêm kích tàng hình này gánh vác niềm hy vọng của Lầu Năm Góc, kết quả ngày càng kém do số lượng hệ thống radar của Nga và Trung Quốc không ngừng gia tăng. Ngoài ra, nó còn có khiếm khuyết lớn nữa mà hiện Lockheed Martin vẫn chưa thể khác phục được.​
Tờ The Daily Beast cho rằng, F-35 thực sự không được tốt về phương diện chế áp sự thăm dò của radar đối phương, có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải đầu tư hàng trăm tỷ USD, để phát triển máy bay tấn công thế hệ mới, nhưng lại cần tới sự trợ giúp của một máy bay chuyên dụng để ngăn chặn radar của đối phương.​
Ngoài ra, F-35 còn “nổi tiếng” với hàng loạt những lỗi chết người trong quá trình thử nghiệm. Ví dụ như: Độ bền cơ học vật liệu chế tạo máy bay kém, kết cấu thiết kế bị lỗi, rò rỉ nhiên liệu, trục trặc phần mềm, hệ thống điện lực kém, lỗi động cơ…, khiến nó đã 9 lần bị đình chỉ bay sau 12 sự cố.​
Một số chuyên gia cho rằng, bản thân F35 bộc lộ những khuyết điểm lớn, nên nó chỉ xứng đáng được xếp vào thế hệ thứ 4, chứ không phải là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5. Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin đã từng cho rằng, tính năng F-35 không bằng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.​

 
Biển số
OF-147452
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
175
Động cơ
361,530 Mã lực
Nơi ở
14B1-048.03
vũ khí, khí tài quân sự hậu chiến tranh lạnh càng tối tân hơn
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Siêu máy bay tàng hình mà để ra đa của Ngố mí Khựa phát hiện thì đem vứt mệ nó đi chứ dùng chi cho tốn xèng :D
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
năm Mỹ đem F-22 ra okinawa cũng bị thằng triều báo là phát hiện đc =))
chả thấy mỹ phản ứng giề vì đường bay thằng triều đưa ra khá chuẩn =))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
năm Mỹ đem F-22 ra okinawa cũng bị thằng triều báo là phát hiện đc =))
chả thấy mỹ phản ứng giề vì đường bay thằng triều đưa ra khá chuẩn =))
Lại còn có vụ đấy nữa hả cụ ? thế thì bài báo gì của VN nói mang F-22 đến đe dọa bắc TT cũng chỉ để làm cảnh đâu có sai :))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
khả năng của f22 đến đâu ta khg biết vì mấy cuộc chiến vừa rồi nó vẫn nằm nhà bật điều hòa
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thằng nào bẩu JH7 hàng Tàu phú tốt đâu ?, cãi cậu hồi này chê khí tài Tàu !.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Đến ngộ độc với trẻ trâu với lều báo, cái gì gọi là sóng "siêu cao tần, bước sóng siêu ngắn" phát hiện tàng hình? Sóng VHF uh :)) vâng thưa các bạn trẻ trâu đang nghe FM radio 100 Mhz, sóng VHF đó. VHF có bước sóng dài đến hàng m (3-10m) thì độ phân giải tin cậy thế nào các thánh tự phán :)). Sóng L-band có bước sóng dm chưa ăn thua gì mà các thánh dọa vác đài phát thanh ra dò F35. Chết mất thôi, muốn dìm hàng thì cũng phải có tí kiến thức chứ.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Đến ngộ độc với trẻ trâu với lều báo, cái gì gọi là sóng "siêu cao tần, bước sóng siêu ngắn" phát hiện tàng hình? Sóng VHF uh :)) vâng thưa các bạn trẻ trâu đang nghe FM radio 100 Mhz, sóng VHF đó. VHF có bước sóng dài đến hàng m (3-10m) thì độ phân giải tin cậy thế nào các thánh tự phán :)). Sóng L-band có bước sóng dm chưa ăn thua gì mà các thánh dọa vác đài phát thanh ra dò F35. Chết mất thôi, muốn dìm hàng thì cũng phải có tí kiến thức chứ.
Cũng do độ kém chính xác của dải sóng m này nên phần lớn các kết cấu nhằm giảm diện tích phản xạ ra da .. đều bỏ qua sóng này mà chỉ tập trung ở sóng cực ngắn có độ chính xác cao & khả năng khóa bắn mục tiêu ..
Tuy nhiên áp dụng phương pháp dùng sóng m để trinh sát mục tiêu bay có RCS thấp cũng là giải pháp hay .. đoán nó ở quanh khu vực ấy rồi điều tiêm kích, a oắc xán đến xem dư lào .. chấp nhận rủi ro lớn là xán lại gần lại bị nóa xịt tên lửa vào mềnh ... =((
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
(Soha.vn) - Nga nhiều lần tuyên bố rằng tính năng của T-50 vượt trội hơn F-22 của Mỹ nhưng lại không thể chứng minh điều này được với Ấn Độ.
Tạp chí quân sự Nga dẫn một nguồn tin từ Không quân Ấn Độ cho biết kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA trên cơ sở máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 T-50 (PAK FA) với Nga đã bị trì hoãn. Nguyên nhân chủ yếu là do Nga từ chối cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến máy bay chiến đấu thế hệ mới, đồng thời hai bên còn tồn tai mâu thuẫn trong phân công cụ thể việc thực hiện chương trình.
Theo nguồn tin này, Không quân Ấn Độ đã nhiều lần yêu cầu phía Nga cung cấp tài liệu chi tiết về kỹ thuật của máy bay chiến đấu thế hệ 5 và dữ liệu bay thử nghiệm, nhưng phía Nga luôn phớt lờ điều này. Nga nhiều lần tuyên bố rằng tính năng của T-50 vượt trội hơn F-22 của Mỹ, nhưng lại không thể chứng minh điều này được với Ấn Độ. Các quan chức Không quân Ấn Độ cho rằng T-50 thậm chí không thể vượt mặt máy bay F-35.
Trên thực tế, hệ thống động lực học, thiết bị điện tử hàng không và các loại vũ khí có thể mang của máy bay T-50 không thể để lại ấn tượng sâu sắc cho phía Ấn Độ. Không quân Ấn Độ cho biết thêm, các hệ thống phụ của máy bay chiến đấu thế hệ mới vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, việc kiểm tra và hoàn thiện cũng mất tới 10 năm.



Máy bay chiến đấu tàng hình thứ năm Sukhoi T-50 (số hiệu 055) bất ngờ bị cháy vào đúng thời điểm trình diễn trước một phái đoàn cấp cao của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 10/6.​

Trước đó, Không quân Ấn Độ đã yêu cầu phía Nga cho phép tổ công tác Ấn Độ tiến hành đánh giá đối với máy bay này, nhưng cho đến nay Nga vẫn chưa đồng ý.


BÀI LIÊN QUAN
Nguồn tin từ phía Không quân Ấn Độ chỉ ra rằng ngay cả khi hai nước Nga và Ấn Độ có thể thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy bay chiến đấu FGFA, Ấn Độ cũng không có khả năng có được những thông tin liên quan đến công nghệ độc quyền của các hệ thống trên máy bay chiến đấu mới này, vì vậy nó không thể vận dụng vào việc thực hiện dư án máy bay chiến đấu AMCA của Ấn Độ.
Căn cứ vào kế hoạch của Không quân Ấn Độ, việc sản xuất của máy bay chiến đấu AMCA sẽ được bắt đầu sau khi Ấn Độ hoàn thành việc thực hiện dự án máy bay chiến đấu hàng nhẹ Tejas MK-2.

HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Nga luôn cố gắng thuyết phục Ấn Độ ký hợp đồng cùng nghiên cứu máy bay chiến đấu FGFA với tổng trị giá 6 tỷ USD, nhưng Không quân Ấn Độ vẫn không thể tin Nga sẽ cung cấp công nghệ và tài liệu liên quan.
Chương trình FGFA hiện vẫn dừng ở giai đoạn thiết kế, việc thực hiện cụ thể phải đợi đến khi phía Ấn Độ cung cấp toàn bộ kinh phí.
Một quan chức cấp cao của Không quân Ấn Độ cho rằng, để tiết kiệm tiền, phía Ấn Độ có thể huỷ bộ việc thiết lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 5 với Nga, thay vào đó là trực tiếp mua máy bay T-50 và tự điều chỉnh một phần tại Ấn Độ .
Nga từng cố gắng thu hút Brazil và Malaysia tham gia vào kế hoạch nghiên cứu chung loại máy bay thế hệ 5, nhưng không thể thực hiện.
Trước đó, sự đầu tư lớn của Ấn Độ cho dự án máy bay chiến đấu Su-30MKI đã giúp Nga có thể phát triển loại máy bay chiến đấu Su-30 phiên bản xuất khẩu theo yêu cầu của nước khác. Tất nhiên hiện nay Nga vẫn muốn sử dụng nguồn vốn của Ấn Độ để nhân rộng kinh nghiệm thành công này, mở rộng thị trưởng nước thứ 3 cho máy bay chiến đấu thế hệ 5 phiên bản xuất khẩu.
Đủ lông, đủ cánh hãy bay :|
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Mỹ cho tiêm kích F-35 dừng bay?
(Vũ khí) - Tiêm kích F-35 của Mỹ tiếp tục dính bê bối liên quan đến lỗi kỹ thuật khiến Lầu Năm Góc vừa quyết định cho tiêm kích này dừng bay.

Quyết định này được quân đội Mỹ đưa ra sau khi phát hiện lỗi rò rỉ dầu ở động cơ máy bay. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, quyết định đình bay đưa ra ngày 13/6 là một hành động thận trọng và cần thiết.
Hiện đã có 94 trong số 97 chiếc F-35 đã vượt qua đợt kiểm tra sau quyết định trên; những chiếc bị trục trặc sẽ phải dừng bay cho đến khi sửa chữa xong.
Sự cố trên xảy ra ngày 10/6, trong lúc đang bay một phi công đã phát hiện sự cố rò rỉ dầu máy, rất may mắn chiếc F-35 này đã hạ cánh an toàn xuống căn cứ không quân Yuma thuộc bang Arizona.
Sự cố trên xuất hiện trong bối cảnh chỉ chưa đầy một tháng nữa quân đội Mỹ lên kế hoạch cho F-35 thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên.
Tiêm kích F-35 Đây là vụ tai tiếng mới nhất liên quan đến dòng chiến đấu cơ đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên dù đắt đỏ và được trang bị loại radar mạng pha chủ động AN/APG-81 và chế tạo bằng những vật liệu đặc biệt, nhưng F-35 vẫn dễ dàng bị radar Nga và Trung Quốc phát hiện.
Hạn chế của F-35 được tờ Daily Beast công khai ngày 30/4, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống radar mới của Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường).
Theo chuyên gia Bill Sweetman, tại triển lãm hàng không Moscow tổ chức hồi tháng 8/2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống radar chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga.
Dòng radar tần số cao này có thừa đủ khả năng “vạch mặt” F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể.
Cùng với Nga, Lầu Năm góc đang đặc biệt quan tâm tới hệ thống radar mới của Trung Quốc, trong đó có hệ thống radar cảnh giới mảng định pha chủ động Type 517M được thiết kế để lắp trên hạm. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, hệ thống radar này có khả năng phát hiện máy bay tàng hình.
Bê bối với F-35 không chỉ dừng lại ở đó bởi trước đó, tiêm kích này bị phát hiện dùng hàng loạt linh kiện kém chất lượng do Trung Quốc sản xuất.
Hồi tháng 1/2014, hãng tin Reuters tiết lộ, Lầu Năm Góc đã cho phép Tập đoàn Lockheed Martin dùng nam châm Trung Quốc để giúp chương trình phát triển chiếc F-35 trị giá 392 tỉ USD này diễn ra đúng tiến độ bất chấp lo ngại từ phía các quan chức Mỹ về hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Không những vậy, lỗi ngớ ngẩn nhất mà 'tia chớp' F-35 gặp phải trong quá trình thử nghiệm sợ sét. Thông tin này được trang tin quân sự Vpk.name ngày 12/2 cho biết, theo đó các tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ hiện đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2013, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.
Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.
Trước đó theo bản báo cáo từ năm 2012 của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.
Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.
Với hàng loạt lỗi kể trên, vừa qua Tạp chí The Daily Beast của Mỹ cho rằng, tiêm kích F-35 chỉ đáng xếp vào ‘thế hệ thứ 4’.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top