[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc thừa nhận J-15 thua xa F/A-18 Mỹ

Cập nhật lúc: 19:00 17/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Đã từng có tuyên bố cho rằng J-15 mạnh ngang F/A-18 nhưng phân tích mới đây của tờ Hoàn Cầu đã thừa nhận “còn lâu mới có chuyện đó”.




Nhân sự kiện F/A-18 trưng bày tại triển lãm hàng không Farnborough 2014 (Vương quốc Anh), Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá lại sức mạnh giữa tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc với F/A-18 Super Hornet của Mỹ.
“Với việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này, những người đam mê quân sự của Trung Quốc bắt đầu có suy nghĩ so sánh máy bay trên tàu và tàu sân bay của hai nước Trung Quốc và Mỹ. Mà máy bay J-15 của Trung Quốc lại kế thừa của Su-33 cho nên việc tiến hành một số so sánh với máy bay F/A-18 cũng là hợp lý”, Hoàn Cầu viết.
Tiêm kích hạm J-15 (trên) và F/A-18 (dưới).

Trong khía cạnh tác chiến trên không, máy bay J-15 và F/A-18 đều có những lợi thế riêng của nó. Theo đó, J-15 được kế thừa tính năng cơ động tuyệt vời của gia đình máy bay Su-27 nên chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng F/A-18 với thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của nó EA-18G thậm chí đã từng được ghi nhận là “bắn hạ” F-22 trong huấn luyện. Tuy máy bay J-15 của Trung Quốc đã được cải tiến thiết bị điện tử, nhưng xét đến khoảng cách mức độ tổng thể thiết bị điện tử của hai nước, thì F/A-18 vẫn chiếm ưu thế trong tác chiến trên không với khả năng không chiến ngoài tầm nhìn và tác chiến điện từ.
Về khả năng tấn công đối không và đối đất, tính năng của hệ thống hỏa lực và hệ thống chuẩn trực trên F/A-18 rất tuyệt vời, nó có tải trọng lớn và có thể mang nhiều loại vũ khí. Trong khi J-15 của Trung Quốc hiện vẫn chưa được biên chế sử dụng với số lượng lớn, vũ khí trang bị cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống chuẩn trực của nó cũng kém hơn F/A-18.
Cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu khiến J-15 không thể mang tối đa nhiên liệu, vũ khí.

Mặt khác, khả năng tác chiến của máy bay F/A-18 cũng có được nhiều kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh, trong khi J-15 và Su-33 rõ ràng là còn thiếu điều này.
Ngoài ra, về phương diện tàu sân bay, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sử dụng phương thức nhảy cầu, điều này đã hạn chế khả năng mang vác và phạm vi bay của J-15. Trong khi tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng phản lực, có thể giúp máy bay F/A-18 mang đủ nhiên liệu và đạn dược khi cất cánh, để nó có thể phát huy khả năng tác chiến toàn bộ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mổ” tên lửa cực nhỏ, bắn siêu xa dành cho F-35

Cập nhật lúc: 21:00 25/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Chỉ nặng 80kg nhưng tên lửa SPEAR 3 do MBDA phát triển cho F-35 lại có khả năng tấn công mục tiêu cách xa hơn 100km.



Theo Tạp chí Navyrecognition, công ty quốc phòng MBDA lần đầu tiên trưng bày mẫu tên lửa tấn công đa năng thế hệ mới SPEAR 3 tại triển lãm hàng không quốc tế Farnborough 2014.
SPEAR 3 là một trong những ứng cử viên của MBDA tham gia vào chương trình phát triển vũ khí tấn công thế hệ mới của Quân đội Hoàng gia Anh.
MBDA cho biết, SPEAR 3 sẽ giúp tối ưu hóa khả năng tác chiến trên không của Quân đội Hoàng gia Anh trong tương lai, và nó có khả năng tích hợp với hẩu hết các loại máy bay mà Không quân Hoàng gia (RAF) đang trang bị. Trong đó có kể đến cả các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 mà Quân đội Anh sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới.
Với tên lửa SPEAR 3, sức mạnh hỏa lực của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh sẽ được nâng cao đáng kể .

Theo MBDA, trong hầu hết các cuộc xung đột gần đây, vũ khí có khả tấn công chính xác cao đã chứng minh được sự cần thiết của mình trên chiến trường. Và hầu hết các loại vũ khí trên đều có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm và có thể sử dụng để tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau.
Ngoài ra, tên lửa SPEAR thế hệ mới được trang bị các đầu đạn dẫn đường tiên tiến có độ chính xác cao, giúp nó có thể tác chiến trong môi trường chiến tranh trong tương lai. Việc trang bị SPEAR sẽ giúp Quân đội Anh loại bỏ được việc duy trì hàng loạt các loại tên lửa đã lỗi thời khác trong hệ thống vũ khí, cũng như giúp nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh.
Nhờ kích thước nhỏ gọn, 8 quả SPEAR 3 có thể được mang trong khoang vũ khí F-35.

Bên cạnh đó, SPEAR 3 còn được thiết kế đa nhiệm cho phép nó có thể thực hiện tham gia vào các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên đất liền lẫn trên biển. Cụ thể, nó có thể tác chiến chống hạm, tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương, phá hủy các công trình kiên cố, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu, pháo tự hành hay xe bọc thép chuyển quân.
Theo thông tin được MBDA tiết lộ thì SPEAR 3 được trang bị động cơ phản lực Hamilton Sundstrand TJ-150 với hệ thống cửa hút khí được bố trí bên thân tên lửa, trọng lượng của nó chỉ khoảng 80kg. Tuy nhiên, chính vì trọng lượng quá thấp nên SPEAR sẽ bị tác động yếu tố môi trường bên ngoài làm giảm độ chính xác khi tấn công mục tiêu.
Không chỉ dành riêng cho F-35, tên lửa SPEAR 3 còn có thể được trang bị cho nhiều loại máy bay chiến đấu khác của Quân đội Anh như Tornado, Typhoon.

Với khả năng tấn công mọi mục tiêu cố định lẫn di động, với hệ thống liên kết đồng bộ dữ liệu giúp cho phép phi công điều khiển có thể kiểm soát hoàn toàn tên lửa trong suốt thời gian từ khi triển khai cho tới tìm diệt mục tiêu.
Theo yêu cầu của Bộ quốc phòng Anh các mẫu tên lửa mới phải có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 100km, tuy nhiên MBDA tin rằng SPEAR 3 có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 114km.
Hiện nay, nếu trong trường hợp Quân đội Anh vẫn chưa tìm được một mẫu tên lửa chống hạm hiệu quả trang bị trên các máy bay F-35, thì SPEAR 3 có thể là một giải pháp tình thế không tồi. Mỗi chiếc F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh có thể mang theo 8 tên lửa SPEAR mà vẫn còn đủ không gian để mang theo một số loại tên lửa khác.
Với SPEAR,F-35 sẽ có khả năng chống hạm thật sự, tuy nhiên SPEAR chỉ có tốc độ bay cận âm và chỉ được trang bị các đầu đạn cỡ nhỏ. Nhưng với việc triển khai cùng một lúc 8 tên lửa SPEAR tấn công vào tàu chiến đối phương sẽ gây ra thiệt hại đáng kể với bất kỳ tàu chiến nào, và thậm chỉ nó còn có thể dễ dàng loại khỏi vòng chiến một tàu khu trục cỡ nhỏ trong một số trường hợp nhất định.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cái câu cuối của bài báo. Sao tên lửa chống máy bay lại đe dọa và loại khỏi chiến đấu tàu khu trục nhỉ?
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Cái câu cuối của bài báo. Sao tên lửa chống máy bay lại đe dọa và loại khỏi chiến đấu tàu khu trục nhỉ?
Có câu "Bên cạnh đó, SPEAR 3 còn được thiết kế đa nhiệm cho phép nó có thể thực hiện tham gia vào các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên đất liền lẫn trên biển." cụ ợ. Tuy nhiên tên lửa với trọng lượng chỉ có 80 kg thì không hiểu để hạ được tàu khu trục thì cần bao nhiêu quả!:-?
 

milicaanj

Xe buýt
Tưởng nhớ
Biển số
OF-90
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
900
Động cơ
590,060 Mã lực
Có câu "Bên cạnh đó, SPEAR 3 còn được thiết kế đa nhiệm cho phép nó có thể thực hiện tham gia vào các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên đất liền lẫn trên biển." cụ ợ. Tuy nhiên tên lửa với trọng lượng chỉ có 80 kg thì không hiểu để hạ được tàu khu trục thì cần bao nhiêu quả!:-?
Chỉ cần 1 quả nếu khi đó tất cả thủy thủ tụ ở một chỗ chờ tên lửa đến bắn đúng chỗ đó :))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Sức mạnh chiến đấu cơ Mỹ dùng không kích phiến quân Iraq
(Vũ khí) - Lầu Năm Góc cho biết, hôm 8/8 Mỹ mở đợt không kích thứ hai tấn công lực lượng Hồi giáo cực đoan ở miền bắc Iraq bằng chiến đấu cơ F/A-18.

Ông John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói: "Quân đội Mỹ hôm 8/8 tiếp tục tấn công Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIL) ở gần Arbil, thực hiện thêm hai đợt không kích để giúp bảo vệ thành phố, nơi quân nhân Mỹ đang hỗ trợ chính phủ Iraq".
Khoảng sau 14h00 GMT, các máy bay không người lái của Mỹ phá hủy một trận địa súng cối và tiêu diệu một nhóm phiến quân. Hơn một giờ sau đó, 4 chiến đấu cơ F/A-18 thả 8 quả bom laser dẫn đường tiêu diệt một đoàn 7 xe của ISIL.
Trước đó, trong đợt không kích đầu tiên, hai máy bay F/A-18 thả những quả bom laser dẫn đường nặng 225 kg xuống một trận địa pháo gần Arbil, thủ phủ khu tự trị của người Kurd. Phi cơ quân sự Mỹ cũng thả đồ ăn cùng nước uống cho những người thiểu số Yazidi bị kẹt trên núi.
Cuộc không kích đầu tiên được tiến hành từ một tàu sân bay của Mỹ F/A-18 E/F Super Hornet là tiêm kích đa năng 2 động cơ được phát triển trên cơ sở F/A-18 Hornet. F/A-18 Hornet được nghiên cứu chế tạo từ những năm 1970 và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1980. F/A-18 Hornet có các phiên bản chính là F/A-18A/B/C và D.
Phiên bản Super Hornet gồm 2 phiên bản nhỏ hơn là F/A-18E một chỗ ngồi và F/A-18F hai chỗ ngồi. Super Hornet có chuyến bay đầu tiên vào năm 1995 và đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 1999 để thay thế cho loại máy bay Grumman F-14 Tomcat.
Phiên bản F/A-18 Hornet được xuất khẩu sang rất nhiều nước như Australia, Canada, Phần Lan, Kuwait, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và cả Malaysia. Tuy nhiên, phiên bản Super Hornet cho đến nay chỉ được xuất khẩu cho Australia.
Chỉ số chung của phiên bản Super Hornet là dài 18,31 m, sải cánh 13,62 m và cao 4,88 m. Trọng lượng rỗng của máy bay là trên 14 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là gần 30 tấn. Máy bay loại này được trang bị 2 động cơ General Electric F414-GE-400 và có thể đạt tốc độ tối đa 1,8M.
Về vũ khí, Super Hornet có 1 pháo 20 mm M61 Vulcan ở đầu. Máy bay có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và diệt hạm cùng nhiều loại bom khác nhau.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đánh đám phiến quân thả bom ngu và đám pháo tự hành hỗ trợ bô binh Irag cũng giúp đẩy lùi phiến quân.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
F-35C lần đầu hạ cánh trên tàu sân bay

(Kiến Thức) -Tiêm kích thế hệ 5 F-35C đã thực hiện chuyến hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay USS Nimit.
Chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 đang đạt được những tiến bộ quan trọng. Ngày 3/11, lần đầu tiên biến thể F-35C đã thực hiện chuyến hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay USS Nimitz.
Phi công thử nghiệm Tony Wilson đã lái chiếc F-35C hạ cánh trên tàu sân bay Nimitz ngoài khơi bờ biển San Diego vào lúc 12h18 (giờ Thái Bình Dương).

Phi công Tony Wilson, chỉ huy phi đội thử nghiệm 23, Hải quân Mỹ nói: “Hôm nay là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong sự phát triển của F-35C. Đây là kết quả của nhiều năm làm việc chăm chỉ của đội ngũ hàng ngàn nhân viên tài năng. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy máy bay mới nhất của Mỹ trên boong tàu sân bay lâu đời nhất USS Nimitz".
Tiêm kích tàng hình F-35C lần đầu hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay USS-Nimitz.

Phó Đô đốc David H. Buss, Tư lệnh không quân trên tàu sân bay Nimitz nói: “Hôm nay là một ngày lịch sử với không lực hải quân. Đây là một cột mốc quan trọng cho sự phát triển liên tục của hàng không hải quân nhằm đáp ứng các mối đe dọa hiện tại và tương lai”.

Trong quá trình thử nghiệm giai đoạn I trên tàu sân bay, 2 chiếc F-35C từ Trung tâm thử nghiệm Patuxent, Maryland sẽ thực hiện một loạt các hoạt động cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm thử nghiệm Pax sẽ phối hợp để tiến hành các hoạt động bảo trì, kiểm tra sự tương thích của máy bay với các thiết bị mới.

F-35C là biến thể sử dụng trên tàu sân bay trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Biến thể này có một vài sửa đổi bao gồm, diện tích cánh lớn hơn để tăng độ ổn định, càng hạ cánh khỏe hơn, bổ sung móc đuôi để hạ cánh.

Dự kiến F-35C sẽ đi vào hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 2018. Sự có mặt của F-35C sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến trên không cho không quân hải quân Mỹ. Nó sẽ bổ sung cho tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet.

Đến năm 2025, sức mạnh không lực hải quân Mỹ sẽ là sự kết hợp giữa tiêm kích F-35C, F/A-18 E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2D Hawkeyes. Lực lượng này sẽ giúp Hải quân Mỹ tiếp tục thống trị các đại dương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiết lộ tàu chiến mà Trung Quốc xuất khẩu cho Nigeria

(Kiến Thức) - Nhà máy đóng tàu Vũ Xương của Trung Quốc vừa hoàn thành tàu tuần tra ven biển đầu tiên cho Hải quân Nigeria.
Tạp chí Jane’s cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm trên biển đối với tàu tuần tra ven biển (OPV) dài 95m mà nước này đóng mới Hải quân Nigeria (NN), thông tin trên được một kênh thông tấn nhà nước của Trung Quốc thông báo vào hôm 29/10.
Tàu tuần tra trên được mang số hiệu là F91 và một trong hai tàu tuần tra ven biển OPVs P-18N mà Hải quân Nigeria đặt hàng Trung Quốc đóng mới vào đầu năm 2012. Nhiệm vụ chính của các tàu P-18N sẽ làm giám sát hàng hải, tuần tra ven biển, tìm kiếm cứu hộ và chống cướp biển.
Các tàu tuần tra ven biển P-18N sẽ giúp Hải quân Nigeria nâng cao khả năng giám sát trên biển.
Tàu tuần tra F91 được đóng bởi Tập đoàn đóng tàu quốc tế của Trung Quốc (CSOC) và được hạ thủy vào đầu năm nay. Quá trình thử nhiệm trên biển của F91 được thực hiện tại một nhà máy đóng tàu thuộc công ty công nghiệp tàu thủy Vũ Xương, trực thuộc CSOC. Chiếc OPV thứ hai mang số hiệu là F92 cũng sẽ được đóng tại đây, mặc dù F92 được đóng mới tại Trung Quốc nhưng nó lại được hoàn thiện tại xưởng đóng tàu hải quân tại Port Harcourt, Nigeria, theo một thỏa thuận chuyển giao công nghệ giữa hai bên.
Theo thông số kỹ thuật do CSOC cung cấp thì các tàu tuần tra P-18N có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn và có tốc độ di chuyển tối đa là 21 hải lý/h. Nó có thủy thủ đoàn gồm 75 người, có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển với tầm hoạt động gần 4.900km.
Theo thiết kế được trưng bày thì P-18N sẽ có trang bị một nhà chứa máy bay trực thăng hạng nhẹ cùng boong hạ cánh phía sau tàu. Hệ thống vũ khí của nó gồm một hải pháo NG-16-1 76mm cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực TR47, bên cạnh đó 2 pháo tự động 20mm hoặc 30mm.
Hình ảnh hạ thủy tàu tuần tra F91 của Nigeria vào đầu năm nay.
Hiện tại thời gian bàn giao chính thức của F91 vẫn chưa được công bố, mặc dù trước đó Phó Đô đốc Dele J Ezeobam – tư lệnh Hải quân Nigeria từng tuyên bố rằng tàu tuần tra ven biển F91 sẽ được bàn giao vào giữa năm 2014. Hải quân Nigeria cũng có kế hoạch mua ít nhất 12 tàu tuần tra OPVs trong giai đoạn từ nay cho đến 2020.

Thời gian gần đây, Hải quân Nigeria đang tăng cường các hoạt động giám sát trên biển nhằm chống lại tình trạng buôn lậu, cướp biển và các loại tối phạm khác, có chiều hướng gia tăng trong khu vực thuộc vùng Vịnh Guinea. Với các tàu tuần tra thế hệ mới như P-18N sẽ giúp Nigeria nâng cao khả năng giám sát vùng ven biển của mình. Trước đó vào năm 2009, Hải quân Nigeria cũng đã đưa vào trang bị các tàu tuần tra ven biển thuộc lớp Eagle để có thể đối phó với nạn cướp biển ở khu vực Tây Phi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhận định về tương lai tiêm kích hạm tàng hình Trung Quốc
(Vũ khí) - Giới quân sự Trung Quốc đang so sánh J-20 và J-31 để tìm ra lời giải cho chiếc tiêm kích tàng hình trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

Kể từ khi Tập đoàn chế tạo hàng không Thẩm Dương ra mắt chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31 đầu tiên màu đen, mang số hiệu 31001, loại máy bay có biệt danh “Cốt Ưng” (“Gyrfalcon”) này đã nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận. Đến nay, nó đã phát triển rất nhanh, tiềm tàng khả năng trở thành loại tiêm kích, đại diện cho hàng không mẫu hạm tương lai Trung Quốc.

Tuy nhiên, muốn từ “vịt đất” hóa “chim biển”, Thẩm Dương J-31 phải vượt qua một đối thủ đáng gườm, một trụ cột không thể thay thế của không quân Trung Quốc trong tương lai là “Dải lụa đen” J-20 (“Black Silk”). Máy bay chiến đấu hạng nặng J-20 còn được biết đến với những biệt danh khác như “Black Eagle”, “Mighty Dragon”.

Trong cuộc lựa chọn này, ban đầu dư luận có khuynh hướng nghiêng về loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô, bởi kế hoạch sản xuất loại máy bay này là công trình trọng điểm cấp quốc gia, tập trung trí tuệ, công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc với nguồn ngân sách khổng lồ.

Trong bối cảnh tàu sân bay có hạn, tính năng tác chiến của bản thân tiêm kích hạm là vấn đề rất quan trọng. Tiêm kích J-20 có kích thước tương đối lớn, tải trọng bom đạn, phạm vi hành trình và bán kính tác chiến lý tưởng, có thể giúp hàng không mẫu hạm đứng chân trong khu vực an toàn, có lợi cho sự sống còn của hạm đội.

Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia kỳ cựu lại đánh giá cao J-31 vì cho rằng ngoài việc phải có tính năng tương tự như máy bay mặt đất, tiêm kích hạm còn gặp phải rất nhiều hạn chế và có nhiều yêu cầu đặc thù hơn. Trong lĩnh vực này, chiếc J-31 có những đặc điểm phù hợp với việc triển khai trên tàu sân bay hơn.
Người Trung Quốc đang nỗ lực phát triển 1 loại tiêm kích tàng hình trên hàng không mẫu hạm

Người Trung Quốc đang nỗ lực phát triển 1 loại tiêm kích tàng hình trên hàng không mẫu hạm

Trước tiên, tiêm kích hạm phải hoàn thành việc cất, hạ cánh và lưu trú trên sân bay nhỏ hẹp, di động của tàu sân bay, đồng thời phải sử dụng trong môi trường khí hậu khắc nghiệt trên biển. Do đó, những yêu cầu đối với chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm đều hà khắc hơn so với chiến đấu cơ mặt đất.

Lý Tiểu Kiện, chủ biên diễn đàn quân sự cjdby.net đưa ra giải thích: “Ví dụ như boong tàu sân bay thường sử dụng chung cho nhiều phương tiện tác chiến như máy bay chiến đấu, cảnh báo sớm, trinh sát điện tử và các loại trực thăng nên yêu cầu kích thước của tiêm kích hạm phải càng nhỏ càng tốt, cánh máy bay hoặc thậm chí cả đuôi cũng có thể xếp lại”.

“Ngoài ra, sương muối trên biển có độ ẩm cực cao, sẽ ăn mòn nghiêm trọng vật liệu kim loại, yêu cầu tiêm kích hạm phải có tính năng chống ăn mòn. Cất, hạ cánh trên boong tàu trong tình trạng rung lắc, di chuyển nên phải yêu cầu nghiêm ngặt tính năng ổn định và kiểm soát ở độ cao thấp của tiêm kích hạm, hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất tốc”.

Theo đánh giá của giới truyền thông nước ngoài, J-31 có chiều dài chưa đến 17m, rõ ràng là nhỏ gọn hơn chiều dài 20m của J-20, sẽ phù hợp hơn nếu được triển khai trên hàng không mẫu hạm.

Yếu tố quan trọng hơn là, J-20 có kết cấu khí động kiểu một con ngỗng, thêm cặp cánh mũi nên nó có tính năng cơ động tuyệt vời ở tốc độ cao. Tuy nhiên, cặp cánh chính xuôi hình tam giác, vát về phía sau của nó lại không thích hợp để thường xuyên cất, hạ cánh và bay ở tầm thấp với tốc độ thấp như trên mẫu hạm.
J-31 có kích thước nhỏ hơn so với J-20 và thiết kế phù hợp để trở thành tiêm kích hạm

J-31 (dưới) có kích thước nhỏ hơn so với J-20 và thiết kế phù hợp để trở thành tiêm kích hạm

Hãy thử hình dung, nếu điều khiển tiêm kích hạng nặng J-20 cất, hạ cánh với tốc độ và trần bay thấp trên tàu sân bay CV-16 “Liêu Ninh”, rất có thể “gã khổng lồ” này sẽ có phản ứng chậm chạp, kém nhạy bén, rất dễ xảy ra tình trạng thất tốc, gây ra những sự cố vô cùng nguy hiểm cho hàng không mẫu hạm.

Ngoài ra, cánh chính của J-31 được thiết kế theo bố cục kiểu thông thường nên rất thuận tiện cho kết cấu gập xếp, còn cánh chính hình tam giác, nằm rất sát về phía đuôi của J-20 lại rất khó.

Đối với vấn đề mang tải nhiên liệu và bán kính tác chiến được bạn đọc quan tâm nhiều nhất, Lý Tiểu Kiện cho biết, tiêm kích hạm thật ra không cần phải quá chú trọng tới tầm hoạt động xa hay gần.

“Tháng 6 năm 1944, trong trận hải chiến Mariana của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, tiêm kích hạm của lực lượng cơ động hải quân Nhật Bản có hành trình tầm xa hơn nhiều so với của Hoa Kỳ, hơn nữa quân đội Nhật còn áp dụng chiến thuật ném bom nhiều đợt để phát huy ưu thế của tiêm kích hành trình tầm xa ở mức độ cao nhất.

Nhưng kết cục lại là quân đội Nhật thảm bại, tiêm kích hạm của họ từ thế tấn công bị máy bay chiến đấu của Mỹ tàn sát ngược lại, khiến cho trận chiến trở thành "Cuộc săn vịt trời Marianas" hay “Trận bắn gà Marianas” (The Marianas Turkey Shoot).
Hình ảnh tưởng tượng của cư dân mạng Trung Quốc về tiêm kích hạm J-31

Hình ảnh tưởng tượng của cư dân mạng Trung Quốc về tiêm kích hạm J-31

Không giống như sân bay trên đất liền có tọa độ cố định, hàng không mẫu hạm là một căn cứ di động, hành tung bất định, khi tấn công có thể tiến gần quân địch, sau khi biên đội tiêm kích hạm xuất kích, mới rút lui ra vùng an toàn. Do đó, nhiên liệu nội bộ trên máy bay đủ dùng là được.

Thực tế, trong số tiêm kích hạm thế hệ thứ tư của Mỹ, bất luận là F-14 hay F/A-18, đều không có hành trình tầm cực xa. Lượng dầu trong khoang máy bay của F/A-18 thậm chí còn rất ít, khi thực hiện nhiệm vụ thường phải chở thêm 4 thùng dầu phụ.

Ngoài ra, cha đẻ của J-31 là Viện nghiên cứu thiết kế máy bay Thẩm Dương, chính là đơn vị phát triển chiến cơ J-15 trên tàu sân bay. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong việc phát triển tiêm kích hạm, họ hiểu rõ hơn ai hết những yêu cầu tác chiến của chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Điều này cũng giúp J-31 dành thêm điểm trước J-20.

Lý Tiểu Kiện còn chỉ ra rằng, trong hai mươi hoặc ba mươi năm tới, khả năng hải quân Trung Quốc sở hữu tàu sân bay năng lượng hạt nhân cỡ lớn trên 100 nghìn tấn là không lớn, trọng tải tàu sân bay nội địa có lẽ chỉ là bảy mươi hay tám mươi nghìn tấn là cùng.

Do đó, những máy bay hạng trung, chiếm ít diện tích trên boong và nhà chứa máy bay, điều động thuận tiện linh hoạt, sẽ càng thích hợp với tình hình thực tế hơn. Vì vậy, J-31 đang có những ưu thế lớn so với J-20 để trở thành một loại tiêm kích trên hàng không mẫu hạm.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
F-35C thử nghiệm thành công xuất sắc trên tàu sân bay
Cập nhật lúc: 11:00 17/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tiêm kích hạm F-35C sắp thử nghiệm trên tàu sân bay
Tiêm kích hạm F-35C sắp thử nghiệm trên tàu sân bay
F-35C lần đầu hạ cánh trên tàu sân bay

(Kiến Thức) - Các máy bay F-35C đầu tiên được Hải quân Mỹ thử nghiệm trên tàu sân bay, đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết, các biến thể dành riêng cho tàu sân bay F-35C thuộc dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II do tập đoàn Lockheed Martin phát triển, đã thực hiện hơn 100 lần cất hạ cánh trên tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) của Hải quân Mỹ chỉ trong vòng hai tuần thử nghiệm trên biển. Thông tin trên được chính các quan chức thuộc Hải quân Mỹ công bố trong một cuộc họp báo vào hôm 13/11.
Hai mẫu thử nghiệm của F-35C là CF-03 và CF-05 được triển khai trên tàu sân bay USS Nimitz đã hoàn thành 95% quá trình thử nghiệm trên biển đầu tiên (DT-I). Theo đó cả đã thực hiện tổng cộng 102 lần cất cánh bằng máy phóng và 104 lần hạ cánh thiết bị móc cáp hãm đà đã được cải tiến lại. Dựa trên số liệu từ cơ quan quản lý chương trình phát triển F-35 cho thấy, tốc độ triển khai của DT-I đã hoàn thành trước thời gian được định sẵn và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 17/11.
Mẫu CF-05 đang chuẩn bị thử nghiệm cất cánh với máy phóng trên tàu sân bay USS Nimitz.
Bên cạnh đó, những chiếc F-35C trên cũng đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay thử nghiệm ban đêm đầu tiên của mình. Phát ngôn viên của chương trình F-35 – Joe Dellavedova còn công bố danh tính viên phi công thử nghiệm lái chiếc CF-03 vào đêm 13/11 là Thiếu tá hải quân Ted Dyckman.
Đơn giá của một chiếc F-35C hiện nay khoảng 130 triệu USD và là biến thể đắt nhất trong cả 3 phiên bản F-35 được phát triển. Tuy nhiên Lầu Năm Góc vẫn khẳng định là sẽ giảm giá thành của một chiếc F-35C xuống chỉ còn 96 triệu USD, sau khi mẫu máy bay này được đưa vào trang bị chính thức vào năm 2018.
CF-05 khi đang được chuẩn bị thử nghiệm, với thiết kế cánh gập đặc trưng của các dòng tiêm kích trên hạm.
Dựa trên đánh giá của các phi công bay thử nghiệm F-35C trong DT-I cho biết, họ đánh giá khá cao hệ thống hạ cánh tự động được phát triển trên F-35C, ngoài ra hệ thống trên hoạt động khá ổn định và có độ tin cậy cao.
Theo phi công hạ cánh thử nghiệm chiếc F-35C đầu tiên trên tàu USS Nimitz - Tony Wilson cho biết, toàn bộ qui trình hạ cánh của nó khá giống với mẫu máy bay tiêm kích trên hạm thông thường, thậm chí nó còn khá dễ dàng hơn nhờ hệ thống hạ cánh tự động. Và mỗi lần cất và hạ cánh trên đường băng đều mang lại cảm giác thoải mái nhưng cũng xen lẫn một chút trở ngại.
 

super_driver

Xe tăng
Biển số
OF-164199
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,199
Động cơ
359,470 Mã lực
e k biết nhiều lắm. đọc để biết thôi :D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc đang có kế hoạch bí mật với J-15?

Tờ China News đưa tin, gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện một bức ảnh cho thấy, Trung Quốc có thể đang phát triển một loại máy bay tác chiến điện tử trên hạm, dựa trên cơ sở tiêm kích hạm J-15.

Phương thức cải tiến này tương tự như trường hợp máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler được phát triển trên cơ tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ.

China News cho hay, từ góc độ bức ảnh cũng như xem xét tính chất đa nhiệm vụ của máy bay tác chiến điện tử, có thể phỏng đoán máy bay tác chiến điện tử mới của Trung Quốc sử dụng khung thân tiêm kích J-15S phiên bản 2 chỗ ngồi.

Điều này giúp nó kết hợp hiệu quả với các máy bay chiến đấu khác trên tàu sân bay, đặc biệt J-15 có tới 8 giá treo trên cánh và thân, có tính linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, có thể dễ dàng thay thế, điều chỉnh các pod và vũ khí để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ khác nhau như gây nhiễu, tấn công gây nhiễu ngoài khu vực phòng thủ.

Theo China News, giống với máy bay EA-18G, J-15 có 3 mấu treo trên 2 cánh và bụng để treo pod tác chiến điện tử - loại từng được treo trên máy bay chiến đấu JH-7 (NATO định danh là Flounder) của Trung Quốc.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

Tuy nhiên, so với máy bay JH-7 gắn pod tác chiến điện tử và không mang theo tên lửa chống bức xạ, J-15 ngoài mang 2 quả tên lửa không đối không tầm trung còn mang được 2 quả tên lửa chống bức xạ YJ-91 nên phương thức treo này phù hợp hơn với đặc trưng của máy bay tác chiến điện tử.

Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 diễn ra gần đây, Trung Quốc cũng giới thiệu nhiều loại tên lửa chống bức xạ vừa và nhỏ, những tên lửa này đều có thể trở thành vũ khí của máy bay tác chiến điện tử J-15.

China News cho hay, xét đến việc J-15 là tiêm kích hạm hạng nặng thì máy bay tác chiến điện tử J-15 khi thực hiện nhiệm vụ cần mang được ít nhất 5 pod tác chiến điện tử, cùng 2 quả tên lửa chống bức xạ vừa/nhỏ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ pod tác chiến điện tử, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng tương thích điện tử và một số vấn đề khác.
Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Hải quân Trung Quốc vốn có toan tính dựa vào đội tàu sân bay để mở rộng phạm vi tác chiến. Nhưng nếu mưu đồ này được triển khai, khi biên đội tàu sân bay của Trung Quốc đến chuỗi đảo thứ 2, các hoạt động tác chiến biển sâu được tăng cường thì trên phương diện tác chiến thông tin, lực lượng này sẽ không thể có được sự hỗ trợ của lực lượng tác chiến thông tin tầm xa từ bờ.

BÀI LIÊN QUAN

Báo Đài Loan: TQ không đủ trình độ đưa J-20 rời khỏi mặt đất
Báo TQ bỉ bôi: "Bản nhái" tên lửa BrahMos mà còn mạnh hơn bản gốc
Ukraine có thể giúp vận tải cơ TQ soán ngôi "khổng lồ" C-130J Mỹ?

Lưu Tử Quân, một nhà bình luận quân sự của Trung Quốc không giấu giếm tính toán khi cho rằng, trong tương lai, các nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc cần có khả năng phòng thủ ven bờ độc lập khi cách xa đất liền nên máy bay tác chiến điện tử J-15 là một lựa chọn rất tốt.

Tuy nhiên, do Trung Quốc mới sở hữu tàu sân bay chưa được bao lâu nên việc máy bay tác chiến điện tử J-15 làm thế nào để phối hợp với máy bay chiến đấu khác trên tàu, cũng như làm thế nào để phát huy tác dụng của máy bay tác chiến điện tử trong biên đội tàu sân bay là rất quan trọng.

Có thể dự đoán trong 10 năm tới, thậm chí xa hơn, J-15 chắc chắn sẽ trở thành nền tảng tiêm kích hạm duy nhất của các tàu sân bay Trung Quốc. Đối với sự xuất hiện của mẫu máy bay tác chiến điện tử J-15, nhà bình luận quân sự Lý Tiểu Kiện phân tích rằng, mẫu máy bay này có thể trở thành máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng của Hải quân Trung Quốc, chuyên dùng để thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử, không mang hoặc mang ít vũ khí tấn công.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc cải tiến triệt để J-15
8:15 PM, 25/11/2014, Views: 1347 | By PM
Print Print Share on Zing Me Go.vn Print Print Print Chia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mail Print

VietnamDefence - Trang club.mil.news.sina.com.cn đưa tin của một blogger về việc tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương, Trung Quốc đang phát triển một biến thể cải biến triệt để của tiêm kích hạm J-15 có tên J-15CG với khác biệt chính là kích thước nhỏ hơn.
J-15CG có chiều dài 18,31 m, sải cánh 11,43 m, chiều cao 4,66 m (kích thước tương ứng của J-15 là 21,18, 14,7 và 5,72 m). Loại động cơ của máy bay không được tiết lộ.

Về kích thước, J-15CG gần với các tiêm kích trên hạm MiG-29KUB của Nga và F/A-18E/F của Mỹ. Báo chí Trung Quốc nhiều lần đưa tin J-15 (sao chép Su-33 của Nga) có kích thước quá lớn đối với tàu sân bay, trong khi đó quân đội Trung Quốc kiên trì bác bỏ việc chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích J-31 và nói máy bay này chỉ dành để xuất khẩu.


 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
F-35B thử nghiệm thành công với tên lửa ASRAAM và bom Paveway IV

Tuân Việt | 01/12/2014 14:00
thích

Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35B của Anh đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa đối không ASRAAM và nom laser Paveway IV trên giá treo vũ khí bên ngoài.

Chia sẻ:
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35B của Anh đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa không đối không ASRAAM và bom laser Paveway IV.

Một nhóm thử nghiệm của Anh đã hoàn thành thử nghiệm ban đầu với các tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến (ASRAAM) và bom laser dẫn hướng (LGB) Paveway IV trên các giá treo vũ khí bên ngoài của máy bay F-35B tại căn cứ Hải quân Patuxent River, Mỹ.

Vũ khí mô hình (có kích thước và trọng lượng giống hệt như vũ khí thật) đã được thử nghiệm trong 9 chuyến bay với các cấu hình khác nhau của cả hai loại vũ khí trên hai chiếc F-35B.

"Các thử nghiệm ban đầu là một bước quan trọng trong việc tích hợp vũ khí vào F-35B, cho phép các phi công thử nghiệm hiểu được chúng ảnh hưởng đến sự hoạt động và điều khiển máy bay như thế nào" - Đại diện nhóm thử nghiệm cho biết.

Các cuộc thử nghiệm như vậy là bước đầu tiên hướng tới khả năng tương tác đầy đủ của hai vũ khí được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia Anh với F-35B.

F-35B sẽ phục vụ trong cả Không quân và Hải quân Anh vào năm 2018 để thay thế cho các tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Harrier đã lỗi thời.

Trước đó, theo một số nguồn tin, Anh thông báo nước này đã ký hợp đồng với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ về việc mua 14 máy bay chiến đấu F-35B.

Theo đó, 4 chiếc tàng hình cơ F-35B sẽ hoạt động trên tàu sân bay sắp đi vào hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh - HMS Queen Elizabeth và các căn cứ của Không quân Hoàng gia.

BÀI LIÊN QUAN

Viễn cảnh tàu chiến ven bờ LCS mang theo F-35B có làm TQ run sợ?
Chuyên gia Trung Quốc: J-15 có thể đánh bại F-35B
F-35B có thể khiến đường băng "tan chảy" nếu hạ cánh thẳng đứng

Thêm 10 chiếc nữa sẽ được bổ sung trong vòng 5 năm tới. Lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Anh vào năm 2016.

Tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại ASRAAM được Không quân Hoàng gia Anh thử nghiệm vào năm 2011 có trọng lượng 88kg, dài 2,9m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 10kg.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 300m đến 50km và tốc độ lên tới Mach 3.
Paveway IV lắp trên tiêm kích Tornado của Anh.

Paveway IV lắp trên tiêm kích Tornado của Anh.

Trong khi đó, Paveway IV do chi nhánh hãng Raytheon tại Anh phát triển là một trong những loại bom chính xác và tiên tiến nhất trên thế giới.

Paveway nặng 228 kg, được trang bị thiết bị dẫn đường hỗn hợp GPS/INS và laser.

Được biết, Mỹ và Anh hiện đang hợp tác nâng cấp loại bom thông minh Paveway IV. Việc nâng cấp Paveway IV sẽ bao gồm thiết kế lượng nổ thấp (nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh không mong muốn), thiết kế phần mũi xuyên phá (tấn công các hầm ngầm).

Ngoài ra, phía Mỹ sẽ đóng góp việc phát triển khả năng chống chiễu và nâng cấp công nghệ tìm kiếm bằng laser cho loại bom này.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chứ em nghe bẩu vũ khí của F35 cho hết vào trong thân mà sao lại đeo ở ngoài nhiều thía kia ? :-??
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top