Cụ cứ lòng vòng thế nhỉ, mỗi thời mỗi quốc gia, thể chế, chính sách đều khác. Cụ có bằng chứng Vova phạm luật không hay chỉ chém suông cho sướng miệng? Chính quyền, luật cho phép thì Vova không làm, thằng khác cũng làm. Thậm chí kiếm mớ khá xong nó còn bê cbn ra nước ngoài cho dân ta ngồi mà nhìn nhau, chứ được như Vova đã tốt.
Khoản Vova mang từ Ucraine về ở thời kỳ đấy cũng thuộc diện đầu tư ngoại tệ khủng đấy, đừng nói không đáng gì.
Chính quyền, trong những trường hợp cụ thể là con người cụ thể. Không phải quyết định nào cũng đúng. Có những con người ra quyết định phải trả giá. Mời cụ gúc các vụ liên quan tới Mobifone và đất Đà Nẵng vừa sáng nay.
Thế nên, dân mạng có câu, Đen thôi, chứ đỏ quên đi.
Đỏ đen, đời còn dài.
Và ngoài tòa án tư pháp, còn tòa án bia miệng nhiều đời.
https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/tham-trang-xa-xeo-dong-song-khi-luat-bi-coi-thuong-thi-khong-con-giai-phap-136450/
"Theo ông, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước đã có trong tay cả rừng luật, nghị định, thông tư... đề cập rõ ràng sông ngòi là hành lang thoát lũ, đã có sơ đồ các dòng sông rồi mà vẫn cứ thế lấn chiếm, nghĩa là các quy định pháp luật bảo vệ sông không được tôn trọng thì khó bề cứu vãn.
Ông nêu một thực tế, hiện người ta chỉ nhìn thấy mối lợi khổng lồ, được phụ họa bởi những lý giải “khoa học” như “chạy mô hình thủy lực hiện đại thấy chẳng ảnh hưởng gì hoặc chút ít”, rồi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt vì không ảnh hưởng gì lớn đến môi trường, có thể khắc phục được. Thế là thông qua. Luật pháp chỉ dùng để tham khảo, không còn “thượng tôn” nữa, nên mới ra nông nỗi này.
Trong một buổi giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cuối năm 2017, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã đề xuất phải cho kiểm tra, rà soát lại tình trạng lấn chiếm sông tại thành phố. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đồng ý và yêu cầu đưa vào kết luận. Tuy nhiên, đến nay báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải về vấn đề này vẫn chưa đạt, phải làm lại.
Lý giải với Báo Phụ Nữ TP.HCM vì sao đưa ra yêu cầu này, ông Nghĩa nói ngay: “Vì nếu không khẩn cấp rà soát lại việc này thì tình trạng tư nhân hóa bờ sông càng diễn ra mạnh mẽ và đến lúc nào đó thì khả năng không còn gì cả cho cộng đồng. TP.HCM là đô thị cực kỳ thiếu các không gian công cộng”.
"Hầu như các đô thị lớn trên thế giới, từ Âu sang Á, đều cực kỳ hạn chế việc biến những nơi công cộng ấy thành những khu tư nhân hóa phục vụ cho một nhóm người. Quan sát tại TP.HCM, theo ông Nghĩa, hiện lại thấy một số công trình, dự án chẳng những chiếm bờ sông phục vụ cho chủ đầu tư mà còn lấn chiếm luôn cả lòng sông.
Do đó, có hai vấn đề cần đặt ra hiện nay. Một là bảo tồn những không gian công cộng còn lại ở hai bờ sông để phục vụ cho cộng đồng. Hai là phải xem lại những gì đã làm.
“Xem xét việc cấp phép cho các dự án như vậy có đúng hay không. Nó đem lại lợi gì, hại gì? Thí dụ như đem lại lợi ích riêng cho một nhóm doanh nghiệp nào đó nhưng gây hại cho cộng đồng thì phải có cách xử lý, xem còn khắc phục được không? Nếu có tác động vào dòng chảy của con sông, như dự án ở Đồng Nai, thì đó là tác động lâu dài, ảnh hưởng lợi ích chung, phải dừng lại”, ông Nghĩa cho biết.