[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Tỷ lệ bắn hạ trong cả cuộc chiến hai bên là bi nhiêu .. nó mới nói lên tất cả, oánh du kích cắn trộm được 1 vài trận thì nói làm gì ... nhà cháo thấy lý thuyết tuyên truyền từ hồi trẻ con mới lớn được nhồi nhét vào đầu cứ .... quen quen .. =))
Bác check đi gần như 1-1 đấy
Mặc dù anh mèo cứ chối đây đẩy nhiều vụ là do AA nó phang cho đỡ hèn
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Bác tự dẫm vào đuôi rồi đấy
Có cả aim 120 và aim 9
Vậy là dùng cả tầm xa và gần
Vậy bác hỏi câu này có thừa
Vụ F22 hạ typhoon từ tầm xa là nguồn nào vậy??
Không dưng bọn đức nó nói là czfng vào gần f22 càng tốt
Chúng nó khg công bố kết quả chính xác nhưng với hiểu biết của bác thì cháu nghĩ bác phải nghĩ ra chứ
Tầm xa thì typhoon không bắn đc f22 nhưng vào tầm gần thì rõ là f22 không có cửa
Thế tỷ số mới hòa
Thứ nhất đây là cuộc tập trận kô chiến tầm gần để kiểm tra khả năng của F22, kô có tình huống ko chiến BVR nhé.
However, a new report from Combat Aircraft Monthly revealed that in a handful of missions designed to test the F-22 in a very specific situation - close-range, one-on-one combat
Với close range air combat là F22 tự nhận khó về mình rồi. Phi công Mẽo cũng claim về việc sử dụng canon ghi điểm trong dogfight.

Trong 4 bước hướng dẫn để hạ F22 phi công Đức cũng nói rõ là kô có khả năng detect được F22 ở khoảng cách trên 50 km. Dưới 50km thì tín hiệu rada của F22 vẫn rất nhỏ và phải dùng IR. F22 kích thước khá lớn, nguồn nhiệt cao nên vẫn có thể phát hiện từ khoảng cách này với IR. Muốn tấn công từ xa với tên lửa sử dụng rada là kô tưởng

If you want to shoot down an F-22 in a Eurofigher Typhoon (pictured directly above), here's how:
Step 1: Find the F-22 on infrared. The Raptor is very hard to spot on radar, but it's big, and it's hot. A Typhoon can pick up a Raptor from about 50 kilometers away with infrared sensors.
Step 2: Get close and stay close. F-22s excel at long-range combat, so bring the fight to them.
Step 3: Force an aggressive, turning dogfight. In its slickest configuration (without external fuel tanks), the Typhoon (which is smaller, lighter and more powerful) can outmaneuver, outaccelerate and outclimb the F-22. The Raptor does have those fancy thrust vectoring engines, but using the thrust vectoring takes a lot of energy, meaning that the Raptor can make rapid direction changes but becomes vulnerable immediately afterwards as it "sinks" and has to recover.
Step 4: Use your helmet-mounted sight to engage. Technical problems prevented the Raptor from being designed with an integrated helmet sight, which lets Typhoon pilots simply look at a target to lock onto it.
[FONT=Verdana,Helvetica,Arial][SIZE=-1][FONT=ARIAL,][FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Two other German officers, Col. Andreas Pfeiffer and Maj. Marco Gumbrecht, noted in the same report that the F-22′s capabilities are “overwhelming” when it comes to modern, long-range combat as the stealth fighter is designed to engage multiple enemies well-beyond the pilot’s natural field of vision — mostly while the F-22 is still out of the other plane’s range. Grumbrecht said that even if his planes did everything right, they weren’t able to get within 20 miles of the next-generation jets before being targeted.[/FONT][/FONT][/SIZE][/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cháu lại hỏi lại nếu chỉ wvr thì nó lôi AIM 120 vào làm gì
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Bác check đi gần như 1-1 đấy
Mặc dù anh mèo cứ chối đây đẩy nhiều vụ là do AA nó phang cho đỡ hèn
1-1 đâu mà? Tỷ lệ chiến từ năm 66-73 thì F-4 thịt đc 54 Mig-21, trong khi Mig-21 thịt đc 103 F-4!
Cũng phải nói là F-4 nó là F/A hạng nặng, còn Mig-21 là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ. Hồi đó chỉ dogfight chứ BVR chưa ăn thua, mà Mig-21 lượn lách đánh võng các kiểu cơ động hơn hẳn F-4 nên thắng, kể cả dàn hàng ngang 1-1 thì cửa thắng vẫn là Mig-21.
Câu chuyện cũng giống F-22 vs Typhoon, F-22 là hạng nặng, còn Typhoon là hạng trung, chỉ có khác là trên giả định thì mới có dogfight, chứ chiến nhau thật thì khác gì thằng cầm dao găm chiến với thằng cầm giáo dài? May ra tiếp cận được mới có cửa thắng!
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
chung quy bọn Mỹ nó pk không chiến là dựa vào chiến thuật , f22 hay F35 mặc dù xét về thông số như : vận tốc, tải nặng ,.. thì nó thua xa thế hệ 4-4.5 nhưng mà nó được cái giảm bộc lộ radar , thêm cái này thì mất cái kia chứ không phải tự nhiên bọn Nato đổ cả đống tiền vào để làm ra 3 thứ lăng nhăng xong mua về đâu :|
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
1-1 đâu mà? Tỷ lệ chiến từ năm 66-73 thì F-4 thịt đc 54 Mig-21, trong khi Mig-21 thịt đc 103 F-4!
Cũng phải nói là F-4 nó là F/A hạng nặng, còn Mig-21 là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ. Hồi đó chỉ dogfight chứ BVR chưa ăn thua, mà Mig-21 lượn lách đánh võng các kiểu cơ động hơn hẳn F-4 nên thắng, kể cả dàn hàng ngang 1-1 thì cửa thắng vẫn là Mig-21.
Câu chuyện cũng giống F-22 vs Typhoon, F-22 là hạng nặng, còn Typhoon là hạng trung, chỉ có khác là trên giả định thì mới có dogfight, chứ chiến nhau thật thì khác gì thằng cầm dao găm chiến với thằng cầm giáo dài? May ra tiếp cận được mới có cửa thắng!
1:1 là tỉ số chung cho tất cả các loại F, B, A và Mig XX.
Mig 21 cơ động quần vòng thua xa F4 nhưng lợi hơn ở tốc độ và khả năng leo cao. Chiến thuật của Mig 21 là lấy độ cao, phát hiện địch (bằng mắt hoặc dẫn đường) phi công cho máy bay lao xuống công kích. Máy bay tích lũy tốc độ, tấn công rồi lợi dụng ưu thế tốc độ để thoát li (Hit & run). Đây là chiến thuật của chim cắt không chiến theo chiều thẳng đứng.
Mig 21 mà quần vòng thì kô có cửa đâu. Nhìn thiết kế cánh, tỉ lệ với thân thì quần vòng kô phải là lợi điểm của Mig21 so với F4. Các máy bay muốn quần vòng tốt đều có tỉ lệ diện tích cánh lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í

Cụ ngó qua ảnh đi, em thấy tỉ lệ cánh/thân ngang ngửa, Mig-21 thậm chí còn lớn hơn!
Lý do thua vì F-4 bay vào mang vác ì ạch, người ta bắt nó cõng bom đi ném, gặp mấy con Mig-21 vác vài quả tên lửa lên đánh chặn, cắn phát té luôn, khả năng thua là cao!
Thực tế k có chuyện quần vòng bắn đuổi vì Mig-21 đệch đủ dầu đuổi nhau vòng quanh. Rất nhiều lúc Mig-21 thịt F-4 xong thì hết xăng rơi luôn!
Còn đủ xăng thì F-4 vẫn nặng nề hơn, do nó là F/A 2 chỗ ngồi hạng nặng, cơ động sao bằng Mig-21 nhẹ nhàng hơn, trong khi tốc độ cả 2 là tương đương.
Qua bài học đó thì Tomcat mới ra đời, lúc đó mà có nó thì Mig-21 khóc!
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Cụ ngó qua ảnh đi, em thấy tỉ lệ cánh/thân ngang ngửa, Mig-21 thậm chí còn lớn hơn!
Lý do thua vì F-4 bay vào mang vác ì ạch, người ta bắt nó cõng bom đi ném, gặp mấy con Mig-21 vác vài quả tên lửa lên đánh chặn, cắn phát té luôn, khả năng thua là cao!
Thực tế k có chuyện quần vòng bắn đuổi vì Mig-21 đệch đủ dầu đuổi nhau vòng quanh. Rất nhiều lúc Mig-21 thịt F-4 xong thì hết xăng rơi luôn!
Còn đủ xăng thì F-4 vẫn nặng nề hơn, do nó là F/A 2 chỗ ngồi hạng nặng, cơ động sao bằng Mig-21 nhẹ nhàng hơn, trong khi tốc độ cả 2 là tương đương.
Qua bài học đó thì Tomcat mới ra đời, lúc đó mà có nó thì Mig-21 khóc!
Diện tích cánh F4 lớn hơn Mig21 rất nhiều, cánh Mig21 chỉ mang được 1-2 quả tên lửa trong khi F4 có thể vác gấp 3 lần. Thiết kế cánh kiểu delta cũng ko phải là thiết kế tối ưu cho quần vòng.
Mig21 ban đầu tham chiến sử dụng chiến thuật quần vòng của Mig 17 nên chịu tổn thất rất nặng nề. Đã có ý kiến lúc đó định quay về chỉ dùng Mig 17. Sau này phi công Phan Thanh Ngân cùng các chuyên gia Xô viết nghiên cứu ra cách đánh kô chiến thẳng đứng tận dụng ưu thế về tốc độ vượt trội, khả năng leo cao của Mig 21 so với F4 nên kết quả chiến đấu được cải thiện rõ rệt. Quy tắc giao chiến của ta là hạn chế đánh quần vòng, máy bay ta sẽ được dẫn đến vị trí có lợi (trên cao, phía sau đội hình địch) rồi bất ngờ lao xuống công kích (lưu ý lúc đó rada của F4 quan sát phía sau rất hạn chế). Mig 21 sau khi tấn công sẽ tận dụng tốc độ, lấy lại độ cao lớn thoát ly về sân bay hạ cánh ( F4 xách dép đuổi kô kịp nên phi công ta cứ ung dung). Chiến thuật thoát ly của Mig 21 khác biệt hoàn toàn với chiến thuật của Mig17. Mig 17 thường bay chậm ở độ cao siêu thấp nếu F4 đuổi theo dùng tên lửa bắn sẽ bị nhiễu địa vật tên lửa vô tác dụng. Phi công ta bị lock cũng vô tư ko thèm nè :) F4 tốc độ cao hơn nên cơ động ở độ cao thấp gặp khó khăn và dễ bay vượt mục tiêu. Sau này F4 trang bị canon, ta kô phát hiện ra đối phương có vũ khí mới nên chịu nhiều tổn thất . Chiến thuật thoát ly ở độ cao thấp, tốc độ thấp của Mig 17 cũng bỏ từ đấy.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực

Cụ ngó qua ảnh đi, em thấy tỉ lệ cánh/thân ngang ngửa, Mig-21 thậm chí còn lớn hơn!
Lý do thua vì F-4 bay vào mang vác ì ạch, người ta bắt nó cõng bom đi ném, gặp mấy con Mig-21 vác vài quả tên lửa lên đánh chặn, cắn phát té luôn, khả năng thua là cao!
Thực tế k có chuyện quần vòng bắn đuổi vì Mig-21 đệch đủ dầu đuổi nhau vòng quanh. Rất nhiều lúc Mig-21 thịt F-4 xong thì hết xăng rơi luôn!
Còn đủ xăng thì F-4 vẫn nặng nề hơn, do nó là F/A 2 chỗ ngồi hạng nặng, cơ động sao bằng Mig-21 nhẹ nhàng hơn, trong khi tốc độ cả 2 là tương đương.
Qua bài học đó thì Tomcat mới ra đời, lúc đó mà có nó thì Mig-21 khóc!
Cụ sai rồi, cụ Biển xuân nói chuẩn đới. Mig 21 hơn F4 ở leo cao thôi. Trong CTVN, nhiều trận Mig 21 đã thử nhử cho F4 đuổi theo, rồi tăng độ cao làm F4 vồ hụt, còn cơ động mặt phẳng ngang thì F4 ngon hơn nhiều. Đây là máy bay đượ chế tạo theo nguyên tắc không chiến " độ cao, tốc độ, hỏa lực " của Ngố, cụ nào đọc " Bầu trời chiến tranh " cua AH không quân Ngố - nguyên soái POCRUSKIN thì biết.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Không chiến BVR cho đến nay vẫn không đạt độ tin cậy cao. Nếu máy bay tiêm kích đối phương có sensor cảnh báo bị lock thì hầu như không thể bắn trúng. Tên lửa đối không tầm xa chỉ dùng tấn công máy bay ném bom hoặc AWAC thôi, còn không chiến thì vẫn dùng tầm gần thôi. Trừ phi tên lửa cũng tàng hình thì hiệu quả BVR mới tăng lên được.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bác tự dẫm vào đuôi rồi đấy
Có cả aim 120 và aim 9
Vậy là dùng cả tầm xa và gần
Vậy bác hỏi câu này có thừa
Vụ F22 hạ typhoon từ tầm xa là nguồn nào vậy??
Không dưng bọn đức nó nói là czfng vào gần f22 càng tốt
Chúng nó khg công bố kết quả chính xác nhưng với hiểu biết của bác thì cháu nghĩ bác phải nghĩ ra chứ
Tầm xa thì typhoon không bắn đc f22 nhưng vào tầm gần thì rõ là f22 không có cửa
Thế tỷ số mới hòa
Ha ha vụ F-22 vs EF2k thì tầm xa chẳng biết thế nào, trên mạng chỉ thấy EF2k thắng còn tụi Mỹ và fan Mỹ thì bẩu thắng WVR =)) còn BVR thì tao thắng mà đếck thèm chụp ảnh =))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thứ nhất đây là cuộc tập trận kô chiến tầm gần để kiểm tra khả năng của F22, kô có tình huống ko chiến BVR nhé. Với close range air combat là F22 tự nhận khó về mình rồi. Phi công Mẽo cũng claim về việc sử dụng canon ghi điểm trong dogfight.

Trong 4 bước hướng dẫn để hạ F22 phi công Đức cũng nói rõ là kô có khả năng detect được F22 ở khoảng cách trên 50 km. Dưới 50km thì tín hiệu rada của F22 vẫn rất nhỏ và phải dùng IR. F22 kích thước khá lớn, nguồn nhiệt cao nên vẫn có thể phát hiện từ khoảng cách này với IR. Muốn tấn công từ xa với tên lửa sử dụng rada là kô tưởng
Bác thiếu thua cả T38, F18G cũng tầm gần hết à, thế sao bảo F22 cơ động ghê lắm cơ mà, rồi vài trang trước có anh cu nào đấy còn phán F22 cobra được cơ mà =)) F22 có AIM-120C chắc là tầm cực gần "siêu gần". Bên phía EF2k nếu xài hàng nhà thì có AIM-132, IRIS-T chắc cũng "xa lắm". Chẵng lẽ F22 ngu tới mức để cho thằng EF2k ở "xa" như vậy phát hiện sao tàng hình đi mô =))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không chiến BVR cho đến nay vẫn không đạt độ tin cậy cao. Nếu máy bay tiêm kích đối phương có sensor cảnh báo bị lock thì hầu như không thể bắn trúng. Tên lửa đối không tầm xa chỉ dùng tấn công máy bay ném bom hoặc AWAC thôi, còn không chiến thì vẫn dùng tầm gần thôi. Trừ phi tên lửa cũng tàng hình thì hiệu quả BVR mới tăng lên được.
Bác cho em hỏi F/A-18 nguyên bản có senor cảnh báo như bác nói chưa ạ ? hay nói đúng hơn là RWR em nghĩ là máy bay cuối tk20 đầu 21 thì phải có hết rồi chứ ? ko thì F22/35 tàng hình cũng vô dụng à ?! bác nên nhớ yếu tố BVR hiện nay là mốt đấy, bắn từ trước (head on) thì có lẽ hên xui với 1 quả tên lửa thì phóng chaff & flare.... còn sống được, còn ở sau *** (tail chase) thì tùy thuộc vào sự cơ động và hệ thống cảnh báo cũng như tốc độ của máy bay đó mới tránh được tên lửa BVR, và cũng còn tùy vào số lượng tên lửa bắn ra cũng như trình độ phi công xoay xở thế nào bất ngờ, bị động hay chủ động xử lý, loại máy bay 2 chỗ như Su-27, F-15 thì dễ dàng hơn tí (mà có gì thì chết trùm :D). Còn BVR trong lịch sử thì F14, Mig 25 đã sử dụng và cho kết quả khả quan.

Đánh giá ngoáo ộp J-15

7/18/2011 3:06:00 PM | Lượt xem: 12158 Nhân Vũ


VietnamDefence - Tuy là một bước tiến mới đối với Trung Quốc và là một chỉ dấu quan trọng, J-15 vẫn chỉ có khả năng hạn chế; tàu sân bay mang nó thậm chí còn nhiều hạn chế hơn.

PGS Học viện Hải quân Mỹ Andrew Erickson và chuyên gia về lĩnh vực an ninh Gabe Collins đã đăng tải bài báo phân tích khả năng của tiêm kích trên hạm J-15 Flying Shark (Cá mập bay) của Trung Quốc mà những bức ảnh chính thức đầu tiên của nó xuất hiện ngày 24.4.2011 trên các nguồn internet Trung Quốc. Máy bay được chụp bên ngoài một hăng-ga, tại sân bay nhà máy số 112 của tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (SAC).

Tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nghe nói đã lần đầu tiên tuyên bố rằng, Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho tàu sân bay Varyag, mua từ Ukraine năm 1998 và được tân trang lại, ra khơi.

Trước những diễn biến đó, đây là thời điểm để xem xét loại máy bay trên tàu sân bay đầu tiên mà Trung Quốc sẽ sử dụng - tiêm kích-bom trên hạm hạng nặng J-15 Flying Shark (Cá mập bay).

Với cấu hình hiện tại, J-15 không hề là một “bước nhảy vọt”, tuy nhiên nó vẫn gợi lên sự lo ngại trong khu vực vì nó cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng của không quân hải quân Trung Quốc, cũng như thể hiện quyết tâm của Trung Quốc mở rộng sự hiện diện ‘vùng nước xanh’ trong khu vực. Vai trò ban đầu của J-15 sẽ gắn liền với và bị hạn chế bởi phương tiện mang đầu tiên của nó: đó là “một tàu sân bay phôi thai” để tung một phần nhỏ sức mạnh, tạo lớp hào quang cho một đại cường đang trỗi dậy và học hỏi những kỹ thuật cơ bản.

J-15 có khung thân rất giống máy bay chiến đấu trên hạm Su-33 của Nga, song có hệ thống avionics nội địa hiện đại hơn, cánh đứng đuôi có chiều cao nhỏ hơn, móc phanh hãm đà và bộ càng vững chắc hơn. Việc không có ghế lái thứ hai trên máy bay có thể cho thấy thiết bị trên khoang máy bay khá hiện đại, được tích hợp và tự động hóa khá tốt nên chỉ cần một người lái, một điều bình thường đối với máy bay trên hạm (thiết bị điện tử phần nhiều có khả năng tương tự như trên J-11B, vốn là hàng nhái Su-27SK). Ngoài ra, ghế lái thứ hai có thể tạo ra lực cản khí động lớn khi máy bay cất cánh từ cầu bật. Mẫu chế thử đầu tiên J-15 được lắp ráp năm 2008, chuyến bay đầu tiên diễn ra ngày 31.8.2009, lần cất cánh đầu tiên từ cầu bật trên mặt đất diễn ra ngày 6.5.2010 (căn cứ không quân Yanliang, tỉnh Thiểm Tây).

Khả năng chiến đấu của máy bay sẽ bị hạn chế bởi chế độ cất cánh nhờ cầu bật và không có máy bay tiếp dầu trên hạm. Để tăng bán kính chiến đấu, các máy bay này sẽ phụ thuộc vào các máy bay tiếp dầu triển khai trên mặt đất.

Với trình độ không quân hải quân thấp kém của Trung Quốc thì bất kỳ một tiến bộ nào cũng có thể tạo sự khác biệt lớn. Tiềm năng thực hiện các phi vụ tầm xa và mang tải trọng lớn của J-15 tuy nhiên lại bị triệt tiêu bởi mặt boong mũi kiểu cầu bật của tàu Varyag và bởi Trung Quốc thiếu năng lực về máy bay tiếp dầu. Hiện tại, họ có lẽ phải phụ thuộc vào các máy bay tiếp dầu bố trí trên mặt đất, ít nhất cho đến khi Trung Quốc phát triển hay mua sắm được máy phóng máy bay.

J-15 là một máy bay cỡ lớn và nhiều khả năng nó có trọng lượng cất cánh thông thường tương tự như của tiêm kích F-14 Tomcat mà Hải quân Mỹ đã loại khỏi trang bị. Nếu hệ thống avionics của J-15 có thể bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, nó sẽ có 2 ứng dụng chủ yếu trong một cụm tàu sân bay tương lai của Trung Quốc, còn vai trò thứ ba là bảo đảm phòng không là cần thiết trong các hoạt động tương lai nhằm bảo vệ và/hoặc sơ tán công dân Trung Quốc gặp nguy hiểm ở hải ngoại.

Khả năng của J-15 sẽ tăng lên mạnh nếu như nó được trang bị radar anten mạng pha chủ động, điều này sẽ cho phép nó thực hiện chuyến bay bí mật hơn, tác chiến chống tên lửa hành trình bay thấp và có tiềm năng tác chiến điện tử mạnh.

Nếu được trang bị, yểm trợ và khai thác đúng mức - và những cái “nếu” này đều quan trọng, thì J-15 có thể tác động lớn đến cán cân quân sự khu vực. Nếu Trung Quốc cuối cùng cũng có khả năng khai thác một radar mạng pha quét điện tử chủ động hiệu quả trên J-15, nó sẽ mang lại cho máy bay khả năng tàng hình và chống nhiễu cao, và khả năng tiềm tàng trong bám và chặn đánh tên lửa hành trình.

Trong khi lúc này vẫn còn quá nhiều biến số để xác định chính xác J-15 sẽ đóng góp thế nào vào khả năng quân sự của Trung Quốc, thì bản thân sự tồn tại của nó lần đầu tiên cho thấy khả năng của Trung Quốc phát triển năng lực không hải quân mạnh mẽ - một triển vọng sẽ có những ảnh hưởng trong khu vực. Sự tồn tại của J-15 nhiều khả năng sẽ thúc đẩy các láng giềng trên biển của Trung Quốc, nhất là Nhật Bản, mua sắm thêm các tiêm kích thế hệ mới nhất.

Chức năng có thể của J-15

Tuy khả năng của Flying Shark vẫn là bất định thì tiềm năng của nó là đáng kể. Nếu được triển khai tốt, nó có thể mang lại cho Trung Quốc những lựa chọn mới cho nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không và tiến công trên biển.

Các yếu tố thiết kế

Thiết kế cơ sở của J-15 chứa được nhiều nhiên liệu bên trong và cho phép có bán kính hoạt động khá lớn. Kể cả việc phải giảm nhiên liệu và tải trọng vũ khí do hạn chế bởi cơ chế cất cánh bằng cầu bật, có khả năng bán kính chiến đấu của J-15 có thể lên tới 700 km tính từ tàu sân bay, nhất là nếu có thêm khả năng tiếp dầu đi kèm. J-15 nhiều khả năng sẽ có thể mang tên lửa không-đối-không PL-12 của Trung Quốc, nhờ vậy cự ly tấn công của máy bay tăng thêm 100 km nữa.

Khi được triển khai, J-15 có thể giúp đẩy các kẻ địch tiềm tàng ra xa hơn nữa khỏi tàu sân bay Trung Quốc. Sự bảo vệ của tiêm kích đi cùng sẽ là sống còn cho các hoạt động trên biển vốn cách quá xa đất liền nên không thể trông cậy vào sự yểm trợ của máy bay triển khai trên mặt đất. Trong cận chiến, nhờ có mức trang bị sức kéo cao và tải trọng lên cánh nhỏ, J-15 có thể là một đối thủ khó xơi.

Các nhiệm vụ tiến công đường biển/chống hạm

Nếu được trang bị và có thể mang phóng các tên lửa tiên tiến, các máy bay J-15 triển khai trên tàu sân bay có thể đe dọa các tàu mặt nước ở cách cụm tàu sân bay Trung Quốc trong vòng 500 km. Các tàu mặt nước và tàu ngầm hiện có của Trung Quốc đang uy hiếp mạnh các tàu mặt ước, song chúng mất nhiều thời gian hơn nhiều để tiến được đến vị trí bắn và vì thế mà dễ đối phó hơn.

Khung thân máy bay chứa một lượng lớn nhiên liệu. Kể cả là phải cất cánh bằng cầu bật thì máy bay vẫn có thể có bán kính chiến đấu 700 km, nếu trang bị cho máy bay các tên lửa không-đối-không PL-12 thì cự ly tấn công của máy bay sẽ tăng thêm 100 km nữa. Trong cận chiến, máy bay này cũng có thể là đối thủ nguy hiểm do nó có tải trọng riêng lên cánh nhỏ và mức trang bị sức kéo cao.

Thời gian để một J-15 tiến công vượt qua mấy trăm kim chỉ là vài phút cũng sẽ mang lại sự linh hoạt chiến thuật lớn hơn nhiều cho các cấp chỉ huy Trung Quốc.

Một thủ đoạn sáng tạo mà quân đội Trung Quốc có thể làm để phát huy vai trò của không quân trên tàu sân bay trong một cuộc xung đột khu vực là chiến thuật “nhảy cóc”: cho một số J-15 trang bị đầy đủ cất cánh từ các sân bay trên bờ, sau đó tiếp dầu trên không cho chúng trong không phận được bảo vệ, sau đó sử dụng tàu sân bay để làm nơi tiếp nhận các máy bay trở về sau phi vụ tấn công đầu tiên.

Tuy có những khả năng nhất định, J-15 sẽ bị hạn chế nghiêm trọng bởi tàu sân bay có thiết kế sử dụng cầu bật cho máy bay cất cánh (ski-jump).

Cất cánh từ cầu bật đặt ra hạn chế lớn, không cho phép máy bay tiếp cận trọng lượng cất cánh tối đa. Ngoài ra, cầu bật không cho phép sử dụng máy bay báo động sớm (AEW), nên tàu sân bay sẽ phải phụ thuộc vào các trực thăng AEW để có được khả năng báo động sớm - đây là một nhược điểm căn bản vì trực thăng là một trong những điểm yếu nghiêm trọng nhất của hải quân Trung Quốc. Do hải quân Trung Quốc vẫn phải sử dụng các tàu sân bay có cầu bật nên không rõ lực lượng máy bay trên tàu sân bay đóng góp đến đâu cho khả năng tình báo, cảnh giới và trinh sát (ISR).

Một hạn chế then chốt khác là các tàu sân bay sử dụng cầu bật không thể sử dụng các máy bay tiếp dầu, vốn có vai trò thiết yếu để tăng tầm hoạt động của máy bay trên hạm. Bởi vậy, dù Trung Quốc có 3 tàu sân bay trong biên chế hạm đội từ con số 0 hiện nay thì không quân hải quân Trung Quốc sẽ vẫn cơ bản là lực lượng không quân triển khai trên mặt đất. Vì những lý do đó, các tàu sân bay có cầu bật của Trung Quốc đơn giản là không thể thực hiện được bất kỳ vai trò chiến đấu nào mà các tàu sân bay Mỹ đang đảm nhiệm.

Những khó khăn và thách thức

1) Phát triển hoặc mua sắm hệ thống phóng máy bay. Cầu bật cho máy bay cất cánh trên tàu sân bay có những hạn chế lớn và bó buộc Trung Quốc trong phạm vi các hoạt động bên trong tầm với của một nhúm máy bay tiếp dầu cỡ lớn triển khai trên mặt đất và vì thế loại trừ cả một khu vực chiến lược giữa eo biển Hormuz và eo Malacca. Cầu bật đòi hỏi phải giảm trọng lượng nhiên liệu và tải trọng chiến đấu của máy bay. Trung Quốc đang vấp phải vấn đề thiếu máy bay tiếp dầu, nhất là nếu tính đến các vấn đề đang nảy sinh khi mua sắm các máy bay tiếp dầu Il-78 của Nga vốn đang dùng để tiếp dầu cho các máy bay họ Su mà J-15 là một biến thể được phát triển từ đó.

2) Càng máy bay. Một vấn đề liên quan là khả năng của máy bay chịu được cú va chạm khi hạ cánh. Những sai lầm hay trang thiết bị kém có thể hư hỏng lớn cho máy bay và gây thương vong cho nhân viên trên boong tàu sân bay. Do đó, phải gia cường bộ càng máy bay để chịu được tải trọng khi hạ cánh va chạm mạnh. Máy bay càng nặng thì tải lên khung thân máy bay càng lớn.

3) Sự yểm trợ của máy bay báo động sớm (AEW) và máy bay tiếp dầu là cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả chiến đấu. Trung Quốc cần chế tạo máy bay AEW trên hạm giống như Е-2 Hawkeye đang được sử dụng trên các tàu sân bay Mỹ và Pháp. Họ sẽ cần đàm phán những thỏa thuận nhằm triển khai các máy bay tiếp dầu để yểm trợ các hoạt động có thể bên ngoài khu vực.

4) Trung Quốc cần chế tạo các tên lửa hành trình không-đối-hạm tiên tiến và tên lửa không-đối-không tầm xa để bù đắp cho bán kính chiến đấu hạn chế bởi mang được ít dầu hơn của các máy bay trên hạm cất cánh nhờ cầu bật của họ. Chẳng hạn, chế tạo các tên lửa có tầm bắn 300 km như các tên lửa K-100 của hãng Novator hay R-37 của hãng Vympel của Nga, tên lửa hành trình siêu âm Bramos.

5) Trung Quốc vẫn đối mặt với những thách thức to lớn trong việc cải thiện độ tin cậy và các tiêu chuẩn an toàn và vẫn phải cố gắng để thể hiện khả năng sản xuất động cơ máy bay nội địa hiện đại. Nếu Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào Nga trong sản xuất tiêm kích trên hạm, họ phải triển khai sản xuất loạt động cơ nội địa WS-10, mà để làm việc đó thì phải giải quyết các vấn đề an toàn hoạt động của động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mẫu chế thử J-15 được trang bị động cơ Nga AL-31F. Trung Quốc đã xây dựng tiềm lực để hiện đại hóa và đại tu các động cơ này.

6) Không quân hải quân Trung Quốc sẽ mua sắm bao nhiêu J-15? Triển khai một tàu sân bay được trang bị đầy đủ lực lượng tiêm kích hiện đại phát đi một thông điệp chiến lược rất khác với việc triển khai một tàu sân bay chủ yếu được trang bị trực thăng. Hoàn toàn có thể trông đợi sự xuất hiện của biến thể động cơ có điều khiển vector lực đẩy. Có thể người ta sẽ tiến hành nghiên cứu giảm bề mặt tác xạ hiệu dụng của máy bay bằng cách thay đổi cấu tạo các thiết bị hút khí và các hệ thống khác. Nhiều khả năng nhất là trong 5 năm tới, hệ thống avionics của máy bay sẽ được hiện đại hóa.

7) Giả sử J-10 có thể biến thành một tiêm kích trên hạm hiệu quả, liệu Trung Quốc có xúc tiến một biến thể tiếp theo được hải quân hóa chút ít của tiêm kích J-10 đã phát triển không? Sẽ thật thú vị nếu như tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô sẽ chế tạo cả biến thể trên hạm của tiêm kích J-10 để tăng cường cho J-15. Tin đồn về việc phát triển biển thể J-10 trên hạm đã lưu truyền trên internet Trung Quốc đã mấy năm, nhưng không có bằng chứng cụ thể cho điều đó. Các máy bay cánh tam giác có thể sử dụng trên tàu sân bay, nhưng đòi hỏi gia cường thật tốt kết cấu. Có thể khi Trung Quốc chế tạo được hệ thống phóng máy bay thì máy bay đó sẽ được chế tạo. Một ví dụ tốt là tiêm kích Rafale С của Pháp có cả biến thể mặt đất lẫn biến thể trên hạm. Trung Quốc có thể phát triển biến thể trên hạm 2 động cơ của J-10, trang bị động cơ RD-33 của Nga hay WS-13 của Trung Quốc. Các động cơ này đang được lắp cho tiêm kích xuất khẩu FC-1/JF-17. Tính năng khí động của một máy bay như vậy chắc sẽ gần với tính năng của Rafale.

Vậy tất cả những điều đó cuối cùng có nghĩa là gì? Tuy là một bước tiến mới đối với Trung Quốc và là một chỉ dấu quan trọng, J-15 vẫn chỉ có khả năng hạn chế; tàu sân bay mang nó thậm chí còn nhiều hạn chế hơn. Các vấn đề then chốt ở đây là tầm và tải trọng, cả hai đều bị hạn chế đáng kể bởi thiết kế sử dụng cầu bật cất cánh của tàu sân bay.

Để có tầm xa hơn đáng kể, cần phải sử dụng các máy bay tiếp dầu cỡ lớn mà Không quân Mỹ sử dụng rất nhiều, trong khi Trung Quốc thì thiếu. Những hạn chế về số lượng máy bay mà tàu sân bay có thể chở và hạn chế về trọng lượng cất cánh của máy bay cất cánh nhờ cầu bật có nghĩa là các nhà hoạch định Trung Quốc sẽ phải đối phó với một lựa chọn rất khó khăn- đó là tấn công ở tầm xa hơn với lượng vũ khí tấn công ít hơn nhiều, hoặc đưa tàu sân bay đến gần để có thể tung nhiều máy bay hơn đến mục tiêu và đặt toàn bộ cụm tàu sân bay vào vòng nguy hiểm lớn hơn.

Trong khi, một tàu sân bay thế hệ 1 của Trung Quốc sẽ chẳng phải là mối đe dọa đối với các tàu và cơ sở của Mỹ theo cách mà Mỹ đang sử dụng các tàu sân bay, song nó vẫn có thể được dùng để tăng cường đáng kể khả năng phòn không cho một cụm tàu mặt nước nhằm đưa chúng vào tầm bắn của một tàu sân bay hay một căn cứ then chốt của Mỹ.

Ngoài ra, trong khi một cụm tàu sân bay Trung Quốc sẽ không thể trụ nổi một cuộc đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ, bản thân sự hiện hữu khả năng tàu sân bay của Trung Quốc có tiềm năng gây áp lực đáng kể lên các láng giềng của Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Vì thế, ta không nên coi việc nghiên cứu chế tạo J-15 là nhằm vào một mục đích cụ thể mà cần xem nó như một bộ phận của nỗ lực dài hạn phát triển không quân hải quân Trung Quốc nhằm “nhúng ngón chân” xuống nước để xây dựng tiềm lực mạnh mẽ hơn trong tương lai dài hạn.

  • Nguồn: the-diplomat.com, 23.6; MP, 27.6.11.

Nguồn: http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/Danh-gia-ngoao-op-J15/20117/50661.vnd
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ha ha vụ F-22 vs EF2k thì tầm xa chẳng biết thế nào, trên mạng chỉ thấy EF2k thắng còn tụi Mỹ và fan Mỹ thì bẩu thắng WVR =)) còn BVR thì tao thắng mà đếck thèm chụp ảnh =))
Có ai nói nó thua nhỉ ? đây là cuộc tập trận close range và tỉ số hòa. Phi công Đức kô ngờ là có được một kết quả khả quan như vậy thôi.

Bác thiếu thua cả T38, F18G cũng tầm gần hết à, thế sao bảo F22 cơ động ghê lắm cơ mà, rồi vài trang trước có anh cu nào đấy còn phán F22 cobra được cơ mà =)) F22 có AIM-120C chắc là tầm cực gần "siêu gần". Bên phía EF2k nếu xài hàng nhà thì có AIM-132, IRIS-T chắc cũng "xa lắm". Chẵng lẽ F22 ngu tới mức để cho thằng EF2k ở "xa" như vậy phát hiện sao tàng hình đi mô =))
Kô hiểu viết gì nữa ???
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Bắn Head on thì khả năng bắn trúng cực khó, BVR càng khó hơn. Máy bay bị bắn có thừa thời gian cơ động để tránh, cần gì chaff & flare. Những trường hợp bị dính head-on BVR là do phi công thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thôi. Trong chiến tranh VN, giai đoạn đầu, tên lửa kill máy bay với tỷ lệ gần 1-1. Nhưng sau khi hai bên đều có kinh nghiệm, tỷ lệ này khoảng 10-1. Hồi 1965-1968, xem F4 tránh SAM2 như xiếc. Bây giờ chắc khá hơn tý thôi.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Không chiến BVR cho đến nay vẫn không đạt độ tin cậy cao. Nếu máy bay tiêm kích đối phương có sensor cảnh báo bị lock thì hầu như không thể bắn trúng. Tên lửa đối không tầm xa chỉ dùng tấn công máy bay ném bom hoặc AWAC thôi, còn không chiến thì vẫn dùng tầm gần thôi. Trừ phi tên lửa cũng tàng hình thì hiệu quả BVR mới tăng lên được.
Có mấy quả Mít 2 lạng 9 của Nam Tư bị bắn rơi mà kô hiểu tại sao đó. BVR được gắn với khoảng cách trên 20 dặm (~37km) cũng chỉ coi là tầm trung thôi.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Có mấy quả Mít 2 lạng 9 của Nam Tư bị bắn rơi mà kô hiểu tại sao đó. BVR được gắn với khoảng cách trên 20 dặm (~37km) cũng chỉ coi là tầm trung thôi.
Mig29 của Nam tư chắc không có trang bị thiết bị cảnh báo bị LOCK-ON, lại là lần đầu gặp A to A missile. Bắn từ tầm 40km thì khác gì SAM2 bắn từ dưới đât, nếu không biết bị bắn thì toi 100%. Trong chiến tranh VN, F4 đã có cảnh báo bị tấn công rồi, nên nó tránh được SAM2 rất tốt ( khoảng 10-1 ). Tất nhiên vẫn bị rơi nhiều vì có quá nhiều tình huống không thể cover hết được. Đối phương cũng quái thai, bắn theo nhiều thủ đoạn nên vẫn bị toi. Ngày xưa ta bé ta ngu, suốt này trốn ra đồng ngồi xem tên lửa bắn máy bay : có khi thì 1 phát ăn ngay,có khi 1 phát ăn 2, có khi thì 10 phát tìm chim. Tên lửa luôn nhanh hơn máy bay nhưng cơ động luôn kém hơn nên máy bay cơ động gấp và đúng thời điểm thì tránh bình thường. Xem trực tiếp đánh nhau 1965-1972 thấy quá nhiều, tầm 30-40 chiếc bị rơi, cả ta lẫn nó, cả B52, có cái rơi cách minh 1km. Đọc các hồi ký của phi công BV, đều thấy tránh HEAD-ON ngon, nhiều trận tránh cả chục em. Còn tên lửa tầm gần thì không tránh được vì với M3 khỏang 1000m/s, trong tầm 1000-2000m, không khác gì lính bộ bị bắn tỉa bằng súng tỉa chuyên dụng. May mắn nếu gặp quả tên lửa xịt, giông như đạn bắn tỉa thối.
Ngày nay, A to A M tầm xa có thể tốt hơn nhiều, nhưng chắc cũng chỉ đạt tỷ lệ 5-1 hoặc 6-1 thôi. Cãi nhau bàn phím cho vui thôi, đừng thần tượng hóa vũ khí của bên nào hết, chiến tranh cục bộ thì thằng yếu bao giờ cũng thua ( VN - Tàu hi hi...) nhưng chiến tranh tổng lực thì không biết ( yếu tố con người sẽ quyết định )
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Con số Aim 120 bắn ra cả bqp và raytheon đều khg đưa ra con số cụ thể nhưng khả năng cao lắm đc 10%
Với 37km thì f22 đâu còn tàng hình nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top