[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hé lộ siêu vũ khí bí mật mới của tiêm kích F-35

(Soha.vn) - Công ty Lockheed Martin hiện đang làm việc trên một lớp tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn mới trang bị cho F-35.

Mỹ đang tiến hành sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu mới Lockheed Martin F-35 Lightning II, loại chiến cơ có tính năng vượt trội so với tất cả các máy bay hiện có. Nhằm làm tăng khả năng chiến đấu của F-35, công ty Lockheed Martin hiện đang làm việc trên một lớp tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn mới. Dự án này được gọi là CUDA nhằm tạo ra loại tên lửa đối không có hiệu suất cao hơn nhiều so với các tên lửa hiện có.

Hệ thống vũ khí mới sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của F-35.

Dự án CUDA bắt đầu vào khoảng năm 2010-11. Theo một số nguồn tin, công ty Lockheed Martin vào năm 2011 đã lên kế hoạch cho một dự án tên lửa mới nhưng chưa có thông tin cụ thể về dự án này. Vào tháng 9 năm ngoái, một Hội thảo về Công nghệ Hàng không vũ trụ do Hiệp hội Không quân Mỹ tổ chức đã diễn ra tại Washington. Một thời gian sau đó, tạp chí Không quân đã công bố một số hình ảnh từ sự kiện này, trong đó có bức ảnh chụp mô hình tàng hình cơ F-35 với các tên lửa mới trong khoang cũ khí. Ngay sau đó, công ty Lockheed Martin đã nói về sự tồn tại của một dự án mới gọi là CUDA.
Theo Lockheed Martin, dự án được thực hiện trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng là lực lượng Không quân Mỹ. Mục đích chính của dự án tên lửa CUDA tăng cơ số đạn của tiêm kích từ hai đến ba lần. Đồng thời, nói về sự ra mắt của tên lửa mới trước công chúng, công ty Lockheed Martin lưu ý rằng đây là dự án bí mật cho nên công ty không thể công bố chi tiết về dự án này.

F-35 và hệ thống tên lửa mới tại triển lãm công nghệ hàng không vũ trụ 2012.

Mặc dù thiếu thông tin cụ thể về CUDA nhưng dựa trên các bức ảnh được công bố và các cơ sở dữ liệu khác chúng ta có thể phần nào xác định được một vài thông số kỹ thuật của loại tên lửa mới này. Về ngoại hình, CUDA khá giống với bom GBU-39 SDB (Small Diameter Bomb – Bom có đường kính nhỏ).
GBU-39 có tổng chiều dài 1,8 mét và có đường kính 19 cm. Như vậy, tên lửa CUDA chỉ dài bằng một nửa tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM. Chính kích thước nhỏ như vậy của tên lửa mới sẽ cho phép máy bay F-35 có khả năng mang được nhiều vũ khí hơn trong tương lai. Trọng lượng của tên lửa CUDA không được công bố. Song nếu đem so với kích thước của AIM-120 thì tên lửa mới này có thể nặng khoảng 70-80 kg.



So sánh kích thước của CUDA và AIM-120 AMRAAM.

Dựa trên các dữ liệu có sẵn, tên lửa CUDA có vị trí bố trí động cơ rất khác so với các loại tên lửa lớp đối không hiện hành. Ở phần đuôi tên lửa được lắp đặt một động cơ nhiên liệu rắn. Đặc biệt, ở phần đầu tên lửa có rất nhiều các lỗ nhỏ, có lẽ là được thiết kế để tăng khả năng khí động học cho loại tên lửa mới này.
Đại diện của nhà phát triển cho biết rằng tên lửa CUDA có phương pháp tấn công mục tiêu không giống với các tên lửa thông thường. Khi tấn công mục tiêu, tên lửa không đối không mới này sẽ thực hiện theo nguyên tắc “đánh chặn động”. Điều này có nghĩa là hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu rồi va vào mục tiêu với một tốc độ khủng khiếp. Phương pháp tấn công mục tiêu như vậy có cả ưu và nhược điểm.

Cấu tạo tên lửa CUDA.

Ưu điểm là tên lửa không cần thiết phải sử dụng các loại đầu chứa chất nổ hay đầu đạn nổ phá mảnh. Hạn chế chính của phương pháp này chính là tên lửa cần phải được trang bị hệ thống dẫn hướng tốt có khả năng đảm bảo cho CUDA va chạm vào mục tiêu khi tên lửa di chuyển với tốc độ cao.
Theo một số thông tin, tên lửa CUDA sẽ được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động (ARGSN) cho phép tên lửa hoạt động theo nguyên tắc bắn và quên. Với cấu tạo khí động học tiên tiến, tên lửa CUDA có thể đạt tốc độ siêu âm lên tới Mach 2.


Với những tính năng ưu việt như vậy, chắc chắn việc sử dụng tên lửa mới CUDA trong tương lai sẽ tăng cường khả năng tác chiến của Không quân Mỹ, đặc biệt là khả năng cận chiến. Theo các bức ảnh được đăng tải trên tạp chí Không quân thì máy bay chiến đấu F-35 có thể mang tới 12 tên lửa CUDA trong khoang vũ khí bên trong thân. Hiện tại, còn quá sớm để nói chính xác về việc sử dụng kết hợp các loại vũ khí bên trong thân máy bay, nhưng có thể đoán được rằng F-35 sẽ mang theo 4 tên lửa AIM-120 AMRAAM và CUDA. Điều này sẽ cho phép các máy bay chiến đấu đánh chặn các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung một cách hiệu quả. Hơn nữa, trong trường hợp cần thiết, máy bay có thể được trang bị theo các tên lửa trên các giá treo bên ngoài.


Những phân tích trên đây chỉ là những phỏng đoán về loại tên lửa mới CUDA dựa trên những bức ảnh được đăng tải trên tạp chí và một số dữ liệu có sẵn. Có thể, trong tương lai, để đáp ứng các yêu cầu từ phía khách hàng là Không quân Mỹ, tên lửa CUDA thực sự sẽ có hình hài, đặc điểm cũng như tính năng hoàn toàn khác xa so với những gì mà chúng ta phỏng đoán. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dự án tên lửa mới sẽ làm tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ năm F-35 của Không quân Mỹ trong tương lai.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mach 2 thua cả K-13 =))

Thông số kỹ thuật (R-13M / R-3R)


  • Chiều dài: R-13M) 2830 mm (9 ft 3.4 in); (R-3R) 3420 mm (11 ft 5 in)
  • Sải cánh: 530 mm (21 in)
  • Đường kính: 127 mm (5 in)
  • Trọng lượng: (R-13M) 75 kg (166 lb); (R-3R) 93 kg (205 lb)
  • Vận tốc: Mach 2.5
  • Phạm vi: 8 km (5 mi)
  • Hệ thống dẫn đường: (R-13M) tia hồng ngoại IRH, (R-3R) dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH
  • Đầu nổ: 11.3 kg (24.9 lb) nổ thành từng mảnh với ngòi nổ không tiếp xúc
Đây là loại H2K do vậy chắc chắn độ cơ động glimit sẽ rất kém, vì đầu do ko được chứa quá nhiều vi mạch cho cảm biến để chống lại các loại mồi bẫy, như vậy là càng lúc càng lộ rõ yếu điểm về độ chính xác
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran trang bị cho "mèo đực" F-14 tên lửa nhái Phoenix của Mỹ

(Soha.vn) - Iran đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt các tên lửa không đối không mới Fakour 90 để trang bị cho tiêm kích F-14 Tomcat.

Chuyên gia quân sự Iran và các kỹ sư đã hoàn thành việc chuẩn bị để sản xuất hàng loạt các tên lửa chiến đấu trên không mới có tên gọi Fakour 90 để trang bị cho tiêm kích F-14 Tomcat của Không quân nước này, tashnimnews.com ngày 01 tháng 10 cho biết.

Fakour 90 được thiết kế để trang bị cho các chiến cơ F-14 của Iran.​

Phát biểu tại một hội nghị về sự phát triển của các loại tên lửa phóng từ trên không, được tổ chức tại Tehran vào thứ Ba tuần trước (01/10), Phó Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Iran Chuẩn Tướng Mohammad Hejazi khẳng định rằng các tên lửa này là tên lửa điều khiển tầm trung. Một số chuyên gia tin rằng tên lửa mới của Iran là một biến thể nâng cấp của tên lửa Mỹ AIM-54 Phoenix.
Những tên lửa Phoenix đã được sản xuất tại Mỹ kể từ năm 1966 để trang bị cho loại máy bay chiến đấu duy nhất – tiêm kích trên hạm F-14. Tên lửa có nhiều chế độ điều khiển khác nhau và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 160 km với tốc độ 5 March.

AIM-54 Phoenix.

Ngày 25 tháng 9, Iran tuyên bố rằng đã tạo ra các biến thể hàng không của tên lửa hành trình Qader và Nasr với tầm bắn tương ứng lên tới 200 và 35 km. Những tên lửa này cũng sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Không quân Iran.
F-14 được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Iran (từ 1979 là Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) trong thời kỳ cầm quyền của nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi. Đó là biến thể F-14A – biến thể máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết 2 chỗ cho hải quân Mỹ. Sự cải tiến đã thêm vào khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn. 545 chiếc F-14A đã được cung cấp cho hải quân Mỹ và 79 chiếc cho Không quân Iran.



F-14 của Không quân Iran.

Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền ở Iran từ năm 1976 đến năm 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 A Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đặt hàng.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran 1979 lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.

Anh bạn Iran này ko thua anh tàu là mấy :D
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga mua thêm trực thăng Ka-52K cho siêu tàu đổ bộ Mistral?

(Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Nga có thể mua thêm trực thăng chiến đấu Ka-52K trang bị cho các tàu đổ bộ cỡ lớn Mistral mua của Pháp.



“Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua 32 trực thăng trên hạm từ nhà máy Progress Arsenyev (thành viên công ty Russian Helicopter)”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov nói trong cuộc viếng thăm tới nhà máy Progress Arsenyev.
“Các trực thăng này (ý chỉ loại trực thăng hải quân mới) sẽ trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trong năm 2014. Nếu tất cả đều tốt, chúng tôi sẽ sẵn sàng đặt hàng chúng”, ông Yury Borisov nói. Tuy nhiên, ông này không đề cập tới đó là loại trực thăng này.
Cũng theo ông Borisov, Progress Arsenyev sẽ thực hiện chế tạo 143 chiếc trực thăng từ nay tới năm 2020. “Công việc phía trước là khó khăn nhưng chúng tôi họ sẽ thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất và đúng thời hạn”, ông nói.
Trực thăng chiến đấu Ka-52.

Nhà máy Progress Arsenyev đang sản xuất 2 mẫu trực thăng gồm: trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 và trực thăng đa dụng hạng nhẹ Ka-62. Lực lượng vũ trang Nga trước đó cho biết, họ sẽ triển khai trực thăng Ka-52K trên tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đang được đóng tại Pháp.
Nhiều khả năng, hợp đồng tiềm năng cung cấp 32 máy bay trực thăng trên hạm mới cho Hải quân Nga mà Progress Arsenyev có thể nhận được trong tương lai là bán trực thăng Ka-52K hoặc Ka-62.
Biến thể dành cho Hải quân Nga Ka-52K trang bị hệ thống radar mạng pha Zhuk-A cho phép phát hiện mục tiêu trên không cách xa 120km (theo dõi 10 mục tiêu, diệt 4 cùng lúc). Trong chế độ đối hải, radar có thể phát hiện tàu khu trục đối phương cách 300km.
Kho vũ khí Ka-52K ngoài khả năng mang rocket, tên lửa chống tăng thì nay còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước siêu thanh Kh-31 và tên lửa chống tàu cận âm Kh-35V.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga chuẩn bị thay Su-33 bằng tiêm kích hạm MiG-29K

Thứ tư 23/10/2013 07:52
ANTĐ - Ngày 22-10, công ty sản xuất máy bay MiG của Nga cho biết, họ đã bắt đầu bay thử nghiệm đối với các máy bay chiến đấu triển khai trên tàu sân bay MiG-29K/KUB sản xuất hàng loạt, dự kiến ​​sẽ bàn giao cho Hải quân Nga trong thời gian tới.


Hồi tháng 2-2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng với công ty MiG về việc cung cấp 20 chiếc máy bay chiến đấu một chỗ ngồi MiG-29K và 4 chiếc máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi triển khai trên tàu sân bay MiG-29KUB.
Theo kế hoạch, nhà sản xuất MiG dự kiến ​​sẽ bàn giao 4 chiếc máy bay chiến đấu trên hạm đầu tiên vào cuối năm 2013. Số máy bay chiến đấu này sẽ được biên chế hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Nga, tàu Đô đốc Kuznetsov, đang triển khai tại Murmansk thuộc Hạm đội Phương Bắc.
Hiện tại, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang được biên chế các máy bay chiến đấu phiên bản hải quân Sukhoi Su-33.
Theo công ty MiG, máy bay MiG-29K là phiên bản hải quân của dòng máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum. Máy bay được thiết kế cánh gập với một móc hãm đà ở đuôi máy bay, khung máy bay được gia cố và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ nhờ được trang bị radar Zhuk-ME.

Trong tương lai, Nga sẽ thay thế Su-33 bằng MiG-29K


Không giống như máy bay Su-33, chỉ có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng không, máy bay chiến đấu MiG -29K có thể được trang bị nhiều loại vũ khí không đối đất, cũng như vũ khí không đối không và các hệ thống chỉ thị mục tiêu laser.
Máy bay này còn có khả năng “tiếp liệu đồng đội”, tức là tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu MiG-29K khác bằng cách sử dụng hệ thống vòi tiếp nhiên liệu PAZ-1MK.
Cho đến nay, máy bay chiến đấu MiG-29K chỉ được biên chế cho Hải quân Ấn Độ, để sử dụng trên chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya đã được Nga tân trang lại, dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 15-11 tới.
 

thangh253

Xe hơi
Biển số
OF-130072
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
107
Động cơ
374,950 Mã lực
F18 hornet là ngon nhất rùi ah
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
New Zealand từ chối mua lợn xề F-35
Quote:
New Zealand will not buy the F-35
New Zealand has no plans to buy fighter F-35 Joint Strike Fighter, developed by the United States and at least 10 other countries, authorities said the country on October 28, according to examiner.com.

While New Zealand (island country in the south-western part of the Pacific Ocean) is an ally of the U.S., it does not see the need to purchase stealth fighter jets to protect its 4.5 million population, said Defence Minister Jonathan Coleman (Jonathan Coleman). In any case, New Zealand can not afford it, he said. According to the U.S. Government Accountability Office, a fighter of this type is currently worth about 137 million U.S. dollars.

"This is not our need. We have a small defense force. We need the security features in its own territory, "said the head of the military.

Coleman made this statement at a press briefing at the Pentagon after a meeting with U.S. Defense Secretary Chuck Heygelom (Chuck Hagel), where they discussed issues of cooperation in the field of defense.
http://vpk.name/news/99343_novaya_ze...kupat_f35.html
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
F-35 đang còn nhiều lỗi thế kia mua về mà làm gì
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35B phô trương sức mạnh thả bom phá hủy xe tăng

(Vũ khí) - Một chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Không quân Mỹ lần đầu tiên thực hiện bài thử nghiệm tấn công bằng vũ khí dẫn đường độ chính xác cao, tạp chí Flight Global cho biết hôm 30/10.



Theo đó, chiếc F-35B thử nghiệm đã thực hiện chuyến bay thử vũ khí bằng một quả bom GBU-12 Paveway II, tấn công chính xác và phá hủy một chiếc xe tăng M-48 ở dưới mặt đất.

Chuyến thử nghiệm trên diễn ra vào hôm 29/10 tại trường thử vũ khí chính xác thuộc căn cứ không quân Edward, bang California.
F-35B thả bom GBU-12 GBU-12 Paveway II là một loại bom đa năng, có trọng lượng không đầu đạn là 227kkg và sử dụng một đầu dò laser gắn ở mũi cùng các cánh vây điều khiển trên thân để tham gia tấn công mục tiêu.

Trong khi đó, F-35B là biến thể cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng của loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II Joint Strike Fighter. Bom GBU-12 đã được F-35B thả ra từ độ cao 7.600m và đánh trúng mục tiêu 35 giây sau đó.
Bom GBU-12 phá hủy thành công một xe tăng M-48 trên mặt đất. Phi công thử nghiệm Richard Rusnok xác nhận rằng, máy bay F-35B đã sử dụng hệ thống ngắm bắn quang - điện tử tối tân để xác định và theo dõi mục tiêu. Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, đây cũng là hệ thống cảm biến đầu tiên kết hợp khả năng tìm kiếm hồng ngoại và khả năng tìm kiếm, theo dõi đối phương kết hợp với một máy ngắm laser.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cuối cùng anh mỹ đã phải tích hợp quang điện vào.
Xưa toàn phải gắn pod chắp vá . Nhảm nhí
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ triển khai F-35B ở châu Á – TBD đối phó Trung Quốc?

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ có thể triển khai tàu đổ bộ tấn công USS Wasp cùng tiêm kích đa năng F-35B tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2017.



Trang mạng Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II có triển vọng sẽ đạt được khả năng tác chiến ban đầu (IOC) vào trước năm 2015 và triển khai cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Bước đầu, 16 tiêm kích tàng hình F-35B có thể sẽ được trang bị cho tàu tấn công đổ bộ USS Wasp (LHD-1) vào năm 2017 và sau đó đến thực hiện nhiệm vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mục đích của việc triển khai này có thể là nhằm tăng cường lực lượng đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ Hải quân Mỹ.

F-35B là biến thể của dòng F-35 dành cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ thiết kế với hệ thống độc cơ đặc biệt cho phép cất hạ cánh thẳng đứng (hoặc cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng). Vì thế, nó dễ dàng hoạt động trên tàu tấn công đổ bộ có boong phóng máy bay ngắn, hẹp.
Để đáp ứng điều kiện triển khai F-35B, tàu tấn công đổ bộ USS Wasp đã có các cuộc tiến hành thử nghiệm trên biển vào tháng 10/2011 và tháng 8/2013, đồng thời hoàn thành công tác cải tạo thân tàu giai đoạn cuối cùng tại cảng Norfolk thuộc tiểu bang Virginia.
Chỉ huy phân đội N953 tác chiến đổ bộ Mỹ Erik Ross cho biết, việc cải tạo tàu USS Wasp liên quan đến nhiều phương diện, như trên boong máy bay được trải lớp phủ i-on nhiệt chịu nhiệt để đáp ứng yêu cầu cất và hạ cánh của F-35B, cải tạo angten di động và kết cấu khác để ngăn chặn sự can thiệp động cơ máy bay, nâng cao phục vụ điện khí hóa trên tàu và lắp đặt không gian quy hoạch nhiệm vụ nội bộ.
Một số tàu tấn công đổ bộ của Mỹ đã được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của F-35B.

Đồng thời ông Erik Ross còn tiết lộ, để phù hợp với việc triển khai của máy bay chiến đấu F-35B, tàu tấn công đổ bộ loại lớn của Mỹ đều sẽ được cải tạo tương tự, hai tàu tấn công đổ bộ America (LHA 6) và tàu Tripoli (LHA 7) đang được đóng cũng sẽ tiến hành sửa chữa tương ứng. Khi thiết kế hai tàu tấn công đổ bộ kiểu mới này với việc lấy tác chiến trên không làm trọng tâm để tiến hành tối ưu hóa.
Tàu tấn công đổ bộ USS America dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm trên biển trong tháng 11/2013 và đến đầu năm 2014 thì bàn giao, tàu Tripoli sẽ được bàn giao vào năm 2018.
Mấu chốt của tác chiến máy bay chiến đấu F-35B trên tàu đổ bộ là hệ thống chỉ huy và kiểm soát. Để nâng cao khả năng tác chiến của F-35B, cần phải tiến hành nâng cấp đối với các hệ thống thông tin liên lạc như hệ thống mạng lưới trên biển thệ hệ mới, hệ thống mạng lưới trên biển và dịch vụ doanh nghiệp tổng hợp Hải quân (CANES), hệ thống khả năng tác chiến hiệp đồng (CEC) và chuẩn liên kết LINK 16.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhật tuyên bố: F-35A Nhật “trên cơ” F-35 Mỹ

Thứ sáu 08/11/2013 17:53
ANTĐ - Tập đoàn IHI của Nhật và Công ty Pratt & Whitney (P&W) của Mỹ vừa chính thức ký kết một hợp đồng nằm trong chương trình liên hợp chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A.

Trang “Tin tức Nhật Bản” (Japan News Network) bình luận, việc ký kết hợp đồng này đánh dấu một sự kiện quan trọng là lần đầu tiên các công ty của Nhật tham dự vào một chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, mở ra cánh cửa bước ra thị trường thế giới, chứng tỏ bước phát triển vượt bậc của nền công nghiệp hàng không nước này, có đủ khả năng nắm và phát triển những công nghệ hàng đầu thế giới.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35A do 9 quốc gia, đứng đầu là Mỹ, Anh hợp tác phát triển, một bộ phận sẽ được sử dụng trong lực lượng không quân Mỹ. Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã xác định sẽ mua 42 chiếc nhằm thay thế loại máy bay chiến đấu F-4 đã già cũ. 4 chiếc đầu tiên sẽ được chế tạo tại Mỹ, dự kiến năm 2016 sẽ bàn giao cho Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố danh tính các nhà sản xuất nhận được đơn đặt hàng sản xuất F-35 quốc nội. Có 3 công ty hàng đầu của Nhật tham gia vào quá trình sản xuất F-35 bao gồm: Mitsubishi Heavy Industries nhận được hợp đồng cuối trị giá 63,9 tỷ yên, Ishikawajima- Harima Heavy Industries (IHI) giành được 18,2 tỷ yên, còn một công ty con khác của Mitsubishi là Mitsubishi Electric 5,6 tỷ yên.
Mitsubishi Heavy Industries sẽ tham gia vào quá trình lắp ráp và kiểm tra chất lượng kỹ thuật cuối cùng, Ishikawajima- Harima Heavy Industries (IHI) sẽ đảm nhận chế tạo động cơ, còn Mitsubishi Electric sẽ phụ trách mảng radar trên F-35. Bắt đầu từ năm 2017, 38 chiếc còn lại sẽ được sản xuất tại Nhật Bản dưới sự chủ trì của Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries Group).

F-35A của Nhật Bản sẽ "trên cơ" F-35 Mỹ?


Được sự dồng ý của chính phủ Nhật, chiểu theo các điều khoản hợp đồng đã ký với Pratt & Whitney (P&W), Công ty IHI là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo 17 hạng mục linh, phụ kiện quan trọng nhất như: Turbin, lá gió… dùng để chế tạo động cơ cho 38 chiếc F-35A. Nhà máy chế tạo của công ty dự kiến sẽ đặt tại Kure – Hiroshima và Soma – Fukushima. Nguồn vốn đầu tư sản xuất thiết bị sẽ do Bộ quốc phòng Nhật rót xuống.
Hiện nay, Công ty Mitsubishi Electric đang thương nghị với nhà thầu chính của F-35A của Mỹ là hãng Lockheed Martin Corporation để tham gia chương trình nghiên cứu, chế tạo radar, còn Mitsubishi Heavy Industries Group cũng đang gấp rút hoàn tất các cơ cấu phần thân của F-35A. Theo tin cho biết, với sự tham gia của các công ty hàng đầu Nhật Bản, các tính năng kỹ, chiến thuật của máy bay chiến đấu F-35A Nhật sẽ có sự thay đổi và được nâng cao hơn phiên bản gốc của Mỹ.
Japan News Network còn cho biết, chính phủ Nhật đang có kế hoạch sửa đổi “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, cho phép xuất khẩu một số linh, phụ kiện chế tạo vũ khí ra nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển nền công nghiệp quốc phòng nước nhà. Sự tham gia của các công ty Nhật Bản vào chương trình phát triển F-35A sưới sự “đỡ đầu” của chính phủ Nhật Bản cũng là một phần trong kế hoạch chiến lược dài hơi này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc "thấy mình nhỏ bé" vì không địch nổi MiG-29K Ấn Độ
Cập nhật 21:59, Thứ Bảy, 09/11/2013 (GMT+7)

Ngày 03-11, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã công bố những hình ảnh mới nhất về hoạt động huấn luyện của phi công tiêm kích hạm MiG-29K Ấn Độ trên hàng không mẫu hạm Vikramaditya tại Nga, và đặc biệt chú ý đến loại vũ khí tấn công đối hải tiên tiến nhất của Nga mà nó mang theo là Kh-35UE.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, phóng viên của kênh truyền hình Nga Russia 2 đã có mặt và ghi lại được những hình ảnh hết sức quý giá, lần đầu tiên được công bố của tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ tại nơi nó đang hoàn tất những công đoạn lắp ráp cuối cùng, đồng thời cũng là nơi triển khai huấn luyện thủy thủ đoàn tại thành phố phương bắc của Nga là Murmansk.
Hiện tàu sân bay này đang được hoàn tất những công đoạn cuối cùng, trước khi bàn giao cho Ấn Độ. Tại đây, các phóng viên của “Russia 2” đã ghi lại được những hình ảnh hết sức đặc biệt của hoạt động huấn luyện cất, hạ cánh của phi công Ấn Độ trên chiếc tiêm kích hạm MiG-29K. Đây là lần đầu tiên người ta được thực mục sở thị hình ảnh của phi công Ấn Độ trên tàu sân bay này, tại Nga.
MiG-29K mang theo đầy đủ vũ khí, trong đó có tên lửa không đối hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE Tháng 5 năm nay, Ấn Độ đã thành lập phi đội tiêm kích hạm MiG-29K đầu tiên mang biệt danh “Báo đen” và đã triển khai xây dựng công trình huấn luyện cất, hạ cánh trên mặt đất cho lực lượng này đặt tại thành phố Goa ở khu vực tây nam Ấn Độ. Ngoài ra, hiện có ít nhất 4 chiếc MiG-29K của Ấn Độ đang ở lại Nga để phục vụ công tác huấn luyện phi công.

Được biết, do thiết kế ban đầu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên cầu nâng, hạ (tiêm kích hạm) vào kho chứa của tàu sân bay “Đô đốc Gorshkov ” - Nga đã phải cải tạo, tu sửa lớn mới hình thành nên tàu sân bay Vikramaditya hiện nay. Hiện cầu, nâng hạ số 2 đã được mở rộng về kích cỡ để có thể phục vụ yêu cầu vận chuyển loại tiêm kích hạm thế hệ mới MiG-29K (nguyên bản ban đầu chủ yếu phục vụ các loại trực thăng và tiêm kích hạm cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, cánh gập về phía sau Yak-38).

Với MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế là khoang thiết bị và bình nhiên liệu
Trong một số bức ảnh cận cảnh, người ta còn thấy rõ, MiG-29K và MiG-29KUB tương đồng với nhau về mắt thiết kế và kết cấu máy bay. Chỉ một điểm khác biệt duy nhất là ở phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế làm khoang thiết bị và bình nhiên liệu.

Trong các bức ảnh này, MiG-29K đã mang theo đầy đủ các loại bom đạn, tương đối giống với những hình ảnh thường gặp trên loại tiêm kích hạm J-15 của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong khả năng chất tải của loại tiêm kích hạm được đánh giá cao hơn Su-33 và J-15 rất nhiều. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là MiG-29K mang theo 2 quả tên lửa không đối hạm thuộc thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất của Nga là Kh-35UE.

MiG-29K trong hầm chứa máy bay
Trong thông tin giới thiệu về loại tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất này, tính năng ưu việt nhất của nó thể hiện ở điểm, với kích thước và trọng lượng không đổi nhưng phạm vi tấn công đã được tăng lên gấp đôi. Đây cũng là lần đầu tiên một loại tên lửa tấn công đối hải được lắp đặt trên một tiêm kích hạm dòng Fulcrum.

Với tầm phóng lên tới hơn 260km, nó đã có khả năng tấn công ngoài tầm phòng thủ của mọi hệ thống phòng không hạm, thể hiện năng lực chế áp trên biển cực mạnh, nâng khả năng tác chiến của hàng không mẫu hạm Ấn Độ lên một tầm cao mới. Điều này sẽ trở thành nỗi e sợ cho mọi đối thủ khi đối đầu với biên đội tàu sân bay Ấn Độ.

Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện của phi công Ấn Độ với tiêm kích hạm MiG-29K:













(Theo ANTĐ)​
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga-Trung-Ấn khuất phục trước sức mạnh hải quân Mỹ?

(Vũ khí)-Không tính đến 10 tàu sân bay hiện có và siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp được biên chế, chỉ riêng lực lượng không quân hạm của các tàu đổ bộ tấn công Mỹ đã có sức mạnh đè bẹp các tàu sân bay hạng trung trên thế giới như Kuznetsov, INS Vikramaditya và Liêu Ninh của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Số lượng máy bay ngang ngửa các tàu sân bay thông thường hạng trung

Landing Helicopter Assault (LHA) là loại tàu đổ bộ tấn công có sàn đáp cho trực thăng, nhưng với định hướng lấy không quân làm chủ đạo, LHA-6 America có thể mang tới 38 máy bay, bao gồm 10 chiến đấu cơ tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 “Osprey”, 8 chiếc trực thăng tấn công AH-1Z Viper hoặc UH-1Y Venom, 04 chiếc trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion, 04 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ MH-60S Seahawk.

Với tính chất nhiệm vụ là đổ bộ tấn công nên bình thường America vẫn thiên về bố trí nhiều máy bay vận tải hạng nặng (12 chiếc Osprey và 4 chiếc CH-53E Super Stallion). Chỉ tính riêng 12 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey đã có tải trọng rất lớn và chiếm diện tích mặt boong của hàng chục chiếc F-35B. Mỗi chiếc V-22 có chiều dài 17,5m, chiều rộng (tính hết đường kính cánh quạt) là 11,6m, trọng lượng không tải 15 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn. Vì vậy, America bình thường chỉ mang 10 chiếc F-35B.

Tuy nhiên, dựa trên ưu điểm cất cánh trên đường băng ngắn khoảng 50m và hạ cánh thẳng đứng của loại máy bay này và kho chứa máy bay dưới khoang ngầm, giúp nó tiết giảm được rất nhiều diện tích mặt boong, tăng số lượng chuyên chở. Khi đảm nhận nhiệm vụ chế áp đất liền từ hướng biển hoặc khống chế không phận trên các đại dương thì LHA-6 sẽ rút bớt máy bay vận tải và máy bay trực thăng để tăng thêm số lượng F-35B, hình thành khả năng tiến công trên không cực mạnh.

Trên thực tế, LHA-6 có thể mang tới 30 chiếc F-35B mà chỉ giảm hơn nửa số lượng máy bay vận tải hạng nặng mang theo. Trên thế giới hiện nay, tàu đổ bộ lớp 22DDH của Nhật vừa hạ thủy là DDH-183 Izumo cũng được thiết kế kiểu này, có thể mang cả F-35B và MV-22 Osprey. Với lượng giãn nước không lớn (28.000 tấn), nếu biển Hoa Đông có biến, Izumo cũng có thể mang theo tới 20 chiếc F-35B. Đây chính là nguyên nhân làm cho Trung Quốc rất lo lắng khi tàu khu trục trực thăng (theo cách gọi của Nhật) được hạ thủy.

Trong tác chiến đổ bộ, America sẽ chỉ mang theo 10 chiếc F-35B

Với số lượng chuyên chở như vậy, LHA-6 đã vượt qua các tàu sân bay hiện có của cả Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nguyên mẫu của tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya là tuần dương hạm hạng nặng Gorshkov chính là “họ hàng” với America, có tải trọng bằng nhau, chuyên chở máy bay chiến đấu phản lực cất cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng, hệ thống phòng thủ của nó rất mạnh với các loại tên lửa đối hạm, chống ngầm và phòng không rất tối tân.

Máy bay trên hạm đầu tiên là loại Yak-38 (biệt danh là “Thợ rèn”) có tải trọng bom đạn mang theo được hơn 3,5 tấn, tầm bay của Yak-38 hạn chế, chỉ khoảng 200 - 360km. Sau đó Liên Xô đã bắt tay chế tạo thế hệ kế tiếp của Yak-38 là Yak-141 có tốc độ và tầm bay cao hơn. Thế nhưng hiện tại, Ấn Độ đã cải tạo Gorshkov thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó, loại bỏ toàn bộ tên lửa và máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng, thay vào đó là 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng các loại.
Còn nguyên mẫu của Liêu Ninh là tàu sân bay Varyag, thuộc lớp Kuznetsov, có lượng giãn nước hơn America tới 2 vạn tấn nhưng bình thường chỉ mang theo 16 chiếc máy bay Su-33 (khi cần có thể mang theo gấp đôi số lượng này), 14 chiếc trực thăng trinh sát chống ngầm Ka-27, 2 chiếc trực thăng tác chiến điện tử và 2 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sau cải tạo cũng không thể vượt qua được nguyên mẫu của nó khi chiếc tiêm kích hạm J-15 có trọng lượng chẳng kém gì Su-33.

Tính năng của F-35B hơn hẳn tất cả các loại tiêm kích hạm hiện có trên thế giới

Trong tương lai, F-35B và F-35C là những tiêm kích hạm hàng đầu thế giới, thay thế cho 2 loại tiêm kích hạm hiện sử dụng của Mỹ là F/A-18 Super Hornet và AV-8 Harie. Nó cũng trên cơ tất cả các tiêm kích hạm Su-33/Mig-29K của Nga và Ấn Độ cùng với J-15 (phiên bản nhái của Su-33) của Trung Quốc. Ngay cả tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp là Charles de Gaulle có lượng giãn nước tối đa 42.000 tấn, với tiêm kích hạm Rafale-M và cường kích Super Etendard cũng không xứng là đối thủ của F-35B.

Cả J-15 và Mig-29K đều là những biến thể tiêm kích hạm theo trường phái Nga, có khả năng tấn công mặt đất nhưng thiên về đánh chặn, khả năng tàng hình và các hệ thống điện tử, dẫn đường, tác chiến điện tử, tải trọng vũ khí đều thua kém F-35B quá xa. Hơn nữa, chiến thuật tác chiến của biên đội tàu sân bay hiện đại đòi hỏi các máy bay phải có tầm bay xa, lượng bom đạn lớn, khả năng tàng hình cao để xuyên phá qua lưới lửa phòng không ven bờ, đánh phá các mục tiêu trong đất liền, điều này lại là nhược điểm của các tiêm kích hạm theo kiểu Nga.

Tháng 9 vừa qua, tạp chí Jane’s đã khẳng định với tải trọng hữu ích rất thấp, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu, J-15 chỉ mang được vẻn vẹn 2 tấn vũ khí, với tối đa 2 quả tên lửa chống hạm YJ-83K và 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn PL-8. Ngoài ra, J-15 có thể còn không mang nổi khoang điện tử. Điều này sẽ làm cho khả năng tấn công chính xác của số vũ khí vốn đã ít ỏi càng giảm đi rõ rệt, khiến J-15 đã không địch được MiG-29K mà còn không địch được các loại máy bay tiêm kích đánh biển, cất cánh từ đất liền.

Tiêm kích hạm Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov của Nga

Trong khi đó, khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng giúp F-35B có tính năng cơ động, linh hoạt cao hơn rất nhiều, thời gian lên boong và xuất kích của 1 máy bay chỉ bằng một nửa thời gian cất cánh của máy bay trên đường băng thông thường. Còn khi hạ cánh, nó có thể hạ cùng một lúc vài chiếc, trong khi đó Mig-29K và J-15 lại phải mất thời gian hạ cánh lần lượt và giải phóng đường băng, mà trong tác chiến hiện đại, hơn kém nhau chỉ vài giây là đã có ưu thế cực lớn.

Lượng dự trữ xăng dầu chính là thước đo khả năng duy trì tác chiến của nhóm không quân hạm. Cũng giống như Kuznetsov, Liêu Ninh mà tiền thân là Varyag có khả năng mang theo 2.500 tấn nhiên liệu hàng không, đủ bảo đảm cho 500 - 1.000 lượt máy bay cất cánh. Thế nhưng, với tải trọng thấp hơn 2 vạn tấn, “America” còn mang được tới 3.400 tấn nhiên liệu, hơn Varyag 900 tấn và gấp rưỡi so với INS Vikramaditya.

Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh – Trung Quốc

Điều này chứng tỏ khả năng duy trì tần suất cất, hạ cánh, đồng nghĩa với số lượng phi vụ tác chiến và thời gian tác chiến trên không của F-35B trên America nhiều hơn gấp bội so với J-15 và Mig-29K. Số lượng nhiên liệu nhiều, khả năng cất, hạ cánh nhanh chóng có thể giúp lực lượng tiêm kích hạm trên tàu đổ bộ tấn công Mỹ duy trì tần suất hoạt động liên tục trong ngày, cường độ duy trì liên tục trong thời gian dài vượt trội các tàu sân bay thông thường.

Tiêm kích hạm MiG-29K trên tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ

Như vậy, xét về tổng thể, các tính năng của siêu tàu đổ bộ tấn công lớp America – Mỹ đều bằng và vượt so với các tàu sân bay của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Với 11 biên đội tàu sân bay khủng và tổng cộng 12 cụm tàu đổ bộ tấn công mạnh mẽ, có thể nói sức mạnh của hải quân Mỹ là tuyệt đối, các nước khác dù có nỗ lực phát triển tàu sân bay đến đâu, cũng chỉ để làm đối trọng với nhau chứ không thể so sánh được với Mỹ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thì nợ của Mỹ nhiều thế cơ mà tính đầu dân đâu như mỗi ng gánh hơn 60.000 usd tiền nợ cơ mà
Xứ sở hạnh phúc mới có 500usd thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top