Nhà cháu không thạo tranh luận về vấn đề này
Về tính pháp lý và phạm vi áp dụng của cái "Tiêu chuẩn ngành" ĐLBHĐB, xin cụ xem lại quy định tại Khoản 8, Điều 10, Chương II của Luật GTĐB và Điểm a, Điều 6, Chương 1 của Điều lệ BHĐB.
Về việc có cần đặt biển "nhắc lại" hay không, nhà cháu đã trích dẫn trước rồi. Nếu cụ đọc chưa kỹ điều kiện cần thiết để buộc phải đặt biển nhắc lại thì xin cụ xem lại. Trong trường hợp cụ thể này, các điều kiện có thỏa mãn không thì cụ có thể khảo sát hiện trường rồi kết luận.
Về cái trích dẫn của cụ để xác định đây là đường bộ thì, thưa cụ, cụ đã thiếu sót khi không đọc kỹ những gì mình trích dẫn:
- Toàn bộ Điều 3 của Luật là giải thích cách hiểu cho các từ ngữ sẽ sử dụng trong các điều khoản khác của Luật.
- Khoản 8, Điều 3 giải thích cho khái niệm "khổ giới hạn của đường bộ" được sử dụng tại Điều 28 của Luật. Xin lưu ý cả Khoản 3, Điều 28 này: nó được thực hiện bởi thông tư 07/2010/TT-BGTVT và sửa đổi bổ sung bởi thông tư 03/2011/TT-BGTVT. Nó không hề có nghĩa là cứ không gian nào đáp ứng cái khổ giới hạn thì sẽ thuộc về hệ thống đường bộ.
- Khoản 11, Điều 3 giải thích cho khái niệm "nơi đường giao nhau cùng mức". Xin cụ lại lưu ý nội dung của nó là "nơi ... đường bộ gặp nhau" - tức là phải là đường bộ trước rồi mới gặp nhau chứ không phải cứ cái gì (trên đó người & xe di chuyển được) mà gặp được đường bộ thì sẽ thành đường bộ
- Về cái khái niệm "ngõ" và "cụt", trong các loại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GTĐB nhà cháu không thấy đề cập nên chả dám bàn
Có đều, nếu cái ngõ đó to đủ để ô tô đi vào & đi ra lại ngõ ngoài (ngõ 34A) thì có thể cứ coi đó là ngã ba, vin vào đó mà cãi là ra dưng không có biển - căn cứ theo điều kiện nêu tại Điều 31, Khoản F của ĐL BHĐB (lại ĐL )
Đảm bảo xxx cũng chả tìm thấy nổi quy định nào để bảo đó có phải thực sự là một ngã ba hay không - Luật không nói mờ
Cụ tranh luận khá hay, ta tiếp tục nhé.
1. Em là lái xe, điều em học là Luật GTĐB chứ không phải điều lệ ngành nên em cứ theo Luật mà vần vô lăng. Em không cần phải đọc Điều lệ ĐB ấy làm gì, nó thuộc nội bộ ngành không phải VB điều chỉnh em.
Quy định tại Khoản 8, Điều 10, Chương II của Luật GTĐB mà bác nhắc đến nói về
Bộ trưởng bộ GT có quyền quy định về báo hiệu đường bộ, vâng bác ấy cứ ra quyết định thoải mái, ngẫu hững cũng được nhưng cũng
không vượt qua được Luật GTĐB, không được phép sửa đổi, bổ sung, mở rộng Luật. (Quốc hội mới đủ thẩm quyền)
2. Bác có hiểu rằng giải thích từ ngữ tại
Luật nó là phần quan trọng nhất trong các VB pháp luật và trong các Hợp đồng nên nó thường được bố trí ngay ở đầu VB không?
Em ký HĐ bán tôm cho SG, chuyển
tôm đến nơi họ bảo đây là con
tép to thế là đánh nhau tóe loe vì không giải thích từ ngữ ngay từ đầu
con tôm là gì, hình dạng,, kích thước....ra Luật sư họ không thấy giải thích từ ngữ trong HĐ, họ phán theo ý họ đây là
con cua lai! thế là phán xét của trọng tài là phán xét cuối cùng
Em sẽ cãi đến cùng với xxx
Phương tiện thô sơ là cái ghế văn phòng có bánh xe, nếu không có giải thích từ ngữ ngay từ
Điều 3.
Luật GT được thực hiện bởi Thông tư 07/2010/TT-BGTVT và sửa đổi bổ sung bởi thông tư 03/2011/TT-BGTVT là không đúng.
Trên cơ sở Luật GT, Thông tư này hướng dẫn cho các cơ quan liên quan đến lĩnh vực GT (có mẹ rồi mới có con) Người lái xe không học các thông tư này.
Thông tư trên được ban hành bởi cấp Bộ,
đối tượng của thông tư này là các cơ quan, đoàn thể thuộc Bộ...chứ không phải đối tượng của nó là người dân (tham khảo tại
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008 QH12)
Mọi thông tư không được bổ sung, sửa đổi hay mở rộng Luật.
"Nơi đường giao nhau cùng mức". nội dung của nó là "nơi ... đường bộ gặp nhau, đúng vậy.
Ngõ nhà bác chủ thớt là nơi lưu thông của các phương tiện, đủ chiều rộng chiều cao, đủ an toàn cho các phương tiện qua lại thì nó chính là đường bộ rồi đấy ạ.
Về ngã 3 hay ngã 4 là từ quen gọi, được Luật GT định nghĩa là đường giao nhau thôi, còn giao nhau cùng mức hay không phải phụ thuộc thêm yếu tố khác.
Em chứng minh nó là đường bộ rồi đấy, bây giờ bác chứng minh nó không phải đường bộ bằng VB cụ thể em mới phục.