[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
ĐỢT TRC CHÁU NHỚ CÓ ÔNG NÀO CHÊ CÁI KUNETZSOV của Nga nó để tháp riêng rada riêng để cống tên lửa bức xạ là quê
bây h thằng pháp cũng bắt chước
=))
Chắc đồng chí ducleminh quá :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chuyên gia Nga thừa nhận hải quân của Moscow lạc hậu về tàu sân bay
Nga thực sự đã lạc hậu trong lĩnh vực chế tạo tàu sân bay, thiếu kinh nghiệm thực tế, tất cả tàu sân bay trước đây đều được chế tạo tại Ukraine, hơn nữa không có một tàu sân bay thực sự.

Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga mới đây vừa có bài viết dẫn lời Khramchikhin, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga phân tích về tiềm năng lực lượng hàng không hải quân của các nước lớn trên thế giới và chương trình chế tạo tàu sân bay.




Tàu sân bay Kuznetsov của Nga
Bên cạnh việc đánh giá về khả, tiềm năng cũng như chiến lược tàu sân bay của các cường quốc như Anh, Nhật, Mỹ, Pháp,TQ..., ông Khramchikhin chỉ ra, Nga cũng rất tích cực thảo luận vấn đề chế tạo tàu sân bay nội địa thực sự.

Có tin cho biết, năm 2017, doanh nghiệp chế tạo cơ khí Phương Bắc Severodvinsk sẽ bắt đầu chế tạo 2 chiếc tàu sân bay, có kế hoạch hạ thủy năm 2023, năm 2027 lần lượt trang bị cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương, mỗi hạm đội một cụm chiến đấu tàu sân bay, lần lượt sở hữu nhiều nhất 15 tàu chiến hộ tống, gồm tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu hộ vệ nhẹ, tàu ngầm, thậm chí còn có tàu đổ bộ.
Tàu tuần dương có thể sẽ được cải tạo từ tàu chiến “cất trong kho” hiện có, còn các tàu chiến khác trong đó có bản thân tàu sân bay sẽ chế tạo mới. Do hầu như tất cả các tàu chiến mặt nước cỡ lớn hiện có trong biên đội Hải quân Nga đến hạn sẽ về hưu, vì vậy gây liên tưởng rằng phải chăng thực tế rất đáng nghi ngờ.
Thứ nhất, vấn đề tài chính. Dựa vào giá cả thông thường nhất, 2 tàu sân bay và 30 tàu chiến ít nhất có trị giá 15-20 tỷ USD, đây là một con số rất lớn. Nếu chia ra thời hạn 15 năm, ít nhiều còn có thể chấp nhận được.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x531.

Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov
Thứ hai, Nga thực sự đã lạc hậu trong lĩnh vực chế tạo tàu sân bay, thiếu kinh nghiệm thực tế, tất cả tàu sân bay trước đây đều được chế tạo tại Ukraine, hơn nữa không có một tàu sân bay thực sự. Huống hồ, chi phí thiết kế tàu sân bay cũng tương đối cao và phức tạp, độ khó công nghệ tương đối lớn.

Thứ ba, khả năng sản xuất của doanh nghiệp đóng tàu Nga đối mặt với vấn đề khá lớn. Do ít nhất phải chế tạo 30 tàu chiến hộ tống, cộng với còn phải thực hiện chương trình đổi mới trang bị cho Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Baltic, trong khi đó Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Phương Bắc cũng không thể chỉ có một cụm chiến đấu tàu sân bay, vì vậy tốc độ chế tạo tàu chiến phải đạt trình độ thập niên 60-80 của Liên Xô mới có thể đáp ứng nhu cầu, mà điều này hầu như không thực tế.
Thứ tư, tàu chiến chỉ là sản phẩm cuối cùng, còn cần phải nghiên cứu chế tạo động cơ, các loại vũ khí trang bị, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, thiết bị tự động hóa. Vì vậy, vấn đề khả năng sản xuất thiếu thốn sẽ vượt xa lĩnh vực chế tạo tàu.
Thứ năm, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có thể nghiêm trọng hơn vấn đề thiếu hụt khả năng sản xuất, hơn nữa không chỉ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và sản xuất, mà còn có vấn đề tăng quân cho Hải quân, hiện nay rất khó tiếp tục tìm được hàng chục nghìn người làm công tác khoa học kỹ thuật cấp cao, kỹ sư cấp cao, công nhân lành nghề và binh sĩ hải quân ưu tú được huấn luyện có chất lượng.
Thứ sáu, tàu chiến cần được bảo đảm bởi hạ tầng cơ sở bờ biển, nhưng Vladivostok thiếu hụt bến cảng thích hợp cho tàu sân bay neo đậu.


Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (TQ)
Thứ bảy, hiện nay cơ bản không rõ tàu sân bay tương lai sẽ mang bao nhiêu máy bay, máy bay dòng Su-27 nghiên cứu chế tạo hơn 30 năm trước không thể không ngừng hoạt động và sản xuất, hiện chưa có bất cứ thông tin gì cho thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 có thể sẽ có phiên bản hải quân. Nếu có phiên bản hải quân thì cũng phải bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ con số không, sẽ tiếp tục làm trầm trọng vấn đề nêu trên.
Huống hồ, một lực lượng hàng không chỉ có một cụm chiến đấu tàu sân bay cũng rất khó có sức chiến đấu mạnh thực sự, tàu sân bay phải được bảo trì định kỳ, có khi phải đại tu, sẽ làm cho hạm đội rơi vào khó khăn không có tàu sân bay sử dụng.
Vì vậy, cho dù Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương đều được trang bị 2 tàu sân bay, cũng cần phải chế tạo 4 chiếc, số lượng tàu chiến hộ tống tương ứng cũng tăng gấp đôi. Hơn nữa, cho dù sở hữu 4 cụm chiến đấu tàu sân bay, Hải quân Nga cũng không thể đối đầu với Hải quân Mỹ, càng chưa muốn nói đến toàn bộ NATO.
Trong tương lai, Hải quân Nga thậm chí không thể đối đầu với Hải quân Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc chuẩn bị chế tạo ít nhất 4 tàu sân bay, hơn nữa khi đối mặt với Hải quân Nga thì chỉ nhằm vào một hạm đội là Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, cơ hội cho chương trình tàu sân bay của Trung Quốc được tiến hành thuận lợi lớn hơn nhiều.


Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới lớp Ford Mỹ
Phương án duy nhất có thể xem xét hiện nay về việc sử dụng tàu sân bay Nga trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra với NATO hoặc Trung Quốc là, đưa phòng tuyến phòng không và chống đổ bộ đẩy ra ngoài duyên hải hàng trăm hải lý, hơn nữa phương thức này có hiệu quả hơn, kinh tế hơn, thực tế và khả thi hơn, có thể thông qua phương thức tiếp tục phát triển và hoàn thiện không quân, lực lượng phòng không, hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển và lực lượng tàu ngầm để thực hiện.
Tàu sân bay Kuznetsov Nga đã không phải là tàu sân bay tác chiến thực sự. Trong khi đó, tàu sân bay Charles de Gaulte Pháp là tàu sân bay không thành công lắm, hơn nữa cũng chỉ có 1 chiếc, không thể bảo đảm lúc nào cũng có tàu sân bay để dùng cho tác chiến.



Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 748x482.

Tàu đổ bộ Mistral có chức năng của tàu sân bay chở trực thăng của Hải quân Pháp

Tàu sân bay Sao Paulo của Brazil đã cũ kỹ, máy bay hải quân của nó càng cũ hơn, cơ bản không có gì để nói. Còn 2 chiếc tàu sân bay đang được Anh chế tạo có số phận chưa rõ ràng. Tàu sân bay INS Vikramaditya thì quá nhỏ khi so sánh ngay với tàu Kuznetsov Nga, chưa nói tới tàu sân bay Mỹ, khả năng chiến đấu của nó chắc chắn không cao.

Hiện nay, chỉ có tàu sân bay lớp Nimitz của quân Mỹ đã được hoàn thiện, trong tương lai có thể sẽ chỉ tiến hành cải tiến thích hợp những linh kiện cá biệt.

Còn phương án tàu sân bay cỡ nhỏ trang bị máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng của Anh rõ ràng không có tiền đồ phát triển, hơn nữa máy bay Harrier cũng phải nghỉ hưu, triển vọng thay thế bằng F-35B còn chưa có nhiều lạc quan.

Còn đối với Italia, Tây Ban Nha, Thái Lan, tàu sân bay chỉ có ý nghĩa mang tính tượng trưng thuần túy, chứ không phải là tàu sân bay có sức chiến đấu thực sự.

Phương án duy nhất có thể đem lại sự thay đổi mới về chất cho tàu sân bay là chế tạo máy bay tấn công không người lái hải quân. So với máy bay có người lái, kích cỡ của nó sẽ nhỏ hơn một chút, giá rẻ hơn. Vì vậy, có thể triển khai máy bay không người lái trên tàu sân bay với số lượng nhiều hơn.

Hơn nữa, việc đào tạo nhân viên điều khiển máy bay tấn công không người lái đơn giản hơn so với đào tạo phi công máy bay hải quân, kinh tế hơn nhiều.

Phương án có khả năng nhất trong tương lai sẽ là liên đội hàng không máy bay hải quân hỗn hợp gồm cả máy bay chiến đấu có người lái và máy bay tác chiến không người lái (trinh sát và tấn công). Mỹ và Trung Quốc rõ ràng đều sẽ thực hiện tư tưởng này.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chuyen-gia-Nga-thua-nhan-hai-quan-cua-Moscow-lac-hau-ve-tau-san-bay/269631.gd

Các bác yêu nước Mỹ được dịp lên đỉnh nhá :))

Cơ mà Nga có TSB đúng nghĩa nào đâu mà bảo lạc với hậu :-", hơn nữa nhà máy đóng tàu Biển Đen tại tp. Nikolaev (còn gọi là Nikolaev 444) lại thuộc Ukraine, chừng nào xây 1 cái nhà máy tuơng đương/ mới hơn thì Nga mới có thể có lớp TSB mới, giờ lo Borei, Amur là ok rồi.



Ảnh chụp năm 1983 bằng vệ tinh Lockheed KH-12 - TSB "Varyag" - đây là chiếc anh em với Liêu Ninh

http://www.nikolaevukraine.net/Nikolaev/Shipyard
http://www.baomoi.com/Ukraine-doi-ten-tuan-duong-ham-de-ban-cho-Nga/119/4516922.epi
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-thua-Trung-Quoc-trong-linh-vuc-dong-tau-san-bay/20129/235783.datviet
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ tạm dừng thử nghiệm F-35B vì quá nhiều lỗi

(ĐVO)- Theo thông tin từ cơ quan quản lý thử nghiệm của máy bay thuộc Lầu Năm góc công bố thì chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đang trong thời gian bay thử nghiệm đã xuất hiên rất nhiều lỗi. Chính vì những lỗi mắc phải đơn vị thuộc Lầu Năm góc phụ trách phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II đã quyết định tạm dừng các chuyến bay thử của phiên bản F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (SVTOL). Lệnh tạm dừng trên có hiệu lực từ ngày 18/1.

Hiện chưa rõ thời điểm cho F-35B bay thử nghiệm trở lại. Cụ thể, lầu Năm góc quyết định tạm dừng các chuyến bay thử của F-35B sau khi một mẫu thử phiên bản này gặp trục trặc ở hệ thống cung cấp nhiên liệu khi đang bay tại căn cứ không quân Eglin, bang Florida. Căn cứ thông tin sơ bộ, chiếc F-35B trên gặp vấn đề ở điểm kết nối giữa ống cung cấp nhiên liệu và vòi phun trong buồng đốt.

Trong một số cuộc thử nghiệm khác hiệu suất của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân và nhiều vấn đề khác. Mẫu thử nghiệm F-35B xuất hiện nhiều vết nứt mới ở vách ngăn phía dưới thân máy bay sau quá trình thử nghiệm tương đương 7.000 giờ bay.
Chiến đấu cơ F-35B Ngoài lỗi vết nứt trên thân, F-35B thử nghiệm cũng bộc lộ những vấn đề với động cơ nâng khi hạ cánh thẳng đứng. Trong các biến thể của dòng F35 thì chỉ có F-35B gặp phải nhiều lỗi, còn F-35A và F-35C không gặp phải vấn đề gì.

Tuy nhiên vấn đề với F-35 càng nghiêm trọng hơn khi cơ quan Kiểm định và đánh giá hoạt động của Lầu Năm Góc (OT&E) cũng đưa ra kết luận rằng, chiến đấu cơ F-35 Lightning II không có khả năng chịu sét đánh.
F-35B có thể cất cánh với đường băng cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Hiện tại máy bay đã bị cấm hoạt động tại các khu vực thường xuyên có dông, nó cũng bị cấm tiếp cận đến những khu vực này trong phạm vi 40km.
F-35B được biết đến là loại máy bay chiến đấu tàng hình cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (Short Take-Off and Vertical Landing - STOVL). Thậm chí, F-35B có thể biến chiến hạm như tàu khu trục mang trực thăng lớp Hyuga của Nhật Bản trở thành các tàu sân bay thực sự.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201301/My-tam-dung-thu-nghiem-F-35B-vi-qua-nhieu-loi-2214275/


Còn lâu lắm F-35B mới = Yak 38 & Harrier :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những lời có cánh của Bob Stevens , trưởng dự án JSF của Lockheed Martin về F-35B khi trang bị 3 chiếc cho USMC hồi tháng 11
Quote:
“The F-35B is the world’s only 5th generation, supersonic, stealthy combat aircraft that can also hover, take off and land virtually anywhere Marines are in action. Through the hard work and dedication of the military and contractor team, the F-35B will define the future of Marine Corps aviation.”
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Một số nước đang muốn chế tạo TSB chạy động cơ nuke mà chưa được, sao thằng Phớp lại đi đóng TSB chạy động cơ thường nhề? Charles de Gaulte đang chạy nuke rồi mà, sao lại đi giật lùi thế nhỉ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F/A-18 và các biến thể

F/A-18 là tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ, việc nhận biết các biến thể của nó cũng dễ dàng hơn nhờ có các thay đổi lớn về thiết kế khí động học.


(ĐVO) F/A-18 Hornet(Ong bắp cày) là tiêm kích 2 động cơ, được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay, đây là tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ.

F/A-18 đã tham gia vào rất nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ và đã chứng minh được năng lực của một trong những tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới.

F/A-18 là sản phẩm của Tập đoàn McDonnell Douglas, được phát triển từ mẫu thử nghiệm YF-17 của Northrop Grumman. Vào năm 1997, tập đoàn này đã sát nhập vào Boeing, nên kể từ đó trở đi, F/A-18 được coi là sản phẩm của Boeing.

Hornet bắt đầu đi vào phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1983 nhằm bổ sung và thay thế dần cho phi đội F-14 Tomcat.

Hornet xuất trận lần đầu tiên vào tháng 4/1986, trong nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc không kích Libya trong chiến dịch Benghazi. F/A-18 được sản xuất với các biến thể A/B, C/D và gần đây nhất là biến thể nâng cấp sâu rộng E/F Super Hornet.

F/A-18A/B

Đây là biến thể sản xuất loạt đầu tiên của F/A-18, trong đó F/A-18A là biến thể 1 chỗ ngồi, F/A-18B là biến thể 2 chỗ ngồi phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo.

Máy bay có điểm dễ nhận biết với 2 rìa cánh bắt đầu từ cánh chính kéo dài cho đến tận buồng lái. Dưới đó, là cửa hút không khí hình ovan nằm 2 bên hông phía dưới cánh chính.


Biến thể một chổ ngồi F/A-18A đặc trưng với cửa hút không khí hình ovan.


Biến thể sản xuất đầu tiên này được trang bị radar AN/APG-65, một loại radar xung Doppler, băng tần I cung cấp khả năng giám sát không đối không và đối đất cùng lúc. Radar được thiết kế với công nghệ lock down/shoot down, bộ xử lý có khả năng theo dõi trong khi đang quét. Radar có tầm hoạt động tối đa ở chế độ không đối không là 110km.

F/A-18A/B được trang bị hệ thống fly-by-wire kỹ thuật số, hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị LCD đa chức năng, màn hình hiển thị HUD hiện đại. Máy bay được trang bị hai động cơ GE F404 cung cấp lực đẩy đốt lần 2 là 79kN/động co.

Hornet là một trong số ít những máy bay có tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lớn hơn 1, cùng với thiết kế khí động học mượt mà giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt và hoạt động rất hiệu quả trên tàu sân bay.

F/A-18C/D

F/A-18C/D là biến thể hiện đại hóa đầu tiên của F/A-18, trong đó, F/A-18C là biến thể 1 chỗ ngồi, F/A-18D là biến thể 2 chỗ ngồi. Máy bay đi vào phục vụ từ tháng 9/1987.

So với nguyên mẫu, hình dáng bên ngoài của máy bay không có nhiều khác biệt, các thay đổi chủ yếu ở hệ thống điện tử và vũ khí.

Biến thể một chổ ngồi F/A-18C đang cất cánh từ tàu sân bay.



Máy bay được trang bị radar AN/APG-73, được xem là radar dành cho tiêm kích hiện đại nhất lúc đó.

Radar mới cung cấp khả năng giám sát không đối không ở cự ly tới 160km, có khả năng lập bản đồ mặt đất độc lập cho phép tấn công mục tiêu mặt đất chính xác trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Radar mới cho phép tích hợp tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-65 Maverick.

Máy bay được bổ sung thiết bị tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn ngoài NAVFLIR AN/AAR-50 cùng với các thiết bị nhìn đêm cho phép tấn công chính xác vào ban đêm.

Bất lợi của thiết kế F/A-18C/D là khối lượng lớn, buộc máy bay nhận được ít nhiên liệu hơn, do đó, tầm hoạt động chiến đấu cũng giảm đi đáng kể. Hệ thống điện tử mới tuy hiệu quả hơn nhưng thiếu các thiết bị làm mát cần thiết.

Các biến thể F/A-18A/B/C/D đã được xuất khẩu cho 8 quốc gia ngoài Hải quân Mỹ gồm có Australia, Canada, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Thái Lan.

F/A-18E/F Super Hornet

Đây là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của gia đình F/A-18, trong đó F/A-18E là biến thể 1 chỗ ngồi và F/A-18F là biến thể 2 chỗ ngồi, chính thức đi vào phục vụ từ tháng 12/1998.

Thiết kế của Super Hornet chỉ giống nguyên mẫu 42% với khá nhiều thay đổi về kiểu dáng khí động học, động cơ và hệ thống điện tử.


Biến thể một chổ ngồi F/A-18E phần cửa hút không khí của động cơ đã được sửa đổi so với biến thể trước đó. Điểm khác biệt lớn nhất của Super Hornet so với các biến thể trước đó là cửa hút không hình hình chữ nhật thay cho hình ovan nhằm đáp ứng lượng không khí lớn hơn cho động cơ mới.

Diện tích cánh của Super Hornet lớn hơn 25% so với các biến thể trước đó, thân máy bay được kéo dài thêm 860mm cho nhiên liệu và các thiết bị điện tử mới. Super Hornet có tải trọng vũ khí và tầm hoạt động lớn hơn, động cơ mới mạnh hơn, các hệ thống điện tử mới cung cấp khả năng sống sót cao hơn.

Nhiệm vụ chính của Super Hornet là các phi vụ SEAD/DEAD, yểm trợ cho phi đội F-15 ném bom các mục tiêu mặt đất.

Super Hornet được trang bị các công nghệ điện tử hàng không cực kỳ hiện đại, trong đó nổi bật là radar mạng pha quét điện tử, radar AESA AN/APG-79.

Radar được trang bị bộ vi xử lý “back-end” cung cấp khả năng không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc. Công nghệ AESA giúp Super Hornet đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong bất kể ngày đêm.

Buồng lái của Super Hornet được trang bị một màn hình cảm ứng đa chức năng hiển thị các thông tin chiến thuật, 2 màn hình LCD đơn sắc hiển thị các thông số về nhiên liệu và động cơ, bản đồ kỹ thuật số, thiết bị nhìn đêm tích hợp.




E/A-18G Growler

Biến thể tác chiến điện tử chuyên dụng của Hải quân Mỹ được phát triển trên cơ sở của F/A-18 F Super Hornet.

Hình dáng bên ngoài của E/A-18G không có nhiều khác biệt so với F/A-18 F Super Hornet.



Biến thể E/A-18G Growler với các thiết bị tác chiến điện tử chuyên dụng.​
Growler giống Super Hornet tới 90% ở thiết kế khung thân, radar AN/APG-79 và các hệ thống vũ khí. Để nhận biết Growler chủ yếu dựa vào các thiết bị tác chiến điện tử mà nó mang theo.

Trang bị tiêu chuẩn cho E/A-18G Growler gồm có 5 hệ thống gây nhiễu điện tử AN/ALQ-99 cùng với hai tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, hoặc 2 tên lửa chống radar AGM-88 HARM. E/A-18G Growler cùng với E/A-6B Prowler là những máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng duy nhất trên thế giới.



Biến thể hai chổ ngồi F/A-18F của Không quân Hoàng gia Australia.​
Máy bay được bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn ngoài AN/ASQ-228, phạm vi hoạt động 48 km từ độ cao 15,2km, hệ thống chiến tranh điện tử và phòng vệ mềm toàn diện IDECM AN/ALQ-124. Hệ thống IDECM có khả năng tự động nhận biết các mối đe dọa và đưa ra biện pháp đối phó thích hợp.

Super Hornet có 11 điểm treo vũ khí có khả năng sử dụng tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất trong kho của Hải quân Mỹ. Super Hornet được trang bị 2 động cơ GE-F414 với phần mềm điều khiển số. Động cơ mới có công suất tăng thêm 35% so với động cơ GE-F404, tầm hoạt động của máy bay tăng thêm 40% so với biến thể C/D.

Khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn cũng cho phép Super Hornet có thể hoạt động như một máy bay tiếp nhiên liệu trên không mini.

Hiện tại, Super Hornet mới chỉ xuất khẩu cho Không quân Hoàng gia Australia, một số khách hàng khác như Anh và UAE cũng đang xem xét lựa chọn Super Hornet cho các chương trình mua sắm của họ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 "đắt không sắt ra miếng"


(Kienthuc.net.vn) - Chương trình phát triển tiêm kích tối tân F-35 Lightning II ngốn một đống tiền của nước Mỹ nhưng lại có hàng chục lỗi kỹ thuật.

Theo ước tính mới đây nhất, dự án F-35 sẽ ngốn của Mỹ 1,5 nghìn tỉ USD cho đến khi hoàn tất. Mức chi phí cho F-35 đang bị đội lên chất ngất và khó có khả năng hoàn thành theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, kế hoạch chưa bị hủy bỏ.



Lầu Năm Góc và nhà thầu Lockheed Martin bắt tay hợp tác thực hiện chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này với ba biến thể: biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A cho Không quân, biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B cho Lính thủy Đánh bộ và biến thể cất hạ cánh trên tàu sân bay F-35C cho Hải quân.



Theo đúng kế hoạch, Lầu Năm Góc chỉ phải bỏ ra 396 tỷ USD phát triển dòng máy bay này, bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không ngờ rằng chi phí sản xuất mỗi chiếc F-35 đã tăng từ 69 lên 137 triệu USD trong năm 2001.

Điều đáng sợ đối với Mỹ không phải là chi phí mua F-35 mà là khoản tiền vận hành và hỗ trợ chúng là 1.000 tỷ USD.



Điều đáng buồn đối với Mỹ là trong khi F-35 là một chương trình lớn, người ta đã từng mơ nó sẽ là chiếc máy bay có giá “hợp lý” nhưng Lầu Năm Góc sớm vỡ mộng F-35 giá rẻ từ lâu.




Dù có giá rất đắt nhưng F-35 gặp không ít lỗi kỹ thuật, trong năm 2011, F-35 gặp liên tiếp 2 sự cố về thiết bị điện trên máy bay.



Chiến đấu cơ tiềm năng F-35 Lightning II của Mỹ cũng không có khả năng chịu sét đánh. Do đó, nó bị cấm hoạt động tại các khu vực thường xuyên có dông và cấm tiếp cận đến những khu vực này trong phạm vi 40 km.



Chiến đấu cơ cũng có yếu điểm trong hệ thống tạo khí trơ (OBIGGS), chịu trách nhiệm nạp khí trơ vào các thùng nhiên liệu đã rỗng và giữ nồng độ oxy thấp trong đó.



Trong quá trình bay thử nghiệm, F-35 cũng xuất hiện những vết nứt bên dưới thân máy bay.



Hệ thống móc hãm để máy bay có thể đáp xuống tàu sân bay cũng gặp vấn đề.



Mũ bảo hiểm cao cấp dành cho phi công lái F-35 có khả năng xem dữ liệu từ các cảm biến của máy bay. Tuy nhiên, nó còn gặp hạn chế đối với phi công trong tầm nhìn ban đêm, chậm trong việc hiển thị dữ liệu.


F-35 cũng gặp vài vấn đề khi yểm trợ trong cự ly gần cho lực lượng không quân.



Trước những trục trặc kỹ thuật này, mối quan hệ giữa nhà thầu Lockheed Martin và Lầu Năm Góc đang ngày càng xấu đi và trở nên tồi tệ nhất từ trước đến nay.


http://kienthuc.net.vn/gallery/vu-khi/201302/F-35-dat-khong-sat-ra-mieng-894873/?p=2#.URMMUPL4Ipc
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc lo lắng trước loại máy bay cho KQ-HQ Ấn.

Gần đây báo chí TQ đồng loạt để ý tới chiến cơ hạng nhẹ dòng LCA của Ấn Độ và xem đây là loại vũ khí không thể được xem nhẹ...



Máy bay tiêm kích LCA từng một thời là niềm kiêu hãnh của không quân Ấn Độ, nhưng theo thời gian loại chiến cơ này dần tỏ ra yếu thế hơn so với những loại máy bay khác cùng loại...
Ý thức được vấn đề này không quân Ấn Độ đã quyết định nâng cấp dòng máy bay LCA trên cơ sở tăng sức mạnh động cơ cũng như áp dụng trang bị công nghệ mới nhất, gồm radar mảng pha điện tử chủ động...
Động cơ có sức đẩy lớn hơn đồng nghĩa với việc máy bay sẽ có tải trọng lớn hơn và mang thêm được nhiều vũ khí hơn...
Để thay đổi trái tim của LCA quân đội Ấn Độ đã quyết định mua động cơ do Mỹ sản xuất để lắp đặt trên LCA...
Các lô hàng động cơ vẫn đang được lắp ráp và vận chuyển dần tới Ấn Độ và mới đây nhất phiên bản LCA đầu tiên của không quân Ấn Độ được trang bị động cơ mới đã có buổi cất cánh thử nghiệm thành công tại trường bay thử nghiệm thuộc Cơ quan Phát triển hàng không Ấn Độ (ADA)...
Báo chí Trung Quốc hiện đang tiếp tục theo dõi sát sao những thông tin liên quan tới việc Ấn Độ đang nâng tầm cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ của họ...
Hình ảnh máy bay LCA của Ấn Độ với nhiều cải tiến hơn được đăng tải trên báo Trung Quốc...
Nếu việc thay đổi và nâng cấp LCA của Ấn Độ được tiến hành đồng bộ theo đúng kế hoạch thì quốc gia này sẽ có trong biên chế những chiến cơ tấn công hạng nhẹ uy lực nhưng vẫn giữ được tính linh động trong chiến đấu của mình...
Hình ảnh động cơ được thay mới trên máy bay LCA thử nghiệm...
LCA đang dần trở thành nỗi ám ảnh đối nhiều loại máy bay tấn công có uy lực tương đương trên bầu trời...

Vài thông tin chính:

Để có được chiếc máy bay hoàn hảo như ngày hôm nay, Ấn Độ đã mất hàng chục năm liên tục nghiên cứu, phát triển. Bắt đầu từ năm 1969, Chính phủ Ấn Độ đã chấp nhận đề xuất của Ủy ban Hàng không rằng HAL cần phải thiết kế và phát triển một loại máy bay chiến đấu nội địa hiện đại, quanh “một động cơ đáng tin cậy”. Dựa vào đó, HAL đã hoàn tất việc nghiên cứu thiết kế từ năm 1975 nhưng dự án đã bị trì hoãn do Ấn Độ không thể mua được “động cơ đáng tin cậy” từ nhà sản xuất nước ngoài.
Năm 1983, Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình LCA với hai mục tiêu cơ bản. Mục tiêu chính là thay thế những chiếc MiG-21 đã lỗi thời, vốn là xương sống của Không quân Ấn Độ từ những năm 1970. Mục tiêu thứ hai là giúp thúc đẩy ngành công nghiệp hàng không nội địa.
Việc thiết kế máy bay bắt đầu vào tháng 10/1987 và hoàn tất vào tháng 9/1988. Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp được thuê làm tư vấn và cung cấp kinh nghiệm. Bản thiết kế LCA cuối cùng ra mắt vào năm 1990 cho thấy máy bay có cánh chính hình tam giác, không có cánh đuôi nhằm tăng sự cơ động. Máy bay được thiết kế hạng nhẹ, có khả năng bay siêu âm, hoạt động trong mọi điều kiết thời tiết và có thể thực hiện mọi loại nhiệm vụ khác nhau. Hoạt động nghiên cứu sản xuất diễn ra ngay sau đó và tới tháng 11/1995, mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên TD-1 chính thức trình làng, theo sau 3 năm là mẫu TD-2.
Nhưng do khó khăn về kỹ thuật và công nghệ, phải tới đầu năm 2001, các máy bay này mới bắt đầu có chuyến bay đầu tiên. Ba năm sau, các máy bay LCA mới có khả năng bay siêu âm. Tuy nhiên, chúng đã sớm chứng tỏ độ tin cậy cao. Hệ thống điều khiển bay tự động lắp trên những chiếc TD-1 và 2 được một số phi công thử nghiệm đánh giá cao và còn so sánh với mẫu Mirage 2000. Tính tới tháng 1/2009, LCA đã hoàn tất 1.000 chuyến bay thử nghiệm với hơn 530 giờ bay thử. Tuy nhiên, hoạt động thử nghiệm hiện vẫn đang tiếp tục được tiến hành để hoàn thiện hóa chiếc máy bay này.


Từ dự định ban đầu là một chiếc máy bay tiêm kích với khả năng cường kích hạn chế, LCA hiện đã trở thành một chiếc máy bay đa nhiệm hoàn hảo, có khả năng đối không, đối đất, đối hạm và thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát. Máy bay có 8 mấu cứng dùng để treo vũ khí và các thiết bị điện tử gắn kèm. Tổng lượng vũ khí LCA có thể mang được tới 4.000kg.
Về trang bị vũ khí, máy bay có một khẩu pháo hai nòng GSh-23 bắn đạn 23mm với 220 viên đạn. Nó có thể điều khiển tốt nhiều loại tên lửa và bom khác nhau như các tên lửa đối không Python 5, Derby, Astra BVRAAM, Vympel R-77 và Vympel R-73; tên lửa đối đất Kh- 59ME TV, tên lửa Kh-59MK dẫn đường bằng laser và các tên lửa chống tàu Kh-35, Kh-31. LCA cũng có thể mang theo các loại bom dẫn đường laser như KAB- 1500L, và một số loại bom không điều khiển khác như FAB-500T, OFAB-250-270, OFAB-100-120 và bom bi RBK-500.
Để tự vệ trước hệ thống phòng không và máy bay đối phương, LCA được trang bị hệ thống cảnh báo rađa, hệ thống làm nghẽn rađa và hệ thống pháo sáng mồi tên lửa. Do có kích cỡ nhỏ nên máy bay này có chút khả năng “tàng hình” dưới điều kiện mắt thường. Thiết kế được phủ vật liệu hấp thụ rađa khiến máy bay cũng giảm được khả năng bị phòng không địch phát hiện, bắt bám.
Được biết mẫu LCA Hải quân hai chỗ ngồi mới ra mắt mang mã NP1 đã được đưa vào kiểm tra và thử nghiệm để chuẩn bị bay thử vào cuối năm nay. Một phiên bản một chỗ ngồi mang mã NP2 cũng sẽ trình làng vào năm sau. Sau khi hoàn tất việc thử nghiệm, Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ được trang bị những máy bay này vào năm 2015. Những chiếc LCA sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch triển khai hai hạm đội tàu sân bay của Ấn Độ vào năm 2015.

http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-lo-An-Do-nang-tam-chien-co-tan-cong/145/10359823.epi
http://www.baomoi.com/An-Do-trinh-lang-may-bay-chien-dau-tu-che/119/4552250.epi
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,375
Động cơ
453,552 Mã lực
không hiểu sao em vẫn ấn tượng mạnh với dòng Su của anh Nga ngố ;;), cảm tính chăng hay tại Mig ngày xưa mà còn diệt được con ma nên em cảm tính..
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F18 và móc hãm (trap), nên người ta cứ nói airbrake của F18 ngon hơn Sukhoi >:)


 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ nối lại các chuyến bay của F-35 phiên bản thủy quân lục chiến
Lầu Năm góc đã quyết định nối lại các chuyến bay thử nghiệm của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Defense News dẫn lời đại diện chương trình Máy bay tấn công liên quân (JSF) F-35, Joe DellaVedova, toàn bộ các trục trặc ở hệ thống cấp nhiên liệu trên phiên bản F-35B đã được sửa chữa.


F-35B Lightning II.
Ngày 18-1, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định tạm dừng các chuyến bay thử của chiến đấu cơ F-35, sau sự việc một máy bay F-35 gặp trục trặc trong chuyến bay thử ngày 16-1. Các chuyên gia của chương trình JSF và hãng chế tạo Pratt & Whitney đã phát hiện ra một vài trục trặc trong hệ thống cấp nhiên liệu trên 6 máy bay thử nghiệm.Tuy nhiên, do các lỗi này không được phát hiện trên các phiên bản F-35A (không quân) và F-35C (hải quân), nên các chuyến bay thử của F-35 phiên bản trên không bị tạm dừng.
Mới đây, Cơ quan Quản lý thử nghiệm và đánh giá chất lượng (OT & E) đã công bố danh sách một loạt lỗi phát hiện trên máy bay F-35. Trong đó đáng chú ý nhất là việc F-35 không có khả năng kháng sét và hoạt động ở điều kiện thay đổi áp suất không khí đột ngột. Ngoài ra, các chuyến bay của F-35 cũng bị giới hạn do một số lỗi thiết kế.
Hiện, quân đội Mỹ đang lên kế hoạch mua khoảng 2.400 máy bay F-35, bao gồm cả 3 phiên bản F-35A, B và C. 600 máy bay cùng loại sẽ được bán cho các quốc gia tham gia chương trình JSF như: Anh, Australia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/229011/Default.aspx
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thà bọn Nato làm ra 1 phiên bản hải quân EF2000 cho thằng Mỹ xong chung tiền phát triển Gen 6 cho nó máu , toàn nhà giàu đốt tiền .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bỏ phiếu cho F/A 18 của Hoa Cầy, dù rất hâm mộ dòng Su của Nga.:)>-
Hiện thời F/A-18C/E/F là nhất rồi vì Su-33 tuy cơ động hơn, nhưng phải tới gần F18 mới phát huy hiệu quả trong khi đó đã bị F18 hạ từ xa chưa kể mang vác thua F18, tốc độ cũng thua bán kính chiến đấu hành trình cũng thua, vì đã quá lạc hậu (cùng thời F14D) nên Nga hiện nay thay thế bằng Mig 29K, cũng ko thể bằng F18 được, nói chung về Gen 4 (4+) cho TSB thì F/A-18C/E/F hiện nay đứng top đầu, F35C chưa biên chế nên ko rõ còn Su-33 nếu nối lại sản xuất và nâng cấp thì có lẽ sẽ cạnh tranh được, chứ Mig 29K chưa chắc, ngoài ra còn có 2 anh tài là J-15 và Rafale M, nhưng xét về thông số cũng ko thể = F18 được
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp "tự tin" sẽ bán được máy bay tiêm kích Rafale cho UAE


Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Ảnh: AFP Một quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Pháp ngày 17.2 cho biết những buổi thương lượng bán máy bay tiêm kích Rafale của Pháp cho Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) “tiến triển khá tốt đẹp”.

“Chúng tôi tự tin rằng mình sẽ thành công trong hợp đồng bán những máy bay tiêm kích này cho UAE”, AFP dẫn lời ông Christian Mons-Catoni, Chủ tịch Hội đồng các ngành công nghiệp quốc phòng Pháp (CIDEF), cho biết vào ngày 17.2, bên lề triển lãm quân sự IDEX ở thành phố Dubai (UAE).
Ông Christian cho biết, nếu đạt được thỏa thuận với UAE, Pháp sẽ giao chuyến hàng đầu tiên cho quốc gia vùng Vịnh vào năm 2015.
Pháp luôn muốn xuất khẩu máy bay tiêm kích Rafale nhưng vẫn chưa tìm được khách hàng tiềm năng từ trước đến nay, trong khi dự án chế tạo máy bay Rafale tiêu tốn hàng chục tỉ euro, theo AFP.
Máy bay tiêm kích Rafale được Tập đoàn quốc phòng - hàng không Dassault của Pháp phát triển kể từ thập niên 1980 và chiếc đầu tiên "ra lò" vào năm 1991.
Chiếc Rafale đầu tiên được đưa vào hoạt động trong quân đội Pháp là vào năm 1998. Nó có khả năng tiến hành những cuộc tham chiến không đối đất hoặc không chiến trên biển, trinh sát, thực hiện các sứ mạng tấn công hạt nhân…
Hồi tháng 11.2012, khi UAE tỏ dấu hiệu có thể sẽ không mua 60 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp, nhiều chuyên gia quân sự đã nghĩ đến kịch bản Pháp phải dừng sản xuất loại máy bay hiện đại này.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130218/phap-tu-tin-se-ban-duoc-may-bay-tiem-kich-rafale-cho-uae.aspx

Trước có vụ Brazil đòi mua Raf và mua luôn cả công nghệ, Pháp sợ vỡ mồm vì
Bán đc 4 tỷ USD mà phải chuyển giao cả lố công nghệ then chốt cho Brazil thì lỗ là chắc, Lưu ý là Brazil cũng có các tập đoàn sản xuất máy bay, nó mua 36 chiếc của Pháp + công nghệ quan trọng xong ko mua nữa, đem công nghệ Pháp áp dụng cho sản phẩm nội địa (36 chiếc trị giá hợp đồng 4 tỷ USD mà nhều nhặn gì so với tổng chi phí chương trình Rafale (cả Rafale-C và Rafale-M) hơn 50 tỷ USD), trong khi đó Mẽo đánh tiếng sẽ san sẻ công nghệ cho Brazil nên anh Brazil chọn F/A-18E Super Hornet rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F-35 lại tiếp tục gặp sự cố

Mỹ ngừng bay chiến đấu cơ F-35 vì sự cố

Thứ Bảy, 23/02/2013 08:41
(NLĐO)- Lầu Năm Góc hôm 22-2 vừa ngừng bay toàn bộ phi đội chiến đấu cơ F-35 sau khi một cánh động cơ bị nứt được phát hiện trên một máy bay.

Chiến đấu cơ F-35 vừa được lệnh tạm ngừng cất cánh. Ảnh: AP



Sự cố trên được phát hiện trong cuộc kiểm tra thông thường của Lầu Năm Góc đối với chiến đấu cơ F-35A - một phiên bản của “tia sét” F-35 của không quân Mỹ tại căn cứ không quân Edwards ở California. Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang mua thêm các phiên bản khác của F-35 nhằm thay thế các chiến đấu cơ cũ như F-16 của Không lực và F/A-18 của Hải quân.

Theo AP, toàn bộ các phiên bản của loại máy bay đắt đỏ nhất của Mỹ này, tổng cộng có 51 máy bay, đã phải ngưng cất cánh hôm 22-2 để tiến hành thêm các cuộc kiểm tra, đánh giá sâu hơn. Hiện không có chiếc F-35 nào tham gia các sứ mệnh chiến đấu mà mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

Lầu Năm Góc cho biết còn quá sớm để khẳng định về mức độ ảnh hưởng của trục trặc này và động cơ được phát hiện có sự cố sẽ được chuyển tới một cơ sở của hãng sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney tại bang Connecticut để kiểm tra toàn diện.

F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc với chi phí ước tính lên tới gần 400 tỉ USD. Lầu Năm Góc muốn mua trên 2.400 chiếc F-35, nhưng một số nghị sĩ quốc hội đang phản đối vì vấn đề giá cả.

http://nld.com.vn/20130223084138296p0c1006/my-ngung-bay-chien-dau-co-f35-vi-su-co.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Mèo đực" F-14 Tomcat - bảo bối một thời của Hải quân Mỹ



Là loại máy bay đầu tiên trong loạt '10 chiến binh' dùng để đối đầu với các máy bay MiG của Nga, F-14 là niềm mơ ước của mọi phi công Mỹ.



Chiếc máy bay ra đời để đối đầu với các máy bay MiG của Nga đã làm Mỹ đau đầu trong hàng thập kỉ trước đó​


Được trang động cơ siêu thanh kép, 2 phi công đây thực sự là một mãnh thú trên bầu trời​


Cặp cánh của F-14 có thể mở góc từ 20 - 68 độ, đáp ứng các yêu cầu tốc độ di chuyển khác nhau​


Ban đầu Hải quân Mỹ mua F-14 với nhiệm vụ đánh chặn tầm xa và các sứ mệnh chiếm ưu thế trên không​


Mỗi máy bay F-14 có thể mang tối đa 6.8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa không đối không và tên lửa hành trình đánh chặn​


F-14 là máy bay đầu tiên trên thế giới có bộ vi xử lí thông minh trong khoang lái​


Các ghế ngồi của phi công F-14 được trang bị Martin-Baker GRU-7A để phóng ra trong các trường hợp khẩn cấp​


Chiến công đầu tiên của F-14 vào năm 1981, trong sự kiện Vịnh Sidra, nó đã 'nướng' 2 máy bay chiến đấu của Syria​


Năm 1989, F-14 một lần nữa quay trở lại Lybia và bắn hạ thêm 2 máy bay chiến đấu khác của nước này​


Đội phi công F-14 cả Iran sau khi mua hàng từ Mỹ khi quan hệ của 2 nước đang còn tốt đẹp​


Hải quân Mỹ thường xuyên sử dụng F-14 cho các nhiệm vụ bay giám sát​


Iran cũng có những 'chú chim' của riêng mình để tuần tra bầu trời​


Lần tham chiến tiếp theo của F-14 là ở Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất​


Khi đó F-14 đã phải nhường một vài vị trí cho người em trai nhanh nhẹn của mình là F-15 Eagle​


Nhưng Tomcat vẫn ghi điểm khi xuất sắc hạ được trực thăng của Iraq​


Tuy nhiên, 1 chiếc F-14 đã bị tên lửa không đối đất của Iraq bắn hạ ỏ Căn cứ không quân Al Asad​


May mắn là các ghế ngồi của F-14 đã giúp 2 phi công bảo toàn tính mạng​


Sau này, F-14 Tomcat còn tham gia vào chiến tranh Afghanistan​


Đây là loại máy bay chiến đấu hỗ trợ tốt trong Chiến dịch Tự do bền vững - tên cuộc chiến tại Afghanistan từ 2001 đến nay của Mỹ​


Ngay từ tháng 10/2001, F-14 là một trong những máy bay xuất phát đầu tiên làm nhiệm vụ ở Afghanistan​


Tháng 2/2002, F-14 hạ thành công mục tiêu nhờ bom dẫn đường của nó​


Sau này, các kỹ sư của quân đội Mỹ đã tạo ra thêm nhiều cải tiến cho F-14, nâng cao sức chiến đấu cho Tomcat​


Hệ thống được nâng cấp để các lực lượng mặt đất có thể nhìn thấy những gì trong tầm mắt của F-14 và có khả năng điều khiển được vũ khí, hỗ trợ cho các phi công​


Đó là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội các hình ảnh từ máy bay được chia sẻ cho bộ binh để nâng cao hiệu suất chiến đấu​


Nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng F-14 vào năm 2006, trong nhiệm vụ ném bom tấn công Iraq​


Sáu tháng sau, các máy bay F-14 Tomcat đã được cho nghỉ hưu và tập trung tại Căn cứ không quân của Hải quân Oceana​


Điểm mạnh của F-14 là tải trọng vũ khí, tuy nhiên khi F/A-18 ra đời, nó trở thành người thay thế xứng đáng cho Tomcat​


Tuy đã nghỉ hưu nhưng F-14 Tomcat vẫn là một biểu tượng của lực lượng máy bay chiến đấu Mỹ​


Các phi công mới không có cơ hội lái F-14 nhưng họ vẫn thường được nghe câu chuyện về Tomcat từ các cựu binh với niềm tự hào rất lớn​

http://soha.vn/quan-su/meo-duc-f14-tomcat-bao-boi-mot-thoi-cua-hai-quan-my-2013022423405221.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ “treo giò” máy bay chiến đấu F-35

07:00 | 26/02/2013
(Petrotimes) - Lầu Năm Góc đã đình tất cả các chuyến bay của phi đội 51 máy bay phản lực F-35 sau khi phát hiện vết nứt trong động cơ.




Quyết định đình chỉ hoạt động phi đoàn 51 chiến đấu cơ F-35 được đưa ra giữa khi vết nứt tuabin này được kiểm tra.
Lỗi này được phát hiện qua một cuộc kiểm tra thường xuyên với một trong những chiếc máy bay này tại căn cứ không quân Edwards ở California.
Đây là lần thứ hai trong hai tháng gần đây, phi đoàn này bị đình chỉ hoạt động.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Hawn Kyra, cho biết, hiện chưa rõ những máy bay này sẽ bị đình bao lâu. "Chúng tôi đang trao đổi quanh kết quả phân tích các vết nứt trong một tuabin. Qua các kiểm tra về cấu trúc, chúng tôi phải trả lời câu hỏi, đây chỉ là sự cố của một chiếc máy bay riêng lẻ hay sẽ có tác động trên toàn phi đội F-35"- bà Hawn Kyra nói.
Chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 là chương trình quy mô nhất của Lầu Năm Góc, thường được gọi là chương trình Joint Strike Fighter (JSF) nhưng liên tục bị trì hoãn về tiến độ và gia tăng chi phí.
Australia đã hoãn việc đặt hàng các máy bay chiến đấu loại này dù lúc đầu định đặt mua 100 chiếc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Joel Fitzgibbon chỉ trích mạnh mẽ các quan chức quân sự Australia về những gì mà ông gọi là “nỗi ám ảnh” với các máy bay chiến đấu F-35.
Ông Fitzgibbon, hiện là lãnh đạo khối nghị sĩ thuộc một đảng trong nghị viện của chính phủ liên bang, cho biết: "Tôi nghĩ JSF gần như đã thành nỗi ám ảnh với giới quân nhân. Đây là thương hiệu món đồ chơi mới của họ. Họ muốn có bốn phi đội JSF và sẽ làm bất cứ điều gì nhằm đảm bảo việc đó".


http://www.petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/my-treo-gio-may-bay-chien-dau-f-35.html
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top