[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích TQ cất, hạ cánh được trên tàu Liêu Ninh


Đài Tiếng nói nước Nga đêm 19/9 đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công việc cất cánh và hạ cánh các máy bay tiêm kích J-15 trên boong với khối lượng tải trọng chiến đấu tối đa.

Đài này dẫn lời phương tiện truyền thông tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 19/9 đưa tin các máy bay chiến đấu đã hoàn thành cuộc huấn luyện khi mang theo tên lửa và trang bị bom bên ngoài, trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Những máy bay chiến đấu này cũng thực hành khâu cất cánh và hạ cánh trong chế độ khẩn cấp với khoảng thời gian tối thiểu. Tháng 11/2012, Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên với việc J-15, mẫu chiến đấu cơ tương tự máy bay tiêm kích Su-33 của Nga, hạ cánh trên boong tàu sân bay.

Trước đó, giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc làm chủ hoạt động của phi đội máy bay hàng không mẫu hạm trên con đường vận hành hoàn toàn chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Tàu sân bay Liêu Ninh được chế tạo trên cơ sở tuần dương hạm sân bay Varyag chưa đóng xong mà Trung Quốc mua lại của Ukraine vào cuối năm 1990. Mặt boong hàng không mẫu hạm này có thể chứa đến 30 máy bay./.
http://vietnamplus.vn/Home/Tiem-kich-TQ-cat-ha-canh-duoc-tren-tau-Lieu-Ninh/20139/216741.vnplus
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 Trung Quốc thử nghiệm “sát thủ diệt hạm” YJ-83


(Kienthuc.net.vn) - Sau các bài tập cất hạ cánh trên hạm, tiêm kích J-15 Trung Quốc bắt đầu cái bài thử nghiệm mang tên lửa đối hải YJ-83.



Các trang mạng Trung Quốc mới đây đã đăng tải một số hình ảnh cho thấy, Hải quân Trung Quốc đã bắt thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 mang vũ khí đối không, đối hải huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Loại tên lửa hành trình đối hải mà J-15 mang được xác định là loại YJ-83 (Ưng kích 83) – tên lửa hành trình không đối hải tốc độ siêu thanh (Mach 2) do Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) phát triển với khả năng đạt tầm phóng tới 350km, khả năng bay hành trình cách mặt nước 5-50m, sử dụng hệ dẫn đường hồng ngoại và đầu tự dẫn radar chủ động.
Theo các bức ảnh được công bố, thì tiêm kích hạm J-15 có khả năng mang được 2 đạn YJ-83 nặng 1,2 tấn/quả.
Trong ảnh là chiếc J-15 mang đạn YJ-83 (màu bạc) ở giá treo trên cánh.

Ngoài YJ-83, theo một số nguồn tin thì J-15 còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước C-602 có trọng lượng tương tự YJ-83, tầm phóng tăng lên 400km. Tuy nhiên, mẫu C-602 mới chỉ xuất hiện trên tàu chiến và bệ phóng mặt đất, dường như Trung Quốc chưa phát triển mẫu phóng trên không.
Cùng với YJ-83, còn xuất hiện bức ảnh cho thấy J-15 mang các loại bom có điều khiển và tên lửa không đối không tầm ngắn sơn màu đỏ (có thể là đạn giả dùng để huấn luyện).
Tiêm kích hạm J-15 được thiết kế với 8 giá treo trên cánh và thân, mang tổng cộng 6 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất/đối hải, bom.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ ảnh J-15 Trung Quốc đeo tên lửa chống hạm YJ-83K trên tàu Liêu Ninh

Thứ tư 18/09/2013 15:45
(GDVN) - Một số hình ảnh chụp cảnh máy bay tiêm kích J-15 phiên bản hải quân được Trung Quốc sản xuất dựa trên nền tảng chiến cơ Su-27 của Nga huấn luyện cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.



Những hình ảnh này tiết lộ, Trung Quốc đã cho lắp thử tên lửa chống hạm YJ-83K trên hai cánh của J-15. Đây có thể là tên lửa thật hoặc chỉ là mô hình tượng trưng vì hiện Trung Quốc vẫn đang gấp rút tiến hành huấn luyện phi công lái J-15 cất, hạ cánh từ, trên sân boong của tàu sân bay Liêu Ninh - các trang web và blog quân sự quốc tế bình luận.







 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
F35 là thất bại của tiêm kích thế hệ 5 . Thằng cha nhà thầu LH toàn làm mấy cái hình thức , chứ không bằng Boeing với NG .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 lỗi liên tục, đúng là con heo sữa của bọn lốckít

 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cái lũ LH này toàn làm trò khỉ gió ! . Aegis thì đánh chặn kém cả PAC , F22, F35 thì lỗi lên xuống và cực kì đắt , tàu tuần duyên thì nhanh bị ăn mòn . Không chú trọng vào 1 lĩnh vực : không-hải-lục , máy bay tốt : F16I , F15SE , F18Harv đều tính năng tốt thì chú obama không giúp duyệt .
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Lốp tiêm kích F-35 mòn nhanh khủng khiếp!

(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lốp của F-35 mòn với tốc độ "không thể chấp nhận nổi".

Phát ngôn viên của văn phòng chương trình F-35 thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Joe DellaVedova cho biết lốp của biến thể F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “bị ăn mòn với tốc độ không thể chấp nhận được khi hoạt động như một máy bay chiến đấu bình thường.”
Ông DellaVedova tiết lộ Lầu Năm Góc đang làm việc với tập đoàn Lockheed Martin và Dunlop Tyres (đối tác sản xuất lốp cho dự án máy bay bay chiến đấu F-35) về thiết kế lốp mới dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm tới. Loại lốp mà Dunlop hiện đang cung cấp đã được cải tiến, nhưng chất lượng vẫn không thể chấp nhận được.

Máy bay chiến đấu F-35.
Giám đốc đánh giá và kiểm tra hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, Michael Gilmore cho biết lốp của Dunlop Tyres “mòn nhanh hơn dự kiến” do thiết kế không hợp lý. Trong khi đó, John Butters, phát ngôn viên của Dunlop Tyres thừa nhận rằng những chiếc lốp ban đầu “có tốc độ mòn nhanh và mẫu sau đó mòn chậm hơn."
Ông Butters cho biết biến thể F-35B dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “đối mặt với một môi trường hoạt động thách thức”, đòi hỏi một loại lốp “có thể hoạt động mà không làm hư hại bề mặt hạ cánh”. Anh và Italia cũng dự dịnh mua biến thể tiêm kích này.
Bên cạnh vấn đề về lốp mòn quá nhanh, F-35 cũng gặp phải một loạt các vấn đề khác liên quan tới phần mềm sẵn sàng chiến đấu, mũ bảo hiểm của phi công và đội chi phí sản xuất. Đây là những thách thức mà Lầu Năm Góc phải giải quyết để giảm khoản kinh phí khổng lồ 1,1 nghìn tỷ USD ước tính dành cho hoạt động và hỗ trợ của phi đội 2.443 chiếc F-35 trong vòng 55 năm.
Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc.
Em chạy đôi Maxxis của Đài Khựa suốt từ năm 2006 vẫn ngon choét. Sao thằng Mẽo không đặt bọn này nó làm lốp máy bay cho nhỉ!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em chạy đôi Maxxis của Đài Khựa suốt từ năm 2006 vẫn ngon choét. Sao thằng Mẽo không đặt bọn này nó làm lốp máy bay cho nhỉ!
Mẽo nó không chơi với Đài Khựa vì nó mua lốp của SRC rồi. Ngon, bổ, rẻ hơn nhiều. :))
Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng (Saovang Joint-stock Rubber Company – SRC), tiền thân là Công ty Cao su Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, chuyên sản xuất các loại săm lốp dùng cho máy bay phản lực, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nói thế hàng casumina bền lắm drc cũng ổn khéo còn hơn cả maxxis ấy chứ lạibcofn rẻ nữa
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình


























 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Cá mập bay” J-15 TQ mang được bao nhiêu vũ khí?

“Nguyên mẫu” của J-15 là tiêm kích hạm Su-33 có thể mang 6 tấn vũ khí, vậy thực tế J-15 Trung Quốc có mang được tải trọng tương đương.




Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, máy bay chiến đấu trên boong J- 15 đã thực hiện chương trình bay thành công từ tàu sân bay Liêu Ninh với vũ khí treo ngoài.
Chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho rằng, cất hạ cánh trên tàu sân bay với vũ khí treo ngoài là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của chương trình tàu sân bay Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh quan trọng của thử nghiệm này vẫn chưa được công bố. Hiện chưa thể đánh giá tiềm năng chiến đấu của tàu sân bay Trung Quốc, vì chưa có dữ liệu bổ sung.
J-15 trong lần thử nghiệm cất cánh mới nhất từ tàu sân bay Liêu Ninh CV-16.

Truyền thông Trung Quốc có những phương án khác nhau cho vũ khí treo ngoài máy bay với tên lửa không đối không trong các kết hợp khác nhau gồm: 2 tên lửa không đối không và 2 đạn tên lửa chống tàu YJ- 83K; 2 tên lửa không đối không tầm ngắn và 4 bom. Như vậy, khối lượng của vũ khí treo ngoài là khoảng hơn 2 tấn.
Hạn chế về trọng lượng cất cánh của máy bay là một điểm yếu “cố hữu” trong chương trình cất cánh từ tàu sân bay kiểu boong phóng nhảy cầu, không cần máy phóng của Liên Xô.
Trên kiểu boong này, máy bay chỉ có thể dựa trên động cơ của mình để tăng đột ngột tốc độ. Tải trọng càng lớn thì động cơ càng khó đạt tốc độ cần thiết tại thời điểm tách ra khỏi boong phóng. Vấn đề có thể được giảm nhẹ nếu tàu sân bay sẽ đạt tốc độ tương đối cao và di chuyển ngược chiều gió, nhưng vì lý do này hay lý do khác, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện điều đó.
Vì J -15 được phát triển từ cấu trúc tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô nên có thể giả định rằng nó cũng chịu sự hạn chế tương tự. Trên giấy tờ, Su- 33 có trọng lượng cất cánh tối đa là 32,2 tấn và có thể chở hơn 6 tấn vũ khí. Trọng lượng tối đa nhiên liệu trên máy bay là 9,5 tấn. Trong thực tế, máy bay gần như không bao giờ lấy đầy nhiên liệu, còn tải trọng chiến đấu tối đa khi bay từ tàu sân bay là chuyện không đề cập đến.
Su-33 cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu trên tàu Kuznetsov, ảnh nhỏ là J-15 trên Liêu Ninh.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tiến từ tàu sân bay Liên Xô Varyag. Mà Varyag là con tàu thứ hai trong lớp tàu sân bay độc nhất hiện nay của Nga là Đô đốc Kuznetsov. Các tàu sân bay này có 3 vị trí xuất phát, được trang bị vách ngăn khí và các thiết bị cản đặc biệt, nhờ đó mà máy bay không chuyển động cho đến khi động cơ có được lực đẩy cần thiết. Hai điểm xuất phát đầu có độ dài đường băng cất cánh là 90m và điểm thứ ba có độ dài 180m.
Về mặt kỹ thuật, Su- 33 chỉ có thể bay lên với khối lượng cất cánh từ vị trí xuất phát thứ 3 với tốc độ đủ cao của con tàu và hướng gió thuận lợi. Một điều kiện tiên quyết là phi công phải có trình độ cao. Như vậy, việc nâng các phương tiện và vũ khí nặng cất cánh hoặc nạp đầy nhiên liệu có thể đòi hỏi thêm thời gian bổ sung. Thông thường, máy bay xuất phát từ tàu sân bay không nạp đầy nhiên liệu và vũ khí với tên lửa không đối không.
Lưu ý rằng, Su -33 đã không trở thành máy bay chiến đấu đa năng vì không có khả năng mang vũ khí điều khiển không đối đất. Vũ khí chính của nó là tên lửa không đối không tương đối nhẹ và biến thể máy bay đánh chặn Su -33 chỉ có thể cất cánh với một số nhiên liệu hợp lý.
Ngược lại, J- 15 đã được tạo ra như một máy bay chiến đấu đa năng được cải tiến, mang vũ khí định vị chính xác cao, bao gồm cả bom thông minh và tên lửa hành trình. Vì vậy, đối với nó, việc hạn chế khối lượng là vấn đề nhạy cảm hơn nhiều. Chính Nga phải thay kho máy bay trên boong của mình bằng loại máy bay chiến đấu đa năng MiG-29K nhẹ hơn.
Chính xác thì J-15 mang được bao nhiêu vũ khí vẫn là dấu hỏi lớn?

Như vậy, trong các thử nghiệm nói trên, chưa có số liệu chính xác về tổng số nhiên liệu của J- 15 và trọng lượng cất cánh của nó, cũng như tốc độ của tàu sân bay và điều kiện thời tiết. Phải biết tất cả các chỉ số đó mới kết luận được về tiềm năng chiến đấu thực tế của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Đồng thời, dựa trên tất cả các dữ liệu đã biết, trong tương lai, Trung Quốc dự định khởi công xây dựng tàu sân bay có trang bị máy phóng nhằm loại bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng J- 15.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích thế hệ 5 dùng lốp thế hệ 1

(Kienthuc.net.vn) - Những chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35B đang phải dùng công nghệ lốp máy bay cũ khiến chúng chỉ bay 10-11 lần là phải thay lốp.



Tiêm kích F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) là đỉnh cao của hơn 50 năm phát triển máy bay phản lực chiến đấu, ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ tàng hình, tốc độ siêu âm, tính cơ động và những cảm biến mạnh mẽ nhất hiện nay. Nhưng điều hài hước là người ta đã bỏ quên những chiếc lốp máy bay.
Trung tướng Không quân Christopher Bogdan, người giám sát chương trình F-35 Joint Strike Fighter của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, một số bộ phận của máy bay liên tục bị hư hỏng. Khi một phóng viên đề nghị cho ví dụ, Bogdan đã chỉ ra một thứ tưởng như rất tầm thường: lốp máy bay.
"Những chiếc lốp máy bay F-35 hiện nay phải thay thế liên tục", ông Bogdan nói.
Lốp máy bay F-35B sau 10-11 lần cất hạ cánh là phải thay.

Joe DellaVedova - phát ngôn viên của văn phòng đại diện chương trình F -35 tại Lầu Năm Góc cho biết, chỉ có những chiếc thuộc biến thể F-35B dành cho Lính thủy đánh bộ mới gặp vấn đề về lốp máy bay. Không giống như những biến thể F-35A của Không quân hay những chiếc F-35C của Hải quân, F- 35B phải cất cánh cả từ đường băng thông thường và ngắn, gây áp lực lớn lên lốp máy bay.
"Cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng lốp máy bay và chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề này," DellaVedova cho biết qua e-mail.
Theo ông này, những chiếc lốp máy bay F-35B chỉ chịu đựng được từ 10-11 lần cất hạ cánh trong thời gian thử nghiệm. Tỉ lệ càng giảm xuống tồi tệ trong thời gian gần đây, khi mức độ thử nghiệm tăng cao và độ khó cũng cao hơn.
“Tuy nhiên, từ tháng trước, tình hình tạm thời được cải thiện nhờ một loại lốp dày hơn. Những chiếc lốp có giá đến 1.500USD, được chế tạo bởi Công ty Lốp Hàng không Dunlop, có trụ sở tại Vương quốc Anh. Công ty cũng chế tạo lốp cho các máy bay cất hạ cánh ngắn/cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, có yêu cầu nhiệm vụ tương tự F-35B”, DellaVedova nói.
F-35B cất cánh đường băng ngắn trên tàu đổ bộ tấn công.

Lockheed và Dunlop cũng đã có kế hoạch chế tạo một loại lốp mới vào cuối năm nay và chi phí nghiên cứu sẽ do các công ty chi trả.
Trong khi đó, phát ngôn viên của công ty Dunlop ông John Butter cũng thừa nhận có những vấn đề với hiệu suất của lốp máy bay.
“Chiếc F-35B có những nhiệm vụ chuyên biệt, đòi hỏi những yêu cầu mà chúng tôi chưa thể lường hết”, ông John Butters cho biết qua e-mail .
"Dunlop có truyền thống và thành công trong hỗ trợ chế tạo các máy bay cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng, đã cung cấp những chiếc lốp tốt nhất cho tất cả các máy bay phản lực Harrier của Anh và Mỹ, và hiện nay có cả những chiếc Harrier của Hải quân Ấn Độ", ông nói.
Trong khi đó, biến thể F-35A/C của Không quân và Hải quân sử dụng các loại lốp do Công ty Goodyear Tire & Rubber. Sản phẩm của các công ty này đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật.
Bất chấp những lời chỉ trích, Bogdan có giọng điệu ôn hòa hơn đối với Lockheed. Ông nói về mối quan hệ lâu dài giữa lực lượng không quân và Lockheed, và những động cơ Pratt & Whitney, và United Technologies Corp là tốt hơn rất nhiều.
Trong khi đó, có nhiều ý kiến bác bỏ Bogdan. Họ cho rằng ông không quan tâm đến chương trình máy bay đắt nhất của nước Mỹ, mà chỉ biết đến Lockheed Martin.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xem F-35B cất cánh trên “người khổng lồ Tây Âu“

(Kienthuc.net.vn) - Các nhà thiết kế đã phác họa hoạt động của tiêm kích F-35B, trực thăng trên tàu sân bay lớn nhất Tây Âu lớp Queen Elizabeth của nước Anh.




Những hình ảnh mới này được phác họa bởi các nhà thiết kế của tập đoàn ACA, nó cho thấy lớp tàu Queen Elizabeth gồm 2 chiếc là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales sẽ hoạt động như thế nào khi đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân hoàng gia với trang bị trực thăng tiên tiến và tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35B.
Giám đốc dự án của ACA, Ian Booth cho biết: "Hiện có khoảng 10.000 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đang tham gia vào quá trình chế tạo 2 tàu này ở Anh, và với sự nỗ lực của họ, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ rất lớn trong quá trình chế tạo. Chiếc tàu sân bay đầu tiên là HMS Queen Elizabeth đang được lắp ráp gần như hoàn chỉnh và có khả năng nó sẽ được hoàn thành trong mùa hè năm tới để có thể kịp đưa vào thử nghiệm trong năm 2014”.
Ảnh phác họa máy tính F-35B cất cánh trên boong phóng kiểu nhảy cầu của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Lớp tàu sân bay Queen Elizabeth gồm tàu HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales sẽ lực lượng tàu chiến lớn nhất từng được đưa vào phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh.
Với lượng giãn nước 65.000 tấn, thủy thủ đoàn lên đến 1.600 người và binh lính cùng lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ mới và trực thăng tiên tiến, nó được kì vọng sẽ là quân “át chủ bài” của Hải quân Hoàng gia trong tương lai.
Các tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales được lắp ráp và chế tạo bởi Tập đoàn Aircraft Carrier Alliance (ACA), công ty này có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các tập đoàn quốc phòng khác như BAE Systems , Thales UK, Babcock hay Bộ Quốc phòng Anh.
Điều đặc biệt là các tàu sân bay Queen Elizabeth trang bị 2 tháp chỉ huy thay vì một tháp như nhiều tàu sân bay trên thế giới. Trong ảnh là các trực thăng Merlin cất cánh từ tàu.

Lớp Queen Elizabeth có kích thước lớn hơn gấp 3 lần so với tàu sân bay Invincible đang phục vụ trong Hải quân Anh.

Tàu có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, dài 280m, rộng 70m, tầm hoạt động 8.000-10.000 hải lý, thủy thủ đoàn 679 người (tuy nhiên chưa bao gồm nhân viên hay binh lính hải quân tổng con số có thể lên tới 1.600 người).
Tàu trang bị 2 chân vịt (nặng 33 tấn/chiếc), hệ thống động lực sản xuất được 80MW điện nặng đủ để chạy 1.000 chiếc ô tô hay 50 tàu hỏa cao tốc. Mạng lưới điện trên tàu có thể phân phối tạo ra đủ năng lượng cung cấp cho 5.500 hộ gia đình.
Trực thăng được gấp gọn cánh để tiết kiệm diện tích trên tàu.

Mỗi tàu cần tới 1,5 triệu m2 sơn, lớn hơn hẳn so với diện tích của công viên Hyde Park, London.
Theo một số nguồn tin, lớp tàu sân bay này sẽ chở được 40-50 máy bay gồm: tiêm kích phản lực F-35B; trực thăng CH-47 Chinook; trực thăng chiến đấu Apache và một số loại trực thăng săn ngầm, vận tải, cảnh báo sớm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So J-15 hơn Su-33, Trung Quốc lại đang tự huyễn hoặc mình

Thứ sáu 27/09/2013 07:29
ANTĐ - Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài so sánh máy bay tiêm kích hạm J-15 mà Trung Quốc đang phát triển, với chiếc Su-33 được Liên Xô nghiên cứu, chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước.

Gần đây, chiếc tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc liên tiếp hoàn thành các chuyến thử nghiệm. Trong đó, quan trọng nhất là đợt thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh với tải trọng cất cánh tối đa, mang theo toàn bộ tải trọng bom đạn và nhiên liệu.
Ngoài ra, J-15 còn thực hiện một số hạng mục khác như: Công tác tổ chức của các nhóm bảo đảm tiêm kích hạm; tổ chức bảo đảm tác chiến khẩn cấp; cất, hạ cánh liên tiếp nhiều máy bay trong một khoảng thời gian quy định và giãn cách ngắn. Việc hoàn tất các thử nghiệm này đã đánh dấu mốc quan trọng trên con đường hình thành năng lực tác chiến của tiêm kích hạm trên tàu sân bay.
Sau khi J-15 hoàn tất thử nghiệm với tải trọng bom đạn, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đánh giá nó vượt trội máy bay cùng loại Su-33 của Nga hiện đang sử dụng, mang được lượng bom đạn nhiều hơn nhưng lại có phạm vi tác chiến xa hơn.
Về vấn đề này chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, J-15 có rất nhiều ưu điểm so với Su-33. Đầu tiên là J-15 có số điểm treo vũ khí nhiều hơn, chủng loại vũ khí mang theo đa dạng hơn, lượng bom đạn cũng nhiều hơn, tính năng của vũ khí trang bị cũng ưu việt hơn loại tiêm kích hạm của Nga.
Thứ 2 là hệ thống dẫn đường, điện và điện tử của Su-33 kém hơn J-15, thao tác cũng rất phức tạp. Thứ 3 là hệ thống radar và điều khiển bay của Su-33 lạc hậu rất nhiều so với tiêm kích hạm Trung Quốc, thứ 4 là J-15 áp dụng những công nghệ vật liệu tổng hợp tiên tiến, nâng cao tính năng tàng hình cho máy bay.
Tiêm kích hạm J-15 đã hoàn tất hạng mục huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu sân bay, với tải trọng bom đạn


Ông Lý Kiệt cho biết, tính năng của J-15 hiện có thể bằng, thậm chí nhỉnh hơn tiêm kích hạm tiên tiến nhất của Mỹ là F/A-18 Super Hornet. Trong tương lai, qua quá trình vừa thử nghiệm, vừa điều chỉnh, tính năng của tiêm kích hạm J-15 còn có thể nâng cao hơn nữa. Các phi công tiêm kích hạm sau khi trải qua huấn luyện lâu dài và khoa học cũng sẽ có trình độ ngang ngửa với các phi công của cường quốc tàu sân bay số 1 thế giới.
Tuy vậy ông Lý Kiệt không chỉ ra một vấn đề là J-15 - thế hệ tiêm kích hạm mới nhất của họ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và nó được chế tạo từ chính nguyên mẫu Su-33. Loại tiêm kích hạm này được Liên Xô sản xuất với công nghệ những năm 80 của thế kỷ 20, còn J-15 thuộc về thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, thực chất quá trình phát triển J-15 của họ chính là sự nâng cấp của tiêm kích hạm Su-33, vì vậy nếu J-15 kém hơn mới là chuyện lạ.
Thời gian gần đây, các chuyên gia quân sự Trung Quốc rất thích so sánh các loại vũ khí nước mình vừa chế tạo với những loại vũ khí các nước khác chế tạo vài chục năm trước và đánh giá vũ khí của mình ngang ngửa hoặc trội hơn. Ví dụ như khoe tàu khu trục Type 052D sánh ngang tàu khu trục lớp Arleigh Burke sản xuất trong thập niên 80 của Mỹ, so máy bay trinh sát chống ngầm GX-6 đang phát triển với P-3C Orion từ những thập niên 70, tên lửa hành trình DH-10 vừa phát triển sánh ngang Tomahawk.
Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc thực chất là phiên bản nâng cấp sau gần 30 năm của Su-33 của Nga


Còn có thể kể ra hàng chục so sánh tương tự như: máy bay tiêm kích J-11 và J-16 vượt trội Su-30, J-20 sánh bằng F-35, tên lửa phòng không HQ-9 không hề kém S-300, xe tăng T-99 trên cơ T-90, máy bay không người lái CH-4 sánh ngang Predator của Mỹ… Dường như bất cứ loại vũ khí nào mà Trung Quốc sản xuất cũng đều lấy đích nhắm là vũ khí Nga, Mỹ và các chuyên gia Trung Quốc luôn tìm cách nâng tầm vũ khí của mình là “không hề kém 2 cường quốc nói trên”.
Khi người ta thấp người ta thường ngước nhìn lên trên, khi người ta kém người ta thường lấy đích nhắm là những kẻ giỏi hơn mình. Đây là nguyên tắc phấn đấu vươn lên với tất cả mọi người nhưng dường như các chuyên gia Trung Quốc đang “tự sướng”, tự huyễn hoặc mình, thực chất đây chỉ là kiểu “chiến thắng tinh thần”.
Không thể phủ nhận là Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về công nghiệp quốc phòng, nhưng vẫn còn thua kém 2 cường quốc nói trên và họ đang tự huyễn hoặc bản thân, khi mang so những vũ khí mới nhất của mình với những loại các nước khác đã sử dụng được vài chục năm!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ “gợi ý” Malaysia mua tiêm kích tàng hình F/A-18

(Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn Boeing đang chào hàng Malaysia tiêm kích đa năng F/A-18 Super Hornet Avanced với khả năng tàng hình “nhẹ”, tăng tầm bay.



Đây là thông tin mà tờ báo Malaysia Bernama đăng tải. Mẫu Super Hornet Avanced được cho là có những cải tiến đáng kể như giảm 50% phản xạ sóng radar, động cơ tăng cường công suất và tầm bay tăng thêm gần 500km.
Mike Gibbons, Phó Chủ tịch Boeing phụ trách chương trình F/A-18 và EA-18 cho biết, mẫu máy bay này đang được nâng cấp thùng nhiên liệu đặt bên trong thân, không phải đeo bên ngoài. Điều này giúp tăng tính cơ động cho máy bay, đảm bảo lợi thế trước đối thủ.
Cải tiến này, cùng với những tính năng tiên tiến khác như hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp, tích hợp hệ thống đối phó với tên lửa đối không đã giúp Super Hornet lọt vào “mắt xanh” của rất nhiều khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của Super Hornet, bao gồm Hải quân Mỹ và Không quân Hoàng gia Australia.
Biến thể nâng cấp mạnh mẽ F/A-18 Super Hornet Advanced.

Gibbons cho biết thêm, việc tăng giá cho Super Hornet Advanced hiện nay chưa được tính đến, vì Malaysia có thể mua các máy bay Super Hornet Block II và sau đó quyết định sẽ cải tiến.
Thông tin chi tiết về các gói nâng cấp, có thể được trang bị thêm với chi phí rẻ trên những chiếc máy bay Super Hornet Block II hiện có, hoặc cho một loại máy bay phản lực chiến đấu mới đã được Gibbons chuyển cho các quan chức Quân đội Malaysia trong chuyến thăm gần đây tới nước này.
Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đang đưa ra gói thầu cung cấp 18 máy bay phản lực chiến đấu đa năng thế hệ mới thay thế cho tiêm kích đánh chặn MiG-29N lỗi thời, cũng như 3 máy bay cảnh báo sớm đường không.
Tùy thuộc vào những gì khách hàng mong muốn, Gibbons cho biết chi phí nâng cấp máy bay Super Hornet có thể tăng đến 10% giá trị máy bay.
"Chúng tôi, những nhà sản xuất máy bay chiến đấu Hornet, bao gồm Boeing và các đối tác Northrop Grumman, Raytheon và General Electric Aviation luôn luôn mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất, vượt qua những yêu cầu của khách hàng", ông nói trong một cuộc họp báo.
"Khách hàng sẽ thấy được những gì chúng tôi có thể làm, công nghệ của chúng tôi liên tục được cải tiến, vượt qua sự mong đợi”, Gibbons nói thêm.
Super Hornet Advanced cải tiến với 2 khoang chứa nhiên liệu nằm ở mặt trên gốc cánh, thùng dưới bụng máy bay có thể chứa tên lửa.​

Cũng theo ông Gibbons, Boeing và các nhà sản xuất máy bay Super Hornet đang đầu tư vào thế hệ máy bay tiếp theo, nhưng các máy bay chiến đấu phải liên tục được cải tiến và đảm bảo khả năng chiến đấu. Những cải tiến sẽ đảm bảo rằng máy bay Super Hornet vượt trội hơn máy bay và hỏa lực phòng không của đối phương đến năm 2030 và lâu hơn nữa, giúp khách hàng có thể chiếm ưu thế trên không, bảo vệ vùng trời phục vụ các hoạt động quân sự trên bộ, trên biển.
Những gói nâng cấp cho máy bay Super Hornet Advanced chất lượng cao có thể được cung cấp cho khách hàng vào đầu năm 2018.
Các tính năng tiên tiến mà khách hàng có thể yêu cầu cho chiếc Super Hornet bao gồm tăng cường khả năng sống sót, hệ thống bám bắt hồng ngoại (IRST), nâng cấp radar, động cơ mới tăng 20% lực đẩy, và buồng lái thế hệ mới.

Nga “mời mọc” Malaysia nâng cấp MiG-29N

(Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) muốn mời Malaysia thực hiện gói nâng cấp hiện đại hóa cho tiêm kích MiG-29N.



Tờ New Strait Times dẫn lời quan chức quân sự Nga cho hay, nước này dự định cung cấp một gói nâng cấp dành cho tiêm kích đánh chặn MiG-29N đã có 18 năm phục vụ trong Không quân Hoàng gia Malaysia. Gói nâng cấp này sẽ cho phép kéo dài thêm 40 năm tuổi thọ cho phi đội MiG-29N.


Nguồn tin nói, Tập đoàn Rosoboronexport cho rằng đây là một giải pháp tốt hơn so với kế hoạch của chính phủ Malaysia. Theo đó, nước này đang thực hiện chương trình tìm kiếm máy bay chiến đa nhiệm (MRCA) nhằm thay thế vai trò của 18 chiếc MiG-29N được cho là lỗi thời, lạc hậu.


Gói nâng cấp rõ ràng sẽ làm giảm đi nhiều chi phí so với việc sắm các máy bay mới. Tuy nhiên, vị quan chức này cũng nói chi phí không phải là yếu tố duy nhất được đem ra để cân nhắc.


”Có rất nhiều thứ cũng cần phải được tính đến. Ví dụ như không ít các bộ phận trên Mig-29 cần phải được nâng cấp, thay mới để đảm bảo nó có thể ngang bằng hoặc ít nhất là gần tương đương với các chiến đấu cơ hiện đại ngày nay. Chi phí bảo trì cũng là một vấn đề cần tính đến,” nguồn tin nói.


Nhưng như Phó giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport Victor Komardin cho biết bên lề triển lãm Paris 2013, nếu gói nâng cấp bị từ chối, Nga mong muốn tham gia vào chương trình thay thế máy bay chiến đấu đa nhiệm MRCA của Malaysia.


Theo ông Komardin, Nga có thể sẽ cung cấp thêm các máy bay Su-30MKM - mẫu chiến đấu cơ mạnh nhất mà Malaysia đang có trong biên chế. Hoặc Moscow có thể xem xét cung cấp tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi PAK FA T-50 hoặc Su-35.

Tiêm kích đánh chặn MiG-29N của Không quân Hoàng gia Malaysia.​
Malaysia đã ký hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-29N (16 chiếc MiG-29N và 2 biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-29NUB) từ Nga vào năm 1994 với đơn giá 600 triệu USD. Việc chuyển giao bắt đầu từ tháng 7/1995.


MiG-29N là biến thể xuất khẩu của MiG-29SE đảm nhận vai trò chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Nó được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Isotov RD-33 cho phép đạt tầm bay 2.100km.


Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực N019M/ME với khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và dẫn đường tên lửa tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu.


Về hỏa lực, MiG-29N có khả năng mang hầu hết các loại tên lửa không đối không hàng đầu nước Nga gồm: R-73; R-27 và R-77. Tuy nhiên, trong khả năng đối đất nó chỉ mang được các loại bom, rocket không điều khiển.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Dự án F-35 bị phanh phui 363 lỗi

(Vũ khí) - Các thanh tra viên Lầu Năm Góc đã tìm thấy 363 lỗi trong dự án chế tạo chiến đấu cơ F-35.

Các thanh tra viên trong quá trình thanh tra chương trình chế tạo siêu chiến đấu cơ tấn công thế hệ thứ 5 F -35 ( Joint Strike Fighter ) đã xác định 363 khiếm khuyết trong việc thực hiện dự án có quy mô lớn của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một sự án quân sự lớn nhưng F-35 đang gặp phải rất nhiều vấn đề Như đã nêu trong báo cáo công bố hôm thứ Hai, tổng thanh tra của Lầu Năm Góc nói những khiếm khuyết được phát hiện có thể ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của cỗ máy máy chiến tranh, độ tin cậy cũng như dẫn đến một sự gia tăng đáng kể chi phí của dự án chế tạo. Hãng thông tấn ITAR -TASS đưa tin.

Trong báo cáo thanh tra lưu ý rằng, những chuyên gia chế tạo chiến đấu cơ thế hệ mới - hãng Lockheed Martin đã không giành sự quan tâm đúng mức đến công tác kiểm soát chất lượng, do đó làm tăng chi phí sản xuất và xuất hiện những lỗ hổng trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, được quy định trong quá trình thiết kế chiến đấu cơ đa năng này.

Chiến đấu cơ siêu thanh F -35 ( Lightning II ) được chế tạo sử dụng công nghệ bay tàng hình nhằm thay thế các máy bay thế kệ cũ AV-8B Harrier, A-10, F -16, F/A-18 Hornet, British GR.7 Harrier và Sea Harrier.
Trong tương lai, một số phiên bản F- 35 có thể mang vũ khí hạt nhân. Lầu Năm Góc hy vọng sẽ sản xuất hơn 3000 chiến đấu cơ F-35, trong đó sẽ bán cho những đối tác nước ngoài tham gia vào dự án này. Đây là dự án sản xuất quân sự đắt nhất của Lầu Năm Góc.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Quốc phòng, chương trình này được thực hiện trong năm 2001, đã chi 395,7 tỷ USD nhưng việc trang bị F -35 cho quân đội Mỹ gặp nhiều vấn đề nên phải trì hoãn đến năm 2016.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel muốn “tậu” thêm F-35 đối phó Iran

(Kienthuc.net.vn) - Israel có thể sẽ mua thêm 20 tiêm kích tàng hình F-35 để đối phó với Iran trong tương lai gần.



Theo tạp chí Flight Global, những diễn biến mới theo chiều hướng tích cực trong quan hệ Mỹ-Iran có thể khiến cho Israel mua thêm nhiều vũ khí bao gồm cả tiêm kích tàng hình đắt tiền Lockheed Martin F-35.
Israel đang rất lo lắng về chiến dịch hiện nay của Tehran. Theo các nguồn tin Israel, “chiến dịch nụ cười” của Tehran có thể sẽ loại bỏ bất kỳ hành động quân sự nào của Quân đội Mỹ chống lại chương trình hạt nhân của Iran.
Theo thoản thuận ban đầu, Israel sẽ mua khoảng 19 tiêm kích tàng hình F-35A từ Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiện tải, nước này có thể sẽ yêu cầu thêm ít nhất 20 chiếc F-35. Số lượng máy bay tàng hình này sẽ đủ để Israel trang bị cho 2 phi đội. Israel cũng hi vọng chính phủ Mỹ sẽ có những bước đi để đáp ứng những yêu cầu này.
Tiêm kích tàng hình F-35A.

Ngoài việc mua thêm F-35, Israel cũng hi vọng sẽ đạt được khả năng tích hợp các hệ thống do nước này tự phát triển vào F-35. Trước đó, với sức ép từ Israel trong nhiều năm, Washington đã đồng ý cải thiện khả năng tác chiến điện tử cho các mẫu F-35 sẽ được giao hàng cho Israel vào năm 2017.
Theo nguồn tin, việc cải thiện khả năng tác chiến điện tử và hệ thống vũ khí sẽ được tiến hành cho lô hàng F-35 thứ 2 cho Israel.
F-35A là biến thể cất hạ cánh thông thường được phát triển cho Không quân Mỹ, đơn giá một chiếc vào khoảng 150 triệu USD. F-35A trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F135 cho phép đạt tốc độ 1.930km/h, bán kính chiến đấu 1.000km với nhiên liệu bên trong (hơn 8 tấn), trần bay trên 18.000m.
Tiêm kích F-35A trang bị thiết kế với khoang chứa vũ khí bên trong và cả giá treo ngoài cánh cho phép mang tối đa 8,1 tấn bom, tên lửa thông minh hoặc loại không điều khiển.

Sắp có màn đối đầu F-14 vs F-35 rồi :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc phát triển J-15S để “tiếp dầu trên không”?

Thứ tư 02/10/2013 10:28
ANTĐ - Gần đây có rất nhiều thông tin cho rằng, phiên bản tiêm kích hạm 2 động cơ, 2 chỗ ngồi J-15S có năng lực “Tiếp dầu đồng đội” trên không. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt đã giải thích vấn đề này trong buổi trả lời phỏng vấn của tờ “Nhân dân nhật báo” Trung Quốc.

Ông Lý Kiệt cho rằng, có rất nhiều quốc gia phát triển phiên bản tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi có chức năng “tiếp dầu đồng đội”. Bởi vì tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi mang được lượng nhiên liệu lớn hơn, có thể huy động sử dụng trong nhiệm vụ tiếp dầu trên không cho các tiêm kích hạm và máy bay chiến đấu thông thường.
J-15S là phiên bản máy bay chiến đấu trên hạm hạng nặng, 2 động cơ, 2 chỗ ngồi do Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển trên cơ sở loại tiêm kích hạm J-15 một chỗ ngồi. Nó bắt đầu bay thử chuyến đầu ngày 3-11-2012. J-15S được thiết kế theo kiểu buồng lái 2 chỗ ngồi trước, sau.
Kiểu thiết kế này rất có lợi trong tác chiến tầm xa, có thể thay đổi người lái khi cần, hoặc trong khi tác chiến sẽ điều khiển vũ khí linh hoạt hơn, đồng thời nó cũng giảm bớt áp lực bay đường dài cho phi công, nâng cao hiệu quả tác chiến. Ngoài ra, phiên ản 2 chỗ ngồi giúp cho J-15 mở rộng các chức năng tác chiến như: không chiến, tấn công mặt đất, đối hải, tác chiến điện tử, chống radar, tiếp dầu đồng đội…

Mô hình đồ họa của phiên bản J-15S


Cái gọi là “Tiếp dầu đồng đội” thực chất là chỉ khả năng tiếp dầu trên không cho những máy bay cùng chủng loại, thông thường trên máy bay được trang bị hệ thống tiếp dầu kiểu ống mềm, có thể tiếp dầu cho 1 hay nhiều máy bay cùng loại. Do cùng một loại máy bay hoặc kiểu tương tự nên quá trình tiếp dầu diễn ra nhanh chóng, đơn giản và an toàn hơn so với tiếp liệu bằng máy bay tiếp dầu chuyên dụng cỡ lớn.
Khi được hỏi, J-15S thực sự có khả năng “Tiếp dầu đồng đội” hay không, ông Lý Kiệt không trả lời thẳng vào câu hỏi, đồng thời không khẳng định, cũng không phủ định khả năng này mà cho biết, tiêm kích hạm có nhược điểm lớn là phạm vi hành trình ngắn hơn so với các loại máy bay chiến đấu cất cánh từ mặt đất, có nghĩa là bán kính tác chiến ngắn hơn.
Trong tình huống đó, nhiều quốc gia đã nghĩ ra các biện pháp như thiết kế thùng dầu lớn hơn để mang được nhiều nhiên liệu, nhưng như vậy sẽ phải hy sinh khả năng chất tải bom đạn, máy bay chỉ lắp đặt những vũ khí cần thiết nhất để tăng lượng dầu mang theo. Tuy nhiên, phương án này sẽ làm giảm khả năng tác chiến của nó, máy bay chỉ có khả năng hoàn thành một hoặc một số nhiệm vụ hữu hạn.

Phiên bản J-15 với thiết kế 1 chỗ ngồi


Phát triển phiên bản 2 chỗ ngồi cũng không thể thay đổi các tham số kỹ thuật cơ bản của máy bay hoặc nâng cấp thế hệ của nó, bởi vì ngoại hình và hệ thống thiết bị đã mặc định những tham số kỹ thuật cơ bản của máy bay. Vì vậy, phát triển các phiên bản khác nhau để bù đắp những chỗ thiếu khuyết về tính năng kỹ thuật cho tiêm kích hạm là một hướng đi cần thiết.
Như vậy, khả năng J-15S có khả năng tiếp dầu cho các phiên bản khác vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng nếu Trung Quốc phát triển thành công chức năng tiếp dầu của J-15S, thì đó sẽ là bước đột phá trong nâng cao khả năng tác chiến cho tiêm kích hạm J-15. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vẫn để J-15S tham gia tác chiến thì hiệu quả tác chiến cũng không cao mà lượng dầu tiếp cho máy bay khác cũng không lớn. Vì vậy, sử dụng J-15S làm phương tiện tiếp dầu chuyên dụng, tách rời nhiệm vụ tác chiến thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Khi không mang vũ khí thì toàn bộ tải trọng hữu ích của nó đều tập trung mang theo nhiên liệu, nâng cao tối đa hiệu quả tiếp dầu. Khi đó, đi kèm 1 tốp máy bay chiến đấu sẽ có vài chiếc J-15S không chất tải vũ khí đi kèm để tiếp dầu trên đường bay. J-15S có tốc độ cao hơn các máy bay tiếp dầu chuyên dụng nên không gây cản trở đến hành trình của tốp máy bay chiến đấu, lại góp phần nâng cao bán kính và hiệu quả tác chiến cho những tiêm kích hạm 1 chỗ ngồi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đưa tiêm kích J-18 lên tàu đổ bộ Type 071?

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, mẫu tiêm kích tàng hình thứ 3 của nước này, J-18 sẽ được triển khai trên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071.



Theo trang mạng của Trung Quốc, nước này đã triển khai tiêm kích hạm J-15, có thể cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu trên tàu Liêu Ninh. Còn tiêm kích tàng hình J-31 đang được phát triển có thể sử dụng trên tàu sân bay tương lai và cất cánh sử dụng máy phóng điện từ, trong khi J-18 chắc chắn sẽ cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 – tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc.
Tạp chí Đánh giá Quốc phòng Quốc tế cho biết thêm, J-18 được trang bị 2 động cơ phản lực có điều khiển véc tơ lực đẩy. Mặc dù vậy vẫn chưa biết liệu J-18 có đi theo lối thiết kế nâng của tiêm kích F-35B hay Yak-141. Đây là những loại tiêm kích độc đáo thiết kế động cơ đặc biệt cho phép nó cất hạ cánh theo phương thẳng đứng như trực thăng, hoặc cất cánh đường băng rất ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Hình đồ họa J-18.

Những hình ảnh về J-18 đã xuất hiện trên một số trang mạng Trung Quốc với kiểu cánh mũi và thiết kế tàng hình cao.
Một số nguồn tin cho rằng, J-18 là kiểu máy bay mới đang được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) nghiên cứu, phát triển. Trong một cuộc triển lãm trước đây, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (SAC) đã trưng bày mô hình tiêm kích tàng hình kỳ lạ mà được giới phân tích cho là J-18.
“J-18 có hệ thống radar mạng pha chủ động lade, 2 động cơ phản lực có điều khiển véc tơ lực đẩy và thiết kế siêu tàng hình, thậm chí có thể vượt trội mẫu tiêm kích tàng hình hiện tại do Mỹ chế tạo (F-22, F-35)”, tờ Defense Review (trụ sở ở Washington) viết.
Rõ ràng muốn cho J-18 cất cánh trên sân bay vốn chỉ dành cho trực thăng trên tàu đổ bộ Type 071 thì J-18 phải có thiết kế tương tự như F-35B hay Yak-141 của Nga. Tuy nhiên, để máy bay cất cánh thẳng đứng thì đòi hỏi rất cao ở phần động cơ, mà hiện tại thì Trung Quốc vẫn chưa làm chủ hoàn toàn công nghệ phát triển động cơ hàng không. Ngay cả tiêm kích tàng hình J-20 hay J-31 có vẻ vẫn phải dùng động cơ Nga, hay như tiêm kích J-10, J-11 cũng vậy.
Để cất hạ cánh thẳng đứng, Yak-141 của Nga trang bị động cơ phản lực với vòi phun có thể đồi chiều.

Thậm chí, như máy bay ném bom chiến lược H-6, trước đây Trung Quốc nỗ lực trang bị động cơ nội cho dòng máy bay này. Nhưng tới biến thể mới nhất, H-6K, Trung Quốc phải quay trở lại dùng động cơ Nga mới cho phép cải tiến khả năng mang thêm vũ khí, tầm bay.
Trong khi đó, các loại động cơ dành cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng là hết sức phức tạp. Các nước đã từng phát triển thành công loại động cơ này cho tiêm kích F-35B, Yak-141 hay nổi tiếng nhất là AV-8 Harrier đều phải rất vất vả, chịu tổn thất không ít.
Rõ ràng, những tuyên bố trang bị J-18 cho tàu đổ bộ Type 071 của chuyên gia Trung Quốc mang tính “ước mơ” nhiều hơn là sự thật ở thời điểm này hay là vài năm tới.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,948
Động cơ
423,349 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Su33 Nga nói rằng hơi to và nặng để cho lên TSB. J15 cải tiến hơn Su33 là điều khó tin, lại là bản chắp vá, vậy tính năng chiến của J15 theo em chẳng có gì đáng kể.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top