[Thảo luận] Đường làm bằng bê tông!

Speeder

Xe tăng
Biển số
OF-21013
Ngày cấp bằng
10/9/08
Số km
1,670
Động cơ
514,819 Mã lực
Nơi ở
Em quanh đây thôi, cần gì bác alo cho em nhá!
Website
www.tbcnsv.com
Ước gì sang Bắc Triều quê anh Kim Ỉn, dân léo có in tơ loét nên léo biết thế nào là Văn Minh, Là công nghệ. Dân mình cũng hơi biết biết mà vẫn phải đóng gần 20 loại thuế +phí thế này để đi trên công nghệ làm ĐƯỜNG LÀNG !!! Đã đỉnh cao chưa các bác nhể!!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Linh_piano

Xe điện
Biển số
OF-47101
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
2,687
Động cơ
485,370 Mã lực
Em éo hiểu nổi sao lại có 2 vị BT ngờ u đến cỡ này. Hôm qua xem TV đến đoạn tin này tí nữa thì bị nghẹn cơm.
 

roninVN

Xe buýt
Biển số
OF-51390
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
753
Động cơ
459,288 Mã lực
Tóm lại là giải quyết hộ ngành xi măng đã trót đầu tư nhưng không tiêu thụ hết.
Còn đường BTXM công nghệ VN mình thì đi ồn và tốn lốp lắm
 

ozzfan

Xe buýt
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
512
Động cơ
492,280 Mã lực
Em đang rất anti anh # nhưng cũng muốn nói đôi lời thế này. Em chuyên ngành Đường bộ nhưng bỏ lâu rồi nên không rõ công nghệ giờ đã phát triển đến đâu.

- Đường BTXM tốt hơn nhưng đắt hơn BTN. Em thấy ở các nước người ta thường làm kết cấu bên dưới là BTXM sau đó thảm lên 5-7 cm là BTN để tạo nhẵn. Làm thế này có ưu điểm là kết cấu bên dưới vững chắc, bên trên nhẵn và ít ồn, sau này sửa chữa đơn giản vì chỉ cần 1 máy vừa bóc lớp BTN nhựa phía trên và thảm lớp mới.

- Tuy nhiên ở VN đường BTXM trước đây hầu như chỉ dùng để làm sân bay, đường tại những vùng hay ngập nước, và một vài chỗ khác. Đường BTXM ở VN thường rất ồn, mấp mô do xử lý nền đất không tốt, góc cạnh các tấm BT thường bị nứt gãy. Nguyên nhân có thể do khí hậu VN nóng ẩm nên BT bị co ngót nhiều, do thi công không tốt, ăn bớt vật liệu, ...

- Bộ GTVT và BXD hợp tác đợt này ngoài việc xuất phát từ những tác dụng tích cực của mặt đường BTXM ra em nghĩ có thể cũng là một biện pháp để "cứu" ngành xi măng do đang thừa công suất. Cá nhân em không bình luận gì vì ở VN nói chung bao giờ một chính sách (có thể 1 dự án, 1 việc, ...) đầu tiên bao giờ cũng đúng đắn nhưng thực tế thực hiện có khi lại gây hậu quả ngược lại, nên chẳng biết đằng nào mà lần.
 

vuthangbn

Xe hơi
Biển số
OF-132316
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
114
Động cơ
373,330 Mã lực
Thằng # này nó phá giao thông nước nhà ngay từ hạ tầng đây mà.
 

hattrick

Xe buýt
Biển số
OF-73030
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
711
Động cơ
431,779 Mã lực
Nơi ở
làng ...
tóm lại các cụ nhà vịt bắt chước đường này




chẳng phải mỹ - âu - pháp gì cả mà copy nước láng giềng.:P

ảnh em chụp ở trung quốc năm ngoái
 

thtvuf

Xe điện
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
4,950
Động cơ
546,012 Mã lực
em sợ cái đoạn này:"ngành giao thông sẽ tiến hành lựa chọn nghiên cứu thí điểm làm đường bê tông xi măng trên mọi loại đường bao gồm cả đường cao tốc, đường nông thôn, nhằm hoàn thiện và rút kinh nghiệm, làm chủ công nghệ thiết kế, thi công khai thác mặt đường bê tông xi măng ở Việt Nam"
Thí điểm vài năm không thấy hợp thì lại thôi...hic, chả thèng nào # cả, chả sao
 

latson

Xe buýt
Biển số
OF-57784
Ngày cấp bằng
26/2/10
Số km
905
Động cơ
451,840 Mã lực
Nơi ở
1 chốn 4 quê!
chủ trương thì tốt, nhưng chả biết bắt tay làm thì như thế nào...???
 

haimercury

Xe hơi
Biển số
OF-121274
Ngày cấp bằng
20/11/11
Số km
167
Động cơ
372,120 Mã lực
Em thấy nhiều cụ chả hiểu vấn đề gì cả nhưng rất giỏi chửi đổng. Mà chửi lại chỉ toàn lôi anh # nhà em ra chửi. Anh ấy vừa gọi cho em nói hắt hơi sổ mũi liên tục, chắc ăn chửi nhiều quá, tội anh ấy thật.

Thưa các cụ, dự án làm đường bê tông xi măng được nghiên cứu từ lâu roài, nhưng không có tiền và công nghệ để làm. Chưa kể mấy hãng( Shell, BP...) lobby rất mạnh để bán nhựa đường giá cao làm đường. Em từng làm ở Shell nên các cụ đừng nói em ăn ốc nói mò.

Việc làm đường bê tông xi măng được đưa ra bàn lại cách đây 3 - 4 năm, quyết từ thời điểm đó rồi( Shell bán mảng Bitumen tại VN cùng thời điểm - thằng này khôn vãi). Anh # nhà em chả liên quan gì tới vụ này cả, thời điểm chín muồi thì làm thôi.

Anh 3D bạn em quyết làm thời điểm này là không sai - đúng hay không em không chắc. Kinh tế đi xuống, BDS chết...xi măng tồn kho chất đống( em không đi sâu - đi lòng vòng quanh chỗ này thôi). Ông bạn 16 chữ vàng chuyển giao công nghệ làm đường để tiện xin chút đảo. Bạn em quyêt làm đường BTXM cũng là để vượt qua lúc khó khăn thôi, kéo lại chút GDP :P lại không tốn USD mua nhựa đường. Bạn em đang kìm chế lạm phát mà
So sánh chút( trong điều kiện hoàn hảo - làm đúng, đủ, nghiêm túc - nhịn đói vì đất nước:P - thực sự em éo tin vào điều này - em thề)
Chi phi ban đầu : BTXM > đường nhựa
Thời hạn SD : BTXM > đường nhựa
Chi phí bảo dưỡng : BTXM < đường nhựa
An toàn : BTXM > đường nhựa
Tiêu hao nhiên liệu : BTXM < đường nhựa
Hao lốp : BTXM > đường nhựa
Các cụ không tn thì làm cái guk-gồ.tienlang, thông tin đầy - nhưng đừng đọc của mấy bố VN nhé.

Các cụ nói anh # nhà em vớ bẫm vụ này. Xin lỗi các cụ không ăn cái này thì ăn cái khác thôi. Em cũng éo tin là anh# em và bạn 3D của em vì dân vì nước nhưng trước khi chửi đổng, các cụ tìm hiểu thông tin trước - chửi sẽ hay và đúng hơn

Nếu các cụ vì dân vì nước - à em quên, vì bản thân mình trước, nhờ các cụ tìm hiểu thêm thông tin và tìm cách phản biện hoặc giám sát khi anh # em làm. Được như thế, em có thể bồi hồi nghĩ tới ngày VN chúng ta vượt qua bọn đang giãy chết, phỏng ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

goldendragon

Xe hơi
Biển số
OF-34493
Ngày cấp bằng
3/5/09
Số km
171
Động cơ
476,656 Mã lực
Chi phí bảo dưỡng BTXM < Đường nhựa cụ ạ, em đính chính lại chút

Sent from my mobile using Forum Runner
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
332
Động cơ
397,290 Mã lực
Ai cũng biết mặt đường được chia làm vài loại như sau: mặt đường BT xi măng (mặt đường cứng), mặt đường BT asphalt (mặt đường mềm) và mặt đường BT xi măng trên có lớp BT asphalt. Mặt đường BT asphalt lại chia ra vài loại như BT asphalt thông thường (hiện đang phổ biến ở VN) và BT asphalt cao cấp (ví dụ đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương hay đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có sử dụng lớp Novachip trên cùng). Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Mặt đường BT xi măng đã được áp dụng rất tốt ở nhiều nước tiên tiến hàng chục năm qua. Ở VN trước đây cũng đã từng áp dụng loại mặt đường này nhưng chất lượng mặt đường kém do nhiều nguyên nhân: các tiêu chuẩn thiết kế, công nghệ, máy móc thiết bị thi công lạc hậu trong hoàn cảnh nền kinh tế yếu kém, thiếu vốn đầu tư…

Sau nhiều năm hội nhập nhiều vấn đề hạn chế trên đã được khắc phục và đã đến lúc cần phải áp dụng loại mặt đường BTXM này.

Tuy nhiên, vấn đề lo ngại nhất có thể ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường BTXM là kiểm soát lún. Với những nơi miền núi, nền đất thường tốt, việc áp dụng BTXM chắc không có vấn đề gì lớn (tất nhiên còn phụ thuộc các yếu tố khác rất quan trọng như thiết bị thi công, trình độ tay nghề…).

Nhưng với đồng bằng các tầng đất bên trên là các tầng đất yếu, đất hữu cơ, cát chảy, sét mềm… sâu đến hàng chục mét, thành phần nước lỗ rỗng trong đất cao nên thường phải được xử lý nền đất yếu bằng các phương pháp như chất tải trước cùng cọc cát, bấc thấm, vải địa kỹ thuật… có tác dụng làm cho thành phần nước lỗ rỗng trong đất thoát ra ngoài, làm cố kết chặt các hạt đất lại, giúp giảm tính lún của đất, tăng sực chịu tải của nền đất.

Tính chất lún của các lớp đất sâu hàng chục mét theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng xe cộ diễn biến thay đổi hàng chục năm, tất nhiên lún nhiều nhất diễn ra ở những năm đầu tiên. Mặc dù đã được các nhà khoa học nghiên cứu tính toán hàng trăm năm trước đây nhưng giữa lý thuyết và thực tế cụ thể từng nơi vẫn là vấn đề phức tạp, rất khó khống chế tuyệt đối. Các tính toán về lún thường chỉ là dự báo, không ai có thể khẳng định trăm phần trăm nền đường đã tắt lún hoàn toàn sau vài năm đưa vào sử dụng. Một số công trình, ví dụ đoạn hầm hở hầm Thủ Thiêm do Tư vấn và nhà thầu Nhật thi công trước khi khánh thành dưa vào sử dụng cũng bị lún không như kết quả tính toán, đã phải bù lún nhiều chỗ đến vài chục cm.

Với đường BT asphalt (loại mặt đường mềm), việc bù lún chỉnh sửa dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn so với đường BT xi măng (loại mặt đường cứng). Vậy, có nên áp dụng mặt đường BTXM ở đồng bằng khi vấn đề lún cố kết chưa thực sự được kiểm soát hết?
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,912
Động cơ
520,604 Mã lực
Đằng nào thì các cụ cũng bị ép cho đến khi không đi nổi 4B ra đường nữa đâu mà quan tâm mặt đường như thế nào....
 

Lete

Xe buýt
Biển số
OF-54210
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
847
Động cơ
458,359 Mã lực
Nhìn mặt mà bắt hình dong. Nhìn ngu vãi [-X
 

tungnvu

Xe hơi
Biển số
OF-80961
Ngày cấp bằng
23/12/10
Số km
113
Động cơ
416,330 Mã lực
Làm đường bê tông thì em dự là cả 2 Bộ đều sẽ hưởng lợi:
1. Nuôi sống một số nhà máy xi măng đang sắp chết.
2. Nuôi sống một số nhà máy thép đang ế sắp chết
3. Nuôi sống một số DNNN xây dựng cũng đang sắp chết (vì các dự án năm 2012 làm j có vốn nên doanh nghiệp XD chắc chết đói)
4. Nuôi sống một số doanh nghiệp sân sau bán phụ gia bê tông (Như Sika chẳng hạn)
5. Góp phần gia tăng nhập khẩu lốp ôtô vv...
Kính các cụ cho thêm ý kiến!
6. Nhập khẩu oto xịn gia tăng, thuế má bội thu, ngân sách tăng nhanh
 

Duong_Anh

Xe buýt
Biển số
OF-102913
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
802
Động cơ
405,350 Mã lực
đi đường này thì có mà nhảy tưng tưng, vừa đi vừa nghe trống hội
 

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,153
Động cơ
509,345 Mã lực
chả biết sắp tới có thay đổi gì không ,chứ công nghệ cũ làm đường bê tông chạy xe ồn lắm.em cứ tưởng sắp tới thu phí bảo trì đường bộ , có nhiều tiền thì phải làm đường bằng vật liệu tốt hơn cả nhựa đường ,áp phan chứ nhẩy ,sao lại chơi bê tông thế nhỉ.
Thu phí bảo trì và phí lưu hành mang tiếng là dành cho giao thông nhưng ai kiểm toán nguồn quỹ đó.
Em không tin nó dành cho giao thông.
:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top