[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
BỨC TRANH LƯU GIỮ TẠI VƯƠNG QUỐC ANH MÔ TẢ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ QUÂN SỰ CỦA ĐÀNG NGOÀI

Thương nhân nước ngoài nhận xét về Đàng Ngoài -Việt Nam thời Chúa Trịnh cai trị”


1. “Phủ Chúa ở Trung tâm thành phố Kẻ Chợ. Những dinh thự dành cho người nhà chúa được xây 2 tầng có nhiều cửa mở thoáng đãng. Các cửa đồ sộ, chạm trổ công phu và tất thảy đều làm từ gỗ lim. Các tư thất và cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy, xa hoa, có chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Sân trước khu dinh thự có chuồng voi lớn và ngựa tốt, trong sân có nhiều vườn cảnh, khóm cây; lối đi có những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì chúa giải trí, vui chơi, mặc dù họa hoằn chúa mới đến đây thưởng lãm.”

2. Khí hậu ôn hòa, đôi khi lạnh vào tháng Một, tháng Hai. Tháng Sáu, Bảy, Tám cực nóng. Cây cối sum suê, ruộng đồng tươi tốt, phong cảnh đẹp mắt.

3. Diện tích to cỡ Bồ Đào Nha, dân số thì nhiều hơn gấp 4 lần.

4. Quy mô Kẻ Chợ sánh ngang nhiều thành thị châu Á, trong khi dân số Kẻ Chợ còn lớn hơn nhiều.

5. Chợ phiên vào các ngày Mồng 1 và 15 âm lịch, người dân cùng hàng hóa đổ về nhiều vô số kể. Tắc đường khủng khiếp, không thể nhích nổi 100 bước trong vòng 30 phút.

6. Cung điện, dinh phủ của vua chúa, tướng lĩnh tôn thất làm bằng gỗ. Còn lại dựng bằng tre nứa, trát đất trông rất tuềnh toàng. Kỳ vĩ nhất là bức tường ba lớp bao bọc khu thành cổ và cung điện. Với những chiếc cổng lớn được ốp đá cẩm thạch (phế tích).

7. Dọc đường cái quan có những rặng cây lớn với những quán bán trầu và nước trà, tán đa có thể che mát cho cả ngàn người (điều này không phải là phi lý vì ở các xứ Swallow, Mareene, Surat có những rặng cổ thụ kích cỡ lớn hơn nhiều).

8. Quả vải là đặc sản tuyệt vời. Khi đến mùa quả chín một vị tướng quân sẽ mang lệnh dán vào những cây vải ngon nhất vùng. Chủ nhân của các cây bị đánh dấu này không chỉ không được ăn mà còn có nghĩa vụ phải trông nôm, nếu có tắc trách sẽ bị triều đình xử tội. Đổi lại anh ta không nhận được 1 xu từ triều đình!

9. Các đặc sản khác là long nhãn, na, mít, dừa, chuối, đu đủ, cau, yến sào, thịt chuột…

10. Tơ lụa nhiều đến nỗi người giàu kẻ nghèo đều có thể mua để may quần áo, nó rẻ bèo như mặt hàng vải bông thô bên châu Âu vậy.

11. Ngựa nhỏ nhưng dũng mãnh, nhanh nhẹn.( ngựa Châu Á nhỏ nhưng nhìn Mông Cổ là biết )

12. Có voi nhưng không to như voi Xiêm, cũng không khéo léo như voi xứ khác.

13. Có nhiều mèo nhưng mèo lại lười (không bắt chuột giỏi), ngược lại chó săn chuột cừ khôi.

14. Nạn kiến trắng (con mối) tàn phá khủng khiếp, thương nhân phải bôi dầu vào các thùng hàng để tránh bị mối cắn nát. ( đây cũng là lý do các công trình gỗ ở Việt Nam nhanh bị hư hỏng xụp đổ nếu không được tu bổ thường xuyên )

15. Hàng nhập khẩu gồm có: gỗ lô hội, xạ hương, vàng (nhập từ Trung Hoa), bạc (nhập từ Nhật). Có khai mỏ sắt và chì nhưng chỉ đủ dùng => (Các mỏ vàng đã cạn kiệt từ cuối thời Trần nên thời này đã hết cảnh vịt ị ra vàng rồi.)

16. Buôn bán cực kì chán và trì trệ do nạn tham nhũng khủng khiếp, nhất là cánh hoạn quan (do hoạn quan không có gia đình, khi hoạn quan chết thì toàn bộ tài sản này sẽ rơi vào tay Chúa, nên Chúa càng dung túng họ làm bậy).

17. Chính sách của triều đình là không để dân chúng giàu có, giàu có sẽ sinh ra loạn. Nếu kẻ nào giàu quá mức thông thường chẳng chóng thì chày sẽ bị triều đình lột sạch sẽ. Vấn nạn này khiến người chăm chỉ nhụt chí, kẻ có của thì đem chôn giấu khiến dòng vốn bế tắc, kinh tế ngày càng lụn bại.

18. Xét cho cùng thì người Đàng Ngoài không đến mức lừa lọc và gian trá như người Tàu. Dù thua kém người Tàu trong hoạt động kinh doanh.

19. Người Đàng Ngoài sẽ liên tục xin xỏ, bòn rút bạn nếu bạn có việc với họ. Còn người Trung Hoa thì vô cùng độc ác và khát máu, sẵn sàng giết người ném xuống biển chỉ vì xích mích nhỏ.

20. Binh sĩ khoảng 140.000 người, có thể tăng gấp đôi. Nhưng đây là đội quân ô hợp, tinh thần chiến đấu kém. Chỉ huy phần lớn là hoạn quan, vẻ uy phong không có (???).

21. Họ có thể tập hợp đến 10.000 chiến mã (quả là nước không có truyền thống kỵ binh), 300-400 chiến tượng, 220 chiến thuyền lớn nhỏ trang bị 1 đại bác nhưng không có buồm. Họ có đủ loại súng và súng thần công từ tự chế tạo đến nhập khẩu từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh…

22. Những cuộc viễn chinh hò hét om sòm: Quân sĩ tiến đánh Đàng Trong sẽ quan sát và la hét là chủ yếu… Một khi có dăm ba người chết vì bệnh tật, đồng thời nghe tiếng quân địch hò hét thì họ sẽ kêu la ầm ĩ rằng: cuộc chiến thật khốc liệt và đẫm máu, sau đó quay đầu chạy thục mạng về nhà.

23. Đàng Ngoài chẳng có lâu đài, pháo đài, thành lũy… Họ chẳng am hiểu gì về nghệ thuật thành lũy (???)

24. Người Đàng Ngoài có màu da nâu (vàng?) tương tự như người Tàu và Nhật nhưng nhìn đẹp hơn. Phụ nữ nhà quyền quý có làn da đẹp như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Mặt mũi người Đàng Ngoài cũng không hí và tẹt như người Tàu.

25. Cả nam và nữ qua 16 hoặc 17 tuổi đều nhuộm răng đen như người Nhật và nuôi móng tay dài như người Tàu.

26. Dân Đàng Ngoài cần cù chịu khó nhưng hay sợ sệt. Họ thường mưu phản và nổi dậy. Rất mê tín nữa chứ. ( giờ vẫn còn mê tín nữa là )

27. Dân Đàng Ngoài có đầu óc và trí nhớ tốt. Họ ham học nhưng không phải vì yêu thích việc học mà coi việc đó là cách để vinh thân phì gia.

28. Mỗi khi nhắc đến Trung Hoa họ lại trở nên anh dũng lạ thường, họ không chỉ cầm chân mà còn nhiều lần đánh bại các đội quân hùng mạnh của Trung Hoa.

29. Luật pháp Đàng Ngoài về bản chất nhân đạo hơn luật Trung Hoa, hơn cả tư tưởng của Aristotle. Luật pháp Trung Hoa cho phép vứt bỏ trẻ em tàn tật, dị dạng và trẻ em nữ (thật tàn nhẫn và trái tự nhiên). Người Đàng Ngoài thường phê phán những luật tục xấu đến bỉ ổi, kinh tởm của Trung Hoa. Tuy nhiên do nền chính trịnh hủ bại, kinh tế khó khăn, nghèo hèn, dẫn đến luật pháp cũng suy bại theo.

30. Quân lính Đàng Ngoài là những tay súng cừ khôi, họ chẳng kém ai trong kỹ thuật bắn súng nhanh và chính xác.

Link video:

Có một vấn đề mà rất nhiều tài liệu ghi về Việt Nam qua các đời đều nói.
Thuế rất nặng.
Dân chúng không có tiền nộp thuế phải bán vợ bán con để lấy tiền nộp.
Tình trạng tham nhũng phổ biến
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
BỨC TRANH LƯU GIỮ TẠI VƯƠNG QUỐC ANH MÔ TẢ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ QUÂN SỰ CỦA ĐÀNG NGOÀI

Thương nhân nước ngoài nhận xét về Đàng Ngoài -Việt Nam thời Chúa Trịnh cai trị”


1. “Phủ Chúa ở Trung tâm thành phố Kẻ Chợ. Những dinh thự dành cho người nhà chúa được xây 2 tầng có nhiều cửa mở thoáng đãng. Các cửa đồ sộ, chạm trổ công phu và tất thảy đều làm từ gỗ lim. Các tư thất và cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy, xa hoa, có chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Sân trước khu dinh thự có chuồng voi lớn và ngựa tốt, trong sân có nhiều vườn cảnh, khóm cây; lối đi có những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì chúa giải trí, vui chơi, mặc dù họa hoằn chúa mới đến đây thưởng lãm.”

2. Khí hậu ôn hòa, đôi khi lạnh vào tháng Một, tháng Hai. Tháng Sáu, Bảy, Tám cực nóng. Cây cối sum suê, ruộng đồng tươi tốt, phong cảnh đẹp mắt.

3. Diện tích to cỡ Bồ Đào Nha, dân số thì nhiều hơn gấp 4 lần.

4. Quy mô Kẻ Chợ sánh ngang nhiều thành thị châu Á, trong khi dân số Kẻ Chợ còn lớn hơn nhiều.

5. Chợ phiên vào các ngày Mồng 1 và 15 âm lịch, người dân cùng hàng hóa đổ về nhiều vô số kể. Tắc đường khủng khiếp, không thể nhích nổi 100 bước trong vòng 30 phút.

6. Cung điện, dinh phủ của vua chúa, tướng lĩnh tôn thất làm bằng gỗ. Còn lại dựng bằng tre nứa, trát đất trông rất tuềnh toàng. Kỳ vĩ nhất là bức tường ba lớp bao bọc khu thành cổ và cung điện. Với những chiếc cổng lớn được ốp đá cẩm thạch (phế tích).

7. Dọc đường cái quan có những rặng cây lớn với những quán bán trầu và nước trà, tán đa có thể che mát cho cả ngàn người (điều này không phải là phi lý vì ở các xứ Swallow, Mareene, Surat có những rặng cổ thụ kích cỡ lớn hơn nhiều).

8. Quả vải là đặc sản tuyệt vời. Khi đến mùa quả chín một vị tướng quân sẽ mang lệnh dán vào những cây vải ngon nhất vùng. Chủ nhân của các cây bị đánh dấu này không chỉ không được ăn mà còn có nghĩa vụ phải trông nôm, nếu có tắc trách sẽ bị triều đình xử tội. Đổi lại anh ta không nhận được 1 xu từ triều đình!

9. Các đặc sản khác là long nhãn, na, mít, dừa, chuối, đu đủ, cau, yến sào, thịt chuột…

10. Tơ lụa nhiều đến nỗi người giàu kẻ nghèo đều có thể mua để may quần áo, nó rẻ bèo như mặt hàng vải bông thô bên châu Âu vậy.

11. Ngựa nhỏ nhưng dũng mãnh, nhanh nhẹn.( ngựa Châu Á nhỏ nhưng nhìn Mông Cổ là biết )

12. Có voi nhưng không to như voi Xiêm, cũng không khéo léo như voi xứ khác.

13. Có nhiều mèo nhưng mèo lại lười (không bắt chuột giỏi), ngược lại chó săn chuột cừ khôi.

14. Nạn kiến trắng (con mối) tàn phá khủng khiếp, thương nhân phải bôi dầu vào các thùng hàng để tránh bị mối cắn nát. ( đây cũng là lý do các công trình gỗ ở Việt Nam nhanh bị hư hỏng xụp đổ nếu không được tu bổ thường xuyên )

15. Hàng nhập khẩu gồm có: gỗ lô hội, xạ hương, vàng (nhập từ Trung Hoa), bạc (nhập từ Nhật). Có khai mỏ sắt và chì nhưng chỉ đủ dùng => (Các mỏ vàng đã cạn kiệt từ cuối thời Trần nên thời này đã hết cảnh vịt ị ra vàng rồi.)

16. Buôn bán cực kì chán và trì trệ do nạn tham nhũng khủng khiếp, nhất là cánh hoạn quan (do hoạn quan không có gia đình, khi hoạn quan chết thì toàn bộ tài sản này sẽ rơi vào tay Chúa, nên Chúa càng dung túng họ làm bậy).

17. Chính sách của triều đình là không để dân chúng giàu có, giàu có sẽ sinh ra loạn. Nếu kẻ nào giàu quá mức thông thường chẳng chóng thì chày sẽ bị triều đình lột sạch sẽ. Vấn nạn này khiến người chăm chỉ nhụt chí, kẻ có của thì đem chôn giấu khiến dòng vốn bế tắc, kinh tế ngày càng lụn bại.

18. Xét cho cùng thì người Đàng Ngoài không đến mức lừa lọc và gian trá như người Tàu. Dù thua kém người Tàu trong hoạt động kinh doanh.

19. Người Đàng Ngoài sẽ liên tục xin xỏ, bòn rút bạn nếu bạn có việc với họ. Còn người Trung Hoa thì vô cùng độc ác và khát máu, sẵn sàng giết người ném xuống biển chỉ vì xích mích nhỏ.

20. Binh sĩ khoảng 140.000 người, có thể tăng gấp đôi. Nhưng đây là đội quân ô hợp, tinh thần chiến đấu kém. Chỉ huy phần lớn là hoạn quan, vẻ uy phong không có (???).

21. Họ có thể tập hợp đến 10.000 chiến mã (quả là nước không có truyền thống kỵ binh), 300-400 chiến tượng, 220 chiến thuyền lớn nhỏ trang bị 1 đại bác nhưng không có buồm. Họ có đủ loại súng và súng thần công từ tự chế tạo đến nhập khẩu từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh…

22. Những cuộc viễn chinh hò hét om sòm: Quân sĩ tiến đánh Đàng Trong sẽ quan sát và la hét là chủ yếu… Một khi có dăm ba người chết vì bệnh tật, đồng thời nghe tiếng quân địch hò hét thì họ sẽ kêu la ầm ĩ rằng: cuộc chiến thật khốc liệt và đẫm máu, sau đó quay đầu chạy thục mạng về nhà.

23. Đàng Ngoài chẳng có lâu đài, pháo đài, thành lũy… Họ chẳng am hiểu gì về nghệ thuật thành lũy (???)

24. Người Đàng Ngoài có màu da nâu (vàng?) tương tự như người Tàu và Nhật nhưng nhìn đẹp hơn. Phụ nữ nhà quyền quý có làn da đẹp như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Mặt mũi người Đàng Ngoài cũng không hí và tẹt như người Tàu.

25. Cả nam và nữ qua 16 hoặc 17 tuổi đều nhuộm răng đen như người Nhật và nuôi móng tay dài như người Tàu.

26. Dân Đàng Ngoài cần cù chịu khó nhưng hay sợ sệt. Họ thường mưu phản và nổi dậy. Rất mê tín nữa chứ. ( giờ vẫn còn mê tín nữa là )

27. Dân Đàng Ngoài có đầu óc và trí nhớ tốt. Họ ham học nhưng không phải vì yêu thích việc học mà coi việc đó là cách để vinh thân phì gia.

28. Mỗi khi nhắc đến Trung Hoa họ lại trở nên anh dũng lạ thường, họ không chỉ cầm chân mà còn nhiều lần đánh bại các đội quân hùng mạnh của Trung Hoa.

29. Luật pháp Đàng Ngoài về bản chất nhân đạo hơn luật Trung Hoa, hơn cả tư tưởng của Aristotle. Luật pháp Trung Hoa cho phép vứt bỏ trẻ em tàn tật, dị dạng và trẻ em nữ (thật tàn nhẫn và trái tự nhiên). Người Đàng Ngoài thường phê phán những luật tục xấu đến bỉ ổi, kinh tởm của Trung Hoa. Tuy nhiên do nền chính trịnh hủ bại, kinh tế khó khăn, nghèo hèn, dẫn đến luật pháp cũng suy bại theo.

30. Quân lính Đàng Ngoài là những tay súng cừ khôi, họ chẳng kém ai trong kỹ thuật bắn súng nhanh và chính xác.

Link video:
Em nghĩ ông thương nhân này nhìn đằng ngoài khá lạc quan
Chắc ông ấy buôn bán gặp nhiều thuận lợi
Chứ ông thuyền trưởng Pháp kia chê bai kinh khủng thật
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
BỨC TRANH LƯU GIỮ TẠI VƯƠNG QUỐC ANH MÔ TẢ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ QUÂN SỰ CỦA ĐÀNG NGOÀI

Thương nhân nước ngoài nhận xét về Đàng Ngoài -Việt Nam thời Chúa Trịnh cai trị”


1. “Phủ Chúa ở Trung tâm thành phố Kẻ Chợ. Những dinh thự dành cho người nhà chúa được xây 2 tầng có nhiều cửa mở thoáng đãng. Các cửa đồ sộ, chạm trổ công phu và tất thảy đều làm từ gỗ lim. Các tư thất và cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy, xa hoa, có chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Sân trước khu dinh thự có chuồng voi lớn và ngựa tốt, trong sân có nhiều vườn cảnh, khóm cây; lối đi có những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì chúa giải trí, vui chơi, mặc dù họa hoằn chúa mới đến đây thưởng lãm.”

2. Khí hậu ôn hòa, đôi khi lạnh vào tháng Một, tháng Hai. Tháng Sáu, Bảy, Tám cực nóng. Cây cối sum suê, ruộng đồng tươi tốt, phong cảnh đẹp mắt.

3. Diện tích to cỡ Bồ Đào Nha, dân số thì nhiều hơn gấp 4 lần.

4. Quy mô Kẻ Chợ sánh ngang nhiều thành thị châu Á, trong khi dân số Kẻ Chợ còn lớn hơn nhiều.

5. Chợ phiên vào các ngày Mồng 1 và 15 âm lịch, người dân cùng hàng hóa đổ về nhiều vô số kể. Tắc đường khủng khiếp, không thể nhích nổi 100 bước trong vòng 30 phút.

6. Cung điện, dinh phủ của vua chúa, tướng lĩnh tôn thất làm bằng gỗ. Còn lại dựng bằng tre nứa, trát đất trông rất tuềnh toàng. Kỳ vĩ nhất là bức tường ba lớp bao bọc khu thành cổ và cung điện. Với những chiếc cổng lớn được ốp đá cẩm thạch (phế tích).

7. Dọc đường cái quan có những rặng cây lớn với những quán bán trầu và nước trà, tán đa có thể che mát cho cả ngàn người (điều này không phải là phi lý vì ở các xứ Swallow, Mareene, Surat có những rặng cổ thụ kích cỡ lớn hơn nhiều).

8. Quả vải là đặc sản tuyệt vời. Khi đến mùa quả chín một vị tướng quân sẽ mang lệnh dán vào những cây vải ngon nhất vùng. Chủ nhân của các cây bị đánh dấu này không chỉ không được ăn mà còn có nghĩa vụ phải trông nôm, nếu có tắc trách sẽ bị triều đình xử tội. Đổi lại anh ta không nhận được 1 xu từ triều đình!

9. Các đặc sản khác là long nhãn, na, mít, dừa, chuối, đu đủ, cau, yến sào, thịt chuột…

10. Tơ lụa nhiều đến nỗi người giàu kẻ nghèo đều có thể mua để may quần áo, nó rẻ bèo như mặt hàng vải bông thô bên châu Âu vậy.

11. Ngựa nhỏ nhưng dũng mãnh, nhanh nhẹn.( ngựa Châu Á nhỏ nhưng nhìn Mông Cổ là biết )

12. Có voi nhưng không to như voi Xiêm, cũng không khéo léo như voi xứ khác.

13. Có nhiều mèo nhưng mèo lại lười (không bắt chuột giỏi), ngược lại chó săn chuột cừ khôi.

14. Nạn kiến trắng (con mối) tàn phá khủng khiếp, thương nhân phải bôi dầu vào các thùng hàng để tránh bị mối cắn nát. ( đây cũng là lý do các công trình gỗ ở Việt Nam nhanh bị hư hỏng xụp đổ nếu không được tu bổ thường xuyên )

15. Hàng nhập khẩu gồm có: gỗ lô hội, xạ hương, vàng (nhập từ Trung Hoa), bạc (nhập từ Nhật). Có khai mỏ sắt và chì nhưng chỉ đủ dùng => (Các mỏ vàng đã cạn kiệt từ cuối thời Trần nên thời này đã hết cảnh vịt ị ra vàng rồi.)

16. Buôn bán cực kì chán và trì trệ do nạn tham nhũng khủng khiếp, nhất là cánh hoạn quan (do hoạn quan không có gia đình, khi hoạn quan chết thì toàn bộ tài sản này sẽ rơi vào tay Chúa, nên Chúa càng dung túng họ làm bậy).

17. Chính sách của triều đình là không để dân chúng giàu có, giàu có sẽ sinh ra loạn. Nếu kẻ nào giàu quá mức thông thường chẳng chóng thì chày sẽ bị triều đình lột sạch sẽ. Vấn nạn này khiến người chăm chỉ nhụt chí, kẻ có của thì đem chôn giấu khiến dòng vốn bế tắc, kinh tế ngày càng lụn bại.

18. Xét cho cùng thì người Đàng Ngoài không đến mức lừa lọc và gian trá như người Tàu. Dù thua kém người Tàu trong hoạt động kinh doanh.

19. Người Đàng Ngoài sẽ liên tục xin xỏ, bòn rút bạn nếu bạn có việc với họ. Còn người Trung Hoa thì vô cùng độc ác và khát máu, sẵn sàng giết người ném xuống biển chỉ vì xích mích nhỏ.

20. Binh sĩ khoảng 140.000 người, có thể tăng gấp đôi. Nhưng đây là đội quân ô hợp, tinh thần chiến đấu kém. Chỉ huy phần lớn là hoạn quan, vẻ uy phong không có (???).

21. Họ có thể tập hợp đến 10.000 chiến mã (quả là nước không có truyền thống kỵ binh), 300-400 chiến tượng, 220 chiến thuyền lớn nhỏ trang bị 1 đại bác nhưng không có buồm. Họ có đủ loại súng và súng thần công từ tự chế tạo đến nhập khẩu từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh…

22. Những cuộc viễn chinh hò hét om sòm: Quân sĩ tiến đánh Đàng Trong sẽ quan sát và la hét là chủ yếu… Một khi có dăm ba người chết vì bệnh tật, đồng thời nghe tiếng quân địch hò hét thì họ sẽ kêu la ầm ĩ rằng: cuộc chiến thật khốc liệt và đẫm máu, sau đó quay đầu chạy thục mạng về nhà.

23. Đàng Ngoài chẳng có lâu đài, pháo đài, thành lũy… Họ chẳng am hiểu gì về nghệ thuật thành lũy (???)

24. Người Đàng Ngoài có màu da nâu (vàng?) tương tự như người Tàu và Nhật nhưng nhìn đẹp hơn. Phụ nữ nhà quyền quý có làn da đẹp như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Mặt mũi người Đàng Ngoài cũng không hí và tẹt như người Tàu.

25. Cả nam và nữ qua 16 hoặc 17 tuổi đều nhuộm răng đen như người Nhật và nuôi móng tay dài như người Tàu.

26. Dân Đàng Ngoài cần cù chịu khó nhưng hay sợ sệt. Họ thường mưu phản và nổi dậy. Rất mê tín nữa chứ. ( giờ vẫn còn mê tín nữa là )

27. Dân Đàng Ngoài có đầu óc và trí nhớ tốt. Họ ham học nhưng không phải vì yêu thích việc học mà coi việc đó là cách để vinh thân phì gia.

28. Mỗi khi nhắc đến Trung Hoa họ lại trở nên anh dũng lạ thường, họ không chỉ cầm chân mà còn nhiều lần đánh bại các đội quân hùng mạnh của Trung Hoa.

29. Luật pháp Đàng Ngoài về bản chất nhân đạo hơn luật Trung Hoa, hơn cả tư tưởng của Aristotle. Luật pháp Trung Hoa cho phép vứt bỏ trẻ em tàn tật, dị dạng và trẻ em nữ (thật tàn nhẫn và trái tự nhiên). Người Đàng Ngoài thường phê phán những luật tục xấu đến bỉ ổi, kinh tởm của Trung Hoa. Tuy nhiên do nền chính trịnh hủ bại, kinh tế khó khăn, nghèo hèn, dẫn đến luật pháp cũng suy bại theo.

30. Quân lính Đàng Ngoài là những tay súng cừ khôi, họ chẳng kém ai trong kỹ thuật bắn súng nhanh và chính xác.

Link video:
Vd cái đoạn nói về luật pháp
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Giai đoạn ông thuyền trưởng Pháp đến Việt là giai đoạn hủ bại của Trịnh Giang Trịnh Doanh và Trịnh Sâm.
Mọi thứ đều được mua bằng tiền kể cả chức thống lĩnh quân của Hoàng Ngũ Phúc một viên hoạn quan.
Và khởi nghĩa giai đoạn nổi lên rất kinh khủng đúng như ông thuyền trưởng Pháp này nhận xét.
Bên cạnh đó là nạn đói.
Nạn đói vô cùng khủng khiếp
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Uh, có cuốn nói có 1 lần, nạn đói quét bay 1/2 hay 2/3 dân số ĐN gì đó.

Cụ có biết "đường cái quan" ở đoạn thứ 7, giờ là đường nào hok :D

Vd cái đoạn nói về luật pháp
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Giai đoạn ông thuyền trưởng Pháp đến Việt là giai đoạn hủ bại của Trịnh Giang Trịnh Doanh và Trịnh Sâm.
Mọi thứ đều được mua bằng tiền kể cả chức thống lĩnh quân của Hoàng Ngũ Phúc một viên hoạn quan.
Và khởi nghĩa giai đoạn nổi lên rất kinh khủng đúng như ông thuyền trưởng Pháp này nhận xét.
Bên cạnh đó là nạn đói.
Nạn đói vô cùng khủng khiếp
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có 3 cuốn sách khá công phu của người phương Tây viết về Đàng Ngoài thời Lê -Trịnh là:
1. Mô tả xứ đàng Ngoài của Samuel Barron
2. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của A. de Rhode
3. Địa lý và chính trị xứ Đàng Ngoài của Richard.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác nhưng không nhiều, chủ yếu nằm trong các bức thư, nhật ký, tường trình, ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ.
Cuốn thứ 3 sở dĩ nó nói Đàng Ngoài xấu thế, vì lúc này nhà Lê-Trịnh đã mạt, năm 1758, sắp loạn đến nơi, xã hội rối ren, tham quan, nổi dậy vv.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Uh, có cuốn nói có 1 lần, nạn đói quét bay 1/2 hay 2/3 dân số ĐN gì đó.

Cụ có biết "đường cái quan" ở đoạn thứ 7, giờ là đường nào hok :D
Em ở daklak chứ ở HN đâu mà biết
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vd cái đoạn nói về luật pháp
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Giai đoạn ông thuyền trưởng Pháp đến Việt là giai đoạn hủ bại của Trịnh Giang Trịnh Doanh và Trịnh Sâm.
Mọi thứ đều được mua bằng tiền kể cả chức thống lĩnh quân của Hoàng Ngũ Phúc một viên hoạn quan.
Và khởi nghĩa giai đoạn nổi lên rất kinh khủng đúng như ông thuyền trưởng Pháp này nhận xét.
Bên cạnh đó là nạn đói.
Nạn đói vô cùng khủng khiếp
Đúng rồi cụ.
Biên niên của hội truyền giáo dòng Nữ mến thánh giá, thì Đàng Ngoài lúc này hỗn loạn.
Tiếc là biên niên này chủ yếu viết nhật ký về hoạt động của dòng tu này, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, nên sử liệu có ít,tuy nhiên có nhiều điều đọc bây giờ vẫn buồn, ví dụ:
- Mô tả cảnh bà mẹ vua Lê Chiêu Thống gánh 3 hoàng tử chạy trốn quân Trịnh lên Sơn Tây, khi ông Hoàng Trừ ( dân ta lúc ấy gọi thái tử Lê Duy Vĩ), quân lính bắt được, chúng vây quay bà, nói mời đức bà về, nói thẳng là bắt về.
Lê Duy Khiêm nhỏ quá hỏi mẹ là chúng ta đi đâu, bà mẹ nói chúng ta sắp được đoàn tụ với cha rồi.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đường cái quan (con đường to cho quan binh đi - Mandarin road - sau gọi là quốc lộ). ĐN gọi là có thập đạo nhg chỉ có 1 đường cái quan, tức quốc lộ 1A bây giờ. Đoạn trọng nội thành là đoạn Lê Duẩn-Giải Phóng ngày nay.

E đố cụ, vì sau đến thời Ng GL thì nội thành TL xuất hiện 1 con đường nữa tên là Phố Huế, vua phải đi đường riêng cho khỏi đụng hàng :D

IMG_20211222_195748.jpg


Em ở daklak chứ ở HN đâu mà biết
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đường cái quan (con đường to cho quan binh đi - Mandarin road - sau gọi là quốc lộ). ĐN gọi là có thập đạo nhg chỉ có 1 đường cái quan, tức quốc lộ 1A bây giờ. Đoạn trọng nội thành là đoạn Lê Duẩn-Giải Phóng ngày nay.

E đố cụ, vì sau đến thời Ng GL thì nội thành TL xuất hiện 1 con đường nữa tên là Phố Huế, vua phải đi đường riêng cho khỏi đụng hàng :D
Em chịu.
Cụ giải thích thử xem.
Còn vua đi đường riêng là quy định triều Nguyễn mà.
Vua đi đường dân chúng đứa nào ngẩng mặt nhìn vừa khi quân bị chém hết
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Còn đây là sử Việt viết về đằng ngoài.

Chế độ tô thuế là một phần gánh nặng trong đời sống người nông dân Đàng Ngoài. Những người được ghi vào sổ đinh phải gánh vác mọi nghĩa vụ, sưu dịch đối với nhà nước.

Theo quy định năm 1625, trừ những quan lại, học sinh Quốc Tử Giám, lão nhiêu, đàn bà góa, còn thì phải nộp thuế thân.

Năm 1664, theo phép bình lệ thì thuế thân như sau: dân đinh các xã 1 quan 8 tiền, dân đinh các trang trại 1 quan, dân đinh các sở 1 quan 2 tiền. Ngoài ra, dân đinh phải chung nhau nộp một số tiền lễ cho nhà nước (7 lễ: thượng tiến, cung tiến, thường tân, tiết liệu, kỵ thời, sinh nhật, chính đàn), quy định mỗi dân đinh phải nộp 2 tiền và 4 cáp rưỡi gạo.

Về thuế ruộng đất, sau nhiều lần thay đổi, năm 1722, tô ruộng được quy định rõ: Ruộng công làng xã 1 vụ hay 2 vụ đều nộp 8 tiền/mẫu, ruộng tư 1 vụ hay 2 vụ đều nộp 2-3 tiền/mẫu. Đến năm 1728, quy định lại: Ruộng công, tư đều chia thành 3 loại để nộp thuế. Ruộng công hạng nhất 1 quan/ mẫu; hạng nhì 8 tiền; hạng ba 6 tiền. Ruộng tư hạng nhất 3 tiền, hạng hai 2 tiền, hạng ba 1 tiền/ mẫu.

Ngoài ra các loại ruộng núi, ruộng bãi, ruộng cói, ruộng nhà chùa…đều phải nộp thuế nhiều hay ít khác nhau.

Thiên tai, đói kém liên miên – Nạn lưu vong phổ biến

Sang thế kỷ XVIII, chính quyền họ Trịnh tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi – một chức năng quan trọng của nhà nước quân chủ tập quyền. Các chức quan hà đê, quan khuyến nông tuy vẫn tồn tại, nhưng bọn này lợi dụng việc đắp đê , sửa đường để tham ô vơ vét hơn là bảo vệ và tu bổ đê điều. Trong thế kỷ XVIII, nạn đê vỡ, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên, uy hiếp nền sản xuất nông nghiệp.

Thực ra tình trạng thiên tai mất mùa, đói kém đã xảy ra khá phổ biến từ cuối thế kỷ XVIII. Các năm 1679, 1681, 1684, 1687, 1695…là những năm hạn lụt, mất mùa lớn. Sang thế kỷ XVIII, thiên tai cơ cận càng xảy ra triền miên và trầm trọng hơn. Năm 1702, đê sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa bị vỡ, mùa màng mất sạch, nhân dân bị đói lớn. Sang năm 1703, nạn đói lan ra cả 4 nội trấn ở đồng bằng và khu vực kinh thành, làm cho giá lúa tăng cao, một tiền chỉ đong được 4 bát thóc. Những năm 1712, 1713 một trận đói lớn lan tràn khắp Đàng Ngoài, các đê sông lớn bị vỡ nhiều nơi, bấy giờ “nhân gian phải ăn vỏ cây, rau cỏ, thây chết đói đầy đường, thôn xóm tiêu điều…”. Năm 1726, 1727 nhân dân Thanh Nghệ bị đói lớn. Trận đói kéo dài đến năm 1728 và lan ra bốn trấn đồng bằng.

Đặc biệt nghiêm trọng là nạn đói năm 1741, bắt đầu ở trấn Hải Dương rồi lan dần khắp Đàng Ngoài. Sử cũ chép: “Dân bỏ cả cày cấy, thóc lúa giành dụm trong xóm làng đều hết sạch, duy có Sơn Nam còn hơi khá. Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được một bữa ăn. Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn được 1 phần 10. Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn độ năm ba hộ mà thôi”. Riêng ở Sơn Nam, Nghệ An tuy “hơi được mùa” nhưng họ Trịnh trưng mua, vơ vét lúa gạo nên nhân dân cũng đói khổ. Thóc gạo khan hiếm đến nỗi có nơi bán một mẫu ruộng chỉ đủ mua một cái bánh nướng, có người tiền của đầy nhà cũng phải chết đói. Ở vùng Hải Dương “ruộng đất đã hóa thành ra rừng rậm, những giống gấu, chó, lợn lòi sinh từ ngoài đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn”

Hàng vạn nông dân đã chết qua những nạn đói kéo dài và khủng khiếp ấy. Năm 1737, trấn Sơn Tây bị đói và dịch, số người sống sót chỉ còn lại 1đến 2 phần 10. Riêng ở khu kinh thành số người chết đói bị chôn vùi hai bên đường quá nhiều. Trịnh Cương phải sai lấy đất công lập hai khu mộ địa, một khu rộng hơn 17 mẫu ở xã Dịch Vọng và một khu rộng hơn 14 mẫu ở xã Hoàng Mai để chôn những người chết đói, chết dịch ở kinh thành.

Những người sống sót qua các nạn đói, nạn dịch cũng không còn điều kiện sinh sống, phải bỏ xóm làng đồng ruộng đi kiếm ăn khắp nơi tạo thành một tầng lớp nhân dân lưu vong đông đảo và cứ tăng thêm sau mỗi trận đói mới. Năm 1730, có đến 527 hương bị phân tán gần hết. Năm ấy nhà nước phái một lúc 12 viên đại thần về các địa phương chiêu tập dân lưu vong trở về làm ăn nhưng không có kết quả. Năm 1741, nhà nước lại phái quan đi chiêu tập dân lưu vong về khai khẩn ruộng đất bỏ hoang nhưng kết quả cũng không sáng sủa hơn. bấy giờ những làng xã bị phân tán đã lên đến con số 3.691, trong đó có 1.730 làng xã đặc biệt điêu tàn, hoang vắng. Vào khoảng nửa sau thế kỉ XVIII, theo bản điều trần của Ngô Thì Sĩ gửi lên chúa Trịnh thì 4 trấn đồng bằng (thuộc Bắc Bộ ngày nay) có 1076 xã phiêu tán trong số 9668 xã thôn.
Khi chính quyền trung ương suy yếu không đủ sức quản lý ở những khu vực xa xôi thì ở địa phương tệ nạn tham nhũng còn trầm trọng hơn nhiều. Ở đây bọn cường hào địa chủ mặc sức đục khoét, hà hiếp nhân dân. Chúng ỷ quyền thế, tự do vu oan giáo họa làm cho đời sống người dân nghèo thường xuyên bị đe dọa. Tình hình này được phản ánh rõ nét trong tờ thông sức của Ngự sử đài năm 1719: “Bọn hương đảng cường hào gian xảo nhiều kế, biến trá trăm đường, lấy vũ đoán làm kế hay, lấy thôn tính làm giàu mình, đè nén người bần cố, khinh miệt kẻ ngu hèn. Lại có bọn điêu toa làm điên đảo phải trái, thay đổi trắng đen, lấy người kiện làm món hàng, lấy đơn kiện làm kế sinh nhai”.

Trong khi quan lại và cường hào địa chủ gây bao tai họa cho nhân dân thì vua chúa trong cung đình quanh năm ăn chơi sa đọa, nay xây dựng chùa chiền, mai sửa sang cung điện, chi phí những món tiền khổng lồ, bắt nhân dân chịu thêm những gánh nặng thuế khóa và lao dịch. Có hàng loạt sự kiện tố cáo đời sống xa hoa quá mức của các chúa Trịnh, đặc biệt là Trịnh Cương và Trịnh Giang.
Từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ của nông dân đã nổ ra nhiều nơi ở miền xuôi cũng như miền núi. Năm 1681, đại hạn kéo dài rồi tiếp đến nạn đói, nhân dân huyện Thanh Lâm (trấn Hải Dương) nổi dậy đánh phá các nhà giàu. Thủ lĩnh nghĩa quân tự xưng là Bắc Vương. Năm 1683, nhân dân Lập Thạch (trấn Sơn Tây) nỗi dậy chống quân lính đồn trú.

Trong khoảng vài chục năm đầu thé kỉ XVIII, các cuộc nỗi dậy đã lan rộng và diễn ra liên tiếp. Đáng chú ý là những cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1712, ở Sơn Tây, Kinh Bắc năm 1715, ở Lai châu, Hòa Bình năm 1721.

Từ năm 1737, những cuộc đấu tranh của nông dân đã phát triển thành một phong trào rầm rộ ở hầu khắp Đàng Ngoài. Theo sử cũ, bấy giờ “ trộm cướp nổi lên như ong” đến nổi các địa phương “địch báo không kịp”. Họ Trịnh ra lệnh cho lập đồn hỏa tiêu trên núi, đêm ngày canh gác để kịp thời báo hiệu cho nhau. Mặt khác nhà nước tăng cường lực lượng phòng thủ, thường xuyên cho quân tuần hành những nơi hiểm yếu và tuyển thêm binh lính các trấn để bổ sung vào bộ máy đàn áp. Nhưng tất cả những biện pháp đối phó của họ Trịnh không ngăn chặn nổi phong trào khởi nghĩa của nông dân đang cuồn cuộn dâng lên như nước vỡ bờ.

Trong buổi đầu của phong trào, nổi bật lên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng và của Lê Duy Mật. Năm 1737, nhà sư Nguyễn Dương Hưng tụ tập nghĩa quân đến vài ngàn người, phần lớn là dân lưu vong, nổi dậy ở Sơn Tây rồi lấy núi Tam Đảo (nay thuộc Vĩnh Phú) làm căn cứ. Cuối năm đó cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng bị đàn áp, nhưng sang đầu năn sau (1738) một cuộc nổi dậy to lớn hơn lại bùng lên ở Thanh Hóa do Lê Duy Mật cầm đầu, thu hút đông đảo dân nghèo, kết thành một lực lượng hùng mạnh, buộc họ Trịnh phải đối phó lâu dài.

Từ cuối năm 1739, phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài bước vào giai đoạn cao trào. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn bùng lên ở nhiều nơi, tập trung nhất ở vùng Hải Dương, Sơn Nam (Hải Dương, Nam Hà, Ninh Bình, ngày nay) là những trấn bị nạn đói tàn phá dữ dội nhất. Bấy giờ nông dân nghèo đói, lưu vong “ người đeo búa, kẻ vác gậy đi theo, chỗ nhiều có đến hơn vạn, chỗ ít cũng có đến hàng trăm, họ quấy rối làng xóm, vây đánh các ấp, các thành, triều đình không thể nào ngăn cấm được”.

Trên địa bàn Hải Dương, anh em Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Vũ Trác Oánh khởi nghĩa ở Ninh Xá, Mộ Trạch. Nguyễn Tuyển vốn là một viên quan nhỏ ở kinh thành, bị ức hiếp và chán ghét cảnh đổ nát, Nguyễn Tuyển từ quan bỏ về quê kêu gọi nhân dân nổi dậy. Nguyễn Tuyển tự xưng là minh chủ, phối hợp với Vũ Trác Oanh (tự xưng là Minh công), nêu khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, cầm đầu phong trào đấu tranh của nông dân vùng Đông Bắc, thanh thế rất mạnh, chấn động cả một phương.

Từ căn cứ Ninh Xá, nghĩa quân Nguyễn Tuyển tiến sang huyện Gia Bình (Kinh Bắc), đánh tan quân Trịnh ở đó, các tướng của triều đình phải bỏ chạy hoặc bị giết tại trận. Nhân đà thắng lợi, Nguyễn Tuyển kéo quân xuống các huyện Thượng Phúc, Phú Xuyên (Hà Tây), nhưng gặp sức chống cự của thủy quân họ Trịnh nên rút về chia đóng ở một số căn cứ trên vùng Hải Dương. Nguyễn Tuyển đóng quân ở Phao Sơn và Ninh Xá (thuộc huyện Chí Linh), Nguyễn Cừ đóng quân ở Đỗ Lâm (thuộc huyên Gia Phúc), “đồn lũy liên tiếp nhau, mỗi người đều có hàng vạn quân”. Thế lực nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, lại nhân họ Trịnh tập trung lực lượng đối phó với nghĩa quân Ngân Già (do Vũ Đình Dung cầm đầu), Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ liền kéo quân về uy hiếp thành Thăng Long, sau đó lại rút về các căn cứ cũ, kéo dài cuộc chiến đấu thêm một thời gian nữa.

Đồng thời với hoạt động của nghĩa quân Ninh Xá, ở vùng Sơn Nam cũng xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Vũ Đình Dung.

Nghĩa quân Hoàng Công Chất có nhiều chiến thuyền, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn ở vùng hạ lưu sông Hồng và nhiều lần đánh lui những cuộc tấn công của quân Trịnh. Sau đó, Hoàng Công Chất chuyển lực lượng lên vùng Tây Bắc, lập căn cứ mới ở Mường Thanh (Điện Biên), chống nhau với họ Trịnh trong một thời gian dài.

Vũ Đình Dung liên kết với các thủ lĩnh Đoàn Văn Chấn và Tú Cao, lập căn cứ ở Ngân Già (Làng Cả), tấn công huyện Chơn Định (Trực Ninh, Nam Hà ngày nay). Quân Trịnh thua to, hàng loạt viên tướng bị nghĩa quân giết chết.

Ở mạn Tây Bắc, nghĩa quân Lê Duy Mật từ căn cứ ở Thanh Hóa phát triển hoạt động ra các huyện thuộc trấn Hưng Hóa và trấn Sơn Tây.

Ở Sơn Tây, hai thủ lĩnh Tế và Bồng cầm đầu một cuộc khởi nghĩa khá lớn. Năm 1740, khởi nghĩa của Tế, Bồng bị thất bại nhưng một tướng của Tế vẫn tiếp tục chiến đấu, phát triển thành một cuộc khởi nghĩa lớn ở vùng Sơn Tây cho đến năm 1751.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân, họ Trịnh hết sức lúng túng, một mặt gấp rút tăng cường quân lính, mặt khác bàn cách đối phó với từng cuộc khởi nghĩa. Khi phong trào mới bùng lên, Trịnh Giang tổ chức thêm ngạch “mộ binh”, năm 1739 lại đặt thêm ngạch “hương binh”, định dùng lực lượng thanh niên trong xóm chống lại nghĩa quân. Nhưng nông dân đã lợi dụng danh nghĩa “hương binh”, lấy vũ khí của họ Trịnh đánh lại họ Trịnh, buộc Trịnh Giang phải ra lệnh bãi bỏ ngạch “hương binh” và tịch thu hết vũ khí trong dân gian. Năm 1740, Trịnh Doanh lại giải tán nốt ngạch “mộ binh”, chỉ tăng thêm lính thường trực, lập thêm đồn ải ở các nơi hiểm yếu, đặc biệt là tuyển thêm “ưu binh”.

Với lực lượng quân đội được củng cố, Trịnh Doanh mở những cuộc đàn áp đẫm máu, tập trung lực lượng tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa theo kiểu “bẻ đũa từng chiếc”. Trong cao trào năm 1740, các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Hải Dương và của Vũ Đình Dung ở Sơn Nam là lớn nhất. Trịnh Doanh biết rằng: “Ninh Xá (Nguyễn Tuyển) chưa thể phá ngay được, bây giờ không gì bằng trước hết đánh tan được giặc Ngân Già (Vũ Đình Dung) để cắt đứt sự cứu viện của đảng giặc”.

Kế hoạch của Trịnh Doanh rõ ràng nhằm đánh tỉa từng lực lượng khởi nghĩa, mà mục tiêu trước hết là cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Dung ở Sơn Nam. Sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Vũ Đình Dung, Trịnh Doanh cho quân tấn công quyết liệt vào đồn Phao Sơn của nghĩa quân.

Những căn cứ trung tâm của phong trào nông dân ở Hải Dương bị san phẳng, nhiều thủ lĩnh nông dân bị chết hoặc mất tích, nhưng cuộc đấu tranh của nông dân vẫn được duy trì. Từng nhóm nghĩa quân hàng trăm, hàng ngàn người vẫn hoạt động phân tán khắp nơi, đến năm 1741, trên địa bàn Hải Dương lại xuất hiện một cuộc khởi nghĩa to lớn của Nguyễn Hữu Cầu cầm đầu, trở thành mối đe dọa khủng khiếp đồi với cơ đồ họ Trịnh.

Nhìn chung, từ năm 1741, tuy một số cuộc khởi nghĩa đã bị tan rã nhưng phong trào nông dân vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật. Bên cạnh đó, còn có nhiều cuộc khởi nghiã nhỏ diễn ra ở đồng bằng cũng như miền núi.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đúng rồi cụ.
Biên niên của hội truyền giáo dòng Nữ mến thánh giá, thì Đàng Ngoài lúc này hỗn loạn.
Tiếc là biên niên này chủ yếu viết nhật ký về hoạt động của dòng tu này, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, nên sử liệu có ít,tuy nhiên có nhiều điều đọc bây giờ vẫn buồn, ví dụ:
- Mô tả cảnh bà mẹ vua Lê Chiêu Thống gánh 3 hoàng tử chạy trốn quân Trịnh lên Sơn Tây, khi ông Hoàng Trừ ( dân ta lúc ấy gọi thái tử Lê Duy Vĩ), quân lính bắt được, chúng vây quay bà, nói mời đức bà về, nói thẳng là bắt về.
Lê Duy Khiêm nhỏ quá hỏi mẹ là chúng ta đi đâu, bà mẹ nói chúng ta sắp được đoàn tụ với cha rồi.
Lê Duy Vĩ bị Trịnh Sâm bắt thắt cổ chết.
Nói chung dòng chúa giết dòng vua hơi bị nhiều
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đây là đoạn lan can di tích thành cổ Nam Kinh. Em gái tour guider Tàu nó chém bảo là gạch này thời Nam Tống, vua Tống phải mua gạch của các chủ lò gạch để xây, các viên gạch có ghi rõ xuất xứ lai lịch các lò gạch sx ra.

SAVE_20211222_201210.jpg


Cụ zoom in là thấy có chữ Tàu ở mấy hàng trên cùng, có gì cụ dịch xem nó nghĩa là gì cái ạ? Ko rõ hàng thật hay hàng fake nữa, tụi Tàu lắm chiêu trò lắm :D

Có 3 cuốn sách khá công phu của người phương Tây viết về Đàng Ngoài thời Lê -Trịnh là:
1. Mô tả xứ đàng Ngoài của Samuel Barron
2. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của A. de Rhode
3. Địa lý và chính trị xứ Đàng Ngoài của Richard.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác nhưng không nhiều, chủ yếu nằm trong các bức thư, nhật ký, tường trình, ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ.
Cuốn thứ 3 sở dĩ nó nói Đàng Ngoài xấu thế, vì lúc này nhà Lê-Trịnh đã mạt, năm 1758, sắp loạn đến nơi, xã hội rối ren, tham quan, nổi dậy vv.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đằng ngoài.

Cách cư trú, phong tục
Có khoảng 9.000 thôn xóm và 3.000 đơn vị phụ gọi là trại.
Dân miền núi bị coi là man di, nhưng theo các nhà truyền giáo, trong các dân cư ở đây, người H'mông - nhiều nhân tính nhất. Họ ghê sợ với tục lệ dân miền xuôi. Xứ miền núi này cung cấp những chiến binh dũng cảm khi cần. Có người Tartar. Sống du cư, giỏi chữ Hán, giỏi buôn bán. (Có lẽ là H'mông - VTNh)
Tính cách con người
Người dân đồng bằng bị các nhà truyền giáo coi là thô lậu, cả tin, mê tín. Như một bọn du đãng, sông trên thuyền, trên sông. Thật ra không phải vậy. Ở đây, dịu dàng và yêu thích bình yên là tính cách ngự trị. Cạnh đó lại hiếu động hay bị chia rẽ - thường xuyên nổi dậy và mưu phản.
Dân chúng bị lối cuốn vào các cuộc nổi dậy đó như một trò chơi, hơn là bởi tham vọng hay tư tưởng về một cuộc sống hạnh phúc hơn. Những vị quan đầu triều ( = những người ưu tú nhất) không bao giờ tham gia các cuộc nổi dậy này.
Đặc tính người bên lương (thờ Phật )
- luôn luôn không hài lòng với hiện trạng
- ham tài sản, độc ác, phản trắc
- coi cuộc đời như một cực hình
- sẵn sàng phụ bạc vì món lợi nhỏ.
Nhà nước cấm đạo. Chính ra dân cư các làng xóm lại hay đi tố giác để kiếm lợi. Sự mê tín + tâm lý vụ lợi = cuồng tín.
Giao thiệp với người châu Âu. Triều đình biết quá ít về những lợi ích của mình nên không buôn bán với người nước ngoài.
Một số trao đổi lặt vặt chỉ nhằm thỏa mãn những ao ước rất tầm thường: vài cái váy dạ, ít đồ gỗ. Vì người dân không đi đâu nên những cái vớ vẩn đó cũng thành hương xa hoa lạ. Xem chuyện nơi xa là hoang đường.
Ăn mặc: không tất, không giày, không quần lót.
Giày dép là để phân biệt ngôi thứ:
- dân thường bị cấm.
- chỉ hạng tiến sĩ mới được dùng dép
- chỉ người hoàng tộc mới được đi giày.
Đời sống tinh thần. Bộ máy quản lý
Nhìn chung dân có tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Sẵn một bản năng khéo léo, chỉ thiếu khoa học – sinh ra tính ỳ.
Nhưng nghèo khổ quá khiến người ta chỉ nghĩ đến sinh tồn tức là phó mặc mình cho sự biếng nhác bẩm sinh. Bộ máy hành chính sẵn sàng “vét cạn” các mầm mống tài năng. Bộ máy này ngu dốt và kiêu căng, nhưng có quyền lực. Họ đối xử với những người khéo tay hơn họ và giàu hơn như nô lệ.
Quan lại đóng vai cái gì cũng biết hết. Thật ra họ không biết, họ dốt song làm bộ làm tịch coi người khác như công cụ. Thuế rất nặng. Dân ở các vùng cằn cỗi không nộp thuế bằng thóc gạo thì phải nộp bằng cỏ.
Việc quan: sáu tháng trong một năm. Hoặc việc công, hoặc đi phục dịch các đức ông.
Sở dĩ chính sách khắc nghiệt vì người ta cho là phải làm thế mới trị được một đám dân hiếu động và dễ phản loạn.
Các ông chủ chỉ yên tâm nghỉ ngơi khi mọi người lao động làm việc liên tục và chỉ có một đời sống tầm thường. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một số người thử vận may trong buôn bán.
Theo những mẫu mực Trung Hoa .
Phong tục Đàng Ngoài bắt nguồn một phần lớn từ những tục lệ của nước Trung Hoa.
Người Hoa đã có một thời gian dài là chủ nhân xứ Đàng Ngoài. Họ đã đưa vào đây luật lệ, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo...Phong tục Đàng Ngoài cũng có nhiều mối liên hệ với phong tục Trung Quốc.
Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ bác học. Nho sinh Việt Nam gần giống Nho sinh Trung Quốc.
Vẫn có một thứ biệt ngữ. Một ngôn ngữ và một chữ viết riêng xuất phát từ Trung Hoa.
Luật pháp
Có luật, chẳng hạn luật cấm rượu nhưng ít được tuân thủ. Luật chỉ có tác dụng với kẻ non gan. Ngoài ra, nói chung, không tuân thủ không sao.
Sự phóng đãng được dung thứ, tức gần như được phép.
(VTNh: Luật chỉ có tính chất nửa vời)
- ít đi học vì nghèo
- Có hiện tượng bán con vì nghèo
- Nhận làm con nuôi quan chức để xin được bảo kê
Nạn vay nặng lãi phổ biến.
Người đi vay dễ vỡ nợ. Luật pháp đứng về phía chủ nợ.
Văn hoá
giao tiếp
Có sự phân biệt rõ ràng
- dân gian: buông thả
- quý tộc: nghi thức chặt chẽ hơn
Nhiều phụ nữ được coi là vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với cái giá rất xoàng...
Quan to đi chơi bằng ngựa. To nhỏ dựa vào số người đi hầu kèm theo hộ vệ.
Con người Đàng Ngoài không có xu hướng khám phá, không có tính thần học hỏi, kể cả trên phương diện nghệ thuật. Nhưng lại thích -- với những gì sử dụng hàng ngày và những cái đã biết -- chứng tỏ là mình xa hoa sang trọng. Họ rất ham thích khoái lạc. Lý do: khí hậu nóng bức, đất đai màu mỡ, dễ sống.
Người ta quen với chế độ chính trị chuyên chế; chịu đựng mà không thấy khổ. Biết nhà nước tự do là hay hơn. Nhưng không đủ sức đấu tranh.
Một số dũng cảm khởi nghĩa, dân chúng có theo và người ta hứa với họ đủ điều. Nhưng kết thúc bằng tái lập chế độ độc đoán.
Sau biến động, con người tự nhủ quá hạnh phúc khi có thể trở về bình yên dưới cái ách vốn có từ trước.
Trong giao thiệp thăm viếng con người, tránh nói chuyện buồn rầu. Không có đồng hồ. Thời gian chỉ được ước tính. Ai cũng vậy.
Lễ hội
Phóng túng quá đáng, đến mức suồng sã. Người nghèo cũng bất cần đời. Sợ ra ngoài mùng một tết - sợ điều xấu. Bọn trộm rình rập khắp nơi, ám hại người trên đường.
Các làng quê có nhà hát trò, chèo tuồng. Các loại quần áo rất kỳ cục, vay mượn từ Trung Hoa nhưng lại làm xấu đi, quê kệch hơn. Nội dung tích trò là ca ngợi vua chúa và người có công với nước, xen vào chuyện tình yêu và chuyện phiêu lưu.
Trò chơi - chọi gà, câu cá.
Nhìn chung, khi không bắt buộc phải làm việc, những người dân sống ở Đàng Ngoài yếu đuối và biếng nhác. Hạnh phúc lớn nhất của họ chỉ là thoả mãn thói phàm ăn. Chỉ có những niềm say mê hầu như luôn có hại cho xã hội (VTNh: những niềm say mê bệnh hoạn) mới kéo người ta ra khỏi tình trạng uể oải.
Tôn giáo
Với quần chúng vô học, tôn giáo ở đây là thực hành mê tín. Chẳng có gì là không có thể thành vật thờ cúng. Nhưng đối tượng của mê tín lại luôn luôn thay đổi. Hôm nay được tôn sùng mai bị lãng quên, thậm chí bị phỉ báng.
Không có gì lâu bền. Nên có thể nói chẳng có tôn giáo gì cả. Chùa có ở mọi trấn, xã, song đều xây dựng cẩu thả, và trông thì xấu xí.
Rất nhiều thuật sĩ bịp bợm. Quyền lực của họ vươn từ những người dân dưới đáy tới vua chúa.
Về Khổng Tử và Nho giáo
Các giáo điều chính:
- lưu ý sức mạnh trí tuệ. Đặt vấn đề có được hiểu biết bên trong về sự vật
- nhấn mạnh chữ tâm
- đề cao lòng thành.
Khoa học, kỹ thuật.
Khoa học - lo nghiên cứu bình chú Khổng Tử. Địa lý thiên văn cổ lỗ. Lịch sử chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
- Không hiểu gì về thế giới.
- Giải thích về khí hậu rất nực cười.
Dân tộc này chỉ quen nhận thức những vật thể có hình hài và cảm giác. Mọi biện luận siêu hình bị coi là vô bổ.
Dửng dưng với việc đi tìm chân lý, họ chỉ quan tâm tới những quan nịêm mang tính đạo đức.
Giáo dục và thi cử
Tham nhũng, thiên vị, thiên kiến... là tình trạng bao trùm trong cả vương quốc.
Do đó các cuộc thi tiến sĩ dù cố tỏ ra nghiêm khắc cũng chỉ vô ích. Học hành chẳng theo chương trình nào. Khả năng đỗ phụ thuộc trí nhớ (chứ không phải kiến thức).
Người thi đỗ được miễn mọi khoản thuế. Địa vị quý tộc không được truyền lại cho con cháu. Mà mỗi cá nhân, đến lượt mình, tự xác định cho mình.
Học người xưa không hề có phê phán. Không học ngoại ngữ. Vua có thông ngôn - tiếng Hoa, tiếng vài nước láng giềng, tiếng Bồ Đào Nha.
Người làm mỹ thuật tay nghề đơn sơ, ít khao khát hoàn thiện; bó chặt trong quy phạm lâu đời. Khuôn mặt trên các tác phẩm điêu khắc trông khủng khiếp và kỳ quái.
Mọi nghề nghiệp đều chỉ tiến hành với những dụng cụ đơn giản như làm việc không cần thước.
Nội ngoại thương trong cái bóng của người Hoa
Nhiều tiềm năng. Nhưng chính quyền không muốn dân giàu sợ thần dân một khi tích tụ tài sản, sẽ sinh tham vọng, kiêu căng không còn thói quen phụ thuộc tuyệt đối, như là cái đảm bảo cho sự cai quản của nhà vua. Cũng có những người giàu lên nhưng phải cống nộp quan trên khá nhiều.
Ngay người Hoa cũng phải hối lộ quân vương. Thương nhân bản xứ bị xem là đáng sợ nếu quan hệ với người ngoại quốc.
Các ngành thương nghiệp và thủ công nghiệp của người Hoa tối cần đối với sự sống còn của vương quốc.
Trong thương mại của người Hoa có một ngành khá nổi bật: thuốc bắc. Ngoài ra, họ còn buôn bán chè, đồ sứ, tơ lụa, vải, dùng bột mì, nồi niêu, đồ sắt.
Người Hoa không truyền nghề cho cư dân bản địa để giữ bí mật. Từ đó, người Việt có niềm tin mình không thể làm gì bằng người Hoa.
Nghề người Hoa làm:
- khai thác hầm mỏ
- đúc vàng bạc
- khắc ván in, làm ra những cuốn sách.
Dùng sức mạnh tài trí, khiến người ta cần đến họ. Rất nhiều mánh khoé. Sống ở Đàng Ngoài, người Hoa bảo tồn trang phục. Họ là người cung cấp hàng cao cấp cho chính quyền và đây là việc họ không thích nhưng buộc phải làm thì mới có quyền tha hồ bán các loại hàng khác cho dân thường.
Người Hà Lan từng làm một con đê ở đây.
Người Anh cũng mang đến các mặt hàng như người Hoa. Ví dụ các loại đá quý, ngọc trai, nhưng đáng chú ý: đá giả mới bán chạy.
Dân nghèo quá, nhiều khi lại mua chịu và hay quỵt. Khi tàu buôn đến, có lính đến khám. Tàu buôn phải giấu ngay các mặt hàng quý. Bộ máy hành chính từ vua xuống tự cho mình quyền tha hồ quấy đảo đám lái buôn này.
Kỹ thuật đúc tiền kém cỏi. Tiền rất dễ thành vô giá trị. Rồi tiền từ Trung Hoa tới -- "hiếm có quốc gia nào trên thế giới có quá nhiều kẻ đúc tiền giả như vậy"
Mỏ vàng bạc chỉ người Hoa biết khai thác, và nộp cho chính quyền bao nhiêu, là do họ tính.

Dân Đàng Ngoài hiếm khi sử dụng tới phép đo lường trong buôn bán. Dùng tay để đo vải. Gạo đỗ, đong bằng khối hoặc ước lượng. Buôn thóc gạo bị cấm, nhưng vẫn diễn ra khá sầm uất.
Mức lãi của người buôn lên tới 1/3, mặc dù vậy, người Đàng Ngoài chỉ là "những tay buôn vô cùng kém cỏi".Buôn vải, tơ. Buôn quế - vua độc quyền khiến dân miền núi thành kẻ buôn lậu. Đường cũng mua của người Hoa. Khai thác rừng tre cũng tuỳ tiện. Ai muốn, chỉ cần nộp ít tiền cho người quản lý hành chính là chặt thoả thích, hoặc đốt, phá nhiều tre đưa trở về qua đường sông.
Đàng Ngoài có thể là điểm trung chuyển lý tưởng cho thương mại Âu Á. Nhưng chính quyền sợ người nước ngoài nhân cớ đó để xâm lược. Đáng lẽ phải ngờ người Hoa vì họ đã từng nắm giữ chủ quyền ở đây. Song vì lý do cùng chung phong tục, tín ngưỡng… người Hoa không bị ngờ như người châu Âu.
Biến động của quyền lực trong lịch sử
Dù từng là một bộ phận của Trung Hoa, song đây vẫn là một sắc dân hoàn toàn khác biệt. Trung Hoa gọi họ là man di.
Thời đó người ở đây chưa có chữ. Dùng chữ Hán. Các thủ lĩnh bản địa, tuyên bố mình là chủ nhân của mảnh đất này. Dân theo sự dắt dẫn của họ, các thủ lĩnh thường có sự giúp đỡ của bọn du đãng. Nội chiến (12 sứ quân). Lê Đại Hành xưng vương…
Nhà Minh sang, sau Lý Trần, thi hành luật lệ, phong tục, cách làm ăn kiểu Trung Hoa “bắt dân chúng phải tuân theo một lối sống giống nhau”. Nhờ vậy, một trật tự vững chắc được thiết lập và bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XVIII.
Dân chúng dù lấy làm tự hào tuân thủ các phong tục và luật lệ của ông chủ phương Bắc nhưng nó không làm cho họ quên đi ký ức về sự tự do xa xưa và mong ước trở lại.
Quan hệ với Trung Hoa: có triều cống, nhận ấn phong vương “coi như một dấu hiệu độc lập và một sự xác nhận với việc lên ngôi”; nhưng không vì triều cống mà những vị vua này hoàn toàn không phải là những chủ nhân ở đất nước họ.
Nhà Lê suy yếu. Mạc Đăng Dung (một “kẻ phiêu lưu”) cướp ngôi. Nguyễn Kim giúp khôi phục mang theo sự hình thành thể chế nhà chúa. Trịnh Kiểm- người có tài năng và phẩm chất dị thường, từng là thủ lĩnh bọn cướp.
Hình thành Đàng Trong. Nguyễn Hoàng vẫn thần phục nhà Lê nhưng tự tuyên bố độc lập. Đàng Trong ngày một rộng lớn nhiều chúa tể nhỏ hơn, trở thành thuộc quốc của vị tướng này.
Ở phương Đông được làm vua thua làm giặc. Còn ai cũng gian ác. Vua là một danh nghĩa, giống như một đồ trang sức.
Vua chỉ có quyền hão (Chúa quản lý hết và có quyền thế tập). Vua ngủ say trong niềm vui thú và bạc nhược. Làm quen với sự thụ động và nhàn rỗi. Dòng chúa tự sàng lọc, chỉ có người con kế vị có quyền, ngoài ra đa số bị đẩy vào cảnh nghèo đói. Một số bị điên.
Cả nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, đất đai bỏ hoang, nạn đói khủng khiếp. Trong khoảng 8 năm trời, 1/3 dân chúng của vương quốc đã chết.
Lực lượng quân đội
Do hoạn quan chỉ huy (chức vụ có được là do mua). Nghề binh ở đây cha truyền con nối.
Luật pháp.
Luật Đàng Ngoài vốn được rút ra từ luật của Trung Hoa. Luật cổ luôn quan tâm tới lợi ích của dân chúng. Người nghèo cũng được bảo vệ.
Nhà vua được xem là người duy nhất quan tâm đến lợi ích chung. Còn tất cả những người khác chỉ hoàn toàn chăm chú đến lợi ích của riêng họ. Nhưng ở thời này, vua bị loại ra rìa, bị vô hiệu hóa, cộng đồng này chỉ còn quỷ, mà chúa là tên quỷ lớn nhất.
Thói quen ăn hối lộ vững chắc trong quan chức. Có thể đạt với bất kỳ điều gì bằng sức mạnh của đồng tiền. Người ta phải xuất vốn 20-30 ê-quy cho một chức vụ.
Người hiểu biết phải kinh ngạc vì bọn quan lại bạo ngược. Nhưng vua không biết gì hết.
Nhìn đại lược về hạnh kiểm của dân chúng thì sẽ thấy rất nhiều điều đáng phàn nàn, và ngay cả ở những điều quan trọng nhất. Không có một dân tộc nào trên trái đất này -- nấp sau vẻ ngoài trầm tĩnh và đức độ như người Trung Hoa -- lại gian xảo hơn, vụ lợi hơn, phó mặc mình cho những niềm đam mê hơn và hăng hái hơn trong việc thoả mãn bản thân.
Họ luôn tìm cách lừa dối nhau. Đối với người nước ngoài lại càng không có sự an toàn nào, nghĩa là luôn luôn trong trạng thái ngờ vực.
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Có thời khoảng thế kỷ XVI (?) tuy, đất nước thịnh trị, luật lệ nghiêm khắc. Nhưng một vị chúa đầu thế kỷ XVIII (70-80 năm trước khi xuất bản sách này) đã thay đổi tất cả. Tăng thuế. Ngông cuồng hưởng lạc. Tăng cường quyền lực cho đám hoạn quan đến mức vô bờ bến. Và tăng cả số lượng, tới mức chúng làm cho đất nước trở nên nghèo đói.
Vết nhơ về sự chuyên quyền ghi sâu trong đời sống toàn bộ dân chúng vì chẳng có cách gì để chống lại sự hám tiền, hám quyền của bọn quan lại.
Ngoài ra những lo lắng, sự ngờ vực, sự thiếu cạnh tranh đã bóp nghẹt mọi tài năng, căng thẳng tinh thần, làm xẹp đi mọi tham vọng chính đáng. Người dân không còn nhìn đâu xa hơn cuộc sống tầm thường quanh mình.
Nhà tù
Đó thực sự là một nơi khổ hình bất tận. Giường của tù nhân chính là nền đất ẩm ướt. Đàn ông và đàn bà ở lẫn lộn và ngủ trong bóng tối, bùn, và rác. Thường xuyên là người sống chung với những xác chết bị thối một nửa. Cai ngục là bọn đáng ghê tởm.
Nhưng đó là một nghề được ưa chuộng. Người ta phải nhờ cậy chạy chọt mới có được chân cai ngục và họ sẽ giàu lên bằng sự tàn bạo.
Khả năng tự biến đổi , tự hoàn thiện
Chế độ chuyên chế tuyệt đối đã đối kháng với sự phồn vinh của quốc gia. Nó làm cho trình độ sống của cộng đồng - chẳng hạn hoạt động kinh doanh-- không bao giờ được nâng lên.
Ở đây, mọi sự vượt trội và một khao khát mưu cầu danh tiếng đều dễ bị coi là một thứ tội phạm.
Đốn mạt nhất là những hoạn quan khóac đầy mình những chức tước. Chúng tàn bạo và cho phép mình tha hồ cướp bóc công khai của cả quan chức lẫn dân thường.
Vì rằng mọi tài sản đều là tạm bợ và những vinh hiển cũng chỉ có lúc, con người sinh ra hư vô, họ cảm thấy trước xu thế nghèo khó chung, rồi chẳng có gì cứu được họ.
Tuy nhiên nếu được cai trị tốt hơn thì dân chúng vẫn có thể tự hoàn thiện và sẽ chẳng khó khăn gì trong việc yêu cầu họ thực hiện những đức hạnh phổ quát hữu ích cho xã hội.
Tài liệu này rất quý. Có nhiều điểm nhận xét đến bây giờ vẫn đúng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đây là đoạn lan can di tích thành cổ Nam Kinh. Con tour guider Tàu nó chém bảo là gạch này thời Nam Tống, vua Tống phải mua gạch của các chủ lò gạch để xây, các viên gạch có ghi rõ xuất xứ lai lịch các lò gạch sx ra.

SAVE_20211222_201210.jpg


Cụ zoom in là thấy có chữ Tàu ở mấy hàng trên cùng, có gì cụ dịch xem nó nghĩa là gì cái ạ? Ko rõ hàng thật hay hàng fake nữa, Tàu lắm trò lắm :D
Mắt em kém rồi, chắc đợi đến mai thôi, dạo này tự dưng mắt mờ hẳn, chỉ sáng khi thấy hót gơ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
À, chính xác là thời Minh Thái Tổ xây cụ à, mr Chương xây 1 bức tường thành rất lớn bao quanh Nam Kinh để phòng thủ. Ko hiểu viết chữ gì nhỉ? Mà cũng rất fair, đi mua gạch của các cai thầu gạch, chứ ko cướp bóc như Tây mô tả quan lại đàng ngoài :D

Em thấy mấy chữ còn đọc được là Đức Châu..
Ninh Đường...
"
Di sản đáng kể khác của Minh Thái Tổ là việc xây dựng một bức tường bao quanh Nam Kinh, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành. Lớp vữa sau sáu thế kỷ vẫn giúp giữ những viên gạch trường tồn.
Ngay ở phía nam trung tâm thành phố là Trung Hoa Môn, cổng vào lớn nhất trong số 13 cổng nguyên thuỷ của bức tường thành đồng thời là hệ phòng thủ khổng lồ gồm có các sân trong và thành luỹ.

IMG_20211222_230211_605.jpg


Ở chân tường có 13 cái hang, giấu được khoảng 3.000 lính nếu kinh thành bị tấn công. Đội quân này sẽ âm thầm chờ đợi trong bóng đen cho tới khi kẻ thù tiến vào phần đầu tiên của khu tổ hợp phòng thủ. Cổng thành khi đó sẽ được hạ thấp xuống và kẻ thù sẽ bị mắc kẹt trong các khu vực sân nhỏ bên trong, và binh lính Nam Kinh sẽ xông ra giao chiến...."
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
À, chính xác là thời Minh Thái Tổ xây cụ à, mr Chương xây 1 bức tường thành rất lớn bao quanh Nam Kinh để phòng thủ. Ko hiểu viết chữ gì nhỉ? Mà cũng rất fair, đi mua gạch của các cai thầu gạch, chứ ko cướp bóc như Tây mô tả quan lại đàng ngoài :D
Chắc đúng là của các lò đóng, vì mỗi lò có tên riêng cụ ạ, mai mắt tinh em xem trên máy tính cụ thể hơn.
Chuyện cướp bóc của dân thì có lẽ cuối thời Lê -Trịnh rồi, chứ trước đây thì quan đi dự tiệc đuổi tà ma ở bãi Sông Hồng còn phải tự bỏ tiền túi ra mà ăn tiệc đấy cụ.
Xã hội Đàng Ngoài lúc ông thuyền trưởng Pháp Richard đến là bắt đầu suy nặng nề.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,005 Mã lực
Còn đây là sử Việt viết về đằng ngoài.

Chế độ tô thuế là một phần gánh nặng trong đời sống người nông dân Đàng Ngoài. Những người được ghi vào sổ đinh phải gánh vác mọi nghĩa vụ, sưu dịch đối với nhà nước.

Theo quy định năm 1625, trừ những quan lại, học sinh Quốc Tử Giám, lão nhiêu, đàn bà góa, còn thì phải nộp thuế thân.

Năm 1664, theo phép bình lệ thì thuế thân như sau: dân đinh các xã 1 quan 8 tiền, dân đinh các trang trại 1 quan, dân đinh các sở 1 quan 2 tiền. Ngoài ra, dân đinh phải chung nhau nộp một số tiền lễ cho nhà nước (7 lễ: thượng tiến, cung tiến, thường tân, tiết liệu, kỵ thời, sinh nhật, chính đàn), quy định mỗi dân đinh phải nộp 2 tiền và 4 cáp rưỡi gạo.

Về thuế ruộng đất, sau nhiều lần thay đổi, năm 1722, tô ruộng được quy định rõ: Ruộng công làng xã 1 vụ hay 2 vụ đều nộp 8 tiền/mẫu, ruộng tư 1 vụ hay 2 vụ đều nộp 2-3 tiền/mẫu. Đến năm 1728, quy định lại: Ruộng công, tư đều chia thành 3 loại để nộp thuế. Ruộng công hạng nhất 1 quan/ mẫu; hạng nhì 8 tiền; hạng ba 6 tiền. Ruộng tư hạng nhất 3 tiền, hạng hai 2 tiền, hạng ba 1 tiền/ mẫu.

Ngoài ra các loại ruộng núi, ruộng bãi, ruộng cói, ruộng nhà chùa…đều phải nộp thuế nhiều hay ít khác nhau.

Thiên tai, đói kém liên miên – Nạn lưu vong phổ biến

Sang thế kỷ XVIII, chính quyền họ Trịnh tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi – một chức năng quan trọng của nhà nước quân chủ tập quyền. Các chức quan hà đê, quan khuyến nông tuy vẫn tồn tại, nhưng bọn này lợi dụng việc đắp đê , sửa đường để tham ô vơ vét hơn là bảo vệ và tu bổ đê điều. Trong thế kỷ XVIII, nạn đê vỡ, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên, uy hiếp nền sản xuất nông nghiệp.

Thực ra tình trạng thiên tai mất mùa, đói kém đã xảy ra khá phổ biến từ cuối thế kỷ XVIII. Các năm 1679, 1681, 1684, 1687, 1695…là những năm hạn lụt, mất mùa lớn. Sang thế kỷ XVIII, thiên tai cơ cận càng xảy ra triền miên và trầm trọng hơn. Năm 1702, đê sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa bị vỡ, mùa màng mất sạch, nhân dân bị đói lớn. Sang năm 1703, nạn đói lan ra cả 4 nội trấn ở đồng bằng và khu vực kinh thành, làm cho giá lúa tăng cao, một tiền chỉ đong được 4 bát thóc. Những năm 1712, 1713 một trận đói lớn lan tràn khắp Đàng Ngoài, các đê sông lớn bị vỡ nhiều nơi, bấy giờ “nhân gian phải ăn vỏ cây, rau cỏ, thây chết đói đầy đường, thôn xóm tiêu điều…”. Năm 1726, 1727 nhân dân Thanh Nghệ bị đói lớn. Trận đói kéo dài đến năm 1728 và lan ra bốn trấn đồng bằng.

Đặc biệt nghiêm trọng là nạn đói năm 1741, bắt đầu ở trấn Hải Dương rồi lan dần khắp Đàng Ngoài. Sử cũ chép: “Dân bỏ cả cày cấy, thóc lúa giành dụm trong xóm làng đều hết sạch, duy có Sơn Nam còn hơi khá. Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được một bữa ăn. Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn được 1 phần 10. Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn độ năm ba hộ mà thôi”. Riêng ở Sơn Nam, Nghệ An tuy “hơi được mùa” nhưng họ Trịnh trưng mua, vơ vét lúa gạo nên nhân dân cũng đói khổ. Thóc gạo khan hiếm đến nỗi có nơi bán một mẫu ruộng chỉ đủ mua một cái bánh nướng, có người tiền của đầy nhà cũng phải chết đói. Ở vùng Hải Dương “ruộng đất đã hóa thành ra rừng rậm, những giống gấu, chó, lợn lòi sinh từ ngoài đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn”

Hàng vạn nông dân đã chết qua những nạn đói kéo dài và khủng khiếp ấy. Năm 1737, trấn Sơn Tây bị đói và dịch, số người sống sót chỉ còn lại 1đến 2 phần 10. Riêng ở khu kinh thành số người chết đói bị chôn vùi hai bên đường quá nhiều. Trịnh Cương phải sai lấy đất công lập hai khu mộ địa, một khu rộng hơn 17 mẫu ở xã Dịch Vọng và một khu rộng hơn 14 mẫu ở xã Hoàng Mai để chôn những người chết đói, chết dịch ở kinh thành.

Những người sống sót qua các nạn đói, nạn dịch cũng không còn điều kiện sinh sống, phải bỏ xóm làng đồng ruộng đi kiếm ăn khắp nơi tạo thành một tầng lớp nhân dân lưu vong đông đảo và cứ tăng thêm sau mỗi trận đói mới. Năm 1730, có đến 527 hương bị phân tán gần hết. Năm ấy nhà nước phái một lúc 12 viên đại thần về các địa phương chiêu tập dân lưu vong trở về làm ăn nhưng không có kết quả. Năm 1741, nhà nước lại phái quan đi chiêu tập dân lưu vong về khai khẩn ruộng đất bỏ hoang nhưng kết quả cũng không sáng sủa hơn. bấy giờ những làng xã bị phân tán đã lên đến con số 3.691, trong đó có 1.730 làng xã đặc biệt điêu tàn, hoang vắng. Vào khoảng nửa sau thế kỉ XVIII, theo bản điều trần của Ngô Thì Sĩ gửi lên chúa Trịnh thì 4 trấn đồng bằng (thuộc Bắc Bộ ngày nay) có 1076 xã phiêu tán trong số 9668 xã thôn.
Khi chính quyền trung ương suy yếu không đủ sức quản lý ở những khu vực xa xôi thì ở địa phương tệ nạn tham nhũng còn trầm trọng hơn nhiều. Ở đây bọn cường hào địa chủ mặc sức đục khoét, hà hiếp nhân dân. Chúng ỷ quyền thế, tự do vu oan giáo họa làm cho đời sống người dân nghèo thường xuyên bị đe dọa. Tình hình này được phản ánh rõ nét trong tờ thông sức của Ngự sử đài năm 1719: “Bọn hương đảng cường hào gian xảo nhiều kế, biến trá trăm đường, lấy vũ đoán làm kế hay, lấy thôn tính làm giàu mình, đè nén người bần cố, khinh miệt kẻ ngu hèn. Lại có bọn điêu toa làm điên đảo phải trái, thay đổi trắng đen, lấy người kiện làm món hàng, lấy đơn kiện làm kế sinh nhai”.

Trong khi quan lại và cường hào địa chủ gây bao tai họa cho nhân dân thì vua chúa trong cung đình quanh năm ăn chơi sa đọa, nay xây dựng chùa chiền, mai sửa sang cung điện, chi phí những món tiền khổng lồ, bắt nhân dân chịu thêm những gánh nặng thuế khóa và lao dịch. Có hàng loạt sự kiện tố cáo đời sống xa hoa quá mức của các chúa Trịnh, đặc biệt là Trịnh Cương và Trịnh Giang.
Từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ của nông dân đã nổ ra nhiều nơi ở miền xuôi cũng như miền núi. Năm 1681, đại hạn kéo dài rồi tiếp đến nạn đói, nhân dân huyện Thanh Lâm (trấn Hải Dương) nổi dậy đánh phá các nhà giàu. Thủ lĩnh nghĩa quân tự xưng là Bắc Vương. Năm 1683, nhân dân Lập Thạch (trấn Sơn Tây) nỗi dậy chống quân lính đồn trú.

Trong khoảng vài chục năm đầu thé kỉ XVIII, các cuộc nỗi dậy đã lan rộng và diễn ra liên tiếp. Đáng chú ý là những cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1712, ở Sơn Tây, Kinh Bắc năm 1715, ở Lai châu, Hòa Bình năm 1721.

Từ năm 1737, những cuộc đấu tranh của nông dân đã phát triển thành một phong trào rầm rộ ở hầu khắp Đàng Ngoài. Theo sử cũ, bấy giờ “ trộm cướp nổi lên như ong” đến nổi các địa phương “địch báo không kịp”. Họ Trịnh ra lệnh cho lập đồn hỏa tiêu trên núi, đêm ngày canh gác để kịp thời báo hiệu cho nhau. Mặt khác nhà nước tăng cường lực lượng phòng thủ, thường xuyên cho quân tuần hành những nơi hiểm yếu và tuyển thêm binh lính các trấn để bổ sung vào bộ máy đàn áp. Nhưng tất cả những biện pháp đối phó của họ Trịnh không ngăn chặn nổi phong trào khởi nghĩa của nông dân đang cuồn cuộn dâng lên như nước vỡ bờ.

Trong buổi đầu của phong trào, nổi bật lên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng và của Lê Duy Mật. Năm 1737, nhà sư Nguyễn Dương Hưng tụ tập nghĩa quân đến vài ngàn người, phần lớn là dân lưu vong, nổi dậy ở Sơn Tây rồi lấy núi Tam Đảo (nay thuộc Vĩnh Phú) làm căn cứ. Cuối năm đó cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng bị đàn áp, nhưng sang đầu năn sau (1738) một cuộc nổi dậy to lớn hơn lại bùng lên ở Thanh Hóa do Lê Duy Mật cầm đầu, thu hút đông đảo dân nghèo, kết thành một lực lượng hùng mạnh, buộc họ Trịnh phải đối phó lâu dài.

Từ cuối năm 1739, phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài bước vào giai đoạn cao trào. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn bùng lên ở nhiều nơi, tập trung nhất ở vùng Hải Dương, Sơn Nam (Hải Dương, Nam Hà, Ninh Bình, ngày nay) là những trấn bị nạn đói tàn phá dữ dội nhất. Bấy giờ nông dân nghèo đói, lưu vong “ người đeo búa, kẻ vác gậy đi theo, chỗ nhiều có đến hơn vạn, chỗ ít cũng có đến hàng trăm, họ quấy rối làng xóm, vây đánh các ấp, các thành, triều đình không thể nào ngăn cấm được”.

Trên địa bàn Hải Dương, anh em Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Vũ Trác Oánh khởi nghĩa ở Ninh Xá, Mộ Trạch. Nguyễn Tuyển vốn là một viên quan nhỏ ở kinh thành, bị ức hiếp và chán ghét cảnh đổ nát, Nguyễn Tuyển từ quan bỏ về quê kêu gọi nhân dân nổi dậy. Nguyễn Tuyển tự xưng là minh chủ, phối hợp với Vũ Trác Oanh (tự xưng là Minh công), nêu khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, cầm đầu phong trào đấu tranh của nông dân vùng Đông Bắc, thanh thế rất mạnh, chấn động cả một phương.

Từ căn cứ Ninh Xá, nghĩa quân Nguyễn Tuyển tiến sang huyện Gia Bình (Kinh Bắc), đánh tan quân Trịnh ở đó, các tướng của triều đình phải bỏ chạy hoặc bị giết tại trận. Nhân đà thắng lợi, Nguyễn Tuyển kéo quân xuống các huyện Thượng Phúc, Phú Xuyên (Hà Tây), nhưng gặp sức chống cự của thủy quân họ Trịnh nên rút về chia đóng ở một số căn cứ trên vùng Hải Dương. Nguyễn Tuyển đóng quân ở Phao Sơn và Ninh Xá (thuộc huyện Chí Linh), Nguyễn Cừ đóng quân ở Đỗ Lâm (thuộc huyên Gia Phúc), “đồn lũy liên tiếp nhau, mỗi người đều có hàng vạn quân”. Thế lực nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, lại nhân họ Trịnh tập trung lực lượng đối phó với nghĩa quân Ngân Già (do Vũ Đình Dung cầm đầu), Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ liền kéo quân về uy hiếp thành Thăng Long, sau đó lại rút về các căn cứ cũ, kéo dài cuộc chiến đấu thêm một thời gian nữa.

Đồng thời với hoạt động của nghĩa quân Ninh Xá, ở vùng Sơn Nam cũng xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Vũ Đình Dung.

Nghĩa quân Hoàng Công Chất có nhiều chiến thuyền, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn ở vùng hạ lưu sông Hồng và nhiều lần đánh lui những cuộc tấn công của quân Trịnh. Sau đó, Hoàng Công Chất chuyển lực lượng lên vùng Tây Bắc, lập căn cứ mới ở Mường Thanh (Điện Biên), chống nhau với họ Trịnh trong một thời gian dài.

Vũ Đình Dung liên kết với các thủ lĩnh Đoàn Văn Chấn và Tú Cao, lập căn cứ ở Ngân Già (Làng Cả), tấn công huyện Chơn Định (Trực Ninh, Nam Hà ngày nay). Quân Trịnh thua to, hàng loạt viên tướng bị nghĩa quân giết chết.

Ở mạn Tây Bắc, nghĩa quân Lê Duy Mật từ căn cứ ở Thanh Hóa phát triển hoạt động ra các huyện thuộc trấn Hưng Hóa và trấn Sơn Tây.

Ở Sơn Tây, hai thủ lĩnh Tế và Bồng cầm đầu một cuộc khởi nghĩa khá lớn. Năm 1740, khởi nghĩa của Tế, Bồng bị thất bại nhưng một tướng của Tế vẫn tiếp tục chiến đấu, phát triển thành một cuộc khởi nghĩa lớn ở vùng Sơn Tây cho đến năm 1751.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân, họ Trịnh hết sức lúng túng, một mặt gấp rút tăng cường quân lính, mặt khác bàn cách đối phó với từng cuộc khởi nghĩa. Khi phong trào mới bùng lên, Trịnh Giang tổ chức thêm ngạch “mộ binh”, năm 1739 lại đặt thêm ngạch “hương binh”, định dùng lực lượng thanh niên trong xóm chống lại nghĩa quân. Nhưng nông dân đã lợi dụng danh nghĩa “hương binh”, lấy vũ khí của họ Trịnh đánh lại họ Trịnh, buộc Trịnh Giang phải ra lệnh bãi bỏ ngạch “hương binh” và tịch thu hết vũ khí trong dân gian. Năm 1740, Trịnh Doanh lại giải tán nốt ngạch “mộ binh”, chỉ tăng thêm lính thường trực, lập thêm đồn ải ở các nơi hiểm yếu, đặc biệt là tuyển thêm “ưu binh”.

Với lực lượng quân đội được củng cố, Trịnh Doanh mở những cuộc đàn áp đẫm máu, tập trung lực lượng tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa theo kiểu “bẻ đũa từng chiếc”. Trong cao trào năm 1740, các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Hải Dương và của Vũ Đình Dung ở Sơn Nam là lớn nhất. Trịnh Doanh biết rằng: “Ninh Xá (Nguyễn Tuyển) chưa thể phá ngay được, bây giờ không gì bằng trước hết đánh tan được giặc Ngân Già (Vũ Đình Dung) để cắt đứt sự cứu viện của đảng giặc”.

Kế hoạch của Trịnh Doanh rõ ràng nhằm đánh tỉa từng lực lượng khởi nghĩa, mà mục tiêu trước hết là cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Dung ở Sơn Nam. Sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Vũ Đình Dung, Trịnh Doanh cho quân tấn công quyết liệt vào đồn Phao Sơn của nghĩa quân.

Những căn cứ trung tâm của phong trào nông dân ở Hải Dương bị san phẳng, nhiều thủ lĩnh nông dân bị chết hoặc mất tích, nhưng cuộc đấu tranh của nông dân vẫn được duy trì. Từng nhóm nghĩa quân hàng trăm, hàng ngàn người vẫn hoạt động phân tán khắp nơi, đến năm 1741, trên địa bàn Hải Dương lại xuất hiện một cuộc khởi nghĩa to lớn của Nguyễn Hữu Cầu cầm đầu, trở thành mối đe dọa khủng khiếp đồi với cơ đồ họ Trịnh.

Nhìn chung, từ năm 1741, tuy một số cuộc khởi nghĩa đã bị tan rã nhưng phong trào nông dân vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật. Bên cạnh đó, còn có nhiều cuộc khởi nghiã nhỏ diễn ra ở đồng bằng cũng như miền núi.
Nổi lên như ong mà vẫn bị dẹp từng cụ một. Chứng tỏ mấy tay chúa Trịnh này cũng khét tiếng đấy chứ nhỉ.
Vừa gúc được 1 đoạn Trịnh Doanh dẹp quân ở Sơn Nam
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top