[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thấy các lèu báo lá cải thường xuyên cập nhật những tiến bộ vượt bực của Đại Nga vd như đi học bạn Pháp cách đóng tàu sân bay trực thăng, học bạn Ý cách đóng xe địa hình, học bạn Do thái cách đóng UAV. Các bạn Nga cũng tiến bộ, giờ học theo các bạn Mỹ và Pháp sản xuất ASM, sub sonic chứ không dại dột đâm đầu vào mấy quả moskit, P500, P700 gì đó chỉ để dọa trẻ con.

Dưng mà về UCAV kểu X47B thì bạn Nga còn phải cắp sách sang học bạn Trung vì bạn Trung là nước thứ 3 làm được sau bạn Mỹ với bạn Pháp.
Âu, Mỹ có con hàng ASM ?! (thằng ngu Ashm nhé) nào sub sonic (LCLGT ? super cruise chứ ?) rồi ? :@) X47B made in china cấu hình thế nào bạn trẻ ? lớ quớ xài động cơ Nga như tên lửa Atlas đưa vệ tinh Aegis thần thánh lên giời cái thí mẹ =)), đòn siêu nhanh thì LX dắt mũi Mỹ nhé =))



http://baodatviet.vn/quoc-phong/201208/Lien-Xo-suyt-so-huu-don-tan-cong-nhanh-toan-cau-2220399/
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thời LX thì nghĩ ra nhưng có làm nổi đâu, tàng hình thì Mỹ dắt mũi nhẩy . Mỗi quốc gia có cái hay của nó, ba ship thì có công nghệ nhái .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lèu báo lá cải ngoài cóp pết và chửi bậy ra thì chỉ giỏi mỗi khoản há hoác mồm với giãy đành đạch. Cả 2 quả exocet và harpoon đều sub sonic mà đã phóng đi thì Slava hay Kirov chỉ có cầu chúa.

Tàu bay bạn Trung quan trọng cái thiết kế. Chứ động cơ thì mua đâu chả có để thử cái thiết kế. Nga không bán thì đã có Pháp. Cứ có tiền là ok tất.=D>
lại ngu nữa rồi người ta gõ là subsonic chứ đeó có ai gõ là sub sonic cả =)) ngu mà la làng, vì sao cầu chúa ? Slava, Kirov, Sov đều có radar RWR, radar OTH chưa kể 1 lô SAM, cơ mà có bắn tới đươc mô =)), bị SAM SARH, P-700 bắn hạ từ xa rồi thằng ngu à.

Thử làm bài so sánh J-15 vs MiG-29K hem nào, J15 to hơn, canard cơ động hơn theo phom Su-33 đấy =)) nếu chú mày trình độ KTQS = anh thì có thể =))
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
lại ngu nữa rồi người ta gõ là subsonic chứ đeó có ai gõ là sub sonic cả =)) ngu mà la làng, vì sao cầu chúa ? Slava, Kirov, Sov đều có radar RWR, radar OTH chưa kể 1 lô SAM, cơ mà có bắn tới đươc mô =)), bị SAM SARH, P-700 bắn hạ từ xa rồi thằng ngu à.

Thử làm bài so sánh J-15 vs MiG-29K hem nào, J15 to hơn, canard cơ động hơn theo phom Su-33 đấy =)) nếu chú mày trình độ KTQS = anh thì có thể =))
Cụ cứ chơi chiến thuậnt bầy sói thì bố kirov cũng tèo .Tầm 20 quả harpoon có cận âm hay không thì kirov cũng ngỏm , 2-3 bệ kashtan và chục quả s300 cũng không kịp trở tay đâu .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cụ cứ chơi chiến thuậnt bầy sói thì bố kirov cũng tèo .Tầm 20 quả harpoon có cận âm hay không thì kirov cũng ngỏm , 2-3 bệ kashtan và chục quả s300 cũng không kịp trở tay đâu .
Đang so sánh thì ai cấm Kirov có A-50, Ka-31 support nào chưa kể gọi thêm bầy Su-33 nữa ? :-" chưa kể hangar còn vác thêm tối đa 3 heli, thêm 2 con Ka-52K nữa trị AB nếu thích chơi subsonic thì có Kh-35V M0,9, 130-260km bay xa tầm cực thấp nên mọi loại radar thần thánh có độ ngẩng quá 30-60 độ của Aegis đều tịt, trông cậy vào lũ CIWS, SAM tần ngắn như Aster, Tor, Osa mà thôi cơ mà Ticon, AB lại đếck có con SAM nào như vậy SM2/3 toàn tầm trung/ xa thì mấy con Ashm nó đi lờ đờ vượt qua phạm vi radar coi như tịt, đó là chưa kể tới Kh-31P kháng radar nữa Ka-52K mang được nốt, trường hợp SM2ER thấy Ka-52K mà bắn đi, thì coi như SM2ER cũng tạch vì Ka-52K có radar AESA Zhuk-A (tức là fire-n-forget và ko bị detect vì là LPI radar) 130km vs rcs 5m2 của Mig 35 + hệ thống L370-5 (PRESIDENT-S) DIRICM kháng lại mọi loại TL có đầu dẫn IR dù là two-colour (IR/UV). còn nói subsonic Nga đeó = Mỹ Pháp thì thua, Ticon. Hóng xem F-35B cất cánh trên AB, Ticon =))
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đang so sánh thì ai cấm Kirov có A-50, Ka-31 support nào ? :-" chưa kể hangar còn vác thêm tối đa 3 heli, thêm 2 con Ka-52K nữa trị AB nếu thích chơi subsonic thì có Kh-35V M0,9, 130-260km bay xa tầm cực thấp nên mọi loại radar thần thánh có độ ngẩng quá 30-60 độ của Aegis đều tịt, trông cậy vào lũ CIWS, SAM tần ngắn như Aster, Tor, Osa mà thôi cơ mà Ticon, AB lại đếck có con SAM nào như vậy SM2/3 toàn tầm trung/ xa thì mấy con Ashm nó đi lờ đờ vượt qua phạm vi radar coi như tịt, đó là chưa kể tới Kh-31P kháng radar nữa Ka-52K mang được nốt, trường hợp SM2ER thấy Ka-52K mà bắn đi, thì coi như SM2ER cũng tạch vì Ka-52K có radar AESA Zhuk-A (tức là fire-n-forget và ko bị detect vì là LPI radar) 130km vs rcs 5m2 của Mig 35 + hệ thống L370-5 (PRESIDENT-S) DIRICM kháng lại mọi loại TL có đầu dẫn IR dù là IR/UV, 2 màu. còn nói subsonic Nga đeó = Mỹ Pháp thì thua, Ticon. Hóng xem F-35B cất cánh trên AB, Ticon =)),
Radar của nó sắp tới lên hết quét 90 độ rồi , mờ Kirov làm gì có Ka52K mà xem .Các chú Ka ngố dù có chống mấy cũng dễ bị tiêm kích cho rụng trước, KH31 thì Mỹ nó thuộc rồi dùng RAM và Phalanx lã đủ nếu nó vượt qua sm2 . Chú LH cũng sắp ra bản hải đối hải tầm 500 km nữa , mach 2.5-3 để đấu lại .Ai bẩu sm2 không bắn nổi ka52k , tin lời đại Nga có mà ăn bobo.
 

buti

Xe tải
Biển số
OF-14727
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
227
Động cơ
514,907 Mã lực
Em nghĩ thông số kỹ thuật để tham khảo, mấy thứ hàng nóng này cứ phải choảng nhau thật mới biết mèo nào cắn mỉu nào.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Radar của nó sắp tới lên hết quét 90 độ rồi , mờ Kirov làm gì có Ka52K mà xem .Các chú Ka ngố dù có chống mấy cũng dễ bị tiêm kích cho rụng trước, KH31 thì Mỹ nó thuộc rồi dùng RAM và Phalanx lã đủ nếu nó vượt qua sm2 . Chú LH cũng sắp ra bản hải đối hải tầm 500 km nữa , mach 2.5-3 để đấu lại .Ai bẩu sm2 không bắn nổi ka52k , tin lời đại Nga có mà ăn bobo.
Nó ko mang chứ ko phải ko có, cùng phom có hangar mà lại là heli Ka nên mang được hết (Ka-31 trọng lượng, thiết kế cánh quạt kiểu cất, hạ cánh cũng gần tương tự Ka-52K), cũng giống như mình cho F35B lên DDG đấy =))

AN/SPY-1D hả ? 90 độ ngẩng hả ? (độ phương vi của nó hiện nay là 360, nhưng độ ngẩng của nó là 30-60 độ, cột ăng ten của nó là >30m so với mặt biển ko thể thay đổi vì nó vốn dành cho chống ICBM mà ?! DDG-51 Fight III cũng ko có đâu bác) và vẫn là radar PESA càng ko thể dọa được Ka-52K, Ka-52K có thể bay ở OTH sau đó nhờ Ka-31, A-50 AEW rồi Zhuk-A guided Kh-35V bụp DDG-51 mà DDG-51 ko kịp trở tay vì vừa ngoài OTH lại có radar AESA dẫn S-band SPY-1D thì ko xuyên được OTH mà chỉ nhìn lên được, trong khi Kh-35V, P-270, P-700 đều là sea skimming, chưa kể còn có Kh-31P/PD kháng nhiễu tốt/ chống radar (SPY lại là PESA ko đổi tầng được) thì Aegis chịu tạch nhé, Aegis AN/SPY-1D chỉ để chống Su-33, Mig 29K, J-15 và DF-21D hoặc Topol, Bulava thôi. Tiêm kích nào đang so sánh khu trục vs nhau mà ? chơi F35B bắn Ka thì thua, nhưng F35B tới cắt JDAM, JSOW thì cẩn thận à nha =))

SM-2 bắn Ka-52K ? sang thiệt, Ka-52K bay thấp + lợi dung clutter từ mặt đất hoặc biển mà SM-2 phải dựa vào SPY1 để bắn, chưa hết pha cuối phải xài dò IR, như vậy sẽ bị RWR và DIRICM Ka-52K phát hiện, chống trả. Nên nhớ DDG-51 muốn bắn Sov, Kir, Sla, Ka thì phải có E-2/3, F18 =)) SH/MH-60 nó làm anti-sub và cứu hộ rồi ko giúp dẫn SM-2 bắn Ka-52 được đâu. Chưa kể Kh-31P ARM (gần như radar LPI 3 tần số thay đổi liên tục, SPY1D chịu chết, lại còn là PESA nên càng tăng độ chết)/ bắn từ OTH, động cơ ramjet cho phép duy trì hành trình M2-3 liên tục cho tới khi chạm mục tiêu, nên SPY1D có thấy đâu mà bắn ? CIWS chưa kịp quay đầu thì chìm tàu rồi. Còn anh radar cùi hủi AN/SPS-67 range 100km thì khỏi bàn làm gì cho mệt Harpoon có dịp thấy Sov, Kir, Sla đâu mà bắn =)), nhắc lại nếu ko có E2/3, F18, USS thì Tí con, A bú như thuồng luồng mất đầu thôi. Nói thêm nữa là hiện nay biến thể Kh-31 (một số tin gọi là R, tương tự Kh-31P và AGM-88 có thể tác động mọi khía cạnh "all-aspect" tức là dù có xoay radar beam đi chỗ # vẫn bắn được) có thể dùng để bắn cả AWAC 200km đấy :>
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cận cảnh qui trình nâng cấp siêu tiêm kích Rafale-MF1 của Hải quân Pháp

Thứ ba 03/04/2012 07:28
(GDVN) - Cổng thông tin www.meretmarine.com của Pháp báo cáo rằng nhà máy sửa chữa máy bay Atelier Industriel de l'Aéronautique (AIA) của Bộ Quốc phòng Pháp tại Clermont-Ferrand đã bắt đầu công việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu trên hạm của Hải quân Pháp Dassault Rafale M F1 thành biến thể tiêm kích hiện đại Rafale M F3. Rafale М10 là chiếc đầu tiên trong loạt tiêm kích này được nâng cấp.

Công ty Dassault Aviation của Pháp đã bàn giao cho Hải quân 10 máy bay Rafale M F1 (mang số hiệu từ M1 đến M10) trong giai đoạn 1999-2002. Các máy bay này được trang bị cho phi đội máy bay 12F thuộc Hải quân Pháp có căn cứ tại Landvizo. Series máy bay F1 được trang bị động cơ M88 có tuổi thọ thấp và chỉ sử dụng được lớp tên lửa không đối không.
Trong năm 2008, 9 trong số 10 máy bay trong Series F1 (M2 đến M10) đã được biên chế vào các phi đội tại căn cứ hải quân Landvizo, còn máy bay M1, trong những năm gần đây, đã được Dassault sử dụng như một máy bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Istres. Series F1 cũng đã từng được đem ra thảo luận cung cấp cho Hải quân Brazil, nhưng cuối cùng, vào năm 2009, chúng đã được quyết định hiện đại hóa và nâng cấp lên cấp độ F3. Chi phí của chương trình lên tới 300 triệu euro.
Quá trình sửa chữa và hiện đại hóa bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên, các máy bay được tháo rời tại các xưởng sữa chữa nhỏ của hải quân ở Landvizo, và sau đó chở đến các nhà máy sửa chữa lớn AIA ở Clermont-Ferrand. Cuối cùng chúng sẽ được mang đến nhà máy chính Dassault Aviation ở Bordeaux-Mérignac, nơi mà chúng sẽ được nâng cấp lên cấp độ F3.
Thời gian sửa chữa và hiện đại hóa cho mỗi máy bay mất khoảng 18 tháng. Hai máy bay nâng cấp đầu tiên sẽ được bàn giao lại cho Hải quân Pháp vào năm 2014, ba chiếc tiếp theo trong năm 2015 và bốn chiếc vào năm 2016. Chiếc cuối cùng (M1) sẽ bàn giao trong năm 2017. Hiện Dassault Aviation đang bắt đầu quá trình nâng cấp chiếc đầu tiên M10 trong series F1.
Hải quân Pháp dự kiến sẽ trang bị 60 máy bay Rafale M cho ba phi đội máy bay (11F, 12F và 17F). Từ năm 2006, Hải quân Pháp đã bắt đầu nhận được các máy bay chiến đấu Rafale M Series F2 (15 chiếc mang số hiệu từ M11 - M25), và từ năm 2008 - Series F3 (8 máy bay loại này và tất cả các máy bay F2 đã được nâng cấp thành F3).
Cho đến nay, Hải quân Pháp đã được bàn giao 23 máy bay F2/F3 (từ M11 đến M33), ba trong số đó đã bị mất trong tai nạn máy bay vào năm 2009-2010 (M18, M22 và M25). Các máy bay Rafale M Series F2/F3 được trang bị cho hai phi đội máy bay chiến đấu 11F và 12F.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con Rafale chất lượng hơn ối loại, cơ mà nó đắt lại thêm vũ khí độc lập thì ngoài Ấn Độ thì có nước nào rảnh mua .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Mỹ: Ấn Độ phải học lại kỹ thuật lái máy bay

Do MiG-29K/KUB không cất/hạ cánh thẳng đứng như Sea Harrier, nên phi công Hải quân Ấn Độ cần học lại kỹ thuật lái máy bay.

Ngày 16/5, tờ tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ cho biết, khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đi vào hoạt động, Ấn Độ - một khác quốc gia ngày càng trỗi dậy khác của châu Á lại tiến hành nâng cấp trang bị của phi công tàu sân bay - đầu tuần vừa qua đã biên chế 16 máy bay chiến đấu MiG-29K và 4 máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-29KUB.

Máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K là phiên bản cải tiến nâng cấp của máy bay chiến đấu MiG-29, chuyên dùng cho tàu sân bay, không chỉ có tốc độ nhanh hơn máy bay Sea Harrier, lượng tải đạn cũng lớn hơn, có thể mang theo nhiều vũ khí hơn và phát động tấn công máy bay và tàu chiến đối phương.
Máy bay chiến đấu MiG-29K của Hải quân Ấn Độ Trang bị máy bay hải quân MiG-29K là tàu sân bay mới nhất Đô đốc Gorshkov (đã đổi tên là Vikramaditya) của Hải quân Ấn Độ. Sau khi Nga tiến hành cải tạo, chiếc tàu sân bay này sẽ nhanh chóng bàn giao cho Hải quân Ấn Độ. Thời gian bàn giao tàu sân bay Vikramaditya dự kiến sẽ được tiến hành trong năm nay.

Theo tờ "Chính sách ngoại giao", trước đây có tin cho biết Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất 2 tàu sân bay nội địa và sẽ biên chế trong 10 năm tới. Trong khi đó tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên Vikrant sẽ biên chế vào năm 2015, đến lúc đó Ấn Độ sẽ bố trí một phi đội máy bay hải quân MiG-29K cho nó. Cứ như thế, Trung Quốc sẽ không còn là một quốc gia duy nhất ở châu Á xây dựng lực lượng tàu sân bay.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-29KUB trượt trên đường băng chuẩn bị cất cánh. Bài báo cho rằng, điều đáng nói là, Ấn Độ có ưu thế trước Trung Quốc về mặt thao tác tàu sân bay - Ấn Độ có lịch sử hơn 50 năm thao tác máy bay hải quân. Muốn học được làm thế nào để cất/hạ cánh ở "đường băng" trên biển nhỏ hơn, có thể phải mất thời gian vài chục năm.

Thể tích của máy bay hải quân MiG-29K và MiG-29KUB mà Ấn Độ nhập khẩu lớn hơn máy bay Sea Harrier, hơn nữa không thể tiến hành hạ cánh thẳng đứng đơn giản trên đường băng như máy bay Sea Harrier.

Điều này có nghĩa là, các phi công của Hải quân Ấn Độ buộc phải tiếp tục học lại một trong những kỹ thuật phức tạp nhất về hàng không.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201305/Bao-My-an-do-phai-hoc-lai-ky-thuat-lai-may-bay-2347355/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
2 dấu ấn lịch sử của “Quái vật trên tàu sân bay” Mỹ X-47B

Thứ hai 20/05/2013 13:46
ANTĐ - Ngày 14/05 vừa qua, hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công khả năng cất cánh trên tàu sân bay của UCAV X-47B. Đây là một bước tiến lớn trên con đường phát triển một vũ khí chiến lược của Mỹ dùng để xuyên phá hàng rào phòng thủ “chống tiếp cận/khu vực cấm” của các đổi thủ.

Chiếc X-47B đã cất cánh từ tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS H. W. Bush ở ngoài khơi bờ biển Virginia, và sau 1 giờ 5 phút, nó đã hạ cánh xuống căn cứ Patuxent River ở Maryland. Chuyến bay thành công này có thể mở đường cho Mỹ phóng máy bay không người lái từ bất cứ đâu trên thế giới.
X-47B là máy bay không người lái đầu tiên được thiết kế để cất và hạ cánh trên tàu sân bay, tầm bay xa tới 3.200km, có thể thực hiện các hoạt động do thám, trinh sát và chiến đấu. Sự khác biệt lớn nhất giữa X-47B và các UAV trước đó là X-47B có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập dựa trên các chương trình máy tính, không cần nhân viên điều khiển xa.
Tiến trình chế tạo và thử nghiệm X-47B diễn ra rất thuận lợi, cuối năm 2011, cả 2 nguyên mẫu thử nghiệm đều đã bay thử thành công trên đường băng mô phỏng mặt đất. Năm 2012, hệ thống điều khiển máy bay đã cơ bản hoàn thành, bước sang năm 2013, X-47B đã chính thức hoàn tất thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Chỉ vẻn vẹn không đầy 2 năm, X-47B đã hoàn tất thử nghiệm từ mặt đất lên tàu sân bay, đây là một thành tựu không ai tin nổi.
Để có được thành công này, nhóm phát triển của Văn phòng dự án hệ thống chiến đấu không người lái trên không của hải quân Mỹ (UCAS-D) đã phải vượt qua 2 cột mốc khó khăn, đó là hoàn thiện phẩn mềm điều khiển cất hạ cánh tự động cho X-47B và phần mềm điều khiển tự động tiếp dầu trên không để nâng cao phạm vi tác chiến của các UAV.



X-47B đã lần đầu tiên cất cánh thành công trên tàu sân bay

Dự án thử nghiệm phần mềm cất, hạ cánh trên tàu sân bay do Bộ tư lệnh các hệ thống không quân của hải quân Mỹ (NAVAIR) chủ trì kéo dài từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7/2012, bắt đầu bằng cuộc khảo nghiệm trên nguyên mẫu thay thế là tiêm kích hạm F/A-18D Hornet của tàu sân bay CVN-69 Eisenhower.
Nhóm làm việc của UCAS-D đã sử dụng một phần mềm điều khiển trên X-47B tích hợp trong phần cứng điều khiển của máy bay F/A-18D để làm nguyên mẫu thay thế, trong quá trình thử nghiệm vẫn có phi công trên máy bay để đề phòng trục trặc xảy ra. Khi đó, thử nghiệm còn tồn tại một vấn đề rất nhỏ về kết nối giữa F/A-18D và phần mềm điều khiển của X-47B.
Đến tháng 7, sau khi khắc phục khiếm khuyết trên, thử nghiệm được tiếp tục trên tàu sân bay Hary Truman, đồng thời hải quân Mỹ còn thử nghiệm tích hợp phần mềm này với trung tâm quản lý giao thông trên không và các phần mểm điều khiển bay trên tàu sân bay.
Ngày 18/07, Chi đội Thử nghiệm và Đánh giá thiết bị bay của hải quân Mỹ (VX-23) đã phóng và thu hồi thành công một chiếc F/A-18D được cài đặt và sử dụng phần mềm điều khiển bay của X-47B trong phần cứng điều khiển. Họ đã sử dụng 4 máy phóng khác nhau để phóng tiêm kích hạm lên và thu hồi thành công.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) đã thử nghiệm thành công phần mềm cất, hạ cánh tự động của X-47B


Theo kế hoạch ban đầu, sang năm 2014 X-47B sẽ thử nghiệm tự động tiếp dầu trên không. Nhưng với tiến độ phát triển cực nhanh của dự án, hạng mục này có thể sẽ tiến hành ngay trong năm nay để nhanh chóng hoàn tất nốt hạng mục khảo nghiệm hệ thống điện tử và tác chiến.

Để tiến hành hạng mục tự động tiếp dầu trên không, ngay từ đầu năm 2011, Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp BQP Mỹ (DAPRA), công ty Northrop Grumman và trung tâm nghiên cứu bay Dayton thuộc Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đã phối hợp thực hiện Chương trình “Tự động tiếp dầu tầm cao trên không” (AHR).
Điểm đặc biệt của chương trình này là việc sử dụng nguyên mẫu là 2 chiếc UAV RQ-4 Global Hawk cải tiến để khảo nghiệm “Kỹ thuật tiếp dầu ngược”, tức là máy bay nhận dầu bay trước, sử dụng ống hút để cắm vào van xả dầu của máy bay tiếp dầu bay ở phía sau. Đây là một kỹ thuật ngược hoàn toàn với tiếp dầu cho máy bay có ngưới lái nhưng phù hợp với UAV.
Trong vòng 4 tháng, các nhân viên chương trình đã liên tục phân tích các số liệu bay, sau đó cập nhật các số liệu và phương án xử lý vào mô hình phỏng chế, để kiểm tra độ an toàn của hệ thống trong quá trình tiếp ghép và chuyển vận nhiên liệu trong điều kiện vận tốc gió 37km/h và có chuyển hướng. Những nỗ lực này của họ đã được đền đáp xứng đáng.


X-47B sóng đôi cũng F/A-18D Super Hornet trên tàu sân bay

Trong chuyến thử nghiệm lần thứ 9 và cũng là lần cuối cùng vào cuối tháng 5/2012 tại căn cứ không quân Edwards - bang California, 2 chiếc Global Hawk cải tiến đã bay phối hợp hoàn toàn tự động trong thời gian hơn 2,5h trên độ cao 13,655km. Trong phần lớn thời gian này, 2 chiếc UAV đã tuân thủ nghiêm ngặt đội hình biên đội bay, phễu hút của máy bay nhận dầu luôn giữ khoảng cách 30,48m so với van xả ở mũi máy bay tiếp dầu.
Theo thông báo của công ty Northrop Grumman, chuyến thử nghiệm này đã hoàn tất 4 dấu mốc quan trọng. Đầu tiên là, máy bay nhận dầu bay phía trước nhiều lần thả ống ra tiếp xúc với van xả của máy bay tiếp dầu rồi thu về; máy bay tiếp dầu ở phía sau tự động mở van và điểu khiển xuất nhiên liệu, nghiệm chứng hiệu quả các phần cứng và phần mềm tự động điều khiển quá trình xuất, nhập dầu.
Thứ đến, máy bay tiếp dầu bay ở phía sau, thực hiện thành công khả năng điều khiển chính xác trong đội hình biên đội, tách rời tự động; tiếp theo là 2 chiếc UAV bay biên đội với cự ly bay ổn định, khoảng cách gần nhất giữa 2 chiếc là 30 feet (9,14m); khâu cuối cùng là bay phối hợp cự ly và độ cao tự động trong hơn 2,5h.
Thử nghiệm thành công đã chứng tỏ các UAV chiến lược có thể hoàn thành thao tác tự động tiếp dầu trên không một cách an toàn trên trần bay cao và tầm bay xa (HALE). Đây cũng là lần đầu tiên 2 chiếc Global Hawk đạt tới trình độ tự động cảm nhận được sự ảnh hưởng qua lại giữa 2 máy bay về mặt khí động và điều khiển.


2 chiếc UAV RQ-4 Global Hawk cải tiến trong thử nghiệm bay đội hình


Với tổng kinh phí đầu tư vẻn vẹn 33 triệu USD, có thể nói dự án AHR đã thành công mỹ mãn, các UAV chiến lược của Mỹ sau khi tiếp dầu trên không có khả năng bay liên tục trong 12 tuần lễ (tương đương 168 giờ lưu không) và khai phá thành công “Kỹ thuật tiếp dầu ngược”. Đây được coi là một trong những dự án công nghệ thành công nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.
Thành công của 2 chiếc RQ-4 Global Hawk chính là sự khai phá về công nghệ cho UAV Mỹ nói chung và mở đường cho thử nghiệm tiếp dầu trên không của X-47B ngay trong năm nay, sau đó sẽ thử nghiệm các hệ thống điện tử và hệ thống chiến đấu. Nếu thử nghiệm thuận lợi, đến cuối năm 2015, chậm nhất là đầu năm 2016, Mỹ sẽ có một siêu UCAV tàng hình sóng đôi với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35C trên tàu sân bay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay J-15 là thủ đoạn tấn công duy nhất của tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ bảy 18/05/2013 09:13
(GDVN) - Năng lực tấn công đối đất của máy bay J-15 TQ rất hạn chế, không thể so với F/A-18, còn tàu sân bay nội địa đầu tiên vẫn sẽ sử dụng động cơ hơi nước.

Tàu sân bay Liêu Ninh không có năng lực tác chiến, dễ làm "mồi" cho tên lửa và tàu ngầm.
Ngày 16/5, trang mạng bình luận quân sự Nga có bài viết nhan đề “Vấn đề của Trung Quốc trên con đường tàu sân bay”.

Bài viết cho rằng, trước khi chế tạo tàu sân bay mới và xây dựng biên đội tàu sân bay tương ứng, Trung Quốc trước tiên phải xác định sử dụng một số phương án lực lượng tấn công – nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu cụ thể của tàu sân bay mới.
Trên phương diện này, cần thiết phải tìm hiểu quá trình chế tạo tàu sân bay của Mỹ và Liên Xô. Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Mỹ luôn dựa vào tư tưởng nền tảng cụm tấn công tàu sân bay để thiết kế và chế tạo tàu sân bay.

Với tiền đề này, lực lượng hàng không của Hải quân Mỹ không những có thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu của kẻ thù, mà còn đảm đương nhiệm vụ quan trọng là dò tìm và phát hiện mục tiêu, trong đó bản thân tàu sân bay chỉ đảm đương nhiệm vụ bảo đảm cho máy bay tác chiến.
Những nhiệm vụ còn lại như phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm địch, chủ yếu do tàu chiến hộ tống đảm nhiệm. Cụm tấn công tàu sân bay hiện vẫn là nền tảng của lực lượng tấn công Hải quân Mỹ, chúng có thể đến khu vực nhiệm vụ trong thời gian rất ngắn và tiến hành tấn công kẻ thù, hoặc điều động lực lượng.
Tàu sân bay của Liên Xô thường bị coi là tàu tuần dương hạng nặng mang theo máy bay, tư tưởng phát triển của chúng hoàn toàn khác với của Mỹ. Nhiệm vụ chính của tàu sân bay Hải quân Liên Xô là phòng thủ đối không. Ngoài ra, tất cả tàu sân bay Type 1143 do Liên Xô thiết kế chế tạo đều trang bị hệ thống vũ khí chống hạm có hỏa lực mạnh.

Vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc Vì vậy, những tàu sân bay này đồng thời cũng đảm đương chức năng của tàu khu trục hoặc tàu tuần dương hộ tống. Nhiệm vụ chủ yếu của hạm đội Liên Xô biên chế tàu tuần dương trang bị máy bay hạng nặng là bảo vệ tàu ngầm mang theo tên lửa chiến lược. Đương nhiên, hiện nay rất khó tiến hành đánh giá độ chính xác của phương án biên đội tàu sân bay này của Liên Xô.
Cho đến nay, cụm tấn công tàu sân bay Mỹ vẫn thỉnh thoảng tham gia các cuộc xung đột, còn Hải quân Nga thì đã sớm mất đi khả năng triển khai hành động theo tư tưởng trước đây.
Trung Quốc có thể sẽ chọn lựa một loại trong các phương án của Mỹ và Liên Xô, nhưng điều có khả năng nhất hiển nhiên là chiến lược mà Mỹ tiến hành. Những năm gần đây, công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc bắt đầu tích cực chế tạo các loại tàu chiến kiểu mới, trong đó bao gồm tàu chiến cỡ lớn.
Từ xu thế phát triển hiện nay suy đoán, Hải quân Trung Quốc có triển vọng bắt đầu triển khai tuần tra vùng biển Thái Bình Dương trong mấy năm tới. Trong tình hình này, sử dụng cụm tấn công tàu sân bay chắc chắn là phương pháp tốt nhất dùng để bảo đảm hiện diện ở các khu vực Thái Bình Dương và phô diễn thực lực quân sự.
Ngoài chiến lược phát triển hạm đội tàu sân bay, số lượng chế tạo tàu sân bay cũng là một vấn đề phải đề cập tới. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay vẫn chưa có năng lực tác chiến.
Quan điểm Trung Quốc cuối cùng cần bao nhiêu tàu sân bay tồn tại sự khác biệt to lớn, trong đó một quan điểm phổ biến nhất là, Trung Quốc cần chế tạo 5-6 tàu sân bay - phương pháp suy đoán rất đơn giản: Hải quân Trung Quốc có 3 hạm đội, mỗi hạm đội ít nhất cần trang bị 1 tàu sân bay hoặc là mỗi hạm đội xây dựng 2 cụm tàu sân bay. Như vậy có thể đã dự đoán cơ bản đúng về số lượng tàu sân bay của TQ trong tương lai.
Tham vọng sở hữu cụm tấn công tàu sân bay của Trung Quốc còn xa vời Tuy nhiên, nhìn vào quy mô hiện có của Hải quân Trung Quốc có thể suy đoán, cho dù là chiến lược có quy mô khổng lồ nhất - quân đoàn chiến dịch - Hạm đội Bắc Hải, cũng chỉ có khả năng trang bị một tàu sân bay. Đương nhiên, cân nhắc đến Hạm đội Bắc Hải trang bị tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược, nếu như dựa theo lý luận sử dụng tàu sân bay của Liên Xô, trong vấn đề phân phối tàu sân bay, hạm đội này có thể có vị trí ưu thế đặc biệt.
Cùng với việc xác định phương hướng phát triển biên đội tàu sân bay, Trung Quốc cũng cần giải quyết vấn đề công nghệ có số lượng rất lớn và phức tạp. Vấn đề cần đối mặt trước tiên là hệ thống động lực. Động cơ trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh là tua-bin hơi nước được phần lớn tàu chiến cỡ lớn Liên Xô sử dụng, tàu sân bay chế tạo mới trong tương lai của Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn thiết bị động cơ hạt nhân - kinh nghiệm thiết kế lò phản ứng cho tàu ngầm hạt nhân trước đây của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nghiên cứu chế tạo hệ thống động lực hạt nhân cho tàu sân bay.
Bất kể như thế nào, nghiên cứu chế tạo động cơ hạt nhân cho tàu sân bay đều sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của Trung Quốc. Vì vậy, lô tàu sân bay mới đầu tiên do Trung Quốc chế tạo vẫn sẽ sử dụng động cơ hơi nước.
Trên thực tế, hiện nay tất cả những nước trang bị tàu sân bay đều từng trải qua con đường phát triển quá độ từ động cơ hơi nước tới động cơ hạt nhân. Chẳng hạn, Hải quân Mỹ mãi đến đầu thế kỷ này vẫn đồng thời trang bị 2 loại tàu sân bay sử dụng 2 loại động cơ, tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV 63) trang bị động cơ hơi nước mãi đến năm 2009 mới nghỉ hưu.

Trung Quốc còn lâu mới chế được tàu sân bay động cơ hạt nhân Pháp cũng bắt đầu chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân (tàu sân bay Charles De Gaulle R91) từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Trước đó, Liên Xô cũng từng có kế hoạch chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân mang tên Ulyanovsk. Nhưng do các vấn đề kinh tế, chính trị và các phương diện khác, nên công việc chế tạo tàu sân bay này ngay từ ban đầu đã đầy khó khăn, sau khi Liên Xô tan rã, kế hoạch chế tạo này bị hủy bỏ.
Mọi người đều biết, trong quá trình cải tạo tàu sân bay Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc cuối cùng đã từ bỏ hệ thống tên lửa chống hạm. Như vậy, thủ đoạn tấn công duy nhất của tàu sân bay Liêu Ninh chỉ còn lại có máy bay chiến đấu J-15. Trong 10 năm gần đây, Trung Quốc luôn tích cực thúc đẩy kế hoạch nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nặng J-15.
Trước đó, do đã xảy ra sự kiện Trung Quốc không xin phép Nga tự tiện sao chép máy bay chiến đấu Su-27, làm cho Nga cuối cùng từ chối xuất khẩu máy bay chiến đấu hải quân Su-33 cho Trung Quốc.
Được biết, phía Trung Quốc từng tìm kiếm mua sắm hai máy bay chiến đấu Su-33 để "đánh giá", trong khi đó Nga đề xuất lượng mua tối thiểu phải là 48 chiếc. Do không thể đạt được nhất trí, Trung Quốc cuối cùng chỉ có thể mua 1 máy bay nguyên mẫu của Su-33 từ Ukraine - tức là máy bay T-10K còn lưu lại của thời kỳ Liên Xô cũ, và cuối cùng lấy máy bay này làm bản gốc để nghiên cứu chế tạo ra máy bay J-15.

Thủ đoạn tấn công duy nhất của tàu sân bay Liêu Ninh là máy bay chiến đấu hải quân J-15 Theo tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc, một ưu thế lớn của J-15 là nó có thể tấn công mục tiêu mặt đất. Trong bảng lắp ráp vũ khí của Su-33, cũng gồm có bom không dẫn đường lớp 500 kg và các loại đạn tên lửa. Trong thời gian thử nghiệm, Nga từng tìm cách trang bị tên lửa chống hạm X-41, nhưng Su-33 phiên bản sản xuất hàng loạt lại hoàn toàn không có khả năng mang theo loại vũ khí này.
Khách quan mà nói, Su-33 trước hết là được dùng làm một loại máy bay chiến đấu phòng không, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ trên không cho hạm đội, tấn công đối đất chỉ là một khả năng phụ. Còn J-15 của Trung Quốc mặc dù hiện nay vẫn chưa công bố thông tin chính xác về trang bị vũ khí của nó, nhưng có lý do để tin là, năng lực tấn công đối đất của nó cũng rất có hạn. Nếu như Trung Quốc muốn dựa vào tiêu chuẩn của người Mỹ để chế tạo một hạm đội tàu sân bay, như vậy nhất định phải nghiên cứu chế tạo vũ khí dẫn đường đồng bộ cho J-15.
Những thông tin có liên quan đến thiết bị điện tử của J-15 cũng rất ít. Chuyên gia Trung Quốc tuyên bố, năng lực tính toán của máy tính trang bị cho J-15 phải cao hơn Su-33 mấy lần. Tuy nhiên, nếu thiếu thiết bị đồng bộ có tính năng tương đương khác, tính năng của máy tính chưa chắc có thể được phát huy đầy đủ.
Ví dụ, radar tính năng không tốt sẽ làm hạn chế phát huy tiềm năng của máy tính. Điều thú vị là, đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về radar của J-15 được công bố. Tuy có phương tiện truyền thông cho rằng, máy bay này đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, nhưng tin tức này rất đáng nghi ngờ. Cho dù như thế nào, tính năng của các loại thiết bị điện tử của máy bay chỉ khi bảo đảm được sự cân đối thì mới có thể phát huy được hiệu quả tối đa.

Nhưng, khả năng tấn công đối đất của J-15 "rất hạn chế", thiết bị "thiếu đồng bộ", không thể so với máy bay F/A-18 của Mỹ. Trên thực tế nếu như đem J-15 ra so sánh với máy bay chiến đấu hải quân F/A-18 phiên bản mới nhất của Mỹ, thì J-15 chưa chiếm được ưu thế gì. Điều cần chỉ ra ở đây là, thời gian trang bị chính thức J-15 cho quân đội sẽ không sớm hơn năm 2014, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ không sở hữu máy bay chiến đấu hải quân có thể chống lại máy bay chiến đấu kiểu mới của các nước phát triển.
Cho dù Trung Quốc đã giải quyết thành công tất cả vấn đề trên phương diện chế tạo tàu sân bay mới và máy bay hải quân hiện đại, họ vẫn phải đối mặt với một loạt vấn đề nan giải. Thứ nhất là vấn đề sử dụng biên đội tàu sân bay - về lý luận, họ phải hoàn thành giải quyết trong giai đoạn thiết kế tàu sân bay, nhưng phương thức vận dụng tác chiến của tàu sân bay cần có thời gian để tiến hành các loại sửa chữa.
Trong vấn đề liên quan tới tranh chấp lãnh thổ mà lực lượng hàng không bờ biển không thể vươn tới, sẽ không thể tránh khỏi gặp phải vấn đề - phải chăng cần sử dụng tàu sân bay. Một khi đưa ra quyết định sử dụng tàu sân bay, biên đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ phải điều đến vùng biển cách xa căn cứ.

Trong tương lai, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay để tranh đoạt biển đảo với láng giềng? Trong tương lai, khu vực hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ vươn tới toàn bộ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, dựa vào thủ đoạn này, Trung Quốc sẽ có thể gây sức ép chính trị lên các đối thủ cạnh tranh của khu vực này, đặc biệt là Mỹ và Ấn Độ. Xét tới xu thế phát triển mới nhất của lực lượng vũ trang ba nước Trung-Mỹ-Ấn, có thể suy đoán, đến năm 2020, thực lực của Hải quân Trung Quốc sẽ chỉ đứng sau Hải quân Mỹ ở khu vực Nam Thái Bình Dương.
Còn ở vùng biển phía bắc Thái Bình Dương, tàu sân bay Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa hàng đầu cần ứng phó của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Sau khi sở hữu cụm tấn công tàu sân bay, khi cần thiết, Hải quân Trung Quốc sẽ có năng lực phát động tấn công đối với bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản. Rõ ràng là, tàu sân bay sẽ trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quan hệ Trung-Nhật, biên đội tàu sân bay sẽ trở thành một thủ đoạn nữa để Bắc Kinh gây sức ép lên "hàng xóm láng giềng" cứng rắn.
Nói chung, chế tạo vài chiếc tàu sân bay sẽ nâng cao rõ rệt tiềm lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, củng cố ham muốn địa vị "làm lãnh đạo khu vực" của Trung Quốc. Nhưng, một vấn đề chủ yếu Trung Quốc phải đối mặt là: Chiếc tàu sân bay duy nhất hiện có của Hải quân Trung Quốc vẫn chưa có khả năng tác chiến, đồng thời cũng thiếu máy bay chiến đấu hải quân đầy đủ.
Nếu Hải quân Trung Quốc muốn thông qua tàu sân bay Liêu Ninh để tích lũy kinh nghiệm cần thiết trong thiết kế và chế tạo tàu sân bay mới tương lai, thì quá trình này sẽ rất dài. Mặc dù trong điều kiện lý tưởng nhất, cũng phải đến năm 2016 mới có thể trang bị máy bay chiến đấu hải quân đầy đủ cho tàu sân bay Liêu Ninh. Trước đó, Hải quân Trung Quốc cần phải có thời gian 2-3 năm để kiểm tra điểm mạnh/yếu của con tàu này.

Tàu ngầm sẽ là "khắc tinh" của các loại tàu nổi cỡ lớn, trong đó có tàu sân bay của Trung Quốc
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 sắp có đường băng mới

Hải quân Mỹ cho biết, nước này sẽ tiến hành cải tạo đường băng ngắn của tàu đổ bộ lớp Wasp để thích hợp cho tàng hình cơ F-35 cất hạ cánh trên cự ly ngắn.

Quan chức Hải quân Mỹ nói, việc sửa chữa đối với tàu đổ bộ lớp Wasp chủ yếu là "để triệt tiêu ứng lực sinh ra bởi khí thải của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35.

Mô hình thải khí và đặc tính bay của F-35 yêu cầu tiến hành bảo vệ đối với các hệ thống dễ bị tấn công trên tàu chiến, lắp đặt lại hoặc di chuyển, tránh khi máy bay hải quân bay và tác chiến làm cho dây anten, bè cứu sinh, lan can bảo vệ, lưới an toàn và trạm xăng dầu JP-5 bị thiệt hại".

Quan chức Hải quân Mỹ cho biết, đặc trưng nhiệt độ cao đặc biệt của F-35 cần phải gia cố đường băng, làm chậm việc tăng áp lực gây ra bởi phản lực, đồng thời còn phải sửa lớp sơn của đường băng, giảm ăn mòn lớp sơn do cao áp của ống phun khí gây ra.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, Hải quân Mỹ Ngoài ra, còn phải lắp điện áp ổn định và thiết bị chỉnh lưu mới. Do năng lực thực hiện nhiệm vụ của F-35 được tăng cường rất lớn, vì vậy cần nâng cao khả năng vận chuyển vũ khí và lượng xuất nhập đạn được, và tăng cường chức năng của các thiết bị bảo đảm khác có liên quan của máy bay chiến đấu hải quân.

Chi tiết sửa khác còn có: Hệ thống vũ khí phòng thủ gần Phalanx, tên lửa RAM và thiết bị phóng tên lửa Sea Sparrow, đồng thời tăng cường bảo vệ đối với trạm nhiên liệu/trạm xăng dầu. Ngoài ra, còn phải dỡ bỏ anten thông tin vệ tinh WSC-8, gia tăng sử dụng hệ thống AFFF.

Mạng Aerospace Defense cho biết, đây là lần đầu tiên quan chức Hải quân Mỹ thừa nhận tàu tấn công đổ bộ Wasp sẽ tiến hành cải tạo để cất/hạ cánh máy bay chiến đấu F-35. Điều đáng chú ý là, trước đây Hải quân Mỹ từng phủ nhận hệ thống thải khí của F-35 tồn tại vấn đề.
Một số hình ảnh F-35B cất cánh thẳng đứng trên tàu sân bay:


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201305/f-35-sap-co-duong-bang-moi-2347997/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Boeing trình làng biến thể mới nhất của ‘Siêu ong bắp cày’ F/A-18F

(Soha.vn) - Boeing đã cho ra mắt biến thể sửa đổi mới nhất của máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet, được phát triển cho Hải quân Mỹ.

Theo flightglobal.com, tại cơ sở của mình ở St Louis, Tổng công ty Boeing đã cho ra mắt biến thể sửa đổi mới nhất của máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet, được phát triển cho Hải quân Mỹ. Máy bay được trang bị thêm bình nhiên liệu hòa nhập khí động CFT (Conformal Fuel Tank) giữa hai khoang máy bay dưới thân máy bay. Đặc biệt, máy bay còn được lắp đặt một thùng đựng vũ khí dẫn đường, cũng như tháp pháo quang-điện mới ở dưới phần mũi máy bay.
Thùng đựng vũ khí phía dưới mũi máy bay có thể chứa 4 tên lửa không đối không tầm trung Raytheon AIM-120. Dự kiến biến thể mới của “Siêu ong bắp cày” F-18F với thùng nhiên liệu và vũ khí mới sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm vào cuối mùa hè - đầu mùa thu năm 2013.
Dưới đây là một số hình ảnh biến thể mới nhất của máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet được trình làng tại cơ sở của Boeing ở St Louis:










 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
12 tàu đổ bộ tấn công F-35 của Mỹ thống trị tất cả các đại dương
Quote:
Vừa qua, Hải quân Mỹ đã chính thức xác nhận, họ đang tiến hành một loạt các cải tiến mặt boong chứa máy bay và các hạng mục khác trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp (LHD) để thay thế các máy bay thế hệ cũ AV-8B Harrier II bằng các máy bay tấn công tàng hình thế hệ thứ 5 F-35.



Chỉnh sửa và tăng thêm các hệ thống để dung nạp F-35B
Trong một buổi họp báo bên lề Triển lãm quốc phòng hải quân quốc tế châu Á 2013 (IMDEX) tổ chức tại Singapore, Tư lệnh hải quân Mỹ - Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Mỹ đang sửa đổi thiết kế boong chở má bay và đường băng của loạt tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp để có thể chuyên chở loại máy bay tấn công tàng hình thế hệ thứ 5, cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) F-35.
Các quan chức hải quân Mỹ cho biết thêm, nội dung chủ yếu trong phương án sửa chữa thiết kế tàu đổ bộ tấn công LHD là để giảm bớt áp lực xuống mặt boong và môi trường xung quanh do khí xả ở bụng máy bay tăng mạnh khi cất, hạ cánh tạo nên.


LHA “America” có thể mang theo ít nhất 10 chiếc F-35B, khi tác chiến khống chế đại dương có thể
tăng lên tới 25 chiếc
Mô hình thoát khí và đặc tính bay của F35B đòi hỏi phải tiến hành gia cố các hệ thống chịu lực trên tàu; di chuyển vị trí hoặc loại bỏ một số thiết bị không cần thiết tránh xảy ra trường hợp khi máy bay cất, hạ cánh hoặc tác chiến có thể gây tổn hại đến các hệ thống antena, xuồng cứu sinh, lan can mạn tàu, lưới bảo vệ và trạm nhiên liệu JP-5.
Ngoài ra, đặc tính nhiệt độ cao của F-35 cũng đòi hỏi phải gia cố lại mặt boong, làm chậm các luồng khí phản lực để giảm áp lực. Đồng thời, cũng phải thay đổi lớp sơn phủ bề mặt boong vì lớp sơn cũ không có khả năng chống ăn mòn khi tiếp xúc với các luồng khí phụt từ bụng máy bay để tạo lực nâng. Ngoài ra, hải quân Mỹ còn phải lắp đặt thêm một số thiết bị ổn áp và hệ thống chỉnh lưu.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 3200x1600.

Tàu đổ bộ tấn công
LHD Wasp sẽ được biên chế toàn bộ máy bay F-35
Do khả năng thực hiện nhiệm vụ của F-35 đã được mở rộng rất nhiều nên các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp cũng cần phải nâng cao năng lực kho chứa và hệ thống vận chuyển đạn dược, đồng thời cũng phải cập nhật thêm chức năng cho các hệ thống thiết bị bảo đảm khác có liên quan đến không quân hạm.
Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng có sự điều chỉnh, bao gồm: Hê thống pháo phòng không tầm gần Phalanx, hệ thống tên lửa Ram, lắp đặt thêm hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow của NATO và tăng thêm các biện pháp bảo vệ trạm nhiên liệu. Hệ thống antenna thông tin vệ tinh WSC-8 cũng phải di dời đến vị trí khác, đồng thời tăng cường sử dụng hệ thống tạo bọt chữa cháy AFFF.


F-35B thực nghiệm hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Wasp LHD-1



Tàu đổ bộ tấn công F-35 Mỹ sẽ thống trị các đại dương

Hiện nay Mỹ đang có 8 tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp (LHD), bao gồm: USS Wasp (LHD-1); USS Essex (LHD-2); USS Kearsage (LHD-3); USS Boxer (LHD-4); USS Batan (LHD-5); USS Bonhomme Richard (LHD-6); USS Iwo Jima (LHD-7) và USS Makin Island (LHD-8).
Các tàu lớp này có lượng giãn nước 41.150 tấn, chiều dài 253,2m, rộng 31,8m, mớn nước 8,1m, tốc độ 25 hải lý/h (41km/h), phạm vi hoạt động 9500 hải lý (17.600km) với tốc độ 33km/h, tổng biên chế 1894 người, chuyên chở thêm 1208 lính hải quân đánh bộ.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 775x509.

Tàu vận tải đổ bộ kiểu ụ nổi LPD-17 San Antonio
Năng lực chuyên chở máy bay (trước đây) bao gồm: 6 chiếc máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II, 4 máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra, 12 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc 4 chiếc máy bay vận tải cánh quạt ngiêng MV-22 Osprey, 4 máy bay trực thăng CH-53 Sea Stallion, 3-4 trực thăng UH-1N Huey.

Khi tham gia nhiệm vụ đổ bộ tấn công lính thủy đánh bộ, tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp sẽ thay đổi biên chế như sau: 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc hơn 22 chiếc MV-22 Osprey. Còn khi đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát biển, các tàu lớp LHD sẽ mang theo 20 máy bay phản lực tấn công AV-8B Harrier II và 6 chiếc trực thăng chống ngầm SH-60F/HH-60H.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ
Với lượng giãn nước ngang với các tàu đổ bộ tiến công thế hệ mới nhất lớp America (LHA), sau khi được cải tạo xong, tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp sẽ được trang bị 10 chiếc F-35B, còn khi tham gia chiếm lĩnh các đại dương nó có thể mang theo tới 20 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này, trở thành biên đội đổ bộ máy bay chiến đấu có sức mạnh khủng khiếp của hải quân Mỹ.

Ngoài tàu đổ bộ tấn công LHD ra, hải quân Mỹ hiện đang đẩy nhanh tốc độ chế tạo tàu đổ bộ tấn công LHA. Hiện họ đã biên chế tàu LHA-6 America, chiếc thứ 2 là LHA-7 “Tripoli” đã được khởi đóng vào tháng 5/2012. hải quân Mỹ dự định trước mắt sẽ đóng 3 tàu đổ bộ tấn công lớp này.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 845x534.

“Khách sạn nổi” Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc
Tàu lớp “America” có chiều dài 257m, rộng 32m, lượng giãn nước 4,5 vạn tấn, vận tốc tối đa 25 hải lý/h với động cơ Diezen - tuốc bin khí. Nó có thể chuyên chở 1700 lính hải quân đánh bộ và 1060 thủ thủ (65 sĩ quan), khi biên chế đầy đủ máy bay và phi công, con số này có thể lên đến 3000 người.
Đặc biệt, LHA có thể mang tới 38 máy bay các loại, bao gồm 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải cánh quạt V-22 “Osprey”, 8 chiếc trực thăng tấn công AH-1Z “Cobra”, 04 chiếc trực thăng vận tải CH-53E “Super Stallion”, 04 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ MH-60S “Seahawk”.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x714.

Máy bay tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc
Ưu điểm cất cánh trên đường băng ngắn khoảng 50m và hạ cánh thẳng đứng của F-35B và kho chứa máy bay dưới khoang ngầm, có bệ nâng, hạ tự động giúp nó tiết giảm được rất nhiều diện tích mặt boong, tăng số lượng chuyên chở. Trên thực tế, khi tác chiến khống chế các đại dương, LHA có thể mang tới 25 chiếc F-35B mà chỉ giảm đi gần một nửa số máy bay khác (còn 16 chiếc).
Ưu điểm nổi bật của các tàu đổ bộ tấn công là, với tải trọng chỉ hơn 4 vạn tấn, chúng có thể mang được tới 3400 tấn nhiên liệu, hơn tàu sân bay “Liêu Ninh” (65.000 tấn) của Trung Quốc tới 900 tấn và gấp rưỡi so với INS Vikramaditya của Ấn Độ. Điều này chứng tỏ khả năng duy trì tần suất cất, hạ cánh, đồng nghĩa với số lượng phi vụ tác chiến và thời gian tác chiến trên không của F-35B trên “America” nhiều hơn gấp bội so với J-15 và Mig-29K.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 3700x2458.

Tiêm kích hạm Mig-29K của không quân hải quân Ấn Độ
Trong báo cáo chiến lược xây dựng “lực lượng trên biển thế kỷ XXI”, hải quân Mỹ xác định: 10 tàu sân bay hiện có sẽ hình thành quả đấm sắt tiến công thứ nhất; 12 “hạm đội” tấn công viễn chinh, 9 nhóm tàu tác chiến mặt nước và 04 biên đội tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Ohio cải tiến sẽ hình thành quả đấm sắt tấn công thứ 2.

Để xây dựng 12 “hạm đội” tấn công viễn chinh, hải quân Mỹ đặc biệt nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề tái tổ chức, xây dựng và duy trì 12 cụm đổ bộ tấn công để khống chế toàn bộ các đại dương trên thế giới, nòng cốt của mỗi cụm là 3 tàu đổ bộ và tăng cường thêm 4 tàu tác chiến gồm tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm hạt nhân.


Tàu đổ bộ kiểu ụ nổi LSD-49 lớp Harpers Ferry


Kỳ hạm của nhóm tàu đổ bộ sẽ là LHA America hoặc LHD Wasp, 2 tàu còn lại là tàu vận tải đổ bộ lớp “San Antonio” (LPD) và tàu đổ bộ lớp “Whidbey Island” (LSD). Hiện Mỹ đã có 8 tàu đổ bộ tấn công LHD, như vậy, có khả năng họ sẽ đóng tới 4 chứ không phải 3 tàu đổ bộ tấn công LHA. Lực lượng tàu tác chiến đi kèm sẽ bao gồm 1 tàu tuần dương Aegis lớp Ticonderoga, 1 tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke, 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công tên lửa hạt nhân. Chúng và lực lượng trực thăng sẽ đảm nhận nhiệm vụ chống hạm, phòng không hạm, chống ngầm, rà quét lôi, đảm bảo cho mỗi biên đội có sức mạnh ngang bàng một biên đội tàu sân bay.


Không kể 10 tàu sân bay, 12 cụm tàu đổ bộ Mỹ cũng đã đủ thống trị các đại dương
Xét về tổng thể, các tính năng của tàu đổ bộ tấn công F-35 Mỹ đều ngang bằng, thậm chí là vượt trội so với 2 tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ. Với tổng cộng 12 cụm tàu đổ bộ như vậy, và 10 tàu sân bay hiện đang sử dụng, có thể nói sức mạnh của hải quân Mỹ là tuyệt đối, các nước khác dù có nỗ lực phát triển tàu sân bay đến đâu cũng chỉ để làm đối trọng với nhau chứ không thể so sánh được với Mỹ.​

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/12-tau-do-bo-tan-cong-F35-cua-My-thong-tri-tat-ca-cac-dai-duong/501687.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trang bị siêu máy bay hạ gục được Su-35 cho Liêu Ninh

Báo chí TQ vừa đưa ra khả năng này sau đoạn quảng cáo loại máy bay Sea Gripen mới của Thụy Điển có thể hạ gục được Su-35...

Theo truyền thông TQ cho biết nước này bắt đầu quan tâm tới dự án thiết kế máy bay chiến đấu Sea Gripen của Thụy Điển sau khi theo dõi đoạn băng giới thiệu sản phẩm này có thể hạ gục được máy bay chiến đấu Su-35 cũng như F-22.
Dù đoạn clip quảng cáo giới thiệu có phần “nói quá“ hơn so với thực tế, nhưng rõ ràng khả năng chiến đấu của Sea Gripen là điều không phải bàn cãi, và để đa dạng hóa trang bị máy bay cho Liêu Ninh, TQ rõ ràng cần một loại máy bay có khả năng “đối kháng“ được cả với máy bay của Nga và Mỹ.
Theo báo cáo từ công ty thiết kế Saab (Thụy Điển) thì kết thúc giai đoạn đầu chương trình phát triển Sea Gripen, có thể kết luận rằng, mẫu máy bay Gripen NG sẽ không phải thay đổi quá nhiều để trở thành một mẫu tiêm kích trên hạm thực thụ.
Một số thay đổi chính sẽ nằm ở phần khung gầm; lắp móc hãm đà, hệ thống ly hợp càng trước với giá trượt của máy phóng trên tàu sân bay. Ngoài ra, vỏ máy bay và một số bộ phận quan trọng của biến thể tiêm kích trên hạm mới cũng sẽ có thêm một lớp phủ đặc biệt nhằm bảo vệ máy bay trước tác động của nước biển.
Theo các chuyên gia, tiêm kích Sea Gripen dự kiến ​​sẽ có hai biến thể: cất cánh từ tàu sân bay với máy phóng và cất cánh từ đường băng ngắn.
Phía TQ thực sự tỏ ra quan tâm tới loại máy bay có thể cất cánh nhờ máy phóng để có thể ngay lập tức trang bị cho Liêu Ninh.
Lô đầu tiên của dòng sản phẩm này sẽ được cung cấp cho khách hàng sớm nhất là vào năm 2018. Các biến thể tiêm kích mới sẽ có thể được triển khai trên các tàu sân bay có lượng choán nước đạt 25.000 tấn.
Nhiều quốc gia trên thế giới tỏ ra rất quan tâm tới dự án phát triển máy bay Sea Gripen. Trong đó, phải kể đến một số các khách hàng tiềm năng như Brazil và Ấn Độ. Đặc biệt, trong năm 2009, Ấn Độ đã công bố mở thầu mua 16 tiêm kích trên hạm (con số này có thể được tăng lên đến 40 chiếc) và Saab cũng đã nộp đơn dự thầu.
Theo nhiều chuyên gia nhận định đây mới thực sự là lý do khiến Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay chiến đấu có thể biên chế trên tàu sân bay này.
Bởi trên thực tế trước đây TQ chưa bao giờ quan tâm tới JAS 39 Gripen (loại máy bay sẽ được nâng cấp thành chiến cơ trang bị cho tàu sân bay), thậm chí Bắc Kinh còn khẳng định J-10 của nước này hoàn toàn có thể “nuốt sống“ JAS 39 Gripen.
Thế nhưng ngay lập tức Bắc Kinh đã xoay 180 độ khi JAS 39 Gripen sẽ được nâng cấp thành phiên bản Sea Gripen. Không rõ Bắc Kinh sẽ làm cách nào để hiện thực hóa mong muốn của mình, nhưng vào thời điểm hiện tại nếu muốn sở hữu Sea Gripen thì Bắc Kinh phải đợi xếp hàng sau New Delhi.
Và điều này chính là “vết gợn“ trong suy nghĩ của Bắc Kinh, và cũng là mấu chốt chính cho việc TQ có thực sự mong muốn Sea Gripen giống như truyền thông nước này phân tích hay không?


JAS-39 Gripen
CHIẾN ĐẤU CƠ ĐA NĂNG
SAAB - Svenska Aeroplan Aktiebolaget (Thụy Điển)
______________________________________________________
.
Phi hành đoàn : 01-02
Dài : 14,1 m
Sải cánh : 8,4 m
Cao : 4,5 m
Trọng lượng không tải : 6.620 kg
Tối đa khi cất cánh : 14.000 kg
Động cơ : 01 động cơ phản lực Volvo Aero RM12 với sức đẩy 8.145 kg, có khả năng tái khai hỏa.
Tốc độ : 2.410 km/giờ
Cao độ : 15.240 m
Tầm hoạt động : 2.800 km
Hỏa lực : 01 đại bác 27mm Mauser BK-27; 06 tên lửa Rb.74 (AIM-9) hoặc Rb.98 (IRIS-T); 06 tên lửa Rb.99 (AIM-120) hoặc MICA; 04 tên lửa Rb.71 (Skyflash) hoặc Meteor; 04 tên lửa Rb.75; 04 bom GBU-12 Paveway II điều khiển laser; 04 ổ rocket 135mm; 02 tên lửa đối hạm Rbs.15F; 02 bom Bk.90; 08 bom Mark.82.
Bay lần đầu : 09/12/1988
Trị giá : 50 - 76 triệu USD
Số lượng sản xuất : 199 chiếc (tính đến tháng 4/2008)
Quốc gia sử dụng : Tiệp Khắc, Hungary, Nam Phi, Thụy Điển, Anh, Thái Lan.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vãi =))
TQ dùng máy in 3D sản xuất tiêm kích tàng hình J-20, J-31



(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn cầu đưa tin Trung Quốc đang sử dụng công nghệ in 3D để thiết kế và sản xuất những mẫu thử tiêm kích tối tân của nước này.




Tại một hội nghị diễn ra ở Thủ đô Bắc Kinh vào tháng 3/2013, kiến trúc sư trưởng phụ trách nhóm phát triển và sản xuất chiến đấu cơ J-15 Sun Cong tiết lộ rằng, Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi công nghệ in 3D trong việc sản xuất tiêm kích hạm trên tàu sân bay.


Theo ông Sun Cong, công nghệ in 3D đã được sử dụng để chế tạo cấu trúc chịu lực quan trọng trên máy bay (gồm bộ phận hạ cánh ở mũi) bằng hợp kim titan. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chuyến thử nghiệm cất hạ cánh thành công của tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Còn theo tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo máy bay chở khách C-919, chiến đấu cơ J-15, J-16 và cả tiêm kích tàng hình J-20, J-31. Công nghệ in 3D sẽ giúp chế tạo dễ dàng bộ phận máy bay mà không cần tới các công đoạn đúc, rèn hay quy trình sản xuất, lắp ráp truyền thống.


Thiết bị in 3D cỡ lớn tại Đại học Bách khoa (Tây Bắc tỉnh Thiểm Tây).
Trong Hội chợ Công nghệ cao quốc gia lần thứ 16 tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 24/3, Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc giành giải thưởng cho sáng chế công nghệ cho ý tưởng làm ra hợp chất titan lớn nhất thế giới cho máy bay quân sự từ công nghệ in 3D.

Do đó, việc sử dụng công nghệ in 3D giúp Trung Quốc có những lợi thế hơn so với phương pháp truyền thống. Chuyên gia vật liệu hàng không Wang Huamin cho hay, Trung Quốc chỉ cần 55 ngày để làm ra khung kính chắn gió chính của máy bay chở khách C-919. Nó nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống, mất ít nhất 2 năm và 2 triệu USD cho nhà sản xuất máy bay châu Âu.


Ông Wang cho biết thêm rằng, việc sản xuất chiến đấu cơ theo phương pháp truyền thống không chỉ tốn thời gian mà còn lãng phí nguyên vật liệu bởi vì chỉ có 10% trong số đó là làm ra sản phẩm cuối cùng. Cụ thể, hãng Lockheed Martin của Mỹ cần 2,8 tấn titan để phục vụ cho việc chế tạo tiêm kích F-22. Tuy nhiên, mỗi tiêm kích tối tân khi hoàn thành chỉ “ngốn” hết 144kg titan.


Theo ông Wang, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong việc sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất tiêm kích bởi vì nhiều công ty của cường quốc số 1 thế giới vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ mới này.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Một nổ lực của chú Tập trong việc đi trước thời đại .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-33: ‘Anh hùng thất thế’ trên đại dương

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России - theo Trí Thức Trẻ | 03/06/2013 21:29

Su-33 được kì vọng sẽ là một thế lực mới trên biển, tuy nhiên, nó đã bị bỏ quên và nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Su-33 (được phía NATO định danh là “Flanker-D”) là một loại tiêm kích đánh chặn phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết và Hải quân Nga. Su-33 có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất trên biển.

Su-33 đang diễn tập trên biển Barents.
Su-33 được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn hàng không Sukhoi và được sản xuất chủ yếu tại các nhà máy của KnAAPO. Là hậu duệ trực tiếp của dòng máy bay tiêm kích huyền thoại Su-27 nên Su-33 được thừa hưởng những điểm mạnh nhất của Su-27 như tốc độ, sự linh hoạt và cơ động.
Các phiên bản đầu tiên của Su-33 được phát triển trong dự án nâng cấp và cải tiến Su-27K, về sau được đổi thành tên thành Su-33, giữ vai trò là máy bay tiêm kích phục vụ trong Hải quân.
Su-33 bay thử thành công lần đầu tiên năm 1989, trên Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuzetsov, sử dụng các máy phóng hơi nước. Sau đó, đến năm 1995, Su-33 được tiếp tục thử nghiệm và được biên chế chính thức vào Hải quân Nga vào năm 1998. Thời điểm này cũng chính là lúc Su-27K được mang cái tên mới là Su-33 “Flanker-D”. Mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn này trở thành thành viên thứ 3 của gia đình Flanker. Hai người tiền nhiệm của Su-33 là Su-30 và Su-27 nhưng cả 2 đều là các máy bay cất cánh từ mặt đất.

Su-33 trên Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuzetsov.
Su-33 mang sứ mệnh mới là cất cánh từ đường băng khá ngắn của các hàng không mẫu hạm. Chiếc tiêm kích được trang bị hệ thống bánh đáp mới, cứng cáp hơn. Lớp khung và vỏ máy bay được phủ một lớp sơn nano, kèm hợp chất chống ăn mòn để phục vụ trong môi trường có nhiều hơi nước biển.
Cánh chính của Su-33 cũng được làm lớn hơn hẳn người tiền nhiệm Su-27 nhằm ổn định thăng bằng khi phải hoạt động trong các môi trường có gió lớn trên biển, đồng thời giúp tăng lực nâng của Su-33.
Hệ thống động cơ của Su-33 được nâng cấp và hiện đại hóa theo hướng phục vụ liên tục không ngừng nghỉ và có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất. Cụ thể, hệ thống động cơ được trang bị hệ thống cánh xoay mũi đôi nhằm giảm lượng hơi nước từ biển vào động cơ. Cuối cùng, khả năng tiếp liệu trên không giúp Su-33 có thể hoạt động được trong phạm vi khá rộng và bao quát được một vùng biển có bán kính lên đến 1.000m.
Su-33 được kì vọng sẽ là một thế lực mới trên đại dương nhưng do một số điều kiện, nó đã bị bỏ quên và nhanh chóng chìm vào quên lãng. Chỉ có 24 chiếc Su-33 được sản xuất do điều kiện kinh tế khó khăn của Liên bang Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, cùng đó là chính sách cắt giảm nhân sự và thu hẹp phạm vi hoạt động của các hạm đội do thâm hụt ngân sách.
Sau này, Su-33 được chào hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc nhưng các thương vụ này đều không đạt được kết quả nào do sự bất đồng quan điểm của các phía và kết quả là 4 thương vụ mua bán Su-33 đều đổ bể.
Su-33 được đánh giá là vượt trội hơn một số điểm so với Mig-29K (một phiên bản của Mig-29 có thể cất cánh từ Hàng không mẫu hạm). Tuy nhiên, Mig-29 lại có khá nhiều điểm cộng so với người làng giếng Su-33, đó là hệ thống điện tử hiện đại hơn. Không những thế, Mig-29K là một chiếc tiêm kích đa năng chứ không phải đơn thuần là đánh chặn như Su-33. Thế nên, Mig-29K có thể tham gia các hoạt động như tấn công tàu chiến, đánh chặn phòng thủ trên không, bảo vệ hạm đội và tấn công mặt đất bằng các loại vũ khí chính xác.
Bắt đầu từ năm 2009, do sự tốn kém trong chương trình Su-33, Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng các máy bay tiêm kích Mig-29K thay thế cho Su-33. Có thể nói rằng Su-33 là mẫu tiêm kích có thời gian hoạt động khá ngắn trong lịch sử của gia đình “Flanker”. Hầu hết, các mẫu của gia đình “Flanker” đều được chào đón ở bất kỳ quốc gia nào, thế nhưng Su-33 lại nhanh chóng bị lãng quên.
Lịch sử phát triển
Suốt thập niên 70 của thế kỷ XX, tiêm kích đa năng Yakolev Yak-38 là loại tiêm kích chính hoạt động trên các Hàng không mẫu hạm của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, Yak-38 bắt đầu bộc lộ quá nhiều nhược điểm và bị đánh giá là tệ hơn các loại tiêm kích khác hoạt động trên Hàng không mẫu hạm của kình địch Hoa Kỳ.
Yak-38 có tầm hoạt động chỉ 300km, quá ngắn so với người hàng xóm Hoa Kỳ, thế nên Yak-38 không có khả năng bảo vệ hạm đội từ xa và dễ bị tấn công bất ngờ. Bên cạnh đó, nếu xét về tải trọng, Yak-38 chỉ mang được chưa đến 1.5 tấn vũ trang, quá ít so với một loại tiêm kích với vai trò đánh chặn từ xa trên biển. Những điểm yếu này nhanh chóng bị các phi công từ phía Hoa Kỳ nắm bắt và Yak-38 đã không thể nào chống chọi lại các máy bay từ phía họ. Không những vậy, nó còn gây bất lợi cho cả hệ thống phòng thủ của các Hàng không mẫu hạm lớp Kiev.
Để hiện đại hóa các máy bay tiêm kích hải quân, một dự án đã được khởi động với 2 nhà thầu chính là Tập đoàn hàng không Sukhoi và Tập đoàn hàng không Mikoyan nhằm phát triển một loại tiêm kích STOL (Short take-off and landing).

Người tiền nhiệm STOL Yak-38 trên Hàng không mẫu hạm lớp Kiev.
STOL – Short take-off and landing: là các loại tiêm kích có khả năng cất cánh được trên các đường băng ngắn của Hàng không mẫu hạm và có thể cất cánh bằng các máy phóng trên các tàu sân bay. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hạ cánh bằng cáp hãm tốc độ trên các Hàng không mẫu hạm.

Trong suốt quá trình đánh giá và thử nghiệm, đã có 2 loại tiêm kích khá nổi trội là Mig-23 và Su-24 nhưng những thâm hụt trong kinh tế đã khiến dự án này bị hoãn lại giữa chừng.
Trong khi đó, người Nga đang có tư tưởng không muốn thua kém người Mỹ, nhất là khi Hải quân Hoa Kỳ có Hàng không mẫu hạm lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân. Để thu hẹp khoảng cách, phía Nga đã triển khai đề án tàu sân bay Project-1153 với cái tên Orel, có khả năng mang đến 70 tiêm kích và 20 trực thăng. Đây là một dự án khá tham vọng của người Nga.
Lúc này, ứng viên Su-25 được chọn làm loại tiêm kích chính, bên cạnh đó còn có Mig-23K và Su-27K làm dự phòng. Thế nhưng, Su-25 lại không đáp ứng được các tính năng kỹ chiến thuật nên Su-27K đã được chọn để thay thế. Tiếc là, một lần nữa, đề án lại bị hủy bỏ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, Su-27K sau đó vẫn được Bộ quốc phòng Liên bang Nga tài trợ để trang bị trên hàng không mẫu hạm phi hạt nhân Đô đốc Kuzetsov và cả các hàng không mẫu hạm lớp Kiev.
Thử nghiệm và trang bị
Mẫu Su-27K đầu tiên được xuất xưởng KnAAPO vào ngày 21-1-1987. 7 tháng sau, sau các quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, nó được phi công huyền thoại Viktor Pugachev thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm hàng không NITKA.
Mọi chuyện diễn ra khá tốt đẹp, không có bất kỳ tai nạn hay sự cố ngoài ý muốn nào xảy ra. Su-27K do phi công Viktor Pugachev được cất cánh trên một đường băng chỉ dài ½ so với đường băng trên mặt đất, với sự hỗ trợ của hệ thống máy phóng hơi nước, tương tự như trên tàu Đô đốc Kuzetsov.

Kỹ thuật cất cánh Ski-jump.
Cùng thử nghiệm với Su-27K là Mig-29K. Tất cả đều phải trải qua quá trình cất cánh thử nghiệm dưới sự hỗ trợ của máy phóng và kỹ thuật cất cánh Ski-Jump.
Ski-Jump là kỹ thuật cất cánh được áp dụng khá nhiều trên các Hàng không mẫu hạm của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Sau khi được đẩy đi từ máy phóng, chiếc máy bay sẽ lướt trên đường băng của Hàng không mẫu hạm khi chỉ còn cách điểm kết thúc của đường băng khoảng 150m. Tại các vị trí này có các lớp cao su giúp hỗ trợ sức bật cho nó. Lúc cách vị trí này 100m, động cơ của chiếc tiêm kích sẽ được đẩy lên công suất 75%, bánh đáp trước được trợ lực từ hệ thống cân bằng và hệ thống thủy lực để không bị mất thăng bằng khi va chạm với lớp cao su. Khi va chạm với lớp cao su, mũi máy bay sẽ chếch lên phía trên 8 độ, sử dụng lực nâng từ động cơ để cất cánh khỏi tàu. Kỹ thuật này khá khác với kỹ thuật cất cánh từ các Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Su-27K còn phải qua được các bài thử nghiệm hạ cánh với tính huống giả định trên các Hàng không mẫu hạm như bài thử nghiệm hãm tốc độ bằng cáp hãm. Do đó, Su-27K được trang bị thêm một bộ phận mà các phiên bản cất cánh từ đường băng trên mặt đất không có, đó là móc hãm tốc độ. Khi hạ cánh, chiếc móc này sẽ được thả ra để bám vào 4 cáp hãm tốc độ được căng sẵn trên đường băng của Hàng không mẫu hạm. Kỹ thuật này cần phải thao tác khá nhịp nhàng bởi cần kết hợp cả việc mở bánh đánh trước và cáp hãm sau đó mới đến bánh đáp sau. Với các bài thử nghiệm này, chiếc Su-27K được đưa đến trung tâm Tbilisi.
Sau đó 1 năm, vào ngày 1-11-1989, Viktor Pugachev đã là phi công đầu tiên cất cánh theo các kỹ thuật mới, sử dụng thiết bị phóng và bộ phận ổn định hướng.
Trên hàng không mẫu hạm hiện đại có hai bộ phận rất quan trọng đó là máy phóng và bộ phận điều hướng (ổn định hướng):
- Máy phóng: do độ dài đường băng trên Hàng không mẫu hạm chỉ dài bằng ½ so với đường băng tiêu chuẩn trên mặt đất nên cần có lực hỗ trợ để nó đạt được vận tốc cất cánh nhanh hơn bình thường. Thiết bị này hoạt động bằng hơi nước và có lực đẩy khá mạnh.
- Bộ phận ổn định hướng: do hoạt động trên đường băng Hàng không mẫu hạm nên các yếu tố như gió và độ ổn định của tàu là rất quan trọng. Để ổn định hướng trong lúc động cơ phản lực khởi động, chiếc tiêm kích thường có một bộ phận được gọi là máy chỉnh độ nghiêng, giữ nhiệm vụ chắn bớt lực từ động cơ phản lực, đồng thời cân bằng lực chiếc tiêm kích để nó không bị lệch hướng. Độ lệch tiêu chuẩn của Hàng không mẫu hạm của Liên bang Nga là 60 độ (Admiral Kuzetsov) còn Hoa Kỳ là 65 độ (USS Enterprise) và thông thường chỉ dao động từ 65 độ đến 68 độ nhằm ổn định hướng và lực đẩy.
Tai nạn
- Ngày 17-7-2001: một chiếc Su-33 đã lao thẳng xuống đường băng khi đang bay ở độ cao 3.000m trong một buổi triển lãm Hàng không Russian’s Pskov. Phi công là trung tướng Timur Apakidze đã hy sinh trong vụ tai nạn
- Ngày 5-9-2005: một chiếc Su-33 hạ cánh xuống tàu Đô đốc Kuzetsov thì không thể móc được vào cáp hãm tốc độ. Rất may, phi công đã kéo cần thoát hiểm và thoát ra ngoài. Còn chiếc Su-33 thì chạy thẳng trên đường băng và rơi xuống biển. Sau vụ việc đã có một phiên điều trần nhằm làm rõ trách nhiệm và xem xét độ an toàn của Su-33.

Su-33 Flanker-D
CHIẾN ĐẤU CƠ HẢI QUÂN
Sukhoi (Nga)
_______________________________________________________
.
Phi hành đoàn : 01
Dài : 21,94 m
Sải cánh : 14,70 m
Cao : 5,93 m
Trọng lượng không tải : 18.400 kg
Tối đa khi cất cánh : 33.000 kg
Động cơ : 02 động cơ phản lực AL-31F với sức đẩy 12.500 kg mỗi cái, có khả năng tái khai hỏa.
Tốc độ : 2.300 km/giờ
Cao độ : 17.000 m
Tầm hoạt động : 3.000 km
Hỏa lực : 01 đại bác 30mm GSh-30-1 với 150 đạn; 6.500 kg vũ khí gồm : tên lửa không-đối-không R-27/R-73, bom, rocket.
Bay lần đầu : 5/1985
Số lượng sản xuất : 24 chiếc.
Quốc gia sử dụng : Nga, Ukraine, Trung Quốc (thử nghiệm)


Tiêm kích trên hạm đa năng MiG-29K

3:56 PM, 30/06/2011, Views: 15950 | By PM

VietnamDefence - MiG-29K (NATO gọi là Fulcrum-D, biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB) là máy bay tiêm kích đa năng triển khai trên tàu sân bay, thế hệ 4++.

MiG-29K (migavia.ru)​
Đây là tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh từ tàu sân bay theo kiểu thông thường, tức là có chạy đà cất cánh và chạy đà hạ cánh.

MiG-29K thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23.7.1988 và được đưa vào trang bị năm 1993. Năm 1991, máy bay bắt đầu tham gia thử nghiệm quốc gia song không hoàn thành quá trình thử nghiệm. Do kinh phí cho các chương trình quân sự bị cắt giảm mạnh, Nga hủy bỏ việc cải tiến MiG-29K.

2 mẫu chế thử MiG-29K đã thực hiện tổng cộng hơn 420 chuyến bay, trong đó có gần 100 chuyến bay trên tàu sân bay.

Nga trở lại với tiêm kích trên hạm vào giữa thập niên 1990 khi Ấn Độ muốn mua của Nga tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Họ cũng cần các tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay này. Nga quyết định phát triển máy bay mới trên cơ sở MiG-29 tại Viện thiết kế mang tên A.I. Mikoyan. Máy bay tiêm kích này có ký hiệu 9-41, song vẫn giữ tên của mẫu máy bay trước đây là MiG-29K.


Năm 1999, Nga bắt đầu ráo riết phát triển tiêm kích trên hạm mới, mặc dù những đường nét đầu tiên của máy bay được hoàn thành từ năm 1996. Cuối thập niên 1990, các công trình sư bắt đầu chế tạo những bộ phận tổng thành đầu tiên cho các máy bay MiG-29K thử nghiệm. Sau khi ký hợp đồng với Ấn Độ, phía Ấn Độ cũng tích cực tham gia định hình diện mạo máy bay mới.

Năm 2002, đã bắt đầu thử nghiệm các hệ thống và bộ phận riêng lẻ của MiG-29K.

MiG-29K hiện nay là biến thể hiện đại hóa sâu của máy bay MiG-29K mẫu 1988 (9-31).

Tiêm kích thử nghiệm MiG-29K/KUB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1.2007. Chiếc máy bay sản xuất loạt lần đầu tiên cất cánh vào tháng 3.2008.

Tuy có bề ngoài tương đồng, MiG-29K có trọng lượng lớn hơn 30 % so với MiG-29B của Không quân Ấn Độ. MiG-29K sẽ được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Dự trữ bay của MiG-29K/KUB tăng hươn gấp đôi, chi phí giờ bay giảm gần 2,5 lần.

Tiêm kích trên hạm MiG-29K (1 chỗ ngồi) và MiG-29KUB (2 chỗ ngồi) là máy bay đa năng thế hệ 4++, có thể làm nhiều nhiệm vụ (giành ưu thế trên không, phòng không cho binh đoàn tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước, mặt đất) bất kể ngày đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

MiG-29K có các tính năng kỹ thuật và khai thác tốt hơn, độ tin cậy cao hơn. Hệ thống avionics của máy bay có cấu trúc mở. Radar trên khoang đa năng, đa chế độ Zhuk-ME cho phép bám đến 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.

Máy bay có khung thân cải tiến, sử dụng các vật liệu composite (chiếm 15%), có độ bộc lộ radar nhỏ và tải trọng chiến đấu lớn hơn, các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống gấp cánh cải tiến, hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số kiểu tứ trùng.

MiG-29К được trang bị cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có bộ càng gia cường, cánh gấp và lớp phủ đặc biệt chống tác động ăn mòn của nước biển.

Tính năng kỹ-chiến thuật của MiG-29K

Trọng lượng cất cánh: thông thường/tối đa, kg: 18.550 / 24.500;
Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 17,3 x 4,4 x 11,99
Tốc độ tối đa: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km/h: 1.400 / 2.200;
Tầm bay: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km: 750 / 1.650;
Số điểm treo vũ khí: 8;

Vũ khí:
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE;
8 tên lửa tầm ngắn R-73E;
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E;
4 tên lửa chống radar Kh-31P;
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 pháo 30 mm GSh-301
MiG-29K và biến thể máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB đang được sản xuất loạt cho Hải quân Ấn Độ.



  • Nguồn: RIA Novosti.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top