Trang thứ 4 của nhật ký
Cũng có thể như vậy cụ, nhưng em cứ tôn-trọng nguyên tác vậy, mời các cụ bổ-xung thêmEm nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây.
Vì ông Huệ lên ngôi và lấy niên hiệu Quang Trung vào tháng 11 -1788 nên không thể có sắc lệnh nào đề ngày 2 và 7 tháng 2 năm 1788 mang niên hiệu Quang Trung được
Hay quá, cảm ơn cụ.Cũng có thể như vậy cụ, nhưng em cứ tôn-trọng nguyên tác vậy, mời các cụ bổ-xung thêm
Hay quá cụ ạ !Bản dịch của em đến đây là hết, em đang dịch nốt phần : Cuộc Khởi nghĩa ở Quảng Nam Quốc, tài liệu của các giáo sĩ Dòng Tên, họ chứng kiến toàn bộ cuộc nổi dậy của Tây Sơn từ đầu, bị Tây Sơn bắt, gặp Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc..và cả gặp trực tiếp Nguyễn Ánh..
Hẹn các cụ vài hôm nữa.
Vâng. Có lẽ vậy nên k dc lòng dân Bắc Hà. Cộng thêm với việc quân đội tập trung nhiều thành phần và sử dụng kiểu vắt chanh bỏ vỏ nên quân đội k dc lâu dài, vững chắc. Khi có biến suy sụp rất nhanh."Trong khi chờ đợi, vì Bắc Vương sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá hủy kinh đô Bắc Hà, gọi là Kẻ Cho [Kẻ Chợ, tên lúc ấy của kinh thành Thăng Long] "
Hoàng thành Thăng Long vĩ đại của đất nước ta, niềm tự hào bao đời của dân tộc ta thế là đã bị hủy diệt hoàn toàn bởi vị anh hùng dân tộc áo vải Nguyễn Huệ, căm hận thay.
Chắc là Vân Sàng, giường mây[Chú thích của tác giả: Mấy giáo dân Bắc Hà là thuộc hạ của quan Đại Tư mã [Ngô Văn Sở] mà tôi nhắc tới ở trên, đã quả quyết với tôi rằng Tiếm vương trừng phạt vị quan này về tội hoảng sợ bằng cách trừ ông một tháng lương thực và cấm ông không được đụng với thực phẩm của binh lính. Ngoài ra tôi còn nhớ rằng:
1. Quang Trung có tới đại bản doanh của ông [Quang Trung] tại Vân Sang, [một địa danh gần núi Tam Điệp] và mời các quan võ cao cấp dự tiệc, nhân đó ông bắt Đại Tư mã quỳ xuống cách xa ông trong khi các quan khác ăn uống và dùng lời lẽ gay gắt, dữ dội nhất quở trách về tính nhút-nhát của ông này.
2. Ít lâu sau, muốn làm ông [Đại Tư mã] phải kinh-hồn, Quang Trung cho xử chém viên trấn thủ Than Hoa [Trấn thủ Thanh Hóa, không rõ viên tướng nào] và một đại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng trước mặt ông.
3. Quang Trung bắt ông (Đại Tư mã) lại ra chỉ huy quân đội.
4. Quang Trung bãi chức Tổng Nguyên soái của ông [Tư lệnh quân đội tại Bắc Hà hồi trước].
Nhiều khả năng là Hoàng Viết Tuyển cụ ạ.Còn tên Đốc Chiên bất trung, hắn không được tận-hưởng quá lâu sự hoan hỉ của mối thù đã trả. Vài ngày sau sự thất bại và trước ngày hắn bắt và xử tử Hữu Chỉnh, hắn nhận được lời khuyến cáo của vài người bà con hắn [đang bị Bắc Vươnggiữ làm con tin] ở Phú Xuân bảo hắn chớ có đến thành này. Hắn bèn viết thư cho Hữu Chỉnh xin tha tội đào ngũ của hắn, viện cớ rằng đó là một mưu nhỏ do hắn nghĩ ra để tấn công quân Tây Sơn. Nhưng chẳng may lá thư của hắn của bị địch bắt được, thành thử hắn trở thành kẻ phản bội khả ố đối với hai bên. Tuy nhiên vì lúc đó, hắn có vẻ quả-quyết và bị dồn vào thế phải chiến đấu với Tiết chế, nên vua Chiêu Thống định che dấu sự phản bội của hắn. Ông ra lệnh cho hắn phải tấn công tiền quân của địch, trong khi cánh quân khác sẽ đánh úp hậu quân còn lại. Từ lúc đó, tức là từ trung tuần tháng giêng, có nhiều trận đánh ác liệt giữa Đốc Chiên và Tiết chế.
Chỗ này khả năng là Kien Lao, xứ đạo lớn và là nơi cửa sông Hồng ra biển tại Xuân trường, NĐ bây giờ.Ngày 29 tháng 11 [ 1788] tôi được tin trấn thủ xứ [Sơn] Nam của Tây Sơn tên là Đốc Thung (có lẽ là Đốc Thung, chưa rõ là ai) vừa mới có ý định sai người đi lùng bắt các giáo sĩ với hy vọng làm giàu nhờ sự bắt bớ đó. Từ một đánh giá khác vào ngày 7 tháng 12 [1788], tin tức tương tự ngay lập tức được xác-nhận với tôi bằng báo cáo của một người Công giáo có mặt và thấy chỉ thị được chuyển đến chính quyền [ Tây Sơn] chống lại chúng tôi.
Những người đàn ông này, những thành viên tại một hội đồng được tổ chức ở Kiên Pau (không rõ ở đâu) [đã quyết định việc truy bắt các giáo sĩ]. Đốc Thung và cắt cử một số quan văn và quan võ cả Nam Hà và Bắc Hà trong Hội đồng này, hội đồng đã thú nhận rằng tất cả các phương cách khả dĩ kiếm ra tiền cạn kiệt, thì ở đó, người ta có thể lấy được nó, điều đó có nghĩa là các giáo sĩ, và một số quan lại cũ [của nhà Lê] Bắc Hà là đang có tiền, những người này đã giao cho ông phụ-trách nhiệm vụ này.
Hóng cụ ra sách!Vài lời ngỏ:
Lịch Sử vẫn luôn thu-hút nhiều cụ OF, trong đó có em, đặc biệt khi muốn tìm hiểu Lịch Sử dưới nhiều nguồn tư liệu khác nhau, để nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn.
Nhân đọc bản gốc các tài liệu viết tay trực tiếp của Giáo sĩ Jean Davoust, đúng gia ông là Đức Giám mục , đại diện cho Tông Tòa Tây Đàng Ngoài ( từ 18 tháng 7 năm 1780 đến 17 tháng 8 năm 1789).
Thời gian này, ông đã sống ở Đàng Ngoài, mà trực tiếp ở Thăng Long ( gọi là Kẻ Chợ), đây là thời kỳ những chuyển biến xã hội cực lớn ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đó là loạn Kiêu Binh dẫn đến sự suy sụp của chính quyền Lê-Trịnh ( vua Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống và Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Bồng)
Có mô tả sơ qua thôi, đoạn gặp Nguyễn Huệ thì nói là trẻ và khá đẹp trai, xưng là : " bản quan biết các ông đã ở với ông Chủng [ Nguyễn Ánh],Hay quá cụ ạ !
Em đọc 1 mạch hết rồi, mong cụ sớm dịch bộ kia xem các ông ý mô tả anh em Tây Sơn, Gia Long tướng mạo ra sao.
Có thể cụ đúng, vì giáo sĩ Tây hay đi lại giữa Nam Định và Thăng Long cụ ạ.Chỗ này khả năng là Kien Lao, xứ đạo lớn và là nơi cửa sông Hồng ra biển tại Xuân trường, NĐ bây giờ.
Cảm ơn thông tin của cụ, em nghĩ đúng là Hoàng Viết Tuyển, vì Giáo sĩ gọi đúng tên mà dân ta hồi ấy gọi, nên em khó xác định tên thật như bây giờNhiều khả năng là Hoàng Viết Tuyển cụ ạ.
Hoàng Viết Tuyển – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org