[Thảo luận] E bị bắt lỗi không đi đúng phần đường quy định tại Hải phòng

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
118
Động cơ
329,680 Mã lực
Bác đã đọc kỹ chưa? Nếu kỹ rồi thì tôi trả lời thê này:
- Bác có thể vượt, kể cả có biển cấm vượt, nhưng bác sẽ phạm luật: Vượt ở nơi cấm vượt
- Bác có thể vượt, kể cả đó là đoạn đường cua, nhưng bác sẽ phạm luật: Vượt ở nơi cấm vượt
- Bác có thể vượt, khi ở đoạn đường đó có kẻ vạch liền, không có biển cấm vượt và không phải đoạn đường cua, nhưng bác sẽ phạm luật: Không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường
Cụ này giải thích rõ ràng, đi sát vấn đề. E cám ơn cụ, còn phần giải thích không đi về phía bến phải của mình E nghĩ là không được thuyết phục cho lắm....
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Chẳng có văn bản nào quy định như thế, cũng chẳng có biển báo nào cấm đi ngược chiều ở phần đường bên trái. Luật có khai niệm "cấm đi ngược chiều", nhưng phải có biển cấm mới thể hiện được điều cấm đó.
Hơn nữa, nếu bác cho rằng phần đường bên trái dành cho xe đi ngược chiều mà xe chiều này không được đi vào thì những trường hợp vượt đều phạm luật hết sao?
Cụ pnew rất hay lôi cụm từ phần đường dành cho xe đi ngược chiều nhưng cụ ý chỉ nói mồm, em chưa thấy cụ ý trích ra được trong luật, chỗ nào ghi phần đường dành cho xe ngược chiều or phần đường ngược chiều thôi cũng được:D
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
"Phần đường quy định" theo em là phần đường được quy định cho 1 loại phương tiện nào đó lưu thông, chẳng hạn như phần đường dành riêng cho xe thô sơ, phần đường dành cho người đi bộ ...
Nếu xe cơ giới đi vào phần đường quy định cho xe thô sơ hoặc người đi bộ thì mới bị lỗi đi ko đúng phần đường quy định.
Phần dường cho xe chạy ngược chiều ko phải là phần đường quy định, vì hiện tại em ko thấy có quy định này.
Vodka cụ vì em cũng nghĩ như cụ:D Đúng là trong luật chỉ có phần đường cơ giới, thô sơ và đi bộ. Chỉ có 3 loại đó ghi rõ là phần đường:D
 
Chỉnh sửa cuối:

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
118
Động cơ
329,680 Mã lực
Chẳng có văn bản nào quy định như thế, cũng chẳng có biển báo nào cấm đi ngược chiều ở phần đường bên trái. Luật có khai niệm "cấm đi ngược chiều", nhưng phải có biển cấm mới thể hiện được điều cấm đó.
Hơn nữa, nếu bác cho rằng phần đường bên trái dành cho xe đi ngược chiều mà xe chiều này không được đi vào thì những trường hợp vượt đều phạm luật hết sao?
Cụ pnew nói như thế không chuẩn, cụ nói như vậy là không đúng, luật nếu cấm là phải có biển báo rõ ràng không thể hiểu theo cụ nói được
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Ta không được phép tùy tiện biến một con đường 2 chiều thành 2 con đường 1 chiều bác ạ.
Đường 2 chiều cho phép xe đi theo 2 chiều ngược nhau, nhưng nó không phải 2 con đường 1 chiều, và xe cộ có thể sử dụng phần đường phía bên kia trong trường hợp cần thiết.
Đường 2 chiều sẽ biến thành 2 con đường 1 chiều trong trường hợp có dải phân cách giữa đường và đặt biển cấm đi ngược chiều ở đầu dải phân cách đó
Điều gì cần nói thì em đã nói ở còm trước rồi. Em chỉ nói là tương tự chứ không nói là đường 1 chiều, cụ đừng cố bẻ cong ý người khác như thế. Thế nên mới có lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường, làn đường quy định". Còn cụ cứ thích kiểu câu chữ thì tùy cụ. Nếu cụ đi nước ngoài (tất nhiên là các nước tiên tiến chứ không phải như Ai Cập) thì cụ sẽ thấy chả bao giờ người ta lấn sang vạch ở làn khác nếu không cần thiết, kể cả vạch phân chia 2 dòng xe ngược chiều là vạch đứt đi nữa thì họ cũng chỉ đè/vượt qua khi cần vượt xe chứ chẳng bao giờ có chuyện họ đi kiểu "xxx bờ rào" hay cho xe chạy sang hẳn bên trái vạch đứt như ở VN cả chứ đừng có nói tới vạch liền. Nếu cụ thấy cách nghĩ của cụ là đúng thì mời cụ cứ tiếp tục làm. Em thì sẽ không làm như vậy trừ trường hợp bất đắc dĩ.
Cảm ơn cụ đã cùng trao đổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Vạch liền thì có nhiều loại nhưng nếu ko vi phạm về lỗi cấm vượt thì chỉ có lỗi chuyển làn tại nơi ko cho phép (vi phạm vạch 35). Còn đi bên phía ngược chiều là lỗi ko đi bên phải chiều đi.
Có lẽ cụ đi hơi quá đà. Cụ chủ thớt nói về đường nội thị ở HP (có hình ảnh kèm theo) nên vạch kẻ liền trong trường hợp này là vạch 1.1 (vạch này chỉ rộng 10 cm). Còn cái vạch 35 mà cụ nói thì thường là đường ngoài đô thị vì chỉ được kẻ cho đường cho phép chạy > 60 km/h (vạch này rộng 15 cm). :D.
Còn cái lỗi không đi bên phải theo chiều đi thì em cùng ý kiến với cụ.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Có lẽ cụ đi hơi quá đà. Cụ chủ thớt nói về đường nội thị ở HP (có hình ảnh kèm theo) nên vạch kẻ liền trong trường hợp này là vạch 1.1 (vạch này chỉ rộng 10 cm). Còn cái vạch 35 mà cụ nói thì thường là đường ngoài đô thị vì chỉ được kẻ cho đường cho phép chạy > 60 km/h (vạch này rộng 15 cm). :D.
Còn cái lỗi không đi bên phải theo chiều đi thì em cùng ý kiến với cụ.
Tất nhiên nếu là vạch 1.1 thì chẳng vi phạm j, nhưng em nghĩ trong thành phố vẫn có vạch 35 rộng 15cm :

1. chấp hành ko đè, ko chuyển làn qua cái vạch đó em thấy an toàn và đi văn minh hơn. Cụ thử hình dung, chờ đèn đỏ mà ko tuân theo cái vạch liền, mỗi ông 1 kiểu, bon chen nhau trông nhếch nhác lắm.

2. tốc độ thiết kế khác với tốc độ xe chạy. Nhiều con đường ở HN thiết kế cho cụ chạy 100km/h cũng được, nhưng do trong nội đô nên bắt buộc cụ phải đi 50 thôi. Và em nghe có cụ nào trên ốp nói, đã có dự thảo về việc gộp vạch phụ lục H và G thành 1 cho đỡ lằng nhằng. Tức là sau này ko còn phân biệt tốc độ để chia vạch nữa, em thấy thế cũng hay.

Kết: cái vạch 35 em thấy hay, nếu nó được sử dụng đúng mục đích, đúng chỗ cần dùng. Nếu kẻ trong thành phố ở những chỗ hợp lý, cá nhân em ủng hộ. Giống vạch mắt võng vậy ợ:D
 
Chỉnh sửa cuối:

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
118
Động cơ
329,680 Mã lực
Vodka cụ vì em cũng nghĩ như cụ:D Đúng là trong luật chỉ có phần đường cơ giới, thô sơ và đi bộ. Chỉ có 3 loại đó ghi rõ là phần đường:D
E cũng thích ý kiến giải thích này của cụ, cái này gọi là phải làm theo đúng luật. Có biển cấm thì vi phạm sẽ là phạm luật, còn không thì cũng chưa chắc
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,318
Động cơ
456,157 Mã lực
Vodka cụ vì em cũng nghĩ như cụ:D Đúng là trong luật chỉ có phần đường cơ giới, thô sơ và đi bộ. Chỉ có 3 loại đó ghi rõ là phần đường:D
Muốn phạt lỗi dừng đỗ không đúng "quy định" thì phải có quy định về việc dừng đỗ.
Muốn phạt lỗi vượt không đúng "quy định" thì phải có quy định về vượt.
Muốn phạt lỗi đi không đúng phần đường "quy định" thì phải có quy định về phần đường.
Nếu ko có quy định về phần đừong ngược chiều thì khi đi vào đó ko thể bị lỗi đi ko đúng phần đừong quy định được
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Chẳng có văn bản nào quy định như thế, cũng chẳng có biển báo nào cấm đi ngược chiều ở phần đường bên trái. Luật có khai niệm "cấm đi ngược chiều", nhưng phải có biển cấm mới thể hiện được điều cấm đó.
Hơn nữa, nếu bác cho rằng phần đường bên trái dành cho xe đi ngược chiều mà xe chiều này không được đi vào thì những trường hợp vượt đều phạm luật hết sao?
Cụ xem lại có bao nhiêu điều Luật cấm mà không có biển thể hiện. Cái gì đọc không hiểu hay vờ không hiểu để đòi giải khái niệm thì không có cái Luật nào trên thế giới này đáp ứng được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ xem lại có bao nhiêu điều Luật cấm mà không có biển thể hiện. Cái gì đọc không hiểu hay vờ không hiểu để đòi giải khái niệm thì không có cái Luật nào trên thế giới này đáp ứng được.
Tôi đâu có nói chỉ có biển báo mới có hiệu lực cấm. Bác đọc lại còm của tôi nhé: "Chẳng có văn bản nào quy định như thế, cũng chẳng có biển báo nào cấm đi ngược chiều ở phần đường bên trái". Tôi đã đưa "Văn bản" lên trước, sau đó mới tới "biển cấm".
Những điều bị cấm, một là được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, hai là được quy định bằng biển báo trên đường, ba là được quy định bằng cả văn bản quy phạm pháp luật lẫn biển báo trên đường. Trường hợp đường cho đi 2 chiều ngược nhau, không có văn bản nào quy định, cũng không có biển báo nào cấm đi vào phần đường bên trái bác nhé.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi đâu có nói chỉ có biển báo mới có hiệu lực cấm. Bác đọc lại còm của tôi nhé: "Chẳng có văn bản nào quy định như thế, cũng chẳng có biển báo nào cấm đi ngược chiều ở phần đường bên trái". Tôi đã đưa "Văn bản" lên trước, sau đó mới tới "biển cấm".
Những điều bị cấm, một là được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, hai là được quy định bằng biển báo trên đường, ba là được quy định bằng cả văn bản quy phạm pháp luật lẫn biển báo trên đường. Trường hợp đường cho đi 2 chiều ngược nhau, không có văn bản nào quy định, cũng không có biển báo nào cấm đi vào phần đường bên trái bác nhé.
Ý cụ muốn bắt bẻ trong văn bản không có nguyên văn cụm từ "phần đường dành cho xe ngược chiều" mà chỉ có "làn xe chạy ngược", "luồng xe chạy ngược chiều", "dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều". Nhưng phần đường là một phần của đường bộ đều có mặt trong các "làn", "luồng", "dòng" kia.
Cụ muốn hiểu "phần đường" như một khái niệm riêng, có định nghĩa. Nhưng trong luật lại không làm điều đó, không có nghĩa là từ "phần đường" không có nghĩa. Nó sẽ tùy vào cách hiểu của mỗi người. Quan trọng cách hiểu nào được nhiều người chấp nhận.

Quan trọng mình thống nhất được hành vi của chủ thớt là sai, bị phạt là đúng và khung phạt của lỗi mỗi người đưa ra là như nhau. Thể là đủ tác dụng ngăn chặn hành vi này, bảo đảm an toàn giao thông.
cần phải được
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Ý cụ muốn bắt bẻ trong văn bản không có nguyên văn cụm từ "phần đường dành cho xe ngược chiều" mà chỉ có "làn xe chạy ngược", "luồng xe chạy ngược chiều", "dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều". Nhưng phần đường là một phần của đường bộ đều có mặt trong các "làn", "luồng", "dòng" kia.
Cụ muốn hiểu "phần đường" như một khái niệm riêng, có định nghĩa. Nhưng trong luật lại không làm điều đó, không có nghĩa là từ "phần đường" không có nghĩa. Nó sẽ tùy vào cách hiểu của mỗi người. Quan trọng cách hiểu nào được nhiều người chấp nhận.

Quan trọng mình thống nhất được hành vi của chủ thớt là sai, bị phạt là đúng và khung phạt của lỗi mỗi người đưa ra là như nhau. Thể là đủ tác dụng ngăn chặn hành vi này, bảo đảm an toàn giao thông.
cần phải được
Cái chỗ đỏ của cụ em ko đồng ý đâu ợ, riêng luật là phải chặt chẽ, rõ ràng chứ ko phải ai thích hiểu j thì hiểu. Trong luật chưa bao h nêu phần đường ngược chiều thì lấy cái j quy định nó là phần đường. Ko thể cụ hiểu, em hiểu hay ai ai cũng hiểu thế mà áp vào văn bản, phạt dân được. Còn cụ vẫn cứ hiểu đó là lỗi sai phần đường thì tùy cụ. Em và nhiều cụ vẫn sẽ hiểu đó là lỗi ko đi bên phải chiều đi.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực


Cái chỗ đỏ của cụ em ko đồng ý đâu ợ, riêng luật là phải chặt chẽ, rõ ràng chứ ko phải ai thích hiểu j thì hiểu. Trong luật chưa bao h nêu phần đường ngược chiều thì lấy cái j quy định nó là phần đường. Ko thể cụ hiểu, em hiểu hay ai ai cũng hiểu thế mà áp vào văn bản, phạt dân được. Còn cụ vẫn cứ hiểu đó là lỗi sai phần đường thì tùy cụ. Em và nhiều cụ vẫn sẽ hiểu đó là lỗi ko đi bên phải chiều đi.
Rõ ràng thì không phải tranh luận. Cụ muốn hiểu "phần đường" là gì cũng được nhưng khi cần cụ phải lý giải các hiểu của cụ sao cho thuyết phục và hơn nữa chỉ ra cách hiểu sai của người khác. Luật đã không rõ ràng thì không thể áp theo luật để hiểu.
Cách hiểu của em "phần đường là một phần của đường bộ" sai ở chỗ nào mời cụ chỉ giáo và đưa ra cách hiểu của cụ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Ý cụ muốn bắt bẻ trong văn bản không có nguyên văn cụm từ "phần đường dành cho xe ngược chiều" mà chỉ có "làn xe chạy ngược", "luồng xe chạy ngược chiều", "dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều". Nhưng phần đường là một phần của đường bộ đều có mặt trong các "làn", "luồng", "dòng" kia.
Cụ muốn hiểu "phần đường" như một khái niệm riêng, có định nghĩa. Nhưng trong luật lại không làm điều đó, không có nghĩa là từ "phần đường" không có nghĩa. Nó sẽ tùy vào cách hiểu của mỗi người. Quan trọng cách hiểu nào được nhiều người chấp nhận.

Quan trọng mình thống nhất được hành vi của chủ thớt là sai, bị phạt là đúng và khung phạt của lỗi mỗi người đưa ra là như nhau. Thể là đủ tác dụng ngăn chặn hành vi này, bảo đảm an toàn giao thông.
cần phải được
Tôi chẳng bắt bẻ gì cả, chỉ muốn làm rõ vấn đề ra thôi:
- Tôi hiểu thế này: Trên đường 2 chiều phân cách 2 dòng phương tiện bằng vạch tim đường (có thể là vạch rời hay vạch liền) thì phần đường phía bên trái vạch tim đường không bị cấm (đối với xe đi theo chiều bên này), xe cộ đi theo chiều này có thể sử dụng khi cần thiết (vượt) và không được sử dụng khi có xe đi ngược chiều (đang đi tới). Tôi hiểu thế này vì không thấy có quy định nào cấm đi ngược chiều phía bên kia vạch tim đường, cũng không thấy có biển báo nào cấm đi ngược chiều và trong luật có quy định khi nào được vượt (không được vượt)
- Bác hiểu thế này: Trên đường 2 chiều phân cách 2 dòng phương tiện bằng vạch tim đường (có thể là vạch rời hay vạch liền) thì phần đường phía bên trái vạch tim đường bị cấm (đối với xe đi theo chiều bên này), xe cộ đi theo chiều này bị cấm sử dụng phần đường phía bên kia hoặc chỉ được sử dụng trong những trường hợp được phép. Bác hiểu thế, nhưng không có dẫn chứng nào về việc này. Bác nói rằng phần đường đó cấm đi vào, chỉ được đi trong những trường hợp được phép, nhưng không đưa ra được quy định khi nào thì được phép (đi vào phần đường bị cấm đi ngược chiều).
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"Phần đường quy định" theo em là phần đường được quy định cho 1 loại phương tiện nào đó lưu thông, chẳng hạn như phần đường dành riêng cho xe thô sơ, phần đường dành cho người đi bộ ...
Nếu xe cơ giới đi vào phần đường quy định cho xe thô sơ hoặc người đi bộ thì mới bị lỗi đi ko đúng phần đường quy định.
Phần dường cho xe chạy ngược chiều ko phải là phần đường quy định, vì hiện tại em ko thấy có quy định này.
Cá nhân nhà cháu có cùng quan điểm với kụ.
Trong Luật gtđb 2008 có sử dụng tổng cộng 21 cụm chữ "phần đường". Trong đó ghi rõ "phần đường xe chạy", "phần đường (được quy định) dành cho xe cơ giới" và "phần đường (được quy định) dành cho xe thô sơ, người đi bộ". Không thấy chỗ nào trong luật có ghi "phần đường (được quy định) dành cho xe ngược chiều".


Ở đây ta cần xét về luật, chứ đừng cảm tính:
- Phần đường bên trái vạch liền không bị cấm.
- Bác chủ thớt không vượt ai cả (không phải trường hợp vượt tại ngã tư)
- Bác chủ thởt cũng không phạm lỗi "không đi về bên phải theo chiều đi". Lỗi này khó xác định: Đi ở bên trái nhưng trong trường hợp vượt xe khác lại không phạm luật; Đi ở bên trái mà không vượt xe nào cả là phạm luật, nhưng đi ở khoảng cách bao nhiêu, đi bao lâu, đi hẳn sang làn trái hay đi ở một phần làn trái... không rõ

Vậy, ở đây chỉ có mỗi đè vạch là rõ
Cá nhân nhà cháu có cùng quan điểm với hầu hết các luận điểm kụ Chinhatm đã nêu tại thớt này.
Trong trường hợp cụ thể này, nhà cháu thấy kụ chủ chỉ có thể bị phạt một trong các lỗi sau:

1- Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường (vì đè qua vạch liền, như nêu tại điểm a, khoản 1 điều 6). Mức phạt xe 2b là 70.000 đ (theo Khoản 1, Điều 6, NĐ171).
Theo quy định của Luật Xử lý VPHC, với mức phạt thấp hơn 250.000đ xxx phải ra Quyết định xử phạt tại chỗ, không ghi biên bản, không được giũ giấy tờ của kụ chủ.

2- Nếu phía trước có xe ngược chiều đi tới mà kụ chủ cắt đầu xe ngược chiều, có thể bị phạt vì lỗi "chuyển hướng nhưng không nhường đường chi xe đi thẳng, như nêu tại điểm đ, khoản 1 điều 6, NĐ171), mức phạt cho xe 2b là 70.000đ như nêu tại 1- ở trên.

3- Riêng lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình": kụ chủ chỉ phạm lỗi này khi kụ tránh xe ngược chiều bằng cách đi sang bên trái của xe ngược chiều đó (theo định nghĩa quốc tế, nêu trại Công ước Viên 1968 về gtđb).
Theo quy định hiện hành, nếu kụ đi trên làn ngược chiều như trường hợp cụ thể này, nhưng trên làn đó không có gắn biển cấm đi ngược chiều gắn giữa tim đường, thì chẳng bị luật coi là mắc lỗi gì cả.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

RichHome Deco

Xe buýt
Biển số
OF-374700
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
573
Động cơ
253,740 Mã lực
Nơi ở
112 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Nếu cụ chủ đi 2 bánh mà chém sang làn đối diện, thì em dự là cụ bị phạt lỗi đi sai làn đường (đi sang làn đường đối diện), do vạch đó là vạch liền số 1.1 trong Quy chuẩn 41, xe không được vượt qua.

Nếu cụ đi 4 bánh, mà mới chỉ 2 bánh chém vạch, thì chỉ phạm lỗi đè vạch thôi, còn cả 4 bánh sang bên kia ở vị trí cụ vẽ thì cũng là lỗi sai làn đường.

Với lỗi này, xe máy bị phạt 200-400k, còn ô tô 800k-1,2tr, theo điểm c khoản 4 điều 5 của nghi định 171/2013/NĐ-CP.

Cụ có thể tham khảo thêm bài viết: Lỗi đi sai làn đường.
Em vừa tham khảo bài viết lỗi đi sai làn đường, cụ cho em hỏi, trong trường hợp như của cụ chủ, mà không có biển 412 thì sao gọi là đi sai làn được?
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,318
Động cơ
456,157 Mã lực
Nếu cụ đi nước ngoài (tất nhiên là các nước tiên tiến chứ không phải như Ai Cập) thì cụ sẽ thấy chả bao giờ người ta lấn sang vạch ở làn khác nếu không cần thiết, kể cả vạch phân chia 2 dòng xe ngược chiều là vạch đứt đi nữa thì họ cũng chỉ đè/vượt qua khi cần vượt xe chứ chẳng bao giờ có chuyện họ đi kiểu "xxx bờ rào" hay cho xe chạy sang hẳn bên trái vạch đứt như ở VN cả chứ đừng có nói tới vạch liền.
Em cật lực phản đối kiểu so sánh này, giống như 1 số cụ hay có tư tưởng: miền Bắc đi láo hơn miền Nam vậy.
Ở đâu cũng có người nọ người kia, và ở nước ngoài (nước tiên tiến nhé) cũng ko ngoại lệ. Chưa chắc đã là ý thức bên họ tốt hơn, mà có thể là do luật pháp nghiêm minh hơn nên họ phải chấp hành thôi (em ko nói tất cả nhưng đa phần là vậy)
Cụ để ý thỉnh thoảng thấy mấy bạn Tây lông đi xe ở VN cũng chẳng chấp hành nghiêm chỉnh gì đâu, vượt đèn lấn làn chạy ngược chiều đủ cả (ko phải là tất cả nhưng có nhiều). Nếu ý thức tốt thì họ đã ko làm vậy, chẳng qua do ở mình chưa xử lý nghiêm thôi.
Ví dụ cho cụ thấy ở bển nhé, đang bên phải chuyển sang trái khi vạch liền có đúng luật ko (ảnh này em chụp khi nói chuyện facetime với 1 người bạn ở Philadelphia) trong khoảng 20 phút em thấy mấy xe đi như vậy.



 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi chẳng bắt bẻ gì cả, chỉ muốn làm rõ vấn đề ra thôi:
- Tôi hiểu thế này: Trên đường 2 chiều phân cách 2 dòng phương tiện bằng vạch tim đường (có thể là vạch rời hay vạch liền) thì phần đường phía bên trái vạch tim đường không bị cấm (đối với xe đi theo chiều bên này), xe cộ đi theo chiều này có thể sử dụng khi cần thiết (vượt) và không được sử dụng khi có xe đi ngược chiều (đang đi tới). Tôi hiểu thế này vì không thấy có quy định nào cấm đi ngược chiều phía bên kia vạch tim đường, cũng không thấy có biển báo nào cấm đi ngược chiều và trong luật có quy định khi nào được vượt (không được vượt)
- Bác hiểu thế này: Trên đường 2 chiều phân cách 2 dòng phương tiện bằng vạch tim đường (có thể là vạch rời hay vạch liền) thì phần đường phía bên trái vạch tim đường bị cấm (đối với xe đi theo chiều bên này), xe cộ đi theo chiều này bị cấm sử dụng phần đường phía bên kia hoặc chỉ được sử dụng trong những trường hợp được phép. Bác hiểu thế, nhưng không có dẫn chứng nào về việc này. Bác nói rằng phần đường đó cấm đi vào, chỉ được đi trong những trường hợp được phép, nhưng không đưa ra được quy định khi nào thì được phép (đi vào phần đường bị cấm đi ngược chiều).
Cách hiểu của em là:
"Phần đường/làn đường/luồng/dòng" (tùy cụ chọn khái niệm) xe đi ngược chiều là dành cho xe đi ngược chiều. Đã dành cho xe đi ngược chiều thì xe khác (xe đi theo chiều bên này) không được đi vào (vì nó dành cho xe khác) trừ những trường hợp quy định được đi vào. Quy định khi nào được đi vào được nêu tại Điều 14, 15 Luật,... GTĐB.

Còn hiểu như cụ: đã "không bị cấm" sao lại cần bổ sung "có thể sử dụng khi cần thiết (vượt)". Thế thì khi không cần thiết có được sử dụng không? Hơn nữa bản thân cụ cũng thừa nhận "nó bị cấm" bới nhưng quy định khác (Điều 9, Điều 13)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top