[Funland] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người An Nam chấp nhận phút khổ hình cuối cùng với một thái độ giản dị, trầm tĩnh, đáng kính nể: không một cử chỉ nào, không một lời nói nào cho thấy sự thất vọng, sợ hãi, hay hèn nhát. Trong một số khá lớn các trường hợp ta chỉ thấy có một người An Nam duy nhất đã khóc, đó là một thanh niên còn nhỏ chưa đến tuổi trưởng thành (tác giả mô tả rõ ràng thái độ của những người bị tử hình, tác giả hẳn là một nhân chứng, hoặc trong đội hành quyết?) Trong vòng tháng 6 năm 1861, khi đầu quân sĩ viễn chinh được treo giá thêm một lần nữa, và khi bản tuyên cáo của triều đình Huế sớm lọt vào tay ta thì ta bắt được hai người liên lạc trẻ mang các bảng tuyên cáo này của triều đình gần Trảng Bàng; hai liên lạc giống trẻ con hơn là vị thành niên. Ta giải 2 đứa nhỏ này về Sài Gòn để đưa về tổng hành dinh trên mẫu hạm của đề đốc là chiếc Impératrice-Eugénie. Khi còn đang trên sông Đồng Nai chúng xin ta ban cho chúng một ân huệ; chúng xin với một vẻ giản dị và hồn nhiên đến nỗi lúc đầu ta cũng không nghĩ đến mục đích của những lời van xin đó: hai đứa xin phép ta được nhảy xuống sông để tự tử. Tất cả người An Nam đều biết lội: nhưng ta không nghĩ rằng hai đứa bé tìm cách trốn, thật sự là chúng xin được tự tử, có thể vì sợ bị tra tấn; theo chúng thì khi bị bắt tức là phải chịu tử hình. Cái tuổi cực kỳ trẻ thơ của hai tội phạm thật là đáng chú ý, và trong trường hợp này sự thương hại lớn hơn những lý do chính trị.
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,351
Động cơ
334,284 Mã lực
Ông tác giả này là lính xâm lược mà có trình độ văn chương tốt nhỉ, hay là do trình của người dịch.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,251
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Năm 1861, Pháp vào thì tới năm 1890 đã bắt đầu đầu xây hàng loạt trường học, công sở mà ta sử dụng đến ngày nay. Kỹ thuật của Pháp vượt quá xa so với An Nam lúc bấy giờ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông tác giả này là lính xâm lược mà có trình độ văn chương tốt nhỉ, hay là do trình của người dịch.
Tác giả là sỹ quan đó cụ, con nhà học giả, sau này làm đến Thống Đốc, rồi Chuẩn Đô Đốc của Hải Quân Pháp, hàm Thiếu tướng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ta tự đặt câu hỏi từ đâu đã phát sinh ra sự trong sáng như vậy mà ta có thể so sánh với sự thanh thản ở cấp bậc của linh hồn? Có phải bên trong họ có một hình ảnh nào đó đã an ủi họ, như một lời hứa hay một kỷ niệm chẳng hạn? Họ có so sánh giữa sự sống và cái chết hay không, hay họ xem cái chết còn tốt đẹp hơn sự sống? Có phải là bản chất tôn giáo hay tính khí của họ đã trợ lực cho họ? Chắc chắn không phải là bản chất tôn giáo rồi: ta không thấy gì khác biệt trên phương diện này giữa người An Nam Thiên Chúa giáo và người An Nam ngoại đạo; những người ngoại đạo rất tin những pháp lý của vị Phật sau cùng, nhưng những giáo lý của Phật không vượt lên tới cấp bậc tư tưởng thiên tính, và Phật chỉ là một vị thánh lương y mà thôi. Còn người theo Thiên chúa giáo thì ngày nay ta đã biết giá trị của họ thế nào rồi. Những gì làm cho người An Nam rắn rỏi là ý chí của họ, điều này làm họ khác hẳn với các sắc dân khác ở Châu Á. Chính ở những kẻ yếu kém sự linh hoạt và mềm dẻo của trí tuệ càng phát hiện một cách rõ rệt hơn, chính đó là bản chất của tính khí người An Nam. Thường thường đàn bà và trẻ con An Nam
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người đàn bà An Nam được tự do hơn bất cứ một nơi nào ở Á Châu. Người ta kể rằng ảnh hưởng của họ rất lớn nơi thôn quê làng mạc. Nếu có một người nông dân nào bị tù tội phi lý, vợ hắn bế con trên tay tìm đến cổng quan mà kêu oan: không ai có thể cản nổi bà này. Người phụ nữ trong các sách truyện An Nam, cũng như trong những mẫu đối thoại chuyển thành thơ (những điệu hò hoặc đờn ca tài tử của người Nam Bộ, tác giả thấy người phụ nữ Nam Kỳ khá tự do, khác với phụ nữ Bắc Kỳ) mà họ hát tay đôi với nhau giữa đồng ruộng, hoặc trong các vở kịch giản dị trên ghe thuyền ta đều thấy một dáng dấp, một âm giọng cực kỳ diệu dàng và tế nhị của người phụ nữ; điều này cho thấy rõ ràng đặc tính cá biệt của người đàn bà An Nam trên toàn cõi Châu Á. Ta tự hỏi còn có gì diệu dàng và chất phác hơn những lời ca thán của một người si tình ngỏ lời với một gốc chanh?

’Tôi xin chào và khen ai trồng chanh - tôi muốn hái quả chanh ngon. - Khi thấy hoa thấy trái, tôi thấy tâm hồn của chanh; - nhưng đụng phải gai, nên tôi phải tránh, -Có biết bao nhiêu những kẻ tài tử giai nhân - dòm ngó săn đón chung quanh - Chanh ơi! tôi muốn bước tới chỗ thương yêu: nhưng chanh từ chối.- Tại sao, tàn nhẫn quá, chanh làm cao quá vậy, có phải chanh coi thường tôi chăng?’’
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hôn nhân và mai táng là hai sự kiện quan trọng nhất trong đời người An Nam, trong những trường hợp này người nghèo cũng được ngang hàng như người làm lớn hay người giàu có: tức là họ được mặc áo dài rộng màu mè và thêu hình vẽ, thông thường chỉ dành riêng cho các bậc quan; ngay cả quan quân khi gặp đám cưới hay đám ma của một người nhà quê, dù thấp hèn cách mấy đi nữa, cũng phải xuống ngựa và nhường bước cho đám đông.

Ðám cưới có tới 6 lễ; nhưng thông thường thì chỉ giữ có 3, có khi còn giữ 2 lễ mà thôi, như sau: người thanh niên phải tìm một người làm môi giới báo trước cho cha mẹ người con gái rồi chọn ngày và giờ. Ðúng ngày đã chọn, người con trai cùng với người mai mối và các người chứng thân hành đến nhà cha mẹ cô gái. Một người trong số những người chứng bưng một mâm khảm xà cừ, trên mâm có bày trầu, trái cau, vôi, thảo quả, và trong một cái hộp nhỏ có một cặp bông tai, tất cả được phủ bằng một tấm lụa đỏ. Mọi người đều mặc áo dài lễ phục; mâm cau có người đi kế bên che lọng. Người con trai dâng trầu cau cho cha mẹ cô gái: nhưng không mời cô này gì hết.

Lễ thứ hai cũng giống lễ thứ nhất. Ðúng ngày gọi là đính hôn, người con trai, người mai và các người làm chứng lại thân hành đến nhà cha mẹ người con gái. Trên mâm có một cặp vòng đeo tay chạm hình 8 con thú tượng trưng thích nghi theo tình trạng sắp làm vợ của người con gái (không rõ là 8 con vật gì?). Nhiều người khác trong đám đội mâm có để 3 áo dài và một cái quần. Lễ vật đều có đậy khăn đỏ và che lọng. Người ta cũng thấy dẫn theo một con heo đến để làm lễ vật.

Lễ đính hôn xong. 15 ngày sau là lễ hợp hôn. Người con trai đã đính hôn lại tới nhà cha mẹ của nguời hôn thê với nghi lễ giống như trước. Anh ta dẫn cô dâu về nhà mình, có cha mẹ cô gái và tất cả những người làm chứng đi theo; tất cả dự tiệc thật lớn, tiệc chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều, vì người An Nam không ăn đêm. Cha mẹ cô dâu ra về; nhưng trước đó, vài người ứng khẩu đọc thơ, theo nghĩa trong đó là chúc hai vợ chồng hoà thuận, hạnh phúc và có nhiều con. Ðôi khi người con trai thưa với cha mẹ vợ là nhà chưa được tươm tất, tiện nghi để đón vợ mình về xin hẹn thêm ba ngày nữa. Ðó là cách nói thật thà ngỏ ý mình không phải người hấp tấp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trẻ con An Nam có bản tính linh hoạt, tự tin và gây sự. Chúng có vẻ mặt rất cởi mở, bầu bĩnh và đáng yêu: càng lớn, vẻ dịu dàng mất đi; hai gò má nhô ra nhiều hơn sự cần thiết; hai má nhô lên nơi người An Nam như là một biến đổi về cơ thể, tình cảm cũng thay đổi trên nét mặt ( người Việt thời trước mặt đen hơn bây giờ và gò má khá cao). Không phải là chuyện lạ khi thấy trẻ con đứng cách xa vọt miệng gán cho người lính của ta một tiếng kỳ cục ( thực ra là chửi tục lính Tây, nhưng tác giả hoặc không hiểu, hoặc không muốn nói) Cha mẹ của những đứa trẻ thì ngồi chồm hỗm ở ngưỡng cửa (người Việt ngày trước cả Nam và Bắc đều hay ngồi xổm lên bậc cửa, nhìn rất chối), họ càng có vẻ buồn bã bao nhiêu thì vẻ mặt của trẻ con lại vô tư bấy nhiêu.Cái tương phản lộ liễu đó chẳng qua là tại chiến tranh mà ra. Trong 4 cuộc chiến tranh leo thang liên tiếp (chiến tranh Nguyễn Ánh – Tây Sơn; cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi; chiến tranh Xiêm-Việt, chiến tranh Pháp- Đại Nam lúc tác giả viết sách này) , người An Nam trở nên âu sầu và buồn thảm quá chừng, người thì mất nhà, người thì mất cặp trâu, kẻ thì mất ruộng. Chỉ có con cái của họ là hưởng được cái cảnh nhộn nhịp biến đổi không ngừng làm chúng thích thú.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người An Nam có thói ham mê cờ bạc cao độ. Những phu khuân vác do công binh ta mướn ở các công trường xây cất khi vừa lãnh lương xong được vài đồng kẽm là tụm nhau mà đánh bạc, họ chơi bằng cách nắm tay và chơi chẵn lẻ. Cử chỉ của họ chính xác, co giật cực kỳ mau lẹ (không rõ trò chơi cờ bạc kiểu gì?). Trò chơi mau ngã ngũ: thoáng cái là đã thua sạch, chỉ có một người thắng duy nhất. Họ lại ứng trước tiền lương của ngày hôm sau và tiếp tục chơi. Thường những người ở vùng biển, sống bằng nghề chuyên chở giữa vùng ven bờ và Mỹ Tho, ra đi trên những ghe thật đẹp chở đầy ắp hàng hóa, khi về thì thua hết vì cờ bạc, chỉ còn có cái can-chian ( cái chăn, để nguyên văn, tức là thua bạc sạch sẽ đến nỗi chỉ còn mảnh vải khoác) trên người.

Những người An Nam ta thấy lúc nào cũng hối hả đem những gì họ kiếm ra để chơi cờ bạc và hình như họ không tìm thấy sự thích thú khi gom góp của cải để làm giàu; họ có những rung cảm cao độ về cảnh nghèo khó. Bài thơ sau đây, mà ta thấy họ hát trên khắp các mặt sông rạch ở Nam Kỳ miền dưới, sẽ nói lên điều đó. Bài thơ không có tên tác giả. Người phiên dịch An Nam lúc nào cũng nhắc lại rằng:

- Ở An Nam, người ta làm nhiều thứ lắm, nhưng không bao giờ tìm cách phô trương giá trị của chuyện mình làm.

- Cảnh nghèo đói ơi, mi nói cho ta nghe. - Tại sao mi theo ta từng bước, chẳng khi nào mi để ta yên? - Cảnh vườn hiu quạnh, cỏ mọc đầy. - Căn nhà ba cột, nhìn mái nhà dòm thấy trời xanh. - Phần số của ta chỉ có bấy nhiêu đó. Trước cửa chủ nợ đòi khan hết tiếng, trong nhà con nít đói khóc hết hơi. -Số phận của ta phải chịu nghèo; nhưng cảnh nghèo chỉ còn vài năm nữa mà thôi, - Rõ ràng đâu phả
i ai cũng nghèo hoài.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi ta nhìn vào các dân tộc sống ở những nơi tận cùng của Châu Á, thì không thể nào ta lại không chú ý tới người Hoa; ta thấy họ khắp nơi, chỗ nào cũng có, sống riêng hay trà trộn với dân chúng địa phương.

Người Hoa rất đông tại Nam Kỳ miền dưới: tập thể của họ gồm khoảng chừng 30.000 gia đình trước khi người Pháp xâm chiếm; ngày nay con số đó tăng lên gấp bội. Họ có nội qui, điều lệ đóng góp; nắm hết nội thương, ngoại thương trong xứ. Họ có tinh thần hấp thu và khả năng hoà mình dễ dàng với hoàn cảnh xung quanh, điều này giúp họ bành trướng ở An Nam và ở những nước khác khi họ tụ tập lại; chỉ cách Sài Gòn có mấy dặm ta thấy Chợ Lớn giống như là trên đất Trung Hoa. Những người giàu có hay khá giả nếu có lấy vợ người An Nam thì họ ép buộc người đàn bà phải sống trong chỗ tối tăm kín đáo, không được hoạt động gì cả; người đàn bà mất hết tự do và ảnh hưởng của mình trong gia đình và xã hội, không như khi họ lấy chồng người An Nam. Người Hoa trả một số tiền gọi là thuế thân và khỏi đi lính, nếu không đóng thì không được mua đất và không được ghi tên trong sổ bộ của nhà vua. Người An Nam phải chịu đựng ảnh hưởng của người Hoa và không thích họ chút nào. Họ gọi người Tàu là quiet (chệt, để nguyên văn, bây giờ vẫn có nhiều người gọi người Trung Quốc là Tàu chệt hay chệt), danh từ có tính cách miệt thị; nhưng khi họ cần đến người Hoa giúp đỡ, và chuyện này thường thấy xảy ra, thì người Hoa là ‘’các vị sáng suốt’’.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người Hoa xâm nhập khắp nơi. Mặc dù chiến tranh, cướp bóc hiểm nguy đủ loại, nhưng chính người Hoa ngược xuôi trên khắp miền kinh rạch, đi vào từng nhà người nông dân An Nam dọc theo từng con kinh, thương lượng, thông thường là bằng cách hăm dọa, để mua trọn mùa lúa của họ. Cứ như vậy mà từ nhà nông dân này qua nhà nông dân khác họ mua lúa từng số lượng nhỏ rồi chở về Mỹ Tho hoặc Chợ LỚn. Từ đó việc buôn bán và chuyển lên tàu lớn thì cũng giống như ở Châu Âu hoặc các nơi khác ở Viễn Đông; tại Singapor cũng một phương pháp như vậy. Chuyện gì xảy ra ở Singapor thì cũng xảy ra ở Sài Gòn, không tránh khỏi được. Người Hoa tự làm môi giới buôn bán với nhau, không cần trung gian chi phí, gom hết lợi nhuận và tạo ra những gia sản kếch xù Người Âu, nói chung người Anh và những người Châu Âu khác, phải qua tay bọn thương gia địa phương: người Anh ở Singapor chỉ là người nhận ký gởi hàng hoá và thu tiền hoa hồng môi giới mà thôi. Những gia tài thật sự kếch xù ở trong tay người Hoa, trước kia họ chỉ là những người làm thủ công nghệ ở Quảng Châu hay Hải Nam. Việc người Châu Âu đến Sài Gòn không làm nao núng người Tàu chút nào, họ không sợ sự cạnh tranh của người Châu Âu. Họ tin tưởng ở cách làm ăn của họ, người Châu Âu không thể nào xâm nhập vào nổi. Trong thời buổi khó khăn, dưới sự xâm chiếm của Pháp, mặt ngoài họ giả như theo về phía quan quân An Nam, và họ cũng có theo thật, chẳng qua là lúc đó Mỹ Tho và các tỉnh miền nam vẫn còn trong tay người An Nam và người An Nam còn đủ sức đảm bảo việc thương mại của họ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trung tâm xâm nhập của người Hoa vào An Nam là Chợ Lớn, chỉ cách Sài Gòn có hai dặm. Ðó là một thành phố hoàn toàn Tàu. Dân Hoa Kiều ở đây gồm có 7 bang hội, mỗi bang có một người cầm đầu gọi là Xì Thẩu ; các người Xì Thẩu đeo một cái nút màu vàng là dấu hiệu của khoan dung và uy quyền. Sau trận đánh chùa Clochetons năm 1860, ta thấy hết sức rõ ràng là thị trường Trung Hoa vĩnh viễn sẽ lọt vào tay ta, các người Xì Thẩu đều xin ta bảo trợ, và ta đã chấp thuận.

Dân Tàu ở Nam Kỳ miền dưới hàng năm vẫn tăng lên một cách đáng kể vì số thủy thủ người Trung Quốc hàng loạt đổ đến từ Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam. Sau các biến cố Kì Hòa và Mỹ Tho ta thấy dân khắp nơi đổ xô đến đây, những người nghèo đói và bần cùng vì nghiện ngập thuốc phiện hoặc vì cờ bạc, bọn cướp bóc hết thời cũng nhập vào số đó, tuy cũng có người làm ăn nhưng khó phân biệt họ với cái cặn bã do miền biển Trung Hoa thải ra như vừa kể trên; họ là những người có nghề nghiệp, như thợ hồ, thợ lợp nhà, thợ mộc làm nhà, làm tàu, thợ rèn,kể cả một vài người khá giả mang theo vốn liếng để kinh doanh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin ngưng ở đây những nhận xét về các nhóm dân ở Nam kỳ miền dưới. Nghiên cứu chính thức của chính phủ ta về họ hình như chỉ dựa vào những tình trạng mới thích ứng của họ về sau này thôi.

Người An Nam tôn thờ vua như cha mẹ của mình, như một giáo chủ, một người ở bậc tối thượng, chuyên chế, nhưng không độc tôn. Hình thức chính phủ không khác gì chế độ chuyên chế phụ hệ ở Trung Hoa, người An Nam được giáo huấn trong chế độ như vậy. Hoàng đế là một người cha; tùy tùng của hoàng đế có quyền như người trưởng tộc; thần dân thuộc hàng con cái mãn đời: hoàng đế tại triều đình gọi dân là con đỏ, xit-eu (赤子 xích tử, để nguyên văn, xích tử là từ Hán -Việt, cũng có nghĩa là con đỏ), để ám chỉ màu da của trẻ con mới đẻ, vì lẽ người cha càng thương môt đứa con hơn khi thấy nó càng yếu đuối. Ý tưởng này cảm động biết bao nhiêu nếu mà thực hiện được! Nhưng nếu con người chỉ là một đứa trẻ yếu đưối, không xứng đáng, không đủ sức tự bước đi và suy nghĩ thì sao!

Hoàng đế An Nam, như đã nói, không phải là người chuyên chế độc tôn: các thành viên của hội đồng tư vấn có thể bắt vua nghe theo mình bằng văn bản hoặc bằng lời biện luận cương quyết. Các văn bản mà ta tìm thấy trong cung mùa hè của các hoàng đế Hàm Phong cho ta một ý niệm về sự tự do lạ lùng trong các lời diễn đạt của các quân sư.

Hoàng đế nhận lãnh phụ cấp một cách minh bạch: mỗi tháng, bộ trưởng ngân khố quốc gia cấp một số tiền mà ta có thể biết rõ ràng (tác giả biết rõ số tiền mà vua Tự Đức có, hoặc được lĩnh, người Châu Âu thường tôn trọng cuộc sống đời tư,nhất là vấn đề thu nhập cá nhân, họ thường chỉ nói một nửa những gì đã rõ, rất khéo léo) ; nhưng số tiền này không đáng kể lắm, nếu ta cứ tạm so sánh với số tiền của công chúa vợ hoàng tử kế vị sẽ rõ: bà này mỗi tháng lãnh được 50 xâu tiền và 5 phần gạo. Tuy nhiên hoàng đế An Nam có các nguồn lợi khác, và được xem như một trong các hoàng thân giàu nhất Á Châu. Giống như vua Xiêm, ông có quyền làm thương mại, trên thực tế ông là thương gia lớn nhất trong nước. Ở Ðông phương điều này không làm hại đến uy quyền của ngôi vua.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tại Huế, hoàng đế cũng có tổ chức những buổi xuất hành trọng thể; nhưng ông cũng thường du hành với một đoàn tùy tùng thật ít người. Trong trường hợp trọng thể thì đi đầu có 2 quân sĩ truyền lệnh: thông báo là hoàng thượng sắp xuất hiện, phải tránh bước nhường đường. Kế đó là các quan cưỡi ngựa và cưỡi voi, sau cùng mới đến Hoàng đế. Phía sau là đoàn tùy tùng che lọng khá đông đảo. Dân chúng quì gối hai bên đường: nhưng vẫn có quyền đến gần để dâng lên vua đơn thỉnh nguyện của mình. Một vị quan cao cấp bên cạnh hoàng đế đứng ra nhận đơn; thường là chính hoàng tử con vua thân hành nhận đơn (tác giả đã bí mật ra Huế gặp vua Tự Đức nên chi tiết này rất đúng vì hoàng đế Tự Ðúc không có con và một vị đại thần phải đứng ra nhận đơn). Những người đưa đơn ngậm ở miệng một tờ giấy màu xanh. Tục lệ này là do sự tích thật xưa: có một người oan ức nhưng đi đến đâu cũng bị xua đuổi, bèn ngậm một tờ giấy xanh trong miệng mà kêu khóc, tiếng kêu oan lên đến tận trời. Ta thấy trẻ con An Nam ngày nay cũng hay chơi trò thổi còi bằng cách dùng lá dừa quấn làm còi, đó cũng là cách tượng trưng chuyện đưa đơn vừa kể. Ta thấy những người kêu oan trên đường, cất lên những tiếng kêu khóc, giọng ré lên rất cao hoặc ồ xuống rất trầm, họ cố gắng thay đổi âm điệu ( điều này càng chứng tỏ tác giả đã chứng kiến tận mắt những việc đưa đơn kêu oan, người Việt ngày xưa kêu khóc rất thảm thê mỗi khi gặp đau khổ, tang tóc hoặc oan ức).

Hoàng đế An Nam có một vợ do mẹ chọn, ông tiếp nhận người vợ chính thức trước hội đồng bô lão đúng theo nghi lễ quy định. Ngoài ra ông có thêm 7 bà thứ phi. Hoàng cung xây cất tại một địa thế có vị trí trắc trở của thiên nhiên, trong cung chỉ có đàn bà hầu cận. Các hoạn quan chỉ canh giữ gần cửa thành nơi hoàng đế tiếp các vị đại quan vào những ngày nhất định; nhưng sự hiện diện của hoạn quan vẫn là trường hợp đặc biệt; ta có thể nói chung quanh hoàng đế chỉ có đàn bà.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chỉ cách đây 12 năm, hoàng đế An Nam còn phải thân hành ra đến biên giới Trung Hoa, áo mão trịnh trọng, tiếp sứ thần của hoàng đế nhà Thanh để làm lễ đăng quang. Nhưng hoàng đế hiện nay thì lên ngôi tại Huế.

Khi koàng đế lên ngôi thì phải bỏ tên cũ của mình và không được phép dùng tên này nữa, đồng thời một số chữ khác cũng cấm không được dùng ( tức là kỵ húy, nhà Nguyễn là 1 triều đại ban ra vô vàn từ kỵ húy, kiêng tên của các thành viên Hoàng tộc đến tỉ đời, làm cho tiếng Việt méo mó, vì chỉ cần nói hay viết phạm húy là bị chém đầu, nên mới phải đổi tiếng hoặc viết chữ Hán bớt-thêm nét, ví dụ Hoàng đổi thành Huỳnh vì kiêng tên Nguyễn Hoàng, Cảnh-Kiểng, Nhậm -Nhiệm, Thì-Thời, Tông-Tôn, Nhân-Nhơn, Hoa-Huêcác cung nữ thời Minh Mạng vào cung có khi đến 2 năm mà không dám mở miệng vì sợ không biết, vô tình nói ra phạm húy là bị chém ngay, nhà Nguyễn cố gắng bắt dân miền BẮc kiêng húy, nhưng chỉ có tác dụng với quan, còn dân thì khó, nên bây giờ giữa tiếng Bắc và Nam vẫn có nhiều từ khác kiểu như vừa kể trên) Tu-duc (Tự Đức, để nguyên văn) gọi là Haong-giâm (Hồng Nhậm, để nguyên văn): chữ haong ( Hồng) bị cấm trên khắp nước; người ta không được phép dùng trong khi nói chuyện, thi cử giấy tờ ngoài đời ( cấm cả chữ Nhậm, nên phải đổi sang Nhiệm, rồi chữ Thì, đổi sang Thời, vì thế Ngô Thì Nhiệm thì phải viết là Ngô Thời Nhiệm) . Than (Thân), là tên mẹ của một trong số các hoàng đế An Nam, dân gian cấm không được dùng tên Than trong một thời gian, và trên toàn nước phải gọi là Thiet (thiết). Mẹ vua Tu-duc tên là Thi (Thì, tức là bà Từ Dụ, tên thật là Phạm Thị Hằng): hiện nay người ta gọi là Thim (Thời) trên toàn cõi An Nam. Chẳng những các cuộc tranh luận trong dân chúng cũng phải tránh tiếng này; nhưng ngay cả trong những dịp hệ trọng hơn mà nhà nho nào lỡ dùng chữ này trong văn thư cũng bị xử đánh bằng gậy. Việc đánh đòn là điểm đặc biệt làm tổn thuơng đến sự nhậy cảm của người Châu Âu, nhất là trên đất Pháp; nhưng thật ra hoàng đế An Nam bắt toàn dân phải đọc trại đi một chữ hoàn toàn không phải vì sự chuyên chế độc đoán, mà đây chỉ là một qui ước về lễ độ theo đúng tục lệ mà thôi (các triều đại khác thì sau khoảng vài đời là có lệ Miễn Nghị, tức là những từ kỵ húy dần được bỏ, nhưng nhà Nguyễn thì không)
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,251
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Tác giả này viết chuẩn quá. Giá trị hơn nhiều về những tài liệu lịch sử , văn hóa của người Việt trong giai đoạn này .
Hi vọng cụ Doc có thớt về cuộc đổ bộ Pháp vào Bắc Kì để xem cuộc kháng chiến Bắc Kỳ chống Pháp như thế nào ???
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tên họ ở nước An Nam có tầm quan trọng đặc biệt và khác lạ hơn cả với bên Trung Quốc. Trên toàn nước không có hơn quá 40 họ. Người An Nam thêm vào họ một chữ nữa ám chỉ các đức tính tốt, sự xinh đẹp, hoặc dựa vào mùa màng, thiên nhiên: như suan tức là mùa xuân, quê là quế; gen-seng (không rõ cái tên này tiếng Việt là gì) là một loại thuốc thảo mộc tuyệt vời.

Các viên chức nhà nước khi được bổ nhiệm thường chọn cho mình một tên mới có tính cách trừu tượng không phải là tên cũ của mình, nhưng là tên để đặt cho quận, cho tổng hay cho làng (ví dụ ông Phủ Vĩnh Tường, ông Cai Tổng Vàng, ông Huyện Hinh, ông Xã Hách). Vì thế lần lượt làng bỏ tên cũ và chọn tên mới có vẻ Hán, êm tai hơn, hoặc để tránh không có chữ nào cấm: vì tính thận trọng của nho sĩ trong sự tôn trọng luật lệ. Kể từ ngày đó, tên làng chính thức được dùng trong mọi giấy tờ hộ tịch; nhưng dân làng vẫn dùng tên cũ trong khi nói chuyện, dần dần cho đến lúc tên chính thức trở nên quen thuộc, tên cũ gác qua một bên rồi quên đi, hoặc có trường hợp lại đổi qua một tên mới nữa khi có quan chức mới đến thay (xưa, làng xã hay nhiều địa danh có 2 loại tên, tên chính: tức là tên trên văn bản và tên Nôm ( tên tục) ví dụ làng Ông Mặc - tục gọi là làng Me) .
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tác giả này viết chuẩn quá. Giá trị hơn nhiều về những tài liệu lịch sử , văn hóa của người Việt trong giai đoạn này .
Hi vọng cụ Doc có thớt về cuộc đổ bộ Pháp vào Bắc Kì để xem cuộc kháng chiến Bắc Kỳ chống Pháp như thế nào ???
Em đang bắt tay dịch cuốn " Viễn Chinh Bắc Kỳ" của thiếu tá Thomazi, người đã chứng kiến cái chết của H. Riviere tại Cầu Giấy, mời các cụ đón đọc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở An Nam người ta có thể đổi tên mà không cần thủ tục gì cả; nhưng cấm không được dùng tên của bạn bè, của một người quen biết: vì đó là một sự lăng nhục. Như ta thấy, những ý tưởng này thật khác biệt với quan niệm Thiên Chúa giáo hay La Mã liên hệ đến việc bảo hộ hay nhận con đỡ đầu (người phương Tây thì quý mến ai sẽ đặt tên con theo người ấy).

Mỗi tỉnh do một quan tổng đốc cai quản, quan tổng đốc có 2 cấp : cao và thường, tùy theo tầm quan trọng của tỉnh mình cai quản. Nam Kỳ miền dưới, như mọi người đều biết, có 6 tỉnh, 3 tỉnh lớn và 3 tỉnh nhỏ, trước đây hợp lại làm một phó vương quốc đặt dưới uy quyền tối thượng của một đại biểu triều đình Huế gọi là king-luoc (Kinh lược). Các phụ tá của vị tổng đốc gồm quan thuế vụ, quan án, một vị tướng giữ việc quân sự và một quan văn. Duới tổng đốc là các quan-phou (quan phủ) quan-huyen (quan huyện) nắm giữ những đơn vị hành chính trong tỉnh, tương đương với tỉnh và quận của ta. Cũng không phải quá dài dòng khi cần xác nhận ở đây là các danh từ ta tạm dùng để chỉ định tương đương tỉnh trưởng và quận trưởng không có cùng định nghĩa như trên đất Pháp. Một tỉnh trưởng Pháp có thể viết văn thư trực tiếp lên cấp bộ trưởng, trái lại vị quan phou không có quyền này. Một vị quan-huyen hiếm hoi lắm mới phúc trình những việc mình làm lên quan- phou mà ta gọi tương đương là tỉnh trưởng. Ông ta không cần chứng tỏ sự hiện diện thường trực của mình cũng như sự tùy thuộc của mình vào cấp trên tức quan phou theo nghĩa thông thường mà nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top