[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Con số khủng khiếp về chiến đấu cơ "khủng" nhất hành tinh

Do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực nên Bộ Quốc phòng Mỹ bị mất hơn 40 tỉ USD trong số 549 tỉ USD cho năm tài khóa này.


F-35 - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sản xuất​

Tuy nhiên, một chương trình của Lầu Năm Góc khó có khả năng bị tác động mạnh từ việc cắt giảm này chính là dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F-35, bất chấp thực tế là chi phí cho chương trình này đắt gấp 4 lần so với bất kỳ chương trình vũ khí nào đang vận hành của Lầu Năm Góc.
Trong khi chi phí cho F-35 vượt mức ngân sách cho phép hàng tỉ USD và chậm giao hàng nhiều năm trời, chương trình này có vẻ như đang tiến triển tốt trong thời gian gần đây.
"Chúng tôi đã có tiến triển rất lớn trong những năm qua" - Steve O'Brya, Phó Chủ tịch chương trình phát triển kinh doanh F-35 của hãng Lockheed cho hay.


Người đứng đầu chương trình này bên phía quân đội là Trung tướng Christopher Bogdan đồng tình rằng có rất nhiều tiến triển trong thời gian qua nhưng Lockheed và nhà thầu chính nữa là Pratt & Whitney vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ông Bogdan cho biế thêm là Australia cũng lên kế hoạch mua thêm 100 chiếc F-35 nữa.
Dưới đây là những con số khổng lồ liên quan tới chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 siêu tối tân của Mỹ. Đây cũng là một trong những chương trình vũ khí chi phí khổng lồ nhất của Mỹ từ trước tới nay.
Năm 2001: công việc xây dựng chiếc máy bay bắt đầu


84 tỉ USD: số tiền đã chi cho F-35
65: đây là con số máy bay đã được lắp ráp mặc dù việc thử nghiệm các máy bay vẫn còn chưa hoàn tất.
1,5 nghìn tỉ USD: đây là tổng số tiền cho việc phát triển, xây dựng và bay thử nghiệm cũng như bảo trì toàn bộ máy bay F-35 trong vòng đời 55 năm của máy bay.


2852: đây là con số máy bay mà Lầu Năm Góc đặt hàng từ năm 2001
81,7 triệu USD là tổng ước tính chi phí trên mỗi máy bay vào năm 2001
133.000 là con số việc làm mà chương trình F-35 hiện đang hỗ trợ.


2012 là năm được đề ra để bắt đầu sản xuất toàn tốc
15,3 triệu USD là tổng số tiền mà hãng Lockheed chi để vận động hành lang năm 2012
2019 là năm được lên kế hoạch để sản xuất đồng loạt


2443 là số lượng máy bay đang được đặt hàng.
162,5 triệu USD là ước tính hiện nay cho chi phí của mỗi máy bay
45 là số quốc gia mà hãng Lockheed và các nhà thầu phụ và nhà cung cấp cùng triển khai công việc sản xuất F-35
233 tỉ USD là ước tính tổng chi phí vào năm 2001


397 tỉ là ước tính tổng chi phí vào thời điểm hiện tại
365 là số máy bay dự kiến hoàn tất khi kết thúc đợt thử nghiệm vào năm 2018.
260.000 là số việc làm mà hãng Loockheed nói rằng chiếc máy bay này sẽ hỗ trợ khi việc sản xuất đồng loạt bắt đầu.
6,5 tỉ USD là trung bình thu nhập mà hãng Loockheed thu về từ các máy bay F-35 trong năm 2012. Hãng này kỳ vọng con số này sẽ tăng lên nữa trong những năm tới đây.

http://soha.vn/quan-su/con-so-khung-khiep-ve-chien-dau-co-khung-nhat-hanh-tinh-20130321170735328.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Mèo đực Mỹ” F-14 của Iran được trang bị “sát thủ” R-27R\

(Soha.vn) - Diễn đàn quân sự keypublishing.com mới đây đăng tải hình ảnh máy bay chiến đấu F -14 A của Iran với tên lửa R-27R.


F-14 Mèo đực của Iran với tên lửa đối không R-27R.

Grumman F-14 Tomcat (mèo đực) là một loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi. Trong suốt thời gian phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ (1972-2006), nó là một máy bay chiến đấu vượt trội trên không vừa được sử dụng để do thám, ném bom và chặn đánh trên không.
F-14 được phát triển sau sự sụp đổ của dự án F-111B, nó trở thành dòng đầu tiên trong loạt máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ được phát triển sau những trận không chiến với MiG ở Việt Nam.
Có tất cả 712 chiếc F-14 được sản xuất từ năm 1969 đến năm 1991 tại xưởng sản xuất của Grumman tại Bethpage, Long Island, New York. Mỗi chiếc máy bay F-14 có thể mang tối đa 6.8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa không đối không và tên lửa hành trình đánh chặn.

F-14A của không quân Iran.

F-14 được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Iran (từ 1979 là Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) trong thời kỳ cầm quyền của nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi. Đó là biến thể F-14A – biến thể máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết 2 chỗ cho hải quân Hoa Kỳ. Sự cải tiến đã thêm vào khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn. 545 chiếc F-14A đã được cung cấp cho hải quân Hoa Kỳ và 79 chiếc cho Không quân Iran.
Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền ở Iran từ năm 1976 đến năm 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 A Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đặt hàng.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran 1979 lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.
Theo một số báo cáo, những chiếc F-14 của Iran đã bị phá hủy theo sự ra đi của vua Shah. Sự kiện lật đổ vua Shah đã xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, khiến cho Iran phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chuyển giao máy bay chiến đấu và tên lửa.
Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-88), Iraq cho biết rằng đã có 11 chiếc Tomcat bị bắn hạ còn phía Iran thì thừa nhận chỉ có duy nhất một chiếc bị bắn rơi và 12 chiếc khác bị mất do tai nạn.

F-14 của Iran đã được cải tiến mạn với những loại vũ khí hiện đại.

Một vài tin đồn cho rằng trước khi cách mạng Hồi giáo xảy ra, một số tên lửa AIM-54 Phoenix đã được bán cho Liên Xô, và chúng đã có ảnh hưởng đến tên lửa tầm xa Vympel AA-9 của Liên Xô. Iran lúc bây giờ cũng đã có một phiên bản cải tiến của AIM-54 và sau này họ đã thay thế AIM-54 bằng tên lửa không đối không R-73 của Nga.
Hiện chưa có những hông tin đáng tin cậy về việc Iran trang bị các tên lửa đối không R-27R của Nga cho “mèo đực” F-14.

Tên lửa không đối không R-27.

Vympel R-27 (tên ký hiệu của NATO AA-10 Alamo, Cyrillic P-27) là một loại tên lửa không đối không tầm trung của Liên Xô. Nó được sử dụng chính trong không quân Nga và CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập). Nó được trang bị trên Mikoyan MiG-29, Yakovlev Yak-141, Sukhoi Su-27, Sukhoi Su-33, Sukhoi Su-35, và MiG-23MLD.

Tên lửa R-27 trang bị trên Su-33.

R-27R là một biến thể của R-27, được trang bị với một radar bán chủ động, ngòi nổ không tiếp xúc, ngòi nổ tiếp xúc và đầu nổ. Nó được điều khiển đến mục tiêu bởi một phương án kết hợp theo phương pháp cân đối giữa dẫn đường quán tính trong chuyển động ban đầu và được hướng dẫn từ radar trong giai đoạn cuối. Tên lửa R-27R có tầm hoạt động không quá 30 km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đông tây y kết hợp cúng
Khéo f14 lắp động cơ al-31 thì vui
Trước ở thớt này em đã có bài phân tích cách thức F-14A gắn R-27 rồi, bác lục lại xem, chứ động cơ thì phải nói là khó hơn lên trời nữa, ko thể nào tích hợp hệ thống bay của Đông Âu và Tây Âu vào 1 được, quá khó bác hình dung việc lắp cái yên xe Dream cho SH xem :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Châu Á đua nhau mua F-35 để đối phó Trung Quốc

Theo Infonet
Trung Quốc đang mở rộng các hạm đội, bổ sung thêm nhiều máy bay hiện đại, còn các nước trong khu vực thi nhau đặt hàng chiến đấu cơ F-35 của Mỹ để đối phó với nguy cơ xung đột trong khu vực. Nhưng việc mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 này liên tiếp "lỗi hẹn" đã khiến các khách hàng rất lo lắng.

Dự án F-35 tiêu tốn đến 400 tỉ USD của Mỹ đang vấp phải nhiều lỗi kỹ thuật. Sự chậm trễ trong triển khai, nhiều lỗi lớn về kỹ thuật, sự vượt chi ngân sách cùng chính sách thắt lưng buộc bụng của Mỹ có thể buộc Washington cân nhắc lại những khoản chi tiêu của mình. Điều này đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á đau đầu khi muốn thay thế các loại chiến đấu cơ cũ kĩ, và có lẽ việc răn đe đối với Trung Quốc sẽ bị chậm lại.

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ​

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lại tăng vọt, gây ảnh hưởng các lợi thế trong công nghệ của Mỹ, đặc biệt là sức mạnh về không quân, lĩnh vực mà Mỹ và đồng minh tại khu vực châu Á luôn đi trước Trung Quốc từ những năm 1950.
Trung Quốc hiện đang thử nghiệm đồng thời cả hai loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31, mặc dù theo các chuyên gia thì đến cuối thập kỉ này may ra họ mới đưa chúng vào phục vụ quân đội được.
Thi nhau sắm chiến đấu cơ F-35
Úc đã đặt mua 100 F-35, mặc dù các nhà phân tích quốc phòng nói rằng Úc có thể chỉ mua 50-70 để thay thế những chiếc F/A-18 Super Hornet.
Nhật Bản cho biết họ không thay đổi kế hoạch mua 42 máy bay F-35, trong khi Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ lựa chọn loại máy bay này. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Singapore có thể đặt hàng hơn 10 chiếc F-35.
Khi khách hàng châu Á đầu tiên đặt hàng F-35, người ta lờ mờ thấy sự xung đột trong khu vực. Trung Quốc đang mở rộng các hạm đội, bổ sung thêm nhiều máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay tấn công. Phía Bắc, Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Phía Nam, Trung Quốc đang căng thẳng với Philippines, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác về chủ quyền tại Biển Đông giàu có tài nguyên.
Các nhà phân tích phương Tây hoài nghi liệu những chiến đấu cơ mới của Trung Quốc có sánh được với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 hay loại F-22 Raptor của Mỹ hay không.
Ngoài những khó khăn trong việc thiết kế, vận hành các máy bay tàng hình, Trung Quốc còn phải khắc phục những yếu kém trong khâu sản xuất, chế tạo, vì trước giờ nước này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các loại động cơ máy bay của Nga.
Trong khi đó, Lockheed tiếp tục hứa hẹn F-35 sẽ xuất hiện trên đường băng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2017. Điều này khiến Nhật Bản và Hàn Quốc muốn dùng máy bay F-35 để thay thế cho các máy bay đã cũ.

Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm​

Tokyo cam kết mua 4 chiếc F-35, nhưng họ đang xây dựng một nhà máy lắp ráp để có thể tự lắp 38 chiếc còn lại tại Nhật.
Andrew Davies phân tích: “Căng thẳng với Trung Quốc là chắc chắn. Và Hàn Quốc sẽ tiếp bước Nhật Bản, bởi vì thật khó để chính phủ Hàn Quốc bị coi là làm gì đó ít hơn phía Nhật Bản trong vấn đề giải quyết tranh chấp”.
Ông Steve O’Bryan, phó chủ tịch Lockheed Martin cho biết, tất cả các lực lượng quân đội lớn mạnh trên thế giới đều dùng các máy bay thế hệ thứ năm phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Theo ông này: “Chỉ có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới đem lại cho bạn sự linh hoạt, khả năng triển khai ở bất cứ nơi nào, để đối phó với những thách thức từ các mối đe dọa đang nổi lên trong tương lai”.
Ở Nhật Bản, 42 chiếc F-35 sẽ gia nhập đội quân 350 chiếc máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Nhật Bản, thậm chí chúng chỉ được xếp vào chiến đấu cơ thế hệ thứ tư.
Hàn Quốc sẽ có 60 chiếc để thay thế cho 460 máy bay ném bom, máy bay chiến đấu đã cũ. Trong khi đó Singapore tập trung vào lực lượng 148 máy bay, mà nhiều loại trong số đó là thế hệ tiếp theo của F-15 và F-16. Nước này có thể sẽ tiếp tục mua F-35 trong những năm tới.
Ông Michael Wynne, cựu quan chức trong lực lượng không quân Mỹ, một người ủng hộ nhiệt tình cho F-35, cho rằng việc sớm bố trí F-35 cho các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực, kết hợp chúng với các máy bay F-22 và máy bay chiến đấu khác sẽ là một thông điệp đầy uy lực gửi đến Trung Quốc và Triều Tiên.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chả biết có nên cơm cháo gì không ,máy bay Tàu thì rơi trong khi máy bay Mỹ thì hỏng vỏ .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Có thông tin F/A18 chỉ có tầm tác chiến 500km , các bác có ý kiến gì ko ??

Theo em F-18E/F nếu mang vũ khí tối đa thì bán kính tác chiến không tiếp liệu là 390 hải lý tức là khoảng 722Km. Nếu chỉ mang vũ khí nhẹ thì bán kính tác chiến là 410 hải lý. F-18E/F có thể tiếp liệu cho nhau.
F-18C/D thì tầm khoảng 290 hải lý nghĩa là khoảng 530Km.
F-35 thì tác chiến khoảng trên dưới 600 hải lý tức là trên 1000Km.
Chế độ bay cũng ảnh hưởng lớn. Nếu bay thấp thì bán kính tác chiến ngắn hơn. F-35 nếu mang vũ khí bên ngoài bán kính tác chiến cũng ngắn đi.

Hơn nữa càng lên cao không khí càng loảng. 50% tổng lượng không khí nằm ở độ cao dưới 6km. Còn có nhiều lý do nữa như khí quyển gần mặt đất xáo trộn mạnh hơn. Càng turbulence thì càng tốn nhiên liệu. Càng lên cao càng lạnh và động cơ càng hiệu năng hơn, đương nhiên đến cao độ nào đó khi không khí quá loảng lại là chuyện khác. Rồi tương quan giữa tốc độ hành trình- cao độ hành trình và phần trăm lực đẩy động cơ. Túm lại cứ bay chậm tà tà bò lên cao độ 9-12km rồi hành trình tốc độ chậm hợp lý là lý tưởng nhất để tiết kiệm nhiên liệu. Độ clean , độ bóng loáng của máy bay cũng ảnh hưởng đến nhiên liệu đấy. Phi công phải học vụ này rất kỹ. Nhất là khi lái máy bay thể thao thiếu phương tiện hổ trợ nếu tính sai là hết xăng chết bỏ pú. Cũng như đi đường bằng với đường xấu vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bác nghiên cứu chi tiết quá , em phục . Con F35 của thằng tư bản LH tầm tác chiến 1100km , và thêm cái DAS có thể nhìn hết các góc mà radar " mù " , tuy khả năng mang vác và chi phí không rẻ như FA18 . Mà chắc chắn vài chục năm sau con F35 mới " hoàn thiện " nên con kia vẫn là nòng cốt của Cờ Hoa .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ba sự cố kỹ thuật “sau ánh hào quang” J-15 của Trung Quốc

Thứ bảy 23/03/2013 20:07
ANTĐ - Ngày 21/03 vừa qua, Tạp chí “Kết nối” (Connection” Magazine) của Mỹ đã tiết lộ: Ít người biết được là, tuy đã thử nghiệm cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay “Liêu Ninh”, nhưng tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã ít nhất 3 lần gặp sự cố kỹ thuật.

Ngày 21/03 vừa qua, trong một bài viết, Tạp chí “Kết nối” (Connection” Magazine) của Mỹ cho biết, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu sân bay Liêu Ninh và lần đầu tiên thử nghiệm thành công khả năng cất hạ cánh tiêm kích hạm, chứng tỏ họ đã có bước tiến bộ nhất định, thể hiện tiềm năng của một tàu sân bay thực thụ.
Thế nhưng, ẩn giấu đằng sau ánh hào quang ấy là những sự cố mà không mấy ai biết đến. Kể từ khi Trung Quốc thành lập lực lượng không quân trên hàng không mẫu hạm, ít nhất là J-15 đã 3 lần gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm.
Bài báo cho biết, phát triển tàu sân bay và tiêm kích hạm là một vấn đề rất khó, cần phải có thời gian thử nghiệm và huấn luyện lâu dài. Là một “Thiếu gia” mới nổi về hải quân, nhưng quá trình thử nghiệm tiêm kích hạm của Trung Quốc có nhiều vấn đề không được như ý.
Thời gian qua, có rất nhiều tình tiết chứng tỏ Bắc Kinh đã có những bước đi sai lầm trong những thời khắc quyết định. Điều đó làm người ta hoài nghi, liệu Trung Quốc có đủ khả năng nhanh chóng xây dựng một hàng không mẫu hạm có năng lực tác chiến thực sự không?

Sau nhiều trục trặc J-15 đã hạ cánh thành công trên tàu sân bay
Sự cố thứ nhất phát sinh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 – 11/2012, một phi công thử nghiệm hạng mục C đang chuẩn bị điều khiển J-15 hạ cánh xuống một Trung tâm thử nghiệm máy bay thì đèn tín hiệu phát ra cảnh báo màu đỏ, thể hiện có sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực.
Bài báo chỉ ra, sự cố này hoàn toàn không phải là một sự cố đơn lẻ, điều này là lỗi có tính chất hệ thống về kỹ thuật máy bay của Trung Quốc. Trước đây một quan chức quân sự Mỹ đã tiết lộ, hạng mục thử nghiệm của J-11B cũng gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật, Trung Quốc đã rơi không ít máy bay vì những sự cố kiểu này.
Trước khi hệ thống thủy lực mất điều khiển hoàn toàn, phi công thử nghiệm đã khẩn cấp hạ cánh xuống sân bay và cố gắng giữ cho máy bay được cân bằng trong điều kiện không có phanh hãm. Rất may là nhân viên mặt đất đã thiết lập những hàng rào và một móc hãm ở đầu cánh máy bay đã bật ra giữ cho chiếc J-15 dừng lại trên đường băng.
Sau đó, trong thử nghiệm bay hạng mục B trên mô hình tàu sân bay trên đất liền, khi một phi công J-15 thực hành hạ cánh trên “boong tàu”, thì 1 trong 2 động cơ chết đột ngột. Vấn đề này có thể dẫn đến cháy nổ máy bay nên phi công thử nghiệm B đã nhanh trí tắt ngay động cơ bị hỏng. Đây chỉ là thử nghiệm trên mô hình đất liền, nếu không hậu quả rất thảm khốc.
Sự cố thứ 3 của J-15 thì “ấn tượng” hơn nhiều. Lúc đó phi công thử nghiệm A đang cho J-15 thực hiện phanh và tiếp đất trên mô hình tàu sân bay dùng một móc ở đuôi để móc vào sợi cáp trên đường băng. Đây là khoa mục thực nghiệm mặt đất để phi công móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể làm cho tiêm kích hạm dừng hẳn trong khoảng cách 100 feet (30,48m).

Không ai biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai với J-15
Trong thử nghiệm này, J-15 không bay lên mà chạy trên mặt đất với vận tốc 125 dặm Anh (Miles), tương đương 200km/h, mục đích là sử dụng móc ở đuôi máy bay móc trúng 1 trong 2 sợi cáp căng ngang trên đường băng.
Khi đó, phi công thử nghiệm A đã móc trúng 1 sợi cáp đầu tiên nhưng động tác quá mạnh làm máy bay bị giật ngược, va phần đuôi xuống dưới đất đánh “sầm” một tiếng, làm những người xung quanh toát mồi hôi. Rất may là chiếc cáp thứ 2 đã níu được chiếc J-15 lại trên đường băng.
Ngày 23/11/2012, thử nghiệm A của J-15 lần đầu tiên được tiến hành trên tàu sân bay “Liêu Ninh”. Lúc 09h08 phút phi công thử nghiệm A đã móc trúng sợi cáp hãm đà thứ 2, trong số 4 sợi và hạ cánh an toàn. Sau khi chịu vô số những nguy hiểm trong quá trình thử nghiệm, cuối cùng người Trung Quốc cũng thành công với chiếc tiêm kích hạm của mình.
Tuy nhiên, những thử nghiệm thành công trong điều kiện bình thường, không phải chịu áp lực lớn như trong chiến tranh, hơn nữa với những sự cố kỹ thuật của chiếc máy bay sử dụng công nghệ tiêm kích hạm của Liên Xô những năm 80 thế kỷ trước, không ai biết được liệu trong tương lai nó còn những trục trặc gì? Người ta hoài nghi, liệu Trung Quốc có đủ khả năng nhanh chóng xây dựng một hàng không mẫu hạm có năng lực tác chiến thực sự không?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Mỹ tính chuyện thay thế F-35C

(ĐVO)- Không thể chờ đợi máy bay thế hệ thứ năm F-35C Lightning II, một trong những chương trình phát triển máy bay chiến đấu gây tốn kém nhất, “trì trệ” nhất lịch sử quân sự nước Mỹ, Hải quân Hoa Kỳ quyết định nâng cấp máy bay F/A-18E/F Super Hormet với mục đích nâng tầm hoạt động cho loại máy bay này.


Theo Flightglobal, để đạt được mục đích đó, nhà sản xuất sẽ cho lắp thêm thùng nhiên liệu confomal lên các máy bay, việc cải tiến này sẽ bổ sung thêm 13.200 lít nhiên liệu, đồng nghĩa với bán kính tác chiến của F/A-18E/F Super Hormet được tăng lên đáng kể. Thùng nhiên liệu confomal sẽ được bố trí ở vùng tiếp giáp cánh và thân máy bay. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc trang bị thùng nhiên liệu confomal lên máy bay sẽ được đưa ra sau khi hoàn tất công đoạn thử nghiệm được dự kiến thực hiện vào mùa hè năm nay.

Máy bay F-35C
Thông tin chi tiết về gói nâng cấp máy bay không được tiết lộ. Hiện nay các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa các công ty Boeing, Northrop Grumman của Mỹ và Hải quân Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm về chương trình F/A-18 và E/A-18G.

Theo công bố, việc lắp đặt thùng nhiên liệu conformal lên Super Hornet như là một hình thức an toàn của hải quân Mỹ, khi những chuyên gia có ý định nâng tầm hoạt động của máy bay trên boong nhằm thay thế cho sự chậm trễ của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 C Lightning II, thậm chí có thể từ chối máy bay này trong thời buổi ngân khố quân sự đang bị cắt giảm.

Hiện nay, Boeing có thể lắp thùng nhiên liệu conformal như là một tùy chọn cho việc bán chiến đấu cơ F/A-18 E/F trên thị trường thế giới. Theo thông báo của Boeing, thùng nhiên liệu conformal được trang bị với một hình dáng khí động học phù hợp nên hầu như không làm tăng lực cản của máy bay. Theo các chuyên gia, máy bay sẽ mất khả năng nhanh chóng vượt qua rào cản âm thanh, ngoài ra, vì máy bay được bổ xung nhiên liệu nên trọng lượng máy bay tăng lên và điều này có thể làm máy bay chậm chạp và cơ động kém hơn.

Khi chọn phương án lắp thêm thùng nhiên liệu conformal, Hải quân Hoa Kỳ có lẽ sẽ chi tiền để thực hiện đại hóa các động cơ trên các chiến đấu cơ này. Hiện nay, trên các máy bay F/A-18E/F Super Hormet của Hải quân Hoa Kỳ đang sử dụng động cơ F141-GE-400 của công ty General Electric với lực đẩy 98 kN. Có thể, động cơ F141-GE-400EPE với lực đẩy 120 kN sẽ là cách lựa chọn tối ưu cho phương án nâng cấp của Hải quân Hoa Kỳ. Để làm được điều này, thiết kế của máy bay phải thay đổi chút ít về cửa hút khí vào động cơ trên máy bay.

Tháng 5/2012, Hải quân Mỹ đã bắt đầu chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng cho chiến đấu cơ Super Hornet, theo khuôn khổ của chương trình, máy bay sẽ tiếp nhận hàng loạt trang thiết bị mới, trong đó có hệ thống định vị, hệ thống ngắm bắn, theo dõi, tìm kiếm bằng phổ quang và một loạt cảm biến khác nhau.

Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ đang sở hữu 271 chiến đấu cơ F/A-18E/F và theo kế hoạch sẽ có thêm 78 máy bay loại này.

Máy bay trên boong F/A-18E/F là biến thể mới nhất từ dòng tiêm kích F/A-18 của Hải quân Hoa Kỳ, có trọng tải tối đa đạt 29,9 tấn, tầm bay 2.300 km, bán kích tác chiến 722 km và tốc độ tối đa đạt 1.900 km/h.

Với các chỉ số này xem ra “át chủ bài” trên boong của Hải quân Mỹ có thể phải đứng sau cả J-15 của Trung Quốc, vì J-15 là “bản sao” của chiến đấu cơ Su-33 của Nga mà Su-33 có tốc độ tối đa lên đến 2.700 km/h, trọng tải cất cánh tối đa 33 tấn, tầm bay 3.500 km xa gấp rưỡi so với F/A-18E/F, đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến chương trình trang bị thêm thùng nhiên liệu conformal.

Thế nhưng, lượng vũ khí mà F/A-18E/F mang được trội hơn so với Su-33 hai tấn, 8 tấn vũ khí trên 11 giá treo của F/A-18E/F so với 6 tấn vũ khí trên 12 giá treo của Su-33.

Ưu thế về vũ khí của F/A-18E/F Super Hormet thì đương nhiên là vượt trội so với J-15, hơn nữa “ong bắp cày” đã được trải nhiệm trên các chiến trường Iraq, Afghanistan, Lybia …còn J-15 hiện vẫn đang trong thời gian “chạy rà” và đang còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “copy” động cơ của Nga.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Trình độ TQ đáng nể thật, làm con tiêm kích hạm mà chỉ có nhõn 3 lần bị sự cố.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ nối tầm của Super Hornet bằng…bình dầu phụ
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ đang xem xét khả năng trang bị cho các chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet bình nhiên liệu hòa nhập khí động ở phần tiếp nối giữa thân và cánh máy bay. Theo Flightglobal, nhờ “cải tiến” trên, Super Hornet có thể chở thêm được 13.200 lít nhiên liệu cho phép tăng đáng kể tầm hoạt động. Không quân Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này sau quá trình thử nghiệm tổ chức vào mùa hè 2013. Hiện, thông tin cụ thể về chương trình nâng cấp trên không được tiết lộ. Tuy nhiên, các hãng chế tạo Boeing, Northrop Grumman đã bắt đầu đàm phán với cơ quan giám sát PMA-265 của hải quân Mỹ, nơi chịu trách nhiệm quản lý chương trình chiến đấu cơ F/A-18 và E/A-18G. Hải quân Mỹ nâng cấp chiến đấu cơ Super Hornet để tăng khả năng chiến đấu của không lực hải quân trong bối cảnh chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II chậm trễ và kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây.


F/A-18E/F Super Hornet.
Boeing hiện vẫn giới thiệu phương án lắp bình nhiên liệu hòa nhập khí động trên chiến đấu cơ F/A-18E/F phiên bản xuất khẩu. Do có hình dạng hòa nhập khí động, bình nhiên liệu không làm tăng lực cản lên máy bay, nhưng do tổng trọng tải tăng, máy bay sẽ giảm khả năng thao tác và tăng tốc để vượt tường âm thanh.
Nhiều khả năng, sau khi trang bị bình nhiên liệu hòa nhập khí động mới, hải quân Mỹ sẽ tính tới việc nâng cấp động cơ cho các “chú ong bắp cày”. F/A-18 hiện được trang bị 2 động cơ phản lực 414-GE-400 do công ty General Electric chế tạo, cung cấp lực đẩy tương đương 98 kN. Với trang bị mới, F/A-18 sẽ cần phiên bản động cơ nâng cấp F414-GE-400EPE có sức mạnh 120 kN, nhưng với động cơ mới, máy bay sẽ phải được cải tiến cửa hút khí vào.
Hải quân Mỹ hiện sở hữu 271 chiến đấu cơ F/A-18E/F và trong vài năm tới sẽ nhận thêm 78 chiến đấu cơ loại này. Tháng 5-2012, hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch nâng cấp sâu chiến đấu cơ Super Hornet. Sau khi nâng cấp, F/A-18E/F sẽ có hệ thống trao đổi thông tin, máy ngắm, sục sạo hồng ngoại và nhiều thiết bị cảm biến mới.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/234538/Default.aspx

Có lẽ báo nhầm, 13,200 lb thành 13,2 lít ! vì 2 cục CFT ( Conformal Fuel Tank ) trên thân F-16 block 52/60, F-15C/E cũng chỉ mang có 2.200 lít nhiên liệu thôi, Mig-29SMT mang thêm 1 thùng nhiên liệu khí động học trên thân thêm 1000kg , tăng tải trọng dầu lên 5000kg có thể bay 2000-2100km, ngoài ra có thể đeo thêm 2 tank-pod 1650lbs

Nguồn http://www.flightglobal.com/

The CFTs, which Boeing has pitched to potential buyers as part of its Super Hornet international roadmap, would allow the F/A-18E/F to carry more than 1,590kg (3,500lb) of additional fuel. "Adding these tanks would make a great deal of sense," says Mark Gunzinger, an airpower analyst at the Center for Strategic and Budgetary Assessments. "The navy really needs to extend the reach of its carrier air wings. Increased range will be needed for potential operations in the Pacific region and elsewhere."
Trình độ TQ đáng nể thật, làm con tiêm kích hạm mà chỉ có nhõn 3 lần bị sự cố.
Trong khi VN cười cợt nó :))
 
Chỉnh sửa cuối:

milicaanj

Xe buýt
Tưởng nhớ
Biển số
OF-90
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
920
Động cơ
590,060 Mã lực
13,200 lít thì cỡ 9 tấn
13,200 lb thì cũng cỡ 6 tấn

Vậy nếu không tăng công suất động cơ lên thì có mà vác chổi lên thay cho tên lửa để mà bắn nhau giống như phim Trân Châu Cảng :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồ sơ bệnh án F-35A/B/C:

- Nứt cánh
- Nứt lá turbine động cơ F-35A
- Bình nhiên liệu không chịu đc sét đánh
- Nứt buồng lái
- Khí thải xộc ngược vào trong buồng lái (giống F-22)
- Trời lạnh ko bay đc (giống B2)
- Móc cáp quá ngắn (F-35C)
.......
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Mắt thần” của F-35 hoạt động như thế nào?

Hệ thống DAS lắp đặt trên F-35 mạnh hơn cả cảm biến hồng ngoại, cho phép cảm nhận các đối tượng sinh nhiệt theo tất cả các hướng.

Một trong các cảm biến mới được phát triển cho F-35 là hệ thống khẩu độ phân tán DAS điện quang AN/AAQ-37.
Đây là một cảm biến mạnh hơn cả các cảm biến hồng ngoại (cảm biến nhiệt) được lắp đặt trên máy bay cho phép cảm nhận các đối tượng sinh nhiệt theo tất cả các hướng. Nó giống như các hệ thống chống tên lửa được gắn trên nhiều máy bay.
Bằng việc sử dụng 4 cảm biến nhiệt hoặc nhiều hơn được gắn trên máy bay, một máy tính sẽ thu thập các dữ liệu cảm biến và quyết định xem những dữ liệu được đưa về có thực sự là của một tên lửa hay không.



Nếu đúng là tên lửa, mồi nhiệt sẽ được phóng ra nhằm thu hút tên lửa rời xa khỏi máy bay. Một lựa chọn nữa đó là sử dụng hàng rào laser, có thể đánh lạc hướng thiết bị tầm nhiệt của tên lửa.
DAS sử dụng đầu dò nhiệt nhạy hơn, có thể phát hiện một tên lửa đạn đạo được phóng đi ở khoảng cách hơn 1.200 km hoặc một máy bay khác ở xa hơn 30 km. Các thử nghiệm gần đây đã cho thấy DAS có thể phát hiện được hỏa lực mặt đất như súng xe tăng, pháo, hoặc các ống phóng tên lửa.
Đây là một thành công khá bất ngờ, vì nó cho phép máy bay nhanh chóng xác định được hỏa lực trên mặt đất. Nếu phát hiện ra một hay nhiều hệ thống của đối phương, chúng có thể bị tấn công ngay lập tức bằng bom thông minh, nhờ khả năng DAS có thể tính toán ra tọa độ GPS của những điểm nó phát hiện trên mặt đất.
DAS phát hiện các mục tiêu trên không mà không để lộ bản thân bằng cách phát đi một tín hiệu, tương tự như nguyên lý của radar. Chúng được gọi là cảm biến thụ động cho phép máy bay có thể tiêu diệt nhanh chóng tên lửa đối phương. Không khó hiểu khi lực lượng không quân Mỹ đã giữ bí mật tầm phát hiện chính xác của thiết bị này.

http://soha.vn/quan-su/mat-than-cua-f35-hoat-dong-nhu-the-nao-2013032710513267.htm
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
đố biết cái gì đây
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35: “Con tốt thí” trong đấu đá lợi ích của các tập đoàn Mỹ

Thứ ba 26/03/2013 16:44
ANTĐ - F-35 bị gán cho cái biệt danh “Máy bay chiến đấu đắt nhất trong lịch sử” bởi vì từ khi bắt đầu phát triển đến nay, nó không ngừng gặp các sự cố, từ rò rỉ khoang chứa nhiên liệu, lỗ hổng phần mềm cho đến tràn khói khoang lái. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là sự cố nứt vỏ động cơ.

Sau sự việc này, F-35 chỉ bị đình chỉ bay có 6 ngày. Sau khi điều tra, Tổ điều tra sự cố hỗn hợp của không quân Mỹ và công ty Pratt & Whitney tuyên bố F-35 có thể bay thử nghiệm trở lại, vì chiếc máy bay bị nứt vỡ động cơ hiện đang do phía quân đội quản lý chuyên dùng để thử nghiệm các tính năng cực hạn của F-35, các máy bay khác không xuất hiện sự cố này. Thế nhưng vấn đề động cơ liệu có còn gây ra rắc rối gì cho F-35 nữa hay không? Câu trả lời chắc chắn là còn!

Từ khi bắt đầu phát triển F-35 đã gặp rất nhiều sự cố, đặc biệt là về động cơ.

Động cơ là bộ phận quan trọng nhất trên 1 chiếc máy bay, trạng thái hoạt động của nó và ngoại hình khí động của máy bay có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Trước khi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-35 và F-22 ra đời, thiết kế khí động của máy bay cơ bản là hình dạng thon dài để thuận lợi trong khi tác chiến trên không.
F-22 và F-35 thuộc dạng máy bay tàng hình, thân máy bay thiết kế ngắn và dày, diện tích mặt cắt ngang tương đối lớn so với các máy bay thế hệ trước đó. Công ty Lockhet Martin cho rằng, thiết kế dạng này sẽ giúp máy bay có khả năng gia tốc rất tốt trong khi tác chiến với đầy đủ vũ khí; tăng cường lượng bom đạn ở khoang chứa bên trong thân máy bay, giảm số lượng vũ khí treo bên ngoài cánh làm giảm lực cản không khí trong khi bay.
Thế nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề rắc rối là lực cản không khí đối với các điểm treo vũ khí tuy nhỏ, nhưng sức cản tổng thể đối với máy bay lại tăng lên, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường công tác của động cơ F-135 trên máy bay F-35.
Đằng sau vấn đề động cơ F-135 là cuộc đấu đá động cơ kịch liệt giữa 2 công ty hàng đầu của Mỹ là Pratt & Whitney và General Electric. Là một trong những động cơ máy bay có lực đẩy lớn hàng đầu thế giới hiện nay, nhưng mức độ hao tổn của loại động cơ này cũng vô cùng nghiêm trọng. Là công ty chịu trách nhiệm phát triển F-135 suốt từ năm 2007 - 2009, Pratt & Whitney luôn gặp rắc rối với vấn đề động cơ quá nóng, cho đến bây giờ họ vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Pratt & Whitney không thể giải quyết được vấn đề quá nóng của động cơ F-135
Các đây không lâu, không quân Mỹ đã khởi động chương trình phát triển động cơ thế hệ thứ 6 “Advent” do công ty General Electric chịu trách nhiệm thiết kế, trọng điểm phát triển của công ty này chính là vấn đề làm mát cho động cơ công suất lớn mà Pratt & Whitney đang vô phương cải thiện.
Để hỗ trợ kế hoạch này, một số chuyên gia công nghệ đã đề nghị, ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến của động cơ thế hệ thứ 6 vào chương trình phát triển động cơ F-135, thậm chí là yêu cầu thay đổi thiết kế thân máy bay F-35 để thích ứng với loại động cơ thế hệ thứ 6.
Thế nhưng đem công nghệ của động cơ thế hệ thứ 6 ứng dụng vào F-35 lại là vấn đề vô cùng nhạy cảm, có liên quan đến sự cạnh tranh lợi ích giữa các tập đoàn kinh tế khổng lồ của Mỹ, miếng bánh đã có chủ chẳng kẻ nào chịu chia cho người khác.
Trong nội bộ nước Mỹ, không ít chuyên gia đã nhận thức được những tồn tại không thể khắc phục của động cơ F-135, nhưng các quan chức cao cấp của Chính phủ và quân đội không ai dám lên tiếng chỉ trích vì sợ gặp phải những cú “phản đòn” ghê gớm từ các thế lực chính trị ngầm trong Nghị viện Hoa Kỳ.
Do đấu đá về kinh tế, công nghệ tiên tiến của động cơ thế hệ thứ 6 đã không được áp dụng vào chương trình F-35
Điều đó xuất phát từ trò chơi về lợi ích giữa các tập đoàn lớn của Mỹ, ẩn nấp đằng sau các vấn đề về công nghệ. Về vấn đề này, Nghị viện, Chính phủ và các quan chức quốc phòng Mỹ đang ở trong trạng thái rất bối rối, vì sợ những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gây ra bởi những vấn đề đơn thuần mang tính công nghệ.
Vì vậy, một vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng không ai dám “ra tay”, chỉ có dòng máy bay F-35 là “kẻ giơ đầu chịu báng” trong trò chơi lợi ích giữa các tập đoàn kinh tế Hoa Kỳ!


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/F35-Con-tot-thi-trong-dau-da-loi-ich-cua-cac-tap-doan-My/491620.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Azovskiy L-082 MAK-UL trang bị trên Tu-95 đấy :)) có tđời ơ kìa
bây h F-35 mới đc tích hợp vào thân cơ mà to s




À ra thế thank bác, vậy F-35 lại học dưới đũng quần Nga :)), hết học SVSTOL từ Yak 141 tới cái này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top