[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Trong khi cờ hoa ngập trong nợ nần và máy bay hút tiền của tư bẩn thì đại nga lại bán hàng tốt cho tàu bẩn . Su 35 về thì FA18 với F35 như gái điếm gặp sở khanh , trừ khi các nước nhập T 50 hoặc EF2000 mới có cơ .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Trong khi cờ hoa ngập trong nợ nần và máy bay hút tiền của tư bẩn thì đại nga lại bán hàng tốt cho tàu bẩn . Su 35 về thì FA18 với F35 như gái điếm gặp sở khanh , trừ khi các nước nhập T 50 hoặc EF2000 mới có cơ .
chịu khso đọc báo nghe đài đi
hiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này.
Sự việc trên của CCTV khiến dư luận đặt câu hỏi, truyền thông nhà nước Trung Quốc tung “tin vịt tầm cỡ quốc tế” này với ý đồ chính trị gì?

Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.

Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.

Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.

Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.

Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?

Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đến P&W còn bán động cơ trực thăng cho ba tàu thì việc su 35 về thì chả có gì lạ . Trên báo đài nhiều khi chả bao giờ đúng hoặc nói hết cả , lạ gì .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
câu chuyện TU-22M3 chưa phai đâu =))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Để khôi phục dây chuyền tu 22 m3 thì đại Nga phải bỏ ra hơn tỷ đô , không xứng với giá hợp đồng với Tàu . Nên Tàu phải dùng tạm lợn quay nhà tự nuôi .
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đến P&W còn bán động cơ trực thăng cho ba tàu thì việc su 35 về thì chả có gì lạ . Trên báo đài nhiều khi chả bao giờ đúng hoặc nói hết cả , lạ gì .
Đưa tin về hoạt động của người đứng đầu nhà nước thì phải chuẩn hoặc là lờ tịt những tin nhậy cảm. Đây e'o phải chỗ cho những tin mờ ảo.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Về phần mình, hãng Pratt & Whitney đã thừa nhận rằng một số quan chức trong chính phủ Canada đã nhận thức ngay từ đầu rằng làm việc với Trung Quốc chỉ đơn giản là mục đích quân sự. Thiết bị mà phía Pratt & Whitney bán cho Trung Quốc là loại trực thăng hiện đại nhất được ghi ký hiệu là Z10. Mỹ đã có lệnh cấm vận xuất khẩu quân sự cho Trung Quốc kể từ khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989.
Nhưng Pratt & Whitney đã nói cho chính phủ Canada rằng bởi vì động cơ đã được phê duyệt cho xuất khẩu dân sự nên không cần đến giấy phép đặc biệt cho máy bay quân sự. Song chính quyền Canada không đồng ý và yêu cầu Pratt & Whitney phải có giấy phép. Sau khi Pratt & Whitney tiết lộ tin này cho Trung Quốc, tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIC) đột nhiên hé lộ cho Pratt & Whitney biết rằng họ đang bắt đầu phát triển một phiên bản dân sự của loại máy bay trực thăng quân sự mang ký hiệu Z10C, nó sẽ được dùng cho tham quan, khách VIP doanh nhân và các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ. Ban quản lý Pratt & Whitney tỏ ra hoài nghi về chương trình trực thăng dân sự "trên trời rơi xuống" của Trung Quốc, theo lời khai của United Technologies tại tòa.
Nguồn : http://www.baomoi.com/Vu-be-boi-nha-thau-Lau-Nam-Goc-ban-vu-khi-cho-Trung-Quoc/119/8959311.epi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ sẽ bán 60 chiếc F-35 cho Hàn Quốc “phòng chống xâm lược”?
Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ đã phê duyệt kế hoạch bán 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin, hoặc máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle của hãng Boeing cho Hàn Quốc.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm giám sát bán thiết bị quân sự cho nước ngoài, hôm 29-3 đã thông báo với Quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay này cho Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng liên tục gia tăng với Triều Tiên. Số máy bay chiến đấu này của Mỹ được lý giải sẽ giúp Hàn Quốc "ngăn chặn xâm lược".

Các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, quá trình đệ trình kế hoạch (mang tính bắt buộc) với quốc hội đã bắt đầu, trước khi bùng phát những căng thẳng gần đây với Triều Tiên, nhưng thời gian công bố của Lầu Năm Góc diễn ra đúng một ngày, sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ thông báo tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động từ lâu.

Tham dự cuộc đua cung cấp 60 chiếc máy bay chiến đấu cho Hàn Quốc, gồm có các máy bay F-35, F-15 và Eurofighter Typhoon do liên danh EADS giữa Finmeccanica SpA và BAE Systems sản xuất. Dự kiến, Hàn Quốc sẽ công bố người thắng thầu vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm nay.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2000x1342.
Hàn Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35?​


Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, lô máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed sẽ có giá trị lên đến 10,8 tỷ USD, bao gồm cả các động cơ do Pratt & Whitney sản xuất. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, giá bán cuối cùng của máy bay F-35 và thiết bị kèm theo có thể sẽ thấp hơn.

Cơ quan này cũng cho biết, riêng phần thiết bị quân sự và vũ khí chiến đấu của máy bay chiến đấu F-15 cải tiến, thuộc chương trình bán cho nước ngoài sẽ có giá trị lên đến 2,4 tỷ USD, nhưng tổng chi phí của lô máy bay F-15 được cho là sẽ thấp hơn so với máy bay F-35.

Các chuyên gia quân sự dự đoán người thắng thầu nhiều phần thuộc về công ty của Mỹ do quan hệ đồng minh lâu đời và truyền thống mua vũ khí Mỹ của Hàn Quốc và chắc chắn Seoul sẽ mua F-35 nhưng không phải là toàn bộ 60 chiếc vì giá cả rất đắt đỏ.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/My-se-ban-60-chiec-F35-cho-Han-Quoc-phong-chong-xam-luoc/493165.antd
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
[video]http://www.liveleak.com/view?i=d51_1365201326[/video]
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Rafale trang bị bom laser mới AASM

10:06 PM, 06/04/2013, Views: 0 | By VNH

VietnamDefence - Tổng cục Trang bị DGA thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, ngày 3/4/2013, đã nhận vào trang bị biến thể vũ khí không đối đất module (Armement air-sol modulaire) AASM dẫn bằng laser.
Việc này sẽ mở đường cho việc sử dụng vũ khí mới cho các tiêm kích Rafale của Không quân và Hải quân Pháp.

Các biến thể đầu của AASM dẫn bằng GPS+quán tính kết hợp hồng ngoại đã được sử dụng trong các chiến dịch Harmattan (ở Libya) và Serval (ở Mali).

AASM dẫn bằng laser dùng để tấn công chính xác từ ngoài tầm (stand off) các mục tiêu cơ động mặt đất và mặt biển. Bom có thể được dẫn đến mục tiêu nhờ thùng treo Damocles của tiêm kích Rafale hay trắc thủ dẫn hướng pháo binh phía trước.

Các vụ thử tháng 12/2012 tại trường thử tên lửa của DGA ở Biscarosse đã cho thấy khả năng tiêu diệt mục tiêu di động của ASSM dẫn bằng laser.

Do công ty Sagem phát triển, vũ khí module AASM gồm bộ thiết bị dẫn và các cánh khí động để lắp lên các quả bom thường. Vũ khí có điều khiển này có thể sử dụng từ cự ly an toàn, nằm ngoài tầm hoạt động của phòng không địch (hơn 50 km) trong mọi thời tiết, cả ngày và đêm. DGA đã đặt mua 380 bộ AASM dẫn bằng laser.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
'Siêu ong bắp cày' F/A-18F của Mỹ 'gãy cánh' trên biển Ả Rập

http://soha.vn/quan-su/sieu-ong-bap-cay-fa18f-cua-my-gay-canh-tren-bien-a-rap-20130409104233839.htm

Một chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet trang bị trên tàu sân bay Dwight D. Eisenhower của Hải quân Mỹ đã bị tai nạn hôm thứ Hai (8/4), Defense News cho hay.

Theo đó, chiếc F/A-18F gặp phải tai nạn vào lúc 12h20 chiều (giờ địa phương) ở phía Bắc của biển Ả Rập. Tuy nhiên, không có ai bị thương trong vụ tai nạn.
Các báo cáo ban đầu của Hải quân Mỹ, chiếc Super Hornet gặp phải tai nạn do xảy ra sự cố ở một động cơ. Tuy nhiên, nguyên nhân tai nạn vẫn đang được tiếp tục làm rõ.

Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet​

Theo mô tả của Hải quân Mỹ, sau khi máy bay gặp sự cố và chao đảo trên bầu trời, cả 2 phi công điều khiển thuộc phi đội máy bay chiến đấu tấn công số 103 (căn cứ ở Virginia Beach) đã bật ghế phóng và rơi xuống mặt biển, sau đó các nhân viên cứu hộ trực thăng đã kịp thời có mặt và đưa 2 phi công về tàu sân bay.
F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công). Trong đó, F/A-18F Super Hornet được coi là một trong những biến thể mới nhất, tiên tiến nhất trong dòng máy bay F-18 của Hải quân Mỹ.


 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ: F-35 chưa ‘bay’, F/A-XX đã đòi ‘cất cánh’
Bất chấp việc mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 (F-35) của quân đội Mỹ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và sửa lỗi, mới đây hãng Boeing đã giới thiệu phiên bản được cho là tiêm kích thế hệ 6 với tên gọi F/A-XX chủ yếu phục vụ cho hải quân nước này.




Mẫu thiết kế của F/A-XX mà Boeing vừa giới thiệu. Theo tiết lộ của Boeing, ngay tên mã của dự án phát triển mẫu tiêm kích này cũng đã cho thấy nó sẽ là “con át chủ bài” cho hải quân Mỹ thay thế cho những chiếc “ong bắp cày” F/A-18 Super Hornet đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. F/A-XX sẽ là mẫu tiêm kích có động cơ đôi, đuôi ngắn và sẽ được sản xuất ở 2 phiên bản: Có phi công lái và không có người lái (UAV). Thiết kế của mẫu máy bay này sử dụng hệ thống cửa khí siêu thanh không phân nhánh giống như những chiếc F-35 của hãng Lockheed Martin.
Mẫu thiết kế mà Boeing giới thiệu mang dáng dấp của những chiếc máy bay cánh liền, thẳng (kiểu Canard) đã gây ngạc nhiên cho không ít chuyên gia về máy bay chiến đấu bởi nó sẽ làm giảm rất nhiều khả năng tàng hình của máy bay. Nhưng ngược lại, việc không có chiếc đuôi thẳng đứng sẽ giúp cho các chuyên gia thiết kế tạo ra một khả năng tàng hình toàn diện hơn và đặc biệt là nó sẽ trở nên rất cần thiết khi hoạt động trong các khu vực “chống tiếp cận” của đối phương.
Một điểm đáng chú ý nữa trong phiên bản có người lái của F/A-XX là việc Boeing loại bỏ khu vực quan sát ở 2 bên của buồng lái và không sử dụng hệ thống cảm biến giống như hệ thống 6 camera hồng ngoại của F-35 hiện nay.
Theo kế hoạch, những chiếc F/A-XX sẽ được hải quân Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 2030 để thay thế cho đội ngũ F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler. Boeing cho biết, những chiếc Super Hornet sẽ đạt mức giới hạn 9.000 giờ bay vào thời điểm đó nên sự ra đời của F/A-XX là rất phù hợp.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x659.

Một chiếc F/A-18E/F Super Hornet
"Dự định ban đầu của nghiên cứu này là tìm ra các giải pháp cho mẫu CVN [máy bay hoạt động bằng năng lượng hạt nhân - nuclear-powered aircraft carrier] dựa trên các mẫu máy bay hiện có để cho ra đời loại tiêm kích đa năng có khả năng hoạt động hữu hiệu trong các môi trường của chiến thuật chiến tranh chống tiếp cận từ xa (A2AD)", một quan chức của Hải quân Mỹ cho biết, "Các nhiệm vụ chủ yếu của mẫu tiêm kích này sẽ là tấn công trên không, tấn công không đối đất, và yểm trợ cận chiến trên không".
Các quan chức chỉ huy cấp cao của hải quân Mỹ cũng bày tỏ hy vọng rằng với thiết kế mới những chiếc F/A-XX sẽ có tầm hoạt động xa hơn và khả năng tác chiến ưu việt hơn so với các loại máy bay chiến thuật hiện nay của họ.


http://infonet.vn/Quan-su/Cong-nghe-...anh/75595.info
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Vấn đề là đốt tiền chạy đua vũ trang ... Người Nga sử dụng su 27 và mig 29 là bộ đôi kết hợp tầm xa và tầm gần , người Mỹ dùng f 22và f 35 cũng vậy nhưng số lượng f 22 quá ít f 35 lại nhiều lỗi và khả năng kém . Nga và Trung đang phát triển và sở hữu tiêm kích tàng hình buộc người Mỹ phải đi trước dòng tiêm kích thế hệ 6 để khắc chế , nhưng xem ra các dòng cũ vẫn tốt chán so với cave f35 .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cái giá cho một giờ bay của F-35A
Để bay trong một giờ, loại máy bay đa năng tàng hình F-35A tiêu tốn hết 24.000 USD, cao hơn 10% so với chi phí của F-16 Fighting Falcon.

Thông tin trên vừa được Trung tướng không quân Mỹ Christopher Bogdan đưa ra khi phát biểu tại Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Hà Lan. Tướng Christopher Bogdan hiện là chủ nhiệm văn phòng chương trình F-35. Chi phí cho mỗi giờ bay của F-35A theo đó cũng cao hơn khoảng 4.000 USD so với F-22 Raptor.

Con số trên, theo Tướng Bogdan, do Không quân Mỹ và Cơ quan khai thác và đánh giá (DOTE) của Lầu Năm góc phối hợp tính toán. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là số liệu cuối cùng về chi phí bay của F-35. Con số chính xác hơn sẽ được công bố vào tháng Năm tới.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1600x800.

Một chiếc tiêm kích tàng hình đa năng F-35A
Hà Lan là một trong số 8 đối tác tham gia chương trình nghiên cứu chế tạo F-35. Không quân Hà Lan dự kiến mua tổng số 85 chiếc F-35 để thay thế những chiếc F-16 đã cũ. Tuy nhiên, nước này cho biết đang cân nhắc khả năng cắt giảm số lượng đặt hàng vì giá thành loại máy bay này tăng cao.

F-35 sẽ được sản xuất hàng loạt với 3 phiên bản. Ngoài phiên bản thông thường F-35A, Mỹ và các nước còn sản xuất phiên bản F-35B có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, phiên bản F-35C trang bị cho tàu sân bay.

Máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Hoàng gia Hà Lan
Chương trình chế tạo và mua sắm F-35 (tổng số 2.400 chiếc) cho cả hải, lục, không quân Mỹ dự kiến lên trên 380 tỷ USD. Số lượng đơn đặt hàng của các nước khác cũng lên tới 3.100 chiếc. Các nước lên kế hoạch mua F-35 hiện có Anh, Italia, Hà Lan, Australia, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Singapore.

Hiện nay, F-22 Raptor vẫn giữ kỷ lục là loại tiêm kích được sản xuất hàng loạt có giá thành đắt nhất thế giới. Các mẫu F-22 mới nhất vừa được sản xuất hàng loạt có giá trên 400 triệu USD mỗi chiếc. Trong khi đó, giá thành mỗi chiếc F-35A hiện vào khoảng 200 triệu USD.

F-22 Raptor của Mỹ hiện là loại tiêm kích đắt nhất thế giới
Hồi năm 2009, tờ Washington Post từng trích dẫn một nghiên cứu của Lầu Năm góc cho biết chi phí một giờ bay của F-22 là 44.000 USD. Nhưng sau đó, không hiểu vì lý do gì, trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ, các quan chức Bộ quốc phòng lại báo cáo chi phí này của “Chim ăn thịt” không vượt quá 20.000 USD.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/2013...F-35a-2345631/
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
JP-7 tăng giá hay sao mà giờ bay mắc lòi thế =))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Toàn mấy chú tư bản đốt tiền , không có vỏ tàng hình gặp su hào lúc đấy có mà cởi váy mà chạy .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Philippines tê liệt vì F-18C

(ĐVO)- Không quân Philippines đã chính thức hạn chế bay đối với loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi F-18C Hornet do phát hiện lỗi ở hệ thống thoát nạn dành cho phi công. Thông tin vừa được đăng tải trên Yle.

Theo Yle, hãng chế tạo Boeing đã phát hiện lỗi trong cơ cấu bắn ghế phi công trong trường hợp khẩn cấp. Theo các chuyên gia, cơ cấu này có thể sẽ không hoạt động hoặc bị trục trặc khi vận hành.

Hậu quả của lệnh cấm này là Philippines buộc phải hủy một cuộc tập trận không quân kéo dài 3 ngày. Dự kiến, việc thay thế cơ cấu này của F-18C Hornet sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Một chiếc F-18C của không quân Philippines
Lệnh cấm bay này không được áp dụng đối với loại tiêm kích huấn luyện 2 chỗ ngồi F-18D Hornet. Tham mưu trưởng Không quân Philippines, Tướng Kari Salmi cho biết các máy bay F-18D Hornet hiện được sử dụng như lực lượng dự bị.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện có tổng cộng 54 chiếc (có nguồn cho rằng có 55 chiếc) tiêm kích một chỗ ngồi F-18C và 7 chiếc tiêm kích 2 chỗ ngồi F-18D. Philippines nhận những chiếc F-18 đầu tiên từ Mỹ vào năm 1995 để thay thế những chiếc MiG-21 và Saab 35 Draken.
Philippines hiện sở hữu 54-55 chiếc F-18 Hornet
Những chiếc F-18 Hornet của Philippines hiện đang trong quá trình hiện đại hóa với tổng chi phí khoảng 700 triệu euro. Những chiếc F-18 sẽ được trang bị các thiết bị điện tử mới và trang bị tên lửa AGM-158 JASSM.

Máy bay tiêm kích F-18C có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.915 km/h và có thể vượt qua khoảng cách 2.000 km. Máy bay được trang bị súng máy 6 nòng M61 Vulcan 20mm. Máy bay còn có 9 giá treo để có thể mang theo các loại bom và tên lửa khác nhau.

Cũng giống nhiều loại máy bay chiến đấu khác, ghế ngồi phi công của F-18C là loại ghế phóng. Trong trường hợp khẩn cấp, phi công sẽ kích hoạt để bộ phận giống như trong đạn pháo bắn ghế cùng phi công lên cao thoát ra khỏi máy bay. Sau đó dù sẽ được bung và giúp phi công tiếp đất.

Tiếp câu truyện MiG-31 trong thớt :))

Huyền thoại tốc độ MiG-31 bị rơi tan xác

Ngày 24/4, Văn phòng Công tố quân sự Kazakhstan cho biết, một chiếc máy bay đánh chặn Mikoyan MiG-31 của Không quân Kazakhstan, đã bị rơi khi đang bay tập, làm phi công thiệt mạng và lái phụ bị thương.

Vụ tai nạn xảy ra ở gần làng Prostornoye thuộc khu vực Karaganda, ở miền trung Kazakhstan lúc 22h45 giờ địa phương (16h45 giờ GMT) hôm 23/4. "Phi hành đoàn đã nhảy dù khỏi máy bay trước khi rơi", Văn phòng Công tố quân sự Kazakhstan cho biết trong một tuyên bố.

Thi thể của phi công, được xác định là Đại tá Marat Adigeyev, đã được phát hiện trong cuộc tìm kiếm tại hiện trường vụ tai nạn. Lái phụ, Thiếu tá Ruslan Gamizyanov, đã phải nhập viện nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, các công tố viên cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Kazakhstan, "lỗi kỹ thuật" là nguyên nhân rõ ràng dẫn đến vụ tai nạn. Vụ tai nạn xảy ra sau khi máy bay đã trải qua một đợt đại tu lớn tại một nhà máy ở Rzhev, miền tây bắc nước Nga, hồi tháng 12/2012. Kể từ đó, chiếc máy bay MiG-31 này đã thực hiện được khoảng 42 giờ bay, bộ này cho biết.
MiG-31 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan dựa trên MiG-25. Đại diện của đơn vị bảo dưỡng Rzhev đã được thông báo về vụ tai nạn, Bộ Quốc phòng Kazakhstan cho biết.

"Chiếc máy bay đã thực hiện thành công 4 chuyến bay theo kế hoạch trong đó 3 chuyến bay vào ban ngày và một chuyến vào ban đêm] hôm 23/4. Vụ tai nạn đã xảy ra trong chuyến bay thứ 5", bộ quốc phòng nước này cho biết.

Bộ Quốc phòng Kazakhstan đã bắt đầu điều tra các tình tiết dẫn đến vụ tai nạn và xem có "vi phạm quy tắc bay và chuẩn bị bay" hay không.

Mikoyan MiG-31 (ký hiệu NATO là "Foxhound") là máy bay quân sự nhanh nhất thế giới đang hoạt động, được thiết để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tầm xa. Loại máy bay này chỉ được biên chế cho Không quân Kazakhstan và Không quân Nga.

  • Theo ANTĐ
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đính chính, do lều báo dịch thuật =))

Không quân Phần Lan tê liệt vì F-18C

(ĐVO)- Không quân Phần Lan đã chính thức hạn chế bay đối với loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi F-18C Hornet do phát hiện lỗi ở hệ thống thoát nạn dành cho phi công. Thông tin vừa được đăng tải trên Yle.


Theo Yle, hãng chế tạo Boeing đã phát hiện lỗi trong cơ cấu bắn ghế phi công trong trường hợp khẩn cấp. Theo các chuyên gia, cơ cấu này có thể sẽ không hoạt động hoặc bị trục trặc khi vận hành.

Hậu quả của lệnh cấm này là Phần Lan buộc phải hủy một cuộc tập trận không quân kéo dài 3 ngày. Dự kiến, việc thay thế cơ cấu này của F-18C Hornet sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Một chiếc F-18C của không quân Phần Lan
Lệnh cấm bay này không được áp dụng đối với loại tiêm kích huấn luyện 2 chỗ ngồi F-18D Hornet. Tham mưu trưởng Không quân Phần Lan, Tướng Kari Salmi cho biết các máy bay F-18D Hornet hiện được sử dụng như lực lượng dự bị.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Phần Lan hiện có tổng cộng 54 chiếc (có nguồn cho rằng có 55 chiếc) tiêm kích một chỗ ngồi F-18C và 7 chiếc tiêm kích 2 chỗ ngồi F-18D. Phần Lan nhận những chiếc F-18 đầu tiên từ Mỹ vào năm 1995 để thay thế những chiếc MiG-21 và Saab 35 Draken.
Phần Lan hiện sở hữu 54-55 chiếc F-18 Hornet
Những chiếc F-18 Hornet của Phần Lan hiện đang trong quá trình hiện đại hóa với tổng chi phí khoảng 700 triệu euro. Những chiếc F-18 sẽ được trang bị các thiết bị điện tử mới và trang bị tên lửa AGM-158 JASSM.

Máy bay tiêm kích F-18C có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.915 km/h và có thể vượt qua khoảng cách 2.000 km. Máy bay được trang bị súng máy 6 nòng M61 Vulcan 20mm. Máy bay còn có 9 giá treo để có thể mang theo các loại bom và tên lửa khác nhau.

Cũng giống nhiều loại máy bay chiến đấu khác, ghế ngồi phi công của F-18C là loại ghế phóng. Trong trường hợp khẩn cấp, phi công sẽ kích hoạt để bộ phận giống như trong đạn pháo bắn ghế cùng phi công lên cao thoát ra khỏi máy bay. Sau đó dù sẽ được bung và giúp phi công tiếp đất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top