[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Hehe, cụ Ly tầm nhìn kinh đấy, gặp đận khó thôi, ko trái thiên mệnh dc
Ông Ly đó tôi còn lạ gì.
Chúng ta nâng tầm ông quá nhiều.
Tôi chưa từng thấy có vị quân chủ nào lại có những quyết định ngu xuẩn mà lại liên tục như thế trong thời gian ngắn ngủi vậy đó.
Mà thôi ko lái chủ đề nửa
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Triệu Tiết có nhận xét thế này về Đại Việt thời Lý này.
Các cụ thấy có đúng không?

Tôi xét thế Giao-chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ: Trước đây, Giao-chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay tụi ấy đã được ta bổ làm công-chức. Các thuế mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng-nguyên, Tư-lang, nay đều về ta. Các khê-động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập đảng riêng-biệt; Giao-chỉ khó lòng mà họp lại được. Huống chi dân miền biên-thùy chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp-dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn chết. Càn-đức nhỏ-dại, chính-sự phần lớn ở môn-nhân mà ra. Chúng nó còn phải gầm-ghè nhau để tự-bảo, không rỗi tay để cướp ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng chưa giám động. Từ kinh-thành Giao-chỉ đến biên-trại cũ, đường đi mất hơn mười ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp-nhặt cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cướp-đoạt của dân. Cho nên dân rất oán-thù. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê-động ở đất ta và nhờ dẫn đường, nên chúng giám vào cướp. Nay phên-giạu đều hết sạch. Chúng biết nương-tựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên-thùy ?Từ khi chúng làm phản đến nay, dân bỏ cày đã hai năm. Dân ta cũng bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều-động, bị tật-dịch. Số chết nhiều không kể xiết. Ví như chúng có ý ngông-cuồng tranh cương-thổ ta, thì vừa qua khỏi trường-giang, đã dậm lên đất ta. Chúng lấy ai dẫn đường ? Lấy lương đâu ăn ? Quân giặc có bao nhiêu để tự-vệ ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc ít, khí chắc hết. Đó là lẽ thứ hai, mà chúng chưa giám động. Giao-chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng vừa và hạng dưới mà mỗi năm phải nộp đến trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà chúa; còn dư, các thủ-lĩnh lấy. Thuế nặng đến nỗi dân phải xiết cả tài-sản, vợ con, mà bù không đủ số thiếu. Biên-dân rất oán-giận. Vừa rồi, quan-quân đến đánh. Muốn tỏ lòng thương những dân-chúng tới hàng, ta đã treo các sắc-bảng hứa tha cho chúng năm năm thuế. Lòng chúng đều vui qui-thuận. Giá-sử Giao-chỉ trở lại hiếp dỗ chúng, thì có ai theo ? Đó là lẽ thứ ba, mà chúng chưa giám động”.

bổ sung thêm sử toàn thư này:

Quý Mùi[1103] Mùa xuân Thái hậu phát tiền ở kho Nội phủ để chuộc cho con gái nhà nghèo đã phải bán đi, đem gả cho những người goá vợ. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Con gái nhà nghèo phải cầm thân làm mướn, con trai nhà nghèo đến nối không có vợ, đó là cùng dân trong thiên hạ (…) Mùa đông tháng 10 người Diễn Châu là Lý Giác mưu làm phản (…) Giác thua trốn sang Chiêm Thành, dư đảng đều bị dẹp yên. Chiêm Thành cướp biên giới”.

Như vậy Triệu Tiết nhận xét khá đúng. Đại Việt thu thuế nặng dân chúng phải bán vợ con rất nhiều để nộp thuế.
Trong khi đó thái hậu tha hồ xây chùa


Ất Mùi, /Hội Tường Đại Khánh/ năm thứ 6 [1115] , (Tống Chính Hòa năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, phong ba hoàng hậu là Lan Anh, Khâm Thiên, Chấn Bảo và 36 cung nhân, Bấy giờ vua không có con trai, cho nên lập nhiều hoàng hậu và cung nhân, làm đàn chạy để cầu tự. Thái hậu dựng chùa thờ Phật, trước sau hơn trăm chùa. (Tục truyền rằng thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà bị chết, làm nhiều chùa Phật để sám hối rửa oan).
Nước phong kiến sống dựa trên trồng trọt là chính thì giá trị thặng dư sinh từ sản phẩm sẽ thấp, thuế để duy trì bộ máy thượng tầng sẽ cao hơn mức thu nhập bình quân của nông dân không ruộng, bán vợ đợ con thì đến thời cụ Ngô Tất Tố vẫn còn, việc này không nói lên thuế nặng.
 

GoogleForward

Xe hơi
Biển số
OF-800289
Ngày cấp bằng
14/12/21
Số km
155
Động cơ
15,782 Mã lực
Có cụ bảo đây là quân Xiêm La, Trung QUốc minh họa nhầm cụ ạ, em cũng thấy vậy, đành coi làm tham khảo vì chưa rõ, đây là bộ tranh minh họa cho bài viết về cuộc chiến Ung CHâu và trận Như Nguyệt cụ ạ.
Em cũng nghĩ vậy, chứ trang phục quân sĩ thời Lý và Tống khác hẳn nhau mà.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Tục tư trị thông giám trường biên, quyển số 364:

辛卯,詔廣西經略司體量知廣源州楊景通遣覃安等劫虜邊民,仍移牒安南靜海軍一,問不遵詔敕端由。  壬辰,詔曰:「久愆時雪,慮囚系淹留,在京委刑部郎中、御史,開封府界令提點司,諸路州軍令監司催促結絕
Tân Mão , chiếu Quảng tây kinh lược ty thể lượng tri Quảng nguyên châu Dương Cảnh Thông khiển Đàm An đẳng kiếp lỗ biên dân , nhưng di điệp An nam tĩnh hải quân nhất , vấn bất tuân chiếu sắc đoan do 。 
Năm Tân Mão (1086), Quảng tây kinh lược ty báo tri châu Quảng Quyên là Dương Cảnh Thông sai Đàm An cướp phá vùng biên, đã gửi điệp cho An nam tĩnh hải quân, hỏi sao không tuân chiếu sắc.

Cứ vậy mà xét thì nhà Lý vẫn kiên trì dụng binh tạo ảnh hưởng vùng biên ải, không phải như ai kia nói đã hết binh lực và đối sách dụng chiến quyết biên.
 
Chỉnh sửa cuối:

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Việc của ông Lê Văn Thịnh chính ra khá giống các hành động của Alexandre Yakovlev, trưởng ban tư tưởng của Liên Xô.
Yakovlev học ở Fulbright, làm đại sứ ở Canada 10 năm, sau đó về định hướng cho Gorbachev đập tan Liên xô.
Lê Văn Thịnh học theo Tống Nho, đi sứ sang Tàu đòi đất, vì một câu chữ lỡ lầm “bất cảm tranh chấp” bị nhà Tống nắm lấy, ép phải nhường đất, đổi thành 8 xứ xa xôi vô dụng, được tạo uy tín qua hành động này, được tặng hơn 200 áo tơ, sau đó về làm thái sư cho Lý Nhân Tông. Chỉ khác đoạn sau ông LVT định cướp ngôi thí vua nhưng bất thành, không như Yakovlev.
Tuy nhiên qua đây cũng cho thấy người trí thức nếu cứ theo đuổi các tư tưởng trừu tượng mà không đặt vững tư duy trên thực tế thì bị phía khác lợi dụng, bẻ gẫy tư duy và phục vụ lợi ích ngoại bang từ lúc nào chính mình cũng không biết.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Không phải tướng Phạm Ngũ Lão bác ah!

Tướng giỏi chuyên thuần voi là Dã Tượng - Gia tướng của Trần Hưng Đạo...

Vùng Chèm là cho dân thợ thuyền hoặc lính hậu cần Chiêm bị bắt ra Bắc ở.

Voi ở đây cũng là chiến lợi phẩm từ Chiêm Thành bắt ra hoặc mua từ Lào. VN trông vậy mà ko có nhiều voi dùng làm voi trận được.

cụ Phạm Ngũ Lão là 1 tướng thuần voi, đánh trận tượng binh nổi tiếng nhất ls VN, nổi tiếng thứ 2 đời Trần sau THĐ. Cụ ý hồi bé đi lưu lạc qua Lào, làm nghề chăn dạy voi trận. Sau này, ra đối trận vs tượng trận Lào thì chỉ có 1 mình cụ ý ra là đủ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cụ Dã Tượng về tài thuần voi thì đúng là đỉnh cao rồi, tuy nhiên cũng chỉ là ngang ngửa cụ PNL thôi. Còn về tài bày binh bố trận đánh bằng tượng binh, hoặc chống lại tượng binh thì cụ PNL là vô đối. Đơn giản là ngày bé cụ ý ở bên Lào, nên rất rành món này. Lịch sử ghi nhận nhiều trận chống lại tượng binh Ai Lao, cụ ý 1 mình 1 ngựa ra trận là đủ. Cụ Dã Tượng là kiểu thuần voi, rồi nài voi chỉ huy chở cụ Tuấn.

Các chiến công chống lại tượng trận của Ai Lao & Chiêm Thành sau này mới là cái đưa cụ PNL lên hàng đại tướng có võ công hiển hách thứ 2 của thời nhà Trần, chứ trong 2 lần chống Nguyên-Mông thì cụ ý cũng có tham dự nhg chưa phải quá nổi bật lắm.

Không phải tướng Phạm Ngũ Lão bác ah!

Tướng giỏi chuyên thuần voi là Dã Tượng - Gia tướng của Trần Hưng Đạo...
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
287
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
48
Các châu, động thời xưa giữa hai nước luôn chịu tác động mua chuộc hay uy hiếp vũ lực. Bên nào có lợi thì theo thôi.
Đến thời Pháp thuộc vẫn còn hiện tượng đó. Do Pháp quản lý chặt, phu phen nhiều , khó sống hơn nên cả làng hoăc vài hộ dân tự chuyển cột mốc và trở thành dân tàu. Từ trước tới nay có vẻ chính sách với dân tộc biên giới bên tàu làm tốt hơn ta.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đốc có thông tin gì về quyển sách này không ạ?
Ngự Giao Kỷ của Trương Kính Tâm nguyên là tổng đốc Lưỡng Quảng thời Minh.
Viết về chế ngự và quản lý An Nam thời vua Lê chúa Trịnh
Có cụ ạ, em đọc lướt qua chút, vì là sách đời Minh-Thanh, sách khá dài, cũng tham khảo từ nhiều sách khác, nếu có điều kiện em dịch luôn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Lê -Trịnh, phía TQ còn có cuốn An Nam địa dư, dài khoảng 500 trang ,viết cực kì chi tiết về địa lý nước ta, phong tục, thổ sản, văn hóa...cuốn này viết thời Mạc Đăng Dung. Bản gốc vì không có dấu nên rất khó dịch.
Nếu rảnh,thì có cuốn Lịch sử và địa lý xứ Đàng Ngoài do viên thuyền trưởng Pháp Richard đến miền Bắc khoảng năm 1758 viết,lúc này nhà Lê đã mạt quá rồi. Cuốn này bằng tiếng Pháp, khá dày, có nhiều mô tả khá hay ho như: dân ta ngày nắng ra Hồ Hoàn Kiếm bây giờ tắm, phơi quần áo và bắt chấy cho nhau, hay cung vua Lê hoang tàn đến độ phân ngựa, cỏ cây ngập đầu ở 2 bên điện, rồi có lúc ngói vỡ, chúa Trịnh chưa cấp tiền, phải lợp cỏ tranh 1 phần vào...
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35

Xem bản đồ thời Minh mạt vẽ các châu huyện thời Minh này thì thấy họ chỉ quan tâm ở ta mỗi đồng bằng Đông kinh và đồng bằng Thanh Hóa, phía trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình các châu quận đều để trắng cả. Như vậy như đã nói, Trung Hoa quản đất dựa vào hệ thống quan lại quản hành chính và thu thuế ở các quận lỵ chính, không đi sâu vào quản cấp huyện, cấp làng xã như thời Pháp sau này.
Lý do cũng vì trình độ lập bản đồ (cartography) của họ mới dừng ở mức lấy mốc là các con sông, ngọn núi lớn mà chưa có hệ tọa độ chiếu địa hình lên giấy như phương Tây.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Thời Lê -Trịnh, phía TQ còn có cuốn An Nam địa dư, dài khoảng 500 trang ,viết cực kì chi tiết về địa lý nước ta, phong tục, thổ sản, văn hóa...cuốn này viết thời Mạc Đăng Dung. Bản gốc vì không có dấu nên rất khó dịch.
Nếu rảnh,thì có cuốn Lịch sử và địa lý xứ Đàng Ngoài do viên thuyền trưởng Pháp Richard đến miền Bắc khoảng năm 1758 viết,lúc này nhà Lê đã mạt quá rồi. Cuốn này bằng tiếng Pháp, khá dày, có nhiều mô tả khá hay ho như: dân ta ngày nắng ra Hồ Hoàn Kiếm bây giờ tắm, phơi quần áo và bắt chấy cho nhau, hay cung vua Lê hoang tàn đến độ phân ngựa, cỏ cây ngập đầu ở 2 bên điện, rồi có lúc ngói vỡ, chúa Trịnh chưa cấp tiền, phải lợp cỏ tranh 1 phần vào...
Một số tài liệu này hay quá.
Chắc cụ nói quyển này
Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài
Jerome Richard -- Paris
1778
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,828
Động cơ
582,344 Mã lực
Cụ Dã Tượng về tài thuần voi thì đúng là đỉnh cao rồi, tuy nhiên cũng chỉ là ngang ngửa cụ PNL thôi. Còn về tài bày binh bố trận đánh bằng tượng binh, hoặc chống lại tượng binh thì cụ PNL là vô đối. Đơn giản là ngày bé cụ ý ở bên Lào, nên rất rành món này. Lịch sử ghi nhận nhiều trận chống lại tượng binh Ai Lao, cụ ý 1 mình 1 ngựa ra trận là đủ. Cụ Dã Tượng là kiểu thuần voi, rồi nài voi chỉ huy chở cụ Tuấn.

Các chiến công chống lại tượng trận của Ai Lao & Chiêm Thành sau này mới là cái đưa cụ PNL lên hàng đại tướng có võ công hiển hách thứ 2 của thời nhà Trần, chứ trong 2 lần chống Nguyên-Mông thì cụ ý cũng có tham dự nhg chưa phải quá nổi bật lắm.
Chưa bao giờ em đọc thấy tư liệu nói Phạm Ngũ Lão ngày bé ở bên Lào. Cụ có link tư liệu không? Chính sử SGK thì PNL ở làng Phù Ủng cho đến khi Hưng Đạo Vương thu nạp.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đằng ngoài.

Cách cư trú, phong tục
Có khoảng 9.000 thôn xóm và 3.000 đơn vị phụ gọi là trại.
Dân miền núi bị coi là man di, nhưng theo các nhà truyền giáo, trong các dân cư ở đây, người H'mông - nhiều nhân tính nhất. Họ ghê sợ với tục lệ dân miền xuôi. Xứ miền núi này cung cấp những chiến binh dũng cảm khi cần. Có người Tartar. Sống du cư, giỏi chữ Hán, giỏi buôn bán. (Có lẽ là H'mông - VTNh)
Tính cách con người
Người dân đồng bằng bị các nhà truyền giáo coi là thô lậu, cả tin, mê tín. Như một bọn du đãng, sông trên thuyền, trên sông. Thật ra không phải vậy. Ở đây, dịu dàng và yêu thích bình yên là tính cách ngự trị. Cạnh đó lại hiếu động hay bị chia rẽ - thường xuyên nổi dậy và mưu phản.
Dân chúng bị lối cuốn vào các cuộc nổi dậy đó như một trò chơi, hơn là bởi tham vọng hay tư tưởng về một cuộc sống hạnh phúc hơn. Những vị quan đầu triều ( = những người ưu tú nhất) không bao giờ tham gia các cuộc nổi dậy này.
Đặc tính người bên lương (thờ Phật )
- luôn luôn không hài lòng với hiện trạng
- ham tài sản, độc ác, phản trắc
- coi cuộc đời như một cực hình
- sẵn sàng phụ bạc vì món lợi nhỏ.
Nhà nước cấm đạo. Chính ra dân cư các làng xóm lại hay đi tố giác để kiếm lợi. Sự mê tín + tâm lý vụ lợi = cuồng tín.
Giao thiệp với người châu Âu. Triều đình biết quá ít về những lợi ích của mình nên không buôn bán với người nước ngoài.
Một số trao đổi lặt vặt chỉ nhằm thỏa mãn những ao ước rất tầm thường: vài cái váy dạ, ít đồ gỗ. Vì người dân không đi đâu nên những cái vớ vẩn đó cũng thành hương xa hoa lạ. Xem chuyện nơi xa là hoang đường.
Ăn mặc: không tất, không giày, không quần lót.
Giày dép là để phân biệt ngôi thứ:
- dân thường bị cấm.
- chỉ hạng tiến sĩ mới được dùng dép
- chỉ người hoàng tộc mới được đi giày.
Đời sống tinh thần. Bộ máy quản lý
Nhìn chung dân có tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Sẵn một bản năng khéo léo, chỉ thiếu khoa học – sinh ra tính ỳ.
Nhưng nghèo khổ quá khiến người ta chỉ nghĩ đến sinh tồn tức là phó mặc mình cho sự biếng nhác bẩm sinh. Bộ máy hành chính sẵn sàng “vét cạn” các mầm mống tài năng. Bộ máy này ngu dốt và kiêu căng, nhưng có quyền lực. Họ đối xử với những người khéo tay hơn họ và giàu hơn như nô lệ.
Quan lại đóng vai cái gì cũng biết hết. Thật ra họ không biết, họ dốt song làm bộ làm tịch coi người khác như công cụ. Thuế rất nặng. Dân ở các vùng cằn cỗi không nộp thuế bằng thóc gạo thì phải nộp bằng cỏ.
Việc quan: sáu tháng trong một năm. Hoặc việc công, hoặc đi phục dịch các đức ông.
Sở dĩ chính sách khắc nghiệt vì người ta cho là phải làm thế mới trị được một đám dân hiếu động và dễ phản loạn.
Các ông chủ chỉ yên tâm nghỉ ngơi khi mọi người lao động làm việc liên tục và chỉ có một đời sống tầm thường. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một số người thử vận may trong buôn bán.
Theo những mẫu mực Trung Hoa .
Phong tục Đàng Ngoài bắt nguồn một phần lớn từ những tục lệ của nước Trung Hoa.
Người Hoa đã có một thời gian dài là chủ nhân xứ Đàng Ngoài. Họ đã đưa vào đây luật lệ, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo...Phong tục Đàng Ngoài cũng có nhiều mối liên hệ với phong tục Trung Quốc.
Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ bác học. Nho sinh Việt Nam gần giống Nho sinh Trung Quốc.
Vẫn có một thứ biệt ngữ. Một ngôn ngữ và một chữ viết riêng xuất phát từ Trung Hoa.
Luật pháp
Có luật, chẳng hạn luật cấm rượu nhưng ít được tuân thủ. Luật chỉ có tác dụng với kẻ non gan. Ngoài ra, nói chung, không tuân thủ không sao.
Sự phóng đãng được dung thứ, tức gần như được phép.
(VTNh: Luật chỉ có tính chất nửa vời)
- ít đi học vì nghèo
- Có hiện tượng bán con vì nghèo
- Nhận làm con nuôi quan chức để xin được bảo kê
Nạn vay nặng lãi phổ biến.
Người đi vay dễ vỡ nợ. Luật pháp đứng về phía chủ nợ.
Văn hoá
giao tiếp
Có sự phân biệt rõ ràng
- dân gian: buông thả
- quý tộc: nghi thức chặt chẽ hơn
Nhiều phụ nữ được coi là vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với cái giá rất xoàng...
Quan to đi chơi bằng ngựa. To nhỏ dựa vào số người đi hầu kèm theo hộ vệ.
Con người Đàng Ngoài không có xu hướng khám phá, không có tính thần học hỏi, kể cả trên phương diện nghệ thuật. Nhưng lại thích -- với những gì sử dụng hàng ngày và những cái đã biết -- chứng tỏ là mình xa hoa sang trọng. Họ rất ham thích khoái lạc. Lý do: khí hậu nóng bức, đất đai màu mỡ, dễ sống.
Người ta quen với chế độ chính trị chuyên chế; chịu đựng mà không thấy khổ. Biết nhà nước tự do là hay hơn. Nhưng không đủ sức đấu tranh.
Một số dũng cảm khởi nghĩa, dân chúng có theo và người ta hứa với họ đủ điều. Nhưng kết thúc bằng tái lập chế độ độc đoán.
Sau biến động, con người tự nhủ quá hạnh phúc khi có thể trở về bình yên dưới cái ách vốn có từ trước.
Trong giao thiệp thăm viếng con người, tránh nói chuyện buồn rầu. Không có đồng hồ. Thời gian chỉ được ước tính. Ai cũng vậy.
Lễ hội
Phóng túng quá đáng, đến mức suồng sã. Người nghèo cũng bất cần đời. Sợ ra ngoài mùng một tết - sợ điều xấu. Bọn trộm rình rập khắp nơi, ám hại người trên đường.
Các làng quê có nhà hát trò, chèo tuồng. Các loại quần áo rất kỳ cục, vay mượn từ Trung Hoa nhưng lại làm xấu đi, quê kệch hơn. Nội dung tích trò là ca ngợi vua chúa và người có công với nước, xen vào chuyện tình yêu và chuyện phiêu lưu.
Trò chơi - chọi gà, câu cá.
Nhìn chung, khi không bắt buộc phải làm việc, những người dân sống ở Đàng Ngoài yếu đuối và biếng nhác. Hạnh phúc lớn nhất của họ chỉ là thoả mãn thói phàm ăn. Chỉ có những niềm say mê hầu như luôn có hại cho xã hội (VTNh: những niềm say mê bệnh hoạn) mới kéo người ta ra khỏi tình trạng uể oải.
Tôn giáo
Với quần chúng vô học, tôn giáo ở đây là thực hành mê tín. Chẳng có gì là không có thể thành vật thờ cúng. Nhưng đối tượng của mê tín lại luôn luôn thay đổi. Hôm nay được tôn sùng mai bị lãng quên, thậm chí bị phỉ báng.
Không có gì lâu bền. Nên có thể nói chẳng có tôn giáo gì cả. Chùa có ở mọi trấn, xã, song đều xây dựng cẩu thả, và trông thì xấu xí.
Rất nhiều thuật sĩ bịp bợm. Quyền lực của họ vươn từ những người dân dưới đáy tới vua chúa.
Về Khổng Tử và Nho giáo
Các giáo điều chính:
- lưu ý sức mạnh trí tuệ. Đặt vấn đề có được hiểu biết bên trong về sự vật
- nhấn mạnh chữ tâm
- đề cao lòng thành.
Khoa học, kỹ thuật.
Khoa học - lo nghiên cứu bình chú Khổng Tử. Địa lý thiên văn cổ lỗ. Lịch sử chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
- Không hiểu gì về thế giới.
- Giải thích về khí hậu rất nực cười.
Dân tộc này chỉ quen nhận thức những vật thể có hình hài và cảm giác. Mọi biện luận siêu hình bị coi là vô bổ.
Dửng dưng với việc đi tìm chân lý, họ chỉ quan tâm tới những quan nịêm mang tính đạo đức.
Giáo dục và thi cử
Tham nhũng, thiên vị, thiên kiến... là tình trạng bao trùm trong cả vương quốc.
Do đó các cuộc thi tiến sĩ dù cố tỏ ra nghiêm khắc cũng chỉ vô ích. Học hành chẳng theo chương trình nào. Khả năng đỗ phụ thuộc trí nhớ (chứ không phải kiến thức).
Người thi đỗ được miễn mọi khoản thuế. Địa vị quý tộc không được truyền lại cho con cháu. Mà mỗi cá nhân, đến lượt mình, tự xác định cho mình.
Học người xưa không hề có phê phán. Không học ngoại ngữ. Vua có thông ngôn - tiếng Hoa, tiếng vài nước láng giềng, tiếng Bồ Đào Nha.
Người làm mỹ thuật tay nghề đơn sơ, ít khao khát hoàn thiện; bó chặt trong quy phạm lâu đời. Khuôn mặt trên các tác phẩm điêu khắc trông khủng khiếp và kỳ quái.
Mọi nghề nghiệp đều chỉ tiến hành với những dụng cụ đơn giản như làm việc không cần thước.
Nội ngoại thương trong cái bóng của người Hoa
Nhiều tiềm năng. Nhưng chính quyền không muốn dân giàu sợ thần dân một khi tích tụ tài sản, sẽ sinh tham vọng, kiêu căng không còn thói quen phụ thuộc tuyệt đối, như là cái đảm bảo cho sự cai quản của nhà vua. Cũng có những người giàu lên nhưng phải cống nộp quan trên khá nhiều.
Ngay người Hoa cũng phải hối lộ quân vương. Thương nhân bản xứ bị xem là đáng sợ nếu quan hệ với người ngoại quốc.
Các ngành thương nghiệp và thủ công nghiệp của người Hoa tối cần đối với sự sống còn của vương quốc.
Trong thương mại của người Hoa có một ngành khá nổi bật: thuốc bắc. Ngoài ra, họ còn buôn bán chè, đồ sứ, tơ lụa, vải, dùng bột mì, nồi niêu, đồ sắt.
Người Hoa không truyền nghề cho cư dân bản địa để giữ bí mật. Từ đó, người Việt có niềm tin mình không thể làm gì bằng người Hoa.
Nghề người Hoa làm:
- khai thác hầm mỏ
- đúc vàng bạc
- khắc ván in, làm ra những cuốn sách.
Dùng sức mạnh tài trí, khiến người ta cần đến họ. Rất nhiều mánh khoé. Sống ở Đàng Ngoài, người Hoa bảo tồn trang phục. Họ là người cung cấp hàng cao cấp cho chính quyền và đây là việc họ không thích nhưng buộc phải làm thì mới có quyền tha hồ bán các loại hàng khác cho dân thường.
Người Hà Lan từng làm một con đê ở đây.
Người Anh cũng mang đến các mặt hàng như người Hoa. Ví dụ các loại đá quý, ngọc trai, nhưng đáng chú ý: đá giả mới bán chạy.
Dân nghèo quá, nhiều khi lại mua chịu và hay quỵt. Khi tàu buôn đến, có lính đến khám. Tàu buôn phải giấu ngay các mặt hàng quý. Bộ máy hành chính từ vua xuống tự cho mình quyền tha hồ quấy đảo đám lái buôn này.
Kỹ thuật đúc tiền kém cỏi. Tiền rất dễ thành vô giá trị. Rồi tiền từ Trung Hoa tới -- "hiếm có quốc gia nào trên thế giới có quá nhiều kẻ đúc tiền giả như vậy"
Mỏ vàng bạc chỉ người Hoa biết khai thác, và nộp cho chính quyền bao nhiêu, là do họ tính.

Dân Đàng Ngoài hiếm khi sử dụng tới phép đo lường trong buôn bán. Dùng tay để đo vải. Gạo đỗ, đong bằng khối hoặc ước lượng. Buôn thóc gạo bị cấm, nhưng vẫn diễn ra khá sầm uất.
Mức lãi của người buôn lên tới 1/3, mặc dù vậy, người Đàng Ngoài chỉ là "những tay buôn vô cùng kém cỏi".Buôn vải, tơ. Buôn quế - vua độc quyền khiến dân miền núi thành kẻ buôn lậu. Đường cũng mua của người Hoa. Khai thác rừng tre cũng tuỳ tiện. Ai muốn, chỉ cần nộp ít tiền cho người quản lý hành chính là chặt thoả thích, hoặc đốt, phá nhiều tre đưa trở về qua đường sông.
Đàng Ngoài có thể là điểm trung chuyển lý tưởng cho thương mại Âu Á. Nhưng chính quyền sợ người nước ngoài nhân cớ đó để xâm lược. Đáng lẽ phải ngờ người Hoa vì họ đã từng nắm giữ chủ quyền ở đây. Song vì lý do cùng chung phong tục, tín ngưỡng… người Hoa không bị ngờ như người châu Âu.
Biến động của quyền lực trong lịch sử
Dù từng là một bộ phận của Trung Hoa, song đây vẫn là một sắc dân hoàn toàn khác biệt. Trung Hoa gọi họ là man di.
Thời đó người ở đây chưa có chữ. Dùng chữ Hán. Các thủ lĩnh bản địa, tuyên bố mình là chủ nhân của mảnh đất này. Dân theo sự dắt dẫn của họ, các thủ lĩnh thường có sự giúp đỡ của bọn du đãng. Nội chiến (12 sứ quân). Lê Đại Hành xưng vương…
Nhà Minh sang, sau Lý Trần, thi hành luật lệ, phong tục, cách làm ăn kiểu Trung Hoa “bắt dân chúng phải tuân theo một lối sống giống nhau”. Nhờ vậy, một trật tự vững chắc được thiết lập và bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XVIII.
Dân chúng dù lấy làm tự hào tuân thủ các phong tục và luật lệ của ông chủ phương Bắc nhưng nó không làm cho họ quên đi ký ức về sự tự do xa xưa và mong ước trở lại.
Quan hệ với Trung Hoa: có triều cống, nhận ấn phong vương “coi như một dấu hiệu độc lập và một sự xác nhận với việc lên ngôi”; nhưng không vì triều cống mà những vị vua này hoàn toàn không phải là những chủ nhân ở đất nước họ.
Nhà Lê suy yếu. Mạc Đăng Dung (một “kẻ phiêu lưu”) cướp ngôi. Nguyễn Kim giúp khôi phục mang theo sự hình thành thể chế nhà chúa. Trịnh Kiểm- người có tài năng và phẩm chất dị thường, từng là thủ lĩnh bọn cướp.
Hình thành Đàng Trong. Nguyễn Hoàng vẫn thần phục nhà Lê nhưng tự tuyên bố độc lập. Đàng Trong ngày một rộng lớn nhiều chúa tể nhỏ hơn, trở thành thuộc quốc của vị tướng này.
Ở phương Đông được làm vua thua làm giặc. Còn ai cũng gian ác. Vua là một danh nghĩa, giống như một đồ trang sức.
Vua chỉ có quyền hão (Chúa quản lý hết và có quyền thế tập). Vua ngủ say trong niềm vui thú và bạc nhược. Làm quen với sự thụ động và nhàn rỗi. Dòng chúa tự sàng lọc, chỉ có người con kế vị có quyền, ngoài ra đa số bị đẩy vào cảnh nghèo đói. Một số bị điên.
Cả nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, đất đai bỏ hoang, nạn đói khủng khiếp. Trong khoảng 8 năm trời, 1/3 dân chúng của vương quốc đã chết.
Lực lượng quân đội
Do hoạn quan chỉ huy (chức vụ có được là do mua). Nghề binh ở đây cha truyền con nối.
Luật pháp.
Luật Đàng Ngoài vốn được rút ra từ luật của Trung Hoa. Luật cổ luôn quan tâm tới lợi ích của dân chúng. Người nghèo cũng được bảo vệ.
Nhà vua được xem là người duy nhất quan tâm đến lợi ích chung. Còn tất cả những người khác chỉ hoàn toàn chăm chú đến lợi ích của riêng họ. Nhưng ở thời này, vua bị loại ra rìa, bị vô hiệu hóa, cộng đồng này chỉ còn quỷ, mà chúa là tên quỷ lớn nhất.
Thói quen ăn hối lộ vững chắc trong quan chức. Có thể đạt với bất kỳ điều gì bằng sức mạnh của đồng tiền. Người ta phải xuất vốn 20-30 ê-quy cho một chức vụ.
Người hiểu biết phải kinh ngạc vì bọn quan lại bạo ngược. Nhưng vua không biết gì hết.
Nhìn đại lược về hạnh kiểm của dân chúng thì sẽ thấy rất nhiều điều đáng phàn nàn, và ngay cả ở những điều quan trọng nhất. Không có một dân tộc nào trên trái đất này -- nấp sau vẻ ngoài trầm tĩnh và đức độ như người Trung Hoa -- lại gian xảo hơn, vụ lợi hơn, phó mặc mình cho những niềm đam mê hơn và hăng hái hơn trong việc thoả mãn bản thân.
Họ luôn tìm cách lừa dối nhau. Đối với người nước ngoài lại càng không có sự an toàn nào, nghĩa là luôn luôn trong trạng thái ngờ vực.
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Có thời khoảng thế kỷ XVI (?) tuy, đất nước thịnh trị, luật lệ nghiêm khắc. Nhưng một vị chúa đầu thế kỷ XVIII (70-80 năm trước khi xuất bản sách này) đã thay đổi tất cả. Tăng thuế. Ngông cuồng hưởng lạc. Tăng cường quyền lực cho đám hoạn quan đến mức vô bờ bến. Và tăng cả số lượng, tới mức chúng làm cho đất nước trở nên nghèo đói.
Vết nhơ về sự chuyên quyền ghi sâu trong đời sống toàn bộ dân chúng vì chẳng có cách gì để chống lại sự hám tiền, hám quyền của bọn quan lại.
Ngoài ra những lo lắng, sự ngờ vực, sự thiếu cạnh tranh đã bóp nghẹt mọi tài năng, căng thẳng tinh thần, làm xẹp đi mọi tham vọng chính đáng. Người dân không còn nhìn đâu xa hơn cuộc sống tầm thường quanh mình.
Nhà tù
Đó thực sự là một nơi khổ hình bất tận. Giường của tù nhân chính là nền đất ẩm ướt. Đàn ông và đàn bà ở lẫn lộn và ngủ trong bóng tối, bùn, và rác. Thường xuyên là người sống chung với những xác chết bị thối một nửa. Cai ngục là bọn đáng ghê tởm.
Nhưng đó là một nghề được ưa chuộng. Người ta phải nhờ cậy chạy chọt mới có được chân cai ngục và họ sẽ giàu lên bằng sự tàn bạo.
Khả năng tự biến đổi , tự hoàn thiện
Chế độ chuyên chế tuyệt đối đã đối kháng với sự phồn vinh của quốc gia. Nó làm cho trình độ sống của cộng đồng - chẳng hạn hoạt động kinh doanh-- không bao giờ được nâng lên.
Ở đây, mọi sự vượt trội và một khao khát mưu cầu danh tiếng đều dễ bị coi là một thứ tội phạm.
Đốn mạt nhất là những hoạn quan khóac đầy mình những chức tước. Chúng tàn bạo và cho phép mình tha hồ cướp bóc công khai của cả quan chức lẫn dân thường.
Vì rằng mọi tài sản đều là tạm bợ và những vinh hiển cũng chỉ có lúc, con người sinh ra hư vô, họ cảm thấy trước xu thế nghèo khó chung, rồi chẳng có gì cứu được họ.
Tuy nhiên nếu được cai trị tốt hơn thì dân chúng vẫn có thể tự hoàn thiện và sẽ chẳng khó khăn gì trong việc yêu cầu họ thực hiện những đức hạnh phổ quát hữu ích cho xã hội.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có một vấn đề mà rất nhiều tài liệu ghi về Việt Nam qua các đời đều nói.
Thuế rất nặng.
Dân chúng không có tiền nộp thuế phải bán vợ bán con để lấy tiền nộp.
Tình trạng tham nhũng phổ biến
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Thời Lê -Trịnh, phía TQ còn có cuốn An Nam địa dư, dài khoảng 500 trang ,viết cực kì chi tiết về địa lý nước ta, phong tục, thổ sản, văn hóa...cuốn này viết thời Mạc Đăng Dung. Bản gốc vì không có dấu nên rất khó dịch.
Nếu rảnh,thì có cuốn Lịch sử và địa lý xứ Đàng Ngoài do viên thuyền trưởng Pháp Richard đến miền Bắc khoảng năm 1758 viết,lúc này nhà Lê đã mạt quá rồi. Cuốn này bằng tiếng Pháp, khá dày, có nhiều mô tả khá hay ho như: dân ta ngày nắng ra Hồ Hoàn Kiếm bây giờ tắm, phơi quần áo và bắt chấy cho nhau, hay cung vua Lê hoang tàn đến độ phân ngựa, cỏ cây ngập đầu ở 2 bên điện, rồi có lúc ngói vỡ, chúa Trịnh chưa cấp tiền, phải lợp cỏ tranh 1 phần vào...
Hay quá. Em hóng thớt mới của cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,719 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hay quá. Em hóng thớt mới của cụ.
Cuốn này em nhớ vì khi học với giáo viên tây, họ không dạy như ta, họ lên lớp và nói nội dung bài học, sau đó đưa ra vài ý chính về nội dung bài học, hôm đó là bài nói về Đàng Ngoài, giáo viên chỉ nói:
- tôi có đọc ở những cuốn sách xyz, rằng: thời vua Lê xyz diện tích Đàng Ngoài, quân đội củ họ, kinh đô của họ thế nào? Cuộc sống của họ khác đến mức các bạn không tưởng tượng nổi, tôi có 3 cuốn sách gợi ý các bạn đọc,các bạn có 1 tuần để tập trung vào những ý chính thôi..
Sau đó học sinh sẽ phản biện, nói kiến thức đã đọc ở sách nào, trang bao nhiêu, trình độ dịch của mình đã chuẩn xác chưa? Thậm chí có thể so sánh với tài liệu khác,nhận xét tác giả...
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Quyển nhắc đến việc cụ PNL ngày bé đi chăn voi bên Lào là "Thuyết Trần" cụ nhé :D

E còn đang nghi chữ Lão trong tên cụ ý là chữ Ai Lao nói chệch ra ý chứ.

Chưa bao giờ em đọc thấy tư liệu nói Phạm Ngũ Lão ngày bé ở bên Lào. Cụ có link tư liệu không? Chính sử SGK thì PNL ở làng Phù Ủng cho đến khi Hưng Đạo Vương thu nạp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top