Về bản chất nó là cuộc mua bán/đổi chác ạ.
Dân đòi cao; Không chấp nhận cái giá mà CĐT bảo rằng như thế là dân có lợi rồi.
Một phần cũng là thấy CĐT - người đi buôn trên dự án ấy thôi lời nhiều thì họ đòi cao.
Phần vì CĐT đặt giá khu đó thấp để hưởng lời cao.
Ví dụ như ngày trước nhé, ban đầu dân buôn mang muối, mang đồng hồ điện từ, mang tiền lên miền núi mua, đổi chác đồ rừng từ mật ong, sừng nai sừng hưu, chiếng ché... cho tới nhà sàn. Ban đầu dân xuôi đặt giá một gùi muối lấy một cái chiêng; một cái đồng hồ lấy một cái sừng trâu. Vài chục triệu mua được cái nhà sàn.... dân miền núi họ cũng chả biết thế là đắt hay rẻ, thấy có cái họ cần là họ đổi. Rồi dần dần dân miền núi họ hiểu ra rằng à, cái thằng người kinh kia nó đặt giá rẻ quá; đồ của mình đáng ra là có giá 1 triệu cơ, đồ của nó có giá có vài chục, không thể đổi ngang thế được. Cái nhà sàn này phải vài trăm triệu cơ, không thể có giá vài chục triệu được.
Và thế là họ tăng giá cái của họ nên để họ hưởng lợi nhiều hơn.
Và cũng không thể vì như thể mà chửi họ rằng mày hãy biết tau trả mầy bằng ấy là của mầy có lợi rồi, còn tau lợi bao nhiêu thì kệ tau, mầy nhìn vào cái lợi của tau mà làm gì.
nói nhà nước cho là ko đúng, vì rất nhiều cc đã sang nhượng nhiều lần và CSH hiện tại ko phải là được cho nữa mà họ phải bỏ tiền ra mua
còn đền bù gấp 2-2,5 thì đúng là hơi vô lý, nhưng ai cũng khôn cả, DN thì nhìn vào đất vàng, còn người dân họ lại nhìn vào túi tiền của DN. Ô được lợi thì cũng phải chia cho tôi chứ?
Tư duy này bảo sao các khu sập xệ nó vẫn tiếp tục như vậy. Luôn sợ DN họ được lợi và nghĩ rằng phần lợi nhuận của DN đó đáng lẽ là của tao.