- Biển số
- OF-295925
- Ngày cấp bằng
- 20/10/13
- Số km
- 914
- Động cơ
- 321,127 Mã lực
Phi công J-15 tử nạn sau ánh hào quang
(Vũ khí) - Trước vụ tử nạn của 2 phi công tiêm kích hạm J-15, các phi công TQ đã gặp không ít sự cố trong khi huấn luyện trên mô hình mặt đất.
Theo giới phân tích quân sự, sự cố này có thể là đòn giáng nặng nề vào giấc mơ ra các vùng đại dương rộng lớn, hay còn gọi là "biển xanh" mà quân đội Trung Quốc vẫn đang ấp ủ.
"Vụ tai nạn chết người này có thể là dấu hiệu cho thấy chiến đấu cơ J-15 không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một chiếc tiêm kích hạm (tiêm kích có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay), và đây sẽ là nỗi thất vọng rất lớn cho hải quân Trung Quốc", SCMP dẫn lời Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, cảnh báo.
Cú hạ cánh thành công của J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Trước khi 2 phi công này thiệt mạng, hồi tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định trao tặng phần thưởng danh dự cho 2 phi công của phi đội tiêm kích hạm đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tử nạn. Đây được coi là một động thái chấp nhận thất bại hiếm hoi của chính quyền Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã chỉ đưa ra thông báo ngắn gọn là 2 phi công này đã thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. 2 phi công trên thuộc lực lượng không quân của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là “Cá mập bay”).
Bài báo gốc của Tân Hoa xã được đăng ngày 28/8/2014 nhưng ít được mọi người chú ý ở thời điểm đó. Nó chỉ thực sự trở thành tin “hot” khi các blog về quốc phòng của Mỹ “lượm” được tin này và “link” nó tới blog của Học viện Hải quân Mỹ hôm 5/9.
Đây là lần hiếm hoi chính phủ Trung Quốc công khai về tai nạn trong quá trình huấn luyện của biên đội tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh. Tạp chí “Connection” của Mỹ cho biết, từ trước đến nay, những vụ việc như vậy thuộc lĩnh vực được bảo mật thông tin rất cao, không bao giờ được tiết lộ.
Tạp chí này nhận định, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công khả năng cất hạ cánh tiêm kích hạm, chứng tỏ họ đã có bước tiến bộ nhất định, từng bước hình thành năng lực chiến đấu của một tàu sân bay thực thụ. Thế nhưng, ẩn giấu đằng sau ánh hào quang ấy là những sự cố mà không mấy ai biết đến.
Kể từ khi Trung Quốc thành lập lực lượng không quân hàng không mẫu hạm cho đến khi J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã ít nhất 4 lần gặp sự cố kỹ thuật khi bay tập trên mô hình tàu sân bay trong các trung tâm huấn luyện phi công của hải quân.
Phát triển tàu sân bay và tiêm kích hạm là một vấn đề rất khó, cần phải có thời gian thử nghiệm và huấn luyện lâu dài. Là một “Thiếu gia” mới nổi về hải quân, chưa có kinh nghiệm sử dụng và tác chiến biên đội tàu sân bay, thời gian để Trung Quốc đạt đến trình độ của Mỹ vẫn còn rất lâu.
Sự cố thứ nhất phát sinh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 - 11/2012, một phi công thử nghiệm hạng mục C đang chuẩn bị điều khiển J-15 hạ cánh xuống một Trung tâm thử nghiệm máy bay thì đèn tín hiệu phát ra cảnh báo màu đỏ, thể hiện có sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực.
Đây hoàn toàn không phải là một sự cố đơn lẻ mà là lỗi có tính chất hệ thống về kỹ thuật máy bay của Trung Quốc. Trước đây một quan chức quân sự Mỹ đã tiết lộ, hạng mục thử nghiệm của J-11B cũng gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật, Trung Quốc đã rơi không ít máy bay vì những sự cố kiểu này.
Trước khi hệ thống thủy lực mất điều khiển hoàn toàn, phi công thử nghiệm đã khẩn cấp hạ cánh xuống sân bay và cố gắng giữ cho máy bay được cân bằng trong điều kiện không có phanh hãm. Rất may là nhân viên mặt đất đã kịp thiết lập những hàng rào và một móc hãm ở đầu cánh máy bay đã bật ra giữ cho chiếc J-15 dừng lại trên đường băng.
Sau đó, trong thử nghiệm bay hạng mục B trên mô hình tàu sân bay trên đất liền, khi một phi công J-15 thực hành hạ cánh trên “boong tàu”, thì 1 trong 2 động cơ chết đột ngột. Vấn đề này có thể dẫn đến cháy nổ máy bay nên phi công thử nghiệm B đã nhanh trí tắt ngay động cơ bị hỏng. Đây chỉ là thử nghiệm trên mô hình đất liền, nếu không hậu quả rất thảm khốc.
Sự cố thứ 3 của J-15 thì “ấn tượng” hơn nhiều. Lúc đó phi công thử nghiệm A đang cho J-15 thực hiện phanh và tiếp đất trên mô hình tàu sân bay dùng một móc ở đuôi để móc vào sợi cáp trên đường băng. Đây là khoa mục thực nghiệm mặt đất để phi công móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể làm cho tiêm kích hạm dừng hẳn trong khoảng cách 100 feet (30,48m).
Trong thử nghiệm này, chiếc J-15 không bay lên mà chạy trên mặt đất với vận tốc 125 dặm Anh (Miles), tương đương 200km/h, mục đích là sử dụng móc ở đuôi máy bay móc trúng 1 trong 2 sợi cáp căng ngang trên đường băng.
Khi đó, phi công thử nghiệm A đã móc trúng 1 sợi cáp đầu tiên nhưng động tác quá mạnh làm máy bay bị giật ngược, va phần đuôi xuống dưới đất đánh “sầm” một tiếng, làm những người xung quanh toát mồi hôi. Rất may là chiếc cáp thứ 2 đã níu được chiếc J-15 lại trên đường băng.
Ngày 23/11/2012, thử nghiệm A của J-15 lần đầu tiên được tiến hành trên tàu sân bay “Liêu Ninh”. Lúc 09h08 phút phi công thử nghiệm A đã móc trúng sợi thứ 2, trong số 4 sợi cáp hãm đà và hạ cánh an toàn. Cuối cùng, người Trung Quốc cũng thành công với chiếc tiêm kích hạm của mình.
Tuy nhiên, những thử nghiệm thành công trong điều kiện bình thường, tần suất máy bay lên xuống thấp, không đầy tải bom đạn, không phải chịu áp lực lớn như trong chiến tranh không thể nói lên rằng những phi công Trung Quốc đã đạt đến trình độ của những phi công tiêm kích hạm Nga, Mỹ.
Nhà phân tích hải quân Eric Wertheim (Mỹ) nhận định những tai nạn kể trên không có gì bất thường bởi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực không quân hạm đều nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm của phi công tiêm kích hạm.
Trong giai đoạn 1949-1988, Hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiệt hại hàng ngàn máy bay các loại, bao gồm trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay tuần tra và máy bay phản lực trong các cuộc diễn tập trên tàu sân bay. Ngoài ra, hơn 8.500 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã tử nạn.
Hiện nay, nhận thức được những nhược điểm rất lớn của Su-33 (nguyên mẫu của J-15) là trọng lượng máy bay quá lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dẫn đến giảm phạm vi tác chiến; lượng nhiên liệu mang theo nhiều cũng làm giảm khối lượng vũ khí khiến khả năng tác chiến thấp, Nga đã thay thế Su-33 bằng MiG-29K.
Phiên bản tiêm kích hạm của Mikoyan có trọng lượng nhẹ hơn, mang được nhiều vũ khí hơn, đồng thời cũng được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn xa hơn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều, ví dụ như tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE, tầm phóng 260km.
Nga đã thay Su-33 bằng MiG-29K, trong khi Trung Quốc mới chập chững “học việc” với J-15.
Với những sự cố kỹ thuật tiềm ẩn của chiếc tiêm kích hạm Liên Xô những năm 80 thế kỷ trước, ai biết được liệu trong tương lai lực lượng không quân hải quân Trung Quốc sẽ ra sao? Sự hy sinh của 2 phi công J-15 cho thấy rằng, con đường trở thành một cường quốc biển xa của Bắc Kinh còn rất nhiều gian khó.
(Vũ khí) - Trước vụ tử nạn của 2 phi công tiêm kích hạm J-15, các phi công TQ đã gặp không ít sự cố trong khi huấn luyện trên mô hình mặt đất.
- Mỹ: Trung Quốc đưa nhiều tàu sân bay tới Biển Đông
- Tên lửa Trường Chinh-7 Trung Quốc lao vào lãnh thổ Mỹ
Theo giới phân tích quân sự, sự cố này có thể là đòn giáng nặng nề vào giấc mơ ra các vùng đại dương rộng lớn, hay còn gọi là "biển xanh" mà quân đội Trung Quốc vẫn đang ấp ủ.
"Vụ tai nạn chết người này có thể là dấu hiệu cho thấy chiến đấu cơ J-15 không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một chiếc tiêm kích hạm (tiêm kích có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay), và đây sẽ là nỗi thất vọng rất lớn cho hải quân Trung Quốc", SCMP dẫn lời Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, cảnh báo.
Cú hạ cánh thành công của J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Trước khi 2 phi công này thiệt mạng, hồi tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định trao tặng phần thưởng danh dự cho 2 phi công của phi đội tiêm kích hạm đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tử nạn. Đây được coi là một động thái chấp nhận thất bại hiếm hoi của chính quyền Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã chỉ đưa ra thông báo ngắn gọn là 2 phi công này đã thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. 2 phi công trên thuộc lực lượng không quân của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là “Cá mập bay”).
Bài báo gốc của Tân Hoa xã được đăng ngày 28/8/2014 nhưng ít được mọi người chú ý ở thời điểm đó. Nó chỉ thực sự trở thành tin “hot” khi các blog về quốc phòng của Mỹ “lượm” được tin này và “link” nó tới blog của Học viện Hải quân Mỹ hôm 5/9.
Đây là lần hiếm hoi chính phủ Trung Quốc công khai về tai nạn trong quá trình huấn luyện của biên đội tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh. Tạp chí “Connection” của Mỹ cho biết, từ trước đến nay, những vụ việc như vậy thuộc lĩnh vực được bảo mật thông tin rất cao, không bao giờ được tiết lộ.
Tạp chí này nhận định, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công khả năng cất hạ cánh tiêm kích hạm, chứng tỏ họ đã có bước tiến bộ nhất định, từng bước hình thành năng lực chiến đấu của một tàu sân bay thực thụ. Thế nhưng, ẩn giấu đằng sau ánh hào quang ấy là những sự cố mà không mấy ai biết đến.
Kể từ khi Trung Quốc thành lập lực lượng không quân hàng không mẫu hạm cho đến khi J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã ít nhất 4 lần gặp sự cố kỹ thuật khi bay tập trên mô hình tàu sân bay trong các trung tâm huấn luyện phi công của hải quân.
Phát triển tàu sân bay và tiêm kích hạm là một vấn đề rất khó, cần phải có thời gian thử nghiệm và huấn luyện lâu dài. Là một “Thiếu gia” mới nổi về hải quân, chưa có kinh nghiệm sử dụng và tác chiến biên đội tàu sân bay, thời gian để Trung Quốc đạt đến trình độ của Mỹ vẫn còn rất lâu.
Sự cố thứ nhất phát sinh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 - 11/2012, một phi công thử nghiệm hạng mục C đang chuẩn bị điều khiển J-15 hạ cánh xuống một Trung tâm thử nghiệm máy bay thì đèn tín hiệu phát ra cảnh báo màu đỏ, thể hiện có sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực.
Đây hoàn toàn không phải là một sự cố đơn lẻ mà là lỗi có tính chất hệ thống về kỹ thuật máy bay của Trung Quốc. Trước đây một quan chức quân sự Mỹ đã tiết lộ, hạng mục thử nghiệm của J-11B cũng gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật, Trung Quốc đã rơi không ít máy bay vì những sự cố kiểu này.
Trước khi hệ thống thủy lực mất điều khiển hoàn toàn, phi công thử nghiệm đã khẩn cấp hạ cánh xuống sân bay và cố gắng giữ cho máy bay được cân bằng trong điều kiện không có phanh hãm. Rất may là nhân viên mặt đất đã kịp thiết lập những hàng rào và một móc hãm ở đầu cánh máy bay đã bật ra giữ cho chiếc J-15 dừng lại trên đường băng.
Sau đó, trong thử nghiệm bay hạng mục B trên mô hình tàu sân bay trên đất liền, khi một phi công J-15 thực hành hạ cánh trên “boong tàu”, thì 1 trong 2 động cơ chết đột ngột. Vấn đề này có thể dẫn đến cháy nổ máy bay nên phi công thử nghiệm B đã nhanh trí tắt ngay động cơ bị hỏng. Đây chỉ là thử nghiệm trên mô hình đất liền, nếu không hậu quả rất thảm khốc.
Sự cố thứ 3 của J-15 thì “ấn tượng” hơn nhiều. Lúc đó phi công thử nghiệm A đang cho J-15 thực hiện phanh và tiếp đất trên mô hình tàu sân bay dùng một móc ở đuôi để móc vào sợi cáp trên đường băng. Đây là khoa mục thực nghiệm mặt đất để phi công móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể làm cho tiêm kích hạm dừng hẳn trong khoảng cách 100 feet (30,48m).
Trong thử nghiệm này, chiếc J-15 không bay lên mà chạy trên mặt đất với vận tốc 125 dặm Anh (Miles), tương đương 200km/h, mục đích là sử dụng móc ở đuôi máy bay móc trúng 1 trong 2 sợi cáp căng ngang trên đường băng.
Khi đó, phi công thử nghiệm A đã móc trúng 1 sợi cáp đầu tiên nhưng động tác quá mạnh làm máy bay bị giật ngược, va phần đuôi xuống dưới đất đánh “sầm” một tiếng, làm những người xung quanh toát mồi hôi. Rất may là chiếc cáp thứ 2 đã níu được chiếc J-15 lại trên đường băng.
Ngày 23/11/2012, thử nghiệm A của J-15 lần đầu tiên được tiến hành trên tàu sân bay “Liêu Ninh”. Lúc 09h08 phút phi công thử nghiệm A đã móc trúng sợi thứ 2, trong số 4 sợi cáp hãm đà và hạ cánh an toàn. Cuối cùng, người Trung Quốc cũng thành công với chiếc tiêm kích hạm của mình.
Tuy nhiên, những thử nghiệm thành công trong điều kiện bình thường, tần suất máy bay lên xuống thấp, không đầy tải bom đạn, không phải chịu áp lực lớn như trong chiến tranh không thể nói lên rằng những phi công Trung Quốc đã đạt đến trình độ của những phi công tiêm kích hạm Nga, Mỹ.
Nhà phân tích hải quân Eric Wertheim (Mỹ) nhận định những tai nạn kể trên không có gì bất thường bởi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực không quân hạm đều nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm của phi công tiêm kích hạm.
Trong giai đoạn 1949-1988, Hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiệt hại hàng ngàn máy bay các loại, bao gồm trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay tuần tra và máy bay phản lực trong các cuộc diễn tập trên tàu sân bay. Ngoài ra, hơn 8.500 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã tử nạn.
Hiện nay, nhận thức được những nhược điểm rất lớn của Su-33 (nguyên mẫu của J-15) là trọng lượng máy bay quá lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dẫn đến giảm phạm vi tác chiến; lượng nhiên liệu mang theo nhiều cũng làm giảm khối lượng vũ khí khiến khả năng tác chiến thấp, Nga đã thay thế Su-33 bằng MiG-29K.
Phiên bản tiêm kích hạm của Mikoyan có trọng lượng nhẹ hơn, mang được nhiều vũ khí hơn, đồng thời cũng được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn xa hơn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều, ví dụ như tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE, tầm phóng 260km.
Nga đã thay Su-33 bằng MiG-29K, trong khi Trung Quốc mới chập chững “học việc” với J-15.
Với những sự cố kỹ thuật tiềm ẩn của chiếc tiêm kích hạm Liên Xô những năm 80 thế kỷ trước, ai biết được liệu trong tương lai lực lượng không quân hải quân Trung Quốc sẽ ra sao? Sự hy sinh của 2 phi công J-15 cho thấy rằng, con đường trở thành một cường quốc biển xa của Bắc Kinh còn rất nhiều gian khó.