[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Ong bắp cày” có thể đả bại F-35

(ĐVO)- Hãng Boeing đang phát triển phiên bản tàng hình F/A-18 Super Hornet cải tiến cho Hải quân Mỹ. Đây được coi là đối thủ nặng ký của F-35 mà Lockheed Martin đang phát triển.

Giới quân sự nhận định, phiên bản Super Hornet (Ong bắp cày) cải tiến tàng hình mà Boeing tung ra chính là lời đáp trả đối với chương trình chế tạo máy bay thế hệ 5 F-35 của Lockheed Martin.

Ưu thế của Super Hornet chính là hàng loạt biện pháp được ứng dụng trong quá trình thiết kế nhằm nâng cao khả năng sống còn của máy bay trong điều kiện chiến đấu. Đây là khác biệt cơ bản của Super Hornet đối với F-35.

Loại tiêm kích đa năng thế hệ 5 của Lockheed Martin do đề cao khía cạnh tàng hình nên phải hy sinh nhiều tính năng quan trọng khác và giảm khả năng sống còn của máy bay.


Mẫu Super Hornet nâng cấp được tăng cường tính năng tàng hình do Boeing giới thiệu

Phó Chủ tịch Chương trình F/A-18 của tập đoàn Boeing, ông Mike Gibbons cho rằng Super Hornet cải tiến kết hợp các tính năng tàng hình với hoàn thiện các phương tiện tác chiến điện tử, các biện pháp bảo đảm khả năng sống còn trong chiến đấu của máy bay, sử dụng các hệ thống vũ khí mang theo, hoạt động ngoài tầm với của các hệ thống phòng không…

Ngoài ra, phiên bản nâng cấp Super Hornet cũng có một loạt cải tiến quan trọng khác như lắp thêm thùng dầu phụ với sức chứa hơn 1,5 tấn nhiên liệu giúp tăng tầm bay, lắp đặt các khoang chứa vũ khí tàng hình…Khả năng tác chiến của Super Hornet đã được chứng thực trong hàng thập kỷ qua (được phát triển từ những năm 1970), trong khi F-35 hiện vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.

Boeing cho biết, mẫu Super Hornet cải tiến sẽ được thử nghiệm từ mùa Hè năm 2013.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1600x1046.

Super Hornet không chỉ có lợi thế về giá mà đã chứng tỏ khả năng tác chiến trên chiến trường

Một trong những vấn đề nhạy cảm khác mà Boeing khai thác chính là tiền bạc. Dù rất “khiêm tốn” khi nói rằng “chúng tôi không cố gắng để thay thế F-35”, song ông Mike Gibbons tuyên bố Super Hornet nâng cấp chính là phương án mà Hải quân Mỹ có thể lựa chọn, đặc biệt trong giai đoạn ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Phát biểu này dường như đánh trúng điểm yếu nhất của F-35 là giá cả quá đắt đỏ trong bối cảnh Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 1.000 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ mua tổng cộng 2.443 chiếc F-35, trong đó riêng Hải quân Mỹ sẽ mua 260 chiếc phiên bản F-35C. Giá mỗi chiếc F-35 hiện vào khoảng 110 triệu USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc Super Hornet chỉ bằng phân nửa (55 triệu USD).

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x464.

Tiêm kích đa năng F-35

Không những vậy, chi phí bảo trì, bảo dưỡng và chi phí bay của F-35 cũng cao hơn Super Hornet rất nhiều.

Theo số liệu công khai, chi phí mỗi giờ bay của F-35 lên tới 31.900 USD (có số liệu đánh giá là 32.500 USD), trong khi chi phí này của Super Hornet chỉ là 15.346 USD.

Theo tính toán, Hải quân Mỹ chỉ phải bỏ ra khoảng 9 tỷ USD để mua 65 chiếc F-35 cho một phi đội đầy đủ, song phải bỏ ra tới 37 tỷ USD để duy trì hoạt động của phi đội này trong 42 năm tiếp theo.

Như vậy, tổng chi phí cho mỗi phi đội F-35 hải quân hoạt động trong thời hạn phục vụ vào khoảng 46 tỷ USD. Trong khi đó, chi phí này của Super Hornet chỉ là 23 tỷ USD.

Ban lãnh đạo Boeing không hề che giấu ý đồ cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Lockheed Martin cả trên sân nhà và sân khách. Theo kế hoạch, Boeing sẽ sản xuất 200 chiếc xuất khẩu và 150 chiếc cho Hải quân Mỹ với cả hai phiên bản chiến đấu và tác chiến điện tử cho tới năm 2020.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-t...-f-35-2350193/
__________________
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hạ cánh xuống tàu sân bay, X-47B làm nên lịch sử
Quote:
(ĐVO) - Ngày 11/7, lần đầu tiên máy bay không người lái (UAV) X-47B của Mỹ đã tiến hành hạ cánh thành công trên tàu sân bay CVN-77 George H. Bush.


Thông tin trên được hãng tItar-Tass cho biết, cú hạ cánh tự động của UAV X-47B với cơ chế khí động học “không đuôi” đã diễn ra trên tàu sân bay ở ngoài khơi bờ biển Virginia.
Các chuyên gia Hải quân và Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm này là bước đi quan trọng trên bước đường hội nhập các cỗ máy bay có người lái và không người lái trong thành phần lực lượng không quân, hải quân trong tương lai không xa.

Để có được lần cất cánh thành công này trên tàu sân bay, Hải quân Mỹ đã nhiều lần tiến hành thử nghiệm cho X-47B cất và hạ cánh bằng mô hình trên mặt đất. Ngày 17/5, X-47B đã tiến hành thử nghiệm bằng một loạt lần tiếp xúc bánh mặt boong rồi cất cánh. Trong quá trình thử nghiệm, các chuyên gia đã kiểm tra hoạt động của các hệ thống trên khoang của X-47B và hệ thống dẫn hạ cánh tự động của tàu sân bay.


X-47B thử nghiệm trên tàu sân bay ngày 17/5

Như vậy, sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Hải quân Hoa Kỳ đã làm nên lịch sử khi UAV X-47B thực hiện cú hạ cánh tự động thành công đầu tiên trong lịch sử máy bay không người lái trên thế giới trên một chiếc tàu sân bay.

Đúng theo kế hoạch và sự mong đợi của hàng triệu người, mẫu thử nghiệm UAV tấn công đường không tầm xa X-47B được phát triển bởi công ty Northrop Grumman đã bắt được cáp hãm đà trên boong của tàu sân bay hạt nhân USS George HW Bush CVN-77 và hạ cánh thành công.

Theo đại diện của Hải quân Mỹ cho rằng, sự kiện này có tầm quan trọng lịch sử giống như cú hạ cánh thành công đầu tiên của máy bay trên boong tàu chiến mà phi công Eugene Ely đã thực hiện được cách đây vừa đúng một thế kỷ.

Dù X-47B mới chỉ là một mẫu trình diễn, nhưng nó đảm bảo phát triển các công nghệ mà trong tương lai sẽ giúp Hải quân Mỹ xây dựng tổ hợp tấn công và trinh sát tự động đầy triển vọng, có khả năng tàng hình cao dành cho không quân hải quân theo chương trình UCLASS. Tổ hợp này được lên kế hoạch áp dụng cho hải quân Hoa Kỳ vào năm 2020.

Hiện Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm hầu hết các chức năng của X-47B, cả trên đất liền và trên biển, trong đó lần hạ cánh này trên tàu sân bay lần này chính thành công mới nhất.

UAV X-47B được ứng dụng những công nghệ tàng hình tiên tiến nhất cả về công nghệ thiết kế khí động học và vật liệu. Toàn bộ 2 khoang vũ khí của X-47B đều được thiết kế nằm trong thân để có thể tăng cường tối đa khả năng tàng hình.

Với tải trọng vũ khí mang theo tới 2.000 kg, bao gồm các loại bom và tên lửa hàng không tiên tiến, X-47B có thể tiêu diệt những mục tiêu của đối phương và trở về tàu sân bay một cách an toàn.

UAV X-47B là loại máy bay không có đuôi, cánh dơi, do nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman chế tạo theo một hợp đồng nhiều tỷ USD. Hai chiếc X-47B đầu tiên dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm 2019.
Xem thêm hình
http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/...ch-su-2350289/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-27UBM2 Armament



Su-27SKM armed loaded



Su-37 Teminator



Su-35 Super sukhoi




Su-34 fully armed



Su-30MK fully load



Su-30MKI full load




Su-30MKK full load




Su-33 fully loadout


Su-27M



F-15E fully loaded



F-14D full load




F/A-18E full loadout



F-16E full load



Jas 39 full load



MiG-29 full load


MiG-31 full load


A-10



Su-25SM




J-10A full load


Tornado full load



Mirage 2000 full load


J-10B Armament



Rafale full armed



EF-2000 full loaded

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
X-47B Mỹ - đỉnh cao công nghệ máy bay không người lái

Thứ năm 11/07/2013 16:14
ANTĐ - Ngày 10-7, chiếc máy bay không người lái tấn công của Mỹ X-47B, được Hãng Northrop Grumman thiết kế để chứng minh có khả năng vận hành trên tàu sân bay, đã hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay USS George H. Bush (CVN-77).


“Ngày hôm nay, các bạn đã chứng kiến tương lai,” Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Ray Mabus, cho biết sau cú hạ cánh thành công đầu tiên của X-47B trên boong tàu sân bay USS George H. Bush đang hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Bán đảo Delmarva, bang Virginia.
“Đây là chiếc máy bay hải quân thế hệ mới đầu tiên,” ông Mabus nói và cho biết thêm là loại máy bay tấn công không người lái X-47B sẽ làm thay đổi khả năng tác chiến của các tàu sân bay.
Trong khi đó, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ, tuyên bố với một nhóm nhà báo trên tàu sân bay USS George H. Bush: “Những gì các bạn thấy ngày hôm này là một kỳ tích phi thường về công nghệ”.
Sau cú hạ cánh, máy bay X-47B lại được đưa vào bệ phóng trên tàu sân bay để cất cánh và thực hiện tiếp cú hạ cánh lần thứ hai liên tiếp. Lần hạ cánh này cũng thành công mỹ mãn. Đúng theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm máy bay không người lái tấn công đường không tầm xa X-47B đã móc được cáp hãm đà trên boong của tàu sân bay và hạ cánh thành công.

X-47B móc cáp hãm đà và hạ cánh thành công trên tàu sân bay


Máy bay không người lái X-47B, có thiết kế tương tự như máy bay ném bom tàng hình B-2 nhưng có kích cỡ nhỏ hơn, chỉ tương đương một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, đã thực hiện pha cất cánh thành công đầu tiên trên tàu sân bay USS George H. Bush hôm 14-5 cũng tại Đại Tây Dương.
Theo Đại úy Jaime Engdahl, người điều hành chương trình UAV trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân của Hải quân Mỹ, sau khi hạ cánh thành công máy bay không người lái X-47B sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra ngắn trước khi thực hiện thử nghiệm lại.
Đại úy Engdahl cho biết, chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài một tuần, trong thời gian đó X-47B sẽ thực hiện ít nhất 3 lần hạ cánh trên tàu sân bay nữa. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá mức độ hiệu quả của các đặc điểm kỹ chiến thuật của máy bay, trong điều kiện thời tiết phức tạp và môi trường khắc nghiệt của biển sẽ chưa được thực hiện.

Trung tuần tháng 5/2013, X-47B lần đầu tiên cất cánh thành công từ đường băng của tàu sân bay


Năm 2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao cho Northrop Grumman hợp đồng thiết kế và chế tạo máy bay không người lái X-47B với trị giá 1,4 tỉ USD.
Chuyến bay đầu tiên của X-47B được thực hiện trong năm 2011, đến trung tuần tháng 5.2013, nó lần đầu tiên cất cánh thành công từ đường băng của tàu sân bay.
X-47B dành cho nhiệm vụ do thám và tiêu diệt các mục tiêu trên bộ. Máy bay không người lái X-47B có chiều dài 11,6m, sải cánh 19m, cao 3,1m, trọng lượng rỗng 6,35 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 20,2 tấn. Nó có thể đạt tốc độ bay cận siêu thanh (gần 1.100 km/giờ) với trần bay 12.200 mét và bán kính hoạt động là 4.000 km.
Mặc dù X-47B mới chỉ là một nguyên mẫu trình diễn, nhưng nó đảm bảo phát triển các công nghệ mà trong tương lai sẽ giúp Hải quân Mỹ xây dựng tổ hợp tấn công và trinh sát tự động đầy triển vọng, có khả năng tàng hình cao dành cho không quân hải quân theo chương trình "Máy bay không người lái trinh sát và tấn công trên tàu sân bay" (UCLASS).

X-47B chuẩn bị hạ cánh lần 2 trên tàu sân bay


Chỉ có hai chiếc máy bay không người lái X-47B được chế tạo, và không có kế hoạch phát triển thêm bất kỳ chiếc nào khác. Khái niệm và chương trình thử nghiệm này sẽ kết thúc trong vài tháng nữa vì Hải quân Mỹ có kế hoạch sẽ chuyển sang một chương trình mới, phát triển một loại máy bay chiến đấu không người lái tầm xa hoạt động trên tàu sân bay.
Sau các cuộc thử nghiệm cất và hạ cánh thành công, 2 chiếc máy bay không người lái X-47B sẽ được cho “nghỉ hưu” và chuyển đến bảo tàng ở thành phố Pensakola, bang Florida.
Chương trình này, mang tên UCLASS, dự kiến sẽ được biên chế hoạt động theo đội hình một phi đội đầu tiên vào năm 2019, Đô đốc Mabus cho biết.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
ef 2000 tải trọng lớn nhưng chức năng của nó là không chiến , f 15e cũng vậy ( không chiến ngoài tầm nhìn BVR ) . Vì không quân chú Sam chưa có con nào đánh đất nên gia cố khung thân đẻ ra F15E , thực chất không chiến tương đương su30 nhưng không cơ động ( không có TVC)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
ef 2000 tải trọng lớn nhưng chức năng của nó là không chiến , f 15e cũng vậy ( không chiến ngoài tầm nhìn BVR ) . Vì không quân chú Sam chưa có con nào đánh đất nên gia cố khung thân đẻ ra F15E , thực chất không chiến tương đương su30 nhưng không cơ động ( không có TVC)
EF2k là multi-tole, F-15E cũng vậy (Multirole fighter, strike fighter/ air-superiority )
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tại sao phi công Mỹ “ghét” F-22, thích F-35?


(Kienthuc.net.vn) - Đáng ngạc nhiên, phi công Mỹ lại đánh giá cao tiêm kích F-35 hơn tiêm kích tàng hình hàng đầu thế giới F-22.




Hầu như tất cả các phi công chiến đấu Mỹ, trong lực lượng không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ phần lớn đều nhất trí rằng, trong khi F-22 là một máy bay chiến đấu tập trung mạnh tới khả năng tàng hình, thì F-35 là một máy bay chiến đấu toàn diện hơn, và được đánh giá cao hơn. F-35 ra đời sau F-22 khá lâu và đương nhiên được thừa hưởng nhiều tiến bộ về công nghệ.


Các phi công chiến đấu và các chuyên gia về hàng không quân sự đều công nhận F-35 là máy bay rẻ hơn, hiện đại hơn, dễ dàng duy trì và hoạt động tốt trong cả 2 nhiệm vụ tiêm kích – ném bom. F-35 đi vào hoạt động sau F-22 đến 12 năm, trong khi phần lớn các bộ phận của F-22 được chế tạo trong giai đoạn 1980-1990. Dù cho F-22 đã được nâng cấp vào năm 2005, F-35 vẫn vượt trội hơn.

F-35 là máy bay rẻ hơn, hiện đại hơn, dễ dàng duy trì và hoạt động tốt trong cả 2 nhiệm vụ tiêm kích – ném bom​
.
Việc F-35 có thiết kế của máy bay tiêm kích - bom rất quan trọng với các phi công chiến đấu, bởi họ nói rằng trong vài thập kỉ gần đây có rất ít các cuộc chiến không chiến xảy ra. Thế nhưng các loại bom thông minh (đặc biệt loại có tích hợp dẫn đường GPS) đã hạ giá thành, với hiệu quả và độ tin cậy cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc không quân sẽ phải tăng cường thêm các phi vụ chi viện cho lực lượng mặt đất.


F-22 là loại máy bay chuyên về không chiến, và mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tích hợp khả năng tấn công mặt đất, nhưng loại máy bay này vẫn chưa lần nào phải chiến đấu dưới mặt đất.


“Cuộc đổ bộ” của bom thông minh cũng dẫn đến việc lực lượng không quân sẽ cần ít máy bay hơn và lẽ dĩ nhiên, lực lượng không quân sẽ không còn chuộng loại máy bay F-22, trong khi còn rất nhiều loại máy bay có thể làm được công việc tương tự mà giá thành lại thấp hơn. Vì vậy, những phi công chiến đấu thường có xu hướng chuộng F-35 hơn F-22.


Tuy nhiên, các phi công chiến đấu của Mỹ cũng đã nhìn ra những nhược điểm của F-35. Họ cho rằng các nhà sản xuất đã hứa hẹn quá nhiều, và F-35 có thể không đáp ứng được hết kì vọng. Nhiều người cũng nghi ngờ tính năng tàng hình của F-35. Chuyện muôn thưở của máy bay tàng hình, đó là kết cấu khí động học sẽ phải thay đổi nhiều, để phục vụ cho tính năng tàng hình của máy bay.


Tuy thế, F-35 cũng có những điểm hấp dẫn nhất định. Nó hiện được phát triển thành 3 biến thể gồm:


- Biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A được phát triển cho Không quân Mỹ, đơn giá khoảng 154 triệu USD/chiếc.


- Biến thể cất hạ cánh thẳng đứng/cất hạ cánh ngắn F-35B phát triển cho lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ.


- Biến thể thiết kế cho hoạt động cất hạ cánh trên tàu sân bay F-35C, đơn giá 200 triệu USD/chiếc.

Biến thể F-35B cất cánh trên tàu đổ bộ tấn công, Hải quân Mỹ.​
Việc sản xuất máy bay F-35 đã bị trì hoãn nhiều lần và đang có nguy cơ bị hủy bỏ. Nhiều đơn đặt hàng đã bị hủy và các nhà sản xuất đang phải chịu sức ép lớn trong việc đưa loại máy bay mới này vào sử dụng. Số lượng máy bay F-35 sẽ được sản xuất vẫn đang còn là một vấn đề gây tranh cãi.


Không quân Mỹ ước tính số lượng ấy vào khoảng 3.162. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng lại bày tỏ sự quan ngại liệu họ có thể sản xuất được số lượng lớn như vậy hay không? Trong trường hợp xấu nhất thì số lượng F-35 vẫn sẽ gấp 10 lần F-22. Và khoảng 60% máy bay sẽ được sử dụng ở nước ngoài.


Năm ngoái, chiếc F-22 thứ 187 và cũng là chiếc F-22 cuối cùng đã được hoàn thành và gửi đến phục vụ ở Alaska. Các nhà sản xuất vẫn giữ lại các dây chuyền và trang thiết bị sản xuất F-22, để hi vọng loại máy bay này sẽ được tiếp tục sản xuất.


Điều này thật khó có thể xảy ra bởi Quốc hội đã thông qua một đạo luật cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22. Dù cho 3 quốc gia gồm Australia, Nhật, Israel đều đang có nhu cầu mua loại này, nhưng mọi nỗ lực để thay đổi điều luật đều không có kết quả do Quốc hội Mỹ lo ngại sự rò rỉ công nghệ ra nước ngoài.


F-22 có một hiệu suất chiến đấu cao hơn bất kì máy bay nào khác trong biên chế, đó là lý do tại sao một số lực lượng không quân nước ngoài muốn sở hữu chúng. Sự kết hợp của tốc độ, thiết bị điện tử tiên tiến và công nghệ tàng hình đã tạo ra một lợi thế quyết định, cho phép F-22 chống lại đến 6 chiếc F-15.

Tương lai, nước Mỹ sẽ dùng kết hợp F-22 và F-35 như đã làm với F-16 và F-15.​
Vậy tại sao F-35, với hiệu suất thấp hơn một chút, nhận được tất cả các đơn hàng xuất khẩu?


Lý do đầu tiên là giá cả, F-22 có giá lên đến 200 triệu USD/chiếc (chưa tính chi phí nghiên cứu phát triển), trong khi F-35 có giá thấp hơn. Đây là một trong những lý do Mỹ đang thúc đẩy xuất khẩu của F-35. Và cũng là lý do tại sao nhiều hơn F-16 được xuất khẩu, so với F-15.


Trong mọi trường hợp, những chiếc F-35 sẽ thắng một tiêm kích Rafale, F-15E hoặc Eurofighter, nhưng không phải là F-22. Không quân Mỹ dự định F-22 sẽ kết hợp với F-35, giống như F-15 và F-16 là sự kết hợp trong những năm 1990. Chỉ có điều F-22 và F-35 sẽ là sự kết hợp nguy hiểm hơn nhiều với kẻ thù.


F-22 dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ ít nhất đến 2035. Và trong phần lớn thời gian đó chiếc F-22 sẽ là luôn là máy bay chiến đấu hàng đầu trên hành tinh. Trong thời gian đó nhiều phi công máy bay chiến đấu Mỹ tin rằng lợi thế tàng hình sẽ bị mất do công nghệ mới.


Trung Quốc, Nga, và châu Âu sẽ tiếp tục phát triển các thiết kế máy bay chiến đấu mới và sự xuất hiện của máy bay chiến đấu không người lái sẽ thay đổi tình hình đáng kể.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tướng Mỹ hé lộ về tiêm kích thế hệ thứ 6


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ đã bắt đầu tính tới việc thay thế tiêm kích hạm F/A-18E/F bằng tiêm kích thế hệ thứ 6 F/A-XX.




Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu thay đổi trong một vài năm tới, khi máy bay chiến đấu F-35C đi vào hoạt động. Chúng sẽ được bổ sung trang bị để phục vụ cho việc cất hạ cánh của cả 2 loại tiêm kích hạm F-35C và F/A-18 E/F Super Hornet đang có trong biên chế. Vấn đề bây giờ không còn là F-35, mà là loại máy bay nào sẽ thay thế F/A-18 trong giai đoạn 2030.


Phó Đô đốc Bill Moran, chỉ huy không quân của Hải quân tại Lầu Năm Góc đã chia sẻ với báo chí những suy nghĩ của mình về máy bay tương lai, được định danh tạm thời là F/A-XX.


- Thưa ông, theo quan điểm của ông thì máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 sẽ như thế nào?

Chúng ta không nói về thế hệ máy bay. Điều đó khá mập mờ trong quan điểm của tôi, và chủ yếu tập trung quanh công nghệ tàng hình. Chúng tôi đang cố gắng chế tạo ra một mẫu máy bay mới, tạm coi là thuộc thế hệ thứ 6, để thay thế các máy bay đang có trong biên chế.


Phần lớn lực lượng của chúng tôi hiện nay là các máy bay F/A-18 Super Hornet và chúng sẽ còn phục vụ trong một thời gian dài, cho đến hết nhưng năm 2020 và tới khoảng đầu những năm 2030. Đến lúc đó, các máy bay sẽ đạt đến 9.000 giờ phục vụ. Khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể xem xét mua thêm những chiếc F-35C, hoặc chúng ta sẽ phải tìm kiếm một loại máy bay mới, có thể thay thế vị trí của F/A-18 E /F hiện nay.

Hình đồ họa mẫu tiêm kích tham gia chương trình F/A-XX của Boeing.​
Hướng tiếp cận của chúng tôi gọi là F/A-XX. Chúng tôi sẽ bắt đầu một nghiên cứu đánh giá tất cả những nhiệm vụ F/A-18 E/F hiện nay. Sau đó sẽ tìm ra những giải pháp thay thế ít tốn kém.


Ví dụ, thay cho việc lắp tất cả những hệ thống thiết bị đắt tiền và nặng nề lên máy bay, tại sao không để một phần trách nhiệm cho Hệ thống Chỉ huy không quân hải quân NAVAIR trên mặt đất. Tất cả những thiết bị đó cũng chỉ cần bố trí trong một chiếc xe tải mà thôi. Chúng tôi nghĩ đến Hawkeyes E-2D, EA-18G Growlers sẽ gánh bớt một phần công việc cho F/A-18E/F.


Tất cả mới chỉ là bắt đầu, đường đi trước mắt còn rất dài.


- Ông nghĩ sao về máy bay không người lái?

Việc phát triển các máy bay không người lái có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng khá tốn kém vì mức độ tự động hóa và hàm lượng công nghệ cao của nó.

Chúng tôi phải dự đoán trước được những mối đe dọa trong tương lai. Trong khi thiết kế F-35, chúng tôi cũng phải tìm cách nâng cao năng lực chiến đấu cho các máy bay F/A-18E/F cho giai đoạn 2020-2030.


- Các ông đã lựa chọn nhà thầu nào chưa? Northrop, Boeing, Lockheed Martin…

Chưa có gì cả, còn nhiều vấn đề kĩ thuật phải giải quyết.

Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ dùng phối hợp máy bay có người lái và không người lái.​
- Ông có thể cho biết quan điểm về máy bay không người lái và có người lái? Vai trò của chúng như thế nào trong không quân tương lai?

Chúng tôi sẽ không chọn một phương án, mà sẽ sử dụng song song các máy bay có người lái, không người lái…


- Liệu chiếc máy bay mới có thể xuất hiện vào khoảng năm 2030?


Có thể lắm chứ. Vào giai đoạn 2030, nó sẽ thay thế cho F/A-18E/F. Nhưng điều đó cũng khá khó khăn.


- Và trong những năm 2040, F/A-XX sẽ thay thế hoàn toàn F-35 cùng với Super Hornet? Hoặc nó sẽ phục vụ cùng với F-35?

Đây không phải một nỗ lực thay thế F-35. Chúng tôi chỉ muốn bổ sung cho F-35 mang lại, giống như chiếc F-35 sẽ bổ sung cho F-18 hiện nay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ diện đối thủ của F-35B: Siêu UAV X-47B

(ĐVO) - Ngày 12/7 vừa qua, tờ Christian Science Monitor của Mỹ cho biết, trong tương lai, máy bay tấn công tàng hình không người lái X-47B chính là kẻ thách thức đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35.


Vừa qua, UCAV X-47B cất cánh từ căn cứ Patuxent River ở bang Maryland đã hoàn tất công đoạn hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ CVN-77 George H. Bush.

Theo các chuyên gia, phạm vi hành trình và tính năng của X-47B đều thuộc loại xuất sắc, nếu kiểm soát tốt hơn chi phí hiệu quả, nó sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn cả F-35.

Một quan chức lãnh đạo cao cấp của hải quân Mỹ cho biết, hướng sử dụng máy bay không người lái trong tương lai sẽ mở rộng thêm một bước phạm vi và lĩnh vực tác chiến của hải quân. Nhưng có 1 điểm bây giờ mọi người đều chắc chắn là X-47B có khả năng bay đến những nơi mà máy bay chiến đấu bình thường không thể bay tới. Ngoài ra, do thời gian lưu không dài, X-47B có thể hoàn thành được nhiều nhiệm vụ hơn.

X-47B đã hoàn thành hạng mục cất cánh trên tàu sân bay
Cất hạ cánh trên tàu sân bay đối với máy bay có người lái đã là 1 hạng mục khó nên việc 1 máy bay không người lái, hành trình tầm xa, hạ cánh tự động thành công trở thành một sự kiện lịch sử. X-47B đã chứng minh nó có đầy đủ khả năng trở thành một thành viên trên tàu sân bay, nhưng vấn đề là trong tương lai, nó sẽ đóng vai trò tác chiến như thế nào?

Hiện nay, MQ-9 Reaper và MQ-1 Predator dù có mang vũ khí nhưng cơ bản vẫn được coi là máy bay trinh sát không người lái, sử dụng rộng rãi trên chiến trường Afghanistan. Nhưng chắc chắn là không lâu nữa quân đội Mỹ sẽ dần dần phát triển và sử dụng UAV như là một vũ khí sát thương, trong đó sẽ có X-47B.

Máy bay không người lái chiến đấu X-47B móc thành công vào cáp hãm đà trên tàu sân bay
Máy bay tấn công không người lái X-47B có chiều dài 11,63 m; sải cánh 18,92 m (khi gấp cánh lại là 9,41 m); chiều cao 3,1 m; trọng lượng không tải 6,35 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa gần 20 tấn, tải trọng bom đạn mang theo 2 tấn.

X-47B sử dụng động cơ cánh quạt F100-220U của hãng chế tạo động cơ Pratt & Whitney giúp nó đạt vận tốc cận âm khoảng 950 km/giờ; phạm vi hoạt động gần 4000 km, bán kính tác chiến trên 1500 km; trần bay cao tối đa 12 km; thời gian hoạt động liên tục trên không là 6 giờ.

X-47B là 1 UAV có chức năng tổng hợp, từ thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát trên không (IRS) cho đến tấn công bằng các vũ khí giành riêng cho UAV, với tải trọng bom đạn tới 2 tấn gồm bom và tên lửa.

Với thiết kế giá treo vũ khí đối xứng, mỗi bên cánh máy bay có thể treo 1 quả bom điều khiển chính xác JDAM loại 2000 pound (907kg), cùng với 1 số loại tên lửa khác, nó đã trở thành loại máy bay tấn công không người lái có tải trọng vũ khí lớn nhất trên thế giới.

X-47B trong một nhiệm vụ thực tế
Các chuyên gia nhận định, về phương diện này thì X-47B hoàn toàn có thể cạnh tranh được với F-35. Với tính năng tàng hình rất mạnh, khả năng đột nhập vào những nới máy bay có người lái không thể đến được, bán kính tác chiến tới 1500km cùng với khả năng nhận tiếp dầu trên không, X-47B rõ ràng là không hề thua kém F-35.

Theo đà phát triển không ngừng của công nghệ UAV, cùng với ngân sách giành cho nó cũng được nâng cao, rõ ràng là quân đội Mỹ đang rất chú trọng phát triển về lĩnh vực này. Trong tương lai không xa, F-35C và có thể cả F-35B sẽ có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
X-47B hạ cánh thất bại trên tàu sân bay

[FONT=Arial, Verdana]Mẫu thử thứ 2 máy bay không người lái X-47B không thực hiện thành công cú hạ cánh thứ 4 trên tàu sân bay.[/FONT]



Ngày 16/7, Hải quân Mỹ đã xác nhận, chiếc máy bay X-47B thứ 2 thuộc chương trình Máy bay chiến đấu không người lái – thử nghiệm (UCAS-D) của Northrop Grumman đã thực hiện cú hạ cánh thứ 4, nhưng không móc được cáp hãm hạ cánh trên tàu sân bay USS George H. W. Bush hôm 15/7.


Trước đó, ngày 10/7, máy bay không người lái X-47B thứ nhất, mang tên "Salty Dog 502", đã 2 lần hạ cánh thành công trên tàu sân bay USS George H. W. Bush, nhưng lần thứ 3 trong ngày hôm đó đã phải hủy bỏ khi các hệ thống máy tính của máy bay được phát hiện gặp trục trặc, và máy bay đã phải bay về một sân bay ở Đảo Wallops, bang Virginia.


Các kỹ sư thuộc Bộ tư lệnh các Hệ thống Không quân của Hải quân (NAVAIR) và Northrop Grumman đã trở lại tàu sân bay với nỗ lực thực hiện lần hạ cánh thành công thứ 3, lần này sử dụng chiếc máy bay không người lái X-47B thứ 2, mang tên "Salty Dog 501".


Nhưng nỗ lực đã không thành. Chiếc máy bay đã gặp phải vấn đề về kỹ thuật trong khi bay từ Căn cứ hải quân Patuxent River, bang Maryland, tới tàu sân bay và các quan chức đã quyết định hủy bỏ nỗ lực hạ cánh, trước khi máy bay X-47B đến khu vực hoạt động của tàu sân bay, ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Mỹ.


"Chiếc máy bay "Salty Dog 501" đã hạ cánh trên tàu sân bay hôm 15/7 để thu thập thêm dữ liệu hạ cánh trên boong," NAVAIR cho biết trong một tuyên bố.


"Trong quá trình bay, máy bay đã gặp phải một vấn đề nhỏ liên quan đến thiết bị kiểm tra và phải trở về Căn cứ hải quân Patuxent River, tại đây máy bay đã hạ cánh an toàn," NAVAIR cho biết.

Tuy hạ cánh không thành công, nhưng chương trình X-47B vẫn được đánh giá là thành công. Ảnh minh họa

Nỗ lực hạ cánh thứ 4 không thành công có nghĩa là chương trình UCAS-D sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đã đặt ra là ít nhất phải hạ cánh thành công 3 lần trên tàu sân bay.


"Không còn cơ hội nào để thử nghiệm trên tàu sân bay USS George H.W. Bush, vì tàu đã trở về cảng trong ngày hôm nay," NAVAIR nói. "Đây là lần thử nghiệm trên biển cuối cùng đối với chương trình UCAS-D. Mục tiêu thử nghiệm là hoàn thành một lần hạ cánh trên tàu sân bay, và chương trình này đã đáp ứng mục tiêu."


Mặc dù X-47B mới chỉ là một nguyên mẫu thử nghiệm, nhưng nó đảm bảo phát triển các công nghệ mà trong tương lai sẽ giúp Hải quân Mỹ xây dựng tổ hợp tấn công và trinh sát tự động đầy triển vọng, có khả năng tàng hình cao dành cho không quân hải quân, theo chương trình "Máy bay không người lái trinh sát và tấn công trên tàu sân bay" (UCLASS).


Sau các cuộc thử nghiệm cất và hạ cánh thành công, 2 chiếc máy bay không người lái X-47B duy nhất được sản xuất này sẽ được cho “nghỉ hưu” và chuyển đến bảo tàng ở thành phố Pensakola, bang Florida.


“Chương trình này, mang tên UCLASS, dự kiến sẽ được biên chế hoạt động theo đội hình một phi đội đầu tiên vào năm 2019”, Đô đốc Mabus cho biết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
X-47B vô hiệu hóa sự nguy hiểm của DF-21D Trung Quốc?

(Kienthuc.net.vn) - Với sự có mặt của máy bay không người lái X-47B và tiêm kích F-35C, Hải quân Mỹ sẽ có thể vô hiệu hóa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D.



Tạp chí quốc phòng toàn cầu của Đài Loan vừa có bài phân tích đối với việc gần đây Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái X-47B trên tàu sân bay. Theo đó, tạp chí này cho rằng, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc sẽ làm cho hoạt động của tàu sân bay Mỹ bị hạn chế.


Báo cáo cho biết, DF-21D là tên lửa đạn đạo chống tàu do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, tầm phóng có thể đạt 1.800 km. Ngày 14/4/2009 tại Hội thảo An ninh hải sự châu Á - Thái Bình Dương, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Đông Á ông McDevitt chỉ ra tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc sẽ là cải cách chiến thuật quan trọng. Điều này không chỉ làm suy giảm cục diện chiến lược của Mỹ tại châu Á, mà cũng sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn khả năng “cứu viện” của Quân đội Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.


DF-21D đe dọa nghiêm trọng tới hạm đội tàu sân bay Mỹ.

DF-21D có thể làm cho tàu sân bay của Mỹ bị giới hạn tuyệt đối với bên ngoài, điều này làm cho Quân đội Mỹ rất lo ngại. Cho nên sự ra đời của X-47B sẽ giúp sức mạnh chiến đấu của tàu sân bay Mỹ được khôi phục lại, đồng thời cũng sẽ cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ.


Dựa trên việc xem xét mặt chiến lược và chiến thuật, Quân đội Mỹ quyết định sẽ sớm triển khai máy bay không người lái chiến đấu X-47B cho tàu sân bay vào năm 2018, trở thành lực lượng tiên phong của Hải quân Mỹ trong tương lai.


Trong tương lai, tàu sân bay Mỹ tại Tây Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo DF-21D, do bán kính tác chiến của máy bay F/A-18 đang phục vụ trong Quân đội Mỹ và máy bay F-35C sắp phục vụ có tầm hoạt động chưa quá 1.000 km, khó có thể đối phó được với tầm phóng của tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Với bán kính tác chiến tối đa của máy bay không người lái X-47B có thể đạt 2.000 km, trong tương lai tàu sân bay của Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ triển khai 2 loại máy bay F-35C và X-47B.


F-35C là máy bay chiến đấu có người lái thiết kế tàng hình, nhiệm vụ chiến đấu đa năng. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể sẽ sử dụng sự phối hợp của X-47B và F-35C. Đó là, tên lửa không đối không trang bị trên máy bay F-35C thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khống chế trên không và X-47B thực hiện nhiệm vụ chuyên dụng “máy bay chiến đấu thả bom” và trinh sát tàng hình.


Như vậy, đội quân chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm phóng tối đa của DF-21D, sử dụng máy bay X-47B phát động cuộc tấn công vào mục tiêu có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Đồng thời X-47B cũng sẽ giúp mở rộng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ.


X-47B sẽ tăng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của DF-21D.

Máy bay X-47B không trang bị khả năng thực hiện tác chiến trên không, mà chỉ có thực hiện tác chiến tấn công đối với mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên nhờ có bán kinh tác chiến tuyệt vời và khả năng tàng hình cao mà X-47B có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong mọi thời tiết, có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương để tiến hành tấn công đối với các mục tiêu chiến thuật và chiến lược được phòng vệ nghiêm ngặt.


Báo cáo cho rằng, trong tương lai X-47B có thể cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ. Khi đó trong cuộc trên trên không và trên biển, X-47B sẽ hành động như “đội quân cảm tử”, sẽ tiên phong tấn công các mục tiêu quan trọng như trạm phòng không, radar, sân bay của đối phương.


Còn phi đội máy bay có người lái F-35 đảm nhận đánh chặn đối với máy bay chiến đấu yểm trợ trên không ngoài khu vực chiến đấu. Một khi xác nhận và nắm quyền kiểm soát trên không, máy bay chiến đấu có người lái có thể thực hiện tấn công đối với mục tiêu có giá trị. Do tính cơ động mạnh và khả năng tảng hình tốt của máy bay X-47B, thường có thể phát động “đánh chớp nhoáng” làm cho đối phương bất ngờ.


Máy bay X-47B có chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu F-35C. Hiện nay Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình là hơn 100 triệu USD/chiếc. Trong khi giá mua một chiếc X-47B có thể không đến một nửa F-35C, nhưng vẫn có thể cung cấp hầu hết các khả năng chiến đấu liên quan.


Với sự có mặt của X-47B (hoặc thiết kế hoàn thiện dùng công nghệ X-47B) trong tương lai, sức mạnh Hải quân Mỹ trên biển sẽ được đảm bảo.

Tuy nhiên có lẽ do tính cách mạng của nó, mà X-47B cũng phải đối mặt với không ít những rào cản về kỹ thuật. Đầu tiên là hệ thống kiểm soát động trên tàu, sau khi hạ cánh làm thế nào nhanh chóng trả đường băng trong vòng 45 giây, để máy bay khác hoạt động. Hai là hệ thống tránh chủ động, cụ thể là khi hạ cánh hay cất cánh làm thế nào để tranh xảy ra va chạm với các máy bay chiến đấu khác trên không, cũng như thực hiện việc lắp ghép tự động khi tiếp nhiên liệu trên không.


Nhưng những trở ngại về kỹ thuật này đều có thể được giải quyết. Dẫu sao, X-47B hiện vẫn chỉ là mẫu thử đánh giá công nghệ, tương lai nó còn cần hoàn thiện nhiều để cho ra đời mẫu thiết kế hoàn chỉnh toàn phần.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mô hình tác chiến mới của Mỹ dễ dàng diệt DF-21D TQ

(ĐVO) - X-47B sẽ làm tiên phong "cảm tử" tấn công tuyến đầu, tập kích bất ngờ vào các mục tiêu quan trọng của đối phương, còn F-35C kiểm soát trên không...


Nguyệt san "Tạp chí phòng vệ toàn cầu" Đài Loan số ra tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Máy bay không người lái X-47B làm thay đổi mô hình tác chiến tương lai tàu sân bay của tàu sân bay Mỹ" của tác giả Ứng Thiên Hành.

Bài viết đã tiến hành phân tích về máy bay không người lái hải quân X-47B gần đây của Hải quân Mỹ, cho rằng Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D sẽ làm cho hoạt động của tàu sân bay của Mỹ bị hạn chế, làm cho quân đội Mỹ cảm thấy lo ngại, trong tình hình này, X-47B sẽ trở thành tiên phong tấn công tuyến đầu của Hải quân Mỹ, làm "đội cảm tử" tiến hành tập kích đợt đầu tiên đối với Quân đội Trung Quốc.

Bài viết chỉ ra, tên lửa Đông Phong-21D là tên lửa đạn đạo chống hạm được nghiên cứu phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ thứ hai của Trung Quốc, tầm bắn có thể đạt tới có thể đạt 1.800 km.

Máy bay chiến đấu F-35C Mỹ
Ngày 14/4/2009, tại Hội thảo an ninh hàng hải châu Á-Thái Bình Dương do Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ tổ chức, cựu quan chức chính sách Đông Á của Bộ Quốc phòng Mỹ Michael McDevitt chỉ ra, tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc sẽ là sự đổi mới chiến thuật to lớn.

Nó không những sẽ phá hoại bố cục chiến lược của Mỹ ở châu Á, mà còn sẽ làm cho Trung Quốc có sẵn năng lực ngăn cản quân Mỹ "hỗ trợ cho Đài Loan", đồng thời có năng lực ngăn chặn quân Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trên tạp chí của Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ tháng 5 năm 2011 có một bài viết cho rằng, chi phí chế tạo một chiếc tàu sân bay và cụm chiến đấu của nó là 25 tỷ USD (không bao gồm máy bay hải quân), chúng không thể bất chấp nguy hiểm để cho tên lửa "giá rẻ" của Trung Quốc tấn công tiêu diệt, Mỹ cần lập tức chấm dứt hoạt động chế tạo tàu sân bay.

Bài viết cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D có thể làm cho tàu sân bay Mỹ bị cản lại ở ngoài khu vực tác chiến, điều này làm cho Quân đội Mỹ rất lo ngại.

Sự ra đời của máy bay không người lái X-47B sẽ có thể làm cho tàu sân bay Mỹ khôi phục sức chiến đấu đáng có, sẽ làm thay đổi mô hình tác chiến của tàu sân bay Mỹ.

X-47B của Mỹ
Bài viết cho rằng, dựa trên sự tính toán ở cấp chiến lược và chiến thuật, quân Mỹ đã quyết định sớm nhất sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay của họ vào năm 2018, làm tiên phong cho các cuộc tấn công tuyến đầu của Hải quân Mỹ trong tương lai.

Bài viết chỉ ra, do tàu sân bay Mỹ đối mặt với mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai, máy bay chiến đấu hải quân truyền thống F/A-18 hiện có và F-35C sắp triển khai do có bán kính tác chiến đều dưới 1.000 km, khó mà xuất kích tác chiến ngoài tầm phóng của tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc. Còn bán kính tác chiến lớn nhất của X-47B có thể đạt 2.000 km. Trong tương lai, trên tàu sân bay Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ bố trí hai loại máy bay chiến đấu F-35C và X-47B.

F-35C là máy bay chiến đấu hải quân có người lái được thiết kế tàng hình, tuy có năng lực tấn công đối hải/đối đất nhất định, nhưng dung lượng khoang đạn bên trong của nó có hạn, năng lực tấn công đối đất tương đối yếu. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể phối hợp sử dụng máy bay X-47B và F-35C. Tức là để cho F-35C trang bị tên lửa không đối không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không, còn X-47B làm "máy bay chiến đấu ném bom" và máy bay trinh sát tàng hình chuyên dụng.

Như vậy, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm bắn lớn nhất của tên lửa Đông Phong-21D, sử dụng X-47B phát động tấn công đợt đầu tiên đối với các mục tiêu, có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Tức là, X-47B sẽ mở rộng bán kính tác chiến của tàu sân bay quân Mỹ.

Máy bay chiến đấu không người lái X-47B hạ cánh xuống tàu sân bay và đến khu vực đỗ
Bài viết chỉ ra, X-47B không có năng lực tiến hành không chiến, chỉ có khả năng chiến đấu tiến hành tấn công đối với các mục tiêu mặt đất. Nhưng dựa vào bán kính tác chiến rất lớn và năng lực tàng hình ưu việt của nó, có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có thể đột phá mạng lưới phòng không của kẻ thù, thâm nhập lục địa tiến hành tấn công đối với các mục tiêu chiến lược và chiến thuật được phòng thủ nghiêm ngặt, mở đường cho máy bay hải quân có người lái phía sau.

Theo bài viết, X-47B có thể làm thay đổi triệt để mô hình tác chiến của tàu sân bay trong tương lai. Khi đó, trên chiến trường trên biển-trên không, máy bay không người lái X-47B sẽ đóng vai trò "đội cảm tử", sẽ trước tiên được điều động tấn công các mục tiêu quan trọng như trận địa phòng không, radar, sân bay của đối phương.

Biên đội máy bay có người lái thì ở ngoài khu vực tác chiến, phụ trách đánh chặn máy bay chiến đấu chi viện trên không của đối phương. Một khi xác nhận nắm chắc quyền kiểm soát trên không, máy bay có người lái lập tức có thể phát động tấn công các mục tiêu có giá trị. Do X-47B có tính cơ động mạnh, tính tàng hình tốt, thường có thể phát động "tập kích bất ngờ", đánh cho đối phương trở tay không kịp.

Ngày 16/2/2011, trang mạng "Thời báo Washington" Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố chi 3,7 tỷ USD, nghiên cứu chế tạo 80-100 máy bay không người lái tàng hình công nghệ cao mới, mục đích chính là dùng để đối phó Trung Quốc. Tờ "Thời báo Quân đội" Mỹ cho biết, sự xuất hiện của X-47B có thể làm cho tàu sân bay quân Mỹ thay đổi mô hình tác chiến.

Bài viết chỉ ra, so với máy bay chiến đấu hải quân thế hệ tiếp theo F-35C có đơn giá trên trăm triệu USD, chi phí chế tạo máy bay không người lái X-47B rẻ hơn nhiều.

Hiện nay, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch mua sắm 680 máy bay chiến đấu F-35B và F-35C với giá hơn 100 triệu USD mỗi chiếc. Còn giá mua máy bay không người lái X-47B có thể không bằng một nửa của máy bay chiến đấu F-35C, nhưng có thể có phần lớn sức chiến đấu có liên quan.

Ngoài ra, X-47B chiếm boong tàu tương đối nhỏ, dài chỉ bằng 67% của máy bay F/A-18E/F, trên đường băng "tấc đất tấc vàng" của tàu sân bay, máy bay X-47B với tính năng thông minh cao và thân hình nhỏ dẹt không chỉ chiếm không gian ít, mà còn có thể tiết kiệm rất nhiều nhân lực. Có thể thấy, X-47B và F-35C là sự "cộng lực" không tồi.

Đương nhiên, có thể là do tính cách mạng của nó, trở ngại công nghệ của X-47B cũng không ít: Trước hết là hệ thống điều khiển hạ cạnh tự động, tức là sau khi đáp xuống làm thế nào để rút lui đường băng nhanh chóng trong 45 giây, để máy bay chiến đấu tiếp theo theo vào; thứ hai là hệ thống né tránh/lẩn trốn tự động, tức là khi cất/hạ cánh và bay làm thế nào để tránh xảy ra xung đột với máy bay chiến đấu khác trong không gian hoạt động, và khi tiếp dầu trên không tiến hành kết nối tự động, nhưng những trở ngại công nghệ này chỉ cần thêm chút thời gian là có thể giải quyết.

Hiện nay, mặc dù tiến độ nghiên cứu phát triển nó có chậm chạp, Hải quân Mỹ vẫn trông đợi rất cao đối với X-47B, hy vọng nó chính thức triển khai trên tàu sân bay vào khoảng năm 2018.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cái kết nào cho dòng siêu tiêm kích Su-47 Berkut?Thứ tư 31/07/2013 16:06

ANTĐ - Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, tuy nhiên một số tính năng chủ chốt không nổi bật, nên rốt cuộc quân đội Nga đã không lựa chọn Su-47 Berkut làm máy bay chiến đấu trong tương lai. Tuy vậy, Su-47 vẫn còn rất hữu dụng đối với không quân Nga.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-47 Berkut (Беркут/Golden Eagle) là loại máy bay chiến đấu siêu âm do Tập đoàn hàng không Sukhoi thiết kế, chế tạo, từng được đánh số S-32 và S-37 trong suốt giai đoạn từ thiết kế cho đến bay thử. Nguyên mẫu Su-47 được đánh giá là giống với máy bay nghiệm chứng kỹ thuật X-29 của Hãng Northrop Grumman của Mỹ.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Công ty Sukhoi (Nga) đã nghiên cứu phát triển mẫu tiêm kích Su-47 Berkut, để tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Nga. Ngày [link=tel:25/9/1997]25/9/1997[/link], tiêm kích Su-47 Berkut đã bay thử thành công lần đầu. Chiếc máy bay được giới quân sự đặc biệt quan tâm, một phần vì kiểu dáng cánh máy bay có những điểm khác biệt lớn so với máy bay chiến đấu truyền thống là cánh ngược.
Tháng năm 2002, Sukhoi đã được chọn là nhà thầu chính cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA. Các máy bay chiến đấu T-50 là sự phát triển trên cơ sở của Su-47 nhưng không có thiết kế cánh ngược. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay chiến đấu PAK FA được hoàn thành vào ngày [link=tel:29/1/2010]29/1/2010[/link].

Su-47 gây ấn tượng với kiểu thiết kế cánh ngược



Su-47 có chiều dài 22,6m, sải cánh 16,7m, cao 6,3m, trọng lượng không tải 24 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn, trần bay 18.000m, phạm vi hành trình tối đa 3.300km, bán kính tác chiến 1.400km. Sự kết hợp thiết kế phẳng, dẹt, dài, với các vật liệu chế tạo khung thân bằng hợp kim nhôm và Titan, cùng với lớp sơn có khả năng hấp thụ sóng radar rất tốt, đã biến nó thành một loại máy bay tàng hình.
Kiểu cánh ngược của Su-47 có một số ưu điểm nhất định như: tỷ lệ nâng trên lực cản lớn; khả năng cơ động cao trong những trận hỗn chiến trên không, tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu âm; tăng khả năng giữ thăng bằng và chống xoay tròn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn; tốc độ bay tối thiểu thấp và khoảng cách cất, hạ cánh ngắn.
Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng có nhược điểm là tạo ra lực quay mạnh, khi máy bay nhào lộn hoặc quay tròn 360 độ, hoặc lật đổi hướng rất dễ bị gãy cánh, nhất là khi bay tốc độ cao. Chính vì thế, máy bay không được phép vượt quá tốc độ Mach 1,6. Ngoài cánh ngược, Su-47 thiết kế với cặp cánh mũi để tăng khả năng cơ động, nhưng vẫn duy trì 2 cánh lái ở đuôi.

Su-47 thiết kế bề mặt phẳng, dẹt mang đặc trưng của máy bay tàng hình



Ban đầu, Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin trục đẩy Perm Aviadvigatel D-30F6. Sau đó chuyển sang dùng động cơ tuốc bin phản lực Saturn Lyulka AL-37FU, cho phép đạt tốc độ tối đa 2.500 km, nhưng do đặc điểm thiết kế, nên trong quá trình thử nghiệm nó mới chỉ bay với vận tốc tối đa Mach 1,65 (gần 1.800 km).
Trước đây, về mặt lý thuyết , Su-47 được thiết kế 14 giá treo vũ khí, bao gồm 2 móc treo tên lửa ở đầu cánh, 6 ở dưới cánh và 6 giá được đặt trong khoang bụng máy bay. Vì vậy, máy bay được trang bị một hệ thống vũ khí khá toàn diện, bao gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, chống radar, bom hàng không có điều khiển. Do vẫn có các giá treo vũ khí lộ thiên, nên vẫn bộc lộ đặc trưng bức xạ radar, làm cho tính năng tàng hình của nó không triệt để.
Với thiết kế 14 giá treo vũ khí, Su-47 có thể mang theo những loại vũ khí sau: 1 khẩu pháo GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn, 14 quả tên lửa bao gồm các tên lửa không đối không R-77M R-77PD, R-73, K-74, cùng một loạt tên lửa không đối đất gồm X-29T (Kh-29T), X-29L, X-59M, X-31P, X-31A và các loại bom có điều khiển KAB-500, KAB-1500.

Dù không được chọn làm thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nhưng Su-47 vẫn rất hữu dụng để thử nghiệm phát triển công nghệ



Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, tuy nhiên một số tính năng chủ chốt không nổi bật, nên rốt cuộc quân đội Nga đã không lựa chọn Su-47 Berkut. Một số ưu điểm của nó được áp dụng cho chương trình nghiên cứu PAK FA, còn bản thân nó chỉ đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm, chứ không phát triển để đưa vào hoạt động.
Tuy vậy, hiện nay người Nga cũng không muốn một sản phẩm ưu việt như vậy của mình bị lãng phí và một kế hoạch mới được vạch ra cho Su-47 để biến nó thành một loại tiêm kích hạm khủng, có tính năng không hề thua kém F-35C trên tàu sân bay Mỹ. Rất có thể, trong tương lai bộ đôi T-50 và Su-47 sẽ sánh ngang với cặp song sát F-22 và F-35 của Mỹ.

Su-47 Berkut trở thành siêu tiêm kích hạm tàng hình của Nga?Thứ tư 31/07/2013 22:01
ANTĐ - Tuy không được lựa chọn làm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhưng thiết kế độc đáo của Su-47 cũng có những ưu điểm riêng của nó. Và rất có thể Su-47 sẽ là tiêm kích trên hàng không mẫu hạm tương lai của Nga.

Ngày 30/07, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc vừa công bố một số hình ảnh lạ về một nguyên mẫu thử nghiệm mang số 63 của loại máy bay chiến đấu “Đại bàng vàng” Su-47 Berkut (Беркут/Golden Eagle) của Nga. Phiên bản này là một hình mẫu lí tưởng cho một loại tiêm kích hạm tàng hình trên tàu sân bay, giống F-35C của Mỹ. Nguyên mẫu Su-47 được đánh giá là giống với máy bay nghiệm chứng kỹ thuật X-29 của Hãng Northrop Grumman của Mỹ.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-47 Berkut là loại máy bay chiến đấu siêu âm do Tập đoàn hàng không Sukhoi thiết kế, chế tạo trong thập niên 90 của thế kỷ trước, để tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Nga. Tháng năm 2002, Sukhoi đã được chọn là nhà thầu chính cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA và một số ưu điểm của Su-47 đã được áp dụng cho chương trình nghiên cứu này.


Hình ảnh mới nhất cho thấy Su-47 được thiết kế theo mô hình cánh gập của tiêm kích hạm



Máy bay chiến đấu Su-47 được giới quân sự đặc biệt quan tâm, một phần vì kiểu dáng cánh ngược của máy bay, trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống. Sau khi không được lựa chọn, Su-47 chỉ đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm, với 2 nguyên mẫu được đánh số S-32 và S-37, 1 chiếc chuyên thử nghiệm mặt đất và 1 chiếc thử nghiệm bay.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng Su-47 cũng có 3 nhược điểm lớn là, thiết kế tàng hình không triệt để, vì vẫn có móc treo vũ khí ngoài, hàm lượng Composite trong vật liệu chế tạo máy bay thấp (13%) và vận tốc kém hơn, so với các tiêm kích khác của Nga (khoảng 1.800km). Vì vậy, nó hầu như đã bị không quân Nga bỏ rơi, chỉ đóng vai trò là loại máy bay thử nghiệm những công nghệ mới của Nga.

Su-47 Berkut có thiết kế cánh ngược độc đáo



Tuy nhiên, hiện nay người Nga cũng không muốn một sản phẩm ưu việt như vậy của mình bị lãng phí và một kế hoạch mới được vạch ra cho Su-47 để biến nó thành một loại tiêm kích hạm khủng, có tính năng không hề thua kém F-35C trên tàu sân bay Mỹ. Rất có thể, trong tương lai, bộ đôi T-50 và Su-47 sẽ sánh ngang với cặp song sát F-22 và F-35 của Mỹ.
Từ những bức ảnh mới của Su-47, người ta có thể nhận thấy có 2 điểm khác biệt rất lớn so với Su-47 kiểu cũ, là thiết kế kiểu cánh gập xếp, thường sử dụng cho các tiêm kích hạm, thứ 2 là kiểu thiết kế ống xả động cơ rất lạ, không sử dụng 2 ống xả tròn 2 bên kiểu truyền thống mà là 2 ống xả vát hình bậc thang, mỗi bên có 3 lỗ xả giống như một khe cửa hẹp.

Hình dạng khí động của nó cũng mang đặc điểm của tiêm kích tàng hình



Điều này sẽ phân tán và làm giảm độ lớn của luồng khí phụt, làm giảm khả năng phát hiện của các radar chống tàng hình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh luồng khí phụt theo nhiều hướng khác nhau, tăng độ linh hoạt cho thao tác bay. Điều này khiến người ta nghĩ tới việc, Nga đang nghiên cứu chế tạo một thế hệ “động cơ tàng hình” mới, khác biệt hoàn toàn so với các thế hệ động cơ kiểu cổ điển.
Từ 2 đặc điểm này, có thể kết luận là có thể Nga đang nỗ lực nghiên cứu một thế hệ tiêm kích hạm tàng hình, ngang bằng hoặc có thể vượt trội cả F-35 của Mỹ. Sự chậm trễ hàng chục năm về nghiên cứu, phát triển có thể giúp Nga đưa ra nhiều giải pháp công nghệ hơn. Điều này càng có cơ sở, khi liên hệ tới những thông tin Nga phát triển UCAV Skat thành UCAV tấn công trên hạm giống X-47B của Mỹ.

Động cơ hình bậc thang với 3 khe thoát khí độc đáo của Su-47



Skat được trang bị tên lửa Kh-31 (AS-17 Krypton), gồm cả phiên bản chống hạm và chống bức xạ (Kh-31P và Kh-31PD). Nó có tầm bắn 160km với vận tốc siêu âm Mach3, điều khiển bằng radar chủ động và quán tính. Đồng thời nó cũng được trang bị bom điều khiển chính xác KAB-500, chủ yếu là bom xuyên phá bê tông KAB-500Kr (КАБ-500Кр) để đánh phá hầm ngầm, công trình kiên cố của địch.
UCAV “Skat” được mệnh danh là “Cá đuối” hoặc “Cá quỷ”, có chiều dài 10,25m, sải cánh 11,5m, trọng lượng 10 tấn, tải trọng vũ khí hơn 2 tấn, tầm bay 4.000km, với vận tốc cận âm 800km/h. Hình dạng và tính năng của nó hoàn toàn tương đồng với UCAV X-47B trên tàu sân bay của Mỹ. Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái đã xuất hiện những thông tin là Nga đang phát triển Skat thành UCAV trên hàng không mẫu hạm.

UCAV Skat của Nga sẽ có mặt trên tàu sân bay tương lai



Rõ ràng là cùng với sự xuất hiện thông tin Skat có thể được trang bị trên tàu sân bay tàu sân bay Kuznetsov và hình ảnh thiết kế cánh gập của Su-47 Berkut, có thể đưa ra dự đoán là Nga đang nghiên cứu phát triển một mô hình không quân trên hạm theo kiểu Mỹ. Cùng với tàu sân bay đa nhiệm thế hệ mới, trong tương lai rất có thể Su-47 và UCAV Skat sẽ sánh vai nhau giống như F-35C và X-47B trên tàu sân bay Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ chuẩn bị đưa X-47B vào viện bảo tàng

(ĐVO) - Máy bay không người lái X-47B của Không quân Mỹ sẽ được thử nghiệm lần cuối trước khi được đưa vào bảo tàng.



Máy bay không người lái UCAS-D (Unmanned Combat Air System Demonstrator) X-47B được thiết kế và sản xuất bởi công ty quốc phòng nổi tiếng Northrop Grumman, đã đi vào lịch sử của ngành hàng không như phương tiện bay đầu tiên có thể tự cất và hạ cánh trên một tàu sân bay ở chế độ tự động. Lần thử nghiệm hạ cánh đầu tiên được thực hiện vào cuối tháng trước, và một tuần sau đó X-47B lại thực hiện hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay George HW Bush của Hải quân Mỹ, nhưng lần thử thứ hai sau đó đã phải hoãn lại.
2 mẫu thử nghiệm X-47B sẽ được đưa vào viện bảo tàng. Các chuyên gia của Hải quân Mỹ và công ty Northrop Grumman cho biết lý do hoãn lại là do lỗi kết nối với máy tính xảy ra trước khi X-47B cố gắng hạ cánh. Ba máy tính định vị của thiết bị bay đã không thể liên lạc được với nhau, do đó đã dẫn tới không thể thực hiện hạ cánh an toàn trong thời gian đó.
Sau khi xảy ra lỗi điều khiển, UCAV X-47B đã được đưa trở về căn cứ không quân mặt đất để thực hiện hạ cánh an toàn. Một máy bay thứ hai đã được đưa vào thay thế sau đó.

Nhưng trên đường đến các tàu sân bay thì chuyến bay đã bị hoãn lại vì lý do kỹ thuật chưa xác định được nguyên nhân, và được đưa trở lại sân bay của không lực Hải quân Patuxent River Station.
Hai thất bại trong chuyến bay không người lái X-47B là một minh chứng cho thực tế rằng công nghệ thử nghiệm mới này vẫn chưa khả thi khi ứng dụng vào thực tế. Nếu X-47B là máy bay chiến đấu mang vũ khí thi nó sẽ là một sự kiện đặc biệt, có ý nghĩ to lớn trong tác chiến trên không.
Tuy nhiên, máy bay X-47B chỉ là thiết bị thử nghiệm trên công nghệ mới, thất bại này sẽ giúp các nhà nghiên cứu thu đươc những thành công sau này. Hai mẫu thử nghiệm UCAV X-47 với tên là Salty Dog 501 và 502, sẽ sớm được Không quân Hải quân Mỹ cho "nghỉ hưu" bằng cách đưa vào trong bảo tàng để triển lãm.
Nhưng Không quân Hải quân Mỹ đã thành công khi qua cuộc thử nghiệm đã chứng minh được rằng công nghệ này có một tiềm năng rất lớn tổ chức lại tàu sân bay trên biển.
Máy bay không người lái trong tương sẽ thiết kế dựa trên công nghệ của chương trình X-47B, có thể cất cánh tự động, độc lập thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, trở về tàu sân bay và hạ cánh để tiếp nhiên liệu, đạn dược và nhận nhiệm vụ mới trước khi rời tàu một lần nữa.
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực

Đẳng cấp mới của máy bay ném bom chiến thuật



I.Hoàn cảnh ra đời :




Đầu những năm 80 , Không quân Soviet nhận thấy cần một mẫu máy bay ném bom chiến thuật mới có tốc độ cao , tải trọng nặng và nhất là khả năng ném bom chính xác các mục tiêu tầm dài nhằm đáp ứng học thuyết quân sự mới của mình . Điều này khả dĩ có thể thực hiện được với những bước tiến công nghệ về động cơ , hệ thống điện tử và khí động học . Phòng chế tạo Sukhoi ( OKB Sukhoi ) được giao trọng trách phát triển mẫu tiêm kích bom mới vào giữa những năm 80 dựa trên nền tảng dự án T-10 ( dòng họ Su-27 ) , khởi điểm dự án Su-34 bắt đầu .
Nhằm thay thế các máy bay ném bom chiến thuật (tactical bomber ) Su-24M Fencer đã bắt đầu lỗi thời , mẫu tiêm kích bom T-10V được phát triển . Tổng công trình sư của phòng thiết kế Sukhoi khi ấy là Mikhail P. Simonov đã giao trọng trách phát triển T-10V cho kỹ sư trưởng dự án Roland G. Martirosov
Hỗ trợ cho chương trình T-10V , Phòng chế tạo NPO Leninets lãnh đạo bởi G N. Gromov ( VNIIRA – All Union Avionics Research Institute – Viện nghiên cứu kỹ thuật điện tử Liên Bang nay trở thành công ty cổ phần Leninets ) được giao phát triển radar và hệ thống điện tử , 3 phòng phát triển khác cũng tham gia phát triển dự án gồm Vympel MKB , Zvezda OKB và Raduga MKB phụ trách mảng vũ khí
19/5/1986 , Bộ quốc phòng Liên Xô thông qua dự án T-10V , mã máy bay Furore , tên NATO Fullback ( Hậu Vệ ) , Sukhoi bắt đầu chế tạo mẩu thử nghiệm đầu tiên

II. Các mẫu thử nghiệm :

Mẫu T-10V-1
Mẩu thử nghiệm đầu tiên của Su-34 ( lúc này định danh là Su-27IB ) T-10V-1 ( Mã đuôi – Tail Number : 42 ) bay thử nghiệm chế tạo tại nhà máy của Sukhoi tại Moscow dựa trên mẫu huấn luyện Su-27UB , bay thử nghiệm lần đầu vào ngày 13/4/1990 lái bởi phi công Anatoly Ivanov , từ 1990-1991 đã thử nghiệm khoảng 108 lần bay . 1991 thì Liên Bang Soviet tan rã đi kèm theo là cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng , kinh phí cho dự án T-10V nhanh chóng cắt đứt . Các cuộc thử nghiệm của T-10V-1 dừng lại : 1992 chỉ 29 lần bay thử nghiệm , đến năm 1993 thì dừng bay .

Giữa năm 1990 thì 2 mẫu T-10V được chuyển đến trung tâm huấn luyện bay AVMF Flight Test Centre tại sân bay Novofyodorovka ở Saki , bán đảo Crimea , các phi công nhận thấy đây ko phải là mẩu thử nghiệm Su-27K hải quân như mình đang lái . Cuối cùng cũng ra ánh sáng : Gorbachov đã đến thăm tàu sân bay SNS Tbilisi ( nay là Kuznetsov ) thì lãnh đạo OKB Sukhoi quyết định gây ấn tượng với tổng thống bằng cách cho 1 mẩu T-10V đáp xuống sàn tàu , A. Kremko , 1 phóng viên ITAR-TASS đã chụp được ảnh mẫu T-10V này ( vẩn đang gọi là Su-27IB ) .

Các cơ quan tình báo phương Tây vẫn nghĩ là Tbilisi đang thử nghiệm các mẩu máy bay chiến đấu hải quân T-10K ( Su-27K ) nhưng với ảnh của Kremko thì phát hiện đây là mẩu máy bay mới Khả năng bảo mật của Soviet khá tồi , sau này có 1 số điều chỉnh trong bảo mật thông tin : như Mig-29M ra đời đã cố tình sơn vạch đen giả làm khe hút gió phụ như Mig-29A để tránh rò rỉ hình ảnh .

Su-34 ( Su-27IB ) chính thức được thế giới biết đến khi được giới thiệu trong cuộc họp của CIS tại Belarus ( Các quốc gia độc lập ) , lúc này có cả Tổng thống Nga Boris Yelsin với hy vọng nhận được tài trợ để trở thành mẫu máy bay chiến đấu mới của CIS
Sau đó các mẩu thử nghiệm được quay lại với vai trò thử nghiệm kỹ thuật , chuyến bay đầu tiên với hệ thống tác chiến điện tử L-175V Khibiny-V diễn ra vào ngày 18/1/1995 , và các cuộc thử nghiệm kéo dài đến 2005

OKB Sukhoi sau khi Soviet tan rã trở thành công ty hàng không Sukhoi với 3 nhà máy chính : KnAAPO , Irkut ( IAPO ) và NAPO ( Novosibirsk Aircraft Production Associations ) . NAPO được biết đến là nơi sản xuất máy bay ném bom chiến thuật Su-24 , mẩu thử nghiệm T-10V-2 được NAPO sản xuất ( Tail-Number : 43 , series number : 00-01 ) , bay thử nghiệm lần đầu vào 18/12/1993 . Điểm khác biệt so với T-10V-1 là phần trần buồng lái ( hump ) được thiết kế cao hơn và phần đuôi máy bay kéo dài thêm , đi kèm là bánh mũi máy bay thiết kế dạng đôi song song ( twin tadem wheels ) . T-10V-2 thử nghiệm khí động học , góc tấn ( AoA ) , trong chuyến bay ngày 26/2/1997 với vận tốc 675knot ( 1250km/h ) , gia tải 4.5G-Load thì 1 phần kính của buồng lái bung ra khi bay . Sau khi sửa chữa thì máy bay quay lại chương trình , 2 mẩu T-10V-0 và T-10V3 không bay mà chỉ thử nghiệm mặt đất ( test-bed )


T-10V-2
Khi trình diễn T-10V-2 vào 1994 , thì Su-34 được giới thiệu chính thức là phiên bản thay thế mẩu gốc Su-27IB và không có sự tham gia thiết kế của không quân Nga . Trong kế hoạch của NAPO thì Su-34 sẽ sản xuất khoảng 66 chiếc cung cấp cho quân đội , mẩu xuất khẩu Su-32 cũng được giới thiệu
Mẩu T-10V-5 ( Series Number : 01-01 , Tail Number : 45 ) bay vào 28/12/1994 . Vào tháng 4 /1995 , máy bay đáp xuống sân bay Pushkin gần St.Petersburg , nơi công ty Leninets sở tại . Tại đây mẫu T-10V-5 được trang bị mẩu radar V004 và tháo ra , đến 10/1998 thì radar trang bị
31/10/2000 lần đầu tiên , T-10V-5 sử dụng radar V004 để điều hướng tên lửa chống tàu Kh-31A diệt 1 mục tiêu tại Biển Đen . Lần thử nghiệm cuối cùng vào tháng 3/2002 , T-10V-5 đã gặp tai nạn khi cắt 1 quả KAB-1500 dẫn đến hỏng 1 mấu cứng , sau tai nạn này máy bay không sửa chữa
Ngược lại với T-10V-5 thì T-10V-4 được sản xuất 2 năm sau đó , bay thử nghiệm lần đầu 25/12/1996 . Sau những thử nghiệm thành công cấp độ nhà máy thì từ 1/1998 đến 11/2002 , T-10V-4 cuối cùng cũng tham gia thử nghiệm cấp nhà nước tại sân bay Akhtubinsk bao gồm các hạng mục : tiếp nhiên liệu với IL-78 , bay trình diễn , thử nghiệm ổn định các hệ thống đi kèm và sử dụng vũ khí . Mẫu T-10V-4 dừng lại vào 11/2002
T-10V-6 (01-02 , Bort 46 ) bay lần đầu vào 27/12/1997 . Đến 1999 thì máy bay trang bị radar V004 và hệ thống quang ảnh Platan ( laser/TV targeting ) , đây là mẫu thử nghiệm đầu tiên trang bị hệ thống này . Cuối năm 2001 thì máy bay trang bị đầy đủ hệ thống điện tử và đưa đến sân bay Akhtubinsk để thử nghiệm ( 5/2011 thì 46 được tặng cho học viện kỹ thuật hàng không Voronezh để làm khí cụ trực quan dạy học )
Sau đó , Su-34 ra mắt mẫu T-10V-7 khá trễ (01-04 , 47 ) bay vào 21/12/2000 , đây là mẩu thử nghiệm trang bị hệ thống khí tài quan sát quang ảnh Platan và hệ thống chiến đấu điện tử Khibinyl-V đã hoàn thành
Mẫu cuối cùng T-10V-8 (01-05 , 48 ) bay vào 2003 và đến 2004 thì gia nhập sân bay Akhtubinsk

III. Chi tiết :
a) Thiết kế khí động học và khung sườn :

Mẫu T-10V thực chất là bản thiết kế lại của dự án máy bay huấn luyện hải quân T-10KM-2 , nhưng có 1 số thay đổi gồm 2 cánh canard đằng trước và ghế ngồi phi công dạng side-by-side . Vẫn trung thành với thiết kế bất đối xứng trục dọc như Su-27 nhưng T-10V có điểm khác biệt với thiết kế mũi khá dẹp như SR-71 BlackBird và đi kèm với lường cánh ( LERX ) kéo dài đến mũi máy bay nằm tạo sức nâng và khả năng cơ động , do vậy T-10V nhìn khá giống thú mỏ vịt ( platypus – hay tiếng Nga Ootkonos )

Thiết kế trên khá tương đồng với kiểu Blended Wing Body ( BWB ) làm giảm RCS đáng kể cho máy bay , Sukhoi khẳng định RCS của Su-34 nhỏ hơn các máy bay ném bom cùng loại như F-111 , Su-24 hay Tornado IDS
Ngoài ra khung sườn tăng tỉ lệ composit và titanium khiến máy bay nhẹ hơn làm gia tăng tải trọng và khoảng cách chiến đấu
b) Buồng lái và hệ thống điện tử :
Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra đó là buồng lái (canopy ) lớn khác thường nhằm gia tăng góc nhìn của phi công và được bảo vệ khá cẩn thận bằng cách bọc giáp titanium dày đến 17mm (0.67 inch ) , điều này khá dễ hiểu vì Sukhoi rất có kinh nghiệm trong việc phát triển các mẫu cường kích và ném bom tầm trung ( low-flying attack : bomber , attacker ) . Các chi tiết khác như động cơ , khoang nhiên liệu cũng được bọc giáp titanium , lớp giáp này nặng đến 1.480kg ( 3.252 lbs )


Khoang lái rất rộng rãi , thậm chí Tư lệnh không quân Nga khi đó là Pyotr S.Deynekin đã thốt lên “ nó còn rộng hơn cả Tu-160 “
HUD ( heat up display ) được trang bị phía bên phi công lái còn phi công điều khiển vũ khí ( WSO ) không trang bị , tuy vậy WSO cũng được trang bị cần HOTAS để điều khiển vũ khí và hỗ trợ bằng 1 màn hình MFD ( multi fundtion display ) riêng để hiển thị mục tiêu .
Tổng cộng có 5 MFD trang bị cho 2 phi công , lúc đầu các mẫu thử nghiệm T-10V trang bị sử dụng chung 4 màn MFD nhưng các block Su-34 sau này chia thành 2 phần : 2 màn MFD cho phi công lái và 3 MFD cho WSO

Cockpit của Su-34 mới

Cockpit của Su-34 cũ

Cockpit của Su-32FN

Buồng lái T-10V khác hẳn so với các dòng T-10 khác là ko gắn bản lề để gắn thang lên cho phi công mà thay vào đó lối lên ở dưới mũi máy bay , như vậy phần kính buồng lái được gắn chết , chỉ khi mở khi phi công thoát khỏi máy bay bằng ghế phóng ( eject )

Do phần đầu rất nặng nên phần bánh mũi được gia cố bằng 2 bánh xe KN-27 ( bán kính 680mm ) chịu được áp lực cao , điểm khác biệt giữa Su-27IB và Su-34
Bánh lái chính được tăng cường 4 bánh xe KT-206 (950x400mm ) thiết kế khá giống Saab JAS-37 Viggen , nhờ vậy máy bay có thể chịu áp lực sàn lớn khi đáp xuống đường băng với tải trọng lớn ( kể cả MTOW )
Phần đuôi máy bay trang bị hệ thống cảnh báo sớm radar ( RWR ) NIIP N-102 , ngoài khả năng cảnh báo sớm thì RWR còn tích hợp khả năng dẫn đường cho tên lửa dẫn đường bằng radar như R-77/RVV-AE để tên lửa bắn về phía sau . Điều này lúc này phương Tây chưa thể làm được , là 1 bước tiến tương tự như cú slam-shot của R-73 bắn ngược về sau nhờ HMS ( hetmet mounted signt )
Hệ thống điện tử chính Sh-141 được thiết kế và chế tạo bởi CNPO Leninets . Sh-141 bao gồm radar mảng pha thụ động V004 và hệ thống tác chiến điện tử L-175V Khibinyl-V

Hệ thống Khibinyl-V
Radar PESA V004 khởi đầu từ thành quả phát triển radar cho mẫu máy bay chiến đấu ném bom tầm xa Sukhoi T-60S

(còn tiếp )
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích hạm J-15 “thất bại”, Trung Quốc kỳ vọng J-15S

(Kienthuc.net.vn) - Không phải J-15 là tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay của Trung Quốc mà có thể đó sẽ là biến thể 2 chỗ ngồi J-15S.



Tờ Asia Weekly (trụ sở tại Hồng Kông) có đăng bài viết với tiêu đề “Quân đội Trung quốc xây dựng lực lượng máy bay trên hạm” do Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Đông Á của Đài Loan Sái Dực viết.
Bài viết chỉ ra, tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung quốc đã được đưa vào phục vụ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Hải quân Trung Quốc, điều này đã gây sự chú ý mạnh mẽ của các nước láng giềng. Đặc biệt, giới nghiên cứu quân sự trong, ngoài nước còn để tâm tới sự phát triển của tiêm kích hạm trên tàu sân bay Trung Quốc.
Tiêm kích hạm J-15 được đánh giá là không đạt yêu cầu thiết kế.

Căn cứ vào số liệu gần đây cho thấy, tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay Hải quân Trung Quốc sẽ do dòng máy bay Thẩm Dương J-15 đảm nhận. J-15 cơ bản là lấy Su-33 của Nga làm mô hình “sao chép”. Tuy nhiên, trong chế tạo thì J-15 lại lấy J-11B (sao chép Su-27, mà Su-33 cũng có nền tảng từ Su-27) làm cơ sở để phát triển, hệ thống điện tử và radar trên máy bay đều có sự cải tiến lớn, mang được nhiều loại vũ khí sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, lực đẩy của động cơ sản xuất trong nước không đủ và trọng lượng của máy bay vẫn không đạt yêu cầu thiết kế. Vì vậy, Trung Quốc đang cố gắng cải tiến máy bay chiến đấu J-15.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã phát triển thành công biến thể cải tiến J-15S. Và tương lai, J-15S sẽ đảm nhiệm vai trò tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc.
J-15S là biến thể cải tiến hoàn toàn dựa trên J-15 nhưng thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi. J-15S có thể mang được tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh JL-12 có tầm bắn 300km hoặc CM-400AGK, bom đường kính nhỏ trang bị bộ dẫn đường GPS.
Biến thể 2 chỗ ngồi J-15S.

Theo một số chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình J-31, có thể trở thành tiêm kích hạm tương lai của hải quân. Nhưng nhìn vào kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng trên hạm mà Mỹ và Pháp đều sử dụng, thì máy bay J-31 hạng trung có thể bị hạn chế về tải trọng và tầm bay, có thể không được sử dụng. Tuy nhiên, nếu tính năng được nâng cấp hơn nữa sẽ có thể trở thành đối thủ của F-35.
Cũng theo bài viết, do tàu sân bay Liêu Ninh không trang bị máy phóng thủy lực mà dùng boong phóng kiểu nhảy cầu nên máy bay cảnh báo cánh cố định loại lớn không thể cất cánh từ Liêu Ninh. Vì vậy, trong tương lai, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tạm sử dụng trực thăng cảnh báo Ka-31 của Nga hoặc Z-8YJ do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho tàu sân bay, tính năng kém xa máy bay cảnh báo E-2 trên tàu sân bay Mỹ.
Nhưng quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực lấy máy bay vận tải Y-7 làm nền tảng để phát triển loại máy bay cảnh báo JYZ-01 trên hạm tương tự E-2 của Mỹ cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Liên quan đến tác chiến chống ngầm, Quân đội Trung Quốc hiện sẽ dựa vào Ka-28 làm chủ lực để chống ngầm từ trên không.
Trong tương lai, khu nhiệm vụ của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc, sẽ triển khai tác chiến “tích cực phòng vệ” tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông giữa chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai.
Trong điều kiện địa lý này, tàu sân bay Liêu Ninh ngay cả khi không có máy bay cảnh báo trên tàu cảnh báo, Quân đội Trung Quốc cũng có thể thông qua các phương thức khác để tiến hành giám sát kiểm soát trên không, trên mặt nước và dưới nước đối với khu vực biển của 2 chuỗi này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ thử biến thể của "ong bắp cày" tàng hình F-18

Quý 3/2013 được xem là thời điểm Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm biến thể chiến đấu cơ F-18 tàng hình được trông chờ sẽ thay thế được F-35...

Báo chí TQ cho biết, Washington đã chính thức tiến hành thử nghiệm phiên bản biến thể của “ong bắp cày“ F-18 trước thời điểm mà nước này đưa ra, việc làm này được lý giải là do Mỹ muốn nhanh chóng sở hữu biến thể mới này để tạo thêm sức mạnh khi F-35 vẫn chưa đáp ứng được nhiều kỳ vọng.
Theo ông Mike Gibbons, Giám đốc chương trình máy bay F/A-18 và EA-18G nói rằng, chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet đã được lắp đặt thêm thùng nhiên liệu phụ hình bảo giác ở bên ngoài và một giá vũ khí được bọc ngoài ở dưới bụng sẽ là những thay đổi cơ bản nhất để giúp F-18 có sức mạnh ngang tầm với siêu chiến cơ F-35.
Báo chí TQ còn trích lời của ông Mike Gibbons cho rằng: “kế hoạch thử nghiệm máy bay F/A-18E/F Super Hornet mới với vũ khí và thùng nhiên liệu phụ để trình diễn các đặc điểm của máy bay về khả năng giảm tiết diện phản xạ mặt cắt ngang (RCS) và kiểm tra dữ liệu trong đường hầm gió về sức đẩy của máy bay, đây là những thông số quan trọng trước khi mẫu thiết kế này được sản xuất hàng loạt“.
Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ nâng cấp các chiến đấu cơ Super Hornet của họ để tăng khả năng chiến đấu của không lực hải quân trong bối cảnh chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II chậm trễ và kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây.
Tuy nhiên, báo chí TQ tin rằng lý do ẩn sau việc Mỹ quyết định tăng tốc cho biến thế mới của F-18 là việc Washington muốn dồn toa số F-35 xuất xưởng mới cho Nhật.
Thông tin một chiều trên chưa thực sự có nhiều căn cứ khi Nhật và cả Mỹ đều không có bất kỳ một phản hồi chính thức nào về vấn đề trên.
Hệ thống vũ khí và vấn đề nhiên liệu là điều được quan tâm nhất trong biến thể mới của chiếc siêu chiến cơ “ong bắp cày“.
Tuy có tầm bay cũng như vận tốc hạn chế hơn so với Su-33 của Nga hay J-15 của Trung Quốc (nhái Su-33) có tốc độ tối đa 2.700 km/h và tầm bay 3.500 km, nhưng “Siêu ong bắp cày” của Mỹ lại có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 11 giá treo trong khi máy bay của Nga (hay Trung Quốc) chỉ có thể mang được 6 tấn vũ khí trên 12 giá treo.
Thông tin Mỹ sớm lộ kế hoạch thử nghiệm F-18 biến thể mới càng khẳng định thêm thông tin Washington đang nỗ lực tách tốp so với phần còn lại của thế giới trong việc làm chủ bầu trời, qua đó có thêm điều kiện để “trợ giúp“ các đồng minh thân cận của mình. Ở một khía cạnh khác tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả là điều mà Lầu năm góc cũng cần nghĩ tới trong bối cảnh hiện nay.


http://www.baomoi.com/My-thu-bien-the-cua-ong-bap-cay-tang-hinh-F18/119/11663958.epi
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,936
Động cơ
365,515 Mã lực
cụ vietminh cho e hỏi sao bọn Mỹ nó ko cải tiến để F-15 bay dc trên hạm nhỉ

vì F-15 là máy bay đỉnh nhất cơ mà
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hết công kích Izumo, Trung Quốc chuyển sang săm soi F-35B

Thứ sáu 09/08/2013 15:42
ANTĐ - Tiếp theo loạt bài phản đối quyết liệt việc Nhật hạ thủy tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo lớp 22DDH, tờ Thời báo Hoàn Cầu lại quay sang xăm soi tiến độ thử nghiệm của F-35B. Đây là loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc cho rằng, nó sẽ được triển khai trên tàu sân bay Izumo trong tương lai.





Ngày 06/08 vừa qua, tàu sân bay lớn nhất của Nhật Bản DDH-183 mang tên Izumo được hạ thủy, đã gây ra một cơn địa chấn ở khu vực đông Á và làm dấy lên một làn sóng phản đối trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, ngay ngày hôm sau (07/08), các phương tiện truyền thông của Nhật cho biết, nước này sẽ tiếp tục đóng chiếc tàu sân bay thứ 2 tương tự như Izumo.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản và Trung Quốc đều cho rằng, trong tương lai DDH-183 Izumo sẽ được trang bị F-35B. Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa Bộ Quốc phòng Nhật và chính phủ Mỹ, lô máy bay F-35 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Nhật vào năm 2016, nếu Nhật trang bị phiên bản F-35B trên tàu sân bay này, năng lực tác chiến thống nhất không - hải, của lực lượng phòng vệ Nhật sẽ được nâng lên rất mạnh.
Ngày hôm qua (08/08), tờ Thời báo Hoàn Cầu đã viện dẫn thông tin của các phương tiện truyền thông Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B, do Hãng chế tạo vũ khí Lockheed Martin thiết kế và chế tạo đã hoàn tất lần thử nghiệm cất, hạ cánh thứ 500 trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp vào ngày 03/08 vừa qua. Ngày nó được biên chế chính thức trên các tàu đổ bộ tấn công không còn xa nữa.

Viễn cảnh DDH-183 Izumo mang theo F-35B tung hoành trên biển làm Trung Quốc lo lắng


Hiện nay, các chuyên gia quân sự đánh giá có 2 hướng sử dụng tàu sân bay Izumo của Nhật. Một là sử dụng nó làm một phương tiện chuyên chở máy bay trực thăng vận chuyển hải quân đánh bộ, đổ bộ tấn công tầm xa. Bởi vì các đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đều có diện tích rất nhỏ, không tiện triển khai mô hình đổ bộ tấn công quy mô lớn, sử dụng nó làm phương tiện vận chuyển trực thăng, sẽ nâng cao hiệu quả của phương thức đổ bộ vuông góc hoặc đổ bộ lập thể.
Thứ 2 là sử dụng theo mô hình tàu đổ bộ tấn công máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Biên chế kiểu này sẽ tăng cường khả năng tấn công mặt đất và kiểm soát không phận, có vai trò cực kỳ quan trọng tác chiến đổ bộ quy mô lớn. Hiện nay, Nhật Bản cũng có các tàu đổ bộ trực thăng lớp Hyuga có khả năng mang theo các máy bay vận tải đổ bộ MV-22 Osprey, nếu sử dụng theo cách thứ nhất sẽ lãng phí chức năng tấn công của DDH-183.
Vì vậy, sử dụng Izumo theo hướng thứ 2 là hợp lý và cực kỳ hiệu quả, vì hiện nay Nhật chưa có phương tiện mang máy bay tác chiến tầm xa. Nếu các tàu đổ bộ lớp 22DDH được sử dụng theo hướng này sẽ là cánh tay nối dài, nâng tầm tác chiến cho máy bay Nhật Bản, khống chế toàn bộ biển Hoa Đông. Đây cũng là mô hình tác chiến mà Trung Quốc sợ nhất.
F-35B đang thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của hải quân đánh bộ Mỹ


F-35B là phiên bản F-35 cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Bắt đầu từ tháng 3/2010, sau khi F-35B hoàn tất lần cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên tại Trạm thử nghiệm hải quân, tại căn cứ Patuxent River đến nay, nó đã hoàn tất thành công 500 cuộc thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 năm 6 tháng.
Theo kế hoạch, ngay trong tuần sau F-35B sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm giai đoạn 2 (DT-2) trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp. Thử nghiệm giai đoạn 2 chủ yếu giúp F-35B kiểm nghiệm các tính năng, thuộc khái niệm tác chiến trên tàu đổ bộ tấn công, trong lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ. Đây là giai đoạn quyết định để nó chính thức trở thành một thành viên của lực lượng này, sau đó sẽ được bàn giao cho các đồng minh của Hoa Kỳ.
Nếu như F-35B hoàn thành thuận lợi thử nghiệm giai đoạn 2 tức là thành thục chức năng của 1 tiêm kích trên tàu đổ bộ tấn công, thì dự kiến nó sẽ được biên chế chính thức cho lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ vào năm 2015. Sợ viễn cảnh F-35 cất cánh trên tàu sân bay Nhật, nên các phương tiện truyền thông Trung Quốc quay sang săm soi tiến độ thử nghiệm của F-35B cũng là điều dễ hiểu.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Sàn tàu sân bay chắc phải được làm từ vật liệu tốt lắm thì mới chịu được sức nóng của động cơ con F35B thổi vào khi cất/hạ cánh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top