[Thảo luận] Em đi như này đúng hay sai hả các cụ (đuờng nguyễn xiển đoạn từ linh đàm về khuất duy tiến

CHAMACHA

Xe hơi
Biển số
OF-341241
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
112
Động cơ
275,220 Mã lực
Nếu đi thẳng thì đi vào làn giữa, còn rẽ trái thì đi như cụ chủ nhưng không rẽ ngay mà đi lên một đoạn nữa rồi quay đầu.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
suzu37: Chứng minh như cụ cũng được thôi, nhưng trước khi quay được hướng ngược lại thì phải nộp phạt lỗi rẽ trái đã, các cụ chú ý dưới gầm cầu vành đai 3 vẫn là 1 đoạn đường ngắn nữa có giải phân cách cứng ở giữa hẳn hoi, sau đó mới đến khu vực giao nhau tiếp theo có đèn tín hiệu :))

Hành trình của xe luôn là do lái xe quyết định, chứ không phải do biển quyết định. Biển báo cấm mà lái xe không chấp hành thì hành trình không đúng. Nói cách khác hành trình của xe đúng hay sai là do lái xe xử lý các báo hiệu đường bộ đúng hay sai. Biển cấm hay biển chỉ dẫn chỉ cách thức báo hiệu quy định cho lái xe biết.

Trường hợp này biển đầu tiên hướng dẫn hướng đi cho từng làn đường. Biển thứ 2 báo cấm một số loại (không phải tất cả) đi theo hướng nào đó. Thì có gì là mâu thuẫn nhau. Vấn đề ở đây chỉ tính bất hợp lý của biển 103c do khó quan sát và báo hiệu chậm nên khó thực hiện được mà thôi.

Cụ phải phân biệt rõ hai biển báo "mâu thuẫn" và biển báo không hợp lý. Nếu 2 báo hiệu mẫu thuẫn thì cắm thế nào cũng mâu thuẫn. Trong trường hợp cụ thể này, để khắc phục tính không hợp lý của biển 103c (báo hiệu chậm) họ treo biển 411 và 103c trên giá long môn đủ rõ, đủ xa thế lái xe xác định được hành trình đúng của mình thì có còn mâu thuẫn không????
Trước em cũng suy diễn sai như cụ, cố ghép kết hợp 2 biển về cùng 1 vị trí để tưởng tượng ra 1 ý nghĩa hợp lý cho chúng mà không có trong Luật, đố cụ tìm ra hiệu lệnh cụ thể là gì trong QC41 đấy? Hai biển báo hiệu cụ nêu dù đặt cùng 1 vị trí thì phạm vi hiệu lực vẫn khác nhau, hiệu lệnh có thứ tự thì hành vi cũng phải thực hiện theo thứ tự.

Với thông tin như thực tế, ví dụ lần đầu em đi đường này, đố cụ xác định được hành trình đúng là hành trình theo hướng nào nếu đích đến của em là Cầu Tó trên đường 70 :)) Đã là khả năng suy nghĩ thì có quyền suy đoán và có quyền tự lựa chọn, Luật GTĐB là luật về hành vi, không phải luật về tư tưởng nên cứ thoải mái tư duy miễn sao hành vi phải chấp hành đúng thứ tự hiệu lệnh.

Nhân tiện tranh luận với cụ pnew, giải thích luôn thể cho các cụ về từ mâu thuẫn
Mẫu thuẫn
là gì? Là 2 mặt đối lập của 1 vấn đề (hiện tượng, mối quan hệ, sự vật cụ thể,…) khi nghiên cứu mâu thuẫn thì phải xem xét từng cặp đối lập.

Mẫu thuẫn diễn ra như thế nào và tác hại của nó đối với giao thông?
Khi xảy ra mâu thuẫn thì cái này sẽ phủ định cái kia, chống đối, triệt tiêu lẫn nhau. Trong báo hiệu đường bộ, hai hiệu lệnh đối với người điều khiển phương tiện được gọi là mâu thuẫn khi chấp hành theo hiệu lệnh này thì vi phạm hiệu lệnh kia và ngược lại. Mặt khác, mâu thuẫn hiệu lệnh thì cũng dẫn đến mẫu thuẫn về hành vi nên không thể chấp hành 2 hiệu lệnh cùng 1 lúc.

Sự tồn tại của mâu thuẫn gây ra những thiệt hại không nhỏ cho xã hội, đặt ra các thách thức ngành giao thông phải giải quyết. Để đạt mục đích và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giao thông là thông suốt, an toàn, hiệu quả thì phải có cách thức giải quyết các mâu thuẫn trong hệ thống báo hiệu đường bộ.

Không thể loại bỏ được hết mâu thuẫn vì trên thực tế, nhiều khi do các yếu tố khách quan và chủ quan trong sự phát triển giao thông mà tính toán của các nhà hoạch định chưa theo kịp, do sự xuất hiện bất ngờ của các tình huống bất khả kháng. Sâu xa hơn nữa đây là bài toán khó cho hệ thống báo hiệu đường bộ khi nguyên nhân mâu thuẫn xuất hiện ngay trong mục đích và nguyên tắc cơ bản của giao thông: thông suốt, an toàn thì không hiệu quả và ngược lại :P

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề mà cách giải quyết tình huống xảy ra mâu thuẫn đã được quy định ngay phần đầu, Điều 3 trong Quy chuẩn 41, trước cả phần định nghĩa và ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ. Có thể gọi tình huống này là quy chuẩn vì được quy định rõ trong quy chuẩn.

Trước khi em tiếp tục câu chuyện hầu các cụ, mời mỗi cụ đóng góp ít nhất 01 ví dụ thực tế về tình huống quy chuẩn trong Điều 3 QC41: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
suzu37: Chứng minh như cụ cũng được thôi, nhưng trước khi quay được hướng ngược lại thì phải nộp phạt lỗi rẽ trái đã, các cụ chú ý dưới gầm cầu vành đai 3 vẫn là 1 đoạn đường ngắn nữa có giải phân cách cứng ở giữa hẳn hoi, sau đó mới đến khu vực giao nhau tiếp theo có đèn tín hiệu :))
Mờ ngoặc ( Bác này vẫn ... có vấn đề. Vấn đề chính là thái độ!

Bác kia thì không bao giờ nhận rằng bản thân nhầm. Bác này thì có chấp nhận ý kiến của người khác nhưng thái độ có vẻ như, ôi, mấy thằng xe ôm, chấp giề.

Chứng cứ là cái mặt cười nầy: :))

) Đóng ngoặc.

Báo cáo bác, lần trước em hỏi bác (rằng từ hôm "vi hành" tới giờ, bác đã đi qua đấy lần nào chưa) mà bác cố tình không trả lời, giờ bác có nhắc đến (đoạn bôi đậm trong còm đã được quất lại) - tất nhiên là sau khi có phần chứng minh chủ thớt đi sai của em.

Vâng, vấn đề chính là cái đoạn đường đấy, đoạn đường này không hề đúng quy chuẩn, do đó người lái xe không có trách nhiệm phải tuân theo. ĐIỀU NÀY ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC Ô TÔ QUAY ĐẦU BÌNH THƯỜNG, CHẲNG PHẢI NỘP PHẠT CHO AI CẢ.

Ảnh của đoạn đường này các bác quan tâm có thể thấy ngay trong video của bác chủ thớt.

Em đã cắt một ảnh từ video này ra và đưa lên ở còm trước.

Nó đây (phần mũi tên xanh):



Em sẽ chứng minh đoạn đường này không đúng quy chuẩn sau ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Em mô tả đoạn đường không đúng quy chuẩn ở khu vực này ạ.




1. Cụ thể hơn một chút thì đoạn trên ảnh này như sau [Bác nào đã từng đi trên vành đai 3 (trên cao) Hà nội hoặc đi đường Nguyễn Xiển (nối Nguyễn Trãi với Linh Đàm) thì hình dung đoạn này khá dễ]:

Đường [Nguyễn Xiển] này có 6 làn xe, mỗi chiều 3 làn, chịu hiệu lực khu đông dân cư. Ở giữa là dải phân cách cứng (phía trong trồng cỏ). Ngay phía trên dải phân cách này người ta bố trí đường trên cao (không đặt tên), là đường cao tốc (được chạy tới 80 km/h).

Trong ảnh trên, đoạn mầu nâu là đoạn đường vành đai 3 (trên cao). Thẳng ngay dưới mép đường này là mép dải phân cách (trồng cỏ).

2. Đoạn đường mà bác crowchip nói tới là nếu quay đầu thì buộc phải rẽ trái vào nằm ở dưới đường vành đai 3, đồng thời trong phạm vi ngã tư (giao cắt giữa đường Nguyễn Xiển với đường Kim Giang và Thanh Liệt).

Ở ảnh trên thì dải phân cách của đoạn đường này là đoạn vạch kẻ màu tím.

Nếu bác chủ thớt mà quay đầu xe thì đi qua giao cắt, quành trái, đi bên phải cái vạch kẻ màu tím rồi quay trở lại đường Nguyễn Xiển (theo chiều ngược lại).

... (còn tiếp)...
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Em tiếp:

3. Về dải phân cách:




Ở đây là dải phân cách giữa (đường Nguyễn Xiển - có 6 làn đường) là dải phân cách cứng, ở giữa trồng cỏ (em đã nói ở trên), là dải phân cách hợp lệ theo đúng QC 41 dưới đây:



... (còn tiếp)...
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Em xin tiếp về dải phân cách và đường!

4. Cấu trúc mặt đường có dải phân cách (theo QC41):



(Để tiện cho em đỡ phải trích dẫn, các bác đọc giúp em luôn cả mục 4.19 ngay ở hình trên luôn ợ - chỗ ấy nó nói về NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU)!

... (còn tiếp) ...
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
5. Thực tế bố trí đường (và dải phân cách) nằm trong (khu vực) Nơi đường giao nhau.

Đương nhiên là tại giao cắt Nguyễn Xiển - Kim Giang - Thanh Liệt rồi ạ.

Đây là ảnh chộp từ Google Map, kích thước đường vành đai 3 và dải phân cách, kích thước 6 làn đường Nguyễn Xiển không hoàn toàn phù hợp với thực tế.





Em mô phỏng lại bằng hình tự vẽ (không đẹp lắm, các bác thông cảm ạ).



Vâng, nơi đường giao nhau (theo định nghĩa của QC41) ở đây là khu vực xác định bởi hình chữ nhật (vê mép) có nét kẻ màu vàng. Ấy thế mà chính giữa cái nơi đường giao nhau này lại mọc ra một cái dải phân cách, gắn biển cấm đi ngược chiều 102, gắn biển hiệu lệnh 302a (lối đi vòng tránh chướng ngại vật).

Như vậy, theo chính QC41, cái dải phân cách này cộng thêm hai cái biển 102 và 302a ở mỗi đầu là hai biển THỪA (nói trắng ra là sai ợ).

Và bác crowchip bảo rằng nếu quay đầu thì ăn lỗi rẽ trái ở chính cái đoạn phân cách vô lý này. Nhận định này của bác crownchip là không chính xác.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Đến đây thì em xin phép bác pnew là ở chỗ này, các hướng đi phù hợp (với tất cả các loại phương tiện) trên từng làn đường đều tồn tại.

Do đó không cần phải tranh luận về thứ tự và hiệu lực nữa đâu ạ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
suzu37: Chứng minh như cụ cũng được thôi, nhưng trước khi quay được hướng ngược lại thì phải nộp phạt lỗi rẽ trái đã, các cụ chú ý dưới gầm cầu vành đai 3 vẫn là 1 đoạn đường ngắn nữa có giải phân cách cứng ở giữa hẳn hoi, sau đó mới đến khu vực giao nhau tiếp theo có đèn tín hiệu :))


Trước em cũng suy diễn sai như cụ, cố ghép kết hợp 2 biển về cùng 1 vị trí để tưởng tượng ra 1 ý nghĩa hợp lý cho chúng mà không có trong Luật, đố cụ tìm ra hiệu lệnh cụ thể là gì trong QC41 đấy? Hai biển báo hiệu cụ nêu dù đặt cùng 1 vị trí thì phạm vi hiệu lực vẫn khác nhau, hiệu lệnh có thứ tự thì hành vi cũng phải thực hiện theo thứ tự.

Với thông tin như thực tế, ví dụ lần đầu em đi đường này, đố cụ xác định được hành trình đúng là hành trình theo hướng nào nếu đích đến của em là Cầu Tó trên đường 70 :)) Đã là khả năng suy nghĩ thì có quyền suy đoán và có quyền tự lựa chọn, Luật GTĐB là luật về hành vi, không phải luật về tư tưởng nên cứ thoải mái tư duy miễn sao hành vi phải chấp hành đúng thứ tự hiệu lệnh.

Nhân tiện tranh luận với cụ pnew, giải thích luôn thể cho các cụ về từ mâu thuẫn
Mẫu thuẫn
là gì? Là 2 mặt đối lập của 1 vấn đề (hiện tượng, mối quan hệ, sự vật cụ thể,…) khi nghiên cứu mâu thuẫn thì phải xem xét từng cặp đối lập.

Mẫu thuẫn diễn ra như thế nào và tác hại của nó đối với giao thông?
Khi xảy ra mâu thuẫn thì cái này sẽ phủ định cái kia, chống đối, triệt tiêu lẫn nhau. Trong báo hiệu đường bộ, hai hiệu lệnh đối với người điều khiển phương tiện được gọi là mâu thuẫn khi chấp hành theo hiệu lệnh này thì vi phạm hiệu lệnh kia và ngược lại. Mặt khác, mâu thuẫn hiệu lệnh thì cũng dẫn đến mẫu thuẫn về hành vi nên không thể chấp hành 2 hiệu lệnh cùng 1 lúc.

Sự tồn tại của mâu thuẫn gây ra những thiệt hại không nhỏ cho xã hội, đặt ra các thách thức ngành giao thông phải giải quyết. Để đạt mục đích và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giao thông là thông suốt, an toàn, hiệu quả thì phải có cách thức giải quyết các mâu thuẫn trong hệ thống báo hiệu đường bộ.

Không thể loại bỏ được hết mâu thuẫn vì trên thực tế, nhiều khi do các yếu tố khách quan và chủ quan trong sự phát triển giao thông mà tính toán của các nhà hoạch định chưa theo kịp, do sự xuất hiện bất ngờ của các tình huống bất khả kháng. Sâu xa hơn nữa đây là bài toán khó cho hệ thống báo hiệu đường bộ khi nguyên nhân mâu thuẫn xuất hiện ngay trong mục đích và nguyên tắc cơ bản của giao thông: thông suốt, an toàn thì không hiệu quả và ngược lại :P

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề mà cách giải quyết tình huống xảy ra mâu thuẫn đã được quy định ngay phần đầu, Điều 3 trong Quy chuẩn 41, trước cả phần định nghĩa và ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ. Có thể gọi tình huống này là quy chuẩn vì được quy định rõ trong quy chuẩn.

Trước khi em tiếp tục câu chuyện hầu các cụ, mời mỗi cụ đóng góp ít nhất 01 ví dụ thực tế về tình huống quy chuẩn trong Điều 3 QC41: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Vấn đề của cụ là hiểu không đúng "báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau". Cụ hiểu báo hiệu có ý nghĩa khác nhau ở cùng một khu vực thì đem "Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu" để so sánh chọn thực hiện một cái. Cách hiểu như thế tất cả các báo hiệu ở cùng một khu vực đều phải so sánh hết. Vì không báo hiệu nào có ý nghĩa giống nhau cả.
Cái "khác nhau" ở đây phải hiểu là "mâu thuẫn" tức chấp hành cái này thì không thể chấp hành cái kia. Còn nếu chấp hành được cả hai cái thì không thể gọi là "khác nhau" hay "mâu thuẫn".


Quay lại 2 cái biển 411 và 103c xem có sự giồng nhau hay khác nhau gì:
- Giống nhau khu vực có hiệu lực, đều ở nơi giao nhau
- Khác nhau đối tượng, một là tất cả các loại phương tiện, một chỉ là xe ô tô.
- Đặc biệt là ý nghĩa khác nhau, không có "mâu thuẫn" mà chỉ bổ sung cho nhau.
Ý nghĩa của 411: "Để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường". Và yêu cầu "bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe".
Ý nghĩa của 103c: "Để báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng rẽ rẽ trái" Và yêu cầu lái xe nếu thuộc đối tượng cấm thì không được rẽ trái.
"Hành trình của xe" được xác định không chỉ vào ý muốn của người lái xe mà phải dựa vào báo hiệu giao thông. Khi đã được báo hiệu là xe không được rẽ trái thì không có lý gì vẫn cứ chọn "Hành trình của xe" là rẽ trái.

Tóm lại hai biển 411 và 103c không phải hai "báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau" đơn giản là nếu ô tô không chọn "hành trình" rẽ trái tại nơi giao nhau thì đã chấp hành được cả hai báo hiệu này.

Hơn nữa, cụ có muốn so sánh "Thứ tự hiệu lực" của hai báo hiệu trên cũng không so sánh được vì cả hai đều là biển báo hiệu và không có cái nào là biển tạm thời .
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đến đây thì em xin phép bác pnew là ở chỗ này, các hướng đi phù hợp (với tất cả các loại phương tiện) trên từng làn đường đều tồn tại.

Do đó không cần phải tranh luận về thứ tự và hiệu lực nữa đâu ạ.
Hướng đi rẽ trái trên làn đường bên trái (làn mà các xe đi trên đó phải rẽ trái tại nơi giao nhau) không tồn tại đối với xe ô tô
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Hướng đi rẽ trái trên làn đường bên trái (làn mà các xe đi trên đó phải rẽ trái tại nơi giao nhau) không tồn tại đối với xe ô tô
Biên 411 không đúng quy chuẩn. "Đường dưới gầm cầu" cũng không đúng nốt. Không đúng thì bỏ đi thôi

Đi ô tô vào làn nào cũng đều có cách đi mà không vi phạm gì, tức là không có cái gì mâu thuẫn, khác nhau về hiệu lực, về ý nghĩa.

Bàn làm gì nữa?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Biên 411 không đúng quy chuẩn. "Đường dưới gầm cầu" cũng không đúng nốt. Không đúng thì bỏ đi thôi

Đi ô tô vào làn nào cũng đều có cách đi mà không vi phạm gì, tức là không có cái gì mâu thuẫn, khác nhau về hiệu lực, về ý nghĩa.

Bàn làm gì nữa?
Em tưởng cụ đang tranh luận cùng chủ đề: biển 411 và 103c cắm cùng một chỗ có mâu thuẫn với nhau không.
 

tithitoy

Xe tải
Biển số
OF-26272
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
486
Động cơ
495,517 Mã lực
Tuổi
47
Sai, cụ chủ đi sai. Sai từ nói nói đến hành động :D.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cám ơn cụ suzu37 đã trả lời hộ cụ pnew giúp đỡ người lạ đường như em biết được sau khi đi theo sự phối hợp hướng dẫn của 2 cụ thì hành trình đúng (phù hợp) để đến đích Cầu Tó trên đường 70 của em là hành trình phải trở về điểm xuất phát ban đầu hoặc không bao giờ đến được đích :))

QC41 là quy chuẩn về báo hiệu đường bộ, vì vậy chỉ trích dẫn mô tả sơ lược về đường bộ. Muốn biết đoạn đường này có đúng tiêu chuẩn hay không thì phải căn cứ vào TCVN 4054:2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế”; Tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 “Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế”

Đường vành đai 3 chạy vòng quanh Hà Nội, kết hợp nhiều đoạn tuyến là đường cao tốc đô thị và đường đồng bằng cấp 1 có sẵn. Dọc hai bên đường vành đai 3 là đường phụ hay còn gọi là đường bên, theo tiêu chuẩn thiết kế thì đường Nguyễn Xiển thuộc loại đường bên được bố trí tách riêng khỏi đường chính trên cao.

Nút giao thông (cách gọi trong Tiêu chuẩn) hay Nơi đường giao nhau (cách gọi trong QC41) hình thành giữa tuyến đường Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển với tuyến đường Thanh Liệt - Kim Giang nhìn trên mặt bằng có 3 nút riêng biệt: 2 nút giao thông cùng mức (nút kênh hóa) ở tách rời 2 bên, 1 nút giao thông khác mức (nút vượt - nút trực thông) ở giữa.

Đoạn đường Thanh Liệt - Kim Giang trong phạm vi nút giao với đường Vành đai 3 trên cao có chiều rộng khoảng 18m (chiều rộng trung bình nhịp cầu vượt là 38m), đủ cho 4 làn xe (rộng tối đa 3,75m/làn) chui qua và bố trí giải phân cách mềm ở giữa hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn.

Ngoài ra tiêu chuẩn còn cho phép mở rộng giải phân cách giữa để bố trí trụ cầu vượt vào đó nếu cần, trích dẫn điểm 11.2.2 của TCVN 5729:2012 “Trong nút giao thông khác mức, phần xe chạy của đường chính qua nút không được thu hẹp so với trước và sau nút. Ngoài ra phải xét: - Dải phân cách giữa của đường chạy dưới phải mở rộng để đủ bố trí trụ cầu vượt và các thiết bị an toàn nếu cầu vượt có trụ;”

Như vậy đoạn đường Thanh Liệt - Kim Giang có bố trí giải phân cách mềm ở giữa, bên dưới cầu vượt Vành đai 3 không sai tiêu chuẩn và biển báo hiệu ở đoạn đường này cũng không hề sai quy chuẩn phải không cụ suzu37?

Cụ thử quay đầu chỗ này 1 phát rồi đăng clip lên cho mọi người xem cụ đi đúng Luật hoành tráng thế nào để còn học tập, anh hùng bàn phím mà không dũng cảm 1 chút thì mọi người lại bảo chỉ được cái xui dại :))

Có thời gian em lại hầu riêng cụ pnew (:|
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Cám ơn cụ suzu37 đã trả lời hộ cụ pnew giúp đỡ người lạ đường như em biết được sau khi đi theo sự phối hợp hướng dẫn của 2 cụ thì hành trình đúng (phù hợp) để đến đích Cầu Tó trên đường 70 của em là hành trình phải trở về điểm xuất phát ban đầu hoặc không bao giờ đến được đích :))

QC41 là quy chuẩn về báo hiệu đường bộ, vì vậy chỉ trích dẫn mô tả sơ lược về đường bộ. Muốn biết đoạn đường này có đúng tiêu chuẩn hay không thì phải căn cứ vào TCVN 4054:2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế”; Tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 “Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế”

Đường vành đai 3 chạy vòng quanh Hà Nội, kết hợp nhiều đoạn tuyến là đường cao tốc đô thị và đường đồng bằng cấp 1 có sẵn. Dọc hai bên đường vành đai 3 là đường phụ hay còn gọi là đường bên, theo tiêu chuẩn thiết kế thì đường Nguyễn Xiển thuộc loại đường bên được bố trí tách riêng khỏi đường chính trên cao.

Nút giao thông (cách gọi trong Tiêu chuẩn) hay Nơi đường giao nhau (cách gọi trong QC41) hình thành giữa tuyến đường Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển với tuyến đường Thanh Liệt - Kim Giang nhìn trên mặt bằng có 3 nút riêng biệt: 2 nút giao thông cùng mức (nút kênh hóa) ở tách rời 2 bên, 1 nút giao thông khác mức (nút vượt - nút trực thông) ở giữa.

Đoạn đường Thanh Liệt - Kim Giang trong phạm vi nút giao với đường Vành đai 3 trên cao có chiều rộng khoảng 18m (chiều rộng trung bình nhịp cầu vượt là 38m), đủ cho 4 làn xe (rộng tối đa 3,75m/làn) chui qua và bố trí giải phân cách mềm ở giữa hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn.

Ngoài ra tiêu chuẩn còn cho phép mở rộng giải phân cách giữa để bố trí trụ cầu vượt vào đó nếu cần, trích dẫn điểm 11.2.2 của TCVN 5729:2012 “Trong nút giao thông khác mức, phần xe chạy của đường chính qua nút không được thu hẹp so với trước và sau nút. Ngoài ra phải xét: - Dải phân cách giữa của đường chạy dưới phải mở rộng để đủ bố trí trụ cầu vượt và các thiết bị an toàn nếu cầu vượt có trụ;”

Như vậy đoạn đường Thanh Liệt - Kim Giang có bố trí giải phân cách mềm ở giữa, bên dưới cầu vượt Vành đai 3 không sai tiêu chuẩn và biển báo hiệu ở đoạn đường này cũng không hề sai quy chuẩn phải không cụ suzu37?

Cụ thử quay đầu chỗ này 1 phát rồi đăng clip lên cho mọi người xem cụ đi đúng Luật hoành tráng thế nào để còn học tập, anh hùng bàn phím mà không dũng cảm 1 chút thì mọi người lại bảo chỉ được cái xui dại :))

Có thời gian em lại hầu riêng cụ pnew (:|
Chán cái bác này thật.

Ý kiến ngắn gọn với bác ba điểm:

- TCVN là không bắt buộc, còn QCVN là bắt buộc. Bác đừng mất công về điểm này. Tiếp đó, bác chưa chính xác về dải phân cách giữa của đường dưới.

Đoạn sau đây là bổ sung: bác chưa chú ý đến điều kiện đặt dải phân cách mềm (mâu thuẫn với cái bốn làn của bác nêu); bác có biết là hiện nay tại Việt Nam ngta đang đào tạo (chưa có ai tốt nghiệp) kỹ sư kỹ thuật giao thông đường bộ không ạ? Kỹ sư này khác với kỹ sư xây dựng đường bộ đấy.

Đoạn bổ sung thứ hai: theo khoản 17, điều 4, QC41 thì dải phân cách giữa phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Như vậy, tại chỗ dải phân cách kết thúc hoặc gián đoạn thì người điều khiển xe chuyển từ chiều đi này sẽ sang chiều ngược lại (tức quay đầu). Việc bố trí dải phân cách mềm dưới gầm đường VĐ3 chiều KG-TL dẫn đến xuất hiện chiều đi thứ 3. Đây là điểm khẳng định thêm cái không đúng quy chuẩn của dải phân cách mềm này.

- Nếu người mới đi lần đầu, để tránh phiền hà: muốn rẽ trái thì đi quá rồi vòng lại/rẽ phải rồi vòng lại.

- Chuyện anh hùng bàn phím ở đây thì bác đã nhầm, nhầm hoàn toàn bác nhé.

Ở đây là trao đổi để chỉ ra những cái không hợp lý (nếu có) của thực trạng bố trí hệ thống biển báo và mong rằng sẽ có lúc những cái này được gỡ bỏ hoặc thay thế cho đúng chứ không phải khoe khoang, khoe kiến thức. Cũng chẳng phải để đối đầu với xxx hoặc ai đó.

Bác lôi xxx ra để trao đổi với em thì bác cũng nhầm tiếp ạ. Em chưa bao giờ đưa xxx vào những trao đổi của em ở đây.

--------

Lúc đầu, em cho rằng bác là người học cao biết rộng. Bác không trả lời em một số câu hỏi thì lúc đầu em thấy bình thường vì nghĩ rằng mình là thẳng chạy xe ôm :D.

Đến giờ em đã hiểu bác hơn rồi ạ [ngoài ra, bác có khả năng dừng trên vành đai 3 (trên cao), chụp ảnh thoải mái thì em cũng còn nể hơn nữa rồi ạ]. Xe ôm như em chỉ đáng được tôn trọng đến như thế thôi :P.

Cảm ơn bác đã dành thời gian trao đổi.

Nếu bác có thời gian thì hãy chuyển những bất hợp lý đến nơi có thẩm quyền chứ đừng dành thời gian để cười cợt thằng xe ôm như em bác nhé.

-----------

Gợi ý dành cho bác, nếu bác có thời gian:

- tổ chức hệ thống báo hiệu cho nút giao Cầu Giấy - Kim mã - Láng - Bưởi nhằm đảm bảo các quy định đồng thời tránh được điểm bất cập hiện nay: dừng xe chờ đèn tín hiệu dưới gầm cầu, dừng chờ đèn trên cầu.

- lý giải việc kẻ vạch 1.12 không hết phần đường tại giao cắt đồng mức có đèn tín hiệu khi bố trí cho rẽ phải khi đèn chính màu đỏ. Chế tài nào quy định xử phạt người điều khiển phương tiện dừng chờ đèn tại vị trí không có vạch 1.12.

- một vài chỗ nữa nếu bác có sự thích thú...
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
5. Thực tế bố trí đường (và dải phân cách) nằm trong (khu vực) Nơi đường giao nhau.

Đương nhiên là tại giao cắt Nguyễn Xiển - Kim Giang - Thanh Liệt rồi ạ.

Đây là ảnh chộp từ Google Map, kích thước đường vành đai 3 và dải phân cách, kích thước 6 làn đường Nguyễn Xiển không hoàn toàn phù hợp với thực tế.





Em mô phỏng lại bằng hình tự vẽ (không đẹp lắm, các bác thông cảm ạ).



Vâng, nơi đường giao nhau (theo định nghĩa của QC41) ở đây là khu vực xác định bởi hình chữ nhật (vê mép) có nét kẻ màu vàng. Ấy thế mà chính giữa cái nơi đường giao nhau này lại mọc ra một cái dải phân cách, gắn biển cấm đi ngược chiều 102, gắn biển hiệu lệnh 302a (lối đi vòng tránh chướng ngại vật).

Như vậy, theo chính QC41, cái dải phân cách này cộng thêm hai cái biển 102 và 302a ở mỗi đầu là hai biển THỪA (nói trắng ra là sai ợ).

Và bác crowchip bảo rằng nếu quay đầu thì ăn lỗi rẽ trái ở chính cái đoạn phân cách vô lý này. Nhận định này của bác crownchip là không chính xác.
Nếu trong sơ đồ này là hai cái ngã tư thì sao cụ? cái phân cách đó còn sai không?
 

Macuda

Xe tải
Biển số
OF-352956
Ngày cấp bằng
30/1/15
Số km
404
Động cơ
269,340 Mã lực
Nơi ở
165 Cầu Giấy,Hà Nội
Trường hợp này giống em ở đoạn Trường chinh -Tôn thất Tùng , nhưng em không bị phạt vì chỗ đấy không có biển 411 , cũng không có mũi tên trên đường :D chỉ nhõn cái biển cấm oto rẽ trái mà xxx toét em lại :D Em ngô nghê hỏi 1 câu mà phân thắng bại luôn : " ơ làn này cấm oto đi thẳng à anh ? " :D
Cụ nói chuẩn vãi luôn=))
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Nếu trong sơ đồ này là hai cái ngã tư thì sao cụ? cái phân cách đó còn sai không?
Bác không đọc đề nghị trong còm của em trước đấy à. Mục 4.20 và mục 4.19 đới.

Ngoài ra, nếu sử dụng số liệu nhịp cầu 38 mét, 4 làn x 3,75 m/làn thì dải phân cách mềm vẫn không đúng quy chuẩn theo khoản 2, điều 59.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Trường hợp này giống em ở đoạn Trường chinh -Tôn thất Tùng , nhưng em không bị phạt vì chỗ đấy không có biển 411 , cũng không có mũi tên trên đường :D chỉ nhõn cái biển cấm oto rẽ trái mà xxx toét em lại :D Em ngô nghê hỏi 1 câu mà phân thắng bại luôn : " ơ làn này cấm oto đi thẳng à anh ? " :D
Cụ nói chuẩn vãi luôn=))
Hai bác ơi, ở chỗ này có mũi tên trên mặt đường hai bác nhé. Nó khác với ở chỗ ngã tư TC-TTT đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top