- Biển số
- OF-71147
- Ngày cấp bằng
- 21/8/10
- Số km
- 4,374
- Động cơ
- 469,598 Mã lực
- Nơi ở
- Sau gốc cây, cột điện.
Mình né tránh nhiều quá rồi. Hy vọng giờ sẽ thay đổi. Trước em cũng phản ánh qua 1 thớt ở đây:Đèn xanh thì chưa dám bật vì nhiều lý do không được phép tiết lộ ở đây, đèn vàng thì đang nhấp nháy ... Và nhờ đèn vàng nhấp nháy, thì những topics thế này mới được phép tồn tại ở cafe.
Đáng tiếc, sự ngập ngừng thiếu dứt khoát ở tầm cao nhất đã làm cho buổi kỷ niệm 40 năm sự kiện Tàu dùng vũ lực cưỡng chiếm HS (19.01.1974) đã bị hủy. Người dân tự tổ chức ôn hòa cũng bị cản. Kỷ niệm 35 năm sự kiện Tàu phát động chiến tranh biên giới (17.02.1979) có lẽ cũng sẽ được hoãn vô thời hạn.
======================
Tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Hội Khoa học Lịch sử chiều 30.12.2013, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử đã nêu băn khoăn của mình về chuỗi các sự kiện lịch sử chẵn năm trong năm 2014. Trong đó, có các sự kiện được ông cho là “tế nhị”, như: 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Nhiều cơ quan đặt rất nhiều câu hỏi với Hội Khoa học Lịch sử chúng tôi, năm nay sẽ kỷ niệm ra sao .... Đề nghị Thủ tướng cho ý kiến để chúng tôi có thể điều hòa được tác động xã hội”, ông Dương Trung Quốc nói. Về điều này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, ông cũng đã nhận được câu hỏi chất vấn của ông Quốc. Trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử, Thủ tướng cho biết: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”. Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
em thấy lịch sử trung quốc có 1 điều rất thú vị nếu các cụ để ý đấy là: từ trước đến nay TQ chưa bao giờ xâm lược thành công bất kỳ quốc gia nào, chúng chỉ nội chiến với nhau là giỏi thôi. từ thời xưa quân đội TQ luôn tỏ ra rất hùng mạnh tuy nhiên lại bị các đội quân khác đánh cho tan tác khi có ý định xâm chiếm 1 nước nào đó. đến thời hiện đại em nghĩ cũng thế thôi!
Cái này nhiều cụ biết , vì lúc đó VN mình không thể ngờ đựoc lúc nào khựa tấn công. Đến khi quân nó dả dạng dân mình phủ kín biên giới ròi bất ngờ nó đánh thì mình thiệt hại rất lơn, và hầu như mất tất cả các tỉnh biên giới ngay trong đợt công đàu tiên của khựa. Sau đó , nhờ vũ khí của Nga viện trợ (hình như các dàn tên lửa tầm ngắn) , nên ta mới lui được Khựa (cái này em chỉ hóng được các bô lão kể lại)Lúc đó em còn nhỏ không hiểu tình thế nên chả dám lạm bàn. Nhưng thấy cụ Lầm nói thiếu một bộ phận tham gia trận chiến bị hy sinh gần hết, đó là Lực lượng Công an nhân dân Võ trang, nay gọi là lính Biên Phòng. Cái tên lực lượng Công an Nhân dân Võ Trang được bác Hồ đặt cho là chuẩn nhất. Chính sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 và nguyên nhân thương vong lớn của những người lính nên lúc thì Biên phòng trực thuộc Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công An) lúc thì trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Vì đặc điểm của lực lượng này cần cả các kỹ năng chiến đấu và trang thiết bị của Bộ đội chủ lực nếu xảy ra xung đột biên giới, cần cả những kỹ năng của Công an để bảo vệ an ninh chính trị và sự an toàn xã hội ở khu vực Biên giới quốc gia. Năm 1997 lực lượng Biên Phòng trực thuộc Bộ Quốc Phòng đến nay.
Sau này, lúc trở thành lính Biên phòng năm 1992 em mới được xem lại ảnh, tư liệu, thước phim quay lại lúc đó. Có một điều chắc chắn là lực lượng bị hy sinh nhiều nhất lúc đó phía Việt Nam là dân quân và lính Biên phòng. Có thể nói là hầu như toàn bộ các đồn Biên phòng lúc đó bị xóa sạch. Nhìn đau lòng lắm.
Giai đoạn 84-85 là giai đoạn em được nghe những anh bộ đội chủ lực trấn giữ các cao điểm kể lại cũng nhiều huyền thoại.
Đồng quan điểm với cụ .Vâng, em cũng đồng ý với các cụ là: Chiến tranh chỉ là bước đường cùng thôi. Giờ phải làm sao tận dụng triệt để thời gian mà phát triển kinh tế (DCM bọn tham nhũng, ăn bẩn, chúng nó ăn chính xương máu của bao người đấy)
Với TQ, cần duy trì mối quan hệ hoà bình, nhưng độc lập, ko phụ thuộc; sòng phẳng và ngang hàng...
Với các anh nhớn khác, làm sao có quan hệ đôi bên cùng có lợi, thế mới bền.
TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ NGÃ XUỐNG TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NAM
Chắc họ là nước tư bản thì bênh nhau thuiThưa cụ là trong chiến tranh VN các nước ASEAN còn hùa nhau lại ủng hộ Mỹ chống VN. Một số nước sau này còn viên trợ cho các thế lực thù địch chống VN. Cho đến bây giờ, mặc dù mang tiếng là cùng trong ASEAN nhưng thực tế họ vẫn dè chừng VN. Cụ đừng bao giờ hy vọng họ thật lòng với chúng ta mà đòi như "Nato". Hão huyền.
Mình bị bất ngờ vì không nghĩ TQ nó đánh mạnh thế, quân nó cũng chẳng cần dả dạng gì đâu mà đánh là đồng loạt luôn (bà con ở biên giới bị nhầm là trang phục của lính TQ cùng màu sắc như mình)Cái này nhiều cụ biết , vì lúc đó VN mình không thể ngờ đựoc lúc nào khựa tấn công. Đến khi quân nó dả dạng dân mình phủ kín biên giới ròi bất ngờ nó đánh thì mình thiệt hại rất lơn, và hầu như mất tất cả các tỉnh biên giới ngay trong đợt công đàu tiên của khựa. Sau đó , nhờ vũ khí của Nga viện trợ (hình như các dàn tên lửa tầm ngắn) , nên ta mới lui được Khựa (cái này em chỉ hóng được các bô lão kể lại)
Cái thực sự ấn tượng với em năm 1979 là em tham gia đào hầm và công sự với phụ huynh
Trong các khối liên kết trên thế giới em thấy khối ASEAN hiệu quả kém nhất . Trong khi ông nào cũng hiểu cần phải hợp nhất để đủ đối trọng vối thằng tung của , hay là cụ 3c in một ít tờ rơi về câu chuyện dân gian bó đũa của VN rồi phát cho mấy nước trong khối .Mà em thấy sao mấy nước ĐNA không tổ chức quân đội giống kiểu NATO nhỉ. Em mà được quyền em làm ngay.
Asean j chứ.mỗi thằng theo 1 phe có đoàn kết đâu mà hợp nhất chứTrong các khối liên kết trên thế giới em thấy khối ASEAN hiệu quả kém nhất . Trong khi ông nào cũng hiểu cần phải hợp nhất để đủ đối trọng vối thằng tung của , hay là cụ 3c in một ít tờ rơi về câu chuyện dân gian bó đũa của VN rồi phát cho mấy nước trong khối .
vụ người Hoa em lại nhớ đến khi còn nhỏ có cái chuyện tranh "người quét chợ mường cang/khương" với nhân vật Mã Đại Câu-Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình.
-Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.
-Chính sách một quốc tịch bắt đầu
-Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.
-Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị
Cá nhân em thấy kiểu bắt tay của mấy bố lãnh đạo asean như kiểu khóa tay nhau chứ đoàn kết cái nỗi gìAsean j chứ.mỗi thằng theo 1 phe có đoàn kết đâu mà hợp nhất chứ