[Funland] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các toán vũ trang có tổ chức quy củ bất thần tấn công Gò Công làm tất cả mọi người ngạc nhiên không ngờ trước được. Ta vẫn tưởng người An Nam còn chìm ngập trong nỗi kinh hoàng, ta từng thấy những đám người An Nam khúm núm, sợ sệt khi gặp mặt người Pháp tại Sài Gòn, họ giống như những thứ hèn hạ bỏ đi không tỏ ra điều gì dám kháng cự ta. Nhưng sự thật đã chứng tỏ rõ ràng, như ta đã thấy. Người An Nam có tinh thần độc lập quốc gia rõ rệt, ta đã xem họ và vẫn còn xem họ như những người vô tri vô giác không phân biệt ai là chủ nhân ông của mình, như những người sẵn sàng chấp nhận bất cứ ai quản lý chỉ cần cho phép họ cày ruộng và gặt lúa là được. Ta vẫn nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần sai lầm lúc ban đầu của ta là coi mọi tác động trỗi dậy của người An Nam là đạo tặc và cướp bóc. Sai lầm này thời nào cũng có, khi người La Mã chiếm xứ Gaule (một vùng lãnh thổ rộng lớn ngày nay gồm: Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, và một phần nước Ðức mà người La Mã xâm chiếm và đô hộ từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV) và nếu ta cứ tin theo lời họ thì những ai chống lại người La Mã đều là bọn bất lương phạm pháp.

Từ trước đến nay Nam Kỳ miền dưới vẫn đầy kẻ trộm; nhưng con số tăng lên gấp bội chỉ trong vòng hai tháng sau khi thành Kỳ Hòa và thành Mỹ Tho bị ta đánh chiếm: nhiều quân lính tan rã hàng ngũ quay ra cướp bóc; vì đó là nguồn sinh sống duy nhất của họ. Nhưng vào độ tháng sáu và hai tháng tiếp theo dân quân Đồn-điền, quân chính quy và nghĩa quân lại được các người chỉ huy cũ của họ tập họp trở lại. Vì không biết ngôn ngữ, vì bị lừa gạt, vì lo sợ mà tự vệ, vì bắt chước truyền thống của người Anh, vì bản chất hung bạo nổi dậy trong một số người của ta giống như sự hung bạo thúc đẩy người Tây Ban Nha diệt chủng người da đỏ, tất cả là những lý do làm ta không còn phân biệt được những người An Nam không phải là trộm cướp đã nổi lên kháng chiến chống lại ta. Biết bao nhiêu những kẻ mà ta coi là cướp bóc thật ra là những chiến sĩ tay không chẳng được trang bị khí giới mà thôi!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thật quả là một quyết định cực đoan khi giao cho 20 đại biểu của ta toàn quyền sinh sát. Dù cho lương thiện và cương quyết đến đâu thì những người lãnh đạo này cũng chẳng thay đổi được những nhược điểm của bản tính mình. Những lệnh ban xuống trong trận chiến tranh khủng bố đang diễn ra tại hai vùng tứ giác thật vô cùng khủng khiếp: thật là nhẫn tâm chưa hề có. Tuy nhiên:’’ Các ông không được khủng bố người dân hiền lành’’ (Ðó là lời huấn thị cho các chỉ huy trưởng các đạo quân cơ động.)

Không có cảnh tượng nào âu sầu, buồn tẻ và khổ sở hơn là khi thấy người Pháp phải chạy ngược chạy xuôi trong ruộng trên sông trong suốt mùa mưa. Trò chinh phạt như thế này thật không có gì thích thú: cứ thấy được tên địch này thì tên địch kia chạy trốn, toàn xứ thì sông ngòi chằng chịt làm cho hành quân giống như cảnh sát đuổi bắt kẻ trộm cắp trên sông. Chẳng hạn như địch chiếm một số vị trí về phía kênh Bưu điện và Rạch Kỳ Hôn, nhưng ta chẳng biết các vị trí địch ở đâu; có những biến động giống như địch đang hành quân: tiền quân ta chẳng thấy gì hết. Chặn thuyền bè tra xét chỉ tập cho quân ta thái độ khinh miệt đời sống con người: thế thôi. Quân địch nhất định lẩn trốn làm ta hành quân giống như đánh vào không khí, trong trò đánh nhau thì phải có hai bên, nhưng rốt lại chỉ có một bên tự ra tay đánh một mình. Tuy nhiên ta biết chắc có nhiều lực lượng tiếp tay khởi nghĩa, ta biết cả tên tuổi của vài người cầm đầu và hướng dẫn nổi dậy. Ðến đây nên tiếp tục tìm hiểu những người này, họ có liên hệ với dòng họ Hoàng đế An Nam, họ là linh hồn của các phong trào nổi dậy. (chú thích của tác giả: tin tình báo này do chính miệng của một người An Nam biết rất rõ triều đình Huế, người này là con trai của vị phụ tá tay trái (Tả-tham-tri) tức b.ộ t.rưởng Try-phy-hien???).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng đế Tự Đức có vóc người khá cao lớn, hơn tầm trung bình của người An Nam. Dáng hơi khom. Hai vai xệ xuống, đây là dựa theo lối nói của dân trong xứ dùng ám chỉ những người già trước tuổi vì ham ăn chơi (chú thích của tác giả: ta thì lại nói khác, ví dụ để chỉ những người hút thuốc phiện thì ta nói là hai vai rút lên. Người Trung Quốc thì có thành ngữ như sau :’’Nó có hai vai rút lên ngang hàng với hai lỗ tai’’) ( xin nói thêm là trước tình hình ngày càng khó khăn, quân khởi nghĩa của Trương Định nổi lên đánh phá, bản thân nước Pháp đang sa lầy ở Syria, Mexico, nên không có quân tăng viện, Pháp bèn nghĩ ra 2 kế, là vừa đàm phán như tác giả đã nói là kéo dài mấy tháng, trong thời gian này, chính tác giả và thiếu tá Simon cùng 1 vài sỹ quan Pháp khác đã bí mật ra Huế trực tiếp đàm phán với triều đình Huế, tác giả gặp cả vua Tự Đức,và đây là cách viết cực kỳ kín đáo của tác giả, có lẽ tác giả muốn ám chỉ hoàng đế Tự Ðức có hút thuốc phiện nhưng không nói ra, chỉ giải thích một chuyện bâng quơ không dính dáng vào đâu cả, lại đặt riêng vào một hàng ghi chú cuối trang sách. Theo tài liệu ghi chép của quan tổng đốc Thân Trọng Huề thì vua Tự Ðức hút thuốc lào, không phải là thuốc phiện, bên cạnh lúc nào cũng có một người lính hầu để châm đóm, cách thứ 2 là Pháp bí mật tuồn vũ khí mua ở Macao cho các nhóm khởi nghĩa của Tạ VĂn Phụng, rồi các cuộc nổi dậy của Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc toàn nêu khẩu hiệu : Phò Lê Diệt Nguyễn, dân chúng Bắc Kỳ nổi dậy rất đông, Tạ Văn Phụng quyết tâm đem hạm đội tấn công Huế, quá kinh hãi, Tự Đức đã mau chóng chấp nhận ký hòa ước, tuy nhiên, lúc mà quân Pháp còn đang ở thế cửa dưới, đưa ra những điều kiện tương đối dễ thì Tự Đức lại không chấp nhận, sau này thì mất hết)

Nước da của ông mét và đều: nét mặt trầm lặng, không tỏ lộ, không xao động lo âu như cái nhìn giống như mắt mèo của người An Nam. Tuy nhiên ông vẫn mang tất cả những cá tính của giống dân An Nam, người Pháp nào đã được thấy quan quân An Nam ở cấp bậc cao đều có thể hình dung được cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt của hoàng đế Tự Đức. Răng của ông nhuộm đen; tóc cột lại thành một búi tó có kim bằng vàng xuyên ngang. Người Pháp ta xem ông và vẫn còn coi ông như một con thú giữ thô bạo và khát máu: nhưng đây chỉ là phương pháp của những kẻ tầm thường khinh miệt kẻ thù của mình rồi những kẻ xua nịnh bắt chước theo. Ðối với người An Nam ông là một hoàng thân cứng rắn nhưng vô cùng nhân đạo. Sự thật thì ông tỏ ra có bản tính rất ôn hòa và thái độ thật hòa nhã, ngay từ ngày còn nhỏ tính tình hòa nhã của ông đã làm cho vua cha là hoàng đế Thiệu Trị phải chú ý tới và đặc biệt chăm sóc đến ông. Trái lại hoàng đế Thiệu Trị quyết gạt bỏ người con trai cả vì người con này rất hung dữ và độc đoán ( tức là An Phong Công Nguyễn Phúc Hồng Bảo, con trưởng vua Thiệu Trị, lẽ ra ngôi vua là của ông, nhưng lại truyền cho Tự Đức, tuy nhiên Hồng Bảo không tin đây là ý vua cha mà do Trương Đăng Quế bày mưu, nên quyết chí báo thù người gây ra và tìm cách giành lại ngôi báu. Đại thần Trương Đăng Quế là thầy của Thiệu Trị và là người rất có thế lực trong triều. Tương truyền, Đăng Quế và Hồng Bảo có sự hiềm khích nhau từ trước, năm 1851, Hồng Bảo bí mật gặp người Anh xin giúp lên ngôi và được Anh mời sang Singapore để bàn việc, tuy nhiên bị lộ, ông kêu khóc với Tự Đức và được thả, đến năm 1854, ông lại đi tập hợp lực lượng Phật Giáo để cướp ngôi, tuyển mộ thêm sư từ Xiêm và Campuchia, nhưng do Hồng Bảo đối đã với 1 sư không tốt, nên sư đi tố cáo, lần này ông bị tống ngục và tự sát) . Một người An Nam sống trong triều đình Huế biết tiếng La-tinh đã cho ta biết các chi tiết vừa kể trên, vào thời đó tiếng La-tinh là ngôn ngữ thông dụng. Ông còn nói với ta là người An Nam cho Hoàng đế của họ là: pertinax tenax, có nghĩa là sáng suốt và kiên trì (thực ra dịch chính xác: pertinax tiếng Latinh nghĩa là cứng đầu, ngoan cố, bảo thủ
)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng đế Tự Đức sinh năm 1830. Vào dịp ông lên ngôi, mẹ ông cho thêm 1 tuổi, viện bô lão cho ông thêm một 1 tuổi nữa và người dân cũng tăng thêm cho ông 1 tuổi: vì thế đối với Âu châu ông 33 tuổi, nhưng đối với người An Nam ông 36 tuổi. Việc lên ngôi của ông biến chuyển như trò ảo thuật, chuyện xảy ra cứ tưởng như chuyện ở cung điện Nga hoàng hay Thổ Nhĩ Kỳ (lẽ thường, sau khi Thiệu Trị băng hà, ngôi vị sẽ được truyền cho con trưởng là An Phong công Hồng Bảo. Vào năm 1842, Hồng Bảo còn được tháp tùng Thiệu Trị trong dịp tuần du ra Bắc, để cùng hiểu rõ dân tình. Năm 1847, ít lâu trước khi qua đời, Thiệu Trị còn cho tổ chức lễ Đại Khánh Ngũ đại đồng đường, mừng việc Hoàng tôn Ưng Đạo, con trai của Hồng Bảo vừa mới chào đời. Trong dịp này, Thiệu Trị đã đích thân ẵm Hoàng tôn Ưng Đạo trình với Thuận Thiên Thái Hoàng thái hậu.

Tất cả những việc ấy, khiến Hồng Bảo rất tin tưởng mình sẽ là người được kế vị sau này.

Ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (tức ngày 4 tháng 10 năm 1847), Thiệu Trị chết, các hoàng thân và các quan văn võ họp tại điện Cần Chánh để tuyên đọc di chiếu, theo đó Hoàng tử Phúc Tuy công Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được lập lên ngôi, tức Tự Đức. Hồng Nhậm khóc lạy lãnh mạng. Di chiếu đọc chưa dứt, Hồng Bảo phẫn uất hộc cả máu ra, nằm vật ngã giữa điện đình. Lúc làm lễ đăng quang, mấy người phải đỡ ông dậy, nghi lễ mới hoàn tất
).

Khi hoàng đế Thiệu Trị cảm thấy suy yếu và biết mình sắp chết, ông dàn xếp mọi việc để đưa người con trai út lên ngôi. Mỗi lần người con trưởng là Hồng Bảo muốn vào phòng thăm hoàng đế Thiệu Trị đều bị người ngự y của hoàng đế ngăn cản, bằng cách nói với ông rằng hoàng đế đã khoẻ sắp đi đứng được. Trong khi dằng co như thế thì trong phòng bên cạnh di chúc của hoàng đế đang được soạn thảo. Khi hoàng đế vừa qua đời thì hội đồng hoàng triều được triệu tập, bản di chúc đem ra trình cho hai anh em trước mặt đông đủ hoàng gia. Người con cả bị tác động mạnh đến nổi đã quỳ gối và úp mặt xuống đất tỏ ra hết sức bối rối, mọi hy vọng của ông đã tiêu tan hết. Khi hoàng đế Tự Đức lên ngôi, người anh tìm cách mưu phản nhưng không kết quả gì. Các âm mưu của người anh mất ngôi đều bị khám phá ; chẳng những âm mưu không thành, ông lại còn bị nhốt vào một lâu đài tại Huế. Ông bị quản thúc yên ở đó đã 6 năm. Nhưng bỗng có một biến cố xảy ra : sứ thần của vua Xiêm gởi đi bị quân triều đình bắt tại biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ tức là Tây Ninh, mật sứ mang theo phù hiệu vương quyền để dâng lên người con cả của hoàng đế Thiệu Trị. Theo sự đồn đại trong dân chúng thì vị Hoàng thân này đã hối lỗi vì nghĩ rằng việc bất thành là do ý trời không muốn cho ông trị vì, và ông đã thắt cổ tự tử sau đó. Nhưng có lẽ ông bị thắt cổ thì đúng hơn. Ba ngày sau, con trai của ông cũng chết một cách tương tự. Dòng họ vô phúc này chỉ còn một người cháu trai và một bà mẹ : cả hai đã dùng ghe mà trốn thoát. Kể từ khi đó không ai biết thật sự số mạng của họ ra sao. Vào năm 1861, người An Nam cho rằng hai người sống ẩn nấp ở Nam Kỳ miền dưới (Tự Đức bắt tất cả con cháu Hồng Bảo phải đổi sang họ Đinh, năm 1866, ba anh em là Đoàn Hữu Trưng (còn gọi là Đoàn Trưng, con rể Tùng Thiện Vương Miên Thẩm), Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực cùng một số võ quan, binh sĩ và dân chúng đã nổi dậy, mưu lập con trưởng của An Phong công Hồng Bảo là Đinh Đạo (tức Ưng Đạo) lên làm Hoàng đế. Cuộc mưu phản này thất bại, cả gia đình Hồng Bảo gồm 8 người là: Đinh Đạo (丁導), Đinh Tự (丁寺), Đinh Chuyên (丁傳), Đinh Tương (丁將), Thị Thụy (氏瑞; vợ Hồng Bảo) và hai đứa con Đinh Đạo (một trai, một gái) đều bị xử treo cổ)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng đế Tự Đức cũng không được hoàn toàn bình an thụ hưởng ngôi báu mà vua cha đã xếp đặt. Trước hết ông phải chống lại chiến tranh nội bộ tranh giành vương quyền, sau là chiến tranh xâm lược của người ngoại quốc. Khi nhìn thấy nước Ấn Độ cạnh bên bị người Anh xâm chiếm ông cũng phải choáng váng. Trong thâm tâm, ông e rằng rồi đây tất cả sẽ đổ vỡ, một khi đã giao nhượng một tỉnh tức là khởi đầu cho sự suy sụp của toàn lãnh thổ. Chắc chắn trong tháng 7 năm 1861 lệnh cấm gạo trên toàn vùng bờ biển Nam Kỳ do ta ban ra bắt đầu có hiệu quả mạnh, 40 vị quan uy thế nhất trong nước, mà ta thường dùng một danh từ có nghĩa thật xấu thuộc loại thổ ngữ pha trộn sabir của người Bồ Đào Nha để gọi đám quan này ( tác giả viết rất lắt léo, sabir là tiếng lóng của lính Bồ, dùng để chửi tục, tác giả quá kín đáo, lại không dùng tiếng Pháp như kiểu Mẹc-xà-lù ( merde salaud), mà văn vẻ dùng tiếng Bồ, nói chung rất khó dịch để độc giả hiểu được thâm ý, vì, tác giả tuy ra để thương thuyết, nhưng vẫn kính trọng những người dũng cảm, đám quan lại có tư tưởng hèn nhát này tác giả rất khinh), đã tấu trình lên Hoàng đế cảnh tai họa của dân tình và khuyên hoàng đế hãy thương thuyết với người Pháp. Tự Đức đã trách cứ họ là yếu hèn, và nói với họ rằng:

- Các ông nên chuẩn bị chiến đấu hơn là lo thương thuyết; ta thà chịu rút vào núi non với người Mọi, người Chàm còn hơn là chịu nhượng bộ.

Tuy thế sau này ông cũng phải chịu thương thuyết (thực ra lúc tác giả bí mật ra gặp vua Tự Đức, quân Pháp đã có phần núng thế, cửa dưới, muốn đàm phán có thể gỡ gạc được chút gì, điều kiện đưa ra tương đối dễ thở, tuy nhiên Tự Đức lại không nắm được cơ hội)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vị hoàng thân chết thảm ở Huế và Hoàng đế của người An Nam hiện nay là hai anh em khác mẹ, mỗi người đều có một ông ngoại khác nhau. Ông ngoại của hoàng đế Tự Đức tên là Trương Đăng Quế. Ông sinh trưởng ở Gò Công, thị xã nằm giữa Campuchia và bờ biển. Ông Quế đã 74 tuổi: là kẻ thù không thể tha thứ của người Châu Âu trong việc xâm chiếm thuộc địa. Chính ông đã đưa vào sắc chỉ của hoàng triều ký năm 1833 lệnh ngược đãi tín đồ Thiên chúa.

Ông ngoại của hoàng thân bị thắt cổ ở Huế tên là Tri-phương (cụ Nguyễn Tri Phương, nhưng thực tế, cụ Phương không phải là ông ngoại của Hồng Bảo) Ông 65 tuổi, là một cựu nhân viên thư lại, ông đạt được danh vọng lớn không hề phải trải qua thi cử. Ðây là người An Nam được kể như có trí thông minh hiếm có, rất kiên trì, nhiều sáng tạo, khả năng phong phú. Ông là người sáng lập các nông trại quân đội cho dân Don-dien, chính họ đã giữ một vai trò tích cực trong cuộc nổi dậy ở Gò Công; những nhóm dân định cư này phù hợp một cách tuyệt vời với nền luật pháp và thiên tài của người An Nam, đồng thời cũng cực kỳ thích nghi với tình trạng đặc biệt của Nam Kỳ miền duới. Có người cho rằng Nguyen Tri-phuong tổ chức các dân quân để sau này, chờ khi vua Xiêm nhúng tay vào hậu thuẫn, sẽ nổi lên chống lại hoàng đế Tự Đức. Nhưng chắc chắn là sau các biến cố năm 1858, Trương Đăng Quế và Tri-Phương đồng lòng hợp tác với nhau chống lại sự xâm lược của Pháp. Vị thế của hai ông trong nước, cũng như tuổi tác của hai ông đã tạo ra ảnh hưởng lớn lao trong toàn xứ. Hai ông thiết kế, đào hào đắp lũy, lập căn cứ chống cự; dựa vào uy thế và nhất là nhờ tính khí và nghị lực mà hai ông đi đến đâu là khơi động việc nổi dậy đến đó, giống như chính hoàng đế Tự Đức tự thân hành đốc thúc dân chúng trong hai tỉnh Gia Định và Mỹ Tho.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dưới hiệu lệnh của hai ông này, các xã trưởng cũ và tàng tích của nền hành chánh An Nam trước đây đứng ra tổ chức và hướng dẫn kháng chiến; đôi khi trong số người đứng lên cũng có những người mới, trẻ tuổi, không có chức tước gì trong quân đội trước đây, nhưng giàu có và nhiệt tình. Ta biết được tên của vài người trong số những đầu đảng của các nhóm kháng chiến.

Le Quan-dinh (Lê quản dinh, tức là cụ Võ Duy Dương, 1 lãnh tụ khởi nghĩa) là một trong số những người nhiều nghị lực nhất. Anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa tuy không có kết quả gì. Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Le Quan-dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta.

Tên Phou-cop (tức là thủ lĩnh Trần Xuân Hòa, biệt danh Phủ Cọp, Phủ Cậu) còn gọi là phou-cao rất nổi tiếng. Trước đây hắn là tỉnh trưởng một vùng lãnh thổ hình tròn giáp ranh với kênh Thương mại. Hắn là tên trùm trong vùng tứ giác do quân ta chiếm giữ, có khi những toán quân của hắn dám tiến sát vào gần ngay Mỹ Tho. Nhưng chúng đều bị ta ruợt đuổi và phải phân tán ở Mỹ Quý.Tên hắn có nghĩa là quan cọp. Thuộc hạ của hắn gán cho tên đó vì hắn rất hung giữ.

Tên Quan-tou (tức là cụ Đỗ Thúc Tĩnh, 1 quan nhà Nguyễn chống Pháp) là một cựu đại tá Don-dien nổi danh vì tính khí hào hùng. Trước đây hắn chỉ huy một trung đoàn dân quân tức Don-dien trong thành Kỳ Hòa. Sau khi thành Kỳ Hòa bị mất, hắn lại xuất hiện ở các tiền đồn chống giữ thành Mỹ Tho. Hắn chỉ huy đồn mà trong đó đại pháo đã bắn ra giết chết đại úy hải quân Bourdais. Sau khi ta nã pháo bắn nát đồn, hắn buộc lòng phải dẫn quân lính tháo lui, quân lính của hắn vẫn gồm dân quân Don-dien, hắn rút vào vùng tứ giác phía tây; ta cho tàu Sham-Rock truy nã ở Kui-duc( không rõ chỗ nào), đốt nhà hắn và phá tan tành gia sản của hắn làm hắn phải bỏ trốn qua phía Campuchia trong vùng ngang với 3 tỉnh phía nam.

Tên Quan-suan (Quản Xuân) thì nổi tiếng vì rất giỏi về hành chính Hắn đóng ở phía tây kênh Thương mại trong suốt mùa mưa và ít khi xâm lấn vào lãnh thổ của ta. Tên hắn có nghĩa là mùa xuân. Người An Nam thỉnh thoảng mang tên này, tên có gốc từ miền Bắc, vì ở đây không có nghĩa gì hết vì không có mùa xuân.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người cầm đầu kể trên tập hợp binh mã, vừa là lính chính quy gom góp trở lại, vừa là dân quân Don-dien, vừa là nghĩa quân địa phương. Trong vài trường hợp, nhất là ở Gò Công, trên bờ rạch Vũng Gù và rạch Mỹ Quý, quân chính qui, Don-dien và nghĩa quân hợp chung với nhau mà đánh. Tóm lại, kháng chiến của người An Nam chống lại người Pháp đã bắt đầu nẩy sinh và có tính cách rất khác biệt tùy theo địa phương, phía đông hay phía tây kênh Bưu điện. Trong vùng tứ giác phía đông, tức vùng đã nằm gọn trong lãnh thổ Pháp, các cuộc nổi dậy gần như có tính cách bộc phát mà thôi. Những người chỉ huy đánh liều mạng, các cuộc nổi dậy giống như vọt lên từ trong đất. Trái lại, trong vùng tứ giác phía tây, người An Nam có nhiều làng mạc nằm dọc theo mép kênh Thương mại tiếp tay, những làng này không thần phục ta. Các tỉnh phía nam chuyển lên cho họ thuốc súng, súng, đại pháo và cả gạo nữa. Chính quyền Biên Hòa gởi cho họ mệnh lệnh, chứng từ, ấn dấu; vị quan phó vương sáu tỉnh (cụ Nguyễn Tri Phương), khi thì đóng trong lều tranh đổ nát lúc thì lập tổng hành dinh nơi đồn lũy kiên cố, lúc nào ông cũng khuyến khích và cổ võ các nhóm kháng chiến. Sức kiên trì của người An Nam đem lại sinh khí cho các tỉnh Hà Tiên, Vĩnh Long và An Giang. Ðiều này chứng tỏ cho biết sau này dù ta có chiếm hết 3 tỉnh phía bắc Nam Kỳ miền dưới tức Mỹ Tho, Sài Gòn và Biên Hòa, cũng sẽ khó lòng bình định khi 3 tỉnh cực nam vẫn còn án ngữ trước mặt.

’’Nếu tôi có thêm 1.000 quân nữa, tôi sẽ lấy hết 3 tỉnh đó; nhưng rồi tôi sẽ có đủ người để giữ những tỉnh ấy hay không? Uy danh của chúng ta tùy thuộc vào đó.’’ (trích lời của phó thủy sư đề đốc chỉ huy trưởng gửi lên b.ộ t.rưởng Hải quân).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kháng chiến của người An Nam trong vùng tứ giác phía tây là do tên Phou-cao cầm đầu, biệt danh hắn là quan-cọp. Có lúc ta nghĩ rằng quân An Nam rút về sào huyệt kiên cố để chống lại các đạo quân lưu động của ta xuất phát từ Mỹ Tho, mượn hệ thống kênh rạch đổ thẳng vào sông Cambodge để di chuyển, vì thế ta phải nỗ lực đánh tan chiến thuật này của địch, không cho thiết lập đồn lũy cố thủ như trước. Ta bèn lấy quyết định gởi một đạo quân chinh phạt đi đánh phá Mỹ Quý (đạo quân viễn chinh này gồm một phần quân lính đóng ở thành Mỹ Tho do đai úy Brière de l’Isle chỉ huy, trung úy Champanhet phó chỉ huy, 30 người của đại đội 32 thuộc trung đoàn 3 thủy quân lục chiến; trung úy Chériner và 25 người của đại đội 30, tăng cường thêm 25 lính thủy; đại đội của tàu Duperré do trung úy hải quân Carrade chỉ huy; một đội thủy quân lục chiến do trung úy hải quân Hanès chỉ huy; trung úy hải quân Noẽl điều khiển một ca-nô lớn của chiến hạm Prégent và chiếc sa-lúp Soledad. Ðại úy hải quân Devaux nắm quyền thống lãnh toàn bộ đạo quân này; sĩ quan hành chính Tây Ban Nha là Olabe giữ chức chỉ huy tổng hành dinh).

Cuộc hành quân của ta không gặp sức kháng cự nào đáng kể của địch; địch quân tiếp tục rút lui như thường lệ, nhưng từ xa vẫn bắn loạn lên bằng súng nhẹ. Mùa mưa lại bắt đầu trở lại, thật là khốc liệt, làm quân sĩ di chuyển hết sức cực nhọc và nguy hiểm chết người.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Gò Công và Mỹ Quý là những địa danh mà ta biết để kể ra đây làm điển hình cho một thứ chiến tranh mà kẻ thù hoàn toàn vô hình.

Nếu ta chỉ dựa vào sức cố gắng và kiên trì của địch khấy rối trong mùa mưa để đánh giá tình hình thật sự của hai tỉnh vừa chiếm thì hoàn toàn sai. Không có chút gì tương xứng giữa tổ chức trong bóng tối của địch so với những tai hại nặng nề mà ta đang phải gánh chịu.

Một vài hành động kháng cự trong một chiến trường giới hạn thật không đáng kể gì hết khi đem so với một trận chiến khác đang dai dẳng: tức là trộm cướp. Chính sứ thần An Nam cũng than phiền về việc cướp bóc đã tăng lên gấp đôi từ khi có loạn. Các đề nghị hòa bình vẫn tiếp tục được trao đổi giữa sứ thần An Nam và vị chỉ huy trưởng của ta. Nhưng những cuộc thương thảo này bất ngờ ngưng vào tháng 8, sau khi ta tức giận bắt được gần Trảng Bàng bản tuyên cáo của triều đình Huế. Hoàng đế Tự Đức treo giá đầu của chúng ta và trách dân không biết tận dụng nghị lực và tiềm năng của mình để tìm phương cách đánh đuổi ngoại xâm. Sau đây là lời lẽ của bản tuyên cáo:

Ngày thứ 3 trong tuần trăng thứ 3 (tức ngày 1 tháng 3, năm 1861)

‘’Từ ba năm nay người Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định; nơi đây họ đã phá thành, giết hại và đánh đuổi quân sĩ phòng thủ của ta. Tất cả thần dân có thấy phẫn nộ hay không, ta tưởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền dưới sẽ sẵn sàng hợp tác với quân sĩ để trả thù cho những nơi bị địch đánh bại. Người Pháp không phải cùng một giống dân với ta, họ áp bức chúng ta, hãm hiếp phụ nữ ta. Tất cả những ai bất nhẫn vì những việc này hãy quay về hợp tác với trẫm.

‘’Trong số các ngươi có ai muốn thờ họ và theo đuôi họ không?

‘’Trước đây, trẫm đã đưa ra một bản tuyên cáo cho chính quyền sáu tỉnh, trong đó trẫm đã báo rằng:

‘’Tất cả công bộc phải tuân lẹnh trẫm; phải lo kêu gọi dân chúng nổi lên để tổ chức nghĩa quân theo những thể thức như sau:

‘’Ai mộ được 10 người thì được phong chức Bá Hộ;

‘’Ai mộ được 50 người thì được phong chức Chánh lục phẩm suất đội (đại úy). Ðược lãnh khẩu phần của triều đình và được cấp khí giới để tập luyện.

‘’Ai mộ được 100 người sẽ được phong Phó vệ.

‘’Ai mộ được từ 200 đến 400, sẽ được phong chức tương xứng với số người đã mộ.

‘’Ai mộ đưọc một đạo quân 500 người sẽ được phong làm Chánh Ngũ phẩm vệ úy (đại tá).

‘’Nếu ai bắt được một người Pháp, sẽ được thưởng bốn lượng bạc.

‘’Nếu ai giết được một người Pháp, sẽ được thưởng hai lượng bạc.

‘’Nếu ai giết được một người An Nam theo Pháp sẽ được thưởng một lượng bạc.’’

‘’Hứa hẹn như thế, tức triều đình muốn huy động toàn dân chống lại người Pháp. Tại Gia Định đã có 308 người can trường theo về với quân đội của chúng ta; ở Vĩnh Long đã có 140 người. Chưa kể 5 Đội (tương đương tiểu đoàn) chính quy và 1 Vệ (tương đương trung đoàn) nghĩa quân trước kia ở Sài Gòn nay đã quy tụ về Biên Hòa, ngoài ra còn có 5 Vệ nghĩa quân đang được bí mật thành lập.

‘’Chẳng lẽ vận hạn của ta cứ đeo đẳng ta mãi hay sao?

‘’Hôm nay chúng ta hiểu rằng những khó khăn lớn nhất là ở Gia Định và Định Tường, chúng ta đã mất 2 thị xã của hai tỉnh này. Trẫm nghĩ rằng những ai đã quay về trong lòng gia đình họ là điều phải; nhưng đã đến lúc cần đồng loạt đứng lên theo về với triều đình; trẫm sẽ hân hoan đón rước để cùng nhau đánh đuổi người Pháp ra khỏi các tỉnh của ta. Sau này, khi chiến thắng, sẽ được thăng thưởng xứng đáng để an hưởng trong hòa bình.

‘’Hoàng đế Tự Đức’’

(bản dịch theo tiếng Pháp nên mong độc giả thông cảm, sẽ không sát so với văn bản chữ Hán
)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sứ thần An Nam đã lừa gạt ta rõ ràng. Có nhiều người trong chúng ta coi đó là một chuyện đáng bất nhẫn hơn là hợp lý. Người An Nam nói hòa bình nhưng lại chuẩn bị chiến tranh với ta. Chuyện dối gạt này chỉ có thể xảy ra với các dân tộc văn minh mà thôi và ta cũng phải thú nhận rằng giữa họ và ta chưa hề có cuộc đình chiến nào chính thức được công bố? Sau hết, khi họ đưa ra lý do bảo vệ lãnh thổ của họ tức đủ để bào chữa tất cả; một khi việc xâm lược của ta chưa kết thúc, dân chúng chưa bị dẹp yên bằng vũ lực, thì bất cứ một cuộc nổi dậy vũ trang nào cũng có thể gọi là chiến tranh dành độc lập được. Nói chung ý thức đó giống như rễ cây ăn sâu vào lòng đất đã nằm sẵn trong lương tâm của con người; ý thức như vậy rất đúng, đúng cả với những người nông dân thiếu cả vũ khí và chỉ biết trồng lúa mà thôi. Biện pháp ra giá đầu của chúng ta rõ ràng là một hành động bỉ ổi và khích động hành vi ám sát. Thật quả là một chuyện đáng buồn khi ta không tìm thấy ở những dân tộc mà ta gọi là man rợ những hành vi mềm dẻo hơn như ta đã thấy trong các trận giặc ở Ðức và Ý. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý tới ảnh hưởng của phong tục, tập quán của một xứ quá xa và quá khác biệt với Châu Âu. Giữa một giai đoạn suy sụp của giáo điều, của nguyên tắc, của tư tưởng và giữa nhưng gì hôm nay ta gọi là bậc thánh, ngay mai sẽ trở thành kẻ sát nhân, chẳng còn gì để tôn trọng nữa, thì đương nhiên phần ta, ta cũng có quyền tự vệ. Trong lúc việc thương thảo gián đoạn ta cứ sử dụng quyền tự vệ của ta. Tuy nhiên tỉnh Gia Định vẫn hoàn toàn yên tĩnh. Vùng tứ giác phía đông vẫn bình yên, dân chúng chỉ nổi dậy lẻ tẻ ở vùng tứ giác phía tây.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tình trạng yên ổn này chứng minh một sự kiện rõ ràng: trong thâm tâm người An Nam không bao giờ mất lòng tin. Họ vẫn mong đợi một biến cố nào đó làm chúng ta mệt mỏi và phải nới tay không bóp nghẹt họ nữa. Tuy rằng lòng tin có còn, nhưng thực tế không chối cãi được là sau khi bại trận họ đã phải đưa đầu vào gông nô lệ. Ta chỉ hy vọng bất cứ đâu, từ những nơi xa Sài Gòn và Mỹ Tho dù cho hẻo lánh hay cách trở, khi một người An Nam nhìn thấy ta tức họ phải hiểu ngay sự trừng phạt có thể giáng xuống đầu họ tức thời. Ta cũng hy vọng thêm là hệ thống hành chính mà ta hứa hẹn với họ sẽ tương xứng và thích nghi với cái tôn giáo có nhiều an ủi của họ, tâm trạng của họ rồi cũng sẽ thay đổi với thời gian. Về phần ta, ta cũng sẽ hy vọng gặt hái những kết quả do sự phấn đấu, lòng quả cảm, sức chịu đựng mọi thiếu thốn của ta, và nhất là sự hy sinh khiếp đảm nhất cho Thần Chết từ 5 năm nay.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những nhận xét mà ta vừa trình bày trên đây chỉ để áp dụng cho việc thành lập thuộc địa của ta mà thôi, không thể dùng cho người sau, khi lật lại lịch sử (tác giả rất giỏi phân tích, tiên đoán sự việc, thời cuộc). Trong vòng mùa mưa năm 1861, vì khuynh hướng cướp bóc của người An Nam, thêm cảnh các tàu chở lương thực và than bắt mang về nhiều người có thói hung bạo, ta còn phải chặn đứng việc buôn bán lén lút súng đạn với Singapor vì thế ta phải đưa ra nhiều biện pháp đặc biệt; hoàn cảnh khắt khe này thật sự không thích hợp chút nào để ta tìm kiếm giải pháp dung hòa giữa sự thống trị của người Pháp và dân chúng An Nam. Dù sao thuộc địa vẫn được thành lập. Trước kia Sài Gòn không có tòa án và quan tòa, ngay cả các vùng ta thiết lập cũng vậy. Hoàn cảnh chiến tranh không cho phép để thực hiện. Vào giữa tháng 4, một anh lính thủy người Mỹ bị một người đồng hương của mình giết chết trong một cuộc ẩu đả (lúc này ở Nam Kỳ có rất nhiều người tứ xứ đến, người Mỹ, Đức, Ấn, Ả -Rập, Philipines, Mã Lai…). Chính quyền Pháp hoàn toàn bất lực trước những loại tội phạm như vậy. Tóm lại một bộ luật dành cho người An Nam sẽ phải được soạn thảo trong tương lai; những người Pháp ta đưa về làm tỉnh trưởng, quận trưởng chỉ được quyền xử phạt những tội phạm nhẹ, không quan trọng mà thôi. Vị chỉ huy trưởng xin chính phủ Pháp phải gấp rút thiết lập tại Sài Gòn một tòa án; nhưng trong khi chờ đợi, toàn thể lãnh thổ do ta chinh phạt được phải đặt trong tình trạng giới nghiêm bằng một bản tuyên cáo ghi ngày 19 tháng 5, bản tuyên cáo có nội dung như sau:

‘’Phó đề đốc hải quân, chỉ huy trưởng các lực lượng hải quân Pháp trên các vùng biển Trung Hoa, các lực lượng bộ binh cũng như Hải quân tại Nam kỳ;

‘’Nhận thấy rằng:

‘’Trong khi chờ đợi thiết lập tòa án có đủ thẩm quyền xét xử trọng tội và thường phạm, thì ngay bây giờ phải trừng trị cấp bách các tội phạm đó;

‘’Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng chiến tranh giữa chính phủ của Hoàng đế nước ta và chính quyền Huế;

‘’Tuyên cáo như sau:

‘’Chiếu theo luật ngày 9 đến 11 tháng 8 năm 1849, điều khoảng 5, chương II, các tỉnh Sài Gòn, Mỹ Tho và tất cả các vùng lãnh thổ do ta chiếm phải đặt trong tình trạng giới nghiêm.

‘’Tuy nhiên, chiếu theo điều khoản 7, chương III của bộ luật trên, chính quyền dân sự vẫn tiếp tục như trước đây để thực thi quyền hạn của mình, và khi nào quyền hạn đó xét thấy thiếu sót thì lực lượng quân sự sẽ tiếp tay nếu có hiệu lệnh của vị chỉ huy trưởng truyền xuống.

‘’Vị chỉ huy trưởng toàn bộ đạo quân viễn chinh và các chỉ huy trưởng đặc trách hai tỉnh Sài Gòn và Mỹ Tho được giao phó dùng tất cả mọi phương tiện để phổ biến bản tuyên cáo này.’’

Hành động đó chứng tỏ uy lực và quyết tâm của nước Pháp chiếm giữ vĩnh viễn không nhân nhượng vùng lãnh thổ Sài Gòn và Mỹ Tho. Trong dịp này, đại tá don Carlos Palanca Gutierrez, chỉ huy các lực lượng Tây Ban Nha và cũng là đại diện toàn quyền của vương triều Tây Ban Nha, tự thấy phải phản đối và dành quyền phản ứng của nước Tây Ban Nha trước sự việc này. Vị toàn quyền Pháp ghi nhận sự phản kháng của phía Tây Ban Nha, nhưng ông vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Thái độ của vị chỉ huy trưởng Pháp trong sự tranh chấp này phản ảnh thật sự bản tính của ông nhưng đồng thời cũng phù hợp với các chỉ thị do chính phủ của Hoàng đế nước Pháp chuyển xuống cho ông. Chỉ thị này như sau:

’’Trình bày cho ông biết rằng ông đã nhận được lệnh đánh chiếm Sài Gòn, chinh phục và tổ chức một phần lãnh thổ tại đây, và nhắc cho ông biết Tây Ban Nha chỉ được đền bù cho sự hy sinh vẻ vang của mình tại một địa điểm khác ở Nam Kỳ mà thôi’’.

( Dần dần, Tây Ban Nha và Pháp đã xảy ra mâu thuẫn, TBN muốn Pháp chia cho ít nhất 1 tỉnh ở Nam Kỳ, Pháp không đồng ý, bảo TBN hãy cùng Pháp sau này ổn sẽ đánh ra BẮc Kỳ, chiếm được thì miền Bắc sẽ thuộc TBN, nhưng TBN từ chối vì nói miền Bắc gần TQ, khó xơi, hơn nữa mình cũng nhiều thuộc địa, chính vì biết mâu thuẫn này, mà cụ Nguyễn Trường Tộ đã tiếp xúc với đại sứ TBN ở Sài Gòn, cụ dò hỏi xem nếu quân triều đình đánh úp Pháp, TBN có cứu Pháp không? TBN trả lời không, cụ bèn báo lên Tự Đức xin cho quân vào đánh, các quan bàn đến 3 tháng không xong, nên đành bỏ)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vấn đề này thật ra chỉ có thể giải quyết một cách toàn vẹn giữa hai chính phủ. Quả đúng đã được giải quyết như vậy, nhưng mãi về sau mà thôi: hiện nay vấn đề này gây ra bất đồng chính kiến giữa hai vị toàn quyền, mặc dù sự liên hệ cá nhân giữa hai người không bị sứt mẻ gì vì chuyện này; tranh chấp cũng không phải là một chuyện xấu xa đối với lịch sử, nếu ta cứ nhìn lại 2 thế kỷ trước đây, cơ đồ của một đại quốc gia hùng mạnh đã đi đến chỗ đổ nát chỉ vì sự bất hòa giữa hai vị chỉ huy quân sự ( tác giả nhắc đến cuộc chiến tranh Pháp-Tây Ban Nha 1635-1659). Các biện pháp cực đoan của tình trạng giới nghiêm đem lại cho ta kết quả tốt, nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu quả xấu là những hành động tàn bạo không thể tránh do giới nghiêm mà ra, chẳng hạn như hành động xúc phạm quá sâu vào đời sống cá nhân và riêng tư của người An Nam trong xã hội của họ. Nhưng chính biện pháp này lại làm gia tăng quyền uy của người Pháp, giúp cho vị phó đề đốc của ta rảnh tay tận dụng quân lực để chuẩn bị cho việc chinh phục thêm những vùng đất mới.

Tình trạng thuộc địa của ta khi mưa lũ chấm dứt và khi đồng ruộng khô cứng trở lại thật hết sức là huy hoàng. Uy quyền của người Pháp trong các tỉnh đã chiếm không hẳn chỉ là uy quyền trên danh nghĩa. Từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, uy danh của ta thật sáng ngời. Chỗ nào ta cũng thấy người Pháp, từ Gò Công đến Tây Ninh, từ bờ biển Trung Hoa đến biên giới Campuchia. Các đoàn tàu buôn thật tấp nập nối liền Sài Gòn và Mỹ Tho, có khi lên đến 200 chiếc một lúc. Giao thương ở thành phố Chợ Lớn tăng lên mười lần hơn trước, bằng cớ là giấy tờ thương mại của thời này chứng minh rõ rệt. Hành động chống đối từ phía Biên Hòa thu hẹp chỉ còn vài trận đụng độ lẻ tẻ, các thắng lợi lớn của người An Nam chẳng qua là những vụ đánh cắp trâu bò mà thôi. Có một số quân chính quy An Nam đóng trên một vùng cao nguyên là Mỹ Hòa, giữa Thủ Dầu Một và Biên Hòa, nhưng không gây áp lực gì đến hoạt động của ta. Một vài vụ kháng cự còn xảy ra về phía kênh Thương mại, nhưng ta đã quan tâm và chú ý, nên chỉ cần đưa ra vài biện pháp đàn áp, trừng trị là xong.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái bản tính thông thường của trí tuệ con người là ghê tởm những gì không chính xác, rõ rệt và công thức. Ta muốn tìm một lý do chính giải thích sự xuất hiện của những nhóm kháng chiến rình rập xung quanh các đạo quân của ta trong mùa mưa; họ xuất hiện phía sau khi ta tiến lên phía trước, ta lại thấy họ phía trước khi ta quay lại điểm xuất phát lúc buổi sáng. Giống như họ từ dưới đất chui lên. Phải moi óc để tìm ra địa điểm trung tâm xuất phát của họ, từ đâu họ lấy lương thực để ăn, từ đâu họ lấy khí giới để đánh. Vì vậy mà ta phải nghĩ tới Biên Hòa. Sau Biên Hòa ta lại cho là Vĩnh Long. Sự thật thì trung tâm xuất phát các cuộc đề kháng ở khắp nơi, chia cắt ra cho tới con số vô cực, con số này tăng lên cho tới khi nào bằng với con số người dân An Nam. Nói một cách đúng hơn, thì phải xem mỗi một nông dân đang bó một bó lúa trong ruộng là một trung tâm kháng chiến. Ðiểm bất lợi cho cuộc chiến đấu của ta trên một vùng địa thế mà địch vẫn thản nhiên sinh sống và trốn lánh dễ dàng, chiến tranh mang dần tính cách cá nhân, thay đổi mục tiêu và danh nghĩa, trở thành một thứ chiến tranh đàn áp. Ta thấy thật rõ ràng từ ngày thất thủ Kỳ Hòa và Mỹ Tho người An Nam chỉ tìm cách làm ta hao mòn mà không thiết lập chắc chắn một chỗ nào nhất định để thách đấu với ta. Bắt đầu từ giờ phút này, mỗi khi đem quân tấn công họ thì ta biết trước chắc chắn họ sẽ nhường bước và tháo lui, rồi lại tiếp tục thiết lập sào huyệt phía sau hoăc phía trưóc địa điểm ta dự đînh tấn công. Tuy nhiên đã đến lúc mà ta phải đánh chiếm Biên Hòa, vì thị xã của tỉnh Biên Hòa đã nằm trong danh sách các mục tiêu bành trướng thuộc địa của ta, gồm trong vùng đất kéo dài tới sát ranh giới dãy núi Phan Thiết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiến thắng Kỳ Hòa và Mỹ Tho đã chuẩn bị sẵn cho việc đánh chiếm Biên Hòa, công tác này sẽ do người thay thế phó thủy sư đề đốc Charner thực hiện. Khi chiến dịch năm 1861 chấm dứt, vị chỉ huy trưởng cho rằng sức mạnh quân sự của người An Nam đã bị đánh tan và việc chinh phạt bước vào tình trạng giống như lúc đầu khi ta đánh chiếm Algéria. Công trình này còn đòi hỏi thời gian và cố gắng của nhiều sĩ quan cao cấp khác nữa, không phải chỉ nằm trong xứ mạng đã giao phó cho ông, phần ông đã làm tròn trách nhiệm. Chuẩn đề đốc hải quân Bonard được chỉ định, bằng nghị định ký ngày 8 tháng 8 năm 1861, giữ chức toàn quyền và làm chỉ huy trưởng các lực lượng Pháp tại Nam Kỳ. Nhưng thật sự ông chỉ đến Sài Gòn ngày 27 tháng 11, vì chuyến hành trình của ông quá lâu và khó khăn. Chỉ trong vòng 3 ngày là phó thủy sư đề đốc Charner đã giao xong quyền hành cho chuẩn đề đốc Bonard. Ngày 30 tháng 11, đúng 9 giờ sáng, tất cả các trưởng sở đều tụ tập tại ngôi chùa, nay mang tên ta đặt là Công sự Mới. Vị cựu chỉ huy trưởng ngỏ lời với các sĩ quan bộ binh và hải quân đang vây quanh ông nhưng không còn dưới quyền ông nữa. Tóm tắt những lời của ông như sau :

’’ ông xin từ biệt họ, trong suốt sự nghiệp lâu dài của ông từ thời đệ nhất đế chế (Ðệ nhất đế chế là chế độ chính trị của Pháp từ tháng năm 1804 đến tháng tư 1814, Napoléon làm hoàng đế. Ðệ nhị đế chế : từ tháng mười hai 1852 đến tháng chín 1870, do Napoléon III, cháu của Napoléon làm hoàng đế. Như vậy là sự nghiệp nhà binh của Charner bắt đầu dưới thời Napoléon), ông chưa từng thấy lần nào có cuộc tụ họp từ sĩ quan hải quân đến sĩ quan bộ binh đông đảo như thế này, tất cả lại vô cùng hứng khởi vì được thúc đẩy bởi một tham vọng cao cả, cái tham vọng đó đã giúp cho mỗi người làm tròn bổn phận của mình’’

Ðạo quân Nam Kỳ của ta đều hiểu rõ cái giá trị mà họ phải trả trước đây để được nghe những lời tán dương như thế.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lễ khai mạc Hội chợ Nông-Công nghiệp tại Sài Gòn ngày 24-2-1867

26555370380_e6911566e0_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp trình ủy nhiệm thư cho Đô đốc Pháp Charner và Đại tá Tây Ban Nha Don Carlos Palanca Gutierrez trên tàu bệnh viện Duperre, tháng 5 năm 1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp là Chánh và Phó sứ toàn quyền đại thần đã ký tên vào bản Hòa ước với Pháp ngày 5/6/1862, nhượng ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa cùng với đảo Poulo Condore (Côn Đảo) cho Pháp.

29658778737_3ca85bbf15_o.jpg

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các lực lượng Pháp dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đô đốc Louis Adolphe Bonard (trên tàu chiến L'Ondine) bắt đầu nổ súng tấn công các vị trí của Trương Định trong khu vực Gò Công vào ngày 24 tháng 2 năm 1863.

main-qimg-1cc8ff02894fcf1b533f7f1437dedef2.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Pháp nổ súng tấn công vị trí của nghĩa quân

27414113.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top