[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhà cháo nghĩ cô bờ ra chủ yếu để khoe hàng là chính .. oánh nhau bây h mà ngóc đầu dư lày tên lửa bê vê rờ ... nóa phang chít ..
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cái BVR thì độ cơ động càng kém
cái dò nhiệt đã kém máy bay thì BVR còn kém hơn
nó giống như 1 ông chạy xe naked đua trên phố với 1 em sport
nói thế chắc bác hiểu
 

manhtienls

Đi bộ
Biển số
OF-159285
Ngày cấp bằng
4/10/12
Số km
3
Động cơ
350,120 Mã lực
Website
taigamemobi.net
mấy bác sưu tầm được nhiều clip máy bay nhỉ? E khoái máy bay lắm. Chỉ muốn đc làm phi công thôi \m/
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
cái BVR thì độ cơ động càng kém
cái dò nhiệt đã kém máy bay thì BVR còn kém hơn
nó giống như 1 ông chạy xe naked đua trên phố với 1 em sport
nói thế chắc bác hiểu
kém so với tên lửa tầm gần thoai ... chứ mấy chú bay lờ đờ diễn vớ vẩn thì nóa phang tốt ..
BVR kém thế thì Ngố, Mẽo nó ra lò tên lửa ầm ầm để làm gì ợ ..
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
đang so sánh tính năng các loại máy bay cho tsb su33, mig29, rafale, F14, F18, F35 ,... thì lại đi so sánh với bàn chuyện đâu đâu , loãng quá :|
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Corba nó là cái gì ghê gớm thế mà các cụ cứ lấy nó ra để khen thằng nọ chê thằng kia thế ợ? Nếu nó ghê gớm vậy thì sao a Ngố phải bỏ con Su-37 siêu đẳng của mình (như các a ấy nói là nó còn bay giật lùi đc cơ ạ) để phát triển T-50 nhỉ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Corba nó là cái gì ghê gớm thế mà các cụ cứ lấy nó ra để khen thằng nọ chê thằng kia thế ợ? Nếu nó ghê gớm vậy thì sao a Ngố phải bỏ con Su-37 siêu đẳng của mình (như các a ấy nói là nó còn bay giật lùi đc cơ ạ) để phát triển T-50 nhỉ?
Phải ra T50 chứ .. copy tí cũng chả sao vì đằng nào bán cũng được .. mẽo nó không bán F22 thì các chú khác có mỗi cửa mua T50 của a Nga thoai ...
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Corba nó là cái gì ghê gớm thế mà các cụ cứ lấy nó ra để khen thằng nọ chê thằng kia thế ợ? Nếu nó ghê gớm vậy thì sao a Ngố phải bỏ con Su-37 siêu đẳng của mình (như các a ấy nói là nó còn bay giật lùi đc cơ ạ) để phát triển T-50 nhỉ?
phát triển máy bay tàng hình là xu thế chung cháu tưởng bác biết dồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Corba nó là cái gì ghê gớm thế mà các cụ cứ lấy nó ra để khen thằng nọ chê thằng kia thế ợ? Nếu nó ghê gớm vậy thì sao a Ngố phải bỏ con Su-37 siêu đẳng của mình (như các a ấy nói là nó còn bay giật lùi đc cơ ạ) để phát triển T-50 nhỉ?
Ai nói vậy bạn trẻ ?

hình ảnh mới nhất về máy bay J-15 trên boong của tàu sân bay "liêu ninh"

nguồn :http://www.defence.pk/forums/chinese...re-coming.html

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1037x733.




Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1023x722.
 
Chỉnh sửa cuối:

ekira

Xe hơi
Biển số
OF-146537
Ngày cấp bằng
21/6/12
Số km
101
Động cơ
361,570 Mã lực
Không biết J-15 của khựa đáp được trên tàu SB chưa nhỉ
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Ảnh kia là ảnh nó tập đáp dồi còn gì ợ
Chứ phóng thì phải ra đầu cầu bật bánh mới rời đuờng băng
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
- Trong cuộc tập trận Red Flag 2012 vừa qua, phi đội máy bay chiến đấu Typhoon mới nhất của Không quân Đức đã phát hiện ra và “bắn rơi” F-22 của Mỹ trong một cuộc chiến mô phỏng.

Màn trình diễn đáng thất vọng
Theo tiết lộ của Thiếu tá Không quân Đức Gruene, trong suốt cuộc tập trận kéo dài 2 tuần, chỉ riêng máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã phải 8 lần chống lại máy bay F-22 trong một cuộc diễn tập chiến mô phỏng tầm gần.

Rõ ràng đây là cuộc đối đầu “không cân sức”, một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới của Mỹ và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình của châu Âu. Trước khi nó diễn ra, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán Typhoon của Không quân Đức sẽ phải "nếm trái đắng".
F-22 Raptor có thật sự mạnh? Nhưng kết quả thật ngạc nhiên, trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của hai bên bị bên kia tiêu diệt là ngang nhau.

Gruene tiết lộ chiến thuật giúp Typhoon "hạ gục" F-2: “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như thế”.
Theo sĩ quan này, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được độ cao tốt, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, nhất là hỗn chiến thì máy bay tàng hình của Mỹ, vốn có kích thước lớn hơn và nặng hơn so với Typhoon sẽ gặp bất lợi.

Màn trình diễn của F-22 ở Red Flag đã khiến người Mỹ thất vọng và hoài nghi, vì nó từng được đánh giá là "máy bay tàng hình không – đối – không tốt nhất từng được sản xuất” và "sẽ bảo đảm cho quân đội Mỹ thống lĩnh bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

"Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn"
Sau khi thông tin về kết quả đối đầu giữa F-22 và Typhoon tại Red Flag được công bố, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về sức mạnh thực sự của niềm kỳ vọng của Không quân Mỹ.
Một số người cho rằng bối cảnh cuộc tập trận Red Flag không giống bối cảnh mà F-22 sẽ tham chiến trong thực tế. Trong một cuộc chiến thực sự, kẻ thù của F-22 "sẽ không thể phát hiện ra nó", một độc giả khẳng định với trang tin quân sự Danger Room.
Có lẽ người Mỹ cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của F-22 Bình luận này nhấn mạnh rằng, khi đó công nghệ tàng hình của F-22 Raptor sẽ cho phép nó bí mật vọt lên cao và nhanh chóng tiêu diệt đối phương từ khoảng cách xa bằng việc sử dụng một tên lửa AIM-120 AMRAAM có tầm bắn hiệu dụng tới 100 km, vận tốc siêu thanh Mach 4.

Nhưng lập luận này chỉ đúng với hai điều kiện. Một là, các qui tắc tham chiến trong tương lai sẽ cho phép Không quân Mỹ bắn hạ mục tiêu mà không cần nhận dạng chúng. Đây là một giả thiết chứa đựng đầy rủi ro, khi mà bầu trời ngày càng đông đúc với sự xuất hiện rất nhiều máy bay.

Hai là, tên lửa AMRAAM phải hoạt động. Nhưng trên thực tế, 2 năm nay, nhà sản xuất Raytheon đã không giao thêm được bất cứ một tên lửa AMRAAM mới nào cho Không quân Mỹ, sau khi họ phát hiện ra rằng động cơ của tên lửa không hoạt động được trong môi trường lạnh như môi trường mà F-22 thường xuyên hoạt động.

Ngay cả khi các chức năng AMRAAM hoạt động được như thiết kế, nó vẫn không phải là một "sát thủ" đáng tin cậy ở cự ly xa. Từ khi AMRAAM được cung cấp cho Không quân Mỹ năm 1992, tên lửa này đã được trang bị cho các máy bay F-15 và F-16 để tham gia ít nhất 9 trận không chiến mà kết quả là phá hủy được 9 máy bay chiến đấu của Iraq và Serbia.
Nhưng các tài liệu được công bố không hề cho biết để đạt được kết quả này, người ta đã phóng bao nhiêu tên lửa AMRAAM, cũng không cho biết cự li phóng tên lửa từ máy bay đến mục tiêu là bao xa.

Một chuyên gia của Không quân Mỹ, đại tá Patrick Higby cho rằng, có ít nhất 4 tên lửa AMRAAM đã tiêu diệt máy bay đối phương ở phạm vi tầm quan sát. Như vậy, các tên lửa vốn được chế tạo để tiêu diệt mục tiêu tầm xa đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Cũng theo Higby, nếu rơi vào một cuộc hỗn chiến tầm gần, thì ngoài sự cồng kềnh, nặng nề, F-22 còn bộc lộ những nhược điểm khác. Vấn đề kỹ thuật đã buộc Không quân Mỹ phải bỏ đi kính ngắm gắn trên mũ của phi công F-22. Đây chính là chìa khóa cho phép các phi công ở những máy bay khác, bao gồm cả Typhoon của Đức khóa được tên lửa vào một mục tiêu mà chỉ bằng cách đơn thuần là ngắm bắn bằng mắt.

"Chúng tôi có món salad Raptor cho bữa trưa", một phi công Đức châm biếm sau khi anh ta sử dụng thiết bị kính ngắm gắn trên mũ và khả năng cơ động của máy bay của mình để khuất phục một chiếc F-22 trên bầu trời Alaska.

Các chuyên gia quân sự cũng phải thừa nhận rằng, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm.

Tuy nhiên, nếu chiến thuật này thất bại thì F-22 có thể phải chuẩn bị "cận chiến" với những chiến đấu cơ mới nhất của Nga, Trung Quốc hay các đối thủ khác. Và nếu theo kinh nghiệm của người Đức thì cuộc chiến này có thể là "tử địa" của F-22.
Yến Phạm (theo Wired)
cháu thực sự vãn nghĩ dù sao bay 1 em tầu bay có khả năng cao vẫn tốt hơn em tàng hình nửa mùa cơ động kém
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
cháu thực sự vãn nghĩ dù sao bay 1 em tầu bay có khả năng cao vẫn tốt hơn em tàng hình nửa mùa cơ động kém
Trong hoàn cảnh nào thôi, ngay cả trong dogfight kô phải máy bay nào cũng có thể ngang ngửa được với Typhoon đâu. Khách quan mà nói F22 quá tuyệt vời, kô chiến tầm xa thì hoàn toàn kô có đối thủ, tầm gần thì chiến ngang ngửa với máy bay thế hệ 4++ tốt nhất thế giới. Bản thân Super Sukhoi của Ấn khi giao chiến với Typhoon cũng phải hạ giọng. Nếu F22 nâng cấp tích hợp thêm được khả năng ngắm bắn bằng helmet thì thực sự là ác mộng khi phải đối đầu với nó.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
cháu thực sự vãn nghĩ dù sao bay 1 em tầu bay có khả năng cao vẫn tốt hơn em tàng hình nửa mùa cơ động kém
Chú T10 nhái từ chú nài đới .. cụ nói thía hóa ra a ngố ngâm cứu cái quái gì nhể ..
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Trong chiến đấu tình huống nào cũng có thể xảy ra, tuy nhiên " chiến thuật để hạ F-22 là cố gắng tiếp cận càng gần càng tốt..." thì rất khó có khả năng xảy ra!
Thứ nhất, thiết kế của F-22 cho phép nó "nhìn" thấy đối phương và tiêu diệt trước khi đối phương thấy nó!
Thứ hai, khi quân số là ngang nhau thì không có chuyện chó đàn, mà phải chó đàn thì mới tiếp cận và lùa được nó!
Thứ ba, sẽ chẳng bao giờ nó đem F-22 đi quần ẩu, việc đó đã có F-16 lo!
Tuy nhiên, đã chiến đấu thì tất nhiên có khả năng nó bị bắn hạ, nhưng với xác suất thế thì đã là quá tốt rồi!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong chiến đấu tình huống nào cũng có thể xảy ra, tuy nhiên " chiến thuật để hạ F-22 là cố gắng tiếp cận càng gần càng tốt..." thì rất khó có khả năng xảy ra!
Thứ nhất, thiết kế của F-22 cho phép nó "nhìn" thấy đối phương và tiêu diệt trước khi đối phương thấy nó!
Thứ hai, khi quân số là ngang nhau thì không có chuyện chó đàn, mà phải chó đàn thì mới tiếp cận và lùa được nó!
Thứ ba, sẽ chẳng bao giờ nó đem F-22 đi quần ẩu, việc đó đã có F-16 lo!
Tuy nhiên, đã chiến đấu thì tất nhiên có khả năng nó bị bắn hạ, nhưng với xác suất thế thì đã là quá tốt rồi!
Không oánh trực diện được thì ta chơi trò du kích dùng rada thụ động & hệ thống cảnh giới ảnh nhiệt, quang học ... rình ở đường bay của nó mà chiến .. tuy xác xuất sẽ ít hơn nhưng mà f22 nóa đắt xiền, phi công trên ấy cũng đắt ... bắn được 1 chú trả giá = chục chú mig sắp về hưu vẫn còn lãi chán .. :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay lớp Ford của Mỹ trang bị F-35C sẽ "vô đối" trong tương lai

(GDVN) - Máy bay chiến đấu phiên bản hải quân được cho là “kiếm sắc” của “võ sĩ”, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến của biên đội tàu sân bay.



Máy bay chiến đấu phiên bản hải quân F-35C của Mỹ Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay là trang bị nòng cốt của biên đội tàu sân bay, thực hiện các nhiệm vụ phòng không hạm đội, chống lại mối đe dọa gần, tấn công chiều sâu và kiểm soát chiến trường.

Nếu coi biên đội tàu sân bay như một võ sĩ thì máy bay chiến đấu (trang bị cho tàu sân bay) chính là thanh kiếm sắc trong tay võ sĩ.
Hiện nay, máy bay chiến đấu F-35C phiên bản hải quân của Mỹ đã hoàn thành bay thử lần đầu tiên có mang theo vũ khí ở bên ngoài.

F-35C tiếp tục trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận thế giới. Có chuyên gia cho rằng, F-35C đã đại diện cho phương hướng phát triển của máy bay phiên bản hải quân.
Tài hoa trên chiến trường
Ngày 14/11/1910, chiếc máy bay đầu tiên cất cánh từ tàu tuần dương Birmingham, từ đó máy bay phiên bản hải quân đã bước lên vũ đại lịch sử chiến tranh thế giới.
Máy bay phiên bản hải quân lúc đầu phần nhiều sử dụng nguyên lý “thủy phi cơ” (máy bay có thể hạ cánh trên mặt nước), máy bay dựa vào phao trên mặt nước để cất cánh và hạ cánh, tàu sân bay chỉ là một phương tiện để mang theo máy bay, chủ yếu dựa vào cần cẩu để đưa phi công lên/xuống.

Thông thường mỗi một tàu sân bay mang theo 4-10 thủy phi cơ. Lúc đó, công dụng chính của máy bay phiên bản hải quân là do thám, tuần tra trên biển và săn ngầm.
Sớm chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “cự hạm đại pháo” (tàu lớn, pháo lớn), sự phát triển của máy bay phiên bản hải quân tương đối chậm chạp, mãi cho tới ngày 4/5/1942 (tờ mờ sáng), cuộc đại chiến trên biển giữa Mỹ-Nhật bùng phát.

Tàu sân bay USS Lexington CV-2 bị bắn chìm, một chiếc khác bị thương nhẹ, tổn thất 11 máy bay. Về phía Nhật Bản, tàu sân bay Shoho bị chìm, 2 tàu chiến bị thương nặng, tổn thất 85 máy bay.

Ba cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ. Tại chiến trường trên biển này, tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản không dùng “đạn thật” để tiêu diệt lẫn nhau, mà tất cả đều là sự so tài của máy bay chiến đấu phiên bản hải quân. Khả năng tác chiến của máy bay chiến đấu phiên bản hải quân đã đạt được sự kiểm nghiệm và triển khai đầy đủ trong cuộc đấu này.
Tháng 7/1946, một chiếc máy bay chiến đấu phản lực Phantom cất cánh thành công trên tàu sân bay, từ đó đã mở ra thời đại của máy bay chiến đấu phản lực phiên bản hải quân.
Ngoài ra, các nước tàu sân bay chính như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô… đều đã phát triển máy bay chiến đấu phiên bản hải quân.
Chạy đua đổi mới thế hệ
Nửa sau thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hàng không hiện đại và công nghệ thông tin điện tử, sự phát triển của máy bay phiên bản hải quân bước vào một quá trình “đổi mới”.
Vào lúc này, các nước lớn quân sự phương Tây trước sau đã phát triển một loạt máy bay chiến đấu phiên bản hải quân có khả năng tác chiến thế hệ thứ 3, 3+ như F-14 Tomcat, F/A-18 Hornet/Super Hornet, Su-33, MiG-29K, Rafale M.

Đồng thời, trước sau đã xuất hiện các loại máy bay trang bị cho tàu chiến như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, máy bay tuần tra chống tàu ngầm.

Máy bay chiến đấu phiên bản hải quân Su-33 của Nga Khi đó, máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay Mỹ có Tomcat và Hornet. Super Hornet trang bị năm 1999 là phiên bản cải tiến của Hornet, thuộc loại máy bay quá độ trước khi máy bay chiến đấu kiểu mới phiên bản hải quân F-35C được trang bị.
Máy bay chiến đấu đa dụng phiên bản hải quân Su-33 trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Liên Xô cũ có tính cơ động tốt và uy lực tấn công mạnh. Nó đã áp dụng hệ thống điều khiển telex số hóa tiên tiến, điều khiển máy bay linh hoạt, khả năng không chiến mạnh.
Máy bay chiến đấu Rafale M trang bị cho tàu sân bay động cơ hạt nhân De Gaulle của Pháp đã áp dụng radar kiểm soát hỏa lực có thể đồng thời theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu trên không, vũ khí không chiến chủ yếu là tên lửa không đối không tiên tiến.

Khi đó, nó là máy bay chiến đấu phiên bản hải quân thế hệ mới tiên tiến hơn so với tất cả máy bay chiến đấu phiên bản hải quân hiện có.
Tương lai “tàng hình, không người lái”
Bước vào thế kỷ 21, việc nghiên cứu chế tạo, nâng cấp cải tiến, mua sắm và đổi mới máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay kiểu mới lại tạo thành một cao trào mới.
Các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Ấn Độ có nhiều loại máy bay trang bị cho tàu sân bay đang thuộc các giai đoạn khác nhau như nghiên cứu sẵn, nghiên cứu chế tạo công trình, sản xuất hàng loạt, nâng cấp cải tiến.

Những loại máy bay này gồm có nhiều chủng loại như máy bay chiến đấu đa dụng, máy bay tấn công, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, hầu như đã gồm tất cả các loại máy bay trang bị cho tàu sân bay hiện nay.

Máy bay chiến đấu phiên bản hải quân F/A-18E Super Hornet của Mỹ. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ hàng không, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, cơ động cao và tàng hình từng bước trở thành lực lượng chiến đấu chính của hải, không quân thế kỷ 21, các loại máy bay được nghiên cứu chế tạo có yêu cầu tàng hình như F-35C, F/A-18E/F trở thành trang bị chủ yếu của tàu sân bay hiện đại.
F-35C là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm kiểu thông dụng do Mỹ dẫn đầu, được nhiều nước hợp tác nghiên cứu chế tạo, là máy bay phiên bản hải quân tàng hình đầu tiên được đầu tư sản xuất sử dụng trong lịch sử. F-35C ra đời đánh dấu lực lượng hàng không của Hải quân Mỹ đã bước vào thời đại tàng hình.
Căn cứ vào ý tưởng của Hải quân Mỹ, cùng với việc sử dụng máy bay chiến đấu F-35C và tàu sân bay lớp Ford, trong tác chiến cường độ cao, liên đội máy bay trang bị cho tàu sân bay sẽ có thể điều động 220 lượt/ngày trong vòng 5-7 ngày đêm; trong tác chiến cường độ trung bình, có thể điều động 180 lượt/ngày trong vòng 30 ngày đêm, gây thiệt hại cho 1.500 mục tiêu.
Nhưng, Mỹ hoàn toàn không đặt cược toàn bộ chiến thắng vào máy bay chiến đấu F-35C. Năm 2011, Hải quân Mỹ định giảm đơn đặt hàng máy bay chiến đấu F-35C, hy vọng lấy số tiền tiết kiệm được để mua máy bay không người lái kiểu mới.

Sau đó, Hải quân Mỹ cũng đã tiếp tục nghiệm chứng tính năng của hệ thống phóng và thu về của máy bay không người lái đầu tiên trang bị cho tàu sân bay. Có chuyên gia cho rằng, biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ trang bị máy bay tác chiến không người lái có thể gây ảnh hưởng to lớn tới phương thức tác chiến trong tương lai.

Máy bay không người lái X-47B Mỹ sẽ trang bị cho tàu sân bay Hiện nay, kiểu loại của máy bay không người lái tiếp tục được “thu nhỏ”, thông minh hóa và tàng hình hóa, khả năng nhiệm vụ phát triển theo hướng tổng hợp hóa, độ nhận biết cao, trong mọi điều kiện thời tiết, điều này sẽ cải thiện rất lớn vai trò của máy bay không người lái trong chiến tranh tương lai.
Thế kỷ 21 là “thời kỳ hoàng kim” phát triển máy bay không người lái. Trên sân khấu tương lai của máy bay phiên bản hải quân, việc sử dụng và trang bị máy bay không người lái sẽ ngày càng nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top