Các quan-huyen là cấp bực thấp nhất trong các quan chức chính thức do nhà nước tuyển chọn bằng thi cử, không bắt buộc có liên hệ mật thiết gì hết với nơi mà ông đến nhậm chức. Dưới ông là chức sắc hội đồng xã do dân chỉ định : một số người ở hội đồng xã chịu trách nhiệm trực tiếp với nhà nước, nên có tánh cách chính thức, một số khác chỉ liên hệ trực tiếp với dân mà thôi. Người cai quản trực tiếp dưới quan-huyen là caĩ-tong (cai tổng) ; đó là người quản lý của tổng ; vị caĩ-tong được chọn ra trong số 12 hay 15 xã trưởng bằng cách bầu cử. Như vậy là ta đang nói đến tầng thấp nhất trong mô hình kim tự tháp mà đỉnh chóp là Hoàng đế : tầng thấp nhất chính thực là dân gian trong nước và những người tự họ bầu ra, tượng trưng là cấp làng mà cách tổ chức như sau :
Trước nhất có ong-xa (nguyên văn : monsieur le maire : ông xã, đúng ra là xã trưởng). Ở Pháp ta gọi là ‘’ông xã’’ : ông có con dấu và giữ việc đối ngoại, trực tiếp trình tấu với quan nhà nước. Ông được dân bầu và phải được nhà nước chuẩn y. Ông thực thi quyền hành trong 3 năm, sau 3 năm nếu quản lý tốt thì được cử vào hội đồng xã.
Dưới ong-xa có hai ly-truong (lý trưởng) phụ tá. Có những làng quá nhỏ không có ong-xa mà chỉ có một ông ly-truong cai quản, làng sẽ tùy thuộc vào xã trưởng của làng cạnh bên. Chức sắc thấp nhất của hội đồng xã là pho-ly (phó lý) trợ tá cho ly-truong, sau cùng là các ong-huong (ông hương) phụ giúp các pho-ly (phó lý).
Ðó là các viên chức vừa tùy thuộc vào chính quyền lại vừa tùy thuộc vào dân làng; nhưng ngoài ủy ban hành chính liên hệ thường xuyên với chính quyền tỉnh và quan chức nhà nước còn có cả một hệ thống đẳng cấp rất uy thế, mặc dù không có tính cách chính thức gì hết; một vài người trong đẳng cấp này còn đứng cao hơn cả ông xã trưởng.
Ðẳng cấp này là ong-ca (ông cả), một người cao niên đã làm nhiều việc tốt, đã từng là xã trưởng. Ðó là vị ‘’cao niên nhất trong lớp người lớn tuổi’’. Làng nào có nhiều vị cao tuổi đáng kính như vậy thì dân làng rất là hãnh diện và làng được đặc biệt ân sủng. Ðối với người An Nam sự kính trọng tuổi già cũng lan rộng ra đến việc kính trọng những cổ thụ trăm năm, mà họ coi là một biểu tượng của sự phồn thịnh. Vị bô lão tức ong-ca còn có quyền trên trước ngay cả với ông xã trưởng, nhất là trong các buổi tiệc và ở chùa.
Trước nhất có ong-xa (nguyên văn : monsieur le maire : ông xã, đúng ra là xã trưởng). Ở Pháp ta gọi là ‘’ông xã’’ : ông có con dấu và giữ việc đối ngoại, trực tiếp trình tấu với quan nhà nước. Ông được dân bầu và phải được nhà nước chuẩn y. Ông thực thi quyền hành trong 3 năm, sau 3 năm nếu quản lý tốt thì được cử vào hội đồng xã.
Dưới ong-xa có hai ly-truong (lý trưởng) phụ tá. Có những làng quá nhỏ không có ong-xa mà chỉ có một ông ly-truong cai quản, làng sẽ tùy thuộc vào xã trưởng của làng cạnh bên. Chức sắc thấp nhất của hội đồng xã là pho-ly (phó lý) trợ tá cho ly-truong, sau cùng là các ong-huong (ông hương) phụ giúp các pho-ly (phó lý).
Ðó là các viên chức vừa tùy thuộc vào chính quyền lại vừa tùy thuộc vào dân làng; nhưng ngoài ủy ban hành chính liên hệ thường xuyên với chính quyền tỉnh và quan chức nhà nước còn có cả một hệ thống đẳng cấp rất uy thế, mặc dù không có tính cách chính thức gì hết; một vài người trong đẳng cấp này còn đứng cao hơn cả ông xã trưởng.
Ðẳng cấp này là ong-ca (ông cả), một người cao niên đã làm nhiều việc tốt, đã từng là xã trưởng. Ðó là vị ‘’cao niên nhất trong lớp người lớn tuổi’’. Làng nào có nhiều vị cao tuổi đáng kính như vậy thì dân làng rất là hãnh diện và làng được đặc biệt ân sủng. Ðối với người An Nam sự kính trọng tuổi già cũng lan rộng ra đến việc kính trọng những cổ thụ trăm năm, mà họ coi là một biểu tượng của sự phồn thịnh. Vị bô lão tức ong-ca còn có quyền trên trước ngay cả với ông xã trưởng, nhất là trong các buổi tiệc và ở chùa.