[TT Hữu ích] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,489
Động cơ
334,284 Mã lực
Địch mới chỉ nã pháo vào thành là ta đã buông, bỏ thành chạy mất.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
Hết sức cảm ơn bác 'Đốc' - doctor76 😘
Xin được kính bác 1 ly vốt - ka thật hảo hạng 🥰
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trích tường trình của thiếu úy Thủy quân lục chiến Philippe Héduy về trận Biên Hòa:

Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đến Biên Hòa lo việc chống Pháp song thấy thế của Pháp mạnh nên đã cử người gặp Đô đốc Charner nghị hòa. Song cuộc nghị hòa bất thành (tác giả đã nói). Trong khi đó, quân dân Biên Hòa vẫn kiên quyết đánh. Quân Pháp tổ chức càn vào Biên Hòa đều bị quân dân đánh lui hai lần tại khu vực suối Sâu (nay là Bình Dương). Tại hai làng An Thạnh và Bình Chuẩn quân Pháp cũng bị quân Nguyễn do phó Đề đốc Lê Quang Tiến chỉ huy tập kích, cản ngăn cuộc dò đường.

Tháng 10 năm 1861, phó Đô đốc Bonard sang Việt Nam thay Charner đã quyết tâm đánh chiếm Biên Hòa.

Thành Biên Hòa không lớn lắm là địa điểm tập hợp số binh sĩ từ đại đồn Chí Hòa rút về. Chu vi thành khoảng 1.350m, tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng 3,4m), dày 4m, hào rộng 16m, sâu 2,4m, mở 4 cửa, dựng một kỳ đài; ngoài cửa qua hào đều bắc cầu đá ở địa phận thôn Tân Lân (Năm Minh Mạng thứ 15 (1834) thành đắp bằng đất), đến năm Minh Mạnh thứ 18 (1837) mới xây bằng đá ong). Trên sông Đồng Nai từ ngã ba Nhà Bè đến phía trước cửa thành có 9 cản gỗ và 1 cản đá. Hai bờ sông có một số pháo đài nhỏ bố trí súng đại pháo, dưới sông có một số thuyền chứa chất cháy dùng chuẩn bị đánh hỏa công khi địch lọt vào trận địa.

Theo ý niệm điều quân của Bonard thì Pháp sẽ dùng chiến thuật gọng kìm vừa tấn công bằng đường thủy và đường bộ để hạ thành Biên Hòa. Kế hoạch đánh Biên Hòa do chuẩn Đô đốc Bonard soạn thảo:
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các lực lượng sẽ tham gia cuộc tấn công này gồm:

1. Đạo quân ở điểm A. Đại đội khinh binh đã đến điểm A. Hai đơn vị tăng viện có nhiệm vụ phải tập trung tại vị trí nên càng sớm càng tốt: pháo binh, kỵ binh TBN , cộng thêm đơn vị cứu thương đã tham dự đạo quân của đại tá De Foucauld.

2. Đạo quân trù bị 300 lính thủy đánh bộ, thêm 100 lính Tây Ban Nha và 2 đại bác , hình thành đạo quân trù bị dưới quyền chỉ huy của đại tá Domenech Diego. Cần cử thêm vào đạo quân này một sĩ quan quân y cùng một số culi với ngựa thồ, lừa thồ, nhằm phục vụ lực lượng cứu thương, giao cho thiếu tá Lapelin xếp đặt. Chỉ huy trưởng (tức Bonard) có ý định đi cùng đạo quân này. Trong trường hợp đó, cần có lực lượng hộ tống gồm 6 kỵ binh dưới sự chỉ huy của một hạ sĩ quan. Đạo quân trù bị này cùng với khí tài phải đến Biên Hòa vào chiều thứ Bảy để có thể tiến quân vào sáng Chủ Nhật.

3. Đạo quân của đại tá Le Bris gồm các hạm thuyền và lực lượng đổ bộ của Le Bris, cùng với 2 pháo hạm. Sẽ bổ sung cho Le Bris 2 sà lúp để dùng vào việc đổ bộ.

Bước 1:

1. Đạo quân hiện đang ở điểm A do đại tá Foucauld chỉ huy, được tăng cường thêm 2 đơn vị khinh binh, sẽ xuất phát từ chiều thứ Bảy, đến trú quân gần vị trí con đường Biên Hòa rẽ về Gò Công, để có thể tiến đến Gò Công vào sáng hôm sau vào lúc 8 giờ, muộn nhất là lúc 9 giờ.

2. Đại tá Le Bris cùng hạm thuyền và sà lúp cũng phải đến Gò Công vào thời điểm trên (8 giờ). Cuộc tiến công sẽ diễn ra phối hợp: Le Bris phải bố trí quân mình ngoài tầm súng của Gò Công cho đến khi súng đại bác bắn, báo hiệu đạo quân Foucauld đã tới nơi.

3. Đại tá Domenech Diego sẽ xuất phát từ tảng sáng Chủ Nhật để dùng đạo quân trù bị chiếm lĩnh một vị trí gần chỗ trú quân của Fuocauld, sẵn sàng tiếp viện cho đạo quân này. Đạo quân Fuocauld, hiểu rõ địa hình, sẽ chọn địa điểm cho đạo quân này, làm sao vừa bảo vệ hiệu quả nhất hậu tuyến, vừa chế ngự được quân lính An Nam ở Mỹ Hòa. Địa điểm này càng gần một cái giếng và nhà dân càng tốt, lại phải hơi xa căn cứ Mỹ Hòa, vừa tránh giao chiến, vừa làm đối phương nao núng.

Bước 2:

Sau khi đạo quân của Foucauld đã hợp cùng đạo quân của Le Bris, và Gò Công đã bị chiếm, thì Le Bris, với sự tiếp sức của khinh binh và pháo binh, tiến về phía sau pháo đài của đập cản, cách Gò Công khoảng 1 giờ hành quân. Khi đại tá Le Bris phát lệnh, các pháo hạm sẽ đồng loạt nổ súng vào pháo đài. Trong lúc đó, lực lượng khinh binh còn lại sẽ ở hai bên trung tá Comte, vừa nghỉ lấy sức, vừa sẵn sàng tiếp viện cho Le Bris khi cần thiết.

Ngay sau khi chiếm được Gò Công, đại tá sẽ Foucauld đem kỵ binh rút về địa điểm của lực lượng trù bị bên cạnh chỉ huy trưởng, để lại khinh binh, pháo binh và cứu thương và vài kỵ binh giao cho trung tá Comte, để viên sĩ quan này có thể liên lạc với tổng hành dinh, kịp thông báo khi cứ điểm đối phương đã bị chiếm hoặc để yêu cầu viện binh khi cần thiết. Như vậy, đạo quân trù bị sẽ được tăng cường thêm kỵ binh của đại tá Foucauld vừa đem về, sẵn sàng bước vào cuộc chiến ngày hôm sau.

Bố trí như vậy thì trong khi Le Bris tấn công các pháo đài ở đập cản cùng với hải đội, trung tá Comte sẽ hỗ trợ Le Bris bằng tất cả phương tiện của mình mà không làm nhọc sức lính, sẵn sàng tiến quân, lao vào trận đánh chắc chắn xảy ra hôm sau. Cũng có thể là sau khi chiếm được Gò Công, Foucauld sẽ giao lại quyền chỉ huy đạo quân của mình cho trung tá Comte, ngoại trừ số viện binh của Le Bris, và quay về chỗ chỉ huy trưởng với kỵ binh của mình, chỉ để lại cho Comte một số kỵ binh đủ bảo đảm liên lạc giữa viên sĩ quan cao cấp này với tổng hành dinh.

Bước 3:

Nếu như việc chiếm Gò Công cũng như pháo đài ở đập cản đã hoàn tất từ đêm trước, thì sáng ngày thứ hai trung tá Comte sẽ xuất quân sớm từ Gò Công tiến về Mỹ Hòa... Trong khi đạo quân này tiến về cứ điểm Mỹ Hòa thì đạo quân trù bị sẽ uy hiếp tinh thần quân đối phương bằng những chỉ dẫn của Foucauld cho đến khi đại đội khinh binh từ hướng Nam kịp đến và cả hai đạo quân sẽ cùng hợp sức đánh một đòn quyết định vào cứ điểm Mỹ Hòa.

Một khi căn cứ Mỹ Hòa đã bị hạ, đạo quân của Comte sẽ về đóng ở Gò Công, có nhiệm vụ giữ liên lạc với các hạm thuyền của Le Bris để nhận thực phẩm. Đồng thời Le Bris sẽ phá vỡ các đập cản để thông luồng cho hạm thuyền và nghiên cứu các vị trí đổ bộ, tiến đánh chiếm Bến Gỗ, vì đó sẽ là vị trí xuất phát cho trận đánh ở Biên Hòa. Ngoài ra Le Bris cũng phải chuẩn bị một khu thả gia súc trên một cù lao ông đã dự kiến để bảo đảm tiếp tế cho các đạo quân.

Trung tá Comte sẽ sử dụng thời gian nghỉ ngơi bắt buộc này để đi thị sát phía hữu ngạn từ Gò Công đến Tân Vạn (nguyên văn: Dan Van) cho đến khi hoàn tất việc điều quân ở tả ngạn từ Bến Gỗ. Đến lúc đó sẽ phát lệnh về ngày giờ ông phải di chuyển lực lượng của mình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Điện mật: Gửi các chỉ huy ( tóm tắt kế hoạch tác chiến)

1. Hai đội khinh binh phải tập kết ở điểm A càng sớm càng tốt.

2. Đạo binh trù bị cùng với ngựa lừa phải đổ bộ ở điểm A vào chiều thứ Bảy, trước khi trời tối để sẵn sàng tiến quân lúc rạng sáng Chủ Nhật.

3. Bằng mọi phương tiện có thể có, viên chỉ huy hạm đội phải chở đàn bò đến Biên Hòa, để kịp thời cung cấp thực phẩm cho các đạo quân vừa thành lập khu dự trữ (gia súc) tại địa điểm do Le Bris qui định.

4. Phải gửi ngay 2 sà - lúp và một người hướng đạo cho đại tá Le Bris.

Sài Gòn, ngày 12 tháng 12 năm 1861

Chuẩn đô đốc Chỉ huy trưởng

Ký tên: BONARD
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 12 năm 1861
Bonard gởi tối hậu thư cho khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đòi quân Nguyễn triệt thoái các pháo đài và các vật cản trên sông Đồng Nai. Chưa nhận được trả lời, sáng sớm 14 tháng 12 ông ta ra lệnh tiến quân theo 4 ngả.

Cánh quân thứ nhất do viên trung tá tiểu đoàn trưởng Comte chỉ huy 2 đại đội khinh binh, 100 lính Tây Ban Nha, 50 lính kỵ binh, 4 khẩu pháo tiến vào rạch Gò Công, hạ đồn Gò Công nhỏ ở đây rồi tiến về phía lũy Mỹ Hòa.

Cánh quân thứ 2 do viên đại tá Domenech Diego chỉ huy gồm 100 lính Tây Ban Nha, 1 đại đội lính thủy quân lục chiến đi thẳng từ Sài Gòn lên Mỹ Hòa, cánh này thay thế cánh thứ nhất đặt làm thê đội dự bị trợ lực cần thiết cho những cuộc hành quân tiên phong.

Cánh quân thứ 3 do viên đại tá thủy quân Le Bris chỉ huy 2 đại đội lính thủy theo sông Đồng Nai bắn phá các đồn và các cản chướng ngại rồi cũng đổ bộ lên Mỹ Hòa.

Cánh quân thứ 4 do viên đại tá Harel chỉ huy tàu Renommée - theo sau có các xuồng - đi ngược Rạch Chiếc ở phía Nam Gò Công phá các cản trên rạch Gò Công rồi hội quân ở Mỹ Hòa.

Quân đội triều đình chống cự rất quyết liệt, tàu Alarme bị trúng 54 phát thần công gãy cột buồm. Đáp lại, quân Pháp-TBN nã luôn 300 phát đại pháo. Quân Tây Ban Nha đổ bộ tấn công, đánh xáp lá cà, sau trận kịch chiến đẫm máu, quân Nguyễn phải bỏ lũy Mỹ Hòa rút chạy. Các cánh quân Pháp được người An Nam dẫn đường lần lượt hạ các đồn bằng hai mặt thủy bộ khiến quân Nguyễn phải tự phá hủy hoặc rút bỏ.

Sáng 17 tháng 12, chuẩn đô đốc Bonard đích thân chỉ huy hành quân, theo sông Đồng Nai đến trước thành Biên Hòa trên tàu hộ tống Ondine. Viên đại úy thủy quân Jonnard chỉ huy pháo hạm hộ tống soái hạm. Các cánh quân bộ và các tàu Pháp -TBN dàn trận rồi nã đại bác vào thành Biên Hòa. Súng đại pháo ầm ầm phá thành, mở đường cho bộ binh ào ạt xung phong. Pháp tưởng có thể nhanh chóng hạ thành, nhưng suốt ngày quân Nguyễn kháng cự dũng mãnh. Pháo hạm Pháp và Tây Ban Nha nã liên tục đến không ngừng. Trong đêm 17, Nguyễn Bá Nghi ra lệnh cho quân đội rút khỏi thành Biên Hòa.

Ngày 18 tháng 12 năm 1861

Quân Pháp tiến vào ngôi thành bỏ ngỏ thu nhiều chiến lợi phẩm.

Bonard báo cáo về Pháp:

"Phá hủy hoàn toàn và đánh tan doanh trại Mỹ Hòa cách Sài Gòn 3 dặm; chiếm 3 pháo đài và làm nổ tung cái thứ tư; quân đội Tự Đức triệt thoái hoàn toàn khỏi Biên Hòa, họ sợ cắt đứt con đường đi Huế, trốn chạy hỗn loạn qua vùng núi non, bỏ lại tất cả các pháo đài ky cóp khó nhọc và đốt cháy các kho tàng; (ta) chiếm 48 khẩu thần công, 1 kho gỗ tốt để xây dựng, 15 thuyền buồm hoàng gia mà 10 chiếc có tải trọng khoảng 200 tấn; cuối cùng chiếm một tòa thành mặc dù những tổn hại mà quân địch tìm cách phá, liên quân có thể lập tức thiết lập một nơi đồn trú kha khá với một nhà thương 100 giường ở một khu vườn tuyệt đẹp không có đầm lầy" .

Quân triều đình rút chạy về hướng Bà Rịa. Quân Pháp truy đuổi. Tại Long Thành, Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy quân lính và nghĩa quân địa phương chặn đánh nhằm ngăn cản bước tiến của Pháp. Hơn một ngày giao tranh quyết liệt, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề trước sự áp đảo về vũ khí. Nguyễn Đức Ứng bị thương nặng được nghĩa quân đưa về khu rừng tại Long Phước. Ông hy sinh và được nhân dân chôn trong một ngôi mộ tập thể với 27 nghĩa binh.

Ngày 28 tháng 12 năm 1861.

Long Thành hoàn toàn rơi vào tay Pháp. Ngày 7 tháng 1 năm 1862, quân Pháp đánh chiếm Phước Tuy, Bà Rịa.

Triều đình Huế nghe tin Biên Hòa, Bà Rịa rơi vào tay quân Pháp, bèn xuống dụ, khuyến khích quân dân bằng mọi cách nổi dậy đánh giặc. Tỉnh Biên Hòa được giao cho tuần vũ Nguyễn Đức Hoan, án sát Lê Khắc Cẩn dốc sức khuyến mộ dân chúng ứng nghĩa, chống đánh quân Pháp, nếu đem lại kết quả thì được trọng thưởng.
Thế nhưng, tình thế ngày càng hiểm nghèo, không cứu vãn được. Quan quân triều đình rút về Bình Thuận án ngữ. Ba tỉnh Nam Kỳ: Gia Định, Định Tường và Biên Hòa bị quân Pháp-Tây Ban Nha chiếm đóng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình minh họa quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Biên Hòa, 1862

30628011410_66232d953e_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ bố trí quân Pháp-Tây Ban Nha trong trận tấn công Biên Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 1861

30628000140_e16a424876_o.jpg
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Lòng dân ko theo thì đông cỡ nào cũng thua.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Pháp -TBN tấn công tuyến phòng thủ Đồn Kỳ Hòa , ngày 24 tháng 2 năm 1861

34428645656_f19eed103a_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Pháp -TBN tấn công tuyến phòng thủ Đồn Kỳ Hòa, trận này tác giả có tham dự

34309936052_d1b076071a_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các đại thần triều đình Huế đàm phán với Chuẩn đô đốc Jaurès trên tàu Semiramis năm 1862

37057262584_ec07441576_o.jpg

 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,489
Động cơ
334,284 Mã lực
Mình mất nước có lẽ do tư duy chiến đấu lạc hậu không theo kịp sự phát triển kỹ thuật vũ khí của phương Tây.
Đành rằng họ vượt trội về khả năng sát thương của vũ khí súng ống đại bác. Nhưng cuộc chiến trên sân nhà của ta, là nơi ta sinh sống, vừa sống vừa chiến đấu. Quân Pháp -TBN lực lượng vỏn ven đôi ba ngàn, còn ta có thể huy động hàng chục vạn. Nhìn mấy ông Pháp đeo gươm thì thấy rằng súng của các ông cũng chỉ đì đoàng phát một.
Tư duy đắp thành chống cự chắc chỉ phù hợp với lối đánh nhau bằng gươm giáo và thần công đốt đít. Sau vài trận thua chóng vánh mà các ông tướng của ta vẫn không hề có chút nào gọi là rút kinh nghiệm, vẫn thực hành lối chiến tranh thời Tam Quốc bên tàu.
Với lực lượng áp đảo về quân số, lại thi đấu trên sân nhà, hoàn toàn có thể dùng chiến thuật:
- Tránh mũi nhọn, đánh tập kích,
- Tạo cửa tử dẫn địch tiến vào.
- Các cánh quân lớn tạo thế hỗ trợ nhau khi một khu vực bị tấn công.
Xem tình tiết thì thấy toàn là quân Pháp chủ động đánh, họ ít người làm sao đánh dàn trải được, viện binh thì quá xa hoặc không có, chống đỡ còn không xong lấy gì mà đi chiếm đất. Đọc những đoạn mô tả khi giáp chiến quân ta nhìn thấy mấy thằng râu xồm thì rụng rời chân tay, không có động thái chiến đấu, tự buông cho địch giết, giống như con chuột nhìn thấy con mèo vậy.
Binh pháp không có câu: mãnh Hổ nan địch quần Hồ ư ?
 

Trần Trụi

Xe tải
Biển số
OF-710950
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
358
Động cơ
92,728 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhân thấy các nhà xuất bản cho ra mắt cuốn: Nam Kỳ Viễn Chinh Ký- 1861, em có đọc qua và thấy, bản dịch này dựa trên bản in năm 1888, là ấn bản tác giả có hiệu chỉnh ba năm trước khi qua đời.
Thấy không hay, em bèn dịch bản gốc, tức là bản in năm 1864, sát với những cảm xúc tác giả viết khi còn trẻ ( 25 tuổi, cấp bậc Trung úy) hơn là lúc ông đã 60 tuổi, với cấp bậc Chuẩn Đô Đốc.
Em cố gắng dịch thật sát nguyên văn, định dịch và hiệu đính xong toàn bộ sẽ post hầu các cụ, nhưng e đợi hơi lâu, bèn post trước vài chương, rồi dịch đến đâu em post đến đấy.
Dịch sách và hiệu đính, chú thích mất khá nhiều công sức, tự thấy trình độ tiếng Pháp cực- kỳ ngu -dốt, kiến thức quê- mùa về Lịch Sử, cũng mong các cụ coi như xem tham khảo.
Hay quá, cám ơn cụ đã dày công khai trí cho anh em. Cám ơn cụ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lính Tây Ban Nha đang truy kích nghĩa quân trong Nam Kỳ, 1862
,
conquista-espana-vietnam-1858-1862-kVoB--1200x630@abc.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mình mất nước có lẽ do tư duy chiến đấu lạc hậu không theo kịp sự phát triển kỹ thuật vũ khí của phương Tây.
Đành rằng họ vượt trội về khả năng sát thương của vũ khí súng ống đại bác. Nhưng cuộc chiến trên sân nhà của ta, là nơi ta sinh sống, vừa sống vừa chiến đấu. Quân Pháp -TBN lực lượng vỏn ven đôi ba ngàn, còn ta có thể huy động hàng chục vạn. Nhìn mấy ông Pháp đeo gươm thì thấy rằng súng của các ông cũng chỉ đì đoàng phát một.
Tư duy đắp thành chống cự chắc chỉ phù hợp với lối đánh nhau bằng gươm giáo và thần công đốt đít. Sau vài trận thua chóng vánh mà các ông tướng của ta vẫn không hề có chút nào gọi là rút kinh nghiệm, vẫn thực hành lối chiến tranh thời Tam Quốc bên tàu.
Với lực lượng áp đảo về quân số, lại thi đấu trên sân nhà, hoàn toàn có thể dùng chiến thuật:
- Tránh mũi nhọn, đánh tập kích,
- Tạo cửa tử dẫn địch tiến vào.
- Các cánh quân lớn tạo thế hỗ trợ nhau khi một khu vực bị tấn công.
Xem tình tiết thì thấy toàn là quân Pháp chủ động đánh, họ ít người làm sao đánh dàn trải được, viện binh thì quá xa hoặc không có, chống đỡ còn không xong lấy gì mà đi chiếm đất. Đọc những đoạn mô tả khi giáp chiến quân ta nhìn thấy mấy thằng râu xồm thì rụng rời chân tay, không có động thái chiến đấu, tự buông cho địch giết, giống như con chuột nhìn thấy con mèo vậy.
Binh pháp không có câu: mãnh Hổ nan địch quần Hồ ư ?
Cụ nói đúng đấy.
Ngay cả tác giả cũng nói, nếu quân ta đánh giáp chiến, hoặc bao vây rồi giáp chiến, quân Pháp-TBN sẽ thua. Hoặc chặn sông, chặn trước và sau, thì chiến hạm Tây cũng toi.
Tuy nhiên, tư duy chiến thuật của nhà Nguyễn đã lạc hậu, không chịu đổi mới, hậu quả của bế quan tỏa cảng từ thời Minh Mạng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách còn 1 phần Phụ lục khá dài, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với cụ nào thích nghiên cứu, vì tên các chiến hạm, tên các binh đoàn, đủ tên tuổi, cấp bậc, vị trí của từng người, vì quá dài và thực sự, đó cũng là những cái tên của các binh lính Tây, hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Sách còn có danh sách toàn bộ những người Pháp- TBN gồm tên tuổi, cấp bậc, chức vụ, ngày chết ở Vn đến năm 1862 (gồm cả những giáo sỹ đã bị nhà Nguyễn giết).
Mạn phép em không dịch phần này, cụ nào thích đọc có thể xem ở đây:

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top