Phần ghi chép của Giám mục Jean Davoust:
Ngày 30 tháng 12 [1788], một viên võ quan theo Công giáo chỉ huy một quân đoàn trọng yếu của hạm đội hoàng gia dưới quyền của Đốc Chiên có viết cho tôi một lá thư trong đó ông cho tôi hay rằng Đốc Chiên không những không đem lực lượng cản địch mà ngược lại còn dự định vượt tuyến vào Nam hàng Tây Sơn. Trước đây, ông ta cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh hợp tác với Tây Sơn, [đồng thời tôi nhớ rằng] nhờ vậy ông ta được Tiết chế Tây Sơn ban cho một thẻ thông hành và một số hộ vệ quân. Vì Đốc Chiên đã nhiều lần tỏ ra dũng-cảm và am tường chiến-thuật của địch nên lính Bắc Hà tin-cậy và sẵn sàng tuân lệnh ông ta hơn các tướng khác. Tin tức về sự phản-bội đó làm thay đổi tức thì cục diện chiến cuộc vì nó khuyến-khích lòng can đảm của quân Tây Sơn và gây kinh-hoàng trong đội ngũ lính Bắc Hà. Tuy bị bạn đồng liêu bỏ rơi một cách hèn-nhát như vậy, Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn không nổi giận và giả vờ viết liên tiếp mấy cái thư cho Đốc Chiên, nhân danh Vua và vương quốc, khẩn-thiết yêu cầu ông này từ bỏ ý định tai hại của ông và gác lại mối thù-hận sang một bên [vì lợi ích chung].
Nhưng tính kiêu-căng và sự ngoan-cố chung của những kẻ bội-phản làm hắn bỏ ngoài tai mọi điều khuyên răn. Bởi vậy Nguyễn Hữu Chỉnh bắt buộc phải đích thân chỉ huy đội ngũ còn lại và cấp tốc rời kinh đô để chặn đường và tấn công địch. Trong khi đó, một vị Hoàng thân [cậu hay chú bác của vua Lê Chiêu Thoung] được cử đi dẹp giặc, lại gây hoang mang trong dân chúng kinh đô vì sự đào tẩu về kinh thành một cách quá vội vã của ông. Nguyễn Hữu Chỉnh tức giận và muốn trừng-trị nghiêm-khắc người này để làm gương và cảnh-báo các vị quan và binh lính dưới quyền ông. Vì vậy ông tâu với vua rằng ông chỉ nhận lãnh trách-nhiệm điều khiển cuộc chinh-phạt quyết định sự thành bại của đất nước với điều kiện phải bêu đầu ông hoàng kia về hành vi hèn-hạ của ông. Vua Chiêu Thống không dám từ chối sự đòi hỏi đó. [Chắc chắn hình phạt đáng sợ đó không phù hợp với phong tục Tây Phương và ở đấy mọi người sẽ coi đó là một hành động dã-man]. Sau đó vào ngày 4 [hoặc 5 gì đó] tháng giêng. Nguyễn Hữu Chỉnh lên đường. Theo nhiều lời đồn thì ông bị ám ảnh bởi những điều gở mà ông đã nhận thấy khi xem xét các tinh tú vì ông ta am hiểu cặn-kẽ thuật xem sao [tốt xấu]. Vả lại ông ta cũng biết rằng mình không được lòng quân sĩ của ông. Qủa nhiên, khi ông ra tới trận tuyến, ông nhận thấy rằng quân đội của ông sẵn-sàng đào ngũ hay chưa đánh mà đã muốn đầu hàng quân Tây Sơn. Trong tình trạng hiểm nghèo đó, vì sợ rơi vào tay Tiết chế, ông không làm gì khác hơn là rút-lui một cách kín đáo vào đêm 6 và 7 tháng giêng để trở về Hoàng thành. Người ta kể rằng khi tới nơi vừa thấy nhà vua, ông liền kêu rằng:
“Bloi oi là Bloi! Nhà Lê đã mất rồi!” (để nguyên văn, tiếng Việt cổ Bloi nghĩa là Trời)
Rồi ông cầm lấy tay nhà vua. Cả hai vừa khóc vừa xuống một chiếc thuyền chở họ đi ẩn tại “xứ Boc” hay “xứ Bắc”.
Ngày 30 tháng 12 [1788], một viên võ quan theo Công giáo chỉ huy một quân đoàn trọng yếu của hạm đội hoàng gia dưới quyền của Đốc Chiên có viết cho tôi một lá thư trong đó ông cho tôi hay rằng Đốc Chiên không những không đem lực lượng cản địch mà ngược lại còn dự định vượt tuyến vào Nam hàng Tây Sơn. Trước đây, ông ta cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh hợp tác với Tây Sơn, [đồng thời tôi nhớ rằng] nhờ vậy ông ta được Tiết chế Tây Sơn ban cho một thẻ thông hành và một số hộ vệ quân. Vì Đốc Chiên đã nhiều lần tỏ ra dũng-cảm và am tường chiến-thuật của địch nên lính Bắc Hà tin-cậy và sẵn sàng tuân lệnh ông ta hơn các tướng khác. Tin tức về sự phản-bội đó làm thay đổi tức thì cục diện chiến cuộc vì nó khuyến-khích lòng can đảm của quân Tây Sơn và gây kinh-hoàng trong đội ngũ lính Bắc Hà. Tuy bị bạn đồng liêu bỏ rơi một cách hèn-nhát như vậy, Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn không nổi giận và giả vờ viết liên tiếp mấy cái thư cho Đốc Chiên, nhân danh Vua và vương quốc, khẩn-thiết yêu cầu ông này từ bỏ ý định tai hại của ông và gác lại mối thù-hận sang một bên [vì lợi ích chung].
Nhưng tính kiêu-căng và sự ngoan-cố chung của những kẻ bội-phản làm hắn bỏ ngoài tai mọi điều khuyên răn. Bởi vậy Nguyễn Hữu Chỉnh bắt buộc phải đích thân chỉ huy đội ngũ còn lại và cấp tốc rời kinh đô để chặn đường và tấn công địch. Trong khi đó, một vị Hoàng thân [cậu hay chú bác của vua Lê Chiêu Thoung] được cử đi dẹp giặc, lại gây hoang mang trong dân chúng kinh đô vì sự đào tẩu về kinh thành một cách quá vội vã của ông. Nguyễn Hữu Chỉnh tức giận và muốn trừng-trị nghiêm-khắc người này để làm gương và cảnh-báo các vị quan và binh lính dưới quyền ông. Vì vậy ông tâu với vua rằng ông chỉ nhận lãnh trách-nhiệm điều khiển cuộc chinh-phạt quyết định sự thành bại của đất nước với điều kiện phải bêu đầu ông hoàng kia về hành vi hèn-hạ của ông. Vua Chiêu Thống không dám từ chối sự đòi hỏi đó. [Chắc chắn hình phạt đáng sợ đó không phù hợp với phong tục Tây Phương và ở đấy mọi người sẽ coi đó là một hành động dã-man]. Sau đó vào ngày 4 [hoặc 5 gì đó] tháng giêng. Nguyễn Hữu Chỉnh lên đường. Theo nhiều lời đồn thì ông bị ám ảnh bởi những điều gở mà ông đã nhận thấy khi xem xét các tinh tú vì ông ta am hiểu cặn-kẽ thuật xem sao [tốt xấu]. Vả lại ông ta cũng biết rằng mình không được lòng quân sĩ của ông. Qủa nhiên, khi ông ra tới trận tuyến, ông nhận thấy rằng quân đội của ông sẵn-sàng đào ngũ hay chưa đánh mà đã muốn đầu hàng quân Tây Sơn. Trong tình trạng hiểm nghèo đó, vì sợ rơi vào tay Tiết chế, ông không làm gì khác hơn là rút-lui một cách kín đáo vào đêm 6 và 7 tháng giêng để trở về Hoàng thành. Người ta kể rằng khi tới nơi vừa thấy nhà vua, ông liền kêu rằng:
“Bloi oi là Bloi! Nhà Lê đã mất rồi!” (để nguyên văn, tiếng Việt cổ Bloi nghĩa là Trời)
Rồi ông cầm lấy tay nhà vua. Cả hai vừa khóc vừa xuống một chiếc thuyền chở họ đi ẩn tại “xứ Boc” hay “xứ Bắc”.