[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

1100ibn

Xe đạp
Biển số
OF-100899
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
47
Động cơ
396,434 Mã lực
Nham Biền có lẽ bây giờ là núi Nham Biều, trên bản đồ năm 1900 gọi là núi Nhiam dieu và núi Meo, nối giữa sông Cầu và sông Thương:
View attachment 6724989
Dân quê em vẫn gọi là Nham Biền cụ ạ. Bắt đầu từ KCN Vân Trung, Đình Trám gần đầu cầu Như Nguyệt trên cao tốc Hà Nội Bắc Giang đến gần sông Lục Đầu giáp với nhiệt điện Phả Lại. Hồi kháng chiến chống Mĩ máy bay Mĩ hay bay dọc núi này lên bắt phá cầu Đáp Cầu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ doctor76 cho em hỏi chút, cái anh Triệu Tiết này có phải là anh Triệu Tiết mà cụ Nguyễn Trãi nhắc trong Cáo bình Ngô không nhỉ “ Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong”.
Đúng rồi cụ, tuy nhiên chỉ huy chính là Quách Quỳ, sử ta hay gọi là Quách Què, còn Triệu Tiết là phó tướng, chỉ huy vận lương thảo, hậu cần, Triệu Tiết và Quách Quỳ liên tục cãi nhau.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Dân quê em vẫn gọi là Nham Biền cụ ạ. Bắt đầu từ KCN Vân Trung, Đình Trám gần đầu cầu Như Nguyệt trên cao tốc Hà Nội Bắc Giang đến gần sông Lục Đầu giáp với nhiệt điện Phả Lại. Hồi kháng chiến chống Mĩ máy bay Mĩ hay bay dọc núi này lên bắt phá cầu Đáp Cầu.
Ra thế, xem bản đồ Pháp mới thấy địa hình phức tạp chỗ núi Nham Biền, một núi gánh hai sông, thành nơi giấu quân kỵ của Tống. Trận này Tống dùng máy bắn đá (không rõ loại ballista hay trebuchet) như dùng pháo để hạ thuỷ quân phía ta, quân kỵ đánh thọc sườn. Cũng may ở thế trận lớn hơn, thuỷ quân ta đả bại thuỷ quân Tống, không cho hội sư, nếu quân thuỷ đến được chỗ quân bộ Tống thì ta khá nguy.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Bỏ ngục 1 năm đấy cụ, nhưng Tùng Tiên chỉ huy kém thật , quân bị thủy quân ta oánh cho tơi bời.
Đoạn sau, kiểm duyệt nhiều từ quá, em post dần, có đoạn mà tác giả Lý Đào nhận xét rất tinh ý khi cụ Kiệt tâu lên vua Lý về chuyện muốn hòa với Quỳ, dùng từ là hòa thì giữ vững được Tông Miếu, ý kèm theo cũng chỉ ngôi vua để tăng uy lực với vua và bà Ỷ Lan????
Tùng Tiên có biết đánh đâu.
Ý ông ta lúc đầu là chạy sang xúi Chiêm Thành và Chân lạp đánh.
Nhưng xui là bị con trai Tô Giám bóc phốt và xúi vào chiến trận thôi
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đúng rồi cụ, tuy nhiên chỉ huy chính là Quách Quỳ, sử ta hay gọi là Quách Què, còn Triệu Tiết là phó tướng, chỉ huy vận lương thảo, hậu cần, Triệu Tiết và Quách Quỳ liên tục cãi nhau.
Quách Què là thái giám trong vở Li miêu hoán chúa của Bao Chửng
Còn sử ta vẫn gọi ông này là Quách Quỳ.
 

1100ibn

Xe đạp
Biển số
OF-100899
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
47
Động cơ
396,434 Mã lực
Ra thế, xem bản đồ Pháp mới thấy địa hình phức tạp chỗ núi Nham Biền, một núi gánh hai sông, thành nơi giấu quân kỵ của Tống. Trận này Tống dùng máy bắn đá (không rõ loại ballista hay trebuchet) như dùng pháo để hạ thuỷ quân phía ta, quân kỵ đánh thọc sườn. Cũng may ở thế trận lớn hơn, thuỷ quân ta đả bại thuỷ quân Tống, không cho hội sư, nếu quân thuỷ đến được chỗ quân bộ Tống thì ta khá nguy.
Dãy núi này có một cái đặc biệt là giữa dãy núi có một lối đi rộng khoảng 40m nên phía bắc gọi là núi Trúc Tay, phía nam gọi là núi Neo. Cả dãy thì gọi là Nham Biền.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quách Què là thái giám trong vở Li miêu hoán chúa của Bao Chửng
Còn sử ta vẫn gọi ông này là Quách Quỳ.
Chữ Hán không có từ Què cụ ạ, viên thái giám trong phim Bao Công tên là Quách Hòe. Chữ Quỳ phiên đọc theo tiếng miền Nam có thể gọi là Què cũng được.
Sử nhà Nguyễn và các học giả thời Pháp, do chịu ảnh hưởng của tục kiêng húy nhà Nguyễn, nên đổi tên các nhân vật so với tên gốc như: Thẩm Khởi thì viết là Thẩm Khỉ, Nhậm đổi sang Nhiệm, 1 số từ điển cũ cũng đổi luôn, nên dịch khá khó .
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ra thế, xem bản đồ Pháp mới thấy địa hình phức tạp chỗ núi Nham Biền, một núi gánh hai sông, thành nơi giấu quân kỵ của Tống. Trận này Tống dùng máy bắn đá (không rõ loại ballista hay trebuchet) như dùng pháo để hạ thuỷ quân phía ta, quân kỵ đánh thọc sườn. Cũng may ở thế trận lớn hơn, thuỷ quân ta đả bại thuỷ quân Tống, không cho hội sư, nếu quân thuỷ đến được chỗ quân bộ Tống thì ta khá nguy.
Tác giả Lý Đào cho biết chi tiết khá thú vị, là lúc chưa lên ngôi, vua Tống đã từng đến vùng biên giới này rồi, nên ông ta rất thông thạo địa hình, bản đồ, còn biết rõ vị trí khoảng cách từng nơi, trong khi bọn quan trong triều đình mù tịt, nên vú Tống phải giải thích cho mà biết đấy.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Tác giả Lý Đào cho biết chi tiết khá thú vị, là lúc chưa lên ngôi, vua Tống đã từng đến vùng biên giới này rồi, nên ông ta rất thông thạo địa hình, bản đồ, còn biết rõ vị trí khoảng cách từng nơi, trong khi bọn quan trong triều đình mù tịt, nên vú Tống phải giải thích cho mà biết đấy.
Đọc các trận đánh không có bản đồ chán lắm, em phải vào gallica.bnf.fr tìm bản đồ cổ số hoá, chính ra rất đủ, tất nhiên với các địa danh thời Pháp thôi, nhưng hình sông thế núi nhìn rất rõ, xem cùng bản dịch của cụ thấy sống động hơn hẳn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc các trận đánh không có bản đồ chán lắm, em phải vào gallica.bnf.fr tìm bản đồ cổ số hoá, chính ra rất đủ, tất nhiên với các địa danh thời Pháp thôi, nhưng hình sông thế núi nhìn rất rõ, xem cùng bản dịch của cụ thấy sống động hơn hẳn.
Vâng cụ, những bổ sung của cụ rất hay, nó làm rõ ý nghĩa hơn, cả nghìn năm trước mà quân Tống, cũng như cụ Lý Thường Kiệt đã nắm khá rõ địa thế để bày binh bố trận chiến đấu giữ nước.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,317
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Ra thế, xem bản đồ Pháp mới thấy địa hình phức tạp chỗ núi Nham Biền, một núi gánh hai sông, thành nơi giấu quân kỵ của Tống. Trận này Tống dùng máy bắn đá (không rõ loại ballista hay trebuchet) như dùng pháo để hạ thuỷ quân phía ta, quân kỵ đánh thọc sườn. Cũng may ở thế trận lớn hơn, thuỷ quân ta đả bại thuỷ quân Tống, không cho hội sư, nếu quân thuỷ đến được chỗ quân bộ Tống thì ta khá nguy.
Screenshot_2021-12-08-20-19-02-861_com.google.android.apps.maps.jpg

Theo mô tả của các cụ em chụp lại ảnh trên Google Maps dãy Nham Biền này, ko biết có chính xác ko :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Chữ Hán không có từ Què cụ ạ, viên thái giám trong phim Bao Công tên là Quách Hòe. Chữ Quỳ phiên đọc theo tiếng miền Nam có thể gọi là Què cũng được.
Sử nhà Nguyễn và các học giả thời Pháp, do chịu ảnh hưởng của tục kiêng húy nhà Nguyễn, nên đổi tên các nhân vật so với tên gốc như: Thẩm Khởi thì viết là Thẩm Khỉ, Nhậm đổi sang Nhiệm, 1 số từ điển cũ cũng đổi luôn, nên dịch khá khó .
Quách Hòe miền nam đọc chữ H không rõ thành ra Quách Què.
Còn Quỳ thì không có kiêng húy.
Các sách sử Nguyễn vẫn dùng Quách Quỳ.
Dân ta vẫn gọi Quách Quỳ.
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,221
Động cơ
151,474 Mã lực
Cụ Đốc dịch xong nhớ lưu giữ cẩn thận nhá không lại virut như vụ trước.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Cụ Quách Quỳ này được lên truyện cười dân gian TQ về trình độ bất tài, bắt quân Tống mang lợn đi đấu voi Đại Việt. :))
Bọn ngu dân đó cứ nghĩ mình là man nên tưởng ngon ăn chứ sao. Trước Lê Hoàn, à nhầm cụ Ngô Quyền đã đập bọn Nam Hán vỡ thủ rồi các chú Tống nghĩ rằng chính quốc ghê gớm. Sau thời nhà Trần nữa thì chắc sự việc này không còn là truyện cười dân gian nữa :D
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [15/3/1077]

Vua nóng lòng quá, phán rằng:

- Triều đình muốn biết tình-hình chiến sự của quân An Nam hành doanh từng ngày một. Nay sai Chu Ốc 周沃, hiện sung chức quyền phát ở Ung Châu, phải tâu về hằng ngày. Sai phu chuyển thư mang điệp, sẽ dùng thứ thẻ bài dài đặc biệt, viết chữ lớn để từ xa vẫn trông rõ: Khu mật cấp tốc văn tự 樞密急速文字, và sẽ chạy qua các trạm không phải dừng.

Từ trước đến lúc này, vua rất quan-tâm, cho nên luôn xem địa-đồ và các bản tấu về tình hình rất kỹ-lưỡng. Lúc Quách Quỳ tâu về báo rằng đại quân đã đến Quang Lang, vua cả mừng, nói cho các quan biết. Nhưng các quan vốn kém xem địa đồ, nói là không biết Quang Lang ở đâu. Vua bèn giảng cho biết từ Quang Lang đến chỗ này 50 dặm là đường gần, đến chỗ kia 100 dặm là đường xa. Vua chỉ chỗ này hiểm trở, chỗ kia đất bằng, lối đường quanh, lối đi thẳng, thuộc như đếm mấy ngón tay. [ Lời tác giả: Tống Thần Tông là vua ham học, nhiều khi vì học nhiều quá mà quên cả bữa ăn, lúc trẻ đã từng cưỡi ngựa đến biên giới Giao Chỉ, nên biết rõ địa đồ].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12 tháng 2 [ 9/3/1077] có tin báo về là đại quân không thể sang sông Phú Lương được, vua rất bất-bình, lên tiếng chê Tùng Tiên, Quách Quỳ. Ngày 18 tháng 2 [15/3/1077] viên thị lang bộ lễ Vương Thiều 王韶 dâng sớ nói rằng:

- Ngày trước thần đã có tâu về việc Quyết Lý, Quảng Nguyên, thấy rằng phàm lo việc nước, đại thần không nên tham danh hão mà quên cái họa thực sự, bỏ việc xa mà lấy việc nhỏ làm đầu. Lúc mới khởi binh đánh An Nam, thần đã tranh luận kịch-liệt, muốn nuôi dưỡng sức dân và bớt phí tổn cho triều đình, đến nỗi sinh ra hận thù với kẻ chấp-chính bấy giờ [An Thạch].

Vua lấy làm phiền lòng, nói:

- Lời nói sao quá ngu, trước nay chỉ là hư ngôn.

Vì thế Vương Thiều bị bãi chức.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [7/3/1077].

Tình hình quân quẫn bách quá! Triệu Tiết và Tu Kỷ xin cho đem 1 vạn quân cảm tử qua sông, quyết đánh bằng được, Kỷ nói:

- Kinh sư đã gần như thế, xin cho liều chết đánh, ở đây đã lâu, mùa nóng tới gần, lương thảo cạn rồi.

Quỳ nói:

- Qua sông thuyền bè thiếu, lỡ Thượng Cát đặt phục binh, đánh úp với quân số vài vạn, các ngươi khá chắc thắng được sao?

Về phía quân Giao, sau trận Khâu Túc, mất 2 đại tướng Hoàng tử, quân chết nhiều, Thượng Cát đau lòng, lại có thám mã báo về quân Tống cũng đang lo hết lương, tướng bất hòa, chưa muốn đánh [ tiếp]. Cát bèn tâu lên:

- Quân Tống từ xa đến, lương thảo cạn, mùa Hạ sắp tới, không phải là sở trường của lính kỵ binh phương Bắc, nếu đợi lâu rồi đánh, ắt thắng, nhưng Tống sẽ bẽ mặt, lại đem quân xuống, thì liên miên chiến trận, đó là điều không hay. Nay xin cử người giỏi biện bạch đến [ chỗ quân Tống] để bàn hòa. Không nên làm khó nhọc tướng tá, khỏi tốn máu xương binh lính, mà gìn giữ được Tông Miếu 宗廟. [ lời tác giả: Thượng Cát trước quyết đánh, dùng lời thuyết phục Càn Đức, nay, muốn hòa, bèn dùng chữ Tông Miếu 宗廟, ý chỉ cả ngai vàng của Càn Đức và [chức] Thị Yến [Ỷ Lan] chăng?]

Càn Đức bằng lòng. Bèn cử sứ giả là Kiều Văn Ứng 橋文應 tới gặp Quách Quỳ, mang theo thư của Càn Đức, xin hòa, trả lại đất năm châu là Tô, Mậu, Tư Lang, Môn Lạng, Quảng Nguyên, và hứa trả những người bị bắt. Ứng nói:

- Xin tướng quân hạ lệnh rút đại binh về, thì chúng tôi sẽ lập tức sai sứ sang triều đình tạ tội, và giữ lệ cống như cũ.

Quỳ nói:

- Đất đai của thiên triều, nay tự dưng chiếm đóng, là lẽ làm sao?

Ứng đáp:

- Chỗ nào đại quân đã chiếm tức là đất thiên triều vậy.

Quỳ hỏi:

- Việc vào đất các châu Khâm, Ung cướp phá, giết quan lại dân đinh ấy là do ý định chúa các người và viên đại tướng Thượng Cát, nay là lẽ thế nào?

Ứng bèn đưa thư của Bá Tường cho Quỳ, nói:

- Chúng tôi vốn không có ý vào đánh, tại người Trung Quốc hô hào chúng tôi vào.

Quỳ xem thư, giận lắm, bèn truyền hịch cho ty Chuyển vận Quảng Tây hạch hỏi. Nhân đó Bá Tường chạy trốn, rồi tự tử.

Quỳ nhận thư Càn Đức, nhưng nói với sứ giả là muốn báo về triều đình xin chiếu ban mọi lẽ.
Ý Quỳ sợ vua trách, bèn bàn với Yên Đạt cho quân qua sông, đánh tiếp. Đạt nói:

- Lương thảo của chín đạo quân đã cạn. Lúc ra đi, quân có 10 vạn, phu có 20 vạn. Vì nóng nực và lam chướng, nay quân lính, dân phu đã chết quá nửa rồi. Còn non nửa, cũng đều đang ốm cả.


Quỳ nói:

- Ta không có khả năng tiêu diệt được sào huyệt giặc, bắt tù Càn Đức để báo-đáp ân của Triều đình, ấy là do ý Trời. Nguyện lấy một thân này để chịu tội, cứu lấy 10 vạn sinh mạng.

Quì bèn nhận lời sứ Giao, quyết định lui quân. Quỳ cho người mang biểu của Càn Đức về triều, và hẹn với sứ Giao tới đó nhận trả lời.

Quách Quỳ đã định ngày rút quân. Nhưng sợ quân Giao phục kích, cho nên không ban bố cho mọi người biết trước. Đang đêm, Quỳ cho lệnh rút lui lập-tức. Các toán quân bộ và quân kị không kịp sắp thứ-tự, hoảng hốt quá đạp xéo nhau mà đi. Lại có tin báo quân Giao vẫn đóng bên sông, nên càng hoảng sợ.

Quân Giao Chỉ đóng bên kia sông, Thượng Cát cho người do thám thấy như vậy, có kẻ khuyên Cát nên đuổi theo rồi đánh úp ở Giáp Khẩu, nhưng Cát nói:

- Đào Bật 陶弼 cầm hậu quân đi sau, không nên đuổi theo.

Đào Bật là một tướng giỏi. Từ khi đánh Quảng Nguyên đến khi quân tới Phú Lương, Quỳ đã sai Bật cầm quân giữ mặt hậu. Nay quân rút, Bật thấy hỗn loạn quá, bèn ra lệnh cho quân sĩ mình không được nhốn nhào, đợi sáng rồi, mới sắp hàng ngũ chỉnh-tề, thong-thả rút lui. Quân Quách Quỳ nhờ đó được vô-sự

[ Lời tác giả: Những lời trên căn cứ [các bản tấu của] Khúc Trân 曲珍, Yên Đạt 燕達, Triệu Tiết 趙卨, Quách Quỳ 郭逵, cùng bài minh trên mộ bia Quì, Tiết, Đạt. Mộ bia Quì ghi: “Giặc dùng kế phục kích tại Giáp Khẩu 夾口, không thi hành được, rồi đặt chiến hạm mấy trăm tại bờ thành dưới sông Phú Lương. Đãi Cáo nói: “Hòa Bân 和斌, Dương Tòng Tiên 楊從先 đã đến.” Trong quân đều vui mừng. Lúc đến, thì người Giao mấy vạn quát tháo coi thường quan quân, tiền quân bất lợi.” Xét, mộ bia gọi là Đãi Cáo, không biết là ai, lời nói không rõ nghĩa, nên không lấy. Bài minh của Quỳ, do Phạm Tổ Vũ 范祖禹 [sử gia nổi tiếng] làm, bài minh của Tiết, do Phạm Bách Lộc 范百祿 làm, bài ghi công của Quỳ, Tăng Bố曾布 làm].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [17/3/1077].

Phu chạy trạm đem tin hỏa tốc về triều cùng với thư xin hòa của Càn Đức, lại báo tin Quách Quỳ nhận lời đình-chiến với Giao Chỉ, đã lui quân. Đọc biểu của Càn Đức khiêm-tốn xin nhận lỗi, chịu nhường đất và trở lại triều cống như xưa, nhưng Thiên tử lấy làm bực-dọc không tả, muốn tức tốc sai 30 vạn quân tăng-viện xuống để gắng qua sông. Có viên giám sát ngự sử là Thái Thừa Hy 蔡承僖 dâng sớ can ngăn. Trong sớ nói:

Thánh nhân đối với Man di, không trị mà trị, thế mà trong thiên hạ không đâu là không trị. Thần trộm nghĩ rằng, từ khi Giao Chỉ chưa hàng phục, ta đem quân đánh, thì chỉ đánh có được một góc, mà binh lính phu phen đã chết dọc đường nối nhau không kể xiết, tổn phí kể hàng ức, hàng vạn. Trong 2 năm nay, quả thật lao-khổ. Thế mà chỉ được đất vài châu như Quảng Nguyên mà thôi. Đất ấy cũng chỉ là chỗ sơn cùng thủy tận, đầy thú ác dữ, khí độc lam chướng. Người Giao, đất Giao, nếu có được thì cũng chả có ích gì cho thiên-hạ [nhà Tống].

Nếu nói là đánh A. n N.am để hỏi tội, thì chúng nó đã chịu tội rồi [ thư xin hòa của vua Càn Đức].
Xét, khi xưa rợ Tam Miêu 三貓 [chỉ những dân tộc Bách Việt và thiểu số ngoài biên giới Trung Quốc] chưa dẹp, vua Thuấn cũng chỉ đi đánh 70 ngày rồi về. Nay, cớ sao ta lại cần đánh nhiều ngày hơn? Mà bây giờ, Quách Quỳ, Triệu Tiết chưa về kinh đô, quân ra ngoài biên thùy chưa trở về doanh trại. Thế cho nên kẻ ngoài phao tin rằng: mặc dầu Lý Càn Đức đã hàng, Triều đình còn ngấm ngầm có ý gì, [hay là] muốn đem quân đánh trở lại. Không biết việc ấy thực hư ra sao?

Mà xem xưa nay bọn Man di, ở ngoài cõi hoang-vu, phong-tục cũng khác. Thư từ điệp văn phải thông dịch mới hiểu được. Với phép tắc cai-trị chúng, ở đời Tam Đại 三代 [vua Nghiêu, vua Thuấn, Thương Thang], tinh tế biết bao, mà bấy giờ cũng cho rằng chúng không đáng được cai-trị. Ấy là vì cớ gì? Vì không muốn vì dân Man mà làm khổ dân [trong nước].

Nay nếu Triều đình muốn trả thù việc chúng xâm-nhập cướp-bóc, thì ta đã thu đất, giết tướng, bắt quân nó. Muốn đề-phòng ngày sau có khi chúng sinh lòng bất-trắc, thì ta nên sai bọn Quỳ và Tiết canh giữ chặt, khiến cho chúng sợ bị đánh lần nữa mà không dám tới cướp. Vạn nhất, nếu [ Hoàng thượng] có nghĩ đến việc đem viện binh đi đánh tiếp, tôi xin Triều đình nghĩ kỹ, nên để người dân Hồ [Hồ Nam, Hồ Bắc), Quảng [Quảng Tây, Quảng Đông, đôi khi trong các văn bản cổ gọi là Quảng Nam hay Lưỡng Quảng] nghỉ ngơi vài năm, đợi lúc quân hưng, vết thương [ thua trận này] lành, rồi sau sẽ tính việc.

Tể tướng Ngô Sung vốn đã chủ hòa xưa nay, nghe tấu rất bằng lòng. Bèn dùng lời dễ nghe tâu lên, rằng Càn Đức và Thượng Cát đã thực tâm quy phục, tuế cống, nhường đất mà bọn Quỳ, Tiết đã chiếm được.

Vua nghe ra bằng lòng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [ 22/3/1077], Ngô Sung thay mặt quần-thần dâng biểu mừng vua đã dẹp yên Giao Chỉ, và đã lấy lại được Quảng Nguyên

Cũng ngày ấy, có chiếu đổi châu Quảng Nguyên ra Thuận Châu và thăng châu Quang Lang lên hàng huyện, bãi bỏ Ti A-N đạo kinh lược chiêu thảo đô tổng quản và Ti An phủ, và giải tán hành doanh.
Vua liền trả lời cho sứ giả Giao Chỉ, bảo phải triều cống như trước và phải trả lại dân đinh đã bắt ở Khâm, Liêm và Ung.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top