Sau một tuần tưởng niệm các nạn nhân và tỏ tình đoàn kết với nhân dân Pháp, hôm nay em lại xin hầu chuyện tiếp cụ pnew.
Vạch 1.18
mâu thuẫn với biển 103c quá rõ ràng nên cụ chỉ còn cách tranh luận dựa vào biển 411. Nhiều lần em gợi ý là
biển không có trong Luật nhưng cụ vẫn lờ đi, nếu ai đó gọi là biển 414 thì bao giờ bỏ sọt rác được cái biển láo này?
Để đáp ứng nguyện vọng của cụ lần thứ nhất, em thay
biển không có trong Luật bằng biển 411 xịn và chứng minh tiếp: Nếu đặt biển 411 đúng quy chuẩn, cụ chủ đi thẳng ở hướng rẽ trái vẫn hoàn toàn đúng Luật
Những ai từng đọc Điều 3 của QC41 thì bối rối nhất có lẽ là câu: “Khi
đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một
khu vực có
ý nghĩa khác nhau,
người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo
thứ tự”
---------- * ----------
Giải thích các từ ngữ liên quan tình huống này:
a) Giải thích từ “
đồng thời bố trí”: Là tại một thời điểm, sắp xếp có trật tự “
nơi” của các báo hiệu. Một
nơi bao gồm nhiều điểm báo hiệu được xác định gọi là vị trí báo hiệu (các vị trí đặt báo hiệu, các vị trí có hiệu lực của báo hiệu)
b) Giải thích từ “
khu vực”:
Khu vực bao gồm nhiều
nơi, đường ranh giới xác định bao bọc xung quanh
khu vực hoặc
nơi gọi là
phạm vi.
Nơi của một báo hiệu được chia thành 2 lớp phạm vi:
Nơi đặt báo hiệu,
nơi hiệu lực báo hiệu.
Nơi đặt báo hiệu có thể trùng
nơi hiệu lực báo hiệu, hoặc có thể không trùng.
Cùng ở một
khu vực,
nơi của hình thức báo hiệu này có thể trùng khớp, hoặc không trùng khớp, hoặc chỉ trùng khớp, chồng lên nhau một phần (có phạm vi chung, phạm vi riêng) với
nơi của hình thức báo hiệu kia.
Khu vực trong Điều 3 QC41 theo nghĩa rộng bao hàm (tập hợp) cả
nơi đặt báo hiệu và
nơi hiệu lực báo hiệu.
c) Giải thích từ “
ý nghĩa khác nhau”:
Ý nghĩa khác nhau chưa chắc chứa đựng
nội dung mâu thuẫn nhưng
nội dung mâu thuẫn chắc chắn nằm trong phạm vi
ý nghĩa khác nhau.
Một báo hiệu có thể
nhiều nội dung bao gồm cả
nội dung khác nhau và
nội dung mâu thuẫn với một báo hiệu khác. Tất cả các hình thức báo hiệu có
nội dung khác nhau và
nội dung mâu thuẫn hoặc chỉ một trong hai, đều có
ý nghĩa khác nhau.
Như vậy
ý nghĩa khác nhau trong Điều 3 QC41 theo nghĩa rộng bao hàm cả
nội dung khác nhau và
nội dung mâu thuẫn của báo hiệu. Nội dung báo hiệu khác nhau và mâu thuẫn thì hiệu lệnh tương ứng cũng khác nhau và mâu thuẫn.
d) Giải thích từ “
mâu thuẫn”: Em đã giải thích đầy đủ ở bài lần trước. Điều 3 QC41 không ghi ra từ
mâu thuẫn nhưng có thể tìm thấy nội dung này tại Điều 7 QC41 “Tất cả... đều phải chấp hành... hiệu lệnh của người điều khiển giao thông kể cả trong trường hợp hiệu lệnh
trái với...”.
Từ
trái với đồng nghĩa từ
mâu thuẫn, nhưng mang nghĩa tiêu cực. Trái tức là sai trái, trái với quy định, trái với lẽ phải... Không hiểu tại sao hiệu lệnh người điều khiển GT được ưu tiên cao nhất tại Điều 3 là đúng Luật rồi mà tại Điều 7 lại sử dụng từ “
trái với”, rất tối nghĩa.
e) Giải thích từ “
đối tượng”:
Người tham gia giao thông (người đi bộ, người điều khiển cùng phương tiện) là
đối tượng của báo hiệu, một báo hiệu bao gồm
nhiều đối tượng hoặc chỉ
một đối tượng.
Các báo hiệu có ý nghĩa khác nhau có thể chung
một hoặc
nhiều đối tượng, đối tượng thuộc nội dung nào trong các báo hiệu thì phải chấp hành hiệu lệnh tương ứng của nội dung đó theo
thứ tự.
g) Giải thích từ “
thứ tự”: Trong phạm vi không gian và thời gian khác nhau,
thứ tự được sắp xếp lần lượt theo trật tự không gian và thời gian, đối tượng đi vào phạm vi hiệu lực của báo hiệu nào trước thì chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu đó trước.
Trong cùng một phạm vi không gian và thời gian,
thứ tự được sắp xếp lần lượt theo trật tự ưu tiên, từ mức ưu tiên cao đến mức ưu tiên thấp. Đối tượng đi vào phạm vi hiệu lực chung của nhiều hình thức báo hiệu khác nhau thì báo hiệu nào có mức ưu tiên cao hơn, phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu đó trước.
Sắp xếp
thứ tự hiệu lệnh theo trật tự ưu tiên của hình thức báo hiệu, Điều 3 QC41 chỉ mang nghĩa hẹp của từ
thứ tự.
---------- ** ----------
Biển chỉ dẫn 411 phải sử dụng phối hợp với vạch phân chia làn đường và vạch chỉ hướng của làn, biển có
ý nghĩa giống nhau với vạch kẻ đường. Thực chất biển là ảnh chụp thu nhỏ về cả hình thức và nội dung của vạch kẻ đường nên phạm vi hiệu lực và hiệu lệnh của biển cũng chính là phạm vi hiệu lực và hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
Vì chỉ có chức năng truyền tải hình thức và nội dung của báo hiệu khác nên biển không có tác dụng nếu sử dụng độc lập (khác với biển chỉ dẫn được sử dụng độc lập), căn cứ để xác định vi phạm và xử phạt là các nội dung của vạch kẻ đường mà nó phối hợp.
Phạm vi hiệu lực của biển 411 gồm hai nơi hiệu lực nối tiếp nhau của vạch phân làn và vạch chỉ hướng 1.18, nơi đầu tiên bắt đầu từ đoạn đường được phân làn đến vạch dừng xe. Nhưng đường Nguyễn Xiển - Cầu Dậu lại chẳng có vạch phân làn nào cả, tức là đường không được chia làn, vậy là biển 411 xịn không có tác dụng rồi nhé.
Để đáp ứng nguyện vọng của cụ lần thứ hai, mặc dù trái với Luật em vẫn tạm coi vạch cấm chuyển làn 35 cũng đồng thời là vạch phân làn để cho cái biển 411 xịn còn tác dụng, mặc dù em chưa gặp ở đâu có vạch phân làn siêu ngắn thế này (khoảng 17,7m) vừa một con container. QC41 rõ ràng là thiếu quy định chiều dài tối thiểu của vạch phân làn.
Theo thứ tự hiệu lệnh của báo hiệu, đầu tiên xe ôtô rẽ trái phải đi vào đúng làn rẽ trái đến trước vạch dừng xe vì nó là đối tượng của vạch kẻ đường. Ôtô tiếp tục đi qua vạch dừng xe vào phạm vi hiệu lực chung của vạch chỉ hướng rẽ trái 1.18 và biển cấm ôtô rẽ trái 103c, lúc này do 2 hiệu lệnh mâu thuẫn giữa vạch và biển báo với cùng một đối tượng nên xe ôtô phải đi thẳng vì phải chấp hành hiệu lệnh ưu tiên của biển báo.
Nhầm lẫn của cụ pnew là do không sắp xếp hiệu lệnh theo thứ tự và mặc định trong suy nghĩ cụ báo hiệu không mâu thuẫn. Cụ đã thông thạo sơ đồ đường đi lối lại ở khu vực này, ghi vào bộ nhớ và trở thành phản xạ có điều kiện mà cụ vẫn tưởng nhầm là hiệu lệnh chuyển sang làn đi thẳng, mặc dù không có hiệu lệnh nào như vậy của các báo hiệu trên thực tế. Và cụ không thể giải thích cho người lạ đường tại sao không chọn làn rẽ phải là hướng đúng.
Thấy biển cấm ôtô rẽ trái 103c thì biển mới chỉ có tác dụng tham khảo thông tin khi chưa đến phạm vi hiệu lực và chưa phải chấp hành hiệu lệnh của nó. Luật không cấm thu thập thông tin khi hành trình vẫn đúng theo chỉ dẫn, sớm thay đổi hành trình là do đối tượng tự quyết định mà không bắt buộc phải thực hiện.
Đến gần ngã tư nhỡ có cái đèn tín hiệu hình mũi tên màu xanh chỉ hướng rẽ trái kèm hình phụ ôtô con thì lại tiếc ngẩn ngơ, làm gì có quy định nào cấm mấy cụ giao thông lắp đèn tín hiệu như thế nhỉ... nếu cấm được thì ngay từ đầu đã chẳng có chuyện để tranh luận
Đừng vội khẳng định là nhìn thấy hết rồi vì cái biển 103c to như thế còn phải nhắc lại ở bên trái gần vạch dừng xe huống hồ cái đèn tín hiệu bé xíu, phải đến gần mới nhìn được, không ai bị cấm hy vọng và tận dụng khả năng tìm cơ hội rẽ trái khi chưa vi phạm.
Hơn nữa nếu đường có vạch phân làn và vạch cấm chuyển làn được kéo dài qua hết Cầu Dậu đúng quy chuẩn (cấm chuyển làn trên cầu), ôtô đã đi vào làn rẽ trái theo chỉ dẫn nếu nhìn thấy biển 103c cũng không được phép vượt qua vạch liền để chuyển làn, bởi phạm vi hiệu lực của vạch liền có trước phạm vi hiệu lực của biển 103c
Thậm chí ở trước vạch dừng xe, biển cấm 103c vẫn chưa đủ thông tin theo quy chuẩn vì thuộc loại biển phụ thuộc về thông tin (trừ trường hợp ngoại lệ)
Để đáp ứng nguyện vọng của cụ lần thứ ba, em bổ sung thông tin cho biển 103c bằng cách đặt thêm biển chỉ dẫn 418 kèm biển phụ 505a có hình ôtô con vào khu vực này đúng theo quy định tại Khoản 27.4 Điều 27 QC41, giúp cho người lạ đường ở làn rẽ trái không chọn hướng rẽ phải.
Ở làn rẽ trái, ôtô đi thẳng không vi phạm biển 103c nhưng rẽ phải cũng không vi phạm biển 103c thì có được phép không?
Nếu ôtô ở làn rẽ trái chọn rẽ phải thì xảy ra xung đột giao cắt với luồng phương tiện đi thẳng, căn cứ quy định tại Điều 4 Luật GTĐB nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ là phải đảm bảo
thông suốt,
an toàn,
hiệu quả thì tại ngã tư, ôtô ở làn rẽ trái không được phép rẽ phải.
Để thư giãn một chút, giả sử vạch cấm thay đổi làn cũng được coi như vạch phân làn, 5 cái xe ôtô trong hình đố vui của em lại tiếp tục hành trình. Đố các cụ xe nào đi đúng xe nào đi sai? (gợi ý đáp án: 2 xe đi đúng, 3 xe đi sai)
Như vậy, trên cơ sở miễn cưỡng chấp nhận các báo hiệu sai Luật ở khu vực Cầu Dậu và hợp pháp hóa cho chúng theo ý cụ pnew, trên cơ sở các quy định của hệ thống Luật GTĐB em đã chứng minh xong: Xe ôtô đi thẳng ở hướng rẽ trái hoàn toàn đúng Luật.
Kết Luận:
Biển chỉ dẫn không có trong Luật, không có tác dụng, không phải chấp hành.
Không có vạch phân chia làn đường (vạch số 2, số 3, số 1.5, số 1.6), đường không chia làn nên vạch liền cấm thay đổi làn (vạch số 35) trước ngã tư cũng không có tác dụng, không phải chấp hành.
Đường không chia làn, vạch chỉ hướng trước ngã tư không phải là vạch chỉ hướng của làn (vạch số 1.18), vạch có tác dụng là vạch chỉ hướng của đường (vạch số 25, số 26)
Căn cứ Luật GTĐB hiện hành, tất cả các phương tiện tại ngã tư Nguyễn Xiển Cầu Dậu - Thanh Liệt Kim Giang ở bất kỳ vị trí nào trước vạch dừng xe đều được phép đi tất cả các hướng đường trừ ôtô không được phép rẽ trái.
---------- *** ----------
Để đơn giản hơn với các cụ đi ôtô, có thể chứng minh bằng các quy định của Luật Xử lý Vi phạm Hành chính.
Tạm hợp pháp hóa các báo hiệu sai Luật lần nữa. Ở làn rẽ trái, trước vạch dừng xe, xe ôtô chưa vi phạm bất cứ hiệu lệnh nào của báo hiệu nhưng nếu tiếp tục đi, ôtô sẽ phải vi phạm một trong 3 báo hiệu sau: Biển 103c cấm ôtô rẽ trái; Vạch 35 cấm thay đổi làn; Vạch 1.18 chỉ hướng rẽ trái của làn.
Đây là tình huống
trong tình thế cấp thiết, các cụ đừng nhầm lẫn là
do sự kiện bất khả kháng nhé.
Trích dẫn Khoản 11 và 14 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính: “
Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân,... vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa..., quyền, lợi ích chính đáng của mình... mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Khác nhau cơ bản giữa
cấp thiết và
bất khả kháng là: cấp thiết thì được lựa chọn, bất khả kháng thì không được lựa chọn.
Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT ĐB và đường sắt quy định mức xử phạt
trung bình như sau:
- Vi phạm biển 103c cấm ôtô rẽ trái: Phạt 1000k
- Vi phạm vạch 35 cấm thay đổi làn: Phạt 350k
- Vi phạm vạch 1.18 chỉ hướng rẽ trái của làn: Phạt 150k
Căn cứ
Khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý VPHC là
không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính
trong tình thế cấp thiết, người điều khiển ôtô ở làn rẽ trái được phép vi phạm vạch 1.18 vì dựa trên mức xử phạt tại Nghị định 171 (hoặc tại Điều 3 Luật GTĐB), thiệt hại gây ra là nhỏ nhất.
Khi bỏ qua hiệu lệnh rẽ trái của vạch 1.18, mặc dù hướng đi thẳng và rẽ phải không vi phạm hiệu lệnh biển 103c nhưng tại chính căn cứ của điều này, rẽ phải sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn nên bắt buộc phải chọn hướng đi thẳng.
Như vậy theo các quy định của Luật Xử lý VPHC, lần thứ hai em cũng đã chứng minh xong: Xe ôtô đi thẳng ở hướng rẽ trái hoàn toàn đúng Luật.
---------- **** ----------
Luật không có hạn chế nào (trừ ôtô không được rẽ trái) tại sao lại gọi là “
bẫy”?
“
Bẫy” là gì? Nghĩa đen là công cụ đánh bắt loài vật, Luật không cho phép bẫy người. Dùng từ “bẫy” ở đây là nghĩa bóng để ám chỉ một hoặc nhiều vi phạm đã xảy ra xâm hại đến
sức khỏe,
tài sản,
pháp lý của công dân.
Những vi phạm nào đã xảy ra? Bố trí các báo hiệu sai Luật gây nhầm lẫn cho người điều khiển phương tiện; CSGT không kiến nghị sửa lại hệ thống báo hiệu mà còn xử phạt oan sai, khiến cho mọi người nhầm tưởng đường được phân luồng như sau:
Các cụ có biết vì sao bên giao thông không dám bố trí đèn tín hiệu lệch pha ở hướng rẽ trái không, tức là đèn đi thẳng màu xanh thì đèn rẽ trái màu đỏ và ngược lại? Vì sẽ lòi ra ngay vi phạm của bên giao thông.
Chỉ cần lấy giá trị trung bình tương đối các dữ kiện, bằng sơ đồ hình học đơn giản đã chứng tỏ rằng cách phân luồng phương tiện như hình trên: Vi phạm
nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ khi gây tắc nghẽn hướng đi thẳng (vi phạm Khoản 1 Điều 4 Luật GTĐB); Vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ khi phân luồng phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn đi về bên trái và ngược lại (vi phạm Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB)
Lượng xe ôtô hướng đi thẳng dễ nhìn thấy trên sơ đồ đông hơn 2 hướng còn lại, nhưng thực tế lượng xe máy hướng đi thẳng đông hơn gấp nhiều lần trên sơ đồ. Đo đếm giá trị tuyệt đối từng loại phương tiện, hoặc chỉ cần đếm tuyến chạy thẳng tại bến xe buýt và đếm riêng phương tiện xe buýt trong 1 ngày sẽ thấy lưu lượng ở hướng đi thẳng cực kỳ lớn.
Để người điều khiển phương tiện rơi vào tình huống cấp thiết, ảnh hưởng sức khỏe, thiệt hại tài sản và thời gian, bị oan sai pháp lý… là vi phạm Luật của những người quản lý giao thông.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan nào dẫn đến vi phạm của các cụ ấy thì em cần thêm thời gian để ngâm kứu
Giải pháp khắc phục hệ thống báo hiệu thì em đã đề xuất trong thớt của cụ Jinzin rồi nhé.
---------- ***** ----------
Tặng các cụ 1 clip giải trí, chúc các cụ cuối tuần vui vẻ!