[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 sẽ mang bom nguyên tử B-61 Mk12?
Theo tờ nhật báo La Repubblica của Italia, nếu sử dụng máy bay tàng hình đa năng thế hệ thứ năm F-35 trong nhiệm vụ tấn công hạt nhân bằng cách mang trong mình những quả bom nguyên tử sẽ là rất lợi hại.


Giả thiết này được đưa ra khi Mỹ có kế hoạch chi số tiền khủng 11 tỷ USD cho chương trình hiện đại hóa những quả bom hạt nhân đã lỗi thời B-61, hiện đang được lưu trữ trong các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước Châu Âu thành những quả bom có điều khiển B-61 Mk12.

“Là máy bay ném bom vô cùng tốn kém, thế nhưng F-35 đã chứng tỏ là một phương tiện lý tưởng để vận chuyển vũ khí hạt nhân tới bất kỳ mục tiêu nào nhờ công nghệ Stealth, nói cách nôm na, là hệ thống radar không có khả năng phát hiện ra loại máy bay này. Với triển vọng đó, các máy bay quân sự của Ý có khả năng thực hiện ‘trận chiến cuối cùng’ (Armageddon) ” tờ báo La Repubblica viết.


Tàng hình cơ F-35 Chuyên gia vũ khí chiến lược thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, Hans Christensen chỉ ra rằng, “khi bố trí trên máy bay có đặc tính công nghệ Stealth, bom nguyên tử điều khiển từ xa trở nên nguy hiểm hơn nhiều, với tính năng vô hình với các radar, máy bay có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, thâm nhập và tấn công mục tiêu ở cự ly gần, điều này có nghĩa bom hạt nhân sẽ trở nên chính xác và ít độc hại hơn bởi lượng nhiên liệu không cần quá nhiều mà quả bom vẫn có thể phá hủy chính xác mọi mục tiêu, có nghĩa là chúng trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều”.

Được biết, Lầu Năm Góc đang có kế hoạch 11 tỷ USD để hiện đại hóa kho bom nguyên tử của mình, điều này, một lần nữa trở thành những “động thái” mang tính thời sự và khiêu khích.

Kế hoạch hiện đại hóa bom nguyên tử B-61 của Hoa Kỳ được áp dụng đối với các kho vũ khí trong căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài hoặc kho vũ khí của đồng minh theo khuôn khổ thỏa thuận chia sẽ hạt nhân (Nuclear Sharing). Thỏa thuận như vậy giữa Italia và Hoa Kỳ đã được ký kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh và kể từ đó đã không bao giờ được sửa đổi

Cũng theo tờ La Repubblica, những đầu đạn nguyên tử cũ B-61 hiện đang được cất giữ tại các căn cứ không quân ở Aviano và Ghedi. Tổng cộng có khoảng 150-200 quả bom nguyên tử như vậy trên lãnh thổ các quốc gia Đức, Bỉ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Iatalia.

Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cam kết không triển khai thêm các vũ khí hạt nhân mới, nhưng theo các nhà phân tích, “việc hiện đại hóa những đầu đạn lỗi thời B-61 và biến chúng thành vũ khí điều khiển từ xa B-61 Mk12 là ‘một sự gia tăng đáng kể tiềm lực hạt nhân của Mỹ ở Châu Âu’”, báo La Repubblica viết.

“Mối đe dọa này đã được Moscow coi là rất nguy hiểm. Kế hoạch này của Mỹ đã được các nhà phân tích Nga coi đây là một bước tiến mới trong việc tái vũ trang”, theo báo La Repubblica.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Na Uy chi tới 10,5 tỷ USD mua phi đội 52 chiếc F-35

Thứ bảy 27/04/2013 17:11
ANTĐ - Ngày 26-4, chính phủ Na Uy tuyên bố nước này sẽ nhận 6 chiếc máy bay chiến đấu F-35 JSF đầu tiên vào năm 2017 và mỗi năm sẽ nhận số lượng tương tự cho đến năm 2024, để đến thời điểm này họ sẽ nhận đủ phi đội 52 chiếc máy bay.

Cùng ngày, chính phủ Na Uy đã gửi một yêu cầu chính thức lên Quốc hội về kế hoạch mua 6 chiếc F-35 được chuyển giao vào năm 2017, đồng thời cũng đã phác thảo kế hoạch mua sắm quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của nước này.

Kế hoạch này đã đẩy nhanh thời gian dự kiến tiếp nhận ban đầu lên 1 năm nhưng kéo dài thời gian bàn giao toàn bộ lô hàng đến năm 2024.

Tổng chi phí cho 6 chiếc ban đầu này được đệ trình lên quốc hội là 12,9 tỷ curon Na Uy (2,18 tỷ USD), bao gồm cả chi phí huấn luyện, mô hình bay và các phụ kiện khác.

Tổng chi phí mua 52 chiếc máy bay F-35 ước tính khoảng 62,6 tỷ curon (10,5 tỷ USD), bao gồm cả 4 chiếc F-35 sẽ được bàn giao trong năm 2015 và 2016 để phục vụ mục đích huấn luyện.



Khi công bố kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Anne-Grete Strom-Erichsen cho rằng, chính phủ đã "kết luận một cách thuyết phục rằng F-35 là máy bay chiến đấu duy nhất đáp ứng được các yêu cầu tác chiến tương lai của chúng tôi. Ngày hôm nay, việc này tiếp tục đúng và chúng tôi không để lãng phí thời gian. Máy bay chiến đấu F-16 của chúng tôi vẫn nằm trong số các máy bay chiến đấu cùng loại có khả năng nhất, nhưng chúng cũng là một trong những máy bay già cỗi nhất trên thế giới".

Na Uy gần đây đã nhận được cam kết từ Ban giám đốc Điều hành Chương trình JSF, về việc tích hợp tên lửa tấn công chung (Joint Strike Missile-JSM) do Kongsberg phát triển vào phiên bản Block 4 của máy bay chiến đấu này.

"Điều này rất quan trọng. Chúng tôi cần JSM để đáp ứng yêu cầu tác chiến mới", ông Strom-Erichsen cho biết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga hoàn tất thử nghiệm thiết bị trên khoang của MiG-29K Series 2

Công ty Techpribor, một thành viên của tập đoàn Radio-electronic technology của Nga đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm bộ trang thiết bị điện tử trên khoang nâng cấp BSOI-1Co trang bị trên chiến đấu cơ hải quân MiG-29K/KUB.

Theo thông tin từ công ty Rostex, gói thiết bị BSOI-1Co sẽ là trang bị cơ bản trên chiến đấu cơ Karat-B-29K Series 2.
Trong quá trình thử nghiệm, BSOI-1Co đã đáp ứng được yêu cầu của quân đội Nga về độ tin cậy, tốc độ trao đổi thông tin và truyền dữ liệu lên màn hình hiển thị cho phi công. Theo Rostex, giá thành của BSOI-1Co thấp hơn 10% so với thiết bị cũ và hoạt động tiết kiệm năng lượng hơn.

MiG-29K​

Tháng 2-2012, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định mua 20 chiến đấu cơ MiG-29K và việc chuyển giao máy bay loại này sẽ bắt đầu từ năm 2013. Trong biên chế quân đội Nga, MiG-29K sẽ được trang bị cho không đoàn số 279 thuộc tuần dương hạm Admiral Kuznetsov. Chúng sẽ thay thế cho các máy bay Su-33 sẽ hết niên hạn sử dụng từ năm 2015. Cùng với Nga, MiG-29K còn được Ấn Độ đặt mua để trang bị trên các tàu sân bay nội địa.
Với khả năng đạt tốc độ bay tới 2.200km/giờ, tầm hoạt động của MiG-29K là 1.500km. Dòng chiến đấu cơ hải quân này thích hợp hoạt động trên các tàu sân bay có lượng choán nước từ 28.000 tấn trở lên. Tùy theo nhiệm vụ chiến đấu, MiG-29K được trang bị vũ khí cơ bản là pháo hàng không 30mm và 7 móc treo vũ khí dưới thân, cánh với tổng trọng lượng vũ khí mang vác đạt 4,5 tấn.


http://soha.vn/quan-su/nga-hoan-tat-thu-nghiem-thiet-bi-tren-khoang-cua-mig29k-series-2-2013050310442854.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con này giá 32 triệu $ , hơn 2 triệu mà chất lượng khác hẳn JF 17 của Ba ship
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
CHỉ hơn mỗi việc cất cánh từ TSB và tải trọng lớn, chứ em cũng ko thấy hơn con JF-17 là bao
JF-17 so thế nào dc với Mig29K
Ngay cả Russian Navy cũng sút Su-33 ( J-15 nhái của Tàu ) để chọn Mig-29K là đủ hiểu khả năng của nó
Mig-29K dựa trên khung Mig-29M1 , hệ thống điện tử tiên tiến như AESA Zhuk-AE chẳng hạn
Trình của nó thua F-18E/F block 2 nhưng so ra thì cũng ngang cơ Rafale-M đấy
Mấy con Tàu phò toàn nổ =))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
JF-17 so thế nào dc với Mig29K
Ngay cả Russian Navy cũng sút Su-33 ( J-15 nhái của Tàu ) để chọn Mig-29K là đủ hiểu khả năng của nó
Mig-29K dựa trên khung Mig-29M1 , hệ thống điện tử tiên tiến như AESA Zhuk-AE chẳng hạn
Trình của nó thua F-18E/F block 2 nhưng so ra thì cũng ngang cơ Rafale-M đấy
Mấy con Tàu phò toàn nổ =))
À e quên mất còn radar AESA nữa, cám ơn bác đã góp ý. Mà ũa tưởng mỗi MiG-35, T-50 mới trang bị chứ nhĩ ! còn bản F-18E/F block 2 bác có info gì ko ạ ? em chưa nghe bao giờ !

Vậy MiG-29K này coi bộ ~= F-16Bl60 rồi ! mấy con của Tầu thì xạo nhất vẫn là món radar AESA vô danh chưa có nỗi cái tên =)), tính năng kĩ thuật ko ai biết, J-10B, J-11B, J-15 và JF-17 đều xài chung theo như báo tầu ?! chí ít như radar AESA của F-2 còn có cái tên Mitshubishi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đã "nhái" tiêm kích J-11/15 như thế nào?(1)



(Kienthuc.net.vn) - Nguồn gốc của những chiếc tiêm kích J-11/15 hiện đại của Trung Quốc bắt nguồn từ những hợp đồng mua Su-27 từ Nga vào những năm 1990.

Đầu những năm 1990, trong khi trang bị không quân thế giới đã tiến những bước dài công nghệ thì Không quân Trung Quốc vẫn “dậm chân tại chỗ” với trang bị lạc hậu (gồm các chiến đấu cơ lỗi thời J-6, J-7, J-8). Đứng trước yêu cầu cấp bách cần phải những tiêm kích hiện đại hơn để đáp ứng tình hình mới.


Tình hình thế giới lúc này, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, mối quan hệ Trung – Mỹ và phương Tây bị “đóng băng”. Hơn thế, toàn bộ các hoạt động hợp tác quốc phòng Trung – Mỹ cũng bị đình trệ theo. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc xoay sang “chơi lại” với người anh em Liên Xô sau nhiều năm căng thẳng nhằm tìm kiếm công nghệ vũ khí tiên tiến.


Con đường Su-27 đến Trung Quốc


Ngày 17/9/1990, Không quân Trung Quốc đã cử đoàn quân sự thăm căn cứ không quân Kubinka, tại đây phía Liên Xô đã thực hiện chuyến bay biểu diễn quảng cáo tiêm kích MiG-29. Tuy nhiên, bán kích chiến đấu của MiG-29 là không thuyết phục đối với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, ngoại trừ việc giải quyết vấn đề Đài Loan.


Với lý do đó, Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-27, dù nó đắt tiền hơn nhưng lại có bán kính tác chiến lớn hơn. Ban đầu yêu cầu đó đã bị các nhà lãnh đạo Liên Xô từ chối, nhưng sau nhiều vòng đàm phán hợp đồng đã được ký kết.

Tiêm kích Su-27SK của Không quân Trung Quốc.​

Hai nước đã thỏa thuận về việc cung cấp 24 máy bay Su-27, bao gồm biến thể một chỗ ngồi và huấn luyện 2 chỗ ngồi. Hợp đồng này được phía Trung Quốc định danh “dự án 906”, đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của dòng máy bay Su-27. Đầu tháng 2/1991, chuyến bay trình diễn tại sân bay Nanyuan ở Bắc Kinh đã đánh dấu sự hiện diện của Su-27 trên đất Trung Quốc.


Lô hàng đầu tiên gồm 12 chiếc Su-27, trong đó có 8 chiếc là Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK đã bay trực tiếp từ Nga sang Trung Quốc qua không phận Mông Cổ vào cuối năm 1991. Cuối cùng, sau nhiều năm lực lượng không quân lạc hậu của Trung Quốc đã được tiếp nhận những chiến đấu cơ hiện đại hàng đầu thế giới.


Đến ngày 8/11/1992, lô 12 chiếc còn lại cũng được giao cho phía Trung Quốc. Tiếp sau đó, 2 bên đã xúc tiến việc ký hợp đồng thứ 2 mua 24 chiếc Su-27SK. Tuy nhiên, hợp đồng này đã bị trì hoãn do 2 bên không thống nhất được hình thức thanh toán.


Đối với hợp đồng đầu tiên thì 70% giá trị được thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng (Trung Quốc cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ). Phía Nga tính rằng hợp đồng máy bay tiếp theo phải được thanh toán bằng đồng USD.


Vụ việc bế tắc mãi tới tháng 5/1995, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc Liu Huakinh sang thăm Nga và đồng ý yêu cầu của phía Nga nhưng với một điều kiện là Nga sẽ chuyển giao dây chuyền sản xuất máy bay Su-27 cho Trung Quốc.

Biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UBK.​

Phía Nga nhanh chóng chấp thuận và một thỏa thuận cấp phép sản xuất máy bay Su-27 tại Trung Quốc đã được ký kết. Người Nga có lẽ không bao giờ nghĩ rằng, thỏa thuận cấp giấy phép của họ trở nên tai hại thế nào, khi chỉ vài năm sau Trung Quốc đã “sao chép” thành công Su-27 và tự lực sản xuất trong nước.


Hợp đồng thứ hai chuyển giao cho Trung Quốc vào tháng 2/1996 gồm 4 chiếc Su-27SK và 6 chiếc Su-27UBK, 14 chiếc Su-27SK còn lại của lô thứ hai được bàn giao vào tháng 7/1996. Tháng 12/1999, Trung Quốc ký thêm một hợp đồng với Nga cung cấp 28 chiếc Su-27UBK huấn luyện.


Tính năng Su-27SK


Định danh các biến thể Su-27SK của Trung Quốc, chữ S có nghĩa là “sản xuất”, còn chữ K là “thương mại”. Một trong những khác biệt cơ bản của biến thể xuất khẩu là trọng lượng cất cánh được tăng lên đến 33 tấn theo yêu cầu của phía Trung Quốc.


Hệ thống điện tử trong mỗi đợt chuyển giao có sự khác biệt, 24 chiếc Su-27 đầu tiên được trang bị hệ thống điều khiển vũ khí SUV-27, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện OEPS-27 và radar N001E có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 70 km, cùng lúc có thể phát hiện 10 mục tiêu nhưng chỉ có thể tiêu diệt một mục tiêu.


Trên những chiếc Su-27 sau này đã được lắp đặt radar N001P cho phép dẫn tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, những chiếc Su-27 cung cấp sau cùng đã được lắp đặt hệ thống dẫn đường tích hợp A737.


Su-27SK trang bị một pháo GSh-301 30mm (dự trữ đạn 150 viên) trong thân để không chiến tầm gần. Máy bay thiết kế với 10 giá treo trên cánh và thân mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa tầm trung R-27, bom hàng không không điều khiển, rocket.

Biên đội Su-27SK phóng rocket.​

Trong nhiệm vụ đánh chặn, máy bay mang tối đa 4 tên lửa R-73 và 6 tên lửa R-27. Ngoài ra, máy bay có thể mang 2 tên lửa R-73, 6 tên lửa R-27 và 2 pod gây nhiễu điện tử chủ động SPS-171/L005 trong nhiệm vụ phòng không.


Su-27SK thiết kế cho vai trò đánh chặn/chiếm ưu thế trên không nhưng khi cần có thể làm nhiệm vụ cường kích với vũ khí (bom, rocket) không điều khiển.


Su-27 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa 2.500km (trần bay cao), tầm bay 3.530km, trần bay 18.500m. Đối với biến thể 2 chỗ ngồi Su-27UBK thì trần bay chỉ là 17.500km.

Trung Quốc đã “nhái” tiêm kích J-11/15 như thế nào? (kỳ 2)



(Kienthuc.net.vn) - Từ việc xin giấy phép lắp ráp Su-27 trong nước, Trung Quốc đã “làm nhái” thành công tiêm kích nội địa J-11 giống hệt Su-27.

3 lý do phá vỡ hợp đồng


Thực chất, Nga không hề muốn bán giấy phép sản xuất Su-27 cho Trung Quốc, nhưng cuối cùng khi phía Trung Quốc công bố rằng, trong trường hợp không cung cấp giấy phép thì sẽ mua không quá 48 máy bay Su-27.


Vì thế, đến năm 1993 Nga đã đồng ý ký vào hợp đồng trị giá 150 triệu USD về việc chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc cũng như cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.


Ngày 6/12/1996, Nga cung cấp cho Trung Quốc giấy phép sản xuất Su-27. Theo nội dung hợp đồng, Nga cần phải giúp đỡ doanh nghiệp quốc doanh là Công ty Hàng không Thẩm Dương (SAC) xây dựng dây chuyền sản xuất 200 chiếc Su-27 trong vòng 15 năm. Động cơ, radar, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí do Nga cung cấp.

Phi đội tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc.​

Su-27 được lắp ráp ở Trung Quốc được định danh “dự án 11” và mang tên J-11 sau khi lực lượng vũ trang tiếp nhận. Mùa hè năm 1997, Nga cung cấp trọn bộ bản vẽ sản xuất cho Tập đoàn Thẩm Dương. Cuối năm 1998, Sukhoi bắt đầu chuyển giao bộ phụ kiện đầu tiên cho Trung Quốc nhưng việc lắp ráp tới năm 2000 mới thực hiện do những vấn đề kỹ thuật.


Nhưng chỉ 4 năm sau, khi hoàn thành 100 chiếc J-11 với linh kiện Nga, phía Trung Quốc đột ngột yêu cầu Sukhoi ngừng cung cấp linh kiện.


Có 3 lý do dẫn tới việc này, thứ nhất trong thỏa thuận hợp tác sản xuất không bao gồm việc Nga chuyển giao công nghệ thiết bị điện tử và động cơ cho Trung Quốc, buộc nước này “vĩnh viễn” nhập khẩu thiết bị từ Nga để chế tạo J-11.


Thứ hai, hệ thống điều khiển hỏa lực của J-11 không tương thích tên lửa do Trung Quốc thiết kế. Vì thế, họ phải tiếp tục nhập tên lửa không đối không R-27, R-73 cho J-11.


Cuối cùng, phía Trung Quốc đưa ra lý lẽ Su-27SK/J-11 bị hạn chế khả năng đối đất do chỉ có thể mang bom và rocket không điều khiển.


Nhưng hai lý do đầu có lẽ mới chính là nguyên nhân chủ yếu Trung Quốc chấm dứt hợp đồng với Sukhoi. Dẫu sao, việc Nga phải giữ lại công nghệ cốt yếu là điều dễ hiểu.Vì nếu họ trao tất cả và Trung Quốc nội địa hóa thành công 100% thì khi đó chắc chắn nước này không nhập gì từ Nga.


Vậy chẳng hóa, Nga sẽ mất đi “nồi cơm”, không những thế có thể mất đi thị trường xuất khẩu vũ khí khi giới lãnh đạo đầy tham vọng Trung Quốc đưa J-11 ra thế giới với giá rẻ hơn so với “hàng chính hãng”.

Năm 2003, Sukhoi đã cố gắng quảng cáo biến thể hiện đại hóa tiêm kích Su-27SKM tới Trung Quốc. Tuy nhiên giới chức nước này tỏ ra không mặn mà lắm, mà họ đặt kỳ vọng vào biến thể nội địa cải tiến J-11.


Tiêm kích nội địa 100%


Thành công trong việc lắp ráp J-11 đã thúc đẩy Trung Quốc nghĩ đến một biến thể cải tiến mang tên J-11B và biến thể 2 chỗ ngồi J-11BS với những linh kiện “nội địa hóa 100%”.


J-11B sử dụng khá nhiều vật liệu composite trong chế tạo, do đó trọng lượng máy bay giảm 700 kg, để duy trì trọng tâm phần trước của J-11B có gắn tải trọng vô ích. Vì có sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar nên khả năng tán xạ của J-11B thấp hơn 25% so với Su-27.


J-11B được trang bị radar điều khiển hỏa lực mới của Trung Quốc có khả năng theo dõi 6-8 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc . Các thiết bị buồng lái được cải thiện tốt hơn khi lắp đặt HUD ba chiều và 4 màn hình màu đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay.

Nguyên mẫu tiêm kích J-11B.​

J-11B có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung PL-12 do Trung Quốc chế tạo được điều khiển bằng radar chủ đô%3ḅng và tên lửa tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-8.


Quan trọng hơn, J-11B được cho là có khả năng mang vũ khí chính xác cao như: bom dẫn đường bằng laser LT-2, bom lượn LS-6, tên lửa chống radar YJ-91, tên lửa không đối hạm KD-88.


Điểm khác biệt quan trọng nhất của J-11B là nó trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy FWS10 Taihang do Trung Quốc phát triển, được cho là tương tự động cơ General Electric F110 cùng một số công nghệ của động cơ AL-31F của Nga.


Chuyến bay đầu tiên của J-11B đã được thực hiện vào tháng 6/2002, 18 tháng sau đó, J-11B hoàn thành các cuộc bay thử nghiệm và chính thức chuyển giao cho Không quân PLA.


Sự ra đời tiêm kích hạm J-15


Năm 1999, Trung Quốc “tậu” được tàu sân bay chưa hoàn thiện Varyang của Ukraine, theo kế hoạch đây sẽ trở thành tàu sân bay huấn luyện. Giải pháp hợp lý nhất cho các chiến đấu cơ trên tàu sân bay này là máy bay Su-33 của Nga, nhưng Moscow đã từ chối yêu cầu của Bắc Kinh sợ rằng Trung Quốc thực hiện không đúng cam kết như Su-27. Kết quả là Trung Quốc quay sang Ukraine và mua mẫu thử T-10K-3 của tiêm kích hạm Su-33.


Thật may mắn cho phía Trung Quốc, mẫu T-10K-3 được chọn đưa vào sản xuất Su-33, nó giống hệt biến thể thương mại. Nhưng điều quan trọng nhất là khung vỏ máy bay không khác nhiều lắm so với tiêm kích Su-27. Đây là tin tuyệt vời cho các kỹ sư Trung Quốc bởi họ đã có kinh nghiệm chế tạo J-11 “sao chép” Su-27.


Dựa trên mẫu thử T-10K-3, các kỹ sư Trung quốc đã phát triển một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay dựa trên cơ sở J-11B, ban đầu được định danh là J-11BJ (sau đó được đổi thành J-15 “cá mập bay”).

Tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh.​

Sự khác biệt giữa J-11 và J-15 cũng giống như sự khác biệt giữa Su-27 và Su-33. Đó là về kết cấu thân thêm cánh mũi, hệ thống cánh gấp, đuôi ngang. Càng trước được trang bị bánh kép, càng sau được gia cố, bổ sung móc hãm (móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay), thêm thiết bị tiếp dầu trên không.


J-15 trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử bị động (AESA), tổ hợp ngắm quang – điện tử, hệ thống chế áp điện tử.


Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy FWS-10A cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,4, tầm bay 3.500km, trần bay 20.000m.


J-15 thiết kế với một pháo GSh-30-1 cỡ nòng 30mm trong thân (với 150 viên đạn), trên thân và cánh có 12 giá treo mang được tên lửa không đối không, tên lửa không đối hạm, tên lửa chống radar, bom hàng không có điều khiển.


Ngày 25/11/2012, tiêm kích hạm J-15 đã thực hiện cuộc cất hạ cánh thành công lần đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chưa đánh nhau thì khó biết khả năng thật của JF17, nên các bạn Tàu có chém ác cũng được. Các bạn Nga chém về Su30/35 còn ác hơn. Mig29 thì đánh nhau thật nhiều rồi, thua là chính.

Các bạn Paki mua 2 phi đoàn trước để kịp có cái rèn phi công. Theo thời gian thì JF17 sẽ được nâng cấp dần. Các batch tiếp theo có thể nâng cấp radar, vũ khí...
Mig29 thì đã đi gần hết vòng đời cải tiến nên trong tương lai Mig sẽ tụt lại sau.

Nhìn vào bảng thành tích không chiến của Mig29 cũng như tài nghệ bay của các bạn phi công Ấn thì các bạn Paki chắc ko phải xoắn khi ngồi trên con JF17 này.
Còn F-18 cũng thua là chính nhé, thua máy bay cổ lỗ sĩ, thậm chí còn bị phe ta bắn rụng, F-35 chém cũng ko kém đâu mặc dù lỗi tùm lum. MiG-29 thua thì tìm lại các bài phân tích xem vì sao lại thua và thua bao nhiêu con trước đối phương như thế nào, loại gì nhé. Tìm hiểu kỹ rồi lên đây chém gió cũng chưa muộn đâu bạn trẻ, JF-17 = MiG-29M1/2 là cùng thôi (nó dựa trên project MiG-33 1 kiểu MiG-29 1 động cơ), ko bằng MiG-29K/SMT được (trừ loại JF-17BL2 nếu như theo quảng cáo, JF-17BL1 = F-16Bl30-50, JF-17BL2 = F-16Bl60 xem bài này http://www.otofun.net/threads/509328-jf-17-theard), mà Ấn ko thiếu thốn, trình độ cũng ko kém như Iraq, Nam Tư...Kẻ thù là Pak thua toàn diện về mọi mặt quốc phòng :)) so sánh gì kì vậy ?
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồi trước các bạn Paki định ký với Pháp hợp đồng trang bị avionic cho JF17 nhưng các bạn Pháp sợ mất lòng các bạn Án trong thương vụ Rafale. Nhưng giờ với chế độ tham nhũng và quan liêu đặc trưng kiểu Ấn thì thương vụ Rafale rất mù mờ. Như vậy tương lai hoàn toàn có thể thuê các bạn Pháp rèn radar và đồ điện tử cho JF17, thậm chí mua cả động cơ và tên lửa. Gì chứ em nghĩ đồ điện tử Pháp >> Nga. Như vậy JF17 block3, 4 có thể vượt trội so với Mig29. Cái hay là để tiết kiệm chi phí thì chỉ cần rèn độ 40 con JF17 theo chuẩn Pháp. Số còn lại 300 chiếc thì dùng hàng Tàu nâng cấp cũng đủ chọi với Su27/30 hay LCA của Ấn.
Tới lúc đó ra mig mới nữa rồi so cứ như so j10 vs mig 21 ấy =)) JF-17 airfame Mirage F1, F16 và MiG-33 chả liên quan gì tới Rafale. Radar hiện tại xài của TQ, còn các loại radar dự định đều là dòng cũ rích của Tây Âu =)) về radar thì Tây Âu vẫn đi sau Mỹ nhé. Ấn ko có Su-27, Su-30MKI của Ấn > F-15C = Rafale/EF2k thì bét nhất 1 chấp 5 JF-17 cũng được. LCA = JF-17 thôi, nhưng thiết kế semi-LERX/canard nên cơ động hơn, tên lửa coi bộ cũng tốt hơn, thiết kế khí động buồng lái điện tử 2 bên tám lạng nữa cân, nhưng LCA nhỉnh hơn vì được tiếp cận hàng rin mới Tây Âu Do Thái, radar tầm như nhau, động cơ F404-GE-400 kém hơn RD-93, nhưng trần bay và phạm vi nhiều hơn. JF-17 tầm 3.5-4Gen thôi, LCA 4Gen (lên bản Tejas Mk.2 là 4.5). LCA có lẽ còn có át chủ bài EL/M-2052 AESA, T/R modules lên đến 1500 (F22 là 2000), track 64 mục tiêu, RCS khá nhỏ 1m2, tuy nhiên Mỹ hiện đã cấm DT bán loại radar đó cho Ấn, nên giờ radar LCA là ?. Tóm lại 2 thằng này đều là thùng lẩu thập cẩm, động cơ điện tử radar khí tài thiết kế....Nga Mỹ Âu Tàu Ấn lẫn lộn....


 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mig thì đang đi vào giai đoạn cuối trước khi phá sản và bị sát nhập vào Sukhoi nên tương lai của Mig cũng sáng như cái tiền đồ của chị Dậu.

JF17 thì được cả bạn Trung và Paki dồn sức vào coi như một trong những chủ bài trong việc kiềm chế Ấn. Bản thân JF17 cũng có khung thân tốt thì việc gắn đồ chơi ngon vào trong cái vỏ đấy là do trình độ đi đêm và ví tiền của các bạn Paki. Và các bạn Pháp ai cũng biết là thì tham tiền. Do đó JF17 thì tương lai sáng như tiền đồ nhà Nghị Quế.

Radar Mỹ có tốt bằng 100 lần radar Tây Âu thì cũng chả giải quyết gì vì bạn Ấn ko mua tàu bay bạn Mẽo. F18 có rơi 1000 chiếc/năm thì cũng không che dấu nổi thực tế Mig29 là máy bay có thành tích không chiến lởm nhất thế giới.
Kha kha, JF-17 hiện nay đã mua được radar Tây Âu đâu, nó đang xài radar tầu mà =)) còn nếu mua được thì cũng là hàng cũ lởm, pesa mà thôi, radar pesa thì người Nga là số 1 mua của Nga như Zhuk là ngon nhất, dĩ nhiên Nga sẽ ko bán =)). MiG-29A vs F-16C/F15C + Awacs cân bằng thật =)), trời ơi giờ này còn ai dogfight (không chiến) =)) từ ~ năm 90 người ta WVR BVR cả rồi =)) đúng là tuổi trẻ, Radar dự kiến của LCA là radar của Do Thái mà, tính năng ko hề thua kém radar Mẽo, vì Mẽo shared gần như 50% CNQP cho Isarel, F-16I/15I ko thua gì F-16E, F-15D/E cả =)), JF-17 tung ra để kiềm chế đám MiG-21 của Ấn đấy ạ , ko phải kiềm chế Su-27 Ấn đâu vì Ấn đâu có Su-27, Su-30MKI & MiG-29K thì mời bạn đọc lại thông tin xem JF-17 có so được với MiG-29K, Su-30MKI hay ko rồi chém gió =)), ví tiền !!! =)) Ấn tậu Rafale + radar AESA RBS-2 + MBDA meteor + HMSD Topsight + Thales Damocles của nó rồi đấy ạ, tương lai chuẩn bị Mỹ bán F-35 luôn =)), cũng chả có nguồn chính thồng nào xác nhận MiG và Su sắp phá sản ! MiG-29 xuất khẩu dogfight tệ vì sao thì tìm hiểu kĩ trước khi phát biểu liều =))
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mig thì máy bay chi phí bảo dưỡng cao nhưng bộ đôi mig29/su27 làm mưa làm gió khắp Liên Xô và các nước XHCN , tiếc rằng đại Nga lại không như Liên Xô , trách sao được .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Anh chỉ mua 48/138 F-35 để trang bị cho “Nữ hoàng” Elizabeth?
Bộ quốc phòng Anh không có kế hoạch để mua tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35.


Vào thứ Sáu tuần trước, các phi công huấn luyện Anh đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay với máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất thế giới F-35 tại căn cứ Không quân Eglin, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond (người đứng cạnh Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong ảnh trên) cho biết nước này hiện đang không có kế hoạch để mua tất cả các máy bay chiến đấu loại này.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Sky News (tháng 4), Hammond cho biết, Bộ quốc phòng đã đặt mua 48 máy bay F-35 trị giá khoảng 100 triệu bảng mỗi chiếc. Những máy bay này, kể từ năm 2020, sẽ phục vụ trên tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth (HMS Queen Elizabeth). Nhưng quyết định mua 90 máy bay còn lại vẫn chưa được đưa ra.

F-35B sẽ phục vụ trên tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth (HMS Queen Elizabeth) từ năm 2020.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh cho biết, "các quyết định phụ thuộc vào các chính sách, tài chính, và tình hình quốc tế, ngoài ra, vẫn chưa rõ về tương lai của một sự kết hợp một kết hợp giữa máy bay chiến đấu có người lái và các phương tiện bay không người lái."Sẽ có hai quan điểm về điều này trong tương lai – 80% là máy bay chiến đấu có người lái, 20% - UAV, nhưng cũng có thể là hoàn toàn ngược lại.” - Philip Hammond nói.
Các phi công Anh, những người đã có các chuyến bay huấn luyện với F-35, đã đánh giá cao hiệu quả và chất lượng của loại máy bay này. Một trong số họ nói rằng "bay trên F -35 rât tuyệt vời, nó giống như một giấc mơ thời thơ ấu trở thành sự thật, tôi rất vui vì tôi là một trong những phi công Anh đầu tiên bay trên chiếc máy bay tuyệt vời này."

Tàng hình cơ thế hệ năm F-35B.

Sẽ phải mất thêm từ năm năm trước khi phi đội F-35B đầu tiên được hình thành tại căn cứ Không quân Markham. Phi đội số 17 sẽ là đơn vị không quân Anh đầu tiên, trong năm tới sẽ được trang bị F-35B, được chuyển đến từ căn cứ không quân Edwards.
Chương trình F-35 hiện đang được thực hiện với 3 biến thể - biến thể cơ sở F-35A được thiết kế chủ yếu để trang bị cho Không quân Mỹ, biến thể F-35B cho Vương quốc Anh và Thủy quân lục chiến Mỹ còn biến thể F-35C cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Chi phia qúa cao chính là rào cản lớn nhất đối với các nước có ý định sở hữu loại chiến đấu cơ tối tân F-35.

Mỹ sẽ mua khoảng 2.500 máy bay, Vương quốc Anh đã lên kế hoạch ban đầu mua 138 chiếc tàng hình cơ loại này. Còn lại các nước tham gia dự án - Canada, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Đan Mạch và Na Uy - sẽ mua khoảng 500 máy bay chiến đấu.
Công ty sản xuất Lockheed Martin cho biết rằng trong vòng 30 năm tới sẽ sản xuất hàng loạt loại máy bay hiện đại này với tổng số 3.922 chiếc. Đây là tin tốt cho Vương quốc Anh, vì nước này sở hữu thị phần 15% trong doanh số bán hàng đối với mỗi chiếc F-35.

http://soha.vn/quan-su/anh-chi-mua-48138-f35-de-trang-bi-cho-nu-hoang-elizabeth-20130506233721604.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hay quá, EF 2000 còn vít cổ F 22 ( 1 số lều báo kêu là nó lắp cục tăng rcs ) thế thì F 35 sẽ ra sao nhể .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hay quá, EF 2000 còn vít cổ F 22 ( 1 số lều báo kêu là nó lắp cục tăng rcs ) thế thì F 35 sẽ ra sao nhể .
Đâu vít cổ F-22 có lungslen là Tu-95 bác ạ, còn EF20k vít cổ F22 ở dogfight hoặc WVR, F35 cũng từng đo ván bởi EF20k + AWAC E3
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bọn nhà thấu hút tiền chứ nếu f 22 mà rẻ bằng nửa , vỏ tàng hình ngon thì chưa chắc . Thử nghiệm mô phỏng cũng như trên giấy thôi , em khoái xem chúng nó cắn nhau mới biết thực lực .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Ấn Độ chính thức biên chế MiG-29K

(ĐVO) - Ngày 11/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony cho biết nước này đã chính thức đưa máy bay chiến đấu “Báo đen” MiG-29K (MiG-29K Black Panther) vào phiên chế của hải quân nước này.

Lễ đưa MiG-29K vào phiên chế họat động của hải quân được tổ chức tại căn cứ Hansa của hải quân Ấn Độ ở bang Goa. Đây cũng sẽ trở thành căn cứ của phi đội “Báo Đen” và các phi đội máy bay chiến đấu khác của hải quân Ấn Độ. Phi đội “Báo Đen” ban đầu gồm có 16 máy bay với tên gọi “IANS 303.” Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết MiG-29K có khả năng chiến đấu trên không, một khi được kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ tăng sức mạnh đa năng của hải quân Ấn Độ.
MiG-29K (NATO gọi là Fulcrum-D, biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB) là máy bay tiêm kích đa năng triển khai trên tàu sân bay, thế hệ 4++.

Đây là tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh từ tàu sân bay theo kiểu thông thường, tức là có chạy đà cất cánh và chạy đà hạ cánh.

MiG-29K sẽ được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Dự trữ bay của MiG-29K/KUB tăng hơn gấp đôi, chi phí giờ bay giảm gần 2,5 lần.
Chiến đấu cơ đa năng MiG-29K Tiêm kích trên hạm MiG-29K là máy bay đa năng thế hệ 4++, có thể làm nhiều nhiệm vụ (giành ưu thế trên không, phòng không cho binh đoàn tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước, mặt đất) bất kể ngày đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

MiG-29K có các tính năng kỹ thuật và khai thác tốt hơn, độ tin cậy cao hơn. Hệ thống avionics của máy bay có cấu trúc mở. Radar trên khoang đa năng, đa chế độ Zhuk-ME cho phép bám đến 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.

Máy bay có khung thân cải tiến, sử dụng các vật liệu composite (chiếm 15%), có độ bộc lộ radar nhỏ và tải trọng chiến đấu lớn hơn, các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống gấp cánh cải tiến, hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số kiểu tứ trùng.

MiG-29К được trang bị cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có bộ càng gia cường, cánh gấp và lớp phủ đặc biệt chống tác động ăn mòn của nước biển.

Loại máy bay này không chỉ làm chủ được vùng trời trong bối cảnh xung đột mà còn đáp ứng được các mục tiêu quân sự khác. Dự kiến cuối năm 2013, MiG-29К sẽ được triển khai trên tàu sân bay INS Vikramaditya.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Báo Đen" MiG-29K - "Thần kiếm" thống lĩnh đại dương của tàu sân bay Ấn Độ

Chủ nhật 12/05/2013 09:21
ANTĐ - Ngày 11-5, một phát ngôn viên Tập đoàn chế tạo máy bay MiG tại Ấn Độ cho biết, Hải quân Ấn Độ đã biên chế hoạt động phi đội máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB phiên bản hải quân đầu tiên, mang tên "Báo Đen" (Black Panthers).

Buổi lễ biên chế được tổ chức tại một căn cứ không quân ở Dabolim, thuộc bang Goa nằm trên bờ biển phía tây Ấn Độ, có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc D.K. Joshi và Tổng giám đốc Tập đoàn MiG Sergei Korotkov.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Sergei Korotkov cho biết, Tập đoàn MiG không chỉ thuần túy bán các thiết bị hàng không, mà còn chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển qui trình sản xuất tương ứng ở Ấn Độ. Phương hướng hoạt động như vậy mang lại lợi ích cho sự phát triển hợp tác quân sự - kỹ thuật Nga-Ấn.
Phi đội mang số hiệu 303 này bao gồm 12 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, mà Nga đã cung cấp theo hợp đồng năm 2004 với Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Máy bay MiG-29K là một phiên bản hải quân của dòng máy bay chiến đấu trên đất liền MiG-29 do Nga sản xuất. Điểm khác biệt so với phiên bản trước là máy bay MiG-29K được trang bị radar đa chức năng, màn hình hiển thị mới ở buồng lái, bộ phận điều khiển tích hợp, có 2 cánh gấp, một móc hãm máy bay ở phía đuôi, đồng thời được gia cố khung máy bay và tăng cường khả năng đa năng.

Máy bay có thể được trang bị nhiều loại vũ khí không đối không và không đối hạm, bom định vị, và nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác.​
Máy bay chiến đấu MiG-29K có chiều dài 17,3 m, sải cánh 11,99 m, chiều cao 4,4 m, và có hai phiên bản một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi (MiG-29KUB). Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 24.500 kg và đạt tốc độ tối đa 2 Mach (tương đương 2.400 km/giờ).
Máy bay có phạm vi hoạt động 2.100 km, khi lắp thêm 3 thùng nhiên liệu phụ có thể đạt tới 3.000 km và có trần bay 17.500 m. Sau khi được đưa vào biên chế, nó sẽ trở thành cánh tay nối dài của tàu sân bay Ấn Độ, là "Thần kiếm" tấn công từ trên không giúp biên đội tàu sân bay Ấn chiếm lĩnh các đại dương.
Theo hợp đồng ký năm 2004, Ấn Độ đã đặt mua 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi. Ấn Độ đã nhận lô MiG-29K đầu tiên theo hợp đồng này vào tháng 12-2009.

Đầu tháng 5, Trợ lý tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Chuẩn đô đốc D.M. Sudan, cho biết trong 10 năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ biên chế 3 phi đội máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB (tổng số gồm 45 chiếc) để biên chế trên tàu sân bay. Trước đó, tháng 1-2010, Ấn Độ đã đặt mua thêm của Nga 29 chiếc MiG-29K với tổng giá trị 1,2 tỷ USD.​
Các quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, máy bay chiến đấu MiG-29K, khi kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya, sẽ "tăng cường sức mạnh của Hải quân bằng khả năng đa năng của mình," theo Tạp chí Asian News International (ANI).
Dự kiến, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Tàu sân bay này có thể mang theo tối đa 24 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB. Trong tương lai, tàu sân bay INS Vikrant mà Ấn Độ đang tự chế tạo cũng sẽ được trang bị loại máy bay chiến đấu này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ kỳ vọng MiG-29 khi đối đầu TQ



Là một quốc gia có nhiều tham vọng trên biển, Ấn Độ muốn dựa vào năng lực chiến đấu thực tế của các cụm chiến đấu tàu sân bay đối đầu với Trung Quốc.


Máy bay chiến đấu MiG-29 Ấn Độ mua của Nga
Ngày 11/5, tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn nguồn tin từ tờ “Jane’s Defense Weekly” cho rằng, 16 máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K Ấn Độ đặt mua của Nga sẽ chính thức được biên chế từ ngày 11/5/2013, trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya mua của Nga (vốn là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov).
Theo bài báo, tàu sân bay Vikramaditya sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11/2013, có lượng giãn nước 44.750 tấn, có thể mang theo 24 máy bay hải quân MiG-29. Khi đó, sức mạnh tác chiến của Hải quân Ấn Độ sẽ được tăng cường rất lớn.
Liên tục mua MiG-29K
MiG-29K là một loại máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến do Công ty máy bay MiG Nga chế tạo riêng cho Hải quân Ấn Độ. Trên thực tế, khi quyết định nhập tàu sân bay Đô đốc Gorshkov vào tháng 1/2004, Ấn Độ đã rất coi trọng máy bay hải quân MiG-29K. Khi đó, Ấn Độ quyết đoán từ bỏ máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Yak-38 – loại máy bay vốn trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Gorshkov.
Chính quyền New Delhi lập tức đặt mua 12 máy bay chiến đấu 1 chỗ ngỗi MiG-29K và 4 máy bay chiến đấu-huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-29KUB. Máy bay hải quân MiG-29K có thể cung cấp năng lực phòng không cho biên đội trên không, cũng có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên mặt biển.
Ngoài ra, tháng 1/2010, Ấn Độ lại chi 1,5 tỷ USD, mua thêm 29 máy bay hải quân MiG-29K của Nga. 29 máy bay chiến đấu này sẽ biên chế cho Hải quân Ấn Độ trong thời gian vào năm 2015-2016.


Máy bay chiến đấu hải quân mới MiG-29K do Nga chế tạo Tuy nhiên, ngay từ ngày 17/5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony có báo cáo cho rằng, trong tương lai sẽ máy bay hải quân MiG-29K mới do Nga chế tạo triển khai trên tàu sân bay Vikramaditya.
Vào trung tuần tháng 7/2012, nhà máy đóng tàu Phương Bắc Nga cho biết, một chiếc máy bay chiến đấu hải quân 2 chỗ ngồi MiG-29K đã hoàn thành hạ cánh nhanh lần đầu tiên tên tàu sân bay Vikramaditya. Khi đó, tàu sân bay này đang chạy thử ở biển Barents. Sau khi trải qua nhiều lần tiến hành bay theo hướng tàu sân bay, phi công của máy bay chiến đấu MiG-29K này cuối cùng đã hoàn thành hạ cánh tốc độ nhanh lần đầu tiên.
Tiền thân của tàu sân bay Vikramaditya là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga. Để máy bay chiến đấu MiG-29K có thể tiến hành cất cánh cự ly ngắn trên tàu sân bay, tàu sân bay này đã được cải tạo rất nhiều, đồng thời cũng đã trang bị hệ thống phòng không, hệ thống thông tin và hệ thống dẫn đường mới.
Tháng 11/2012, ông Sergei Korotkov, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MiG cho biết, Quân đội Ấn Độ đã tiếp nhận 16 máy bay chiến đấu MiG-29K và máy bay huấn luyện MiG-29KUB, hơn nữa “những máy bay này luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt”. Điều này đã đặt nền tảng tốt cho Hải quân Ấn Độ tiếp nhận nhiều máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K hơn trong tương lai.


Chiếc máy bay chiến đấu MiG-29KUB đầu tiên Nga chế tạo cho Ấn Độ Đương đầu với Trung Quốc trên biển
Máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K sở dĩ được Hải quân Ấn Độ quan tâm là do có liên quan chặt chẽ tới ưu thế của bản thân máy bay này.
Máy bay MiG-29K có năng lực dò tìm rất mạnh. Điều này chủ yếu là do máy bay này đã lắp thiết bị tiên tiến (mức độ đổi mới đạt 80%), đồng thời trang bị hệ thống điện tử hàng không tổng hợp hoàn thiện. Chẳng hạn, radar đa năng xung-doppler Zhuk-ME của máy bay MiG-29K có thể đồng thời hoạt động với hai mô hình không đối không và không đối đất.

Do đã áp dụng bộ xử lý tín hiệu hoàn toàn số hóa, radar này không ngững có thể đồng thời theo dõi 20 mục tiêu và dẫn đường tấn công 4 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó, hơn nữa còn có năng lực hoàn toàn mới trong việc theo dõi địa hình và bắt được mục tiêu.


Vì vậy, máy bay hải quân MiG-29K trang bị cho tàu sân bay có thể giúp cho tàu sân bay phát hiện các mục tiêu tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp và nhanh chóng đưa ra phản ứng với các mối đe dọa.
Máy bay MiG-29K có tính cơ động nổi trội và độ nhạy cảm cao, có năng lực chiến đấu trên không cự ly gần mạnh. Ngoài ra, máy bay MiG-29K mới còn kết hợp công nghệ hoàn thiện hiện nay, đã áp dụng một phần công nghệ tàng hình, như ở những vị trí quan trọng trên bề mặt của thân máy bay có lớp sơn hấp thu sóng radar, làm cho diện tích phản xạ radar đạt khoảng 2 m2, đã giảm 75-80% so với máy bay MiG-29 cũ.


Buồng lái máy bay chiến đấu hải quân MiG-29KUB
Lượng nhiêu liệu mang theo bên trong của máy bay MiG-29K mới đã tăng lên, lắp động cơ phản lực mới có lực đẩy tương đối lớn, vì vậy hành trình xa hơn, bán kính tác chiến lớn hơn.


Lượng nhiên liệu tối đa bên trong của máy bay MiG-29K mới đã lên tới 5.240 kg, so với dòng MiG-29 phiên bản sớm và MiG-29K cũ, lần lượt tăng 49% và 14,9%, đồng thời lượng tiêu hao nhiên liệu tiếp tục giảm xuống.
Hành trình tối đa của MiG-29K mới đạt 3.000 km, bán kính tác chiến trên 1.000 km. Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội của động cơ đạt 9.000 kg, có thể bảo đảm cho máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu ở đường băng tàu sân bay dài 195 m với trọng lượng cất cánh tối đa.
MiG-29 sau cải tiến vẫn sử dụng thân máy bay trước đây, nhưng thân máy bay nhẹ hơn. Để thực hiện yêu cầu tận dụng tối đa không gian đường băng tàu sân bay của Ấn Độ, sau khi gập cánh thân máy bay, kích cỡ thân máy bay hải quân mới sẽ nhỏ hơn. Hơn nữa, trục xoay gập cánh của MiG-29K mới sẽ di chuyển vào bên trong, làm cho không gian đường băng chiếm dụng của máy bay tiếp tục giảm đi.

Ngoài ra, do chủng loại vũ khí trang bị cho máy bay nhiều, máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K mới có thể thực hiện nhiệm vụ rộng mở hơn. Máy bay MiG-29K mới có 8 điểm treo bên ngoài, khi thực hiện nhiệm vụ không chiến thì có thể sử dụng 8 phương án treo ngoài điển hình, vũ khí chính là tên lửa tầm trung và tên lửa chiến đấu cự ly gần; còn khi thực hiện nhiệm vụ tấn công đối hải, đối đất thì có thể áp dụng 25 phương án treo ngoài điển hình, vũ khí chính gồm tên lửa chống hạm, tên lửa bức xạ và bom dẫn đường.


Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực còn tương thích với vũ khí đối không, đối hải của các nước phương Tây.

Tàu sân bay INS Vikramaditya Ấn Độ
Sau khi máy bay MiG-29K mới được xác định thành máy bay chiến đấu hải quân chủ lực của 2 tàu sân bay tiếp theo của Ấn Độ là INS Vikramaditya và INS Vikrant, Hải quân Ấn Độ (lực lượng luôn có tham vọng đối với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) sẽ dựa vào khả năng răn đe của 2 cụm chiến đấu tàu sân bay, so tài sức mạnh chiến đấu với Hải quân Trung Quốc.


http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201305/an-do-ky-vong-MiG-29-khi-doi-dau-TQ-906701/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Ấn Độ chính thức biên chế MiG-29K

(ĐVO) - Ngày 11/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony cho biết nước này đã chính thức đưa máy bay chiến đấu “Báo đen” MiG-29K (MiG-29K Black Panther) vào phiên chế của hải quân nước này.


Lễ đưa MiG-29K vào phiên chế họat động của hải quân được tổ chức tại căn cứ Hansa của hải quân Ấn Độ ở bang Goa. Đây cũng sẽ trở thành căn cứ của phi đội “Báo Đen” và các phi đội máy bay chiến đấu khác của hải quân Ấn Độ. Phi đội “Báo Đen” ban đầu gồm có 16 máy bay với tên gọi “IANS 303.” Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết MiG-29K có khả năng chiến đấu trên không, một khi được kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ tăng sức mạnh đa năng của hải quân Ấn Độ.
MiG-29K (NATO gọi là Fulcrum-D, biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB) là máy bay tiêm kích đa năng triển khai trên tàu sân bay, thế hệ 4++.

Đây là tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh từ tàu sân bay theo kiểu thông thường, tức là có chạy đà cất cánh và chạy đà hạ cánh.

MiG-29K sẽ được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Dự trữ bay của MiG-29K/KUB tăng hơn gấp đôi, chi phí giờ bay giảm gần 2,5 lần.
Chiến đấu cơ đa năng MiG-29K Tiêm kích trên hạm MiG-29K là máy bay đa năng thế hệ 4++, có thể làm nhiều nhiệm vụ (giành ưu thế trên không, phòng không cho binh đoàn tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước, mặt đất) bất kể ngày đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

MiG-29K có các tính năng kỹ thuật và khai thác tốt hơn, độ tin cậy cao hơn. Hệ thống avionics của máy bay có cấu trúc mở. Radar trên khoang đa năng, đa chế độ Zhuk-ME cho phép bám đến 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.

Máy bay có khung thân cải tiến, sử dụng các vật liệu composite (chiếm 15%), có độ bộc lộ radar nhỏ và tải trọng chiến đấu lớn hơn, các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống gấp cánh cải tiến, hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số kiểu tứ trùng.

MiG-29К được trang bị cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có bộ càng gia cường, cánh gấp và lớp phủ đặc biệt chống tác động ăn mòn của nước biển.

Loại máy bay này không chỉ làm chủ được vùng trời trong bối cảnh xung đột mà còn đáp ứng được các mục tiêu quân sự khác. Dự kiến cuối năm 2013, MiG-29К sẽ được triển khai trên tàu sân bay INS Vikramaditya.

NP (tổng hợp theo nguồn TTXVN)


Phi đội “Báo đen” đầu tiên của Hải quân Ấn

Hải quân Ấn Độ vừa chính thức thành lập phi đội MiG-29K/KUB Black Panther (Báo đen) đầu tiên.

Ngày 11/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony cho biết nước này đã chính thức đưa tiêm kích MiG-29K Black Panther vào phiên chế của hải quân nước này.

Lễ đưa MiG-29K vào phiên chế họat động của hải quân được tổ chức tại căn cứ Hansa của hải quân Ấn Độ ở bang Goa. Đây cũng sẽ trở thành căn cứ của phi đội MiG-29K và các phi đội máy bay chiến đấu khác của hải quân Ấn Độ.





Phi đội MiG-29K đầu tiên này của hải quân Ấn Độ có tên gọi “IANS 303”gồm có 16 máy bay.



Máy bay MiG-29K của Ấn Độ được trang bị nhiều loại vũ khí, trong đó có tên lửa đối không và tên lửa diệt hạm hiện đại, bom định vị và những hệ thống tinh vi nhằm hộ tống họat động chuyên chở vũ khí.



Loại máy bay này không chỉ làm chủ được vùng trời trong bối cảnh xung đột mà còn đáp ứng được các mục tiêu quân sự khác.



MiG-29K được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1980 trên cơ sở MiG-29M. Điểm khác biệt của MiG-29K so với phiên bản trước là được trang bị radar đa chức năng, màn hình hiển thị mới ở buồng lái, bộ phận điều khiển tích hợp.



MiG-29K dài 17,3 m, sải cánh 11,99 m, cao 4,4 m, và có hai phiên bản 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi (MiG-29KUB). Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 24.500 kg và đạt tốc độ tối đa 2M.



MiG-29K có tầm bay 2.100 km và khi lắp thêm 3 thùng nhiên liệu phụ có thể đạt tới 3.000 km. Máy bay có trần bay đạt 17.500 m.



Năm 2004, Ấn Độ chính thức đặt hàng 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB 2 chỗ ngồi. Ấn Độ nhận những chiếc MiG-29 đầu tiên theo hợp đồng này vào tháng 12/2009.



Tháng 1/2010, Ấn Độ đặt mua thêm của Nga 29 chiếc MiG-29K với tổng giá trị 1,2 tỷ USD (có nguồn cho rằng 1,5 tỷ USD). Theo thông tin công khai, Ấn Độ có tổng số 45 chiếc, kể các đơn hàng từ năm 2010.



Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết MiG-29K có khả năng chiến đấu trên không, một khi được kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ tăng sức mạnh đa năng của hải quân Ấn Độ. Được biết, tàu sân bay INS Vikramaditya dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay.



Tàu sân bay INS Vikramaditya có thể mang theo tối đa 24 chiếc MiG-29K/KUB. Trong tương lai, tàu sân bay Vikrant mà Ấn Độ đang tự chế tạo cũng sẽ được trang bị loại tiêm kích này.


TQ trả lời Ấn Độ bằng đội tiêm kích hạm đầu tiên

(ĐVO)- Ngày 11/5, Trung Quốc tuyên bố đã chính thức thành lập đơn vị không quân đầu tiên cho tàu sân bay. Đáng chú ý, thông tin được phát đi đúng thời điểm Ấn Độ cũng cho biết chính thức đưa MiG-29K vào phiên chế cho hải quân nước này.




Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho biết đơn vị không quân này được thành lập tại tỉnh Liêu Ninh. Báo này cho biết đơn vị này là nòng cốt của tàu sân bay Liêu Ninh và sự kiện này là nền tảng cho việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc.
Tiêm kích J-15 của Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh
Các phi công của đơn vị không quân hải quân mới thành lập được lựa chọn từ lực lượng không quân Trung Quốc. Tất cả số phi công này đều đã bay với 5 loại máy bay khác nhau và có kinh nghiệm trên 1.000 giờ bay.

Ông Liu Changhong, chỉ huy bay thử nghiệm của hải quân Trung Quốc cho biết: “Rất khó khăn và nguy hiểm đối với các máy bay trang bị cho tàu sân bay trong việc hạ cánh trên một khu vực hạn chế và trong điều kiện tàu sân bay đang di chuyển với môi trường biển phức tạp. Chính vì vậy, các ứng viên đã phải trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức khắt khe”. Ông Liu cũng cho biết thêm các phi công đã được huấn luyện về hàng hải, luật biển và khí tượng học.
Tiêm kích hạm J-15
Nhân dân Nhật báo dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc thành lập đơn vị không quân đầy đủ cũng có nghĩa là tàu sân bay (Liêu Ninh) hiện đã sẵn sàng đạt tới khả năng hoạt động đầy đủ. Điều này cũng giúp tàu sân bay tiến một bước gần hơn để trở thành lực lượng chiến đấu thực sự của hải quân.

Hồi tháng 11/2012, Trung Quốc tuyên bố đã thành công trong việc cho máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Đây là loại tiêm kích hạm đầu tiên của Trung Quốc mà theo giới phân tích là sao chép trái phép từ mẫu Su-33 của Nga. Trên thực tế, J-15 vẫn gặp nhiều trục trặc trong quá trình hoạt động.

Đông Triều
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top