Nhanh hơn tý mà phải qua nhà người khác lại phải thay đổi độ cao vài lần thì cũng coi như đi vòng và tốn nhiên liệu , lại phải trả đô cho nhà khác ... Nói chung cả rừng rắc rối . Cứ bay đường nhà mình cho an toàn .
Ngắn gọn, khúc triết, rõ ràng là của 1 người có học cộng với kinh nghiệm. Chỉ tiếc đất nước nhiều sâu mọt, sợ người khác giỏi hơn mình nên các con dân cứ phải è cổ ra mà gánh nợThư của phi công Mai Trọng Tuấn gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ Nhật, ngày 07 tháng 9 năm 2014
http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2012/02/14/duongbayvang.jpg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
.Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
——-00O00——-
Kính gửi: Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng
Kính gửi: Bộ Trưởng Đinh La Thăng
Tối 03/09/14, anh Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng Không, có điện mời tôi vào Tân Sơn Nhất để tham gia cùng chuyến bay (SIM) thử nghiệm.
Tôi cám ơn anh Thanh và nói lại với anh rằng: không cần thiết tôi phải có mặt. Bằng kinh nghiệm của người lái, tôi cũng có thể biết được kết quả tương đối.
Ngày 04/09/14, đọc báo tôi biết kết quả số liệu mà Cục Hàng Không công bố.
Tôi không nghi ngờ và cũng không bất ngờ với con số này (85km và 5 phút với Boeing 777). Tôi tin anh em tổ lái thực hiện tốt việc bay thử (SIM).
Nếu tính đúng về cự ly và thời gian cho máy bay, từ lúc cất cánh rời mặt đất đến lúc hạ cánh chạm đất (trong trường hợp bình thường), có thể thông số sẽ cộng thêm một ít nữa (quãng 10km về cự ly và 1 phút về thời gian).
Vì hướng cất cánh cơ bản của Tân Sơn Nhất là 250o, từ Đông sang Tây. Sau khi cất cánh lại phải vòng ngược về phía Đông để tới An Lộc (điểm rẽ đi Buôn Mê Thuột).
Tôi cho rằng con số đường bay thẳng ngắn hơn quãng trên 90km , thế cũng là tốt rồi.
Nhớ lại tháng 03/2009, sau khi tôi tái đề xuất về đường bay thẳng (1983), Thủ tướng có văn bản hỏi Cục Hàng Không.
Cục Hàng Không có công văn 1588/CHK.QLĐHB, ngày 11/05/2009, do Cục trưởng Phạm Quý Tiêu ký, báo cáo Thủ tướng. Ở trang 2, dòng 25 thừa nhận: “đường bay thẳng ngắn hơn 142 km so với đường bay hiện tại” (nguyên văn).
Cứ cho rằng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc sực nhớ ra:
Về sau, Cục Hàng Không điều chỉnh, nắn lại đường bay (không qua Đà Nẵng).
Lấy 2 con số (đều là của Cục Hàng Không công bố) thì đường bay nắn, chỉnh, đã rút ngắn được: 142-85=57km.
Tôi chưa tin lắm vào con số này. Nhưng nếu là đúng, thì trong 5 năm qua, sự điều chỉnh của Cục Hàng Không đã tiết kiệm được cho Nhà nước và nhân dân là rất lớn: 57 x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày x 5năm = 10.402.500 km (bằng 259 lần bay vòng quanh trái đất).
Nếu tính tiền thuê máy bay, người lái, lao động, tiền mua nhiên liệu, v.v. là một con số rất lớn, chưa tính đến thời gian của khách.
Nay nếu rút ngắn được 85 km cho 1 chiều, thì con số sẽ lớn hơn nhiều.
Nếu Bộ trưởng giao thông vận tải thương lượng với bạn về chi phí quá cảnh, để các hãng Hàng không bay không bị lỗ, chỉ cần hoà vốn đã là tốt rồi.
Tôi đã hoàn thành trách nhiệm với lương tâm của mình.
Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này nữa.
Xin Cám Ơn Thủ tướng và Bộ trưởng
<br />Ngắn gọn, khúc triết, rõ ràng là của 1 người có học cộng với kinh nghiệm. Chỉ tiếc đất nước nhiều sâu mọt, sợ người khác giỏi hơn mình nên các con dân cứ phải è cổ ra mà gánh nợ <img src="http://otofun.net/images/smilies/2.gif" border="0" alt="" title="Sad Smile" smilieid="82" class="inlineimg" />
Thư của phi công Mai Trọng Tuấn gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
.....
Tôi chưa tin lắm vào con số này. Nhưng nếu là đúng, thì trong 5 năm qua, sự điều chỉnh của Cục Hàng Không đã tiết kiệm được cho Nhà nước và nhân dân là rất lớn: 57 x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày x 5năm = 10.402.500 km (bằng 259 lần bay vòng quanh trái đất).
.....
Đồng ý với bác DVG này.Ngắn gọn, khúc triết, rõ ràng là của 1 người có học cộng với kinh nghiệm. Chỉ tiếc đất nước nhiều sâu mọt, sợ người khác giỏi hơn mình nên các con dân cứ phải è cổ ra mà gánh nợ
cụ nói nghe cứ như CSHS..., người ta nói phét, nói vì việc chung còn hơn chúng ta, những người chỉ biết chém thôi cụ ạCác bác không xem tivi à, em thấy thử nghiệm là "đạp bằng tất cả " nghĩa là mọi thông số tối ưu, chứ bay thấp thì dầu tốn không thể kể.
Em đọc các bài của TS Bá, thấy tiến sỹ đúng là bá đạo. Éo hiểu ông này bảo vệ tiến sỹ giao thông ở đâu. Đọc bài của ông ấy không có đủ trình tiến sỹ, cách hành xử thì như dân cờ bạc, động tí lấy 5 triệu đô ra cá cược, làm gì mà lắm tiến thế toàn tiền đô, ông này đáng ra cơ quan chức năng phải kiểm tra xem có 5 triệu đô không. Nếu có xử lý hình sự tội tàng trữ ngoại tệ trái phép. Nếu không thì cho công luận biết Tiến sỹ nói phét.
Chết cái là các cụ chỉ "nghe nói". Em cũng tôn trọng và đánh giá cao cụ MTT vì rõ ràng ở phương diện 1 phi công cụ cái nhìn như vậy là chuẩn. Nhưng làm hàng không đâu chỉ có mỗi việc lái máy bay. Nếu đường bay mỡi mà không phải lắp đài dẫn đường, không cần điều hành bay, kiểm soát không lưu ...thì dĩ nhiên là 5 phút kia cực giá trị. Có điều nếu phải đầu tư hàng chục triệu đô la Mỹ (từ 1 đến vài chục triệu US$ ạ, có thể còn cao hiơn vì địa hình của đường bay trên kih tuyến 160 độ nữa) để lắp đặt 1 hệ thống dẫn đường để bay đường bay HN-SG-HN mà lại phụ thuộc vào 2 ông ẻm Lào, Cam (không ai dám chắc 2 ông ý không làm cái kiểu bây giờ thì đồng ý bằng giá điều hành bay Việt Nam, vài bữa nữa lại thay đổi, nhất là ông Cam) tăng giảm bất thường. Mà lập đường bay rồi không hãng nào bay thì Cục hàng không sẽ có chuyện nhiều hơn để nói. Quan trọng nhất, nếu đường bay này đựoc phê duyệt, người được lợi đầu tiên sẽ là Cục hàng không vì sẽ được lập dự án để lắp đặt thiết bị dẫn đường, đầu tư xây dựng quy trình, phương thức bay mới...Đồng ý với bác DVG này.
Quay lại với phi công Tuấn: Nếu mỗi chuyến ta tiết kiệm được 190 lít dầu = appr 190USD.
190USD x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày = 6.935.000USD, cho 1 năm.
Cũng đáng để đàm phán với các ông láng giềng Laos và Cambodia đấy chứ.
Với thời gian: 5 min/chuyến và trung bình 150 pax / chuyến:
5 phút x 2 x 150 khách x 50 chuyến/ngày x 365 ngày = 456.250 giờ.
Với các hãng hàng không:
5 phút x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày = 3.041 giờ bay, tính cùng Plane + Pilot + Crews, chắc cũng ko nhỏ. Tiền triệu Obama là cái chắc.
Chưa kể, với 5 phút tiết kiệm, các Airlines có thể cung cấp thêm 1 chuyến / ngày (cái này là tôi nghe nói thôi).
Túm lại, tôi cho là xứng đáng để đàm phán với các bên có liên quan.
Hoan hô phi công Tuấn MT, hoan hô cả bác Bá nữa.
Voted thông tin của cụ, rất cụ thể và dễ hiểu. Đường hàng không phải kẻ 1 đường thẳng trên mặt phẳng rồi cứ thế mà bay5. Kết.
Máy bay khi bay trên trời về cơ bản cũng không khác gì...các cụ lái 4b, 2b trên đường. Về mặt lý thuyết nó hoàn toàn có thể bay thẳng 1 vạch như kẻ chỉ. Đơn giản là người lái chỉ cần lên buồng lái, "điền số thích hợp vào ô trống" rồi ra đường băng cất cánh lên là nó có thể tự động bay và đến tận độ cao hơn 3000m trên đầu 1 sân bay đến theo hành trình định sẵn. Em nói nó giống các cụ lái xe vì:
- Trên trời cũng có đường 2 chiều, 1 chiều, cũng có đường đông, đường vắng, đường tốt (nhiều đài dẫn đường, khí tượng ổn định...), đường xấu (thiếu đài, thời tiết bất ổn, nhiều vùng nhiễu động, mây giông...). Vì vậy có những chuyến bay xuât phát đúng giờ nhưng lại đến muọno cả giờ, có những người lái phải bay bằng tay-manual hàng tiếng đồng hồ để tránh thời tiết xấu, tránh những đám mây tích điện, những cơn giông đỏ lòm trên radar, để thực hiện theo những yêu cầu đôi khi rất ất ơ của những ông xxx trên trời (nhất là vùng trời của thằng láng giềng 4 tốt, 16 chữ vàng). Nó không khác gì các cụ dự kiến đi từ HN về Hạ Long là 4 tiếng nhưng cuối cùng thành 5 tiếng, thậm chí hơn trong khi xuất phát cùng giờ có cụ chơi có 3 tiếng. Vậy nếu máy bay có thể kẻ thẳng 1 đường như ngài Bá (đạo) nói thì em nghĩ trước mắt dễ hơn rất nhiều là cụ ý làm 1 cái đường kẻ thẳng 1 vạch từ Hồ Hoàn Kiếm tới ...Vịnh Hạ Long cho dân được nhờ. Vì thể sẽ là con đường kim cương vì ô tô, xe máy về lý thuýêt cũng có thể chạy thẳng 1 lèo. Hãy tưởng nếu mở 1 đường thẳng từ Hồ Hoàn Kiếm về Hạ Long khó 1 thì với địa hình Trường Sơn, Đông Lào, Nam Lào... sẽ khó khăn trong vịêc lắp đặt thiết bị như thế nào.
Với máy bay cánh quạt loại nhỏ, việc sử dụng GPS để làm hệ thống dẫn đuờng về cơ bản là đuợc và cũng tương đối an toàn. Nhưng với máy bay phản lực có tốc độ xuôi gió có lúc lên tới 1199km/h thì việc này là cực nguy hiểm. Đấy là lý do nhiều hãng hàng không chưa cho phép sử dụng GPS như là 1 phương thực dẫn đuờng chính thức. Chưa kể GPS là vệ tinh sử dụng miễn phí của Mỹ và dĩ nhiên không có..bảo hiểm khi sử dụng dịch vụ miễn phí. Thế nên có ai đó cho rằng sử dụng GPS thì nên cân nhắc.
Có nhiều người lại bảo cứ phải bay thật, bay thử đi rồi sẽ biết. Chưa có đường bay thì bay thật kiểu gì ạ? . Ai dám đưa 1 cái máy bay mấy chục triệu US$ lên trời bay thứ ở một nơi chưa có đường bay? .
Trong việc lùm xùm này, cá nhân em thấy kẻ làm tốn tiền thuế và công sức nhất chính là kẻ nhiệt tình nhất. 1 là ngài Bá, 2 là ngài #. Kẻ làm ngu dân nhất là các lều báo lề cải. Nếu họ không có mục đích cá nhân, chính trị gì thì em chỉ đơn giản cho rằng họ ngây thơ tuy em không tin lắm.Còn nếu họ có mục đích kia thì họ đáng bị truy cứu.
Thế giới họ phát triển hơn hàng trăm lần Việt Nam XHCN họ cũng chưa có ai đi bỏ cả đống tiền thuế ra để hội thảo, thuê bay thứ trên mô hình giả lập...chỉ vì một ý tưởng viển vông, không khoa học, không nghiệp vụ. Bao nhiêu năm nay, dù đầu tư, cố gắng nhiều mà nhà chức trách hàng không của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ...mới chỉ có thể rút ngắn bớt được khoảng cách các đường bay xuyên qua Thái Bình Dương cho các hãng hàng không của họ bay chứ chưa đâu có thể kéo 1 đường thẳng. Mà các cụ biết trên biển họ đã có sẵn những trạm khí tượng tự động, cảnh báo sóng thần tự động... và làm trên biển chả phải giải phóng mặt bằng cũng không cần leo núi hay kéo phảo lên rừng nguyên sinh như ở mấy cái đường bay của Việt Nam
5. Kết.
Thế giới họ phát triển hơn hàng trăm lần Việt Nam XHCN họ cũng chưa có ai đi bỏ cả đống tiền thuế ra để hội thảo, thuê bay thứ trên mô hình giả lập...chỉ vì một ý tưởng viển vông, không khoa học, không nghiệp vụ. Bao nhiêu năm nay, dù đầu tư, cố gắng nhiều mà nhà chức trách hàng không của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ...mới chỉ có thể rút ngắn bớt được khoảng cách các đường bay xuyên qua Thái Bình Dương cho các hãng hàng không của họ bay chứ chưa đâu có thể kéo 1 đường thẳng. Mà các cụ biết trên biển họ đã có sẵn những trạm khí tượng tự động, cảnh báo sóng thần tự động... và làm trên biển chả phải giải phóng mặt bằng cũng không cần leo núi hay kéo phảo lên rừng nguyên sinh như ở mấy cái đường bay của Việt Nam
Nếu là chiêu PR thì anh # và bậu sậu hơi kém.:78:Cháu đồng ý với cụ, vụ thử nghiệm này phần nhiều là chiêu PR của anh # cho mục đích lên PTT kiêm UV Bộ 15 người của anh ý, và dựa vào một trí thức lưu manh kiểu tiến sỹ giấy Bá là một cái cớ. Nhưng kết quả 5p bay thì hóa ra lại làm cho người dân thấy rõ hơn cái chiêu mị dân của anh ý mà thôi, phản tác dụng.
Công nhận với cụ, bay sang Mỹ mà nó có bay thẳng qua TBD quái đâu, bay tít lên Alaska rồi bay xuống gần 20 tiếng, nếu như cụ Bá thì Mẽo nó toàn bọn ngu hết à.
Sở dĩ bọn nó phải bay cong theo đất liền là vì ông ICAO ông ấy đề ra một cái tiêu chuẩn gọi là ETOPS. Nôm na là với mỗi loại máy bay sẽ có một thời gian bay tối đa sau khi bị hỏng một động cơ (có ETOPS 75’, 90’, 120’, 138’, 180’, và 207’).Công nhận với cụ, bay sang Mỹ mà nó có bay thẳng qua TBD quái đâu, bay tít lên Alaska rồi bay xuống gần 20 tiếng, nếu như cụ Bá thì Mẽo nó toàn bọn ngu hết à.
Đúng đấy, khoản tiền đáng lẽ trả cho đơn vị điều hành bay của VN thì lại phải chuyển ra nước ngoàiEm chắc là cụ Chim làm trong ngành hàng không, các nội dung cụ đưa ra hoàn toàn chính xác về cơ cấu tổ chức của ngành cũng như các chức năng của các đơn vị trong ngành. Vấn đề này được xới lên từ năm 2009, lúc đầu là do bác Tuấn rồi Bá tiên sinh mượn hơi nhảy vào làm ầm ĩ lên. Em không muốn nêu và đưa những thông tin về những điều Bá nói rất xấc xược, trịch thượng, vô văn hóa về ngành hàng không trong những văn bản Bá gửi về Bộ GTVT, tuy nhiên nếu các bác đọc các bài báo nói về vấn đề này thì sẽ thấy Bá là người như thế nào.
Nếu mọi người khách quan, suy xét về sự phát triển của ngành hàng không thì sẽ thấy bây giờ đi lại bằng đường hàng không thuận tiện và hợp lý như thế nào nếu so với các phương tiện giao thông vận tải khác. Để đạt được điều này, bên cạnh việc đầu tư vào đội tàu bay, cảng hàng không sân bay thì việc điều chỉnh, nắn lại các đường không lưu, các phương thức tiếp cận sân bay sao cho thuận tiện và hợp lý nhất với điều kiện về địa lý, thời tiết và hạ tầng được ngành hàng không quan tâm hàng đầu và chính việc nắn chính các đường bay này đã giúp các hãng hàng không Việt Nam giảm được thời gian bay, giảm chi phí và có điều kiện đưa ra các mức giá rẻ để nhiều người có thể đi lại bằng đường hàng không.
Gọi các đường bay là vàng, bạc, đồng hay chì không quan trọng, cái chính là các hãng hàng không họ sẽ lựa chọn bay theo đường bay nào cho phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Em nghĩ đơn giản thôi, đường cao tốc rõ ràng là tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu, tuy nhiên các hãng vận tải, các chủ xe phải tính toán và chi phí bỏ ra sao cho hiệu quả nhất để đường cao tốc hay đi đường khác. Đường bay "gần thẳng", xin lỗi cho phép em không gọi là "đường bay vàng", theo kết quả tính toán lợi được 5 phút bay và 190kg dầu trong điều kiện tối ưu và phía lào và Cam giảm 50% phí điều hành thì em cũng không chắc các hãng của ta có sử dụng đường bay này hay không.
Một điều nữa em vẫn băn khoăn là trong trường hợp sử dụng đường bay này, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dịch vụ không lưu hay nói theo cách khác, Tổng công ty quản lý bay sẽ thất thu một khoản tiền tương đối do vấn đề này.