[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Con này oách đa nhiệm tốt lại nhỏ gọn động cơ tốt
Trong tương lai thì F18 vẫn là át chủ bài để viễn chinh, tức là đối thủ trực tiếp với Sukhoi Flanker và Mig 29 seri mà thôi. Còn F15 ta chỉ có F15I xung đột với F14A hoặc mấy con Mig 23/25/29 cũ rích của bọn râu rậm. Chứ F16 thì ko thể là đối thủ rồi, F15 thì bán kính ko đủ phải Flanker tới gần Mỹ thì may ra F15 bay ra ven bờ mà "biểu diễn Mig killer" được
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ngán ngẩm với F-35, Australia mua thêm 24 Super Hornet

Chủ nhật 03/03/2013 08:21
ANTĐ - Ngày 28-2, Cơ quan Hợp tác quốc phòng và an ninh Mỹ (DSCA) đã đệ trình lên Quốc hội nước này kế hoạch cung cấp bổ sung thêm 24 chiến đấu cơ Super Hornet của hãng Boeing gồm 12 chiếc F/A-18E/F Super Hornet và 12 chiếc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, cho lực lượng không quân Australia (RAAF).

Tổng giá trị của hợp đồng này, bao gồm cả các gói bảo dưỡng, động cơ, phụ tùng, vũ khí kèm theo, lên đến khoảng 3,7 tỷ USD.​

Phi đội F/A-18E/F Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ
“Chúng tôi đã gửi thư yêu cầu (LOR) cho chính quyền Mỹ để cho phép chúng tôi nghiên cứu khả năng mua thêm tới 24 chiếc máy bay chiến đấu Super Hornet”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith nói và cho biết thêm rằng, do Mỹ trì hoãn bàn giao máy bay chiến đấu F-35 quá lâu và điều đó có nguy cơ tạo ra một lỗ hổng về sức mạnh của Australia.
“Chúng tôi đang nghiên cứu không chỉ có máy bay Super Hornet để lấp lỗ hổng này, mà về dài hạn việc này sẽ giúp Australia có một phi đội máy bay hỗn hợp, gồm Super Hornet, Growler và F-35 JSF, giống như Hải quân Mỹ đang có”, ông nói thêm.
Chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng với phía Australia là một loạt công ty Mỹ như: Hãng chế tạo hàng không Boeing, hãng chế tạo động cơ máy bay General Electric, Công ty Giải pháp truyền dữ liệu (Data Link Solutions), công ty BAE Systems, tập đoàn Northrop Grumman, tập đoàn Raytheon và Vision Systems International.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

Australia đã có kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35, và theo dự kiến ban đầu nước này sẽ nhận chiếc F-35 đầu tiên trong năm nay. Tuy nhiên, do gặp một số sự cố, việc bàn giao có thể phải trì hoãn đến năm 2020.
Trước đó, năm 2007, Australia cũng đã chi 6 tỉ USD để mua 24 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F Block II. Toàn số máy bay Super Hornet nêu trên đã được chuyển giao cho phía Australia.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Ngan-ngam-voi-F35-Australia-mua-them-24-Super-Hornet/488213.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
9 khúc quanh và 12 “nốt trầm” khiến F-35 II (Lightning II) suýt bị khai tử

Chủ nhật 03/03/2013 11:32
ANTĐ - Theo ý tưởng thiết kế, F-35 được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có tính năng tàng hình rất tốt, là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới hiện nay, tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của nó trải qua quá nhiều chông gai, thậm chí nhiều lúc tưởng như sắp bị khai tử.

F-35 II (Lightning II) là loại máy bay chiến đấu đa dụng 1 động cơ, 1 chỗ ngồi do hãng Lockheed Martin thiết kế và sản xuất, chủ yếu sử dụng để cận chiến, tấn công mặt đất, đánh phá các trận địa phòng không… F-35 hiện đã phát triển 3 phiên bản: Máy bay cất hạ cánh trên đường băng thông thường F-35A dùng cho lực lượng không quân mặt đất, máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B dùng cho không quân của lực lượng hải quân đánh bộ và máy bay sử dụng trên tàu sân bay F-35C dùng cho lực lượng không quân của hải quân.

Phiên bản F-35B của lực lượng hải quân đánh bộ

Theo ý tưởng thiết kế, F-35 được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có tính năng tàng hình rất tốt, là một trong những máy bay hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy nhiên, công việc triển khai nghiên cứu và quá trình phục vụ của nó trải qua quá nhiều chông gai, thậm chí nhiều lúc tưởng như sắp bị khai tử.
Chương trình nghiên cứu, phát triển F-35 đã tiêu phí rất nhiều tiền của đã khiến nó được mệnh danh là “chiến đấu cơ đắt nhất trong lịch sử”. Thế nhưng, do kiên trì với ý tưởng về một loại chiến đấu cơ siêu hiện đại nên nó đã gặp phải hàng loạt sự cố trên toàn bộ kết cấu của máy bay.
Tháng 10/2010: F-35 dừng bay vì sự cố phần mềm.
Ngày 01/10/2010, nguyên mẫu thử nghiệm của F-35 xuất hiện một sự cố phần mềm khiến cho cả trung đội máy bay thử nghiệm bị dừng bay trong vài ngày. Sự cố này có thể dẫn đến tình trạng tắt đột ngột bơm nhiên liệu khi nó bay trên độ cao lớn. Đồng thời với nó, người ta còn phát hiện cửa hút khí phụ trợ cánh quạt nâng ở phiên bản F-35B STOVL thiếu hụt số lượng bản lề khớp nối. Để giải quyết triệt để cả 2 vấn đề này, toàn bộ hoạt động thử nghiệm cất, hạ cánh bị đình chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Tháng 1/2011: Trong quá trình thử nghiệm bay F-35 phát hiện sự cố cánh máy bay bị vặn ngược khi vượt hàng rào âm thanh.
Theo thông tin của Defence News, ngày 18/01/2011, cả 2 loại F-35A của không quân và F-35B của hải quân đánh bộ, trong quá trình bay thực nghiệm tấn công tầm trung đã phát sinh sự cố. Khi máy bay tăng tốc vượt tốc độ âm thanh thì xuất hiện hiện tượng cánh máy bay vị vặn ngược, thực nghiệm lập tức bị đình chỉ vì không bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, động cơ F-135 của hãng Pratt & Whitney cũng phát sinh hiện tượng “sốc nhiên liệu”, tức là các dòng khí sau khi bị đốt trong buồng đốt không tập trung thành luồng mà bắn tóe khắp nơi dẫn đến hiện tượng rung chấn động cơ làm nó không đạt đến lực đẩy danh định.​



Phiên bản F-35C trên hàng không mẫu hạm

Ngoài ra, sự cố thứ 3 trong đợt thử nghiệm này là vấn đề của thiết bị hiển thị trên mũ đội đầu của phi công (HMD). Không giống với các loại máy bay trước đó, F-35 không sử dụng màn hình hiển thị trên đỉnh khoang lái mà được thiết kế trên mũ đội đầu của phi công, hiển thị trực tiếp các số liệu quan trọng.

Tháng 3/2011: Rò rỉ nhiên liệu và máy phát điện trên máy bay trục trặc.
Theo thông tin từ trang mạng “Flight International” ngày 11/03/2011, phi đội máy bay thử nghiệm F-35 của hãng Lockheed Martin lại bị đình chỉ bay bởi chiếc máy bay thử nghiệm mang số hiệu AF-4 phát sinh sự cố rò rỉ dầu và máy phát điện bị trục trặc trong chuyến bay ngày 09/03.
Theo đại diện của công ty Lockheed Martin, sự cố này đã khiến chiếc máy bay phải quay về và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay của căn cứ không quân Edwards, may mà không phát sinh sự cố gì trong lúc hạ cánh. Chiếc máy bay này chuyên dùng để thử nghiệm các hệ thống tác chiến dẫn đến toàn bộ phi đội phải dừng bay, sau khi tu sửa và khắc phục các khiếm khuyết hoạt động bay mới được tiếp tục được tiến hành.
Tháng 6/2011: Trục trặc phần mềm trên máy bay điều khiển.
Váo tháng 6/2011, một chiếc F-35C đã bị đình chỉ bay trong vòng 6 ngày vì gặp sự cố về phần mềm dẫn đến hệ thống cánh gập bị trục trặc làm phi công không thể điều khiển được nó. Đến ngày 23/06 toàn bộ các máy bay F-35C mới bay trở lại sau khi sự cố được khắc phục.
Tháng 8/2011: Hệ thống điện lực tích hợp phát sinh sự cố
Theo thông tin của Defence News, vào lúc 08h30 ngày 02/08/2011, chiếc F-35A thứ 4 trong loạt nguyên mẫu thử nghiệm mang số hiệu AF-4 chuyên dụng thử nghiệm tính năng cất, hạ cánh của F-35A đã xuất hiện trục trặc hệ thống điện lực tích hợp (IPP) trong quá trình bay bảo dưỡng mặt đất tại căn cứ không quân Edwards. Văn phòng phụ trách “Chương trình máy bay tiến công liên hợp” ngay lập tức ra quyết định đình chỉ bay đối với 20 chiếc máy bay thử nghiệm để kiểm tra, khắc phục sự cố.

Chiếc F-35A này đã gặp trục trặc hệ thống điện lực tích hợp

Tháng 9/2011: Xuất hiện vấn đề về kết cấu cánh máy bay
Ngày 01/09/2011, nhân viên kỹ thuật của “Chương trình máy bay tiến công liên hợp” (JSF) phát hiện một vấn đề về kết cấu cánh máy bay. Theo người phát ngôn của JSF - Joe Dellavedova, phần khung xương chịu lực của cánh ở cả 2 phiên bản F-35A và F-35B đều không đạt yêu cầu chịu lực.
Đây là một khung hợp kim nhôm, được chế tạo đạt tuổi thọ 8000h, tuy nhiên thử nghiệm mới triển khai được 2800h, cánh máy bay đã xuất hiện những vết nứt khiến sự án lại bị đình chỉ một lần nữa để giải quyết dứt điểm vấn đề hết sức nghiêm trọng này.
Tháng 3/2012: F-35 lại bị rò rỉ nhiên liệu
Hãng tin Anh Reuters ngày 06/03/2012 cho biết, tại căn cứ không quân Eglin ở Florida, một chiếc F-35 mới trong chuyến bay huấn luyện đầu tiên đã xuất hiện sự cố rò rỉ nhiên liệu khiến nó phải rút ngắn thời gian bay và hạ cánh khẩn cấp.
Người phát ngôn của không quân Mỹ cho biết, trong quá trình bay phi công đã phát hiện rò rỉ nhiên liệu ở cánh trái máy bay bằng mắt thường và yêu cầu hạ cánh ngay khi máy bay mới thực hiện được 15 phút của bài bay huấn luyện dài 1 tiếng rưỡi.
2 lần phải dừng bay khẩn cấp là sự đả kích rất lớn đối với dự án đã tiêu tốn tới 382 tỷ USD khiến cho Bộ quốc phòng Mỹ phải tiến hành lần điều chỉnh thứ 3, điều đó đã dẫn đến hệ lụy là Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Canada bị yêu cầu từ chức vì tham gia vào dự án siêu tốn kém này, còn Italia giảm số lượng mua sắm từ 131 xuống còn 90 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định cắt giảm 50% lượng mua, Australia thì quyết định chỉ mua…2 chiếc.

F-35B STOVL đã từng trục trặc vì thiếu hụt số lượng bản lề khớp nối của
cửa hút khí phụ trợ cánh quạt nâng

Thế nhưng, dự án F-35 đã trở lại mạnh mẽ sau khi Bộ quốc phòng Mỹ quyết định bổ sung thêm kinh phí và kéo dài thời gian cho công tác nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm. Dự án F-35 được khôi phục cũng đồng nghĩa với tái khởi động… những sự cố mới.
Tháng 2/2013: Máy bay thử nghiệm F-35 phát sinh sự cố tràn khói buồng lái
Ngày 14/02 vừa qua, 1 chiếc máy bay thử nghiệm đã phát sinh sự cố tràn khói buồng lái và đến ngày 25/02, các cấu kiện hỏng hóc do sự cố đã được gửi trả lại nhà sản xuất là công ty Honeywell để tiến hành kiểm tra chi tiết.
Quan chức phụ trách dự án cho biết, kết quả kiểm tra tại căn cứ không quân Maryland cho thấy đây chỉ là hiện tượng có tính cá biệt, không phát sinh trên diện rộng, Bộ quốc phòng đã có sự điều chỉnh tạm thời, để ngăn chặn phát sinh những sự cố tương tự.
Tháng 2/2013: F-35 lại xuất hiện các vết nứt trên động cơ
Ngày 22/02/2013, Bộ quốc phòng Mỹ lại ra một thông báo có tính…“cơm bữa” là: Do xuất hiện một số vết nứt trên động cơ một chiếc F-35 nên không quân Mỹ đã quyết định tạm dừng tất cả các hoạt động của loại máy bay này.
Trong một hoạt động kiểm tra định kỳ tại căn cứ không quân Edwards – California, nhân viên bảo dưỡng đã phát hiện các vết nứt trên bề mặt động cơ 1 chiếc F-35, để bảo đảm an toàn Bộ quốc phòng Mỹ đã lệnh đình chỉ bay đối với cả 3 loại F-35.​



Nếu dự án F-35 hoàn tất thì người Mỹ cũng đã mất quá nhiều

Hiện tại, Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định nối lại các hoạt động bay thử nghiệm F-35 nhưng 9 lần đình chỉ bay với 12 sự cố đã cho thấy chất lượng của dự án đắt giá nhất trong lịch sử không quân thế giới trị giá 382 tỷ USD (con số này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới). Chưa biết đến khi nào kế hoạch này sẽ hoàn tất những ngay từ bây giờ người ta đã thấy, nếu có hoàn thành dự án thì người Mỹ cũng đã mất quá nhiều.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân hải quân Mỹ sử dụng thiết bị huấn luyện bay mới

Thứ ba 05/03/2013 16:06
ANTĐ - Công ty Boeing đã hoàn thành và bàn giao 4 hệ thống mô phỏng huấn luyện bay trên mặt đất cho không quân của hải quân Mỹ.

Ngày 26/2/2013, trên website của Công ty Boeing đăng tải thông tin, quá trình sản xuất 4 thiết bị huấn luyện bay do hãng chế tạo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tại Trạm hàng không hải quân đặt tại Thành phố Pensacola, bang Florida. Những thiết bị huấn luyện bay của Boeing mang lại rất nhiều ứng dụng, giúp cho hải quân Mỹ có thể chuyển một số khoa mục huấn luyện bay của máy bay huấn luyện T-45 xuống mặt đất, nâng cao tính an toàn trong quá trình huấn luyện và tiết giảm kinh phí.
Thiết bị mô phỏng bay này sử dụng hệ thống đồ họa tiên tiến có tính chân thực cao, có thể tiến hành huấn luyện sĩ quan không quân của hải quân ngay trên mặt đất, giảm thời gian huấn luyện và số lượng máy bay sử dụng cho huấn luyện trên máy bay thực vì các sĩ quan phụ trách hệ thống thiết bị cảm biến và điều khiển vũ khí đều có thể ngồi ở ghế sau trong buồng lái để cùng tham gia khóa trình...

Thiết bị huấn luyện bay là phương tiện hỗ trợ không thể thiếu trong công tác
đào tạo và huấn luyện nâng cấp phi công
Hải quân Mỹ có thể sử dụng thiết bị huấn luyện bay này để tiến hành huấn luyện nâng cấp sĩ quân không quân của 3 loại máy bay: F/A-18, EA-18G và EA-6B. Những người tham gia huấn luyện sẽ sử dụng chúng để tiến hành các nội dung như: dẫn đường, xử lý thông tin, xử lý khẩn cấp, phân biệt mục tiêu, sử dụng vũ khí và một số khoa mục huấn luyện cơ bản của máy bay trên hạm.
Theo ông Mark McGraw - Phó chủ tịch công ty con phụ trách các hệ thống huấn luyện phục vụ các chương trình chính phủ thuộc Tập đoàn Boeing cho biết, hàng năm, sẽ có khoảng 150 sĩ quan hải quân sử dụng các hệ thống thiết bị mô phỏng huấn luyện bay để tiến hành huấn luyện, góp phần nâng cao khả năng huấn luyện của Hải quân Mỹ lên 1 tầm cao mới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Cuộc đấu" tiêm kích hạm: J-15 Trung Quốc thua xa F/A-18 Mỹ

Thứ năm 07/03/2013 07:07
ANTĐ - Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada “Kanwa Defence Rewiev” vừa có bài phân tích rất khách quan, so sánh 2 loại tiêm kích hạm của Mỹ và Trung Quốc và đưa ra kết luận, bỏ qua siêu phẩm F-35C, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc vẫn không địch được F/A-18 E/F của Mỹ.

Trong Nguyệt san tháng 3 của mình, Tạp chí “Kanwa Defence Rewiev” đã đưa ra giả định về một cuộc xung đột trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2018, cuộc đấu giữa 2 loại máy bay tiêm kích hạm chủ lực của Mỹ và Trung Quốc sẽ là yếu tố quyết định thắng bại. Bài viết xét trên tất cả các góc độ: kết cấu máy bay, tầm bay, thiết bị dẫn đường và điện tử, trang bị vũ khí và rút ra kết luận: F/A-18 E/F của Mỹ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn.
Tuy máy bay F-35C của Mỹ đã bắt đầu huấn luyện trên tàu sân bay từ đầu năm nay và có kế hoạch trang bị chính thức trên tàu sân bay vào năm 2014 nhưng chủ yếu là để thay thế cho F/A-18 A/B, còn F/A-18 E/F sẽ phục vụ ít nhất đến năm 2020 mới có thể thay thế. Vì vậy, Kanwa đặt ra cuộc đấu vào năm 2018 để J-15 chọn đối thủ là F/A-18 E/F cho “công bằng”, vì dĩ nhiên nếu cuộc đấu diễn ra muộn hơn, tàu sân bay Mỹ sử dụng toàn F-35C, J-15 sẽ không xứng tầm để so với nó.

Cận cảnh hệ thống vũ khí trên phiên bản tiêm kích hạm F/A-18 E
Về thiết kế, F/A-18 E/F nguyên bản được định hướng là máy bay cường kích nên về tính cơ động nó không thể sánh bằng loại máy bay chuyên dụng tiêm kích như J-15 được. Thế nhưng xét về tính năng tiêm kích hạm, khả năng tiến công của F/A-18 E/F với hệ thống vũ khí đa dạng lại hơn rất nhiều so với J-15.
Bài viết phân tích, xét về lựa chọn ban đầu của Nga là tiêm kích Su-33 và F/A-18 E/F, đều cho thấy cả 2 đều hướng tới một thiết kế máy bay tiêm kích hạm cỡ lớn để mang được nhiều nhiên liệu, tăng bán kính tác chiến và tải trọng vũ khí, J-15 cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Về phương diện động cơ, J-15 sử dụng động cơ AL-31F với lực đẩy 12.500kg, còn F/A-18 E/F sử dụng động cơ F414 với lực đẩy thấp hơn là 10.025kg. Điều này rõ ràng là làm tốc độ và khả năng cơ động của F/A-18 E/F không bằng J-15 như đã kể trên.
Đánh giá khách quan, về lí thuyết thì J-15 nhỉnh hơn F/A-18 E/F trong các tham số: kích thước, tốc độ nâng độ cao và trần bay, bán kính tác chiến và tính cơ động. Xét về lí thuyết, trong không chiến 1 chọi 1 với điều kiện trình độ phi công như nhau, F/A-18 E/F không chắc đã thắng được J-15.

J-15 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm bay chưa được trang bị bất cứ vũ khí gì
Tuy nhiên với điểm yếu là cất cánh theo dạng bật lướt, J-15 phải giảm tải trọng, lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo thấp hơn nhiều so với thiết kế tối ưu làm khả năng chiến đấu thực tế của nó không cao như tưởng định.
So sánh các hệ thống hệ thống dẫn đường, radar và hệ thống điện tử, rõ ràng là F/A-18 E/F hơn rất nhiều so với J-15 được chế tạo theo nguyên mẫu Su-33 sản xuất từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, hơn nữa nó còn có kinh nghiệm thực chiến rất phong phú.
Phiên bản nâng cấp của F/A-18 E/F mạnh hơn nguyên mẫu của nó gấp bội. Khi mới sản xuất, F/A-18 E/F sử dụng radar APG-73 sau đó sử dụng APG-79, giai đoạn sau còn áp dụng thiết kế khoang vũ khí nằm trong thân nên nâng cao rất nhiều khả năng tàng hình.
Trong không chiến hiện đại, các radar mảng pha tiên tiến phối hợp với các tên lửa đối không tầm trung AIM-120C và tên lửa đối không tầm gần AIM-9X của F/A-18 E/F sẽ phát hiện và khai hỏa trước J-15, chiếm thế chủ động trong tấn công trên không.

F/A-18F cất cánh trên tàu sân bay Mỹ

Trong khi đó, J-15 trung thành với thiết kế kiểu Su-33, sử dụng hệ thống quan sát hồng ngoại phía trước IRST (Trung Quốc thường gọi là hệ thống radar quan sát điện tử - quang học). Hiện Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo radar AESA nhưng khoảng cách giữa nghiên cứu chế tạo và sản xuất hàng loạt rất lớn, hiện loại radar AESA mà J-15 đang sử dụng có tính năng rất thấp.
Ở đây còn phải xét đến yếu tố đối kháng hệ thống trong cuộc đấu giữa các hàng không mẫu hạm, ví dụ như máy bay dự cảnh hiện đại, đặc biệt là các loại có tầm hoạt động rất xa tàu mẹ thì Liêu Ninh của Trung Quốc còn quá lạc hậu so với các tàu sân bay Mỹ.
Các máy bay dự cảnh hiện đại có thể phát hiện máy bay của đối phương từ rất xa giúp F/A-18 E/F nắm được nhiều tham số có tính chất quyết định trong không chiến như: số lượng máy bay, phân tốp, hướng di chuyển, bố trí đội hình… máy bay đối thủ để chủ động chiến thuật đối phó.
Những ưu điểm về lĩnh vực này đã đủ bù đắp cho khiếm khuyết về tính năng cơ động của F/A-18 E/F.
Về hệ thống vũ khí thì F/A-18 E/F trội hơn hẳn so với J-15, hơn nữa lại đã được khảo nghiệm qua các cuộc chiến tranh Apghanistan, Iraq, Lybia… F/A-18 E/F mang theo các loại vũ khí như: Tên lửa chống radar AGM-88, tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không AGM-154 có tầm bắn 130km, tên lửa không đối đất SLAM-ER có tầm bắn 250km, tên lửa không đối đất dẫn đường bằng ảnh nhiệt hồng ngoại AGM-65 có tầm bắn 22km, tên lửa chống hạm AGM-84 (trong đó, AGM-84F có tầm bắn tới 315km, AGM-84D tầm bắn 220km).

Toàn bộ các loại vũ khí hiện đại có thể được lắp đặt trên F/A-18 E/F
Tên lửa không đối không của F/A-18 E/F gồm: 4 quả tên lửa không đối không tầm gần AIM-9X, 4 quả tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C. Bom có điều khiển mà F/A-18 E/F mang theo thuộc loại bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM nặng 1000 pound với nhiều dạng đầu nổ khác nhau. Ngoài ra, khi cần thay đổi tính chất nhiệm vụ F/A-18 E/F có thể tương thích sử dụng tất cả các loại vũ khí sử dụng trên không mà Mỹ hiện có.
Trong khi đó, J-15 hiện vẫn đang trong giai đoạn bay thử, hệ thống vũ khí hiện vẫn chưa định hình nhưng xét tất cả các loại vũ khí tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay như tên lửa không đối không SD-10, PL-12; tên lửa hành trình đối đất và chống hạm dùng cho máy bay chiến thuật là YJ-82, tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không KD-88 (KD-93 hiện chưa hoàn tất)…, tất cả đều thua kém toàn diện so với vũ khí Mỹ, đặc biệt là tầm bắn và khả năng tấn công chính xác.
Nếu J-15 sử dụng tất cả vũ khí tấn công trên không của Nga mà họ có như Kh-31, Kh-58, Kh-59, R-73, R-77, bom điều khiển vệ tinh KAB-500… thì miễn cưỡng mới có thể so sánh được với F/A-18 E/F.
NGUYỄN NGỌC
“Kanwa Defence Rewiev”/Canada
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ hoàn thiện chiếc F-35 “Tia chớp” thứ 2 cho Không lực Hà Lan

(Soha.vn) - Tập đoàn Lockheed Martin đã hoàn tất việc chế tạo chiếc F-35 thứ hai cho Không quân Hà Lan.

Tập đoàn Lockheed Martin đã hoàn tất việc chế tạo chiếc F-35 thứ hai mang số hiệu AN-2 cho Không quân Hà Lan.
Trong thời gian, chiếc tàng hình cơ thứ hai này sẽ phải trải qua một loạt các bài kiểm tra trên mặt đất và trên không trước khi bàn giao cho Không quân Hà Lan.
Trước đó, vào năm 2008, Hà Lan đã đặt hàng 02 chiếc F-35 cho Không quân trong đó chiếc đầu tiên trị giá 99,7 triệu euro (khoảng 130 triệu USD) và chiếc thứ 2 trị giá 90 triệu euro. Chiếc F-35 đầu tiên đã được hoàn tất lắp ráp cách đây gần một năm và cũng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và trên không.

Chiếc F-35 thứ hai (số hiệu AN-2) của Không lực hà Lan đã được hoàn tất lắp ráp.

Tổng cộng, Hà Lan sẽ chi 800 triệu euro cho chương trình phát triển máy bay thế hệ năm F-35.
Hiện nay, Hà Lan chưa đưa ra quyết định cuối cùng về số lượng máy bay “Tia chớp” F-35 Lighting II nhằm thay thế cho các Phi đội máy bay F-16 Fighting Falcon đã lỗi thời. Tuy nhiên, rất nhiều chính trị gia trong chính phủ Hà Lan đang chống lại việc mua những chiếc F-35 vì chi phí quá đắt đỏ.
Dưới đây là một số hình ảnh các chiến đấu cơ thế hệ năm F-35 của Hà Lan được lắp ráp tại nhà máy và bay thử nghiệm:






















 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 có tính năng gần tương đường F/A-18 !
QĐND - Thứ Sáu, 08/03/2013, 15:32 (GMT+7)
QĐND Online - Chiến đấu cơ hải quân tương lai J-15 của Trung Quốc, dòng máy bay sẽ hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh, sẽ có tính năng gần tương đương với dòng chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Mỹ, đó là tuyên bố của tổng công trình sư phát triển dòng máy bay này, Sun Cong, với Tân Hoa xã.
Theo lời ông này, J-15 tương đương với F/A-18 ở trọng tải vũ khí mang theo, tầm hoạt động và khả năng linh động trên không. Tuy nhiên, ông Sun Cong không nói rõ J-15 sẽ tương đương với phiên bản nào của chiến đấu cơ Hornet. Hải quân Mỹ hiện dùng phiên bản mới nhất là F/A-18E/F Super Hornet.
J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
“Chiến đấu cơ mới của Trung Quốc có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương máy bay hoạt động trên tàu sân bay thế hệ 3”, ông S. Cong cho biết. J-15 sẽ được trang bị hệ thống ra-đa hàng không và tác chiến điện tử hiện đại với bán kính chiến đấu gần 1.000km. Theo Flightglobal, tầm hoạt động thực của J-15 chỉ có thể được xác định khi biết được dòng động cơ phản lực do Trung Quốc tự phát triển trang bị trên dòng chiến đấu cơ này.
J-15 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi năm 2009. Tới tháng 11-2012, J-15 đã thực hiện hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Khi thực hiện chuyến bay thử trên, mẫu thử J-15 được trang bị động cơ phản lực turbin AL-31F do Nga chế tạo. Sau đó, tới tháng 12-2012, Trung Quốc tuyên bố sẽ lắp đặt động cơ nội địa WS-10A trên J-15.
Theo tuyên bố của công ty Shenyang Liming, nơi đang phát triển động cơ WS-10A, động cơ nội địa này có tổng trọng lượng đạt 1,6 tấn, cung cấp tổng công suất lực đẩy đạt 132 kN, tỷ suất lực đẩy đạt 7,5. Để so sánh, động cơ AL-31F nặng 1,57 tấn, cung cấp lực đẩy đạt 123 kN, tỷ suất lực đẩy là 4,77 và 7,87 ở chế độ đốt tăng lực.
Nhiều chuyên gia hiện vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động của động cơ WS-10A. Động cơ của phản lực nội địa của Trung Quốc chưa có độ tin cậy cần thiết, tuổi thọ ngắn và chi phí bảo dưỡng cao. Vì lý do này, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu động cơ phản lực từ Nga.
Căn cứ vào các nguồn tin được công bố, J-15 được phát triển dựa trên cơ sở chiến đấu cơ hải quân Su-33 của Nga. Su-33 có tổng trọng tải cất cánh đạt 33 tấn, tốc độ bay tối đa là 2.700km/giờ và tầm hoạt động khoảng 3.500km. Vũ khí của chiến đấu cơ này gồm pháo 30mm và 6 tấn vũ khí lắp ở 12 móc treo vũ khí dưới thân, cánh.
Trong khi đó, chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet có trọng tải cất cánh tối đa đạt 29,9 tấn, tốc độ bay tối đa tới 1,900km/giờ, tầm bay là 2.300km (bán kính tác chiến – 722km). Vũ khí của chiến đấu cơ Mỹ là pháo 20mm và 8 tấn vũ khí treo trên 11 giá treo.
TUẤN SƠN (theo Lenta)


Tính năng kỹ chiến thuật

Đặc điểm tổng quát

  • Kíp lái: 1-2
  • Chiều dài: 21,9 m (72 ft)
  • Sải cánh: 14,7 m (48,25 ft)
  • Chiều cao: 5,9 m (19,5 ft)
  • Diện tích cánh: 62,04 m2 (667,80 ft2)
  • Trọng lượng rỗng: 17500 kg (38600 lb)
  • Trọng lượng có tải: 27000 kg (60000 kg)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 32000 kg (71000 lb)
  • Động cơ: 2 × WS-10A[2] kiểu động cơ tuabin quạt trong có chế độ đốt tăng lực[2]
    • Lực đẩy thô: 89,17 kN (20.050 lbf) mỗi chiếc
    • Lực đẩy khi đốt tăng lực: 135 kN[2] (33.000 lbf[2]) mỗi chiếc
  • Sải cánh khi gấp lại: 7,4 m (24,25 ft)
Hiệu suất bay

Trang bị vũ khí


  • 1 × pháo GSh-30-1 30 mm
  • 12 giá treo vũ khí, gồm:



http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/115/115/115/232088/Default.aspx

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 hết cơ hội chiến đấu?

Thứ Bảy, 09/03/2013 11:00
(NLĐO)- Những vết nứt tai hại trong buồng lái của chiến đấu cơ đắt giá nhất của quân đội Mỹ đang gây ra những vấn đề nan giải hơn bao giờ hết đối với chương trình F-35 của Lầu Năm Góc.



Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: Reuters



Chỉ vài tuần sau khi phi đội siêu chiến đấu cơ F-35, hay còn được gọi là Lightning II (Tia chớp II), buộc phải ngừng bay để tiến hành thêm các cuộc kiểm tra, đánh giá sâu hơn sau khi phát hiện những vết nứt trên cánh hồi giữa tháng 2, một báo cáo mới từ Lầu Năm Góc đã đưa ra cảnh báo rằng bất cứ phi công nào trong buồng lái chiếc máy bay đắt đỏ này đều có thể gặp nguy hiểm dù không tham gia chiến đấu.

Trong một bản ghi nhớ bị rò rỉ từ giám đốc Tổng cục Đánh giá và Thử nghiệm Hoạt động thuộc Bộ Quốc phòng, bản báo cáo của giới chức Lầu Năm Góc có sự cảnh báo cẩn trọng bởi ngay cả các nhiệm vụ huấn luyện cũng không an toàn đối với F-35 trong thời điểm này.

Bản phân tích của Tổng cục Đánh giá và Thử nghiệm Hoạt động còn chỉ ra một số vết nứt có thể gây nguy hiểm cho bất cứ phi công nào trong buồng lái của F-35.

Hết nứt lá turbine động cơ giờ chuyển sang nứt buồng lái
:)) tổng hợp lỗi F-35A/B/C:

Nứt buồng lái + nứt cánh + nứt lá turbine + móc cáp quá ngắn + bình nhiên liệu dễ phát nổ khi sét đánh....

Weapon Payload F-35B chỉ 6 tấn, dành cho Marine Corp thay Harrier II (chỉ hơn 1 tấn 5,9)

 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con dở hơi này mà bọn Mỹ cũng nghĩ ra được , quan điểm của chúng nó cứ nghĩ chia sẻ cho đồng minh là hay . Thà nâng cấp hết FA18EF , F15 SE ,... Bỏ F16 với đàn F15.18 cũ xong sắm EF2000 block 3 . Toàn đốt tiền dân .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Air Force Mỹ cả KQ, LQ lẫn HQ bữa này ăn vố đau rồi, F-15/16/18 tốt bao nhiêu thì F-22/35 phá nát bấy nhiêu, đốt gần ngưỡng 400 tỉ rồi mà vẫn chưa thấy sáng sủa gì
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cứ đà này mà F35 không sửa , nợ ngập đầu , đến lúc Tàu nó lên số 1 thì chả biết đánh nhau , cướp bóc tệ đến nhường nào
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

Lỗi lỗi và lỗi - tiếp tục seri lỗi's F-35

F-35 không thể cất cánh trong trời lạnh


(ĐVO)- Thật là một thông tin sốc đối với một chiến đấu cơ tiềm năng vào dạng đắt nhất và sở hữu nhiều “kỷ lục” không mong muốn khác. Lầu Năm Góc đã xác nhận, máy bay ném bom-chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm này không những không sẵn sàng cho chiến đấu mà cả trong các chuyến bay huấn luyện, bởi vì còn một số lỗi kỹ thuật và thất bại của các giải pháp thiết kế, theo đài “tiếng nói nước Nga”.
Cơ quan thử nghiệm và đánh giá hoạt động của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã gửi một bản báo cáo được công bố ngày 06/3/2013, tuy nhiên nó đã mang lại sự chú ý của Quốc hội Mỹ từ tháng 2/2013.

Theo đài “tiếng nói nước Nga”, từ kết quả kiểm tra và thử nghiệm máy bay cho thấy rằng F-35 không thể sử dụng một cách bình thường. Vấn đề nghiêm trọng là ở khả năng quan sát của cabin. Sau đó là các thiết bị thường xuyên không làm việc ở nhiệt độ dưới 15 độ C và một loạt các khiếm khuyết khác.

Cũng theo thông tin từ bản báo cáo, tầm nhìn từ buồng lái của F-35 là tồi nhất trong tất cả các máy bay hiện đang phục vụ trong không lực Hoa Kỳ.

Theo các nhà phát triển chiến đấu cơ tuyên bố rằng, mũ bay cải tiến khả năng hiển thị giúp các phi công lái F-35 “nhìn xuyên qua buồng lái”.

Tuy nhiên, trong các chuyến bay thực tế đã chứng minh rằng, tầm nhìn thông thường qua kính buồng lái là quá ít. Mặt khác, phần tựa đầu trên ghế của phi công quá lớn, nó sẽ cản trở tầm nhìn phía sau của phi công.


Tàng hình cơ F-35 của Quân đội Mỹ.​


Một trong những phi công tham gia vào các cuộc thử nghiệm cho biết rằng, trong trường hợp cận chiến với việc sử dụng pháo thì F-35 “sẽ luôn luôn bị tiêu diệt”. Còn một số phi công khác thì lại cho rằng, việc hạn chế tầm nhìn dẫn đến việc không thể sử dụng F-35 để đào tạo đầy đủ cho các phi công.

Báo cáo đã xác định một số “điểm yếu” khá quan trọng, trong đó có cả việc không có khả năng chống sét, các vấn đề về với các giao diện của hệ thống điều khiển, như những ghi chú trong báo cáo, “không mang lại tin tưởng rằng phi công có thể an toàn để thực hiện những hoạt động quan trọng”.

Cần lưu ý rằng, vấn đề với điện toán hóa chiếc mũ bay là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các trường hợp đình chỉ cất cánh của F-35. Các chuyên gia cũng đã xác định những vấn đề khác về độ tin cậy và khả năng bảo trì của máy bay. Ví như, máy bay thế hệ mới nhất này phải được lưu giữ trong hanga có hệ thống sưởi ấm, bởi vì ở nhiệt độ dưới 15 độ C hệ thống máy tính trên F-35 đã nhiều lần “từ chối khởi động”, lý do là bộ điều khiển nguồn điện không được thiết kế để chịu giá lạnh.

“Độ chưa hoàn chỉnh của máy bay …và những hạn chế khác không đủ điều kiện thích hợp để F-35 thực hiện các bài huấn luyện phi đội và tham gia chiến đấu”, bản báo cáo kết luận.

Chiến đấu cơ F-35 như là một giải pháp thay thế cho dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đắt tiền F-22 do công ty Lockheed Martin phát triển.

Hoa Kỳ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ trang bị ít nhất 600 chiếc F-35 cho quân đội, nhằm thay thế cho các loại máy bay A-10 Thunderbolt, F-16, AV-8B Harrier và F/A-18.

Các nhà quan sát quân sự cho rằng, F-35 là chương trình tái vũ trang tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chi phí cho một chiếc F-35 dao động từ 197 triệu đến 237 triệu USD.

Tuy nhiên, có vẻ như mặc dù chi phí nhiều nhưng cho đến nay chiến đấu cơ này vẫn chưa đáp ứng được các thông số kỹ thuật như mong muốn. Ngoài ra, những biến cố kỹ thuật luôn “theo đuổi” loại máy bay này, việc xuất hiện vết nứt trên lá của tuốc bin động cơ hồi cuối tháng 2/2013 vừa qua là nguyên nhân gây ra lệnh đình chỉ bay lần gần đây nhất, khiến cho F-35 phải nằm “đắp chiếu” một tuần.

Tất nhiên, người Mỹ rất lạc quan về chương trình của mình và luôn cho rằng F-35 là thế hệ máy bay chiến đấu hàng đầu “những tính năng của F-35 cho phép nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào, trong mọi thời điểm, bất cứ nơi nào trên toàn thế giới. F-35 có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, hệ thống điện tử hiện đại, khả năng cơ động cần thiết, khả năng sống sót cao và công nghệ tàng hình tiên tiến …thực hiện mọi nhiệm vụ: yểm trợ trên không, chiến đấu không đối không, ném bom chiến thuật”- Tướng Tom Jones khẳng định.

Còn Chritopher Bogdan người đứng đầu chương trình thử nghiệm F-35 của Lầu Năm Góc thì “động viên” các đối tác rằng việc đình chỉ bay đối với F-35 gần đây không ảnh hưởng đến thời hạn giao máy bay thế hệ thứ năm này theo kế hoạch, F-35A vào năm 2016, F-35C vào năm 2017 và F-35B năm 2018.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201303/F-35-khong-the-cat-canh-trong-troi-lanh-2343105/
 
Chỉnh sửa cuối:

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,288
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Mỹ bị sa lầy ở dòng F35 này, còn thằng Trung Quốc thì tiếp tục ăn cắp công nghệ để sản xuất, nâng cấp hàng loạt máy bay. Cứ đà này thì 10 năm nữa chả biết TG thế nào.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con F22 nó chắc chắn , có vỏ tàng hình là dễ hư . Con này thì kết hợp vào thân nên nó không chịu nổi là phải . Chắc muốn bán chạy như F16 .
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Tụi "nó" cứ báo lỗi thế đấy, dưng mấy chú BTT, Bắc Phi, ... cứ thử ngông xem, nó táng cho dập đầu xuống lúc nào chả hay ấy chớ:D
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Hên xui chỉ sợ chưa táng dập đc đầu thì tokyo với seoul nát như tuơng
 

Langthang_inter

Xe máy
Biển số
OF-105149
Ngày cấp bằng
8/7/11
Số km
94
Động cơ
396,350 Mã lực
Thằng Mĩ mất hơn chục năm để phát triển + thêm đổ cả núi tiền vào con F35 này mà vẫn có cả đống lỗi kĩ thuật, trong khi đó anh Nga phát triển T50, Khựa J21 mà chả gặp nỗi gì sất, phải chăng công nghệ của Nga và khựa quá đỉnh hay ém thông tin kiểu cộng sản?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thằng Mĩ mất hơn chục năm để phát triển + thêm đổ cả núi tiền vào con F35 này mà vẫn có cả đống lỗi kĩ thuật, trong khi đó anh Nga phát triển T50, Khựa J21 mà chả gặp nỗi gì sất, phải chăng công nghệ của Nga và khựa quá đỉnh hay ém thông tin kiểu cộng sản?
F-15 và Su-27 tỉ lệ rơi rụng

http://www.ejection-history.org.uk/Aircraft_by_Type/Su-27_Su-30.htm

http://www.ejection-history.org.uk/Aircraft_by_Type/f-15.htm#idfaf
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_F-15_losses

Su-27 chưa từng bị bắn hạ, nhưng F-15 đã hơn 2 lần bị tuyên bố bắn hạ bởi Mig và SAM
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sing ngu !

Singapore sẽ chi mạnh để mua F-35 hiện đại hóa không quân
Ngày 12-3, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết trong một tuyên bố rằng nước này đang trong giai đoạn đánh giá cuối cùng về khả năng mua máy bay chiến đấu F-35 JSF để thay thế các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 hiện có của họ.



Phát biểu trước quốc hội hôm 11-3, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết, nước này cũng đang nghiên cứu thay thế hạm đội tàu ngầm lớp Challenger đã cũ của họ, thuộc một phần trong kế hoạch nâng cao hơn nữa khả năng chiến đấu của quốc gia Đông Nam Á này.
"Mặc dù máy bay chiến đấu F-35 vẫn được phát triển, nhưng chúng tôi quan tâm đến loại máy bay này cho nhu cầu trong tương lai", ông Ng Eng Hen cho biết trong một cuộc thảo luận về ngân sách quốc gia. Tuyên bố này được đăng tải trên website của chính phủ Singapore trong ngày 12-3.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1920x1200.


Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35

"F-35 sẽ là đội tiên phong trong tác chiến của các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo," ông nói và cho biết thêm rằng, các máy bay chiến đấu Boeing F-15 của Singapore “sắp hết thời gian phục vụ” và máy bay Lockheed Martin F-16 của họ cũng phục vụ được một nửa thời gian.
"Về lâu dài, Không quân Singapore nhận thấy F-35 là một loại máy bay phù hợp để tăng cường hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu của chúng tôi. Chúng tôi hiện đang trong giai đoạn đánh giá cuối cùng máy bay F-35," ông nói.
F-35 là máy bay chiến đấu một động cơ, được trang bị hệ thống phần mềm, điện tử hiện đại và có khả năng tàng hình. Máy bay đang được phát triển theo một chương trình do Mỹ đứng đầu, với 8 quốc gia tham gia góp vốn phát triển. Kể từ khi hợp đồng được trao cho tập đoàn hàng không Lockheed Martin của Mỹ vào năm 2001, chi phí sản xuất máy bay đã tăng vọt làm dự án bị chậm trễ.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Singapore-se-chi-manh-de-mua-F35-hien-dai-hoa-khong-quan/489564.antd

Thằng Sing bị lừa rồi hoặc có lẽ mua cho anh cả hài lòng 8->
Nước thì bé như lỗ mũi mà sắm cả F-15SG rồi ko có chỗ để phải gửi sang Thái giữ dùm với có Airshow mang ra lau chùi để bay cho vui , mua cả Leopard 2A6 chục con để đi diễu hành ở đường nhựa b-) cỡ cái ốc đảo của Sing, BM21 gắn trên xuồng kiểu như bọn Iran mod dã nát cả thủ đô cũng được =))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top