[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Loại máy bay có thành tích khả khẩm của Phú đĩ, bị lãng quên !

Dassault-Breguet Super Étendard



Super Étendard
KHU TRỤC CƠ
Dassault-Breguet (Pháp)
_______________________________________________________
.
Phi hành đoàn : 01
Dài : 14,31 m
Sải cánh : 9,60 m
Cao : 3,86 m
Trọng lượng không tải : 6.500 kg
Tối đa khi cất cánh : 12.000 kg
Động cơ : 01 động cơ phản lực SNECMA Atar 8K-50 có sức đẩy 4.965 kg.
Tốc độ : 1.180 km/giờ
Cao độ : 13.700 m
Tầm hoạt động : 1.820 km
Hỏa lực : 02 đại bác 30mm DEFA 552 với 125 đạn mỗi súng; 2.100 kg vũ khí gồm : 04 ổ rocket Matra với 18 rocket 68mm SNEB mỗi ổ; 01 tên lửa đối-hạm AM-39 Exocets, hoặc 01 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Air-Sol Moyenne Portée, hoặc 02 tên lửa không-đối-đất AS-30L, hoặc 02 tên lửa không-đối-không Matra Magic.
Bay lần đầu : 28/10/1974
Số lượng sản xuất : 85
Quốc gia sử dụng : Argentina, Pháp, Iraq.
Lịch sử: Hải quân Argentina quyết định mua 14 chiếc Super Étendard vào năm 1980, sau khi Hoa Kỳ đặt lệnh cấm vận quân sự — do cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu — và từ chối cung cấp các phụ tùng thay thế cho những chiếc A-4Q Skyhawk. Các phi công Argentina đã được huấn luyện bởi các phi công Pháp từ tháng 11-1980 đến tháng 8-1981 tại Pháp, nhưng lúc đó đang diễn ra Chiến tranh Falklands, họ chỉ vẻn vẹn có 45 giờ bay thực tế trên máy bay.Trong thời gian tháng 8 và tháng 11-1981, 5 chiếc Super Étendard và 5 tên lửa Exocet đã được cung cấp cho Argentina. Tất cả 5 tên lửa này đã được sử dụng trong thời gian xung đột, trong đó một tên lửa đã phá hủy tàu HMS Sheffield và một tàu vận thương mại chuyển máy bay Atlantic Conveyor. Hai tên lửa được sử dụng không hiệu quả, tên lửa thứ năm được dự định sử dụng trong một cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay HMS Invincible, nhưng máy bay không tìm thấy mục tiêu. (Một tên lửa Exocet thứ 6, đã đánh chìm tàu HMS Sheffield và làm hư hại tàu Glamorgan có tin tàu Glamoragan bị bắn từ trên bờ). Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Falklands, các máy bay Super Etendard (phần lớn đi kèm A-4 hộ tống và P-2 trinh sát) đã xuất kích 580 lần và không một máy bay nào bị phá hủy
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc trang bị UAV tàng hình cho tàu sân bay?

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng mẫu UAV tàng hình Lợi Kiếm (Lijian) có thể trang bị cho tàu sân bay của hải quân nước này.



Theo Nhân dân Nhật báo, gần đây một vài hình ảnh của máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm của Trung Quốc đã được tiết lộ. Phương tiện truyền thông nhận định, UAV Lợi Kiếm đã bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm mặt đất trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho biết, UAV Lợi Kiếm có thể phải cần tới 1 năm nữa mới thực hiện chuyến bay đầu tiên, mọi việc đang diễn ra rất tốt.
Giới truyền thông nước ngoài cho rằng, UAV tàng hình Lợi Kiếm của Trung Quốc do Tập đoàn công nghiệp máy bay Hồng Đô và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương hợp tác nghiên cứu chế tạo. Dự án này được khởi động từ năm 2009, lần đầu tiên thử nghiệm trên mặt đất vào vào tháng 12/2012.
Mẫu thử nghiệm UAV tàng hình Lợi Kiếm trên đường băng.

UAV Lợi Kiếm đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 nắm chắc công nghệ UAV tàng hình sau mẫu X-47 của Mỹ và Neuron của châu Âu. Hiện tại máy bay này đã làm tốt mọi công việc chuẩn bị để tiến hành lần bay thử nghiệm đầu tiên.
Việc công bố mẫu thử nghiệm UAV tàng hình giúp Trung Quốc vươn lên top đầu trong một loại quốc gia phát triển công nghệ UAV tàng hình.
Tạp chí Wired của Mỹ cho rằng, mẫu thử nghiệm UAV Lợi Kiếm sử dụng một động cơ phản lực và áp dụng bố cục cánh máy bay tương tự như một số loại UAV tàng hình đang được phát triển thế giới.
Khi nhắc tới việc liệu UAV Lợi Kiếm có thể trang bị cho tàu sân bay hay không, chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho là khả năng này là rất lớn, sau khi UAV này tiến hành thử nghiệm bay thành công và trang bị thêm vũ khí.
Theo vị này, việc thử nghiệm mẫu thiết kế hàng không mới thường trải qua 3 giai đoạn gồm: hoàn thiện kết cấu máy bay; thử nghiệm trên đường băng; tiến hành công tác thử nghiệm bay. Hiện tại, UAV Lợi Kiếm đang trong giai đoạn thứ hai, tức là giai đoạn thử nghiệm trên đường băng, công việc đều tiến triển rất thuận lợi, mọi chức năng đều không hề thua kém X-47 của Mỹ và Neuron của các cường quốc quân sự châu Âu (?)
“Nếu như UAV Lợi Kiếm thử nghiệm bay thành công, nó có thể hỗ trợ đắc lực cho lực lượng không quân, trở thành UAV tấn công chủ đạo. Đặc biệt trong môi trường tác chiến phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, UAV này có thể thay thế chức năng của phi công để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Đỗ Văn Long nói.
Hình ảnh UAV tàng hình trên tàu sân bay mà dân mạng Trung Quốc "tưởng tượng".

Ông còn cho biết, nhìn vào xu thế phát triển cơ bản của máy bay trang bị cho tàu sân bay, nhất định là cần có sự phối hợp máy bay chiến đấu tàng hình có người lái và máy bay chiến đấu không người lái. Bởi vì, trong môi trường tác chiến trên biển tổng thể, không gian tàu sân bay đáng quý nhất. Nếu có thể làm cho máy bay không người lái này nhỏ hơn, có nghĩa là trên cùng một chiếc tàu sân bay có thể mang theo nhiều hơn máy bay chiến đấu. Như vậy có thể làm cho số lượng và quy mô điều động máy bay chiến đấu được tăng lên rất lớn.
“Trong tương lai, môi trường tác chiến trên biển quá phức tạp, nếu phát động cuộc tấn công từ biển vào đất liền trong tình hình không hiểu hệ thống phòng không của đối phương, nếu như không có máy bay không người lái, năng lực đột phá phòng không sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta nên kết hợp máy bay không người lái và máy bay có người lái, khiến cho chúng cùng phát huy đầy đủ ưu thế trong môi trường khác nhau, như vậy có thể tạo nên sức chiến đấu càng lớn hơn. Tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể trông đợi sự xuất hiện của loại máy bay chiến đấu mới này”, ông Đỗ Văn Long bình luận.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Brazil tận dụng Skyhawk từng tham chiến ở Việt Nam

(Vũ khí)- Hải quân quân Brazil vừa quyết định kéo dài thời hạn phục vụ của loại máy bay cường kích nổi tiếng A-4 Skyhawk (Brazil gọi là AF-1) tới năm 2025. Đây là loại máy bay từng được Mỹ sử dụng tấn công miền Bắc Việt Nam.



Để kéo dài “tuổi thọ” của loại máy bay này, Brazil đã tiến hành hiện đại hóa những chiếc AF-1 thành phiên bản AF-1B. Dự án do công ty Embraer của Brazil thực hiện. Chiếc đầu tiên đã được bàn giao cho Hải quân Brazil ngày 13/8 vừa qua.
A-4 Skyhawk (AF-1A) của Hải quân Brazil
Trong khuôn khổ hiện đại hóa, AF-1 được trang bị các hệ thống dẫn đường mới, thiết bị tác chiến điện tử hiện đại và hệ thống điều khiển mới.
Ngoài ra, máy bay cũng được bổ sung thêm các loại vũ khí mang theo. Embraer thậm chí còn lên kế hoạch chỉnh sửa khung sườn và cánh của AF-1 với nhiều chi tiết được thay thế.

Lịch sử của AF-1 trong Hải quân Brazil bắt đầu từ một hợp đồng trị giá 70 triệu USD ký kết năm 1997. Khi đó, Brazil đã mua 20 chiếc A-4KU và 3 chiếc TA-4KU Skyhawk của Kuwait.
Đây vốn là những chiếc Skyhawk được Kuwait mua từ năm 1977 và nằm trong số những mẫu mới nhất do Douglas sản xuất.

Brazil chọn mua Skyhawk của Kuwait vì chúng ít được sử dụng và còn trong điều kiện tốt. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả phù hợp cũng được Brazil tính tới. Sau khi mua về, Hải quân Brazil đã thiết kế lại Skyhawk và đặt tên là AF-1 và AF-1A Falcoes.
Một chiếc Skyhawk cất cánh từ tàu sân bay Sao Paulo của Brazil
Những chiếc AF-1 được Brazil trang bị cho tàu sân bay Minas Gerais (A11) và sau đó thay thế bằng tàu sân bay Sao Paulo (A12) mua lại của Pháp (Foch) từ năm 2001. Ngày 14/4/2009, công ty Embraer ký hợp đồng nâng cấp 12 chiếc AF-1 (1 chỗ ngồi) và 3 chiếc AF-1A (2 chỗ ngồi) cho Hải quân Brazil.

A-4 Skyhawk do Douglas Aircraft Corporation của Mỹ (sau này là McDonnell Douglas) thiết kế và chế tạo và là một trong những chiến đấu cơ nổi tiếng nhất Hải quân Hoa Kỳ. Skyhawk là loại máy bay hải quân được xuất khẩu nhiều nhất thời hậu chiến. Với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 11 tấn và tốc độ tối đa 970 km/h, Skyhawk phù hợp với những tàu sân bay cũ, nhỏ thời Thế Chiến II.
Những chiếc A-4 Skyhawk trên tàu sân bay USS Hancock của Mỹ năm 1972
Skyhawk cũng là máy bay ném bom hạng nhẹ chủ lực được Hải quân Mỹ sử dụng tấn công miền Bắc Việt Nam trong những năm đầu của cuộc Chiến tranh.
Đặc biệt, Skyhawk là một trong những máy bay phản lực phổ biến nhất của Irsael. Chúng đã từng được Israel sử dụng trong các cuộc chiến tranh với Ai Cập năm 1970, cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và từng bắn hạ MiG-17, MiG-21.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến Lebanon năm 1982, những chiếc Skyhawk của Israel đã tỏ ra lạc hậu khi bị những chiếc MiG-17 bắn hạ.
 

Bluebloa

Xe điện
Biển số
OF-1613
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
3,391
Động cơ
606,156 Mã lực
Nơi ở
@$#$@#$ @#!@$#^@ (!*$@!$^(!@$!@$
Website
www.lol.com
Hiện F35 chưa có biến thể nào cất cánh thẳng đứng được như Harrier phải không các cụ nhỉ? Em check mãi mới thấy nó cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng thôi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xuất hiện video mới về máy bay tiêm kích F-14 của Iran

F-14 của Iran có khả năng sử dụng vũ khí lớp "không đối không", được trang bị bom hàng không điều khiển có độ chính xác cao



- Mới đây trên Youtube xuất hiện đoạn video mới quay cảnh máy bay tiêm kích F-14 được đưa vào sử dụng trong thành phần của không quân nước Cộng hoà Hồi giáo Iran.
>> Mở kho vũ khí các cường quốc
Theo thông tin của Hãng thông tấn Nhà nước Iran FNA, các máy bay tiêm kích loại này được duy trì trạng thái chiến đấu, bởi ngành công nghiệp quân sự địa phương đã nỗ lực sản xuất thành công các thành phần khác nhau trang bị cho máy bay này.
Theo thông báo, máy bay tiêm kích F-14 của Iran có khả năng sử dụng vũ khí lớp “không đối không”, được trang bị bom hàng không điều khiển có độ chính xác cao GBU-78/Qassed do Iran sản xuất.

Đầu những năm 1970, Không quân Hoàng gia Iran (IIAF) đã tìm kiếm một loại máy bay chiến đấu cao cấp có khả năng ngăn chặn máy bay do thám MiG-25 của Liên Xô. Sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới Iran năm 1972, trong suốt quá trình Iran đề nghị nhận được sự giúp đỡ kỹ thuật quân sự từ phía Hoa Kỳ, IIAF đã tính toán kỹ lưỡng trong việc chọn F-14 Tomcat và F-15 Eagle.
Video được đăng tải trên Youtube:
[video(31482)]​

Theo sự đàm phán sơ bộ với Lầu Năm Góc, làm nền tảng cho việc ứng dụng radar AWG-9 và hệ thống vũ khí tên lửa AIM-54 Phoenix tốt nhất, Iran đã chọn F-14. Có sự chọn lựa từ phía Iran, hầu như trong năm sau đó, công ty Grumman đã đưa ra sự chào hàng tới nhà vua Iran, cuối cùng sự cạnh tranh đã thể hiện sự ganh đua giữa Eagle và Tomcat. Tiếp sau cuộc biểu diễn của 2 chiếc F-14, vào tháng 1/1974 nhà vua đã đặt hàng 30 chiếc F-14 và 424 quả tên lửa AIM-54 Phoenix trị giá 300 triệu USD trong kế hoạch mua sắm vũ khí.


Chỉ vài tháng sau, kế hoạch đã được mở rộng ra tăng thêm 50 chiếc F-14A và 290 quả tên lửa AIM-54. Tổng số Iran đã đặt hàng 80 chiếc Tomcat và 714 quả tên lửa Phoenix, số tăng thêm sẽ được thay thế động cơ trong 10 năm, hoàn thành việc giao hàng, và cơ sở vật chất (xây dựng sân bay quân sự lớn Khatami, trong sa mạc gần Esfahan) cuối cùng lên tới 2 tỉ USD, đây là đơn đặt hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
[links(left)]Chiếc F-14 đầu tiên được hoàn thành tháng 1/1976, đã giảm bớt thiết bị điện tử trong đó, nhưng được thay thế với động cơ TF-30-414. Trong những năm sau, hơn 12 chiếc đã được cung cấp cho phía Iran. Trong lúc ấy, việc huấn luyện những nhóm phi công Iran đầu tiên đang thực hiện ở Hoa Kỳ, phi công phải trải qua sự huấn luyện theo một giáo án nghiêm ngặt, một trong những bài đánh giá là bắn hạ máy bay không người lái ở độ cao 50.000 feet bằng tên lửa AIM-54.
Những bài kiểm tra phụ được thêm vào năm 1977, tháng 10 năm 1978, 2 phi công Iran lái F-14 chặn máy bay do thám MiG-25 của Liên Xô đang trên đường làm nhiệm vụ trên bờ biển Iran trong vịnh Caspian, đã làm cho Liên Xô ngừng lại việc bay trên bầu trời Iran.
Sau sự kiện lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.
Theo bản báo cáo trái ngược của Tom Cooper, những chiếc F-14 của Iran đã bị phá hủy theo sự ra đi của vua Shah. Sự kiện lật đổ vua Shah đã dẫn đến vết đen trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, khiến cho Iran phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chuyển giao máy bay chiến đấu và tên lửa.
Một vài tin đồn cho rằng trước khi cách mạng xảy ra, một số tên lửa AIM-54 Phoenix đã được bán cho Liên Xô, và chúng đã có ảnh hưởng đến tên lửa tầm xa Vympel AA-9 của Liên Xô. Hầu hết chứng cớ không ủng hộ cho luận điệu trên, bản báo cáo tình báo đã nêu ra rằng người Iran không chỉ một lần sử dụng tên lửa Phoenix trong các trận chiến và nó có khả năng chống lại máy bay chiến đấu của kẻ địch. Iran ngay lúc bây giờ đã có một phiên bản cải tiến của AIM-54, họ đã thay thế AIM-54 bằng tên lửa không đối không R-73 của Nga.
Trong kế hoạch "Chim Ưng" ("Sky Hawk"), Iran đã điều chỉnh tên lửa MIM-23 HAWK chống lại F-14. IIAF cố gắng sử dụng bom chùm Mk.83 với F-14 và phát triển nó thành máy bay oanh tạc trong các trận chiến. Nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết một phi đoàn F-14 đã bay sang Nga với toàn bộ máy bay và người Nga đã nghiên cứu chúng dưới sự cho phép của Iran để duy trì bảo dưỡng đồng thời nâng cấp - bao gồm cả radar, động cơ, và thiết bị điện tử của Nga. Cả Iran và Nga đều từ chối xác nhận thông tin này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ thêm ‘cánh’ cho tàu sân bay mới

Ngày 28/8, công ty chế tạo máy bay Nga MiG đã chính thức xác nhận sẽ bàn giao thêm 6 chiến đấu cơ MiG-29K cho Hải quân Ấn Độ trong năm nay. Số máy bay chiến đấu này sẽ được trang bị cho các tàu sân bay của New Delhi, trong nỗ lực kiểm soát Ấn Độ dương một cách chủ động hơn.



Theo RIA Novosti, tại Triễn lãm hàng không vũ trụ MAKS ở Zhukovsky (ngoại ô Moscow), ông Sergei Korotkov - Tổng Giám đốc công ty MiG - đã khẳng định trong năm nay, Nga sẽ chuyển giao lô hàng thứ 2 trong bản hợp đồng 29 chiến đấu cơ MiG-29K/KUB trị giá 1,5 tỷ USD mà hai bên ký kết trong năm 2010. Theo kế hoạch, Hải quân Ấn Độ sẽ nhận đầy đủ toàn bộ 29 chiếc máy bay loại này trước năm 2015.


MiG-29 sẽ được trang bị chính cho 2 tàu sân bay của Ấn Độ là INS Vikramaditya và INS Vikrant. Trong đó, hồi cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp nhận tàu INS Vikramaditya vào cuối năm sau 4 năm chật vật từ khâu chế tạo cho tới thương thảo về giá cả. Trong khi chiếc INS Vikrant vừa được hạ thủy và dự kiến sẽ chạy thử nghiệm vào năm 2016 để chính thức đi vào hoạt động trong năm 2018.


Trước đó, Hải quân Ấn Độ đã thành lập phi đội gồm 16 chiếc MiG-29K. Đây là một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm tăng sức mạnh tác chiến trên biển. Dự kiến, Ấn Độ sẽ còn nuôi tham vọng thành lập 3 phi đội chiến đấu cơ MiG-29K/KUB với tổng số máy bay lên tới 46 chiếc.


Động thái tăng cường sức mạnh hải quân của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh an ninh khu vực, trong đó có Ấn Độ dương và Biển Đông – nơi New Delhi đang hướng trọng tâm với chiến lược Hướng Đông, đang biến động phức tạp trước sự giành giật lợi ích của Trung Quốc và Mỹ. Theo IHS Jane's, sự hiện diện của tàu INS Vikrant sẽ nâng cao khả năng chủ động của New Delhi trên Ấn Độ dương. Và với việc thêm cánh là lô máy bay chiến đấu từ Nga, rất có thể tình hình sẽ còn phức tạp hơn nữa. Cũng từ đó, cuộc chạy đua vũ trang trên biển giữa các bên liên quan lại càng trở nên quyết liệt hơn, mà trong đó, Nga đang tỏ ra rất nhạy bén trong việc tiếp thị các khí tài tới các khách hàng của mình.


MiG-29K được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Thời gian bay của MiG-29K/KUB tăng hơn gấp đôi. Bên cạnh đó, MiG-29К còn được thiết kế với cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có thể chống tác động ăn mòn của nước biển.
Nó còn có năng lực dò tìm mạnh do được lắp thiết bị tiên tiến, đồng thời được trang bị hệ thống điện tử hàng không tổng hợp. Loại radar trang bị trên MiG-29K có thể đồng thời theo dõi 20 mục tiêu và dẫn đường tấn công 4 mục tiêu.

http://soha.vn/quan-su/an-do-them-ca...8291740303.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc sản xuất hàng loạt “cá mập bay” J-15

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc dường như đã bắt đầu sản xuất hàng loại tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay nước này.



Theo tờ Want China Times, nhiều chi tiết của máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đã xuất hiện sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm tới Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh.
Hãng truyền hình CCTV cũng đưa tin cho biết việc sản xuất đại trà máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đã được bắt đầu.
Trong chuyến thăm của mình, ông Tập Cần Bình không chỉ vào thăm buồng lái của J-15 mà còn chụp ảnh với 36 nhân viên hàng không của Hải quân Trung Quốc. Số lượng phi công trong các bức ảnh cho thấy Trung Quốc có đủ máy bay chiến đấu J-15 cho ít nhất 2 đội bay.
Tiêm kích hạm J-15.

Tiêm kích trên hạm J-15 được thiết kế và phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Sukhoi Su-33 của Nga. Theo CCTV, số lượng lớn J-15 xuất hiện trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình được sơn màu xám cho thấy mẫu máy bay này đã được sản xuất số lượng lớn.
Nguồn tin cho hay, J-15 sẽ được trang thiết bị radar điện tử quét mảng pha chủ động. Khả năng chiến đấu của J-15 có thể vượt qua những người tiền nhiệm là J-11 cũng như nguyên bản Su-33. Hệ thống vũ khí chủ đạo của J-15 là tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 với tầm bắn hơn 400km. YJ-62 sẽ có khả năng được dùng để chống lại tàu chiến Mỹ khi xung đột xảy ra.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thấy fa-18 có bản nâng cấp bác cho it thông tin với
Dạ vâng có ngay bác :)

Boeing đã bắt đầu thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của phiên bản F-18 mới (Advanced Super Hornet ) . Máy bay thử nghiệm đã cất cánh từ trụ sở công ty đóng tại St Louis, Missouri ngày 5/8 , đi kèm bao gồm 2 thùng nhiên liệu khí động học CFT và khoang vũ khí rời (Enclosed Weapons Pod ) , sau đó máy bay sẽ thử nghiệm riêng với hầm gió ( wind-tunnel ) để đánh giá số liệu RCS
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 917x413.

Nhờ có CFT , F-18 Advanced Super Hornet thêm được 150nm ~ 300km bán kính chiến đấu so với các phiên bản cũ thường hay bị chỉ trích vì bán kính tác chiến kém , ngoài ra nhờ khoang vũ khí dưới bụng ( 6 SDB + 2 ARRAM hoặc 2 GBU + 2 ARRAM ) thì F-18 sẽ tàng hình trong chiến đấu , ngoài ra còn số cải tiến nhỏ như trang bị 1 thiết bị quang điện tử IRST ở dưới mũi máy bay và 1 màn hình hiển thị MFD lớn hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
8,018
Động cơ
365,515 Mã lực
Dạ vâng có ngay bác :)

Boeing đã bắt đầu thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của phiên bản F-18 mới (Advanced Super Hornet ) . Máy bay thử nghiệm đã cất cánh từ trụ sở công ty đóng tại St Louis, Missouri ngày 5/8 , đi kèm bao gồm 2 thùng nhiên liệu khí động học CFT và khoang vũ khí rời (Enclosed Weapons Pod ) , sau đó máy bay sẽ thử nghiệm riêng với hầm gió ( wind-tunnel ) để đánh giá số liệu RCS
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 917x413.

Nhờ có CFT , F-18 Advanced Super Hornet thêm được 150nm ~ 300km bán kính chiến đấu so với các phiên bản cũ thường hay bị chỉ trích vì bán kính tác chiến kém , ngoài ra nhờ khoang vũ khí dưới bụng ( 6 SDB + 2 ARRAM hoặc 2 GBU + 2 ARRAM ) thì F-18 sẽ tàng hình trong chiến đấu , ngoài ra còn số cải tiến nhỏ như trang bị 1 thiết bị quang điện tử IRST ở dưới mũi máy bay và 1 màn hình hiển thị MFD lớn hơn
F-18 là hình ảnh tiêu biểu của quân đội Mỹ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt máy bay J-15 "Phi Sa" cho hải quân?

Thứ bảy 07/09/2013 08:06
(GDVN) - Theo bài báo, nhiều dấu hiệu cho thấy, máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" Trung Quốc phiên bản sản xuất hàng loạt đã được định hình, không sửa thiết kế nữa.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc Ngày 3 tháng 9, tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, theo hãng tin CCTV Trung Quốc ngày 1 tháng 9, khi khảo sát tàu sân bay Liêu Ninh từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 8, ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư **** Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã đặc biệt đến thị sát Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương, lên ngồi ở khoang lái của máy bay chiến đấu hải quân thế hệ thứ nhất Trung Quốc – máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" và tìm hiểu tình hình nghiên cứu phát triển máy bay J-15 của tập đoàn này.
Đồng thời, một đoạn tin của CCTV còn tiết lộ, phiên bản sản xuất hàng loạt của máy bay chiến đấu J-15 chính thức xuất hiện, hơn nữa ông Tập Cận Bình còn chụp ảnh chung với 36 phi công máy bay hải quân – số lượng phi công này đủ để thành lập 1-2 trung đoàn máy bay hải quân.
Theo bài báo, vào tháng 11 năm 2012, máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Máy bay chiến đấu hải quân từ khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941 đến nay luôn là “kẻ thống trị trên biển-trên không” trên toàn cầu và đến nay, Trung Quốc đã gia nhập làm thành viên của “gia tộc thịnh vượng” này.
Được biết, máy bay J-15 được Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương sao chép từ máy bay nguyên mẫu Su-33 của Nga, nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu nội địa J-11. Mấy loại máy bay này đều có nguồn gốc từ máy bay chiến đấu nổi tiếng Su-27 Flanker, cũng đã kế thừa khuôn mẫu kiểu thiên nga đẹp của Su-27.

Máy bay chiến đấu J-15 dùng để trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc Tháng 8 năm 2009, máy bay J-15 đã tiến hành bay thử lần đầu tiên. Ngày 5 tháng 11 năm 2012, tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc chính thức công bố tin tức về hoạt động cất cánh chạm tàu của máy bay chiến đấu hải quân Trung Quốc.

Ngày 25 tháng 11 năm 2012, cùng với việc phi công Đới Minh Minh điều khiển máy bay J-15 số hiệu 552 cất/hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay J-15 Phi Sa cuối cùng đã bộc lộ “mạng che mặt bí ẩn”.
Năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh nhiều lần được đưa ra biển tiến hành thử nghiệm và huấn luyện, đồng thời đã tiến hành huấn luyện bay cất/hạ cánh nhiều lần ở biển Bột Hải. Theo bài báo, không lâu nữa sẽ tiến hành huấn luyện nguy hiểm - cất cánh kiểu nhảy cầu mang theo đạn dược.
Hình ảnh trên CCTV cho thấy J-15 bôi sơn màu xám, lồng chỉnh lưu radar đầu máy bay có màu xám đậm, sau khoang lái phía dưới mặt bên còn vẽ lá cờ của Hải quân Trung Quốc.
Bài báo phỏng đoán, đây có thể chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của máy bay Phi Sa. Bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, việc thiết kế máy bay đã kết thúc, các thông số tính năng đã được xác định, là tiêu chí quan trọng để đưa máy bay chiến đấu vào sử dụng.
Nhìn vào hình ảnh trên CCTV cho thấy, hình dáng máy bay J-15 giống như đúc máy bay Su-33 trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov Nga, thậm chí ngay cả vị trí gập cánh đuôi cũng như vậy.

Máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh Tờ “Khoa học công nghệ mũi nhọn” phân tích cho rằng, bố cục khí động học và kết cấu của J-15 đã tham khảo Su-33, nguyên nhân chính là để tiết kiệm thời gian nghiên cứu chế tạo, đáp ứng nhu cấp cấp bách sở hữu máy bay trang bị cho tàu sân bay, giành quyền kiểm soát trên biển và sở hữu năng lực tấn công đối hải của Hải quân Trung Quốc.
Theo chuyên gia quân sự, do J-15 là máy bay được nghiên cứu chế tạo mới nhất, thiết bị điện tử của nó rất có thể dẫn trước một thế hệ so với máy bay chiến đấu J-11, máy bay sử dụng radar Doppler mạch xung, vượt xa máy bay Su-33 về radar; có thể lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động và thiết bị điện tử hàng không theo tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đạt trình độ máy bay F/A-18E/F của Mỹ trên phương diện này.
Theo tờ “Kanwa Defense Review” Canada, máy bay J-15 đã sử dụng phiên bản cải tiến hải quân của động cơ phản lực Thái Hành, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội đã tăng lên, làm cho sức bật và khả năng tăng tốc của máy bay mạnh hơn.
Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu Phi Sa trang bị tên lửa chống hạm YJ-62 do Trung Quốc tự sản xuất, tầm bắn có hiệu quả có thể đạt trên 400 km, đã tiếp cận bán kính tuần tra của máy bay chiến đấu hải quân. Đối với các loại tàu chiến trong đó có tàu sân bay Mỹ, máy bay chiến đấu J-15 có khả năng “răn đe mạnh”.

Máy bay chiến đấu J-15
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hoa Kỳ mở rộng chương trình thử nghiệm X-47B

(Vũ khí) - Hải quân Mỹ có ý định mở rộng chương trình thử nghiệm máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay X-47B UCAS-D.



Hiện nay các cuộc đàm phán giữa Quân đội Mỹ và nhà phát triển X-47B Northrop Grumman về các điều kiện mở rộng chương trình thử nghiệm đang được diễn ra. Tuy nhiên, chi tiết của các cuộc đàn phán không được tiết lộ.

Thế nhưng theo Walt Kraytlera, Giám đốc phát triển kinh doanh của tập đoàn Northrop Grumman, trong chương trình thử nghiệm mở rộng có thể có cả những chuyến bay tiếp nhiên liệu trên không và bổ xung tích hợp với tàu sân bay.

Theo lời Kraytlera, việc tích hợp với các hệ thống boong tàu sân bay là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Ngoài ra, theo Hải quân Hoa Kỳ, Quân đội cũng có ý định thử nghiệm khả năng làm việc của hệ thống điều khiển và các thuật toán định vị chính xác khi nạp nhiên liệu cho X-47B từ máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
UAV X-47B trong một lần thử nghiệm Sự mở rộng chương trình thử nghiệm sẽ làm tốn thêm không ít kinh phí của Hải quân Mỹ, thế nhưng về lâu về dài, sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực khi thử nghiệm các máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay tiềm năng, sẽ được bắt đầu vào năm 2014 trong sự quan tâm của Quân đội Mỹ.

Giá thành của chương trình mở rộng thử nghiệm X-47B không được công bố. Các bài thử nghiệm mới có thể được tiến hành trước khi kết thúc năm 2013.

Trước đó, Hải quân Mỹ thông báo, chương trình thử nghiệm X-47B đã được hoàn tất vào giữa tháng 7/2013, khi mà máy bay không người lái trên boong thực hiện lần hạ cánh thử thứ tư trên một tàu sân bay.

Tổng cộng, X-47B đã hạ cánh bốn lần trên tàu sân bay USS George Bush lớp Nimitz, thế nhưng chỉ có hai lần đầu tiên là thành công. Hai lần hạ cánh không thành công được cho là do hệ thống dẫn đường, sau đó, UAV đã được dẫn về hạ cánh tại sân bay dự trữ trên đất liền.

Việc phát triển X-47B đã được bắt đầu từ những năm 2000. Theo điều khoản của hợp đồng, công ty Nortrop Grumman cần phải chế tạo hai UAV nguyên mẫu để trình diễn công nghệ.

X-47B được thiết kế dạng cánh gấp như hầu hết các máy bay trên boong khác, thế nhưng nó có hai khoanh chứa bom ở bên trong, có khả năng mang 2 tấn vũ khí. X-47B có chiều dài là 11,63m, cao 3,1 m và sải cánh dài 18,93 m. Tổng giá trị dự án là 1,4 tỷ USD.

Trong năm 2014, Hải quân Mỹ có kế hoạch phát triển máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay tương lai dựa trên nền tảng và các dữ liệu đã được kiểm chứng từ X-47B trong khuôn khổ dự án “máy bay không người lái trinh sát và tấn công trên tàu sân bay” (UCLASS).

Ứng cử viên để phát triển và chế tạo ra các thiết bị bay không người lái trên boong cho Quân đội Hoa Kỳ ngoài Northrop Grumman còn có General Atomics Aeronautical Systems, Boeing và Lockheed Martin.

Ở giai đoạn đầu của thủa thuận để tạo ra các nguyên mẫu máy bay không người lái trên boong sẽ được Hải quân Mỹ ký kết với tất cả bốn ứng cử viên.

Theo kế hoạch, máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ vào năm 2018.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 Trung Quốc "tăng cân” mới đe dọa được Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Nếu tăng tải trọng, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm với Hải quân Mỹ.



Theo Tân Hoa Xã, tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được coi là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Hải quân Mỹ cho đến năm 2040, và J-15 Flying Shark của Trung Quốc sẽ là đối thủ chính của mẫu máy bay này trong vòng 20 năm tiếp theo.
Tân Hoa Xã cũng cho biết, mẫu tiêm kích mới (mới hơn J-15) có khả năng gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2020. Tuy nhiên, J-15 vẫn sẽ là đối thủ khó nhằn với Hải quân Mỹ kể cả khi lực lượng này được trang bị F-35C trong tương lai.
“F-35C thiếu khả năng tấn công các tàu lớn như Liêu Ninh cũng như các tàu tác chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc”, Tân Hoa Xã cho hay.
Trung Quốc tự tin rằng, J-15 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chống hạm nhằm vào các tàu chiến Mỹ cùng với sự phối hợp của các máy bay tàng hình như J-20 và J-31. Có sự phối hợp tốt, thậm chí là một máy bay chiến đấu thế hệ 4 như J-15 cũng có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh.

Tuy nhiên, để trở thành mối đe dọa thực sự đáng sợ với Hải quân Mỹ, J-15 phải vượt qua được vấn đề tải trọng của chính mình. Hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh được thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, không dùng máy phóng như tàu sân bay Mỹ. Để cất cánh từ boong phóng này đòi hỏi máy bay trên hạm phải giảm trọng lượng cất cánh, giảm tải trọng vũ khí. Còn nếu J-15 mang đầy đủ trang thiết bị sẽ là quá nặng để cất cánh.
Trung Quốc thiết kế tiêm kích hạm J-15 trên cơ sở tham khảo mẫu tiêm kích Su-33 của Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình chế tạo chủ yếu dựa trên khung thân cơ sở máy bay J-11 mà Trung Quốc sao chép mẫu Su-27SK của Nga. Các mẫu J-11 có thể mang tới 8 tấn vũ khí và đáng lý ra J-15 cũng làm được điều tương tự. Tuy nhiên, để phù hợp với cất cánh trên boong phóng tàu Liêu Ninh, J-15 chỉ mang tối đa 6 tấn vũ khí.
Theo Tân Hoa Xã, để khắc phục điểm yếu này, tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc sẽ trang bị hệ thống máy phóng cho phép J-15 không bị giới hạn tải trọng cho phép mang nhiều vũ khí, nhiên liệu.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, hệ thống hạ cánh của J-15 cũng cần được chỉnh sửa để phù hợp với hệ thống máy phóng. Những chỉnh sửa này sẽ làm J-15 nặng thêm khoảng 300kg mặc dù nó sẽ giúp J-15 loại bỏ cánh mũi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Báo đen” MiG-29 Ấn Độ hoàn tất hạng mục bay đêm và chất tải vũ khí

Thứ năm 19/09/2013 16:08
ANTĐ - Vừa qua, đại diện công ty chế tạo máy bay Mykoian cho biết, các máy bay MiG-29K/KUB của Ấn Độ đã hoàn tất hàng loạt các thử nghiệm then chốt đối với 1 chiếc tiêm kích hạm.

Bài báo cho biết, MiG-29K/KUB đã bay các chuyến thử nghiệm ban đêm và trong điều kiện chất tải vũ khí trên tàu sân bay INS Vikramaditya, nguyên là khu trục hạm chở máy bay “Đô đốc Gorshkov” của Nga. Đặc biệt là những tiêm kích hạm này đã đạt đến trình độ cất, hạ cánh nhiều máy bay liên tiếp trong thời gian giãn cách rất ngắn.
Kế hoạch bay thử này là một bộ phận trong kế hoạch đề ra của Bộ quốc phòng Ấn Độ nhằm nghiệm thu hạng mục cải tạo và nâng cấp hiện đại tàu sân bay này, do Nhà máy đóng tàu Severodvinsk của Nga đảm nhận, đồng thời cũng hoàn thành hạng mục bàn giao tiêm kích hạm.
Theo kế hoạch gần đây nhất, tháng 11 năm nay tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ phải được bàn giao về cho hải quân Ấn Độ, và hoạt động bay thử là một phần trong kế hoạch kiểm nghiệm tàu. Ngoài các cuộc cất, hạ cánh cá nhân, theo tốp trong điều kiện ban đêm ra, các máy bay tiêm kích hạm MiG-29K/KUB cũng đã hoàn tất các chuyến bay thử với chất tải vũ khí đầy đủ.

Ấn Độ đã đặt mua tổng cộng 45 chiếc tiêm kích hạm MiG-29K/KUB

Theo ông Sergei Korotkov, tổng giám đốc của Mykoian, tiêm kích hạm cất, hạ cánh với đầy đủ bom đạn, trong điều kiện ban đêm là sự hoàn tất một giai đoạn rất quan trọng quá trình bàn giao tàu sân bay kiểu 11430, đồng thời cũng hoàn thành kế hoạch đặt mua mà công ty Mykoian đã ký với Bộ quốc phòng Ấn Độ.
Ông Sergei Korotkov cũng cho biết, ngay sau đây, công ty cũng bắt tay triển khai giai đoạn tiếp theo trong hợp đồng là tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng phi công tiêm kích hạm cho Ấn Độ.
Năm 2004, Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga cải tạo nâng cấp tàu sân bay INS Vikramaditya từ nguyên mẫu khu trục hạm chở máy bay “Đô đốc Gorshkov” và mua sắm 16 máy bay tiêm kích hạm MiG-29K/KUB. Số máy bay này đã hoàn tất bàn giao cho Ấn Độ năm 2011, đến tháng 5 năm nay, nó chính thức được biên chế cho lực lượng hải quân.

MiG-29K/KUB đã hoàn tất thử nghiệm bay đêm và chất tải vũ khí

Ngày 11-5 vừa qua, Hải quân Ấn Độ đã biên chế hoạt động phi đội máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB phiên bản hải quân đầu tiên, mang tên "Báo đen" (Black Panthers). Phi đội mang số hiệu 303 này bao gồm 12 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, mà Nga đã cung cấp theo hợp đồng năm 2004 với Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Năm 2012, Ấn Độ và Nga lại ký tiếp hợp đồng thứ 2 trị giá 1,5 tỷ USD để mua sắm thêm 29 chiếc tiêm kích hạm MiG-29K/KUB nữa. Số máy bay này dự kiến sẽ được trang bị cho cả hàng không mẫu hạm quốc nội của Ấn Độ, đóng theo kiểu cầu bật truyền thống của tàu sân bay Nga. Ngày 12-08 vừa qua, tàu sân bay quốc nội đầu tiên có lượng giãn nước hơn 40.000 tấn mang tên INS Vikrant đã được hạ thủy.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lốp tiêm kích F-35 mòn nhanh khủng khiếp!

(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lốp của F-35 mòn với tốc độ "không thể chấp nhận nổi".

Phát ngôn viên của văn phòng chương trình F-35 thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Joe DellaVedova cho biết lốp của biến thể F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “bị ăn mòn với tốc độ không thể chấp nhận được khi hoạt động như một máy bay chiến đấu bình thường.”
Ông DellaVedova tiết lộ Lầu Năm Góc đang làm việc với tập đoàn Lockheed Martin và Dunlop Tyres (đối tác sản xuất lốp cho dự án máy bay bay chiến đấu F-35) về thiết kế lốp mới dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm tới. Loại lốp mà Dunlop hiện đang cung cấp đã được cải tiến, nhưng chất lượng vẫn không thể chấp nhận được.

Máy bay chiến đấu F-35.
Giám đốc đánh giá và kiểm tra hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, Michael Gilmore cho biết lốp của Dunlop Tyres “mòn nhanh hơn dự kiến” do thiết kế không hợp lý. Trong khi đó, John Butters, phát ngôn viên của Dunlop Tyres thừa nhận rằng những chiếc lốp ban đầu “có tốc độ mòn nhanh và mẫu sau đó mòn chậm hơn."
Ông Butters cho biết biến thể F-35B dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “đối mặt với một môi trường hoạt động thách thức”, đòi hỏi một loại lốp “có thể hoạt động mà không làm hư hại bề mặt hạ cánh”. Anh và Italia cũng dự dịnh mua biến thể tiêm kích này.
Bên cạnh vấn đề về lốp mòn quá nhanh, F-35 cũng gặp phải một loạt các vấn đề khác liên quan tới phần mềm sẵn sàng chiến đấu, mũ bảo hiểm của phi công và đội chi phí sản xuất. Đây là những thách thức mà Lầu Năm Góc phải giải quyết để giảm khoản kinh phí khổng lồ 1,1 nghìn tỷ USD ước tính dành cho hoạt động và hỗ trợ của phi đội 2.443 chiếc F-35 trong vòng 55 năm.
Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top